1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch môn kinh tế phát triển

18 7 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Nguồn Lực Lao Động Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế Hiện Nay
Trường học Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2022
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 58,61 KB

Nội dung

Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ,... có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế chứng minh rằng, một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi, nhưng kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn, biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. Những đường lối, chính sách đó được đề ra, được thực hiện bởi chính nội tại nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ trí thức xứng tầm; lực lượng công nhân kỹ thuật tay nghề cao, đông đảo và có các doanh nhân tài ba…

Trang 1

VIỆN KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Họ và tên:

Mã số học viên:

Lớp: Cao học Quản lý kinh tế

Khóa học: 2021 - 2023

LẠNG SƠN - 2022

Trang 2

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

PHẦN II NỘI DUNG 2

1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2

1.1 Một số khái niệm 2

1.2 Vai trò của nguồn lực lao động đối với phát triển kinh tế 2

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn lực lao động 3

2 Nguồn lực lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 4

2.1 Quan điểm của Đảng về phát huy vai trò của nguồn lực lao động 4

2.2 Thực trạng nguồn lực lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 6

3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động 9

3.1 Giải pháp chung 9

3.1 Giải pháp phát triển nguồn lực tại lực lượng Quản lý thị trường 11

PHẦN III KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

PHẦN I MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh

mẽ, Đảng và Nhà nước ta chủ trương coi trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay

Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, có mối quan hệ nhân - quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Thực tế chứng minh rằng, một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi, nhưng kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn, biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó Những đường lối, chính sách đó được đề ra, được thực hiện bởi chính nội tại nguồn nhân lực - đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ trí thức xứng tầm; lực lượng công nhân kỹ thuật tay nghề cao, đông đảo và có các doanh nhân tài ba…

Từ thực trạng nêu trên, cùng với những kiến thức học tập, nghiên cứu qua bộ môn Kinh tế phát triển trong chương trình Cao học Quản lý kinh tế, Học viên lựa chọn lựa chọn đề tài “Vai trò của nguồn lực lao động đối với sự phát triển kinh tế hiện nay” làm bài thu hoạch để một lần nữa được nghiên cứu, đánh giá và đề ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan, đơn vị, địa phương đang công tác

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1 Một số khái niệm

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật

chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh

tế, văn hóa và xã hội Nó là nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào

Như vậy, động lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội quy tụ lại là ở con người Con người với lao động sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn lực lao động là một bộ phận của dân số, trong độ tuổi lao động, đang tham gia lao động và có khả năng lao động, nhưng chưa tham gia lao động (vì những lý do khác nhau).

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): lực lượng lao động là một bộ phận

của dân số, trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp Tùy theo từng quốc gia, độ tuổi tham gia lực

lượng lao động khác nhau Luật lao động Việt Nam năm 2019 quy định: Tuổi lao động nam từ 15 đến tròn 62 tuổi; nữ từ 15 đến tròn 60 tuổi

1.2 Vai trò của nguồn lực lao động đối với phát triển kinh tế

Trong các nguồn lực, nguồn lực lao động đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia Bởi vì, người lao động luôn là người phát hiện, cải tạo và sáng tạo ra các nguồn lực khác

Nguồn lực lao động là yếu tố “đầu vào” không thể thiếu của quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế Với tư cách là nguồn lực đầu vào, nguồn lực lao động kết hợp với các nguồn lực vật chất khác (tài nguyên thiên nhiên, vốn

và khoa học, công nghệ), tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh, tạo ra hàng hóa nói riêng, của cải vật chất nói chung

Trang 5

Vai trò của nguồn lực lao động ở khía cạnh là bộ phận của dân số, là người thụ hưởng những thành quả của quá trình phát triển Lực lượng lao động là yếu tố tạo cầu (đầu ra) cho nền kinh tế với vai trò tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội Khi thu nhập của họ tăng lên, họ sẽ có điều kiện nâng cao mức sống, từ đó sẽ nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, góp phần tăng nhu cầu xã hội Do vậy, thỏa mãn các nhu cầu của người lao động luôn được xem là mục đích cuối cùng trong phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia

Nguồn lực lao động quyết định việc tổ chức, điều phối, sắp xếp và sử dụng

hiệu quả các nguồn các nguồn lực khác “ Thiên nhiên không chế tạo ra máy

móc… Tất cả những cái đó đều là sản phẩm lao động của con người…Tất cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con người do bàn tay con người tạo

ra, đều là sức mạnh đã vật hóa”

