Ngay từ những ngày đầu mới thành lập cho đến hiện tại, bảo tàng hiện có 9 phòng trưng bày; có 6 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên qua
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
Trang 2Câu 1 : Anh/chị trình bày một câu chuyện hoặc hiện vật mà anh/
chị tâm đắc trong quá trình tham quan thực tế tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh.
Hình được chụp tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng,
ngày 31/3/2024.
Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
(Bến Nhà Rồng) với diện tích 227 m2 Là một trong những công
trình đầu tiên của thực dân Pháp sau khi chiếm được Sài Gòn
Trang 3nên công trình mang lối kiến trúc phương Tây Tuy nhiên, tòa
nhà có đôi rồng gắn trên nóc “lưỡng long chầu nguyệt” nên
được gọi là “Nhà Rồng” chính vì vậy, bến cảng ở đây được gọi
với cái tên là Bến Nhà Rồng
Địa điểm gắn liền với sự kiện lịch sử Vào ngày 05/6/1911,
người thanh niên Việt Nam yêu nước là Nguyễn Tất Thành đã ra
đi tìm đường cứu nước
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập cho đến hiện tại, bảo tàng hiện
có 9 phòng trưng bày; có 6 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao
gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến tiểu sử, sự nghiệp hoạt
động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 3 phòng còn lại trưng bày
chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong
từng thời gian nhất định Hiện tại, bảo tàng chỉ sở hữu hơn 400 tư liệu, hiện
vật đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong suốt quá trình tham quan tại bảo tàng, điều làm tôi ấn
tượng nhất có lẽ là các bức tranh được chụp trong lễ tang của
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phòng trưng bày chủ đề 4 Vào 9 giờ
47 phút sáng ngày 02/9/1969, trái tim của một người cộng sản,
một người cống hiến cả đời với lý tưởng giành lại hoà bình của
Trang 4dân tộc Việt Nam, một vị lãnh tụ tài ba của đất nước – Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ngừng đập Sự ra đi của Người là niềm thương
tiếc vô hạn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam bởi suốt cả cuộc
đời, Người dành trọn cho non sông, tổ quốc, cho sự hoà bình,
hạnh phúc của dân tộc Cho đến khi mất cũng chưa thể chứng
kiến ngày đất nước sống trong niềm vui khi thoát khỏi xiềng
xích của bọn đế quốc
Ngày Người qua đời, “nhân dân Hà Nội đã đến Phủ Chủ tịch
và Quảng trường Ba Đình để tưởng nhớ”, “đang ở nhà nghe tin
ấy, chúng tôi đổ xô ra ngoài đường để đứng xung quanh cái cột
loa phóng thanh để nghe lời thông báo về Bác Hồ mất Rất
nhiều người đã oà lên khóc.”, “Khi nghe tin Bác mất, có thể nói
là cả nước khóc Không ai không chảy nước mắt Một không khí
rúng động, đau xót một con người vì nước, vì dân.”… (Bình An
& Quang Toàn, 2022)
Tại Hà Nội vào hôm Người ra đi, Hà Nội đã nhận được hơn
22.000 bức điện chia buồn từ 121 nước trên khắp thế giới.
Nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa đã tổ chức truy điệu và
Trang 5đưa ra những lời ca ngợi Người Một tuyên bố chính thức từ
Moskva đã gọi Hồ Chí Minh là một “Người con vĩ đại của dân
tộc Việt Nam anh hùng, nhà lãnh đạo xuất chúng của Cộng sản
quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, và là một người bạn
lớn của Liên bang Xô Viết” […] Một bài xã luận trên một tờ
báo của Uruguay viết: “Ông có một trái tim bao la như vũ trụ
và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến Ông là hình mẫu của sự giản dị
trong mọi mặt.”
