Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao đều phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vậy từ đâu mà các lý thuyết tăng trưởng nhận định như vậy ? Có phải chăng các mô hình tăng trưởng trước đây như Harrod – Domar, R.Solow và các mô hình tăng trưởng kinh tế khác đều có những hạn chế nhất định ? Và đâu sẽ là mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp Lạng Sơn – một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc với một nền kinh tế phát triển chậm so với các tỉnh, thành khác trong cả nước.
Trang 1LẠNG SƠN - 2022
Trang 2PHẦN I MỞ ĐẦU 1
PHẦN II NỘI DUNG 2
1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2
1.1 Một số khái niệm 2
1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod-Domar 3
1.3 Ưu điểm và hạn chế của mô hình Harrod – Domar 5
2 Đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế tại địa phương 6
2.1 Một số kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020 6
2.2 Đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế tại Lạng Sơn trong giai đoạn 2016 - 2020 12
3 Một số giải pháp tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những giai đoạn tiếp theo 14
PHẦN III KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3PHẦN I MỞ ĐẦU
Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăngtrưởng nhanh và ở mức cao đều phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụngcông nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực Vậy từ đâu mà các lý thuyết tăng trưởng nhận định như vậy ? Có phảichăng các mô hình tăng trưởng trước đây như Harrod – Domar, R.Solow và các
mô hình tăng trưởng kinh tế khác đều có những hạn chế nhất định ? Và đâu sẽ là
mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp Lạng Sơn – một tỉnh miền núi biên giớiphía Bắc với một nền kinh tế phát triển chậm so với các tỉnh, thành khác trong
cả nước
Với những lý do đó, cùng với những kiến thức học tập, nghiên cứu qua bộmôn “Các mô hình tăng trưởng kinh tế” trong chương trình Cao học Quản lý
kinh tế, Học viên lựa chọn lựa chọn đề tài “Sử dụng mô hình Harrod – Domar
để phân tích hiệu quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2016 - 2020” làm bài tiểu luận kết thúc môn học để một lần nữa được
nghiên cứu, được vận dụng các kiến thức đã học đưa ra những nhận định đánhgiá tình hình thực tiễn tại tỉnh từ đó vận dụng các kiến thức đã học đưa ra các ýkiến, đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế tại địa phương trong thờigian tiếp theo
Trang 4PHẦN II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1 Một số khái niệm
Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự thay đổi sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, thường là một năm Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng
hiện vật hoặc giá trị Thu nhập của nền kinh tế biểu hiện dưới dạng giá trị đượcphản ánh qua các chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng thu nhậpquốc gia (GNI) Tăng trưởng kinh tế được đo bằng hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu quy môtăng trưởng và Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng Như vậy, bản chất của Tăng trưởng
kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, chưa phản ánh sự thay
đổi về chất của nền kinh tế.
Chất lượng tăng trưởng : Hiểu theo nghĩa rộng nhất, chất lượng tăng
trưởng đề cập đến những đặc trưng và những chính sách cần thiết để đạt đượcchất lượng sống và sự thịnh vượng kinh tế tối đa cho cả hiện tại và tương lai.Theo Trung tâm chất lượng tăng trưởng và phát triển vùng, Đại học công nghệ
lượng tăng trường đề cập đến khía cạnh xây dựng một cộng đồng, một cuộcsống tốt hơn, sống động và bền vững hơn cho tất cả mọi người Điều đó đòihỏi sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và tăng trưởng kinh
tế trong đó, con người đứng vị trí trung tâm Các định nghĩa trên khá rộng,không cụ thể và khó định lượng Vì thế, nhiều nghiên cứu đã đưa ra các địnhnghĩa hẹp hơn, dễ đánh giá và kiểm định hơn Tuy nhiên, trên thực tế không cómột định nghĩa thống nhất về chất lượng tăng trưởng với những tiêu chí cụ thểphục vụ cho phân tích và đánh giá Các nghiên cứu khác nhau có cách tiếp cậnkhác nhau về chất lượng tăng trưởng Mặc dù vậy, các cách tiếp cận này cũng
có những điểm chung Các nhà kinh tế nước ngoài thường tiếp cận chất lượng