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn lực lao động

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến số lượng của nguồn lực lao động

Một là, sự gia tăng tốc độ gia tăng dân số và quy mô dân số có liên quan trực

tiếp đến gia tăng số lượng lao động Một quốc gia có quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng dân số cao sẽ có nguồn lực lao động dồi dào, thậm chí ở mức dư thừa lao động

Hai là, cơ cấu dân số ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động Các quốc

gia có cơ cấu dân số trẻ hàng năm sẽ có nguồn lực lao động bổ sung lớn; ngược lại, các quốc gia có cơ cấu dân số già hóa, số người đến tuổi trưởng thành bước vào độ tuổi lao động giảm, nguy cơ thiếu hụt lao động là tất yếu nếu không có biện pháp khắc phục Các quốc gia trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng hay dư lợi dân số, tức là những người trẻ tuổi bước vào độ tuổi lao động hợp lý; tỷ lệ người già ở mức độ trung bình; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn nhất trong ba độ tuổi (dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động) sẽ có khả năng phát triển thuận lợi, đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững nếu biết chớp thời cơ, phát huy tối đa thời kỳ cơ cấu dân số vàng

Trang 6

Ba là, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Lực lượng lao động sẽ phụ thuộc

vào số lượng dân số, tỷ lệ tham gia lao động và được xem xét qua chỉ số “tỷ lệ

tham gia lực lượng lao động” Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong

độ tuổi lao động là tỷ số phần trăm giữa số người trong độ tuổi thuộc lực lượng lao động trên dân số trong độ tuổi lao động

Bốn là, các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm Về lý thuyết, cầu lao động cho

thấy số lượng lao động mà các tổ chức kinh tế sẵn sàng sử dụng (thuê) để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền công nhất định Quan hệ giữa sự thay đổi đầu ra

và thay đổi việc làm (cầu việc làm) qua khái niệm “Hệ số co giãn việc làm” Hệ số

co giãn việc làm thể hiện tỷ lệ phần trăm thay đổi việc làm khi đầu ra thanh đổi 1% Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động (lao động chính thức, phi chính thức); ngoài ra tỷ lệ thất nghiệp (thất nghiệp và thất nghiệp trá hình) cũng ảnh hưởng đến số lượng nguồn lực lao động

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lực lao động bao gồm:

(1) Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thể chất của nguồn lực lao động, trước hết

là do di truyền; các chế độ về dinh dưỡng; vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động; khả năng rèn luyện sức khỏe v.v

(2) Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, đạo đức và tác phong của người lao động

(3) Mô hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, hội nhập quốc tế và độ

mở nền kinh tế Hội nhập quốc tế và mô hình tăng trưởng kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng lớn đến vai trò và vị trí của nguồn lực lao động trong phát triển kinh tế, đến việc nâng cao chất lượng lao động Vì thế, có ảnh hưởng đến việc gia tăng tỷ trọng đóng góp và hiệu quả của nguồn lực lao động đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế

(4) Chính sách phát triển con người của một quốc gia Chính sách phát triển con người của một quốc gia có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động, từ

đó ảnh hưởng đến năng suất lao động

Trang 7

2 Nguồn lực lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

2.1 Quan điểm của Đảng về phát huy vai trò của nguồn lực lao động

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển, sử dụng lao động và tạo mở việc làm cho người lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế

Đó là việc luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn lực lao động thông qua phát triển giáo dục và đào tạo, coi giáo dục đóng vai trò then chốt Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chú trọng các nội dung: mở rộng quy

mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả trong giáo dục và đào tạo; chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất cho nhân dân; đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; bảo đảm công ăn việc làm cho người dân là một mục tiêu xã hội hàng đầu trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng; nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động về chuyên môn, kỹ thuật, đạo đức, tác phong… chủ trương của Đảng, Nhà nước ta còn chú trọng đến điều chỉnh quy mô dân số nhằm đạt được mục tiêu cơ bản, hướng đến phát triển nguồn lực lao động hợp lý về mặt

số lượng Thực tế, chủ trương của Đảng khẳng định rõ: chính sách dân số, việc làm được coi là một trong những mục tiêu quan trọng, giảm tốc độ tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường lao động; đa dạng hóa các hình thức tìm việc làm, giới thiệu việc làm và tuyển chọn lao động lao động; Đại

hội XII đã khẳng định; “Giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập cho người

lao động, bảo đảm an sinh xã hội Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cai thiện thu nhập Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tài sản xuất sức lao động Huy động tốt nhất nguồn lực lao động để phục vụ công