Những câu chuyện cảm động cùng với những hình ảnh tư liệu
được tổng hợp và trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà
Rồng) cho tôi thấy được tình cảm của nhân dân Việt Nam cũng
như người dân ở các nước trên khắp thế giới dành cho Người
Khi đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngoài việc được trải nghiệm
thực tế, tham quan một công trình, địa điểm gắn với sự kiện lịch
sử; chuyến tham quan còn là một cơ hội quý giá để tôi được đến
học hỏi, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người
Những hình ảnh tư liệu, những tài liệu lịch sử, những đồ vật gắn
liền với cuộc đời bình dị của Người (đôi dép cao su sờn quai
được làm từ lốp của ô tô cũ, bộ quần áo kaki đã bạc màu,…)
Trang 6Qua những hiện vật, câu chuyện về Bác không chỉ là những tài
liệu lịch sử quý giá mà còn thể hiện được đức tính cao cả, nét
đẹp giản dị, hình ảnh gần gũi của Bác trong lòng tất cả những
người dân Việt Nam Những hình ảnh trong lễ tang của Người
như một chương kết thúc thay cho cuộc đời của Người Hình
ảnh của Người luôn hiện diện trong tim của mỗi công dân Việt
Nam – hình ảnh của một con người vĩ đại, cống hiến hết cả cuộc
đời vì nước, vì dân mà không vì bất kỳ mong cầu cá nhân nào, là
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về
văn hoá và bình luận về quan điểm “Văn hoá soi đường cho
quốc dân đi” của Hồ Chí Minh Từ đó, anh/chị hãy nêu quan
điểm của mình về những thành tựu, hạn chế và xây dựng nền
văn hoá Việt Nam hiện nay
“Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hoá do con
người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là
hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho
Trang 7con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện.” (Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010)
Nhận thấy được tầm quan trọng của việt phát triển, xây dựng
đất nước vào giai đoạn kháng chiến không chỉ đến từ việc giành
lại độc lập, phát triển kinh tế - xã hội hay khoa học công nghệ
mà còn là sự kết hợp giữa các yếu tố đó với văn hoá Dưới ngọn
cờ của Đảng cùng với tầm nhìn tài hoa của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, năm 1946, Đảng ta tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc
lần thứ I nhằm khẳng định lại tầm quan trọng của văn hoá đối
với sự phát triển của Việt Nam Nền văn hoá của Hồ Chí Minh
chủ trương kết hợp giữa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của
dân tộc và nền văn hoá của nhân loại
Quan điểm của Hồ Chí Minh đề cập mối liên hệ mật thiết
giữa văn hoá và các lĩnh vực khác (chính trị, kinh tế, xã hội)
Theo Người, văn hoá không chỉ là công cụ phục vụ cho nhân
dân mà còn là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng Văn
hoá hướng nhân dân Việt Nam với mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển đất
Trang 8nước toàn diện, văn hoá là một phương tiện, công cụ phục vụ
đời sống tinh thần của con người Với mục tiêu phát triển đất
nước theo hướng xã hội chủ nghĩa, thì văn hoá là một yếu tố
quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu và Người đã đề ra
Tại Hà Nội năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khai mạc Hội
nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ I Trong Hội nghị, Người chỉ rõ:
“Văn hoá có liên lạc với chính trị rất mật thiết Phải làm thế
nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn
hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ.
Tâm lý của lại còn muốn lấy tự do, độc lập làm gốc Đồng thời,
văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước
quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng Với xã hội,
văn hoá phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già
đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của
mình và biết hướng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng.
Số phận ở trong tay ta Văn hoá phải soi đường cho quốc dân
đi.” (Báo Cứu quốc, 1946)
Trang 9“Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi” có thể xem là một
quan điểm toàn diện, đúng đắn về chức năng, vai trò của văn
hoá đối với mục tiêu phát triển của đất nước và gắn với giá trị
tốt đẹp của con người Chức năng của văn hoá chính là định
hình xã hội, thay đổi tư duy của cá nhân cũng như trách nhiệm
của cá nhân đối với xã hội đó Đồng thời hướng con người đến
những giá trị tốt đẹp, mang lại cho con người một cuộc sống
hạnh phúc Khi văn hoá thấm nhuần vào tư tưởng của con
người, hình thành nên những cá nhân với những phẩm chất tốt
đẹp, loại bỏ những thói xấu, ham muốn vì lợi ích cá nhân mà
hướng tới cộng đồng, giúp đất nước vững mạnh và phát triển Vì
lẽ đó, dù đã gần 80 năm trôi qua nhưng quan điểm của Người
vẫn còn những giá trị tốt đẹp và có giá trị cho đến hiện tại
Tuy nhiên, trong thời đại kỹ thuật số phát triển như hiện nay,
sự giao thoa văn hoá giữa các nước phương Đông và phương
Tây ngày càng rộng mở đem đến nhiều cơ hội và thách thức đối
với nước ta Khi mà những giá trị truyền thống tốt đẹp bị lãng
quên, mai một cùng với đó là những thói hư, tật xấu, sự ưa
chuộng nền văn hoá nước ngoài càng có cơ hội xâm nhập tạo ra
Trang 10sự thay đổi tiêu cực đến với văn hoá của Việt Nam Đứng trước
nguy cơ đó, Đảng và Nhà nước ta đã dựa trên cơ sở quan điểm
về văn hoá của Hồ Chí Minh “Văn hoá phải soi đường cho quốc
dân đi” để vận dụng và sáng tạo vào thực tiễn với mục tiêu giữ
gìn, tiếp tục phát huy và xây dựng, phát triển văn hoá tốt đẹp để
văn hoá là động lực bảo vệ và phát triển tổ quốc
Câu 3: Anh/chị hãy giới thiệu, phân tích bối cảnh ra đời và bình
luận một trong các tác phẩm sau đây của Hồ Chí Minh:
- Chương “Thuế máu”, thuộc tác phẩm Bản án chế độ thực
dân Pháp.
