1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)

78 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 4,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH VÀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH (7)
    • 1.1. Khu Di tích Phủ Chủ tịch – nơi lưu giữ những dấu ấn sâu đậm về cuộc đời và sự nghiệp của bác (7)
    • 1.2. Những giá trị lịch sử, văn hoá về cuộc đời, con người của Bác tại Bảo tàng Hồ Chí (14)
    • Minh 14 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ (0)
      • 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh (18)
        • 2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (18)
          • 2.1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc (18)
          • 2.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội (23)
        • 2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc (27)
        • 2.1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế (30)
        • 2.1.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa (33)
        • 2.1.6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức (34)
        • 2.1.7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người (35)
      • 2.2. Đạo đức Hồ Chí Minh (36)
      • 2.3. Phong cách Hồ Chí Minh (43)
        • 2.3.1. Về phong cách sinh hoạt (43)
        • 2.3.2. Về phong cách làm việc (47)
        • 2.3.3. Về phong cách diễn đạt (51)
        • 2.3.4. Về phong cách lãnh đạo (56)
      • 3.1. Thực trạng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với sinh viên hiện nay (62)
        • 3.1.1. Mặt tích cực (62)
          • 3.1.1.1. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh (62)
          • 3.1.1.2. Nội dung học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh (63)
          • 3.1.1.3. Nội dung học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh (65)
        • 3.1.2. Mặt tiêu cực (66)
      • 3.2. Vai trò của sinh viên trong việc học tập, phát huy tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (68)
      • 3.3. Nguyên nhân hạn chế và đề xuất giải pháp (70)
        • 3.3.1 Nguyên nhân hạn chế còn tồn tại (70)
        • 3.3.2 Đề xuất giải pháp (72)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

Trong 15 năm sinh sống tại đây, Người đã cùng Bộ Chính trị TW Đảng đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam và lãnh đạo nhân dân vượt qua những thử thách cam

TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH VÀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Khu Di tích Phủ Chủ tịch – nơi lưu giữ những dấu ấn sâu đậm về cuộc đời và sự nghiệp của bác

Khu di tích Phủ Chủ tịch là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc trong suốt 15 năm (1954-1969) Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bộ Chính trị đã ra quyết định bảo vệ, bảo quản, giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch để khu vực linh thiêng này trở thành khu di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh Quyết định được đưa ra với lòng biết ơn vô hạn tới vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đặc biệt là đồng bào chiến sĩ miền Nam đang ngày đêm chiến đấu anh dũng hy sinh để thống nhất đất nước

Nơi đây ghi dấu nhiều hoạt động cách mạng quan trọng, với các di tích nổi bật như tòa nhà Phủ Chủ tịch, Nhà 54, Nhà sàn, Nhà 67, phòng họp Bộ Chính trị, hầm H66 và các khu vực ngoài trời như đường xoài, vườn cây, ao cá

Sau khi Bác qua đời, khu di tích và những hiện vật lưu niệm được bảo tồn nguyên trạng để phục vụ công tác giáo dục và tri ân Khu di tích hiện nay có diện tích hơn 10 ha, nằm ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội, gần nhiều biểu tượng lịch sử khác như Lăng Bác và chùa Một Cột

Khu di tích được chia thành ba khu vực chính:

 Khu A là nơi Bác sinh sống và làm việc từ cuối năm 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958, với các di tích như Nhà 54, Nhà sàn và Nhà 67

 Khu B và C bao gồm nhà khách Phủ Chủ tịch và văn phòng Chính phủ, hiện vẫn đang hoạt động

Khu di tích Phủ Chủ tịch không chỉ bảo tồn kỷ vật mà còn là biểu tượng về cuộc đời, tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong 15 năm sinh sống tại đây, Người đã cùng Bộ Chính trị TW Đảng đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam và lãnh đạo nhân dân vượt qua những thử thách cam go ác liệt để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc

Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập, dân tộc dân chủ, vì hòa bình và tiến bộ xã hội của thế giới Vì thế,

8 các di tích và hiện vật tại đây mang giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục và tinh thần, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị của dân tộc

Khu di tích đã trở thành nơi hành hương cho những ai yêu hòa bình, tự do và công lý, đồng thời là bài học quý giá cho các thế hệ người Việt Nam về lối sống giản dị, tinh thần cách mạng và tình yêu quê hương của Bác Hồ