Trang 8

cuộc xây dựng, phát triển đất nước” Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; hình thành các giá trị con người mới, giá trị xã hội mới làm cơ sở, động lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân

Trải qua các kỳ Đại hội, Đảng ta đã tiến một bước dài trong tư duy phát triển nguồn lực lao động, là nguồn lực cơ bản, quan trọng trong tăng trưởng và phát triển đất nước Phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá xuyên suốt của

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” và “Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội 2021-2030: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất

lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác đào tạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện

cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”; “phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực

số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người” Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước dều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân” Với vai trò

là đầu ra của nền kinh tế, thu nhập và tiêu dung của người lao động cũng cần phải quan tâm đúng mực

Thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Trang 9

2.2 Thực trạng nguồn lực lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Về số lượng nguồn lực lao động

Về tốc độ tăng trưởng nguồn lực lao động: Năm 2020, dân số đạt 95 triệu người Tốc độ tăng bình quân chung là 1,06%/năm, trong khi tốc độ tăng tự nhiên giảm dần hàng năm Tốc độ tăng dân số kéo theo tốc độ tăng lao động

Về quy mô nguồn lực lao động: Việt Nam là một quốc gia có dân số đông

đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là

53,39 triệu người, chiếm khoảng 60% dân số Chất lượng dân số được cải thiện, tuổi thọ trung bình tăng, năm 2020 đạt 73,7 tuổi Đây là một lợi thế, nhưng cũng là thách thức trong việc tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp, đặc biệt là thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta

- Về chất lượng nguồn lực lao động

Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất

là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng: kỹ năng sống và khả năng tựu học, kỹ năng sáng tạo… Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong

độ tuổi duy trì ở mức thất và giảm dần Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng số lao động đến năm 2020 khoảng 32,8%, giảm mạnh so với năm 2015 (44%), vượt mức tiêu đề ra (dưới 40%) Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện, ước đạt 64,5% năm 2020, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24,5%, tăng so với năm 2015 (19,9%) Chất lượng lao động có sự chênh lệch rõ nhất giữa khu vực nông thôn và thành thị Ở thành thị, lao động đã được đào tạo chiếm 36,3%, trong khi ở nông thôn chỉ có 12,6% Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động

Về khả năng cạnh tranh của người lao động Khả năng cạnh tranh của người lao động Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực do trình

Trang 10

độ tay nghề thấp, tác phong làm việc còn yếu, chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển, đặc biệt là các ngành đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao

- Về cơ cấu của nguồn lực lao động

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam tuy đã dịch chuyển theo hướng tích cực nhưng còn chậm và đang ở khoảng cách khá xa so với yêu cầu của một nước công nghiệp Sau một thời gian có sự thay đổi nhanh, cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm gần đây đang có xu hướng dịch chuyển chậm lại đã tác động đến cơ cấu nguồn lực lao động Việt Nam Các ngành công nghiệp, xây dựng

và dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch” của nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, logistics còn chiếm tỷ trọng thấp

so với các nước trong khu vực Tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm liên tục, tuy nhiên, do tốc độ tăng lực lượng lao động khá nhanh, bình quân 1,9%/ năm trong giai đoạn trên, nên lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn tỷ lệ khá cao So với các nước trong khu vực, tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nước ta còn khá cao

Trong 10 năm gần đây, tốc độ tạo việc làm của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 4,9%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng 4%/năm của khu vực dịch

vụ Xu hướng này phú hợp với lý thuyết và thực tế là khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có khả năng tạo việc làm nhanh hơn khu vực nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu việc làm còn chậm Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông nghiệp và nông thôn Phân bố lao động không đồng đều và cân đối giữa các vùng trong cả nước Lao động tập trung chủ yếu ở đồng bằng, đô thị lớn, nhưng ở nông thôn, miền núi, trung du lại thiếu Cơ cấu lao động theo ngành và vùng bất hợp lý thể hiện trình độ phát triển thấp của nền kinh tế

Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều qua các năm và mức tăng khá cao Nếu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, thì sang giai đoạn 2016-2020 đạt 5,8%/năm Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w