Trang 5tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững Chẳng hạn, một số nhà kinh tế nổitiếng như Robert Lucas, Amartya Sen và Joseph Stiglitz đề cập đến chất lượngtăng trưởng với những đặc tính như tốc độ tăng trưởng ổn định, dài hạn vàtránh được các cú sốc; tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu với tỷ trọng đónggóp của công nghệ cao; tăng trưởng dựa trên hiệu quả kinh tế và nâng cao sứccạnh tranh của nền kinh tế; tăng trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường; thúc đẩydân chủ, cải thiện phúc lợi xã hội và xóa đói giảm nghèo Nghiên cứu nổi tiếng
“Chất lượng tăng trưởng” của Ngân hàng thế giới (Thomas et al, 2000) cho
rằng chất lượng tăng trưởng là khái niệm bao gồm tốc độ tăng trưởng và cácyếu tố chủ chốt định hình quá trình tăng trưởng Những yếu tố này là: sự phânphối cơ hội, sự bền vững của môi trường, khả năng chống chọi các cú sốc bênngoài và quản lý nhà nước Đây cũng chính là những bộ phận cấu thành pháttriển bền vững
Phát triển bền vững: Ủy ban thế giới của Liên hiệp quốc phát biểu rằng
“phát triển bền vững là quá trình phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiệntại mà không phải hi sinh khả năng đáp ứng các nhu cầu tương lai”
1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod-Domar
Vào những năm cuối thập kỷ 1930, cuốn sách “Lý thuyết chung về việclàm, lãi suất và tiền tệ của John Maynard Keynes đã tạo ra một cuộc cách mạngtrong kinh tế học Kinh tế học trường phái Keynes ra đời và thống trị nghiên cứukinh tế trong một thời gian dài, cho tới khi những tư tưởng Tân cổ điển trỗi dậyvào cuối những năm 1960 Dựa trên những tư tưởng của Keynes, Roy Harrod(1939) và Evsey Domar (1946), độc lập với nhau, đã cùng cho ra đời một môhình tăng trưởng kinh tế, gọi chung là mô hình Harrod – Domar
Mô hình Harrod Domar phân tích quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và sảnlượng Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ thuận với tỷ lệ kiết kiệm và tỷ lệ nghịch với tiêuhao vốn trên một đơn vị sản lượng Để duy trì toàn dụng vốn, mô hình đòi hỏisản lượng phải tăng với tốc độ s/k Tốc độ này đảm bảo được kỳ vọng của cácnhà đầu tư, vì vậy được gọi là tốc độ tăng trưởng đảm bảo
Trang 6Đồng thời, để toàn dụng lao động với giả định lao động thì Y=L/v hayv=Y/L Do v được giả định cố định nên để Y/L cố định thì tốc độ tăng trưởngcủa lao động phải bằng tốc độ tăng trưởng của sản lượng
Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar chứng minh mối quan hệ giữa tốc độtăng trưởng và vốn đầu tư theo công thức sau:
g = s/k
Trong đó:
g: tốc độ tăng trưởng của đầu ra (g = AY/Y)
s: tỷ lệ tiết kiệm so với đầu ra (s “ S/Y)
k: tỷ lệ gia tăng vốn so với gia tăng sản lượng đầu ra (ICOR)
Giả sử các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoàn toànphụ thuộc vào vốn đầu tư Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả vốn đầu tư nói chung
và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sử dụng vốn đầu tư
Hệ số ICOR thể hiện số vốn phải tăng thêm để có thêm một đơn vị sảnlượng Do đó, nó thể hiện trình độ sản xuất của một nước ICOR càng nhỏ, sốvốn bỏ ra để có một đơn vị sản lượng tăng thêm càng thấp, sản xuất có hiệu quảcàng cao Hệ số ICOR phụ thuộc vào: Trình độ công nghệ sản xuất; Mức độkhan hiếm nguồn lực; Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Có 2 cách hiểu về ICOR
- Cách hiểu thứ nhất là cách hiểu về hiệu quả sử dụng vốn Nếu sử dụngvốn hiệu quả thì để sản xuất ra cùng một sản lượng, ta cần sử dụng lượng vốn íthơn Hệ số ICOR thấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại
- Cách hiểu thứ hai là trình độ thâm dụng vốn và lao động Khi sản xuấtcòn mang tính thủ công, sản xuất mang tính thâm dụng lao động cao thì hệ sốICOR thấp Khi sản xuất phát triển lên trình độ cao hơn, thâm dụng vốn tăng lênlàm cho hệ số ICOR tăng
Kết luận của mô hình Harrod – Domar là tốc độ tăng trưởng phụ thuộcvào tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ gia tăng vốn đầu tư trên sản lượng (ICOR)
- Tỷ lệ tiết kiệm (và do đó đầu tư) càng cao thì tăng trưởng càng nhanh
- Hệ số ICOR càng thấp thì tăng trưởng càng cao
Trang 7Mô hình Harrod – Domar khuyến khích tiết kiệm để đầu tư Quốc gia nàotiết kiệm càng nhiều, đầu tư càng nhiều thì càng tăng trưởng nhanh Mô hìnhcũng hàm ý rằng trở ngại đối với các nước nghèo là khả năng tiết kiệm và tíchlũy vốn thấp Do tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng tăng dần khi thu nhập tăng lên, vớicác nước thu nhập thấp, tỷ lệ tiết kiệm thường thấp Thiếu tiền đầu tư khiến chocác nước này khó vươn lên bắt kịp với các nước phát triển hơn Chính vì vậy,các nước nghèo cần có chính sách để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm.
