HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỰC TRẠNG THUÊ TRỌ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG HIỆN NAY HÀ NỘI – T3/2023... 1.3 Các yêu cầu cơ bản trong điều tra thống kê
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỰC TRẠNG THUÊ TRỌ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG HIỆN NAY
HÀ NỘI – T3/2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA 5
1 Tên cuộc điều tra 5
2 Mục đích điều tra 5
3 Đối tượng, phạm vi điều tra 5
4 Quy mô mẫu 5
5 Phương pháp điều tra 5
6 Nội dung điều tra 6
7 Phiếu điều tra 6
PHẦN II: LÝ LUẬN CHUNG 9
1 Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê 9
1.1 Khái niệm 9
1.2 Ý nghĩa 9
1.3 Các yêu cầu cơ bản trong điều tra thống kê 9
2 Các loại điều tra thống kê 9
2.1 Căn cứ vào sự liên tục, tính chất hệ thống của các cuộc điều tra: 9
2.2 Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế: 10
3 Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê 10
3.1 Phương pháp thu thập trực tiếp 10
3.2 Phương pháp thu thập gián tiếp 10
PHẦN III: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 11
Trang 31 Phân tích kết quả câu khảo sát 1 11
2 Phân tích kết quả khảo sát câu 2 11
3 Phân tích kết quả câu khảo sát 3 11
4 Phân tích kết quả câu khảo sát 4 12
5 Phân tích kết quả câu khảo sát 5 12
6 Phân tích kết quả câu khảo sát 6 13
7 Phân tích kết quả câu khảo sát 7 13
8 Phân tích kết quả câu khảo sát 8 13
9 Phân tích kết quả câu khảo sát 9 13
10 Phân tích kết quả câu khảo sát 10 13
PHẦN IV: TỔNG HỢP THỐNG KÊ 13
1 Thực trạng 13
2 Thuận lợi và khó khăn lựa chọn nơi trọ của sinh viên Học viện Ngân Hàng 14
2.1 Thuận lợi 14
2.2 Khó Khăn 14
3 Giải pháp 15
4 Hạn chế đề tài 16
KẾT LUẬN 17
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Ngân Hàng
đã đưa môn Nguyên lý thống kê kinh tế vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Trần Thị Ngọc Tú - Cô đã dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Nguyên lý thống kê kinh tế của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng
em có thể vững bước sau này.
Kính chúc cô có một sức khỏe dồi dào để cống hiến hơn nữa cho nền giáo dục nước nhà, và đạt thêm nhiều thành công trong sự nghiệp của chính mình, cũng như mang lại tự hào cho Học viện.
Tiếp theo, chúng em xin xác nhận rằng chúng em đã tự làm bài tập này bằng năng lực hiểu biết cũng như tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác nhau Bất
cứ nguồn tài liệu tham khảo nào chúng em sử dụng trong bài tập này đều được chúng em tham chiếu một cách rõ ràng.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tập chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tập được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5
PHẦN I: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
1 Tên cuộc điều tra
Khảo sát thực trạng thuê trọ của sinh viên Học viện Ngân Hàng
2 Mục đích điều tra
Hiện nay, xã hội ngày một phát triển nhu cầu con người ngày một nâng cao Những năm trước đây, chúng ta mới chỉ có ước mơ là “ăn no mặc ấm” thì bây giờ mọi chuyện đã thay đổi con người ngày một chú trọng hơn với chất lượng cuộc sống của bản thân và việc chọn được chộ ở tốt cũng được mọi người rất quan tâm Đối với những người ngoại tỉnh sinh sống và làm việc tại một nơi xa lạ thì việc thuê trọ là một điều rất phổ biến Cùng với đó là việc các trường đại học lấy thêm chỉ tiêu trúng tuyển khiến cho nhu cầu thuê trọ của sinh viên ngày một tăng cao
Từ những cơ sở lựa chọn đề tài như vậy nhóm chúng em chọn tiến hành Khảo sát thực trạng thuê trọ của sinh viên Học viện Ngân Hàng nói riêng, để từ
đó có những đánh giá chung về việc thuê trọ của sinh viên hiện nay.
