1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên Đề các chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyên Đề các chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 44,9 KB

Nội dung

Chi tiết “bát cháo hành” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao Đề tài người nông dân có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiệnthực 1930 -1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được

Trang 1

Chuyên đề 3: CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

1 Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Namgiai đoạn 1930-1945

1.1 Chi tiết “bát cháo hành” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Đề tài người nông dân có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiệnthực 1930 -1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được những mùa bội thu NamCao là người đến sau khi mà mảnh đất ấy đã được khai vỡ, nhưng bằng tất cả tâmhuyết, tình cảm của mình đối với những con người nghèo khổ - những kẻ dưới đáycủa xã hội, Nam Cao đã tìm được cho mình một chỗ đứng riêng Tác phẩm ChíPhèo - đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng không chịu thua kém “anh chị” mìnhvươn mình lên hàng kiệt tác - đỉnh cao của văn học 1930 - 1945 Chí Phèo có được

vị trí ấy là bởi giá trị tư tưởng mới mẻ, độc đáo, bởi nghệ thuật viết truyện lôicuốn, hấp dẫn của ngòi bút Nam Cao Và một điều không thể không kể đến đó làbởi Nam Cao đã xây dựng thành công những chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháohành của Thị Nở

Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối thiên truyện Chí Phèo sau khi uống rượunhà Tự Lãng không về túp lều của mình mà ra thẳng bờ sông Ở đó bắt gặp Thị Nở

- người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn, đi kín nước nhưng ngủ quên ở bờsông Khung cảnh hữu tình: trăng lấp lánh trên mặt sông, gió thổi mát rượi vànhững tàu chuối “giãy đành đạch như hứng tình”, cùng với hơi men của rượu đãđưa đến mối tình Chí Phèo - Thị Nở Sau đêm trăng gió với Thị, Chí bị cảm, Thị

Nở thương tình, sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, Thị chạy đi tìm gạo và nấu cháohành mang sang cho Chí

Bát cháo hành - biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơilàng Vũ Đại khô khát yêu thương Bát cháo hành có lẽ đối với mỗi người nó chỉ lànhững thứ vặt vãnh, vụn vặt, nhất là khi cháo lại được nấu bởi bàn tay Thị Nở.Cháo ấy có ngon không? Chúng ta không biết, chỉ biết một điều nó chan chứa tìnhngười Một tình người rất thật, rất hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi mà Thị Nở dànhcho Chí Nó chỉ đơn giản là bởi Thị thấy Chí bị “thổ một trận nhọc” mà không cóngười chăm sóc, bởi Thị nghĩ ốm như thế thì chỉ có ăn cháo hành Và rất hồnnhiên Thị nấu cháo hành mang sang

Trang 2

Bát cháo hành - vị thuốc giải cảm cho Chí Sau khi bị thổ, lần đầu tiên Chítỉnh, lần đầu tiên cảm nhận được cuộc sống, nghe thấy được những âm thanh xungquanh: “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèođuổi cá”, “tiếng những người đi chợ trò chuyện… Một ước mơ xa xăm của mộtthời nào Chí thấy như xa lắm Hắn đã từng mơ có một gia đình nho nhỏ, chồngcuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải Chúng lại bỏ vốn nuôi một con lợn Khá giả thìmua dăm ba sào ruộng làm” Trận ốm đã làm cho hắn thoát khỏi cơn say triềnmiên mà nhận thức được mình, thấy mình đang ở cái dốc bên kia của cuộc đời,biết sợ tuổi già, ốm rét và cô độc Trận ốm đã làm cho hắn biết sợ - cái mà có lẽtrước giờ chưa bao giờ hắn nghĩ tới Thị Nở sang cùng bát cháo hành đưa cho hắn.Nhận bát cháo từ tay Thị mà hắn “ngạc nhiên” Ngạc nhiên cũng đúng thôi vì “từtrước đến giờ đã ai cho hắn cái gì Muốn cái gì hắn phải dọa nạt hay cướp giật”.Một cảm xúc khác thay cho cái ngạc nhiên ban đầu “hắn thấy mắt ươn ướt, mộtchút gì như là ăn năn” Chí ăn năn về những gì mình đã gây ra, có thể là như lờinhà văn “người ta thường ăn năn về những việc mình làm khi người ta không ácđược nữa” nhưng dẫu sao điều ấy là không muộn Chí ăn cháo hành và thấy “cháohành ăn rất ngon” Tình người đầu tiên Chí nhận được sao không ngon cho được.

