Trong tư tưởng của Người, một trong những điểm cốt lõi đó là sự khẳng định vai trò quan trọng của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên ti
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
1 2356200128 Lưu Thị Bạch Tuyết Hàn Quốc Học 0365391887
2 2356200167 Nguyễn Thị Thúy Vi Hàn Quốc Học 0368281572
3 2356200176 Trương Thúy Vy Hàn Quốc Học 0774584260
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024
Trang 2Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Sau chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, có một hiện vật vô cùng đặc biệt đã khắc sâu vào tâm trí chúng em, làm dâng lên bao cảm xúc trân trọng và cảm phục – đó chính là bản đồ ghi lại câu chuyện 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến năm
1930 Bản đồ ấy không chỉ tái hiện từng chặng đường Người đã đi qua, mà còn phác hoạ rõ nét hình ảnh một con người với lòng kiên trung sắt son, tinh thần bất khuất và tình yêu nước nồng nàn Hành trình của Người băng qua bao quốc gia, bao lục địa, không chỉ là những chuyến đi dài đằng đẵng, mà còn là một hành trình đầy gian truân, một cuộc tìm kiếm không ngừng vì độc lập
tự do của dân tộc, đầy nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng
Trang 3Hình 2 Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước –
Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, khi rời bến cảng Nhà Rồng, Người lấy tên là Nguyễn Tất Thành
và bắt đầu hành trình của mình trên con tàu Amiral Latouche Tréville Với một tấm lòng yêu nước mãnh liệt, Người quyết tâm tìm đến những nền văn minh, những tư tưởng tiến bộ để học hỏi, tìm ra con đường đưa dân tộc thoát khỏi ách đô hộ Nhưng đó không phải là một chuyến đi thuận lợi Người phải làm công việc phụ bếp, một vị trí thấp kém trong xã hội đương thời, và trải qua những ngày tháng làm việc cực nhọc để tồn tại trên đất khách quê người Trên mỗi con tàu,
ở mỗi bến cảng, từ Singapore đến Colombo (Sri Lanka) và tiếp tục sang Ai Cập, Người quan sát, học hỏi và thấm nhuần những bài học về sự đàn áp và bất công mà Người chứng kiến
Hình 3 Cảng Marseille, nơi Nguyễn Tất Thành đặt chân lên đất Pháp ngày 6/7/1911 – Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trang 4Năm 1911, Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Pháp Tại đây, Người đối mặt với vô vàn khó khăn, phải làm nhiều nghề để kiếm sống từ dọn dẹp khách sạn, làm công nhân bến cảng, thậm chí phải sống trong những điều kiện rất thiếu thốn Nhưng chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, Người
đã tìm thấy những cơ hội quý báu để mở rộng tri thức Tại Thư viện Quốc gia Pháp, Nguyễn Tất Thành không ngừng học hỏi, đọc nhiều tài liệu, từ các tác phẩm về cách mạng, triết học cho đến những lý luận về chính trị Người không chỉ học cách nhận diện các nguyên nhân gây ra bất công trong xã hội mà còn bắt đầu hình thành ý thức về một cuộc cách mạng mang tính toàn diện để giải phóng con người khỏi sự áp bức
Hình 4 Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Đến năm 1917, sau nhiều năm bôn ba và học hỏi tại Pháp, Nguyễn Tất Thành đến Mỹ và làm việc tại New York Người làm vườn, làm phụ bếp trong những khách sạn lớn và chứng kiến cảnh đời sống của tầng lớp lao động bị áp bức Cuộc sống ở Mỹ không chỉ giúp Người hiểu thêm về
xã hội phương Tây mà còn củng cố quyết tâm tìm kiếm con đường cách mạng cho dân tộc Những hình ảnh về sự bất công trong xã hội Mỹ, nơi một số người sống trong cảnh xa hoa còn những người lao động thì vất vả, càng khiến Người kiên định hơn với lý tưởng của mình
Trang 5Hình 5 Hình ảnh Bác Hồ làm bồi bàn tại khách sạn ở Anh – Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Năm 1919, Nguyễn Tất Thành quay trở lại Pháp và bắt đầu tham gia vào các tổ chức chính trị, chủ yếu là các tổ chức của những người thuộc địa tại Pháp Người nhận thấy rằng, để có thể tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế cho phong trào giành độc lập ở Việt Nam, cần phải truyền bá được tiếng nói của dân tộc mình trên trường quốc tế Với tầm nhìn chiến lược, Người đã viết bản