3 Đối tượng, phạm vi điều tra
• Đối tượng: Sinh viên Học viện Ngân Hàng
• Địa điểm: Học viện Ngân Hàng
• Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 07/03/2023-24/03/2021
• Đơn vị nghiên cứu: Sinh viên Học viện Ngân Hàng
• Hình thức nghiên cứu: bảng biểu Google form
4 Quy mô mẫu
157 sinh viên
5 Phương pháp điều tra
Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên nhóm em đã thực hiện đề tài bằng phương pháp định tính và định lượng như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng, mục tiêu, phạm vi điều tra
Trang 6Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra dựa trên ý kiến và tìm hiểu của các thành viên trong nhóm
Bước 3: Điều tra thống kê sử dụng các phương pháp như: khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát,
Bước 4: Phân tích kết quả: sau khi thu thập thông tin dữ liệu đã được các thành viên cập nhật, tính toán và tổng hợp một cách chính xác có sử dụng phần mềm SPSS
Bước 5: Đánh giá kết quả: Từ những phân tích trên ta đưa ra được những nhận xét
và đánh giá phù hợp về việc thuê trọ của sinh viên Học viện Ngân Hàng nói riêng và sinh viên hiện nay nói chung
Bước 6: Báo cáo kết quả nghiên cứu
6 Nội dung điều tra
Nhà trọ dành cho sinh viên là đề tài luôn được quan tâm bởi cả các bậc phụ huynh
và cá nhân mỗi sinh viên Hằng năm, có đến hàng nghàn sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng và nhu cầu tìm kiếm chộ ở vào đầu năm học lại càng được tăng cao Tìm kiếm được trọ giúp sinh viên có nơi để ở, để học tập, để rèn luyện sau những buổi học trên giảng đường Môi trường sống cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và kết quả học tập của cá nhân sinh viên Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển nhu cầu con người cũng ngày một nâng cao, chộ ở chất lượng cũng là một tiêu chí mà con người đặt lên hàng đầu
Năm học 2020/2021 là một năm không giống bất kỳ năm nào đối với học sinh và chắc chắn rằng đó là một thách thức đối với nhiều người. Đại dịch Covid19 đã có tác động rất lớn đến chỗ ở của sinh viên và tình hình đã gây khó khăn vô cùng lớn cho sinh viên trên khắp cả nước Sau hai năm hạn chế về COVID, giáo dục từ xa và khuôn viên trường đóng cửa, cuộc sống của chúng ta đang trở lại bình thường. Đối với sinh viên, điều đó không chỉ có nghĩa là quay trở lại các lớp học đại học mà còn quay trở lại khuôn viên trường đại học. Tại Học viện Ngân Hàng, chúng tôi quan tâm đến việc có bao nhiêu sinh viên đang quay trở lại lối sống thông thường, cách họ chọn chỗ ở và tiêu chí chính đối với họ là gì Nghiên cứu quyết định thuê trọ là nghiên cứu cách thức mà sinh viên quyết định thực hiện và đưa ra quyết định thuê Từ đó có những phân tích, đánh giá để hiểu rõ hơn về tình trạng chung trong việc thuê trọ của sinh viên học viện và thông qua
đó đề ra các giải pháp tốt hơn trong việc thuê trọ
Trang 77 Phiếu điều tra
Câu 1: Bạn hiện đang là sinh viên năm mấy?
○ Năm nhất
○ Năm hai
○ Năm ba
○ Năm bốn
Câu 2: Giới tính của bạn?
○ Nam
○ Nữ
Câu 3: Tình trạng hiện tại của bạn:
○ Thuê trọ
○ Ở nhà người thân, nhà của mình
○ Ở kí túc xá của trường
Câu 4: Bạn tìm hiểu thông tin phòng trọ ở đâu?
○ Qua người quen giới thiệu
○ Tìm trực tiếp
○ Qua các nhóm tìm nhà trên MXH
○ Qua các web buôn bán, tìm nhà
○ Mục khác
Câu 5: Phòng trọ của bạn cách trường bao xa?
○ < 1km
○ 1-2 km
○ 2-3 km
○ 3-4 km
○ > 4km
Câu 6: Phòng trọ của bạn gồm mấy người ở?
○ Ở một mình
○ 2 người
○ 3 người
○ 4 người
Câu 7: Mức chi trả cho phòng trọ của bạn 1người/ tháng hiện nay ( bao gồm cả điện, nước và các dịch vụ khác)
Trang 8○ < 1 triệu
○ 1-2 triệu
○ 2-3 triệu
○ 3-4 triệu
Câu 8: Số lần bạn thay đổi phòng trọ?
○ 0
○ 1-3
○ 4-6
○ Trên 6 lần
Câu 9: Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí khi lựa chọn phòng trọ của bạn (1- thấp nhất, 5- cao nhất)
Giá cả
Không gian
Dịch vụ tiện ích (gửi
xe, điều hòa, nóng
lạnh, máy giặt, )
An ninh
Vệ sinh
Phù hợp khoảng
cách di chuyển
Các tiện ích xung
quanh nhà trọ (chợ,
siêu thị, TTTM,
hồ, )
Câu 10: Mức độ hài lòng với nhà trọ đang ở của bạn (1- thấp nhất, 5- cao nhất)
Không hài
lòng
Rất hài lòng
Trang 9PHẦN II: LÝ LUẬN CHUNG
1 Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê.