- Lời than vãn của Bà Trưng Trắc
- Sửa đổi lối làm việc
- Đời sống mới
Link PPT: XHH.NGUYEN THI KIM ANH
-2256020007.SUA DOI LOI LAM VIEC.pptx
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo kiệt
xuất, một vị lãnh tụ tài ba của dân tộc Việt Nam Với một khát
khao mãnh liệt rằng có thể giành lại độc lập dân tộc cho đất
Trang 11nước, sự tự do, cuộc sống sung sướng cho nhân dân mà hi sinh
cả cuộc đời của Người Trong suốt khoảng thời gian hoạt động
cách mạng, Người đã có nhiều bài nói, bài viết, nhiều tác phẩm
chứa đựng những tư tưởng sâu sắc, những giá trị mang ý nghĩa
to lớn trong sự nghiệp xây dựng Đảng và Nhà nước Việt Nam
Bản yêu sách 8 điểm, Lời than vãn của Bà Trưng Trắc (báo
Nhân đạo), Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập,
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Sửa đổi lối làm việc,…là
những tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Người
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được đánh giá là văn kiện
quan trọng về xây dựng Đảng “Sửa đổi lối làm việc” thể hiện
được tư tưởng đổi mới và là kết tinh những tư tưởng, đạo đức và
phong cách của Người
Sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), với ý chí
quyết tâm đứng lên giành lại nền độc lập mà mình đã dành được
Năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp dưới lời kêu gọi của
Người cùng với ý chí quyết tâm của toàn thể quân dân và sự
chuẩn bị của Đảng ta nhằm tập trung chuẩn bị cho cuộc kháng
chiến trường kỳ gian khổ với thực dân Pháp Sau cách mạng,
Trang 12Đảng ta có chủ trương kết nạp một lượng Đảng viên mới.
Những con người này được đánh giá là những lớp người ưu tú,
xuất thân từ những tầng lớp khác nhau của nước ta thời bấy giờ
(sĩ, công, nông, binh và những tầng lớp khác), mặc dù có tinh
thần yêu nước cao Song, kinh nghiệm hoạt động chính trị còn
chưa nhiều, đặc biệt là nhận thức về Đảng Cũng trong thời điểm
bấy giờ, Đảng ta còn non trẻ, trong quá trình thực hiện đường lối
lãnh đạo còn bộc lộ nhiều khuyết điểm Và những khuyết điểm
chưa có ai chỉ ra hoặc đề xuất những phương pháp khắc phục
Trước tình hình đó, Người với mong muốn vạch rõ khuyết điểm
của cán bộ, đảng viên và lãnh đạo Đảng nhằm khắc phục, sửa
chữa, làm gương cho dân chúng Chính vì thế, vào tháng
10/1947, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” ra đời dưới bút danh
X Y Z
“Sửa đổi lối làm việc” đưa ra sáu vấn đề lớn trong công tác
xây dựng Đảng, rèn luyện cách làm việc và đức tích cho đảng
viên: (1) Phê bình và sửa chữa; (2) Mấy điều kinh nghiệm; (3)
Tư cách và đạo đức cách mạng; (4) Vấn đề cán bộ; (5) Cách
Trang 13những thói hư, tật xấu của cán bộ và đảng viên; về những sai sót
trong cách lãnh đạo của Đảng; đề ra những cách nhằm khắc
phục, sửa chữa tất cả những thiếu sót của cán bộ, đảng viên;
cũng như xoay quanh mối quan hệ giữa lãnh đạo Đảng, cán bộ,
đảng viên, nhà nước và nhân dân
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhận diện và phòng, chống nguy
cơ suy thoái của Đảng cầm quyền là yêu cầu khách quan của sự
nghiệp cách mạng, quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Muốn
gìn giữ và xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh thì đầu tiên
phải có cán bộ, đảng viên có lối sống, thái độ trong sạch; tránh
xa những chứng bệnh nguy hiểm như bệnh ba hoa, bệnh chủ
quan, bệnh hẹp hòi, bệnh “kém lý luận, khinh lý luận và lý luận
suông” Chỉ khi chữa hết những chứng bệnh nguy hiểm đó thì
Đảng và Nhà nước ta mới không bị ảnh hưởng Theo Người, để
chữa những chứng bệnh nguy hại đó chỉ có cách tự phê bình bản