1.3 Ưu điểm và hạn chế của mô hình Harrod – Domar
* Ưu điểm: So với các mô hình tăng trưởng cổ điển, mô hình Harrod –
Domar đã là một bước tiến lớn Mô hình có những ưu điểm nhất định và vì thế,
nó vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay, mặc dù đã có nhiều mô hình tăngtrưởng khác ưu việt hơn thay thế cho nó
Một là, mô hình Harrod – Domar là mô hình đầu tiên lượng hóa mốiquan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế, mặc
dù các mô hình tăng trưởng cổ điển cũng đã đề cập tới vai trò của tiết kiệm đốivới nền kinh tế Việc lượng hóa mối quan hệ này cho phép mô hình Harrod –Domar có thể được sử dụng trong phân tích chính sách, lập kế hoạch tăngtrưởng, dự toán vốn đầu tư Hiện nay, các nước đang phát triển vẫn đang ứngdụng khá phổ biến mô hình này do các nước này chủ yếu dựa vào đầu tư theochiều rộng, đầu tư vốn để khai thác nguồn lực đang chưa được sử dụng hết
Hai là, mô hình Harrod – Domar rất đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp vớicác báo cáo chính sách, các đối tượng không nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế
Ba là, mô hình Harrod – Dormar đã chỉ ra được vai trò của tiết kiệm, vốn
và hiệu quả sử dụng vốn trong tăng trưởng kinh tế Các nền kinh tế tăng trưởngthần kỳ ở Đông Á đều là các nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư rất caonhờ đó duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian dài Dĩnhiên, tiết kiệm và đầu tư cao phải đi kèm với hiệu quả đầu tư Ở một vàinước, mặc dù tỷ lệ đầu tư cao nhưng tăng trưởng chưa tương xứng do hệ sốICOR cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp
Trang 8* Hạn chế: Mô hình Harrod – Domarlà mô hình tăng trưởng hiện đại đầutiên do vậy sẽ vẫn còn có những hạn chế nhất định như:
Một là, mô hình Harrod – Domar quá cứng nhắc với các giả định vềhàm sản xuất có hệ số cố định trong đó vốn và lao động không thay thế đượccho nhau, tỷ lệ tiết kiệm và hệ số ICOR đều cố định nên mô hình rất khó cânbằng toàn dụng vốn và lao động Mô hình với các giả định cứng nhắc chỉ thíchhợp trong ngắn hạn khi các yếu tố chưa thay đổi Trong dài hạn, mô hình tỏ rakém chính xác khi hệ số ICOR, và tỷ lệ tiết kiệm đều có thể thay đổi
Hai là, Mô hình Harrod Domar quá chú trọng vào đầu tư vốn và coi tiếtkiệm và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng Yếu tố khoa học công nghệ
và vốn nhân lực không được tính đến Điều này chỉ đúng với nền kinh tế pháttriển ở giai đoạn thấp, khi vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất
Ba là, giả định của mô hình là tỷ lệ tiết kiệm là biến ngoại sinh khôngthực
tế vì tỷ lệ tiết kiệm phục thuộc vào thu nhập bình quân và phân phối thu nhập
2 Đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế tại địa phương
2.1 Một số kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2016 - 2020
Trong giai đoạn 2016 – 2020, Kinh tế tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát triển,tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân hằng năm đạt 5,05%,trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,72%; công nghiệp - xây dựngtăng 10,9%; dịch vụ tăng 5,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm1,83% GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,3 triệu đồng (gấp 1,45lần so với năm 2015), tương đương 1.936 USD Trong đó có một số kết quả cụthể như sau:
* Kết quả cơ cấu, sử dụng vốn đầu tư công
Tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 là 13.676
tỷ đồng Tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng Chương trình hành động và tập trung thực
Trang 9hiện phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông;huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạtầng giao thông đạt nhiều kết quả quan trọng Nguồn vốn đầu tư công được ưutiên cho các công trình hạ tầng cấp thiết (giao thông, điện, thủy lợi, trường học,