Sự chăm sóc đầy ân tình dẫu chăng còn thô vụng của Thị Nở nhưng vẫn đáng quýbiết bao Còn gì quí giá hơn khi người ta ốm còng queo một mình mà lại được mộtbàn tay chăm sóc Chí đã khao khát biết bao một bàn tay chăm sóc như thế Bátcháo hành - sự chăm sóc, quan tâm vô tư của Thị Nở làm Chí nghĩ tới bà Ba BáKiến Hai người đàn bà quan tâm tới Chí nhưng một người mặt hoa da phấn, áoquần là lượt nhưng tâm địa tà dâm chỉ cốt thỏa mình, còn một người xấu ma chêquỷ hờn nhưng tâm địa tốt, quan tâm Chí thật lòng Bát cháo hành trên tay hơinghi ngút làm cho Chí “vã mồ hôi ra như tắm” Bát cháo tưởng vặt vãnh đã trởthành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí

Bát cháo hành - vị thuốc giải độc cho cuộc đời Chí Không chỉ giải cảm, bátcháo hành - tình người duy nhất đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt “conquỷ dữ Chí Phèo” Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở

về cuộc sống ngày trước Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn lương:Thị Nở có thể làm hòa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa với hắn Khátkhao lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở - vềcây cầu đưa hắn về với cuộc đời lương thiện Bát cháo hành đã hoàn thành thiên

Trang 3

chức gọi chất người, khơi hòn than đỏ vùi trong lớp tro tàn đang âm ỉ, nó đưa Chíqua một cuộc lột xác để về với sự lương thiện.

Nhưng bát cháo hành cũng chính là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên tới đỉnhđiểm, dẫn tới một kết thúc thảm thương đầy đau đớn Sau năm ngày ở với ChíPhèo, Thị Nở “bỗng nhớ ra mình còn một bà cô trên đời” và quyết định “dừngyêu” để xin ý kiến bà cô Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà ChíPhèo, Thị chửi Chí bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng quay về Chí

“ngẩn người ra” và chạy vội ra níu tay Thị nhưng bị Thị dúi cho một cái rồi bỏ về.Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn không còn cơhội để quay về với cuộc sống lương thiện Tuyệt vọng, hắn uống rượu nhưng cànguống càng tỉnh và thoang thoảng cứ thấy “hơi cháo hành” Đó là biến thể của “bátcháo hành” Hắn không say, vị ngọt tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ

“khóc rưng rức” Cuối cùng Chí lựa chọn cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến

và tự sát Hơi cháo hành đã không cho phép hắn trở lại cuộc sống con quỷ một lầnnữa Hắn để trở về lương thiện chỉ còn cách duy nhất là tự sát Bát cháo hành đãgọi dậy con người trong Chí để nó thức dậy mặc dù chỉ để khổ đau, để phải bikịch Nhưng dẫu thế nó cũng không chấp nhận chết đi mãi mãi Và bát cháo hànhchính là cánh cửa đưa nó thoát khỏi kiếp đọa đày

Bát cháo hành - một chi tiết nghệ thuật mang đầy dụng công của Nam Cao

Nó góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn: Điều mà chúng ta thiếu đóchính là lòng tốt - một lòng tốt rất bình thường cũng có thể cứu rỗi con người Vàkết cục của Chí Phèo thể hiện một niềm tin của nhà văn: dẫu có bị bầm dập vềnhân hình lẫn nhân tính, lương thiện trong con người đặc biệt là những người nôngdân cũng không mất đi, nó chỉ cần đợi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ

Qua chi tiết nó cũng cho ta thấy một hiện thực mà nhà văn đau đáu: đó lànhững định kiến làng xã nông thôn đã tước đi quyền được sống của con người…Qua đó nhà văn cũng gióng lên một hồi chuông khẩn thiết đòi thay máu cho xã hội

để ít nhất con người được sống lương thiện

Bát cháo hành - chi tiết đặc sắc đã góp phần làm nên “nhà văn lớn” NamCao Tác phẩm khép lại nhưng dư âm của tình người trong chi tiết nghệ thuật ấyvẫn còn mãi

1.2 Chi tiết đoàn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Trang 4

Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được coi là “một bài thơ trữ tìnhđượm buồn” Đây là một truyện ngắn độc đáo có sự kết hợp của chất tự sự và chấttrữ tình Sự xuất hiện của hình ảnh đoàn tàu ở cuối tác phẩm được coi là một chitiết giàu ý nghĩa, góp phần làm nên thành công của truyện ngắn này.

Đoàn tàu xuất hiện trong hoàn cảnh đầy tăm tối của những kiếp người mỏimòn nơi phố huyện mà cuộc sống của họ đang chìm ngập trong bóng tối Tuynhiên chừng ấy người trong bóng tối vẫn “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sựsống nghèo khổ hàng ngày của họ” Với hai chị em Liên thì sự mong mỏi ấy rõràng, cụ thể hơn Chúng chờ tàu từ chiều cho đến khuya để được thấy đoàn tàu vàngày nào cũng thế Khi nhìn thấy đoàn tàu chạy qua phố huyện thì dường nhưchúng mới được sống trọn vẹn một ngày

Từ xa, hình ảnh đoàn tàu đã hiện lên với “ngọn lửa xanh biếc như trơi”,với

“tiếng còi vọng lại theo ngọn gió xa xôi” Rồi đoàn tàu đến gần trong âm thanhdồn dập, ồn ào, rầm rộ, tiếng ghi rít mạnh lên Khói bừng sáng, đèn sáng trưngchiếu sáng xuống mặt đường Một thứ âm thanh mạnh mẽ và huyên náo hẳn Mộtthứ ánh sáng lấp lánh, rực rỡ ngập tràn phố huyện Nhưng đoàn tàu đi qua trongkhoảnh khắc rồi dần dần mất hút vào khoảng sâu của đêm tối Tiếng vang độngnhỏ dần rồi tắt hẳn, trả lại phố huyện nét vẻ vốn có của nó

Chi tiết đoàn tàu xuất hiện đã góp phần soi rõ tâm trạng các nhân vật, đặcbiệt là chị em Liên Hai chị em đã chờ tàu trong niềm thiết tha, khắc khoải rồi đóntàu trong niềm háo hức, say mê, tiễn tàu trong niềm nuối tiếc, bâng khuâng Chúngchờ tàu không phải vì tò mò, không phải để bán hàng, không đợi người quen mà là

để được nghe âm thanh, được nhìn ánh sáng và được sống với một thế giới khác Đây còn là chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ

đề tác phẩm Đoàn tàu là hình ảnh biểu trưng cho quá khứ Nó chạy về từ Hà Nội,

từ miền kí ức tuổi thơ thể hiện ước mơ và khát vọng của chị em Liên Đó là ước

mơ được quay trở về quá khứ, sống một cuộc sống tươi đẹp như quá khứ đã qua.Khi hiện tại cuộc sống làm con người không thỏa mãn, người ta thường có xuhướng quay trở lại quá khứ, đặc biệt là quá khứ tươi đẹp Đặt trong mối quan hệvới hiện tại, đoàn tàu là một thế giới khác hẳn với cuộc sống tràn đầy bóng tối, tẻnhạt, đơn điệu nơi phố huyện nghèo Thế giới rực rỡ ánh sáng, ngập tràn âm thanh,chứa đựng bao điều mới mẻ, thú vị Và thế giới ấy còn giúp những người dân nơiphố huyện nhận ra còn có một cuộc sống đáng sống hơn nơi phố huyện nghèo –

Trang 5

cái ao đời phẳng lặng kia Chi tiết đoàn tàu xuất hiện còn khơi dậy khát vọng vàước mơ của chị em Liên, của những người dân phố huyện về một tương lai sánglạn Nó đánh thức khát vọng mơ hồ trong cõi vô thức của hai tâm hồn thơ dại: khátvọng vượt thoát, khát vọng đổi thay, khát vọng kiếm tìm Nhưng rồi đoàn tàu ấylại biến mất Ước mơ thoát khỏi hiện tại vốn đã rất mong manh, xa xôi Hình ảnhđoàn tàu như niềm vui, tia hi vọng chợt lóe lên rồi vụt tắt Tất cả trở nên mơ hồhơn và càng khắc sâu vào nỗi khổ của chừng ấy con người nơi phố huyện nghèo.Chi tiết nhỏ nhưng đã trở thành điểm sáng tư tưởng cho tác phẩm Nó thểhiện lòng nhân đạo, niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người tàn lụi, vôvọng và bế tắc Từ đó Thạch Lam muốn thức tỉnh những con người đang sốngtrong cái ao đời phẳng lặng, tù đọng một khát vọng sống, khát vọng vượt thoát,khát vọng đổi thay Chính Thạch Lam cũng khao khát muốn đem đến cho họ tiaánh sáng của sự sống để văn chương trở thành “một thứ khí giới thanh cao và đắclực”.

2 Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giaiđoạn 1945 – 1975

2.1 Chi tiết “căn buồng Mị nằm” và chi tiết “tiếng sáo đêm xuân” trongtruyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Sống gắn bó nghĩa tình cùng mảnh đất Tây Bắc, với sở trường quan sátnhững nét riêng về phong tục văn hóa của những con người nơi cao nguyên đá mờsương ấy, Tô Hoài đã khắc họa được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phầnthể hiện chủ đề của tác phẩm và góp thêm nét vẽ riêng vào bức tranh Tây Bắc Với gam màu xám lạnh, u tối, Tô Hoài đã cho người đọc cảm nhận đượckhông gian sống của Mị: “Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôitrong xó cửa Căn buồng Mị nằm kín mít, chỉ có ô vuông bằng bàn tay trông rachỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng Mị cứ ngồi đấy mà trông rangoài, đến khi nào chết thì thôi” Đây là chi tiết nằm ở phần giữa tác phẩm, miêu

tả không gian sống của Mị ở nhà thống lí Pa Tra Sau ý định tìm lá ngón tự tửkhông thành vì thương cha, Mị dập tắt ngọn lửa lòng về nhà thống lí và tiếp tụcchôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó Căn buồng ấy kín mít, có

ô vuông bằng bàn tay Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến người ta liên tưởng đếnnhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mị Đó là một không gian nhỏ bé,trơ trọi đối lập với cái mênh mông, rộng lớn của đất trời Tây Bắc Cái ngột ngạt, tù

