Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ trắng: – Chúng ta đã có những thông tin gì về vấn đề này?... Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong kế hoạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -BÀI TẬP NHÓM MÔN RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH
TƯ DUY 6 CHIẾC MŨ
Nhóm 6
STT Họ và tên Mã học viên
1 Trương Thu Hoài CH310902
2 Nguyễn Đức Huy CH310914
3 Hoàng Việt Hưng CH310941
4 Dương Thu Hương CH310947
5 Trần Thị Liên CH311344
- Hà Nội – 2023 –
MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY 2
Trang 21.1 Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là gì? 2
1.2 Các bước tiến hành 6 chiếc mũ tư duy 5
1.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp tư duy 6 chiếc mũ 6
II ỨNG DỤNG TƯ DUY 6 CHIẾC MŨ 6
2.1 CHIẾC MŨ TRẮNG 7
2.2 CHIẾC MŨ ĐEN 8
2.3 CHIẾC MŨ VÀNG 9
2.4 CHIẾC MŨ XANH LÁ 11
2.5 CHIẾC MŨ ĐỎ 11
2.6 CHIẾC MŨ XANH DƯƠNG 12
2.7 KẾT LUẬN 13
Trang 3I GIỚI THIỆU 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY
“6 chiếc mũ tư duy” là một phương pháp hỗ trợ tư duy được Tiến sỹ Edward de Bono phát triển
lần đầu năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinkings Hats” xuất bản năm 1985 Đây là một công cụ tư duy có tác dụng giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn để đưa ra quyết định tốt hơn.
1.1 Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là gì?
Khi có thể đánh giá sự việc từ nhiều phía, bạn có thể nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà
bình thường bạn có thể không chú ý đến Nếu áp dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn
có thể giải quyết vấn đề dựa trên các góc nhìn đã đề cập Bạn sẽ kết hợp được nhiều kỹ năng của bản thân: tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng Đồng thời, bạn giảm thiểu được khả năng xung đột khi nhiều người tranh luận về một vấn
đề nào đó Phương pháp này có thể áp dụng riêng cho một cá nhân hay một nhóm thảo luận
Mũ trắng – Khách quan
Mũ trắng tượng trưng cho một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu Khi tưởng tượng đang đội mũ trắng, bạn cần suy nghĩ về các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề đang giải quyết Tập trung suy nghĩ trên thông tin có được, làm sao để có được những thông tin và dữ liệu còn thiếu Khi đội
“mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên dữ kiện có sẵn
Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ trắng:
– Chúng ta đã có những thông tin gì về vấn đề này?
Trang 4– Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
– Chúng ta đang còn thiếu những thông tin, dữ kiện nào? Làm sao để có được chúng?
Mũ đỏ – Trực giác
Mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các giải thích, lý lẽ của bản thân về vấn đề đang giải quyết dựa trên trực giác, cảm xúc mà không cần chứng minh logic Chỉ cần đưa ra các suy nghĩ trong đầu, không phải giải thích Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác
và cảm xúc Đồng thời, cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn
Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ đỏ:
– Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
– Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
– Tôi thích hay không thích vấn đề này?
Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối
Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn Khi đội mũ đen ta sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi sai, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, thái đội bi quan Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chỉ
ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta hoặc tượng trưng cho “sự thận trọng” giúp chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi Chiếc mũ đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo của chúng ta tránh được các rủi
ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong kế hoạch hoặc quá trình tiến hành công việc, qua đó điều chỉnh cách giải quyết hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến
Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến
họ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên thường không có sự chuẩn bị chu đáo Phương pháp tư duy “mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này
Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ đen:
– Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
Trang 5– Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
– Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
Mũ vàng – Tích cực
Là hình ảnh tượng trưng của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị và lợi ích Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan có tính logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án hay vấn đề Khi đội “mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại Tư duy mũ vàng giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục cố gắng khi công việc vấp phải khó khăn, trở ngại
Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ vàng:
– Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
– Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
– Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?
Mũ xanh lá cây – Sáng tạo
Màu xanh gợi liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển Vì thế, chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo Khi đội mũ này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng sáng tạo cho vấn đề đang thảo luận hoặc cần giải quyết Lối tư duy tự do
và cởi mở khi đội “mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề
Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ xanh lá cây:
– Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
– Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
– Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
– Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
Mũ xanh dương – Tiến trình
Ý nghĩa của mũ xanh dương là hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con mắt bao quát Mũ xanh dương sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc mũ khác – tổ chức tư duy
Nó sẽ kiểm soát tiến trình tư duy Đây là chiếc mũ mà người chủ tọa sẽ đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, người đội mũ xanh dương linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “mũ xanh lá cây” Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “mũ đen”
Trang 6Một số câu hỏi có thể sử dụng trong tư duy mũ xanh dương:
Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm: Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?
– Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận
– Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch
– Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
– Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
– Chúng ta có cần thêm thời gian? Cần thêm thông tin gì để giải quyết vấn đề?