“Yêu sách của nhân dân An Nam” và gửi đến Hội nghị Versailles, đòi hỏi các quyền tự do, bình đẳng cho người dân Việt Nam Dù yêu sách này không được chấp thuận, nhưng đó là tiếng nói đầu tiên mạnh mẽ, cho cả thế giới biết đến tiếng nói của một dân tộc đang khát khao độc lập
Hình 6 Bản yêu sách Bác Hồ viết gửi tới hội ghị Versailles năm 1919 –
Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trang 6Đến năm 1920, khi đọc Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Tất Thành nhận ra con đường cứu nước Từ đây, Người trở thành một đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Quyết định này không chỉ mang tính cá nhân mà còn là minh chứng cho sự thức tỉnh chính trị của một người Việt Nam trước những bất công của thực dân Từ đây, Nguyễn Tất Thành chính thức bước vào hàng ngũ của phong trào cộng sản quốc tế, không ngừng học hỏi, truyền bá lý tưởng cách mạng và trở thành một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp
Hình 7 Đại hội toàn quốc Đảng xã hội tại thành phố Tua của Pháp năm 1920 – Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Hình 8 Thẻ đảng viên đảng Cộng sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc năm 1922–
Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhưng hành trình của Người không dừng lại ở châu Âu Đến năm 1923, Nguyễn Tất Thành tiếp tục sang Liên Xô để tham gia các hoạt động cách mạng quốc tế Ở Liên Xô, Người không chỉ học hỏi về tư tưởng Mác-Lenin mà còn tích lũy thêm kiến thức về tổ chức cách mạng, về cách xây dựng lực lượng và phát triển phong trào Tại đây, Nguyễn Tất Thành được trang bị những
Trang 7kỹ năng cần thiết để lãnh đạo cuộc đấu tranh ở Việt Nam Sau đó, Người tiếp tục sang Trung Quốc, nơi Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – một tổ chức tiên phong trong việc truyền bá tư tưởng yêu nước, đào tạo và bồi dưỡng các thanh niên Việt Nam yêu nước Những học trò của Người sau này đã trở thành những nhà lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Suốt hành trình bôn ba từ năm 1911 đến 1930, Hồ Chí Minh không ngừng tìm tòi, học hỏi, và dấn thân vào các phong trào cách mạng trên thế giới Qua từng quốc gia, từ Pháp đến Nga, từ Anh đến Trung Quốc, Người vừa làm việc để sinh sống, vừa lặng lẽ quan sát và tìm kiếm con đường cứu nước phù hợp cho dân tộc Những năm tháng miệt mài ấy đã giúp Người nhận ra sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đồng thời tiếp thu những tư tưởng cách mạng tiến bộ, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin Bằng sự kiên trì và tinh thần không mệt mỏi, Hồ Chí Minh dần hình thành nên lý luận về con đường giải phóng dân tộc, đặt nền móng cho tư tưởng cách mạng của mình Chính giai đoạn từ 1911 đến 1930 đã trở thành bước chuẩn bị quan trọng, giúp Người có
đủ hiểu biết và kinh nghiệm để vững bước trên con đường lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này
Hình 9 Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trang 8Bản đồ hành trình của Bác là một biểu tượng sống động cho lòng kiên trì và sự hy sinh Từng chặng đường mà Người đi qua, từ Pháp, Mỹ, Liên Xô đến Trung Quốc, đều chứa đựng những bài học lớn lao về lòng yêu nước, tinh thần quốc tế và tầm nhìn xa trông rộng Chúng em, khi đứng trước tấm bản đồ ấy, không chỉ cảm nhận được hành trình gian nan của một vị lãnh tụ, mà còn cảm nhận được một tình yêu sâu đậm dành cho quê hương, đất nước
Hình 10 Trích từ bản đồ hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ–
Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Từ câu chuyện của Bác, chúng em hiểu rằng tình yêu nước không chỉ thể hiện bằng lời nói, mà còn phải bằng hành động cụ thể Chúng em hiểu rằng, để có được độc lập tự do hôm nay, đã có biết bao người đã hy sinh, bao nhiêu nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống Bản đồ hành trình của Bác là một minh chứng cho sự kiên trì và ý chí sắt đá Chính lòng yêu nước đã giúp Người vượt qua mọi khó khăn, thách thức, để tìm ra con đường đưa dân tộc Việt Nam tới độc lập, tự do