cơ sở y tế ) và tập trung cho các khu vực kinh tế trọng điểm, khu vực nôngthôn, vùng xa, biên giới Giai đoạn 2016 - 2020 đã hoàn thành đưa vào sử dụngcác dự án quan trọng như: cầu 17/10, cầu Kỳ Cùng; tuyến cao tốc Bắc Giang -Lạng Sơn (đoạn Bắc Giang - Chi Lăng); đường chuyên dụng vận tải hàng hóacửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị; đường xuất nhập khẩu Tân Thanh (Việt Nam) đấunối với Khả Phong (Trung Quốc), Đường Na Dương-Xuân Dương- Ái Quốc(Lộc Bình) - Thái Bình (Đình Lập); một số tuyến đường đấu nối với đường tuầntra biên giới, đấu nối đường bộ qua biên giới tại các cửa khẩu, cải tạo, nâng cấpmột số tuyến đường nội thị thành phố Lạng Sơn và các thị trấn Tập trung đẩynhanh tiến độ thực hiện các dự án: Đoạn cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị; dự án
“Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh vùng Đông Bắc: Hà Giang,Cao Bằng, Lạng Sơn” Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giaothông nông thôn Hệ thống công trình thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môitrường nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, quản lýkhai thác có hiệu quả đáp ứng cơ bản yêu cầu về nước sản xuất, sinh hoạt trênđịa bàn
Việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơnđạt một số kết quả quan trọng, kết cấu hạ tầng được tăng cường, năng lực thôngquan hàng hoá tiếp tục được nâng lên, tạo môi trường khuyến khích hoạt độngxuất nhập khẩu và thu hút đầu tư Đã cơ bản hoàn thiện hệ thống quy hoạch cácloại, từ quy hoạch chung xây dựng đến quy hoạch chi tiết các khu vực cửa khẩu,khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu; tích cực tranh thủ các nguồn vốn đầu
tư từ ngân sách Trung ương và ưu tiên bố trí các nguồn vốn của tỉnh để tập trungđầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầngtrọng yếu của Khu kinh tế cửa khẩu Tổng vốn đầu tư xây dựng Khu kinh tế cửa
Trang 10khẩu từ năm 2016 đến 2020 từ nguồn ngân sách nhà nước khoảng 4.000 tỷđồng, được tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cácchương trình dự án trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn để tạo động lực chocác ngành khác cùng phát triển Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinhdoanh, trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu, năm 2020 có 122 dự án trong nướccòn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 22.700 tỷ đồng và 20 dự án cóvốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 207 triệu USD; đangtriển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Khu trung chuyển hàng hóa
và Khu chế xuất I
Các nguồn vốn đầu tư công được quản lý chặt chẽ từ bước lập, thẩm địnhchủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật đểviệc đầu tư thực sự hiệu quả Bảo đảm các dự án đầu tư phải theo quy hoạch, kếhoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt gắn với trách nhiệm của người raquyết định đầu tư và chủ đầu tư Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảođảm quản lý thống nhất; để cao trách nhiệm của các sở, ngành, huyện, thành phố
và chủ đầu tư trong phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhànước, trái phiếu Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu
tư Tập trung vốn ngân sách để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, các dự ánchuyển tiếp, dự án trọng điểm, cấp thiết, vốn đối ứng dự án ODA, vốn giảiphóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới cho các
dự án thật sự cấp bách
* Kết quả Phát triển nguồn lực lao động
Giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến tiến bộ, chất lượng giáo dục toàndiện ở các cấp học tiếp tục được nâng lên Quy mô, mạng lưới trường, lớp đượcsắp xếp ngày càng hợp lý Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy, học và kiểm trađánh giá; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy, học vàtruyền thông giáo dục Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới theo hướngcông khai, minh bạch, tăng cường phân cấp và giao quyền tự chủ cho các cơ sởgiáo dục Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho