1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm ̣́ môn luật doanh nghiệp nhóm bạn thân an, định, huyền, hải, tuấn dự định

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập nhóm: Nhóm bạn thân An, Định, Huyền, Hải, Tuấn dự định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ
Tác giả An, Định, Huyền, Hải, Tuấn
Trường học Học viện Phụ nữ Việt Nam, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật Doanh nghiệp
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 878,22 KB

Nội dung

+ Loại hình doanh nghiệp; + Tên riêng.- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty c

Trang 1

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

Trang 2

 Tổng số sinh viên của nhóm: 8

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số: ……… Kết quả như sau:

Trang 4

Đề 8:

Nhóm bạn thân An, Định, Huyền, Hải, Tuấn dự định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ có trụ sở tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Trong cơ cấu góp vốn do họ thỏa thuận thì An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt; Định góp bằng chiếc xe ô tô; Hải góp bằng 200.000 USD; Huyền góp bằng ngôi nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của mình tại đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) để làm trụ sở của công ty; Tuấn góp 500 triệu đồng Hãy tư vấn các nội dung pháp lý sau cho họ:

1 Họ dự định đặt tên công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại HUYỀNF & DINHJ và trụ sở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.

2 Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cho họ thì có đơn tố cáo An đang là viên chức thuộc đối tượng không được thành lập công ty.

3 Tư vấn thủ tục góp vốn điều lệ công ty cho 5 nhà đầu tư trên.

4 Tư vấn hướng xử lý nếu hết 90 ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Tuấn chỉ góp được 200 triệu đồng; Định đề nghị công ty cho mình thay đổi hình thức tài sản góp vốn bằng tiền Việt Nam đồng tương ứng với giá trị của chiếc xe ô tô.

5 Giả định sau khi công ty được thành lập, Tuấn đã chuyển nhượng 50% phần vốn góp của mình cho Hoa (là vợ Tuấn) Tuấn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho vợ được không? Vì sao?

1 Họ dự định đặt tên công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại HUYỀNF & DINHJ và trụ sở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.

A Tư vấn thành lập tên công ty

1 Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

- Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về đặt tên doanh nghiệp như sau:

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

Trang 5

+ Loại hình doanh nghiệp; + Tên riêng.

- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Căn cứ vào quy định tại Điều 37 và các điều 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020 , Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

2 Quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp được quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Quy định về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu - Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Trang 6

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

(Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 ) 4 Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:

- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020

- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó - Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

=> Dựa vào các Điều 37,38 và 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì họ có thể đặt tên công ty của họ là Công ty TNHH HUYỀNF & DINHJ.

B Tư vấn đặt trụ sở công ty.

Căn cứ vào điều 42 Luật doanh nghiệp 2020:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Quy định và đặc điểm trụ sở chính công ty

-Pháp luật quy định địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp Trụ sở chính được coi là tài sản hợp pháp của doanh nghiệp Khi thay đổi trụ sở, sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp.

Quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ công ty

– Nhà, quyền sử dụng đất, nhà xưởng do công ty mua, tự xây dựng thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê đất của công ty

Trang 7

hạ tầng, quyết định giao đất cho thuê đất của cơ quan nhà nước hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo luật đất đai.

– Nhà, quyền sử dụng đất, nhà xưởng do công ty thuê thì phải có hợp đồng thuê và các tài liệu chứng minh quyền cho thuê hợp pháp của bên cho thuê: Đất thổ cư phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê Đất dự án, nhà xưởng phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên thuê và có chức năng cho thuê lại.

Cách đặt địa chỉ công ty

-Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Nên lựa chọn trụ sở chính công ty ổn định lâu dài

-Doanh nghiệp thành lập và hoạt động phải có trụ sở chính Việc lựa chọn trụ sở chính cho doanh nghiệp là một trong những vấn đề các cá nhân, tổ chức cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp.

-Hóa đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng là vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình thu hồi công nợ và triển khai kinh doanh Thông tin địa chỉ trụ sở công ty được ghi nhận trên hóa đơn Do đó nên lựa chọn trụ sở ổn định, lâu dài để tránh việc phải thay đổi hoặc điều chỉnh hóa đơn.