Trang 9
Hình 11.Chuyến tham quan ngày 27-10-2024 tại Bến Nhà Rồng-Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhìn vào bản đồ hành trình, chúng em không chỉ cảm thấy biết ơn và tự hào, mà còn được truyền cảm hứng mãnh liệt Câu chuyện về Hồ Chí Minh sẽ mãi là nguồn động lực, nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay về trách nhiệm đối với dân tộc, về lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng cống hiến vì quê hương
Câu 2:
Anh/Chị hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa và bình luận
về quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Hồ Chí Minh Từ đó, anh chị
hãy nêu quan điểm của mình về những thành tựu, hạn chế và việc xây dựng nền văn
hóa Việt Nam hiện nay (3đ)
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá
Trang 10Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và cũng là một nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam, đã để lại cho đất nước một di sản tư tưởng vô cùng sâu sắc và quý báu Tư tưởng của Người là sự kết hợp hài hoà giữa những giá trị truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin Sự kết hợp này đã được vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và được phát triển thành triết lý và quan điểm Hồ Chí Minh Trong tư tưởng của Người, một trong những điểm cốt lõi đó là sự khẳng định vai trò quan trọng của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời hướng tới xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, nhưng vẫn chứa đựng bản sắc dân tộc Đây là một tư tưởng sâu sắc về văn hóa và nó được thể hiện rõ ràng qua hoạt động thực tiễn của Người Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa được thể hiện ở những điểm sau:
Đầu tiên, văn hóa là do con người, vì con người và lấy con người làm trung tâm
Theo Hồ Chí Minh, văn hoá là toàn bộ quá trình sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần của con người trong quá trình tồn tại và phát triển Những nhu cầu của con người, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần chính là nguồn gốc và động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển của văn hóa Đồng thời, những nhu cầu này cũng thay đổi và biến động theo thời gian, phản ánh sự sáng tạo văn hóa của con người Con người không ngừng hoạt động, sáng tạo, cải tạo thiên nhiên và xã hội để tạo
ra cải vật chất và tinh thần, hướng tới mục tiêu tốt hơn cho cuộc sống của chính mình Đây cũng chính là quá trình sáng tạo văn hóa Theo nghĩa đó, ở đâu có con người và hoạt động của con người thì ở đó có văn hóa
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa bao gồm hai lĩnh vực đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Văn hoá tinh thần bao gồm các sản phẩm như ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học và nghệ thuật Trong khi đó, văn hóa vật chất liên quan đến các sản phẩm phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như công cụ, phương tiện đáp ứng nhu cầu ăn uống, ăn mặc, chỗ ở, đi lại và giao tiếp Văn hóa vật chất thực chất là sự vật chất hóa các giá trị tinh thần Mỗi sản phẩm vật chất không chỉ phản ánh khả năng sáng tạo của người tạo
ra chúng mà còn thể hiện tài năng và lý tưởng thẩm mỹ của con người
Hồ Chí Minh nhận thức rằng văn hóa không phải là sản phẩm độc quyền của những cá nhân sản xuất hay giai cấp thống trị, mà là thành quả của toàn thể nhân dân Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng quần chúng không chỉ là lực lượng sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mà còn là người sáng tạo, thử nghiệm và tiếp nhận các giá trị văn hóa Vì vậy, trong quá trình xây dựng nền văn hóa hiện nay, cần phải hiểu và thực hiện đúng quan điểm sáng tạo văn hóa là sự nghiệp của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân
Trang 11Thứ hai, xây dựng văn hóa trên cơ sở tôn trọng, bảo tồn văn hóa dân tộc và tiếp thu các giá trị văn hóa thế giới
Về mặt biện chứng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cái cũ, cái xấu thì phải bỏ đi Cái cũ, không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý Cái cũ mà hay thì phải phát triển Cái mới, cái hay thì phải làm” (Hồ Chí Minh, 2011, tr.112-113 tập 5) Do đó, khi nắm chắc và hiểu rõ về chủ
nghĩa Mác-Lênin, chúng ta càng phải trân trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông ta để lại Chúng ta phải biết phục hồi và bảo tồn những yếu tố tích cực, những thành quả, công lao do thế hệ trước tạo nên, đồng thời xóa bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, không được để những cái tiêu cực của quá khứ kìm hãm, cản trở sự phát triển của sống hiện tại và tương lai
Cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp gắn liền với quá trình phát triển, nâng cao chất lượng và trình độ để đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của Nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra mục tiêu quan trọng mà cách mạng Việt Nam cần đạt được trong lĩnh vực văn hóa: “Xóa bỏ triệt để mọi tàn dư thực dân và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tiếp thu những truyền thống mới của văn hóa tiến bộ thế giới, nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam dân tộc, khoa học và đại chúng” Để tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh phê phán tập tục văn hóa ngoại lai, cũng xu hướng đề cao quá mức văn hóa nước ngoài trong trí thức, nhà văn và nghệ sĩ, đồng thời cảnh báo nguy cơ “mất gốc văn hóa” trong họ
Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng chủ nghĩa yêu nước, coi đó là động lực tinh thần to lớn, là nguồn sức mạnh vô hạn, là triết lý sống, là đạo đức sống cơ bản của mỗi người Việt Nam Người khẳng định dân tộc ta là dân tộc anh hùng với lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc Đồng thời, Người cũng tôn vinh các giá trị truyền thống như nhân hậu, đoàn kết cộng đồng, cần cù, thông minh, sáng tạo trong sản xuất, bất khuất, anh hùng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm Những truyền thống quý báu đó đã được Người vận dụng và phát huy cao độ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta
Trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh không cấm việc kế thừa các giá trị
đó để làm giàu và đa dạng hóa văn hóa dân tộc, nhưng Bác lại phê phán và phản đối sự “vay mượn” lố bịch, phủ nhận và từ bỏ các giá trị vốn có của dân tộc cũng như sự hấp thụ hỗn loạn mọi thứ từ con người Bác cho rằng việc tiếp thu văn hoá nước ngoài là tiếp thu có chọn lọc cái tốt, cái tốt đẹp, cái mà làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc mình Ngoài ra, trong quá trình tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ bên ngoài, Bác còn chỉ ra rằng chúng ta phải chú ý đến đặc điểm và
Trang 12điều kiện riêng của dân tộc mình, nếu không sẽ mắc sai lầm, rơi vào giáo điều “Nếu chúng ta chỉ quá nhấn mạnh vào bản sắc dân tộc mà bác bỏ các giá trị phổ quát của những kinh nghiệm
cơ bản của các nước khác, thì rất có thể chúng ta sẽ rơi vào sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại” ( Hồ Chí Minh, 2011, tr.559, 97-98)
Thứ ba, phát triển văn hóa không thể tách rời khỏi phát triển kinh tế - xã hội
Để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân, việc phát triển kinh tế và văn hoá là điều vô cùng quan trọng Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong công cuộc xây dựng đất nước, có bốn vấn đề phải được chú ý và coi trọng như nhau: chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Đây là bốn lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội có sự gắn kết mật thiết với nhau Vì vậy, trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước, cần phải quan tâm và coi trọng bốn lĩnh vực này như nhau