Di tích Phủ Chủ tịch

Di tích Phủ Chủ tịch, điểm đầu tiên trong hành trình tham quan Khu di tích Chủ tịch

Hồ Chí Minh, là một tòa nhà bề thế, sang trọng, cao bốn tầng, nằm đối diện đường Hùng Vương Công trình mang phong cách thời Phục Hưng được xây dựng từ những năm 1900-

1906, do kiến trúc sư người Pháp gốc Đức Lich-ten Fen-đơ thiết kế, với diện tích sử dụng gần 1.300 mét vuông và hơn 30 phòng trang trí độc đáo

Trong thời kỳ thực dân Pháp, tòa nhà được gọi là Phủ Toàn quyền Đông Dương, nơi đã chứng kiến sự hiện diện của 29 đời Toàn quyền Sau khi trải qua nhiều biến cố lịch sử, từ quân đội Nhật Bản đến quân đội Trung Hoa Dân quốc, tòa nhà trở thành trụ sở của chính quyền thực dân cho đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, và chính thức trở thành Phủ Chủ tịch từ tháng 10 năm 1954

Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp quan trọng, tiếp đón lãnh đạo các nước, nghệ sĩ, nhà khoa học và đại biểu nhân dân Trong suốt 15 năm (1945-1969), Người đã gặp gỡ hơn 1.000 đoàn đại biểu trong và ngoài nước tại Phủ Chủ tịch, đồng thời đọc thơ chúc Tết cho nhân dân vào mỗi dịp đầu xuân

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, Phủ Chủ tịch trở thành di tích đặc biệt quan trọng, tiếp tục là nơi làm việc của Chủ tịch nước và tổ chức các hoạt động chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước

Di tích Nhà 54 là ngôi nhà nhỏ mái ngói, nằm gần bờ ao, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn làm nơi ở và làm việc từ tháng 12 năm 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958 Ngôi nhà này vốn là chỗ ở của một người thợ điện trong khu vực dành cho nhân viên Phủ Toàn quyền Đông Dương Dù chuyển sang sống trong nhà sàn, Chủ tịch vẫn thường trở về Nhà 54 để ăn cơm và kiểm tra sức khỏe định kỳ, vì vậy nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của Người

Trong thời gian sống tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Trung ương Đảng xây dựng đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân khôi phục kinh tế và phát triển đất nước Ông cũng đã dẫn đầu nhiều đoàn đại biểu thăm các nước, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Nhà 54 gồm ba phòng: phòng làm việc, phòng ăn và phòng ngủ Tất cả đồ dùng sinh hoạt, tài liệu và quà tặng vẫn được giữ nguyên như những ngày cuối cùng của Người Phòng ăn trưng bày bộ đồ ăn hàng ngày của Chủ tịch, và phòng ngủ phản ánh lối sống giản dị của Người với đồ dùng đơn giản và gọn gàng

Với gần 400 tài liệu hiện vật, Nhà 54 là minh chứng cho cuộc sống gần gũi, giản dị và tinh thần chia sẻ với nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện quyết tâm phấn đấu vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và tương lai của đất nước

Hình 3: Di tích Nhà Sàn

Những giá trị lịch sử, văn hoá về cuộc đời, con người của Bác tại Bảo tàng Hồ Chí

Bảo tàng được xây dựng theo nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết tâm học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, hữu nghị và hoà bình với nhân dân thế giới Bảo tàng Hồ Chí Minh có tổng diện tích lên đến 18.000m2, trưng bày khoảng 12 vạn hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Người, nằm ở số 19 Ngọc Hà, Ba Đình kết hợp với các di tích như: Lăng Chủ tịch, di tích phủ Chủ tịch, chùa Một Cột tạo nên một chuỗi các địa điểm tham quan

Bảo tàng Hồ Chí Minh là món quà của nhân dân Liên Xô tặng nhân dân Việt Nam và cũng là tấm lòng của cả dân tộc Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh Bảo tàng được khánh thành ngày 19/5/1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất"

Tòa nhà bảo tàng là khối hình vuông vát góc, đặt chéo, cao gần 20m, mỗi chiều dài 70m mang biểu tượng một bông sen trắng thanh tao Bốn khối hình vuông ở tầng trên cùng vừa là cánh sen, vừa là 4 khuôn cửa hướng trông ra đường Hùng Vương, nhà sàn của Bác, đường Ngọc Hà, Phố Nguyễn Thái Học

