1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch chính sách kinh tế

25 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Thu Hoạch Chính Sách Kinh Tế
Tác giả Nguyễn Huyền My
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 108,18 KB

Nội dung

Trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, việc nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô và vận dụng tri thức về chính sách kinh tế vĩ mô trong lĩnh vực công tác của mình là vô cùng cần thiết, chính vì vậy, em lựa chọn chủ đề “Một số vấn đề lý luận về chính sách kinh tế vĩ mô và thực tiễn ở Việt Nam, giai đoạn 2016 2020 làm tiểu luận để có thể nghiên cứu sâu hơn về nội dung này.

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ 2

1 Khái niệm 2

2 Phân loại chính sách kinh tế vĩ mô 4

II TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 6

1 Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm 7

2 Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra 7

3 Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ giá đi vào ổn định, lãi suất giảm dần 7

4 Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, các nhiệm vụ chi được thực hiện theo hướng tăng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm dần chi thường xuyên, bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công 8

5 Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, đạt mức kỷ lục và hiệu quả sử dụng dần được nâng cao 8

6 Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn 9

7 Thương mại trong nước tăng trưởng nhanh, kết cấu hạ tầng thương mại phát triển nhanh chóng, nhất là các hình thức bán lẻ hiện đại 9

III NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TIẾT THEO 10

1 Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện cơ bản các yếu tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội 10

2 Về tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng 11

3 Về xuất, nhập khẩu và phát triển thị trường trong nước 12

IV MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 .12 1 Những kết quả đạt được 12

2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 15

3 Kiến nghị một số giải pháp 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

MỞ ĐẦU

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn về tài chính –ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốttrong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Trong 10 năm thực hiện Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Việt Nam gặp nhiều khó khăn,thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình chính trị,kinh tế thế giới và đại dịch Covid-19, nhưng đất nước ta đã đạt được nhiều thànhtựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực Thế và lực của nước

ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tếđược nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện; tích lũy thêm nhiềukinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội.Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hộităng lên Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiềuhạn chế, yếu kém, khó khăn, thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro Mục tiêu đưanước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt yêucầu, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khuvực Các yếu tố an ninh phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu

dự báo diễn biến khó lường, ngày càng tác động, ảnh hưởng nặng nề đến sảnxuất và đời sống kinh tế, xã hội Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 có thể sẽ ảnhhưởng tiêu cực, kéo dài đến những năm tiếp theo

Trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, phải đổi mới tư duy pháttriển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụngtiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, việc nghiên cứu chính sáchkinh tế vĩ mô và vận dụng tri thức về chính sách kinh tế vĩ mô trong lĩnh vực

công tác của mình là vô cùng cần thiết, chính vì vậy, em lựa chọn chủ đề “Một

số vấn đề lý luận về chính sách kinh tế vĩ mô và thực tiễn ở Việt Nam, giai đoạn 2016 -2020" làm tiểu luận để có thể nghiên cứu sâu hơn về nội dung này.

Trang 5

Như vậy, có ba thành tố làm nên chính sách, đó là chủ thể ban hành và tổchức thực hiện chính sách, tác động của chính sách với tư cách hoạt động sửdụng nguồn lục thông qua bộ công cụ chính sách và kết quả thực tế của chínhsách với tư cách mục tiêu mà chính sách hướng tới Trong lĩnh vực kinh tế, có

ba loại chủ thể quản lý, đó là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người tiêudùng Doanh nghiệp và người tiêu dùng có nguồn lực do tài sản, tài năng và thờigian của họ quy định để thực hiện các mục tiêu riêng của họ Chính sách củadoanh nghiệp và người tiêu dùng được gọi là chính sách tư Chính sách của cơquan nhà nước được gọi là chính sách công Cơ quan nhà nước thường sử dụngnguồn lực được xã hội giao phó để thực hiện những hoạt động được pháp luậtquy định nhằm hướng tới các mục tiêu chung của nền kinh tế (được gọi là mụctiêu kinh tế vĩ mô hoặc mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô) trong một thời hạn nhấtđịnh

Nói cách khác, chính sách kinh tế vĩ mô là một tập hợp các hoạt động của

cơ quan nhà nước nhằm sử dụng tiềm lực kinh tế mà nhà nước có thể chỉ phổi đểthay đoi trạng thái thị trường, qua đó điều tiết hành vi của người sản xuất vàngười tiêu dùng, hướng họ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mongmuốn.'

Trên thực tế, chính sách kinh tế vĩ mô thường thể hiện là một chươngtrinh hoạt động cụ thể của một số cơ quan nhà nước được ủy quyền ứng với một

bộ công cụ có thể sử dụng và nguồn lực xác định nhằm đạt tới một số mục tiêu

Trang 6

cụ thể trong khoảng thời gian xác định Chương trình hoạt động đó có thể đượcthực hiện trong khoảng thời gian ngắn, cũng có thể được thực thi liên tục trongkhoảng thời gian tương đối dài Độ dài thời gian thực thi chính sách kinh tế vĩ

mô phụ thuộc vào mục tiêu cơ quan nhà nước theo đuổi và bộ công cụ cơ quannhà nước sử dụng Nguồn lực cơ quan nhà nước có thể sử dụng chủ yếu là tàichính công, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò quan trọng

Nét đặc trưng của chính sách kinh tế vĩ mô là cơ quan nhà nước không thuhẹp phạm vi hoạt động của cơ chế thị trường, ngược lại, thông qua cung cáchhành động như một chủ thể có nguồn lực lớn trên thị trường, cơ quan nhà nướcthực hiện vai trò điều tiết thông qua các yếu tố của thị trường để kích thích thịtrường trợ lại trạng thái cân bằng, qua đó vừa hướng tới mức sản lượng tiềmnăng, vừa đạt được các mục tiêu xã hội mong muốn Tiềm lực của cơ quan nhànước chính là nguồn lực thuộc sở hữu của các cơ quan nhà nước được ủy quyềnhoạch định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô Nếu nguồn lực lớn, khả năngđiều tiết của cơ quan nhà nước sẽ lớn Ngược lại, nguồn lực eo hẹp, khả năngđiều tiết của cơ quan nhà nước sẽ nhỏ

Mọi chính sách kinh tế vĩ mô đều bao hàm các yếu tố: chủ thể hoạch định

và thực thi chính sách trong hệ thống phân cấp của bộ máy nhà nước, đối tượngtác động của chính sách, mục tiêu của chính sách, bộ công cụ và cơ chế tác độngcủa chính sách

Chủ thể của chính sách kinh tế vĩ mô là các cơ quan quản lý kinh tế nằmtrong bộ máy quản lý của Nhà nước được ủy quyền hoạch định và thực thi tưngchính sách Tùy theo nội dung của mỗi chính sách kinh tể vĩ mô có thể có mộthoặc một số cơ quan chịu trách nhiệm chính và một số cơ quan phối hợp Mặc

dù các chính sách kinh tế vĩ mô được hoạch định ở cấp quốc gia, nhưng chínhquyền địa phương cũng góp phần rất lớn trong tổ chức thực hiện chính sách

Đối tượng tác động trực tiếp của chính sách kinh tế vĩ mô là xu hướnghành động của người sản xuất và người tiêu dùng hình thành nên các yếu tố củathị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả, chi phí, thu nhập Đằng sau tổngcung là các nhà sản xuất, các nhà đầu tư Để tác động đến tổng cung, cơ quannhà nước sử dụng các công cụ có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, đến hàng rào

Trang 7

gia nhập hay rứt khỏi thị trường, đến độ rủi ro của môi trường đầu tư, qua đókhuyến khích hoặc hạn chế các nhà đầu tư vào hoặc ra khỏi thị trường một loạihàng hóa, dịch vụ nào đó ở một địa bàn nào đó Muốn tác động đến tổng cầu, cơquan nhà nước sử dụng các công cụ tác động đến thu nhập của hộ gia đình, chiphí đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp, qua đó điều chỉnh khối lượng hàng hóa cóthể mua của họ Thông qua tác động vào tổng cung, tổng cầu, cơ quan nhà nướcgián tiếp tác động vào mức giá, sản lượng, việc làm, kim ngạch xuất khẩu, nhậpkhẩu, thất nghiệp Mức giá thị trường, đến lượt mình, tác động trở lại xu hướnghoạt động của người sản xuất và người tiêu dùng, khuyến khích hoặc hạn chếviệc cung ứng, tiêu thụ một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó Nói cách khác, thôngqua việc điều tiết trạng thái của thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô tác độngđến xu hướng hoạt động của người sản xuất và người tiêu dùng, hướng các hoạtđộng đó đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mong muốn.