Hồ Chí Minh nhận thức rõ ràng rằng văn hóa không thể tách rời khỏi điều kiện sống của người dân Một xã hội phát triển phải đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Người thường nhấn mạnh rằng, việc cải thiện đời sống kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển văn hóa Khi người dân có đủ ăn, đủ mặc, có điều kiện học tập và vui chơi giải trí, văn hóa
sẽ phát triển một cách tự nhiên và mạnh mẽ Ngược lại, nếu đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, văn hóa sẽ bị ảnh hưởng và khó có thể phát triển Do đó, Hồ Chí Minh luôn cho rằng phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, không thể có sự tách biệt giữa hai lĩnh vực này
Ngoài ra, Người cũng chỉ ra trong mối liên hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ý thức, tư tưởng và nhân cách của con người, từ đó góp phần vào
sự nghiệp cách mạng Văn hóa không chỉ phục vụ mục tiêu chính trị mà còn giúp củng cố niềm tin và sự kết nối trong xã hội
Thứ tư, văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân, sự phát triển của dân tộc Việt Nam làm cơ sở cho mọi công tác
Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Tất nhiên, nếu dân tộc bị áp bức, nghệ thuật cũng sẽ mất tự do Nghệ thuật muốn tự do thì phải tham gia cách mạng”(Hồ Chí Minh, 2011, tr 504 tập 13) , người nghệ sĩ muốn được tự do sáng tạo trước hết phải là con người thực sự tự do trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội Và họ cũng phải phải tích cực tham gia kháng chiến và xây dựng đất nước Để thực hiện nhiệm vụ này, văn hóa nghệ thuật cần tạo ra những tác phẩm lớn, ngang tầm thời đại mới, những tác phẩm chân thành để tôn vinh con người mới và những giá trị mới để nêu gương trong cuộc sống hiện tại và để giáo dục cho thế hệ mai sau Và những tác phẩm này phải lên án, phê phán các tệ nạn tham ô, lãng phí,
Trang 13lười biếng, quan liêu, để góp phần vào việc xây dựng một xã hội trong sạch, tốt đẹp Đồng thời, các nghệ sĩ cần tu dưỡng đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần phục vụ nhân dân với thái
độ khiêm tốn, và phải hòa mình vào quần chúng Họ cần phải không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Văn hóa phải phục vụ Nhân dân, lấy hạnh phúc của Nhân dân, của Dân tộc làm nền tảng cho mọi hoạt động Những giá trị văn hóa được tạo ra nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện, nâng cao và phục vụ cuộc sống của con người đồng thời cũng là phương tiện giúp con người tồn tại và phát triển Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là người tiếp nhận và thụ hưởng các giá trị văn hóa Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa phải hướng tới mục tiêu phục vụ đại đa số Nhân dân, chứ không phải là để thỏa mãn những nhu cầu riêng của bọn thống trị, bọn bóc lột và bọn trí thức
Và văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng con người Việt Nam thời đại mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải xây dựng con người
xã hội chủ nghĩa Muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải xây dựng lý tưởng xã hội chủ nghĩa”(Hồ Chí Minh, 2011, tr.605 tập 12) Con người xã hội chủ nghĩa phải là con người hội tụ
cả đức lẫn tài trong đó đạo đức phải là nền tảng vững chắc Tuy nhiên, những con người như vậy không thể sinh ra ngay lập tức mà phải được bồi đắp hình thành dần dần qua quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây là một nhiệm vụ đầy thử thách, lâu dài và gian nan đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực liên tục, vì chúng ta cần phải biến đổi con người của xã hội
cũ thành con người của xã hội mới Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang hướng tới là một mô hình xã hội hoàn toàn khác về bản chất và chưa từng tồn tại trong các xã hội trước đây Những tập quán, lối sống của xã hội cũ đã ăn sâu vào lối sống, vào nhận thực của con người là những trở ngại lớn đối với sự tiến bộ của cá nhân và của toàn xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ nêu rõ tầm quan trọng và tính quy luật của văn hóa mà còn nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết của văn hóa với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội mà còn đưa ra những tiêu chí cụ thể trong xây dựng văn bản hóa Việt Nam với chủ trương: “Năm trọng điểm xây dựng văn hóa dân tộc 1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự lực 2- Xây dựng đạo đức: biết hy sinh, vì quần chúng 3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi
xã hội của nhân dân 4- Xây dựng chính trị: dân quyền 5- Phát triển kinh tế”(Hồ Chí Minh, 2011, tr.458 tập 3) Điều đó cho thấy khi làm rõ nội hàm của khái niệm văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ việc xây dựng văn hóa dân tộc phải gắn kết chặt chẽ, qua lại với các yếu tố của đời sống cộng đồng như tâm lý, đạo đức, xã hội, chính trị, kinh tế Văn hóa không chỉ
Trang 14là yếu tố độc lập mà phải kết hợp chặt chẽ với các lĩnh vực trên để tạo ra một nền văn hóa vừa đặc sắc, vừa tích cực, góp phần vào sự phát triển đất nước
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay với những tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường cũng như từ chính quá trình xây dựng, phải biết làm thế nào để văn hóa phát triển toàn diện và đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa truyền thống giá trị và hiện đại, trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, hoàn thiện phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, cần xây dựng nhân cách cho người Việt Nam, khuyến khích tính sáng tạo trong văn hóa, nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị nhằm nâng cao trình độ nhận thức văn hóa của người dân
Quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" của Hồ Chí Minh
Để thể hiện cái nhìn, quan điểm sâu sắc về văn hoá, trong bài báo "Văn hóa", được đăng trên báo Quốc dân vào ngày 28 tháng 7 năm 1943 chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một câu nói “ Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi” Câu nói ấy không chỉ là một nguyên tắc trừu tượng mà còn là một kim chỉ nam thiết thực trong việc hình thành và phát triển văn hoá quốc gia Trên thực tế văn hoá có tầm quan trọng trong việc định hướng phát triển và định hình đời sống xã hội Việt Nam Nó không chỉ nhấn mạnh giá trị của di sản văn hóa mà còn đề cao việc hình thành và tạo dựng một bản sắc văn hóa riêng biệt, phản ánh những giá trị tinh thần và đạo đức của dân tộc Một nền văn hóa vững mạnh không chỉ làm giàu có cuộc sống vật chất của con người mà còn nâng cao hơn nữa sự sâu sắc về giá trị tinh thần của con người
Về mặt lý luận, văn hóa không chỉ là hệ thống giá trị tinh thần mà còn là nền tảng vững chắc của
xã hội, định hình hành vi và ứng xử của con người theo chuẩn mực đạo đức và tri thức Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng một xã hội văn minh và quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia Văn hóa cũng góp phần tạo dựng ý thức cộng đồng, thúc đẩy sự đoàn kết và hiểu biết giữa các thành viên trong xã hội Hơn nữa, văn hóa là nguồn động lực quan trọng, khơi dậy niềm tin, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, giúp con người trở nên kiên trì, nhiệt huyết và sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển chung
Về mặt thực tiễn, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam theo hướng toàn diện về đức, trí, thể và mỹ Qua giáo dục và bồi dưỡng, văn hóa tạo
ra những cá nhân có đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh và sức khỏe, từ đó góp phần định hình phẩm chất của mỗi người và thúc đẩy sự phát triển của đất nước Hơn nữa, văn hóa còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển du lịch, đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Văn hóa cũng là sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo sự đoàn kết và thống nhất dân tộc, giúp xây dựng một xã hội vững mạnh và phát triển bền vững Sự gắn kết này khuyến khích nhân dân hướng về một mục tiêu chung, cùng nhau phấn đấu cho ước mơ