Hình 9: Bảo tàng Hồ Chí Minh

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón tiếp và phục vụ chu đáo 40.277 khách trong đó có 485 khách tham quan nước ngoài Bảo tàng có website cung cấp thông tin như bản đồ, giờ mở cửa, sự kiện cho du khách có thể tìm hiểu trước khi đến tham quan Hệ thống thuyết minh Audio Guide nhằm cung cấp dịch vụ hướng dẫn tham quan cá nhân, du khách có thể mượn máy nghe hướng dẫn tham quan rất nhỏ gọn của bảo tàng Du khách có thể nghe thuyết minh về các tài liệu, hiện vật theo sở thích, tốc độ tham quan và tự do tham quan Hệ thống máy nghe hướng dẫn tham quan có các thứ tiếng như sau: tiếng Anh, tiếng Trung Dự án tình nguyện viên tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Hanoi Free Private Tour Guide không chỉ giúp các tình nguyện viên có môi trường trau dồi ngoại ngữ, chủ động, tự tin hơn trong giao tiếp mà còn giúp cho khách tham quan hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngay trong bảo tàng cũng có cửa hàng đồ lưu niệm để phục vụ du khách

- Nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh

Nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiều nhà sử học, kiến trúc, mỹ thuật của Việt Nam về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trong thời đại Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động Đồng thời, đó cũng là kết quả của quá trình học tập kinh nghiệm của các bảo tàng ở Việt Nam và một số bảo tàng nước ngoài, chủ yếu là các bảo tàng lưu niệm danh nhân

Phần Trưng bày của Bảo tàng gồm ba nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau:

 Phần trưng bày tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quá trình hoạt động cách mạng đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người;

 Cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam thực hiện đường lối giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập;

 Một số sự kiện chính trong lịch sử thế giới từ cuối thế kỷ XIX đến nay ảnh hưởng đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo mà còn là một con người giản dị, gần gũi Bảo tàng có nhiều hiện vật cá nhân như bộ quần áo kaki đơn sơ, đôi dép cao su, căn nhà sàn

16 nơi Bác sống và làm việc, thể hiện phong cách sống thanh bạch của Người Qua đó, người xem cảm nhận được sự giản dị, tiết kiệm và lối sống gương mẫu của Bác

Hình 10: Quần áo, dép, mũ và các vật dụng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng cũng nhấn mạnh tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, đoàn kết quốc gia và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Bác luôn thể hiện tinh thần làm việc vì dân, yêu cầu cán bộ phải "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư." Tư tưởng đạo đức của

Hồ Chí Minh cũng được thể hiện qua phong cách làm việc nghiêm túc, không ngừng nghỉ, với mục tiêu duy nhất là phục vụ tổ quốc và nhân dân

 Tư tưởng về đoàn kết: Nhiều hiện vật và bài phát biểu của Bác minh chứng cho tư tưởng lấy đoàn kết dân tộc làm nền tảng cho sự thành công của cách mạng Người luôn nhấn mạnh rằng sự đoàn kết là yếu tố cốt lõi để giành được thắng lợi cách mạng Các tài liệu này là hiện vật sống động minh chứng cho tư tưởng đoàn kết quốc gia, quốc tế mà Bác đã theo đuổi suốt đời

Hình 11: Thư gửi đồng bào vùng Hà Nội, 4-1949

 Tư tưởng về giáo dục và xây dựng con người: Những bài viết, thư gửi học sinh, cán bộ và di chúc thể hiện rõ sự quan tâm của Bác đến giáo dục, coi trọng việc xây dựng con người mới có phẩm chất tốt

Hình 12: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác Hồ không chỉ được kính trọng tại Việt Nam mà còn là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc và đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới Bảo tàng có các hiện vật thể hiện mối quan hệ ngoại giao của Bác với nhiều lãnh đạo quốc tế, thể hiện tầm ảnh hưởng lớn lao của Người trên trường quốc tế Các món quà ngoại giao từ nhiều quốc gia khác nhau là minh chứng rõ ràng cho tình hữu nghị và sự kính trọng mà cộng đồng quốc tế dành cho Hồ Chí Minh Các hiện vật này bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật, đồ vật trang trí, và các vật phẩm truyền thống của nhiều nước như Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Pháp, và Cuba