1.1 Khái niệm
Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội
1.2 Ý nghĩa
- Tài liệu điều tra thống kê thu thập được là căn cứ đáng tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng hiện tượng nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển trên nhiều lĩnh vực
- Cung cấp những luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện, tìm ra những yếu
tố tác động, những yếu tố quyết định sự biến đổi của hiện tượng nghiên cứu Trên
cơ sở đó, tìm biện pháp thúc đẩy hiện tượng nghiên cứu theo hướng có lợi nhất
- Cung cấp căn cứ vững chắc cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự đoán xu hướng của hiện tượng trong tương lai, giúp cho việc xây dựng các định hướng, các kế hoạch phát triển phù hợp
1.3 Các yêu cầu cơ bản trong điều tra thống kê
- Chính xác, khách quan, trung thực: Thể hiện tài liệu điều tra phải phản ánh đúng đắn tình hình thực tế khách quan của hiện tượng nghiên cứu Do đó tài liệu điều tra phải được ghi chép một cách trung thực, không được thêm bớt hay tùy tiện suy luận
- Kịp thời: Thể hiện tài liệu được cung cấp một cách kịp thời, đúng lúc khi người sử dụng cần, đúng thời hạn trong văn kiện đề ra
- Đầy đủ: tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung cần thiết cho cuộc nghiên cứu, phải thu thập trên tất cả số đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
2 Các loại điều tra thống kê.
2.1 Căn cứ vào sự liên tục, tính chất hệ thống của các cuộc điều tra:
Ta có thể chia các cuộc điều tra thống kê thành 2 loại:
- Điều tra thống kê thường xuyên là việc tiến hành thu nhập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục, có hệ thống và thường là theo quá trình phát sinh, phát triển của hiện tượng Hình thức tổ chức chủ yếu là “Báo cáo thống kê định kỳ”
- Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách không liên tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển
Trang 10của hiện tượng Hình thức chủ yếu của loại này là các cuộc “Điều tra chuyên môn’’
2.2 Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế:
Ta có các cuộc điều tra thống kê thành 2 loại:
- Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ mọt đơn vị nào Đây là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất, chi tiết nhất về từng đơn vị của tổng thể nghiên cứu
- Điều tra không toàn bộ (chọn mẫu) là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu ở một số đơn vị nhất định được chọn ra từ tổng thể chung Đây là phương pháp điều tra tiết kiệm thời gian, chi phí và khả năng mở rộng điều tra ra nhiều tiêu thức hơn so với điều tra toàn bộ
Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra, ta có thể phân chia điều tra không toàn bộ thành 3 loại:
+ Điều tra chọn mẫu
+ Điều tra trọng điểm
+ Điều tra chuyên đề
3 Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê.
Để thu thập các thông tin trong điều tra thống kê, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là thu thập trực tiếp và thu thập gián tiếp
3.1 Phương pháp thu thập trực tiếp
Khái niệm: Là phương pháp mà người điều tra phải trực tiếp quan sát, tiếp xúc với đối tượng điều tra để ghi chép kết quả điều tra hoặc trực tiếp giám sát, theo dõi điều tra, đôn đốc những người được huy động tham gia thực hiện tốt các công việc trong cuộc điều tra
Ưu điểm: Tài liệu thu được có chất lượng cao, hạn chế sai sót do người điều tra có thể phát hiện các thiếu sót trong quá trình cung cấp tài liệu của đơn vị điều tra, kịp thời uốn nắn làm cho tài liệu chính xác
Hạn chế: Phương pháp thu thập này tốn kém về thời gian, công sức, tiền của, và thường không thực hiện được với những hiện tượng không thể không thể quan sát một cách trực tiếp
Trang 113.2 Phương pháp thu thập gián tiếp
Khái niệm: Là phương pháp thu thập thông tin mà nói tiếng tra không tiếp xúc với đối tượng điều tra một cách trực tiếp. Phương pháp này chủ yếu thu thập tài liệu thông qua phiếu điều tra, thư điện tử, mạng xã hội hoặc chứng từ từ số sách văn bản sẵn có.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí và không tốn nhiều thời gian.
Hạn chế: Làm đối tượng điều tra tự điển trả lời câu hỏi vào bảng câu hỏi nên đơn
vị điều tra khó phát hiện bị sai sót trong cung cấp tài liệu để phù hợp với thời gian, hoặc đôi khi người được hỏi không hiểu rõ câu hỏi dẫn đến cung cấp sai thông tin, hay do tỷ lệ thu hối phiếu thấp, tỷ lệ trả lời câu hỏi thấp
* Phương pháp mà nhóm là thu thập gián tiếp thông qua phiếu điều tra
- Điều tra online bằng bảng hỏi được tạo bằng google docs forms, chia sẻ trên các mạng xã hội như facebook,…
- Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, bảng hỏi còn cho phép xem theo bảng tính kết quả
dữ liệu thu thập được, hoặc xem theo tóm tắt, trong đó sẽ cho phép xem bao nhiêu người đã điền phiếu, bảng thống kê và sơ đồ dữ liệu
PHẦN III: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
1 Phân tích kết quả câu khảo sát 1
2 Phân tích kết quả khảo sát câu 2
3 Phân tích kết quả khảo sát câu 3
4 Phân tích kết quả câu khảo sát 4
5 Phân tích kết quả câu khảo sát 5
Trang 136 Phân tích kết quả câu khảo sát 6
7 Phân tích kết quả câu khảo sát 7
8 Phân tích kết quả câu khảo sát 8
9 Phân tích kết quả câu khảo sát 9
10 Phân tích kết quả câu khảo sát 10
Trang 14PHẦN IV: TỔNG HỢP THỐNG KÊ
1 Thực trạng
Nhà ở là vấn đề mà các sinh viên phải lo lắng, đặc biệt là đối với tân sinh viên mới chưa kịp vui mừng với kết quả học tập của mình thì lại phải lao vào “cuộc vượt rào mới”
đó là tìm nhà trọ Đối với sinh viên có người thân ở Hà Nội thì vấn đề nhà ở, vấn đề tìm nhà rất dễ dàng còn lại đại bộ phận sinh viên phải tự tìm nhà Các KTX của các trường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu lớn của sinh viên Vì thế đa số sinh viên phải trọ ngoài mà số lượng nhà trọ ngoài cũng có hạn chế vì thế sinh viên trường phải thuê với giá cao người từ các tỉnh khác đến, số tiền bố mẹ cho củng chỉ ở mức hạn chế vì thế để tìm được nhà trọ có chất lượng đảm bảo vừa túi tiền là rất khó Đối với nhu cầu và cuộc sống ngày nay thì việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn, giá cả phải chăng cùng với chất lượng tốt, đảm bảo cho cuộc sống và việc học tập cho tất cả sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Ngân Hàng nói riêng là rất cần thiết.
Thông qua khảo sát thực trạng thuê trọ sinh viên Học viện Ngân Hàng nhận thấy
số lượng sinh viên thuê nhà trọ chiếm tỷ lệ lớn nhất với 79,1%, còn lại là ở kí túc xá và nhà của người thân Và phần lớn sinh viên cần tìm nhà trọ là sinh viên năm nhất và năm hai chiếm 68% Qua đây có thể nhận thấy số lượng sinh viên thuê nhà trọ tương đối nhiều, hầu hết sinh viên đều muốn tìm cho mình chỗ ở thoải mái, hợp lí, không gian phù hợp sinh hoạt hằng ngày nên nhà trọ được sinh viên tìm đến nhiều Theo tìm hiểu nguồn thông tin từ các bạn sinh viên ở trường cùng với việc khảo sát của các thành viên trong nhóm thu được như sau: Do trường nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội tập trung nhiều các trường đại học nên việc tìm phòng trọ là rất khó khăn, vì vậy phần lớn các bạn sinh viên tìm hiểu qua các trang, hội nhóm tìm nhà trên mạng xã hội chiếm đến 47,1% sau đó liên hệ và đến xem trực tiếp Đa phần các sinh viên đều đã chuyển trọ từ 1-3 lần thì mới
có thể tìm được một phòng trọ phù hợp
Chi phí sinh hoạt hàng tháng và giá cả có tác động lớn nhất đến nhu cầu tìm kiếm, thuê trọ của sinh viên mà cụ thể là 2 yếu tố này tỉ lệ thuận với nhau Vì vậy, nhóm phòng
có giá dao động từ 1-2tr/1 người được 60,3% sinh viên lựa chọn và xu hướng thường ở 2 người vì nó khá vừa với chi phí sinh hoạt cá nhân Số lượng sinh viên thuê trọ cách xa trường từ 2-3 km chiếm phần lớn, điều này có thể lí giải do vị trị địa lí trường ở trung tâm