Dựa vào khảo sát, chúng em sử dụng thống kê mô tả và thống kê kiểm định đểxác định mức độ chi tiêu của sinh viên cho việc mua sắm quần áo, từ đó tìm ra hướngphát triển cho doanh nghiệp t
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU
Lý do nghiên cứu
Hòa vào nhịp điệu phát triển của Thế giới, ngành thời trang nói chung và nghành may mặc quần áo của Việt Nam ta đang trên đà phát triển Địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện rất nhiều shop thời trang (truyền thống lẫn các sàn thương mại điện tử) Mỗi shop có những nét đặc riêng với những kiểu quần áo rất đẹp, rất fashion Tuy nhiên, hầu hết các shop vẫn không tránh khỏi tình trạng "sale off" với đống hàng tồn kho do những mặt hàng này đã không đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
Mua sắm và làm đẹp là những nhu cầu thiết yếu của mọi người – những người của thế kỷ hiện đại, của cuộc sống năng động và giao tiếp Nhu cầu làm đẹp ngày càng phong phú, như là nón, giầy dép, quần áo cho đến các món trang sức Trong đó quần áo ngày càng được quan tâm và việc mua sắm nó đã gắn liền với hoạt động của mỗi người, đôi lúc nó là một hoạt động thư giãn sau những khoảng thời gian mệt mỏi, sau những buổi đi làm, đi học
Nhu cầu về thời trang của người tiêu dùng ngày càng cao, do đó cần nắm được nhu cầu của họ để đáp ứng tốt nhất Trong nhóm người tiêu dùng ấy, sinh viên là top quan tâm rất nhiều đến vấn đề thời trang, là một nhóm tiêu dùng khá mạnh, cụ thể là sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Khảo sát được hành vi mua sắm của họ thì sẽ đáp ứng tốt hơn, như thế sẽ khắc phục được tình trạng hàng ế thừa, tồn kho; hạn chế được sự phí phạm tài nguyên, nguồn nguyên liệu, công sức, tiền của, của quốc gia, các doanh nghiệp sản xuất và của các shop thời trang, v.v
Do vậy, nhóm chúng em tiến hành khảo sát hành vi mua sắm quần áo của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh vì sinh viên là một nhóm khách hàng khá đông nhằm nắm bắt hành vi và nhu cầu của khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để giúp công việc kinh doanh của những người bán quần áo tốt hơn, tránh được sự ế thừa, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng.
Vấn đề nghiên cứu
Như các nước khác trên thế giới, ngành thời trang Việt Nam là một ngành kinh doanh khá phát triển và đa dạng Theo Báo cáo thị trường Thời trang Việt Nam 2022 của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, thị trường thời trang Việt Nam đã có sự tăng trưởng ổn định trong vài năm qua và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Ngành thời trang Việt Nam được chia thành nhiều phân khúc, từ thời trang cao cấp, thời trang thể thao, thời trang streetwear đến thời trang công sở và thời trang dạo phố Thị trường thời trang Việt Nam cũng đang chuyển dịch từ những thương hiệu nước ngoài sang những thương hiệu trong nước, và các thương hiệu Việt Nam đang được khách hàng yêu thích và tin tưởng hơn.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường thời trang Việt Nam là sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội Các nhãn hiệu thời trang có thể tiếp cận được đến khách hàng thông qua các kênh truyền thông xã hội và website của mình, và khách hàng cũng có thể mua sắm trực tuyến dễ dàng Ngoài ra, xu hướng chú trọng đến sức khỏe và thời trang bền vững cũng đang trở thành một yếu tố quan trọng trong ngành thời trang Việt Nam
Tổng quan thị trường thời trang Việt Nam đang có tiềm năng phát triển lớn và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, để cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế và phát triển bền vững, ngành thời trang Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tăng cường đào tạo nhân lực, quản lý bản quyền và chống giả mạo thương hiệu, và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Vì vậy có thể thấy rằng ngày nay, khi cuộc sống chúng ta ngày một phát triển thì việc mua bán quần áo ngày càng được chú trọng và quan tâm Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một loại sản phẩm phù hợp nhất và giá cả lại phải chăng Sự hiểu biết về hành vi mua sắm là chìa khóa cho một chiến lược marketing thành công cả trong nước và quốc tế sẽ, cung cấp nền tảng cho những chiến lược marketing trong việc định sẵn sản phẩm, phân khúc thị trường, phát triển sản phẩm mới, những áp dụng thị trường mới, marketing toàn cầu, những quyết định marketing mix Những hoạt động marketing chủ yếu này sẽ hiệu quả hơn khi được đặt trên cơ sở một sự hiểu biết về hành vi mua sắm.