thân, dũng cảm phê bình những người sai phạm khác giúp đồng
chí mình sửa chữa, có như thế Đảng mới chóng phát triển Bên
cạnh đó, các cán bộ và đảng viên cần phải học tập, nâng cao
trình độ hiểu biết của mình về những lý luận, chủ trương của
Trang 14Đảng Chỉ khi hiểu rõ, hiểu sâu, hiểu đủ những lý luận của Đảng
thì cán bộ, đảng viên mới đi đúng đường, mới không xuất hiện
căn bệnh chủ quan, thiếu hiểu biết trong tư tưởng
“Sửa đổi lối làm việc” cũng đưa ra những kinh nghiệm trong
cách lãnh đạo cán bộ, cách dùng cán bộ của Đảng Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng, ở đời ai ai cũng mắc lỗi sai Chính vì thế,
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được Đảng giao phó, các cán
bộ cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, cái Đảng nên làm
chính là huấn luyện cán bộ một cách toàn diện, chỉ bảo cán bộ
ngoài ra Đảng cũng cần phải khéo dùng cán bộ, biết cất nhắc,
phân bố cán bộ hợp lý, giữ gìn cán bộ,…Trong đó, huấn luyện
cán bộ được xác định là “công việc gốc của Đảng” Chỉ khi huấn
luyện cán bộ trở thành một người biết “cần, kiệm, liêm, chính”
thì Đảng ta sẽ loại bỏ được những chứng bệnh phát sinh Bên
cạnh đó, tác phẩm còn nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức
cách mạng Xuyên suốt tác phẩm, Người luôn đặt cao vai trò của
đạo đức cách mạng, đưa đạo đức cách mạng vào chính trị, vào
văn hoá, vào đời sống chính trị của Đảng Những bài học được
Trang 15Người đưa ra là bài học vô cùng quý báu đối với Đảng và Nhà
nước ta
Đại hội XIII của Đảng đã tổng kết một số bài học
từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, trong đó bài
học hàng đầu là về xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
“công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được
triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường
xuyên, hiệu quả cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức,
tổ chức và cán bộ” (Theo Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII)
Trải qua gần một thế kỷ, Đảng ta luôn giữ vững bản lĩnh
chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; thường xuyên tự đổi
mới, tự chỉnh đốn, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác (Theo Cẩm Trang)
Có thể nhận thấy rằng, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” chỉ
vỏn vẹn 110 trang được Người viết với ngôn từ gần gũi với nhân
dân, vạch trần những vấn đề nhạy cảm trong cách làm việc của
cán bộ và đảng viên Tác phẩm như một kim chỉ nam mà Người
để lại cho những thế hệ sau này Cho đến hiện tại, Đảng và Nhà
Trang 16nước ta đã và đang thực hiện theo những lời chỉ bảo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng vẫn
không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm, đặc biệt là nguy
cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số
cán bộ, đảng viên Trên thực tế, dù có những công cuộc chỉnh
đốn, xây dựng mà Đảng đề ra mặc dù có những thành công nhất
định và tạo được niềm tin với người dân Tuy nhiên, cuộc đấu
tranh phòng và chống lại những thói xấu vẫn được đánh giá và
là một cuộc chiến lâu dài cần phải có thời gian để xây dựng nền
móng, tạo ra những bước đi thích hợp, có trọng điểm và thận
trọng
“Có thể nói “Sửa đổi lối làm việc” là một tác
phẩm kinh điển có giá trị cao về lý luận và thực
tiễn, là cẩm nang quý để mỗi tổ chức Đảng, mỗi
cán bộ, đảng viên tự xem xét, đánh giá, rèn luyện
về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, phong cách
làm việc và phương pháp, cách ứng xử hằng ngày.
Tác phẩm ngắn gọn nhưng súc tích, đề cập đến