Hình 13: Tặng phẩm của Anh, I-ta-lia, Nhật Bản, Đảng cộng sản Mỹ, Pháp

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ

Hình 14: Tặng phẩm của Chi Lê, Vê-nê-zuê-la, Pê-ru, Tổ chức phụ nữ quốc tế, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ

Bảo tàng Hồ Chí Minh không chỉ là một không gian trưng bày vật chất, mà còn là một nơi ghi dấu ấn lịch sử, văn hóa về cuộc đời, tư tưởng và những cống hiến to lớn của Chủ tịch

Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

2.1.1.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

Vấn đề độc lập dân tộc

Một trong những di vật tiêu biểu là chiếc bàn làm việc của Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nơi Người đã soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đã khẳng định mạnh mẽ quyền tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam bằng câu nói lịch sử: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập.” Câu nói này không chỉ là một tuyên bố chính trị trước thế giới mà còn là lời cam kết với toàn thể dân tộc rằng Việt Nam đã thực sự thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, để trở thành một quốc gia độc lập Tuyên ngôn này đã khẳng

19 định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trước thế giới, thể hiện rõ tư tưởng "Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc", nhấn mạnh rằng Hồ Chí Minh coi độc lập dân tộc là một giá trị không thể thiếu và cần phải bảo vệ bằng mọi giá

Hình 15: Tuyên ngôn độc lập 02/09/1945

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng quan niệm “Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân” Ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh tại Khu di tích Phủ Chủ tịch Đây là nơi Bác sống và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời, một biểu tượng về lối sống giản dị, gần gũi với nhân dân Ngôi nhà sàn nhỏ bé, mộc mạc với các vật dụng đơn sơ như chiếc giường gỗ, bàn làm việc và giá sách, thể hiện rõ ràng tư tưởng "độc lập dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc của nhân dân" Dù là Chủ tịch nước, Người không sống xa hoa hay cách biệt với dân chúng, mà luôn duy trì một lối sống giản dị, chia sẻ những khó khăn, gian khổ với nhân dân Qua đó, Hồ Chí Minh không chỉ truyền tải thông điệp rằng độc lập dân tộc phải đồng hành với cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho người dân, mà còn chứng minh rằng lãnh đạo phải làm gương trong việc sống vì lợi ích của nhân dân Đây chính là biểu tượng cho việc

“cơm no, áo ấm” của toàn dân luôn là mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng mà Hồ Chí Minh theo đuổi

20 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng - di vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Người cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập…dân chúng được tự do…thủ tiêu hết các thứ quốc trái…thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo…thi hành luật ngày làm 8 giờ” Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng , thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất đất nước, đồng bào Nam Bắc phải được sum họp một nhà Độc lập dân tộc phải gắn với toàn vẹn lãnh thổ, “giữ lấy từng tấc đất của

Tổ Quốc” Lá cờ đỏ sao vàng – biểu tượng của quốc gia thống nhất – được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhắc nhở về sự thống nhất Bắc Nam Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng độc lập dân tộc phải đi liền với sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện qua những lời khẳng định trong nhiều bài phát biểu và bức thư gửi đồng bào miền Nam Di vật này tượng trưng cho khát vọng một đất nước Việt Nam thống nhất, hòa bình

Tháng 2 năm 1958, Người khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” Trong Di chúc để lại được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh

Hình 16: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Về cách mạng giải phóng dân tộc

Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng Bức tranh mô tả các cuộc mít tinh của nhân dân được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân mà Hồ Chí Minh đã luôn kêu gọi Người khẳng định rằng cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể thành công khi dựa vào sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là liên minh công – nông Điều này thể hiện sự sáng suốt và linh hoạt trong việc huy động toàn bộ lực lượng dân tộc cho cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Hồ Chí Minh thiết tha kêu gọi mọi người không phân biệt giai, tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái … đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc Trong những di vật được trưng bày tại bảo tàng có “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (12-1946), trong đó Người có

22 viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Trong “Chánh cương vắn tắt” của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã khẳng định phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Phương hướng này vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại vừa hướng tới giải quyết một cách triệt để những yêu cầu khách quan, cụ thể mà cách mạng Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Hình 17: Chánh cương vắn tắt Trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân: Đảng phải thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng; liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông …để lôi kéo họ về phía vô sản giai cấp; còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập

Những di vật và di tích này không chỉ là bằng chứng lịch sử về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, mà còn minh chứng cho tư tưởng lớn lao của Người về độc lập dân tộc, tự do, và con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa

2.1.1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Khái niệm “chủ nghĩa xã hội” được Hồ Chí Minh tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau

Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội ở giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng xã hội xã hội chủ nghĩa không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ, trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau

Tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, căn nhà sàn giản dị của Hồ Chí Minh thể hiện triết lý về sự bình đẳng và tinh thần làm chủ của người dân trong xã hội xã hội chủ nghĩa Căn nhà này được xây dựng một cách đơn giản, không xa hoa, là minh chứng cho tư tưởng của Hồ Chí Minh về việc lãnh đạo cần phải gần gũi, khiêm tốn và hết lòng phục vụ nhân dân Sự giản dị và lối sống của Người phản ánh niềm tin vào một xã hội nơi con người lao động làm chủ và không còn khoảng cách giữa lãnh đạo và người dân

Hình 18: Nhà sàn của Bác tại Khu di tích Phủ Chủ tịch

Hồ Chí Minh vận dụng lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác để khẳng định rằng tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yếu Quá trình này phải tuân theo các quy luật khách quan, đặc biệt là những quy luật trong sản xuất vật chất Tuy nhiên, Người cũng cho rằng mỗi quốc gia sẽ có những phương thức và thời gian riêng để tiến lên chủ nghĩa xã hội, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể Đối với Việt Nam, tiến lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, đồng thời đáp ứng khát vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh giành

Ngày đăng: 02/11/2024, 20:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Phủ chủ tịch - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 1 Phủ chủ tịch (Trang 8)
Hình 3: Di tích Nhà Sàn - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 3 Di tích Nhà Sàn (Trang 10)
Hình 4: Di tích nhà 67 - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 4 Di tích nhà 67 (Trang 11)
Hình 9: Bảo tàng Hồ Chí Minh - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 9 Bảo tàng Hồ Chí Minh (Trang 14)
Hình 11: Thư gửi đồng bào vùng Hà Nội, 4-1949 - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 11 Thư gửi đồng bào vùng Hà Nội, 4-1949 (Trang 16)
Hình 13: Tặng phẩm của Anh, I-ta-lia, Nhật Bản, Đảng cộng sản Mỹ, Pháp - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 13 Tặng phẩm của Anh, I-ta-lia, Nhật Bản, Đảng cộng sản Mỹ, Pháp (Trang 17)
Hình 14: Tặng phẩm của Chi Lê, Vê-nê-zuê-la, Pê-ru, Tổ chức phụ nữ quốc tế, Cộng hòa - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 14 Tặng phẩm của Chi Lê, Vê-nê-zuê-la, Pê-ru, Tổ chức phụ nữ quốc tế, Cộng hòa (Trang 18)
Hình 15: Tuyên ngôn độc lập 02/09/1945 - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 15 Tuyên ngôn độc lập 02/09/1945 (Trang 19)
Hình 18: Nhà sàn của Bác tại Khu di tích Phủ Chủ tịch - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 18 Nhà sàn của Bác tại Khu di tích Phủ Chủ tịch (Trang 23)
Hình 25: Hình ảnh Bác Hồ cùng các hoạt động tại nước ngoài - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 25 Hình ảnh Bác Hồ cùng các hoạt động tại nước ngoài (Trang 32)
Hình 30: Đôi dép lốp của Người - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 30 Đôi dép lốp của Người (Trang 40)
Hình 32: Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” của Người - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 32 Tác phẩm “Đường Kách Mệnh” của Người (Trang 42)
Hình 37: Bác tham gia Tết trồng cây tại Sơn Tây - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 37 Bác tham gia Tết trồng cây tại Sơn Tây (Trang 47)
Hình 41: Hình ảnh bác ở cùng các anh hùng giải phóng quân miền Nam - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 41 Hình ảnh bác ở cùng các anh hùng giải phóng quân miền Nam (Trang 51)
Hình 44: Bài diễn ca lịch sử Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng tác năm 1941 tại Pác Bó, Cao - Đề tài sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, Đạo Đức, phong cách hồ chí minh (từ chuyến tham quan khu di tích phủ chủ tịch và bảo tàng hồ chí minh)
Hình 44 Bài diễn ca lịch sử Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng tác năm 1941 tại Pác Bó, Cao (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w