Trang 6

túng trong căn buồng Mị nằm đối lập với một thế giới bên ngoài lồng lộng củamây trời, gió núi, của hương hoa rừng Tây Bắc, nó đối lập với cái giàu có, tấp nậpcủa nhà thống Lí Pá Tra Nó không phải là căn buồng của cô con dâu nhà giàu cónhiều tiền nhiều thuốc phiện nhất vùng mà đó là chỗ ở của con ở, thậm chí khôngbằng con ở Căn buồng ấy giống như một miền đời bị quên lãng

Trong căn buồng ấy, chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà vănkhắc họa thật rõ nét: Mị sống câm lặng như đá núi “ không nói”, lầm lụi, chậmchạp trơ lì như “ con rùa” quẩn quanh nơi xó cửa Nếu ở trên, Mị có lúc tưởngmình là “con trâu con ngựa” - nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khổ cực vì laođộng vất vả thì hình ảnh “ con rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về thân phận bị

đè nén, bị bỏ quên Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian: chỉ thấy trăngtrắng không biết là sương hay là nắng Cuộc sống của Mị không có sắc màu, âmthanh, không có cả ngắn dài thời gian, không chia biệt đêm ngay

Không chỉ có thể, Mị còn không có ý thức về sự sống đợi đến bao giờ chếtthì thôi Phải chăng thứ ngục thất tinh thần ấy đã làm héo mòn, tàn úa từng ngàytừng tháng tâm hồn Mị Mị sống như loài thảo mộc cỏ cây không hương khôngsắc, lay lắt, dật dờ, vô hồn, vô cảm Không còn nữa một cô Mị đẹp như đóa bantrắng của núi rừng Tây Bắc vừa thắm sắc, đượm hương, một người cô Mị khaokhát tình yêu và tự do có ý thức sâu sắc về quyền sống, từng thiết tha xin cha “đừng gả con cho nhà giàu”, từng có ý định ăn lá ngón là kết thúc chuỗi ngày sống

mà như chết Như vậy, vượt lên trên nghĩa tả thực về không gian sống của MỊ, cănbuồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khátvọng sống, khát vọng tự do của đời Mị

Chi tiết đó đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà Nhà văn đã tốcáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đầy đọa con người, làm tê liệt quyền sống,quyền khao khát hạnh phúc của họ Đồng thời, Tô Hoài bày tỏ tấm lòng xót xathương cảm cho số phận người phụ nữ vùng núi cao Tây Bắc khi Cách mạng chưa

về Đó cũng là cảm hứng nhân đạo quen thuộc trong văn học

Nếu hình ảnh căn buồng Mị nằm là một trong những chi tiết có sức ám ảnh ởtruyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nhất thì hình tượng tiếng sáo đêm tình mùa xuânlại có sức quyến rũ lòng người nhất Hình tượng tiếng sáo nằm ở phần giữa tácphẩm, ngòi bút Tô Hoài đã rất dụng công để miêu tả những thanh âm của tiếngsáo vùng núi cao Tây Bắc trong đêm tình mùa xuân Sau những chuỗi ngày sống

Trang 7

chỉ mang ý nghĩa của sự tồn tại,tê liệt, chai lì cái nồng nàn của lửa, của men rượu,cái tươi vui chộn rộn của mùa xuân Hồng Ngài đã đánh thức tâm hồn Mị, tiếng sáo

đã vọng đến đôi tai Mị Tiếng sao được miêu tả từ xa đến gần, với những cung bậckhác nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầulàng, tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị , rập rờn tiếng sáo, tiếngsáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi

Trước hết, đây là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núicao Tây Bắc, khiến người ta liên tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của núirừng trong những đêm xuân ở Hồng Ngài Nếu Tây Nguyên có tiếng cồng, tiếngchiêng âm vang khắp bản làng, rừng núi, nếu miền quê đồng bằng Bắc Bộ có tiếngtrống chèo, tiếng hát giao duyên, tiếng đàn bầu thánh thót thì với những người dânTây Bắc, họ vốn ít nói, kiệm lời, họ gửi lòng mình vào tiếng khèn, tiếng sáo, tiếngkèn môi, thổi lá để trao gửi tâm tình, để mời gọi bạn yêu Tiếng sáo vang lên vớinhững cung bậc khác nhau, khi xa khi gần, khi trầm bổng khoan thai, khi rập rờn,khi lấp ló…Âm thanh tiếng sao vang lên những ca từ mộc mạc thể hiện lẽ sốnghồn nhiên, yêu đời, phóng khoáng của những con người nơi đây “ Mày có con trai,con gái ta đi tìm người yêu…” Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộcsống trăm đắng ngàn cay với nỗi đời cơ cực của con người nơi đây, khiến mảnhđất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu trở nên gần gũi, thơ mộng

Không dừng lại ở ý nghĩa tả thực, chi tiết tiếng sáo góp phần diễn tả vẻ đẹptâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng

Mị thiết tha, bổi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽnồng nàn của người con gái đã trở về Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống,