Địa chỉ rõ ràng và có đủ giấy tờ liên quan

-Cơ quan nhà nước liên hệ với doanh nghiệp bằng đường công văn luôn gửi trực tiếp về địa chỉ trụ sở chính Doanh nghiệp cần đảm bảo địa chỉ đăng ký rõ ràng để không bị thất lạc công văn gây ảnh hưởng đến việc liên lạc với cơ quan nhà nước.

-Có nhiều địa chỉ có số nhà thực tế và địa chỉ ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau Trước khi thuê doanh nghiệp nên tìm hiểu và yêu cầu chủ nhà xin xác nhận tại Phường/xã về việc 2 địa chỉ trên là một tránh các vướng mắc phát sinh như: Hợp đồng thuê không được bên thuế chấp thuận, cơ quan nhà nước kiểm tra địa điểm thấy khác với địa chỉ ghi trong đăng ký kinh doanh,…Trong các trường hợp này doanh nghiệp rất dễ bị đóng mã số thuế doanh nghiệp.

Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập th ể

Trang 8

-Căn cứ điều 3, điều 6 Luật nhà ở năm 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.

Địa chỉ đáp ứng các điều kiện để kinh doanh

-Nhiều ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép trước khi kinh doanh Những ngành nghề này gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện Địa chỉ trụ sở chính liên quan trực tiếp tới điều kiện được cấp giấy phép Ví dụ:

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm địa điểm phải đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ yêu cầu địa điểm phải phù hợp với quy định về số học viên/m2 diện tích sử dụng

Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính cũng quyết định cơ quan quản lý thuế trực tiếp doanh nghiệp

-Địa chỉ trụ sở chính ở đâu thì cơ quan thuế của quận, huyện đó quản lý Một số doanh nghiệp do Cục thuế của tỉnh thành phố quản lý Việc kê khai và nộp thuế tuy hiện nay là kê khai và nộp thuế điện tử Nhưng việc quản lý vẫn sẽ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế quản lý mà địa chỉ đóng trên địa bàn Vì vậy khi đặt trụ sở chính cũng cân nhắc lưu ý về vấn đề này.

=> Họ không thể đặt trụ sở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy, quận Cầu giấy do đã vi phạm Điều 3 và 6 Luật Nhà ở Thay vào đó, họ nên đặt trụ sở ở nơi có thể ổn định lâu dài (ví dụ: văn phòng cho thuê, ) và dễ tiếp cận với khách hàng hơn 2 Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cho họ thì có đơn tố cáo An đang là viên chức thuộc đối tượng không được thành lập công ty Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức” không có quyền thành lập doanh nghiệp Mặc dù không được thành lập doanh nghiệp nhưng cán bộ, công chức, viên chức được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh Việc tham gia góp vốn của cán bộ, công chức, viên chức cũng giới hạn đối với từng loại hình doanh nghiệp Họ chỉ được tham gia góp vốn đối với một số loại hình doanh nghiệp với những vị trí nhất định không có quyền quản lý, bao gồm: Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn Đối với công ty hợp danh, cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn, cán bộ, công chức, viên chức không được góp vốn vào loại hình này Vì theo quy định, việc góp

Trang 9

vốn vào công ty Trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý.

=> Do đó, An có thể tham gia với các vai trò và tư cách khác thay vì làm người thành lập nên công ty

3 Mô tả chi tiết các bước cụ thể để thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) và góp vốn của các nhà đầu tư An, Định, Huyền, Hải, và Tuấn dựa trên các điều luật và khoản luật của Việt Nam:

Bước 1: Lập Quyết định hoặc Nghị quyết thành lập công ty:

Quyết định hoặc Nghị quyết về việc thành lập công ty có căn cứ vào Điều 21 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Luật số 59/2020/QH14) của Việt Nam Trong tài liệu này, bạn cần xác định các thông tin sau:

 Tên và địa chỉ trụ sở của công ty  Mục tiêu kinh doanh của công ty.

 Cơ cấu góp vốn của các thành viên (An, Định, Hải, Huyền và Tuấn) và giá trị của mỗi khoản góp vốn.

 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty  Cơ cấu quản lý của công ty.

Bước 2: Lập Điều lệ công ty:

1 Nội dung của Điều lệ công ty:

 Điều lệ công ty là một tài liệu quan trọng và phải tuân thủ các quy định của Điều 24 của Luật Doanh nghiệp (Luật số 59/2020/QH14) Điều lệ này nên bao gồm các mục sau đây:

 Tên và địa chỉ trụ sở của công ty (quận Cầu Giấy, Hà Nội)  Mục tiêu kinh doanh của công ty (sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

bằng gỗ).