Mục tiêu tổng quát của các chính sách kinh tế vĩ mô là duy trì trạng thái vĩ

mô ổn định (cân bằng cung - cầu, kiềm chế lạm phát, giảm thất nghiệp, cân đốitích cực ngân sách nhà nước, kiểm soát cán cân thanh toán quốc tế trong giớihạn an toàn ), phát triển kinh tế bền vững (tốc độ tăng trưởng phù hợp, hìnhthành cơ cấu nền kinh tế hiệu quả, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sốngcủa người dân), công bằng (giảm mức độ bất công bằng trong phân phối của cải

và tiếp cận cơ hội) Mỗi chính sách có thể có một hoặc một số mục tiêu ưu tiên

Hệ công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô là các phương tiện mà cơ quannhà nước sử dụng để tác động vào thị trường, hướng các hoạt động kinh tế tớicác mục tiêu kinh tế vĩ mô mong muốn Mỗi chính sách kinh tế vĩ mô có bộcông cụ riêng

Cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách kinh tế vĩ mô chính là tác độngcủa việc sử dụng các công cụ chính sách đến xu hướng hành động của người sảnxuất và tiêu dùng thông qua cơ chế thị trường Do phản ứng của các chủ thể kinh

tể phụ thuộc vào nhận thức của họ đối với chính sách của cơ quan nhà nước, nêncần cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế hoạt động hướng tới các mục tiêukinh tế vĩ mô Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các chủ thể kinh tế có thể có nhậnđịnh khác nhau về kết quả chính sách của cơ quan nhà nước nên phản ứng của

Trang 8

họ cũng khác nhau Vì thế, cơ quan hoạch định chính sách cần tiến hành điềutra, thăm dò ý kiến của các chủ thể kinh tế để có thể ước đoán tương đối chínhxác các phản ứng của chủ thể kinh tế, coi đó là một trong những căn cứ hoạchđịnh và tổ chức thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.

Mỗi công cụ của từng chính sách kinh tể vĩ mô có cơ chế tác động riêng.Tổng hợp các tác động của bộ công cụ chính sách còn phụ thuộc vào thực trạngnền kinh tế cũng như nhận thức và động cơ của các chủ thể tham gia thị trường.Hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô không những phụ thuộcvào hiệu lực, hiệu quả tác động của bộ công cụ chính sách, mà còn phụ thuộcvào thời điểm thực thi chính sách, liều lượng sử dụng các công cụ và cơ chếphối hợp giữa các công cụ cũng như sự phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ

mô với nhau

2 Phân loại chính sách kinh tế vĩ mô

Trên thực tế, hầu hết các nhà nước đều dựa trên quan điểm trung dung,tích cực sử dụng tất cả các chính sách và công cụ cần thiết để ổn định thị trường,kích thích tăng trưởng hợp lý, giảm bất bình đẳng trong phân phối và tiếp cận cơhội Theo quan điểm sử dụng tổng hợp tất cả các công cụ hiện có, chính sáchkinh tế vĩ mô gồm nhiều loại khác nhau

Thứ nhất, phân loại theo mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm:Chính sách ổn định, chính sách kích thích tăng trưởng, chính sách giảm bất bìnhđẳng trong phân phối

Chính sách ổn định hướng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát, cân bằng cáncân thanh toán quốc tế, cân bằng ngân sách nhà nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Chính sách kích thích tăng trưởng bao gồm hai nhánh: kích cung hoặckích cầu, qua đó nâng cao hiệu quả nền kỉnh tế, tăng sản lượng thực tế

Chính sách giảm bất bình đẳng bao gồm các hoạt động nhằm tạo điều kiện

để mọi công dân có điều kiện tiếp cận cơ hội ngang nhau đi đôi với hoạt độngđiều tiết một phần thu nhập của người giàu cho người nghèo thông qua ngânsách nhà nước và mạng lưới an sinh xã hội

Thứ hai, phân loại theo thời gian tồn tại và kết quả đạt được, chính sáchkinh tế vĩ mô bao gồm chính sách ngắn hạn và chính sách dài hạn

Trang 9

Chính sách kinh tế vĩ mô ngắn hạn chủ yếu được sử dụng để đối phó vớichu kỳ kinh doanh nên thời gian thực thi ngắn, kết quả đạt được có tính ngắnhạn (ví dụ như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ).