Mị ý thức hiện tại mình vẫn còn trẻ, Mị ý thức về quyền hạnh phúc “ Mị muốn đichơi”, Mị sửa soạn vào nhà…Tiếng sáo khiến Mị quên đi thực tại khổ đau: khi Mịđịnh ăn lá ngón để chết ngay chứ không muốn nghĩ về ngày trước nữa thì tiếng sáolửng lơ ngoài đường lại đưa Mị trở về với niềm khát sống, khi bị trói đứng cả đêm,tâm hồn Mị vẫn bay bổng cùng tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi.Nếu căn buồng Mị nằm biểu tượng cho thứ ngục thất tinh thần giam hãm đời Mị,thì hình tượng tiếng sáo trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng tự do, khátvọng sống, khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị

Chi tiết góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn và thành công củangòi bút Tô Hoài Đó là tấm lòng nâng niu trân trọng của nhà văn đối với nét đẹp

Trang 8

văn hóa của và vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc Chi tiết giàu chất thơ, lai láng

dư vị trữ tình có sức sống lâu bền trong tâm hồn người đọc

2.2 Chi tiết “nụ cười và nước mắt”, chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn

“Vợ nhặt” của Kim Lân

Chọn nạn đói năm 1945 – trang sử bi thương nhất của lịch sử dân tộc làmbối cảnh của câu chuyện, Kim Lân đã kể cho ta nghe một câu chuyện lạ lùng nhấttrong cuộc sống : chuyện anh Tràng bỗng nhiên có người đàn bà về trong nhữngngày tối sầm vì đói khát ấy Chính tình huống độc đáo và éo le ấy đã nảy sinh baonét tâm lí ngổn ngang, bao niềm vui, nỗi buồn Và hình ảnh nụ cười, nước mắt trở

đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm được coi là những chi tiết nghệ thuật đặc sắcgóp phần thể hiện tài năng của Kim Lân trong việc khắc họa tâm lí nhân vật và thểhiện tư tưởng nhà văn, chủ đề tác phẩm

Hình ảnh nụ cười được nhà văn nhắc đến nhiều lần khi khắc họa chân dungnhân vật Tràng Khi đẩy xe bò thóc hắn vuốt mồ hôi trên mặt cười, trên đường dẫnngười vợ nhặt về: hắn tủm tỉm cười, hai con mắt sáng lên lấp lánh,khi trẻ con trêuchọc Tràng bật cười Bố ranh Khi người vợ nén tiếng thở dài trước quang cảnh củanhà Tràng, hắn “ quay lại nhìn thị cười cười” Bà cụ Tứ về, Tràng tươi cười mời

mẹ ngồi lên giường…

Nụ cười của Tràng đã góp phần khắc họa tính cách, tâm lí tính cách thuầnphác, nhân hậu, yêu đời của gã trai quê mùa, thô kệch; nói cùng ta niềm hạnhphúc, sung sướng của con người trong tận cùng đói khát vẫn không thôi khao kháttình yêu, tổ ấm gia đình Đặt trong bối cảnh của câu truyện viết về nạn đói thảmthương 1945, hình ảnh nụ cười của Tràng (lặp lại 8 lần) giống như cơn gió mátlành làm dịu đi cái căng thẳng ngột ngạt, cái trăm đắng ngàn cay của con ngườingày đói, thể hiện cái nhìn lạc quan, niềm hi vọng của nhà văn vào cuộc sống Phảichăng, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp giản dị: chỉ có tình yêu thương mới cóthể mang đến niềm vui, nụ cười hạnh phúc cho con người

Bên cạnh việc khắc họa tâm lí của Tràng qua nụ cười, Kim Lân cũng chú ýnét tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ qua chi tiết giọt nước mắt Khi hiểu ra cơ sự nhặt

vợ của con “ kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”.Khi lo lắngcho cảnh ngộ đói khát của chúng: bà cụ nghẹn lời không nói, nước mắt cứ chảyxuống ròng ròng Khi nghe thấy tiếng trống thúc thuế, bà vội ngoảnh mặt đi, bàkhông muốn để con dâu nhìn thấy bà khóc

Trang 9

Giọt nước mắt của bà cụ Tứ góp phần thể hiện nỗi xót xa của người mẹtrước cảnh ngộ của con lấy vợ giữa “tao đoạn” và số phận không được bằng người.Việc lấy vợ của con là vui nhưng vì cái cái đói, cái chết mà khiến bà xót xa, tủithân, tủi phận Giọt nước mắt khổ đau ấy như lời kết án sâu sắc thực dân Pháp,phát xít Nhật đẩy dân ta đến thảm cảnh cùng cực đó.