Nguyên tắc: Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề Mỗi lần đội mũ tức là người đội
sẽ chuyển sang một cách tư duy mới Nếu bạn chủ trì nhóm thảo luận thì luôn đảm bảo tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu
1.2 Các bước tiến hành 6 chiếc mũ tư duy
Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý để giải quyết vấn đề Tùy theo tính chất của vấn đề mà người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội mũ màu gì Người chủ trì sẽ lần lượt chia thời gian tập trung ý cho mỗi mũ màu Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghị góp thêm ý vào cho 1 mũ màu nào đó (tuy vậy vẫn phải giữ đủ thời lượng cho mỗi mũ màu)
Bước 1 (Mũ trắng): Tất cả các ý kiến đóng góp vào chỉ chứa sự thật, bằng chứng hay dữ kiện,
thông tin Đội mũ này tức là: “Hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy tập trung nhìn vào cơ sở dữ liệu”
Bước 2 (Mũ xanh lá cây): Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết Các sáng tạo, các cách thức
khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi
Bước 3: Đánh giá các ý kiến
– Dùng mũ xanh lá cây để đánh giá các giá trị cuả các ý kiến đã đưa ra
– Dùng mũ vàng để viết ra danh mục các lợi ích đạt được: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích?
– Đội mũ đen để viết các đánh giá và các lưu ý
– Mũ đen là mũ có giá trị nhất Nó có tác dụng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo Mũ đen là khi ta tính đến sự hợp lý
Trang 7Bước 4 (Mũ đỏ): Viết ra hoặc bày tỏ các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác Mũ đỏ
cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa
Bước 5 (Mũ xanh da trời): Tổng kết và kết thúc buổi làm việc
– Mũ xanh da trời là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến “đội cho tôi cái mũ xanh lá cây, tôi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về cái mũ xanh này”)
Lưu ý: các bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà có thể
thay đổi linh hoạt tùy vào từng trường hợp
1.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp tư duy 6 chiếc mũ
Ưu điểm
Phương pháp tư duy “6 chiếc mũ” cho phép chúng ta đơn giản hóa lối tư duy, mọi người chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm, nhờ đó hướng đưa tư duy của mọi người cùng hướng về một phía, tránh sự tranh cãi và hao phí sức lực của nhau Đây là một phương pháp đơn giản mà đem lại hiệu quả to lớn: không những tìm được cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất trong một thời gian ngắn, mà còn không ảnh hưởng đến cái tôi của mỗi người
Nhược điểm
Trong một số trường hợp, điều hành cuộc họp theo phương pháp 6 chiếc mũ tư duy có thể gây ra gượng gạo, hơn nữa phương pháp này cũng đòi hỏi tính toán thời gian chính xác để không bị kéo dài thời gian thảo luận Phương pháp này phù hợp với trường hợp cần giải quyết vấn đề hệ trọng, cần tham khảo ý kiến của nhiều người Những cuộc họp ngắn, không có nhiều thời gian cần xem xét phương pháp này có thật sự phù hợp hay không
II ỨNG DỤNG TƯ DUY 6 CHIẾC MŨ
Nhóm 6 thảo luận về vấn đề nghiện mạng xã hội để tìm phương pháp giải quyết vấn đề.
Nghiện mạng xã hội là một quá trình sử dụng Internet quá nhiều thời gian và mang tính gây hại Những người sử dụng mạng xã hội ở mức không thể kiểm soát gây ra các tác động tiêu cực đến cuộc sống và công việc của họ
Triệu chứng: Luôn bận tâm ,cảm thấy bứt rứt khi không sử dụng mạng xã hội Cố gắng ngừng hoặc giảm mức sử dụng mạng xã hội nhiều lần mà không thành công Mất hứng thú với các hoạt động khác Tiếp tục sử dụng mạng xã hội bất chấp hậu quả tiêu cực Sử dụng mạng xã hội để
Trang 8giảm bớt tâm trạng xấu Nói dối về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội của họ.
2.1 CHIẾC MŨ TRẮNG
Dữ liệu về thời gian sử dụng mạng xã hội của thanh thiếu niên
– Kết quả khảo sát về thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của thanh, thiếu niên thể hiện top 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là: từ 1-3 tiếng (35,7%); từ 3-5 tiếng (25,7%); trên 5 tiếng chiếm (22,6%); trong khi sử dụng ít hơn 1 tiếng chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,0%)
– Trong một nghiên cứu gần đây, 85% người có dùng mạng xã hội truy cập vào những trang này
ít nhất một lần mỗi ngày và 70% người thừa nhận rằng họ phải đăng nhập vào mạng xã hội đầu tiên ngay khi vừa mở máy tính hoặc thiết bị di động
Thanh thiếu niên dùng mạng xã hội vào việc gì
– Họ dùng mạng xã hội để liên lạc, tìm kiếm và chia sẻ thông tin, giải trí và học tập
Ta có những thông tin gì về nghiện mạng xã hội
– Mạng xã hội luôn có những tính năng và dịch vụ hấp dẫn để níu chân các thành viên Chính vì vậy, người dùng tuy có quyền tự do ngừng tham gia mạng xã hội bất kỳ lúc nào nhưng lại rất khó thực hiện được Mạng xã hội còn trở thành phòng “thí nghiệm ảo” để ghi lại toàn bộ phản ứng của người dùng trước các kích thích mới, như một kiểu nghiên cứu thị trường và khách hàng mà
Trang 9các doanh nghiệp đối tác đang nhắm tới.