Chính sách kinh tế vĩ mô đài hạn chủ yếu liên quan đến các công cụ tạomôi trường kinh doanh ổn định và khuyến khích đầu tư vào cơ sở vật chất vàcon người, (ví dụ như chính sách đầu tư, chính sách thương mại quốc tế)

Thứ ba, phân loại theo mức độ khuyến khích hoặc hạn chế tăng trưởngkinh tế, có chính sách cùng chiều và chính sách ngược chiều

Chính sách cùng chiều hướng tới mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng Đó làchính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách khuyếnkhích xuất khẩu, chính sách khuyên khích đầu tư

Chính sách ngược chiều hướng tới kiềm chế tăng trưởng Đó là chính sáchtài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách hạn chế đầu tư bằngcách đặt ra nhiều điều kiện mà nhà đầu tư phải tuân thủ

Thứ tư, phân loại theo bộ công cụ đặc trưng và mục tiêu mà chính sách đótheo đuổi, chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: Chính sách tài khóa, chính sáchtiền tệ, chính sách thương mại quốc tế, chính sách đầu tư Đây là cách phân loạiđược các nhà kinh tế sử dụng phổ biến và cũng được các chính phủ vận dụngtrong thực tiễn quản lý kinh tế hiện nay

3 Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách kinh tế vĩ mô là bộ công cụ quản lý của Nhà nước phù hợp với

cơ chế thị trường Nói cách khác, chính sách kinh tế vĩ mô, một mặt không hạnchế phạm vi hoạt động hiệu quả của cơ chế thị trường; mặt khác, bổ sung thêm

cơ chế điều tiết của Nhà nước trong các lĩnh vực mà thị trường hoạt động khônghiệu quả Với cách hành xử như vậy, chính sách kinh tế vĩ mô vừa phát huy thếmạnh của cơ chế thị trường, vừa sửa chữa những khiếm khuyết của cơ chế thịtrường, vừa chủ động tạo dựng các điều kiện để nền kinh tế hoạt động hiệu quảhơn

Chỉnh sách kỉnh tế vĩ mô là bộ công cụ quản lỷ tổng hợp giúp Nhà nướcthực hiện các mục tiêu rộng lớn, phức tạp, trong khuôn khố thài gian và nguồnlực có hạn Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ quản lý theo chương trình

Trang 10

mục tiêu tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước có thể hoạch định các chươngtrình hành động dài hạn trên cơ sở tính toán khoa học các nguồn lực đầu vào(vốn, nhân lực, tài nguyên, thời gian), các phương thức hành động (giải pháp, tổchức quản lý) và các mục tiêu được dự kiến tương đối chính xác (giá cả, sảnlượng, việc làm, thu nhập ) Thông qua xây dựng và thực hiện chính sách kinh

tế vĩ mô, cơ quan nhà nước có thể can thiệp một cách chủ động vào nền kinh tếvới hiệu quả và mức độ thành công khá cao Hơn nữa, chính sách kinh tế vĩ mô

là một chương trình hành động có hệ thống, có cân nhắc, có cơ sở khoa học nêntăng cường khả năng của Nhà nước trong định hướng nền kinh tế tới các mụctiêu mong muốn, đồng thời cho phép kết hợp các mục tiêu ngắn hạh với mụctiêu dài hạn Quản lý nền kinh tế bằng chính sách kinh tế vĩ mô, các cơ quan nhànước có thể lựa chọn các phương án hành động tối ưu, cân đối giữa nguồn lựchạn chế và mục tiêu ưu tiên để quản lý hiệu quả nền kinh tế quốc dân