Giọt nước mắt cho thấy tấm lòng chan chứa yêu thương con của người mẹ,những giọt nước mắt như cố kìm nén ( rỉ ra hai dòng nước mắt, ngoảnh vội rangoài) Thương con, mừng lòng trước hạnh phúc của con, bà đào sâu chôn chặt,dấu đi nỗi lo lắng, bà khóc thầm, khóc vụng, để rồi chỉ nói những lời yêu thương,động viên con

Nụ cười – nước mắt là biểu hiện của hai trạng thái cảm xúc đối lập nhaunhưng cùng lấp lánh ánh sáng của tình người, của tình yêu thương giữa nhữngngày đói khát, chúng góp phần thể hiện sự éo le của tình huống truyện, làm nên giátrị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc Khắc họa hình ảnh giàu ý nghĩa đó, Kim Lânchứng tỏ là nhà văn thấu hiểu tâm lí nhân vật, biệt tài xây dựng những chi tiết nghệthuật nhỏ nhưng hàm chứa tầng ý nghĩa sâu sa, thể hiện quan niệm sáng tác “ quý

hồ tinh, bất quý hồ đa”

Không chỉ thành công ở chi tiết nụ cười, nước mắt, Kim Lân cũng để lạitrong ấn tượng đạm nét trong tâm trí người đọc ở hình tượng nồi cháo cám Nhàvăn đã để cho cái đói quay quắt se duyên cho một mối tình nhưng cũng đẩy họđến bên bờ vực: liệu có nuôi nổi nhau qua cái thì tao đoạn này không Bữa cơmđón nàng dâu mới minh họa rõ nét hơn cho cái thực trạng thảm thương của nhữngcon người khốn khó đó: giưã cái mẹt rách chỉ có niêu cháo loãng, một lùm rauchuối thái rối, đĩa muối trắng và nồi cháo cám Cháo cám dẫu được mẹ già sangtrọng gọi là chè khoán nhưng vẫn không sao xua được cảm giác đắng ngắt, chát xítnơi cổ họng, không sao nén được nỗi tủi hờn dâng lên trong tâm trí mỗi người Bátcháo cám như đập tan cái không khí vui tươi ở phần đầu bữa ăn Hiện thực về cáiđói vô cùng khốc liệt và ám ảnh một lần nữa xuất hiện, đe dọa hạnh phúc của conngười Thứ hạnh phúc bé nhỏ, mong manh vừa mới nhen nhúm ngay lập tức bị đedọa bởi cái đói Nỗi xót xa, buồn tủi thấm trong trang văn của Kim Lân như lansang người đọc

Nhưng vượt lên trên nghĩa tả thực, bát cháo cám còn làm ngời sáng trước mắt

ta tấm lòng, tình cảm của người mẹ già khốn khó Bà cụ Tứ vừa múc cháo, vừa

Trang 10

đùa vui: “ Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” Nào phải bà không thấu cái vị đắngngắt, chát xít của cháo cám, đâu phải bà không hay về tương lai mù xám củanhững đứa con mình? Người mẹ già ấy đã có nén lại nỗi lo lắng thắt lòng chotương lai đôi trẻ, đã vượt qua mọi sượng sùng, ngần ngại với người con dâu về giacảnh nhà mình để khơi dậy chút nguuồn vui cho không khí gia đình Bên tận cùngnỗi xót xa, ta lại cảm động vô cùng trước mênh mông tấm lòng người mẹ Hơnnữa, chẳng phải ngẫu nhiên Kim Lân lại để cho người mẹ già nua tuổi tác, xế bóngngả chiều lại là người khơi niềm vui trong thảm cảnh ngày đói Là Kim Lân thấylửa, khơi lửa và tin rằng có lửa ngay trong đống tro tưởng sắp lụi tàn, thấy mầmxanh sự sống chẳng những vươn lên từ thân non hay một đời cây cường tráng màcòn khỏe khoắn vươn lên từ chính một gốc cây sắp tròn cổ thục Không nghi ngờ

gì nữa, món chè khoán của bà cụ Tứ làm một chi tiết Kim Lân trọn vẹn gởi traoniềm tin và khát vọng sống của con người

Chi tiết bát cháo cám cũng thể hiện khát khao hạnh phúc gia đình của ngườiđàn bà vô danh Ta hiểu thị nhắm mắt đưa chân không đơn thuần vì miếng ăn, thịkhông bỏ đi khi chứng kiến gia cảnh bần hàn của Tràng, nay ta càng thấu hiểu sâusắc hơn cái khát vọng có một bến đỗ cho con thuyền phiêu dạt, một tổ ấm dừngchân nơi thị trong cái cử chỉ “ điềm nhiên và vào miệng miếng cháo cám” Cái cửchí và thái độ ấy cho thấy thị thật ý tứ, sẵn sàng đồng cam cộng khổ với gia đìnhTràng Hạnh phúc mong manh vừa nhen nhóm ấy, phải chăng cần lắm những đôibàn tay nâng niu như vậy Lời nói của bà cụ Tứ và hành động của người con dâuchính là cách những người phụ nữ giữ gìn, bảo vệ và vun đắp cho niềm hạnh phúcvừa mới chớm nở

Sáng tạo chi tiết bát cháo cám, Kim Lân không chỉ gợi lại sinh động thảmtrạng ngày đói năm nào mà nhà văn còn muốn ca ngợi tình người nồng thắm nơinhững tấm lòng thuần hậu, chất phác Trong cảnh đói bi thương ấy, họ vẫn khôngthôi yêu thương, vẫn nương tựa vào nhau cùng sẻ chia và cùng hi vọng