2.2 CHIẾC MŨ ĐEN
Nguy cơ khi nghiện mạng xã hội :
Gặp vấn đề về sức khỏe và thể chất
Rối loạn tâm lý trầm cảm lo âu, rối loạn tăng động thiếu chú ý, không muốn giao tiếp xã hội, rối loại giấc ngủ, béo phì, các bệnh về mắt như cận thị, khô tuyến lệ
Lừa đảo,quấy rối qua mạng xã hội
Đây là hành động sử dụng công nghệ thông tin để làm tổn hại hay quấy rối người khác có chủ ý Các mạng xã hội cung cấp các thông tin của người dùng để những kẻ xấu lợi dụng để chiếm được lòng tin và sau đó khủng bố họ
Kẻ xấu giả mạo thành người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc hack tài khoản hoặc dùng hình ảnh người khác tạo lòng tin cho con mồi để lừa đảo
Hội chứng sợ bị bỏ rơi FOMO (Fear of Missing Out)
Fear of Missing Out (FOMO) là một hội chứng được sinh ra cùng lúc với Facebook Đây là một trong những ảnh hưởng tiêu cực phổ biến nhất của mạng xã hội Hội chứng FOMO về cơ bản là một dạng cảm xúc lo âu, lo sợ về bản thân sẽ bỏ lỡ thứ gì đó
Nỗi sợ này sẽ liên tục được thúc đẩy khi tham gia vào mạng xã hội Khi tham gia vào mạng xã hội, bạn sẽ thấy mọi người có nhiều niềm vui hơn mình, dẫn đến lo sợ bỏ lỡ những thứ đó Và đây chính xác là nguyên nhân dẫn đến Hội chứng FOMO
Ảo tưởng không thực tế
Mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram và Snapchat khiến người dùng hình thành các mong muốn không thực tế về cuộc sống và Những nền tảng mạng xã hội này thiếu tính xác thực trực tuyến Con người có xu hướng khoe khoang, sống ảo Nhiều người ảo tưởng về khả năng, năng lực thực sự của mình Thay vì cố gắng học tập kiến thức giới trẻ cố gắng câu view trên các đoạn clip Tiktok
– MXH không được kiểm duyệt gắt gao về nội dung gây ảnh hưởng tới trẻ em khi xem những nội dung không phù hợp
– MXH hẹn hò gây ảnh hưởng đến đời sống văn hóa Thông tin về đối tượng hẹn hò chưa chắc
đã là trung thực và những cuộc hẹn chớp nhoáng ảnh hưởng thuần phong mỹ tục của người Việt
Trang 10– Giấc ngủ không được ngon.
Ngoài việc khiến lo âu và trầm cảm gia tăng, việc dành nhiều thời gian trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ Mạng xã hội thường được mô tả có tính gây nghiện hơn cả thuốc lá và rượu đặc biệt là một số mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Instagram và Zalo
– Giảm tương tác với con người và xã hội;
– Nghiện MXH người ta sẽ không muốn lao động;
– Thiếu riêng tư và bảo mật Thông tin của bạn có thể bị bán dùng cho mục đich khác
Những khó khăn khi không dùng mạng xã hội
– Không cập nhật tin tức và xu thế kịp thời
– Không có nơi chia sẻ cảm xúc
– Khó gặp lại bạn bè người thân mất liên lạc
– Khó khăn cho kinh doanh và quảng cáo
2.3 CHIẾC MŨ VÀNG
Lợi ích của mạng xã hội trong cuộc sống
Qua những tác hại của MXH với thanh thiếu niên, chúng ta cần lạc quan và công bằng nhìn ra những lợi ích của MXH với giới trẻ cách riêng và mọi người nói chung
Mạng xã hội giúp kết nối các mối quan hệ
Hiện nay, các mạng xã hội trở thành nơi mà người dùng sử dụng để kết nối với nhau Đây là nơi chúng ta có thể gặp mặt người thân, bạn bè mặc dù cách xa về mặt địa lý, mạng xã hội giúp duy trì các mối quan hệ thân thiết và tạo lập, xây dựng các mối quan hệ mới
Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ Nó giúp cho chúng ta dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm những thông tin, tin tức dù mới hay đã cũ Bạn có thể tìm kiếm một vấn đề nào đó mà bạn quan tâm bằng cách search trên Google sẽ có rất nhiều trang web hiện ra chứa đựng những thông tin liên quan Đặc biệt với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay thì Internet và mạng xã hội giúp cho các quốc gia quản lý, điều hành kinh tế, xã hội và giải phóng sức lao động của con người
Mạng xã hội giúp người dùng cập nhật tin tức, kiến thức và xu thế
Mạng xã hội là nơi cập nhật những thông tin, xu thế mới trong đời sống hằng ngày Thông qua mạng xã hội người dùng dễ dàng cập nhật được thông tin, kiến thức lĩnh vực mà người dùng quan