Chỉnh sách kinh tế vĩ mô sử dụng những đòn bẩy trên thị trường để điềutiết hành vỉ của các chủ thể kinh tế, không can thiệp hành chính vào các quyếtđịnh sản xuất, tiêu dùng của họ Tính chất có thể thay đổi linh hoạt và tác độngkích thích lợi ích thông qua các đòn bẩy thị trường của chính sách kinh tế vĩ môchỉ thay đổi ưạng thái giá cả, cung, cầu của thị trường, thông qua cơ chế thịtrường tác động tới hành vi của các chủ thể kinh tế nên không vi phạm nguyêntắc tự quyết trong các quyết định vi mô của các chủ thể kinh tế

Chỉnh sách kinh tế vĩ mô là công cụ quản lỷ cho phép Nhà nước hànhđộng thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Sự dung hòa các chínhsách kinh tế quốc gia theo hướng hợp tác phát triển và cùng có lợi là một trongnhững con đường cho phép thực hiện quá trình hội nhập quốc tế hiệu quả Chínhsách kinh tế vĩ mô, do phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường chung cho toànthế giới, nên tạo điều kiện cho các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau có thểhợp tác với nhau để cùng tồn tại hòa bình và phát triển Ngoài ra, chính sáchkinh tế vĩ mô cũng là căn cú để các nước có thể đàm phán các hoạt động hợp táckinh tế với nhau

Trang 11

II TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020,bối cảnh thế giới và khu vực có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen,diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động đến phát triển kinh tế trong nướcnhư: Kinh tế thế giới phục hồi và phát triển, xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn

ra nhanh hơn; liên kết và tự do hoá thương mại vẫn là xu thế chủ đạo nhưng đanxen yếu tố bảo hộ; tác động mạnh mẽ của phát triển khoa học và công nghệ đếncác mặt kinh tế, văn hoá, xã hội; cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế đi đôi vớicăng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn; chủ nghĩa dân tộc cực đoan,chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy; biến động chính trị và xung đột xảy ra nhiều nơi; diễnbiến căng thẳng ở Biển Đông đe doạ hoà bình, ổn định và tác động tiêu cực đếnphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đặc biệt, vào năm cuối giai đoạn kếhoạch 5 năm 2016 - 2020, đại dịch Covid-19 chưa từng có trong lịch sử xảy ratrên toàn cầu ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suythoái, hậu quả dự kiến kéo dài nhiều năm

Trong nước, sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

2011 - 2020, kinh tế vĩ mô dần ổn định, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm tronglãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội, niềm tin của cộngđồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên Tuy nhiên, những khó khăn, hạn chế nộitại của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội và bảo

vệ môi trường Ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt,trong khi độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu còn hạn chế; tác động củabiến đổi khí hậu ngày càng mạnh, các loại dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là đại dịchCovid-19, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội,đời sống nhân dân và khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm

Trong bối cảnh đó, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và

sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, quyết liệt, kịp thời của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong năm 2020 vừa tậptrung phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế - xãhội, chúng ta đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp

Trang 12

đã đề ra, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu rất quantrọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật Thực tiễn về tình hình kinh tế vĩ

mô của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020:

1 Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạtkhá cao, ở mức bình quân 6,8%/năm Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởngnặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trungnhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm vàthuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới Trong đó, khu vựccông nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếuvào mức tăng trưởng chung Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 củakhu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,45% và của khu vực dịch vụ đạt6,2%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá sảnxuất trong GDP tăng từ mức 82,6% năm 2015 lên 84,8% năm 2020 Quy môGDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước đạt 271,2 tỉ USD, tăng khoảng1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.779USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015 Các cân đối lớn của nền kinh

tế về tích luỹ tiêu dùng, tiết kiệm đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh

-tế vĩ mô Tỉ lệ tích luỹ tài sản so với GDP theo giá hiện hành đến năm 2020khoảng 26,7%

2 Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra

Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,15%, giảm mạnh so với giai đoạn

2011 - 2015 (7,7%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%) Lạm phát cơ bảnbình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bìnhquân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015

là 5,15%

Ngày đăng: 01/04/2024, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w