2.3 Chi tiết đôi bàn tay Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của NguyễnTrung Thành

Bén duyên văn tự với mảnh đất Tây Nguyên, nhà văn đất Quảng đã viếtRừng xà nu như một lần nữa khẳng định với người đọc: ông là nhà văn của mảnhđất Tây Nguyên Khơi nguồn cho xúc cảm của người nghệ sĩ, bên cạnh hình tượng

xà nu, đôi bàn tay T nú cũng lấp lánh sắc màu ý nghĩa

Trang 11

Đôi bàn tay T nú xuất hiện khá nhiều lần trong Rừng xà nu như hình ảnhhoán dụ nói cùng ta số phận và phẩm chất của người anh hùng Tnú Đôi bàn tayTnú dắt Mai lên rẫy trồng tỉa, xách xà lét giấu gạo cơm nuôi giấu cán bộ, bàn taymang đá trắng ba ngày từ đỉnh núi Ngọc Lĩnh trở về, bàn tay lấy đá tự đập vàođầu mình trừng phạt vì học mãi không được cái chữ của cụ Hồ…Đôi bàn tay ấythể hiện con người có ý chí, gan góc, một lòng trung thành với Đảng, với Cáchmạng.

Đó còn là đôi bàn tay chở che, yêu thương mẹ con Mai, bàn tay gắn bó máuthịt với quê hương xứ sở Sau 3 năm đi lực lượng, về đến con suối đầu làng, chínhđôi bàn tay ấy đã vục dòng nước mát quê hương để rửa mặt, để xúc động tronghoài niêm

Bàn tay T nú còn là bàn tay tín nghĩa không biết phản bội Sa vào tay giặc khicòn là cậu bé liên lạc, đôi bàn tay ấy đặt lên bụng mà chắc nịch khẳng định: “ cộngsản ở đây” Đôi bàn tay ấy đã thể hiện sâu sắc một lòng tín nghĩa, chí tình với cáchmạng

Nhưng bàn tay Tnú xuất hiện trong tác phẩm đâu chỉ trong hình hài lành lặn,đôi bàn tay đau thương đầy ám ảnh Ai đọc Rừng xà nu dù một lần thì chắc khó

có thể quên hình ảnh mười ngón tay Tnu rừng rực cháy lửa xà nu như mười ngọnđuốc “ Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay Anh nghe lửa cháytrong lồng ngực, trong bụng mình” Diệu kì thay, chính trong thử thách đauthương ấy lại tỏa sáng mạnh mẽ ý chí, nghị lực phi thương, sự gan góc kiên cườngcủa người anh hùng Bàn tay đau thương ấy trở thành vết thương chưa khi nào liềnmiệng, là bằng chứng tội ác của kẻ thù, nó cũng trở thành mối di hận cả đời Tnúmang theo

Bàn tay ấy còn tỏa sáng chân lí của thời đại cách mạng mà nhà văn muốn gửigắm: Tnú và người dân quê anh thất bại trước Mĩ Diệm bởi bàn tay anh và họ chỉ

có tay không và đơn thương độc mã Đau thương là kết cục tất yếu khi kẻ thù cầmsúng ta chưa cầm giáo mác Và khi có giáo mác trong tay, sức sống tinh thần quậtcường trong Tnú cũng dân làng lại bừng dậy Xác mười tên giặc ngổn ngangquanh đống lửa xà nu Rồi Tnú đi lực lượng và với chính bàn tay tật nguyền ấy,anh đã bóp chết tên tướng chỉ huy trong hầm cố thủ Bàn tay Tnú vì thế còn là biểutượng cho sức mạnh quật cường của người Tây Nguyên: từ trong đau thương màmạnh mẽ vừng lên, vươn dậy

Trang 12

Xây dựng chi tiết đôi bàn tay Tnú, Nguyễn Trung Thành tha thiết ngợi caphẩm chất cao quý của người anh hùng và cũng là của chính người dân TâyNguyên ông từng tha thiết yêu thương và gắn bó Bàn tay Tnu có thể xem là mộtđiển hình nghệ thuật độc đáo kết tinh tài năng, tâm huyết của người con TâyNguyên – Nguyễn Trung Thành.

“Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vai trò quan trọng như một chữ trong mộtbài thơ tứ tuyệt Trong đó, có những chữ đóng vai trò đặc biệt như nhãn tự trongthơ vậy” ( Nguyễn Đăng Mạnh) Bàn tay T nú hẳn cũng là nhãn tự đặc biệt để tatrông nhìn soi chiếu phẩm chất người anh hùng

3 Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX

3.1.Chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật” trong bộ lịch cuối năm trong truyện “Chiếcthuyền ngoài xa”

Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng Truyện ngắn củaNguyễn Minh Châu sau 1975 đạt được sự hàm súc, đa nghĩa một phần là nhờ nhàvăn đã sáng tạo được những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị biểu tượng Tác phẩmChiếc thuyền ngoài xa là một trường hợp như vậy

Hình ảnh tấm ảnh trong bộ lịch cuối năm đã khép lại tác phẩm nhưng đọnglại mãi với những suy tư, tự nghiệm của nghệ sĩ Phùng và người đọc: “Khôngnhững trong bộ lịch năm ấy …hoà lẫn trong đám đông” Không khó khăn mấyngười đọc cũng nhận thấy ở đây dường như có hai bức ảnh trong một khuôn hình Trước hết đó là một bức ảnh thuần nghệ thuật dành cho những nhà sành nghệthuật: Một bức ảnh mang vẻ đẹp toàn mĩ, vốn là một cảnh đắt trời cho, kết tinhcông phu và sự may mắn của người nghệ sĩ (sau hàng tuần mai phục, Phùng đãchộp được) Một bức ảnh về con thuyền được chụp từ ngoài xa với vẻ đẹp hài hoàgiữa con người và cảnh vật Một cảnh đẹp được ghi lại bằng một ấn tượng thuầntuý nghệ thuật Một bức ảnh không chỉ đem đến một niềm hạnh phúc cho ngườisáng tạo mà còn đủ sức thuyết phục với cả những nhà sành nghệ thuật và có sứcsống lâu bền “ mãi mãi về sau”…

Đằng sau bức ảnh nghệ thuật đó là một bức ảnh cuộc sống hiện thực trầntrụi, lam lũ mà trung tâm là hình ảnh người đàn bà vùng biển cao lớn với dángngười thô kệch…bước những bước chậm rãi, bàn chân đặt trên mặt đất chắc chắn,

Trang 13

hoà lẫn trong đám đông Một hình ảnh không còn thơ nữa mà rất đời Hình ảnhnày đã trở thành một ám thị đối với Phùng “mỗi lần ngắm kĩ tôi vẫn thấy” Nhưngtại sao chỉ riêng Phùng mới thấu thị như vậy mà những người khác thì không?Phải chăng vì Phùng biết nhìn kĩ, nhìn lâu, nhìn thẳng; biết nhìn xuyên qua màuhồng hồng của ánh sương mai, nhìn cho ra được những “thô kệch, ướt sũng, nhợttrắng, bạc phếch ” Và điều quan trọng nhất là Phùng biết nhìn bằng trải nghiệm.Hay nói khác đi Phùng không chỉ nhìn mà còn sống trong cuộc đời, đau đáu nỗiđau của người đàn bà hàng chài, lắng nghe câu chuyện của chị

Dùng nghệ thuật tương phản kết hợp với một chút phi lí (bức ảnh đen trắngnhưng lại nhìn ra màu hồng hồng), Nguyễn Minh Châu đã dựng lên một ẩn dụnghệ thuật với bao nhiêu thông điệp, nhận thức:

Thứ nhất, nghệ thuật cất lên từ cuộc sống nhưng giữa cái đẹp của nghệ thuật

và cuộc sống luôn có khoảng cách Đôi khi ngay đằng sau cái đẹp mơ màng vàtưởng như toàn bích kia lại chứa đựng trong đó những hiện thực cuộc sống cònđầy khiếm khuyết, nhức nhối Không cẩn thận cái đẹp thuần tuý nghệ thuật lại trởthành cái đẹp giả dối…

Thứ hai, cần phải nhìn thẳng vào cuộc sống dù nó không phải thơ mộng nhưchúng ta muốn

Thứ ba, cần phải kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống, muốnphản ánh trung thực cuộc sống người nghệ sĩ phải đi đến với cuộc đời, cúi xuốngthật gần những số phận cá nhân vốn nhiều bi kịch, lắng nghe câu chuyện của họ…Chi tiết này đã gieo ra một tình huống tự nhận thức mà ở đó người ta thấy rõhơn về nhân vật Phùng: Phùng không phải tìm kiếm ở đâu mà anh đang cày xới,lật lại, đào sâu hơn vào chính bức ảnh của mình, chính thứ nghệ thuật tưởng như

đã hoàn mĩ của mình Không ai bắt anh làm thế và không ai biết anh làm thế,nhưng với trách nhiệm, lương tâm của một nghệ sĩ chân chính buộc anh phải liêntục trăn trở như vậy Con người Phùng hay cũng chính hình ảnh tác giả bởi nhàvăn đã từng đặt mệnh lệnh cho mình: Không có quyền miêu tả cuộc sống một cáchhời hợt Sự lo lắng cho con người đã trở thành nỗi quan hoài thường trực

Không phải đến cuối chi tiết bức hình mới xuất hiện và cũng không phảingẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu lại kết thúc truyện ngắn của mình bằng chi tiếtnày: Phùng nhận nhiệm vụ chụp ảnh cho bộ lịch cuối năm là anh đã khoác vàomình một thiên chức quan trọng của nghệ thuật (làm sao phải đẹp để thoả mãn nhà

Ngày đăng: 23/10/2024, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w