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng là cách mà người dùng tiếp cận, lựa chọn, mua sắm và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của họ Hành vi mua hàng của người tiêu dùng có thể thay đổi dựa trên từng cá nhân, thời điểm và ngữ cảnh cụ thể, từ đó tạo ra sự đa dạng trong cách mà người tiêu dùng quyết định mua sắm
Hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố: văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn.
Người tiêu dùng ở đây là sinh viên ở trong độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi có hành vi mua sắm quần áo Sinh viên là lứa tuổi đã và đang có sự quan tâm đặc biệt đến việc mua sắm quần áo Ở giai đoạn này, sinh viên đã có sự nhận thức nhất định về phong cách thời trang của bản thân và có những quyết định mua sắm quần áo cho riêng mình Do đó, thị trường dành cho sinh viên trong lĩnh vực này luôn là một phân khúc quan trọng được các nhà marketing tập trung chú ý Việc nắm bắt được những đặc điểm của lứa tuổi này là cách để các cửa hàng, hãng, doanh nghiệp thời trang thu hút được khách hàng của mình
Xuất phát từ nhận thức trên, nhận thấy được tầm quan trọng của sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng của trong thời điểm hiện tại nên nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài này để nhận diện ra chân dung khách hàng tiềm năng, phát hiện những yếu tố quan trọng tác động đến hành vi mua sắm từ đó có những chiến lượcMarketing phù hợp.
Mục tiêu nghiên cứu
- Vận dụng lý thuyết đã được học cũng như một số phương pháp ứng dụng thực tế từ môn Thống kê ứng dụng như phân tích hành vi và các mô hình phân tích dữ liệu để nghiên cứu về hành vi mua sắm của sinh viên hiện nay
- Xác định được hành vi mua sắm quần áo của sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh
- Từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp các doanh nghiệp, hãng, cửa hàng kinh doanh quần áo đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy tiêu thụ và phát triển các cửa hàng theo hướng bền vững
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hành vi mua sắm quần áo của sinh viên tại Thành phố
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đã từng mua sắm quần áo trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu: Các trường Đại học tại TP Hồ Chí Minh
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp khảo sát: Nghiên cứu trực tuyến Internet
- Phương pháp thu nhập: Thiết kế bảng câu hỏi, khảo sát trực tuyến qua Google Form.
- Đăng form khảo sát qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, ) và thực hiện khảo sát trên 100 người là sinh viên đang theo học đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp chọn lấy mẫu: Nhóm tiến hành chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, và chọn cỡ mẫu n7 để bài dự án có thể đạt mức chính xác cao hơn
+ Sử dụng các bảng câu hỏi để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HÀNH VI MUA SẮM QUẦN ÁO CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
+ Các dữ liệu định lượng, định tính được sử dụng trong dự án Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả được sử dụng trong dự án nhằm mục đích cung cấp những thông tin có định lượng phức tạp của một bộ dữ liệu lớn thành các mô tả đơn giản như việc tính trung bình của tập hợp dữ liệu, từ đó có thể sử dụng thống kê suy diễn để kiểm định dữ liệu xem có ý nghĩa thống kê hay không bằng cách chứng minh các giả thuyết có thể xảy ra.
+ Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập liệu, phân tích, xử lý số liệu. + Sử dụng phần mềm Microsoft Word để phân tích các kết quả thu thập được và tiến hành báo cáo dự án.
Phương pháp phân tích dữ liệu
3.1 Phân tích thống kê mô tả:
- Bước đầu tiên trong phân tích dữ liệu là thực hiện phân tích thống kê mô tả. Điều này bao gồm việc tạo biểu đồ và tính toán các thống kê mô tả như trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, phân vị, và hình dạng phân phối của dữ liệu.
- Biểu đồ được sử dụng để trực quan hóa dữ liệu, bao gồm biểu đồ cột, biểu đồ đường và biểu đồ phân phối (Histogram).
3.2 Phân tích thống kê suy diễn:
- Phân tích thống kê suy diễn sử dụng các phương pháp thống kê để đưa ra những kết luận chung về dữ liệu dựa trên một mẫu nhỏ hơn của dữ liệu.
- Các phương pháp thống kê suy diễn bao gồm ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê và dự báo trên chuỗi thời gian.
- Ước lượng thống kê được sử dụng để ước lượng các thông số của quần thể dựa trên mẫu dữ liệu như trung bình mẫu, tỷ lệ mẫu, hoặc phương sai mẫu.
- Kiểm định giả thuyết thống kê được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết về quần thể dựa trên mẫu dữ liệu Ví dụ: kiểm định t, kiểm định ANOVA.
- Dự báo trên chuỗi thời gian được sử dụng để dự đoán giá trị tương lai dựa trên các giá trị quá khứ trong chuỗi thời gian.
Phân tích hành vi mua sắm theo các nhóm sinh viên khác nhau (ví dụ: theo độ tuổi, giới tính, v.v.).
Phân tích mối quan hệ:
Sử dụng hệ số tương quan để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến, ví dụ như mối quan hệ giữa thu nhập và số tiền chi tiêu.
Phân tích độ biến động:
Sử dụng biểu đồ độ biến động để đánh giá sự biến động của dữ liệu qua thời gian.
HẠN CHẾ
Hạn chế đối với đề tài nghiên cứu
- Phạm vi khảo sát là sinh viên từ các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh nên kết quả khảo sát sẽ không được khách quan, không có ý kiến từ các sinh viên khác thuộc các trường đại học nằm ngoài TP Hồ Chí Minh nên không phản ánh đầy đủ đa dạng hành vi mua sắm.
- Nếu câu hỏi trong bảng khảo sát không được sử dụng một cách cẩn thận, có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc không chính xác trong việc hiểu ý của người tham gia khảo sát.
- Trong quá trình làm khảo sát, có thể sẽ phát sinh những bạn trả lời nhanh, đại khái nhưng không thực sự chính xác và đúng với sự thật Chính vì thế số liệu khảo sát chỉ mang tính tổng quan và tham khảo chứ chưa thể phản ánh chính xác và chi tiết về hành vi mua sắm của sinh viên TP Hồ Chí Minh hiện nay
Hạn chế đối với nhóm
- Việc sắp xếp thời gian chưa hợp lý, bất đồng ý kiến trong lúc họp nhóm đều gây trở ngại đến tiến độ hoàn thành dự án
- Vì đây là lần đầu tiên tiếp xúc với một dự án báo cáo, các thành viên còn nhiều bất cập, bỡ ngỡ và thiếu kĩ năng sử dụng ngôn từ phù hợp, cách trình bày, tính toán và sắp xếp bố cục của dự án
- Nhóm chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót về kiến thức chuyên môn trong việc xử lý số liệu, sử dụng phần mềm hỗ trợ nên mất khá nhiều thời gian để xem xét mức độ tin cậy của nguồn tư liệu tham khảo, đối chiếu kết quả để cùng nhau đi đến kết luận cuối cùng