 Cơ cấu góp vốn của các thành viên (An, Định, Hải, Huyền, và Tuấn) và giá trị của mỗi khoản góp vốn.

 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên và cổ đông  Cơ cấu quản lý và quyết định trong công ty.

 Quy định về việc điều chỉnh cơ cấu góp vốn hoặc thay đổi điều lệ công ty (nếu cần).

 Thời hạn hoạt động của công ty (nếu có) 2 Lập Điều lệ công ty:

 Điều lệ công ty có thể được lập bởi một luật sư hoặc chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực này Thông qua cuộc họp giữa các nhà đầu tư (An, Định, Hải, Huyền, và Tuấn), bạn nên thảo luận và quyết định các điểm quan trọng trong Điều lệ công ty, như cơ cấu quản lý, quyền và nghĩa vụ của từng thành viên, và cơ cấu góp vốn.

3 Chấp nhận và ký kết Điều lệ công ty:

 Khi Điều lệ công ty đã được lập, tất cả các nhà đầu tư (An, Định, Hải, Huyền, và Tuấn) cần chấp nhận và ký kết tài liệu này Điều này thể hiện sự đồng thuận về cách công ty sẽ hoạt động và quản lý.

4 Đăng ký Điều lệ công ty:

 Điều lệ công ty sau khi ký kết cần được đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cùng với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Trang 10

5 Tuân thủ Điều lệ công ty:

 Các thành viên trong công ty phải tuân thủ Điều lệ công ty và thực hiện các quy định và thủ tục được quy định trong tài liệu này.

Bước 3: Đăng ký kinh doanh và góp vốn (theo Điều 35, Điều 36 của Luật Doanh nghiệp 2020)

1 Đơn đăng ký thành lập công ty:

 Đây là tài liệu quan trọng nhất trong quá trình đăng ký kinh doanh và góp vốn Đơn đăng ký này sẽ chứa thông tin cơ bản về công ty, bao gồm tên và địa chỉ trụ sở công ty, mục tiêu kinh doanh, và cơ cấu góp vốn của các nhà đầu tư Trong trường hợp của bạn, nó sẽ phải nêu rõ tên công ty, địa chỉ trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, và mục tiêu kinh doanh là sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ.

2 Quyết định hoặc Nghị quyết về việc thành lập công ty và điều lệ công ty:  Quyết định hoặc Nghị quyết này là cơ sở pháp lý cho việc thành lập công

ty và cụ thể hóa các quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông, và quản lý công ty Nó nên xác định cơ cấu góp vốn của các nhà đầu tư (An, Định, Hải, Huyền, và Tuấn) và giá trị của mỗi khoản góp vốn.

3 Thông tin về các nhà đầu tư và giá trị của góp vốn của họ:

 Để ghi nhận các góp vốn của nhà đầu tư, bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về họ và giá trị của góp vốn của mỗi người Ví dụ, An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt, Định góp bằng chiếc xe ô tô (cần xác định giá trị cụ thể), Hải góp bằng 200.000 USD, Huyền góp bằng ngôi nhà chung cư (cần xác định giá trị cụ thể), và Tuấn góp 500 triệu đồng bằng tiền mặt 4 Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các nhà đầu tư:

 Để xác minh danh tính của các nhà đầu tư, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của họ.

5 Các giấy tờ liên quan đến tài sản góp vốn:

 Nếu như Hải góp bằng tiền mặt, không cần giấy tờ thêm Tuy nhiên, nếu Định góp xe ô tô và Huyền góp ngôi nhà chung cư, bạn cần cung cấp các giấy tờ liên quan, chẳng hạn như hợp đồng mua bán xe (nếu có) hoặc giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu của ngôi nhà.

6 Xử lý tại cơ quan đăng ký kinh doanh:

 Hồ sơ đăng ký này sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký kinh doanh tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, theo quy định của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Cơ quan này sẽ xem xét và xử lý hồ sơ, sau đó cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty của bạn.

Bước 4: Thực hiện thủ tục thuế:

Bước này căn cứ vào các quy định tại Luật Thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP về thuế Điều này đòi hỏi bạn phải thực hiện một số thủ tục liên quan đến thuế để đảm bảo rằng công ty của bạn tuân thủ các quy định thuế.

1 Đăng ký thuế:

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w