TIỂU LUẬN NHÓM HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ĐĂNG KÝ CHỨNG CHỈ TIN HỌC MOS TẠI TRUNG TÂM TIN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN GIẢNG
Trang 1TIỂU LUẬN NHÓM
HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ĐĂNG KÝ CHỨNG CHỈ TIN HỌC MOS TẠI
TRUNG TÂM TIN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
GIẢNG VIÊN: TS HỒ CAO VIỆT
NHÓM: 09
THÀNH VIÊN:
1 Mai Thùy Trang – 221A050729
2 Huỳnh Thị Thanh Nhàn – 221A030274
3 Lê Võ Bảo Ngọc – 221A050505
4 Nguyễn Lê Hoàng Minh – 221A030439
5 Lê Xuân Thịnh – 221A030465
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07/2024
Trường Đại học Văn Hiến KHOA KINH TẾ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến trường Đại học Văn Hiến nói chung và thầy: Giảng viên, TS Hồ Cao Việt, người phụ trách bộ môn Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh nói riêng đã tạo điều kiện để chúng em được học tập, nghiên cứu và tìm tòi về môn học này Trong quá trình học tập, chúng em cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ dạy từ thầy để tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích từ môn học này
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức và trong quá trình làm bài đôi khi khó tránh khỏi có
sự sai sót, do đó chúng em rất mong sẽ nhận được những góp ý từ thầy để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn Sau cùng, nhóm chúng em xin kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức đến các thế hệ học trò sau này
Tập thể nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2024
Nhóm sinh viên thực hiện: Mai Thùy Trang
Huỳnh Thị Thanh Nhàn
Lê Võ Bảo Ngọc
Nguyễn Lê Hoàng Minh
Lê Xuân Thịnh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan, bài tiểu luận là sản phẩm do chúng em thực hiện tuân thủ đầy
đủ các nguyên tắc, kết cấu của bài tiểu luận cuối kì Các cơ sở lý luận và kiến thức được trình bày trong bài tiểu luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng không bịa đặt thông tin để trích dẫn Nhóm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này
Trang 4LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
TP.HCM, ngày 23 tháng 07 năm 2024
Giảng viên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
3.1 Hỗ trợ học sinh chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ Chuyên viên Microsoft Office 4
3.2 Đảo ngược lớp học với Microsoft office 365 education 5
3.3 Thực trạng sử dụng phần mềm MICROSOFT OFFICE trong học tập trực tuyến các học phần lý thuyết của sinh viên khóa 46 Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 6
3.4 Digital transformation in higher education: the use of communication technologies by students (Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Bồ Đào Nha) 7
3.5 Tạp chí giáo dục hệ thống thông tin (INFORMATION SYSTEMS EDUCATION JOURNAL) 8
Trang 64 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
4.1 Phương pháp nghiên cứu 11
4.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 11
4.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 11
4.2 Phương pháp chọn mẫu 13
4.3 Cỡ mẫu 14
4.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 14
4.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 14
5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
5.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 16
5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký chứng chỉ tin học MOS 19
5.3 Đưa ra đề xuất nâng cao và giải pháp tăng cường sự quan tâm đối với học viên khi đăng ký chứng chỉ tin học MOS 22
5.3.1 Đề xuất nâng cao 22
5.3.2 Giải pháp tăng cường sự quan tâm 25
6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
6.1 Kết luận chung 28
6.2 Kiến nghị 28
6.2.1 Tăng cường hỗ trợ tài chính 28
6.2.2 Mở rộng tài liệu học tập 29
6.2.3 Tổ chức các buổi tư vấn và hướng dẫn 30
6.2.4 Đánh giá và cải tiến liên tục 30
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 78 PHỤC LỤC 33 ĐÓNG GÓP CÁC THÀNH VIÊN 39
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4 1 Quy trình nghiên cứu 11
Hình 5 1 Đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo 25 Hình 5 2 Đề xuất tăng cường sự quan tâm của sinh viên đối với việc đăng ký 27
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 5 1 Phân bố mẫu khảo sát theo khoa 16
Bảng 5 2 Phân bố mẫu khảo sát theo sinh viên năm 17
Bảng 5 3 Phân bố mẫu khảo sát theo lý do đăng ký khóa học 17
Bảng 5 4 Phân bố mẫu khảo sát theo mức độ hoàn thành khóa học 18
Bảng 5 5 Chất lượng môn học 19
Bảng 5 6 Thái độ của giảng viên 20
Bảng 5 7 Cơ sở vật chất của trung tâm 20
Bảng 5 8 Chương trình khuyến mãi của khóa học 21
Bảng 5 9 Học phí toàn khóa học 21
Bảng 5 10 Vị trí của trung tâm 22
Bảng 5 11 Tỷ lệ phần trăm sinh viên đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo 23
Bảng 5 12 Đề xuất để tăng cường sự quan tâm của sinh viên đối với việc đăng ký 25
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 MOS: Microsoft Office Specialist
2 APA: American Psychological Association
3 VHU: Van Hien University
4 SWOT: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats
5 SPSS: Statistical Package for the Social Sciences
Trang 11Trong phạm vi môn học “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh”, nhóm chúng em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Khảo sát hiện trạng đăng ký chứng chỉ tin học MOS tại trung tâm tin học trường Đại học Văn Hiến" vì tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng công nghệ thông tin cho sinh viên Qua đó, đánh giá tình hình hiện tại giúp nhận diện rõ điểm mạnh, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận chứng chỉ MOS và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
Trang 122 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát hiện trạng đăng ký chứng chỉ tin học MOS tại trung tâm tin học trường Đại học Văn Hiến Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình đăng ký và nâng cao chất lượng đào tạo chứng chỉ tin học cho sinh viên VHU
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đăng kí học tin học MOS của sinh viên
- Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về học tin học MOS tại Trung tâm Tin học Đại học Văn Hiến
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao sự quan tâm của sinh viên và đăng ký học tin học MOS tại Trung tâm Tin học Đại học Văn Hiến
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi tổng quát: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký chứng chỉ tin học MOS của các bạn sinh viên Văn Hiến?
Câu 5 Độ hài lòng và đánh giá của sinh viên trường Đại học Văn Hiến về chất lượng đào tạo
và cung cấp chứng chỉ tin học MOS tại Trung tâm Tin học Đại học Văn Hiến như thế nào?
Trang 13Câu 6 Những tiềm năng và cơ hội nào có thể mở ra cho sinh viên trường Đại học Văn Hiến khi sở hữu chứng chỉ tin học MOS trong việc tìm kiếm việc làm hoặc phát triển sự nghiệp?
Trang 143 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1 Hỗ trợ học sinh chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ Chuyên viên Microsoft Office
- Author: (tác giả/nhóm tác giả của tài liệu):
Thomas L Ngo-Ye., Alabama State University, Jae J Choi, Pittsburg State University, Dexter Gittens, Alabama State University
- Year of publication (năm xuất bản/năm công bố của tài liệu): Issues in Information Systems (Volume 19, Issue 4, pp 122-131), 2018
- Place of study (nơi tiến hành nghiên cứu): trường đại học
- Methods/methodologies of research (phương pháp nghiên cứu/phương pháp luận nghiên cứu): Phương pháp nghiên cứu chất lượng - nghiên cứu trường hợp quan sát trong một môi trường tự nhiên
- Survey objects (Đối tượng khảo sát/đối tượng nghiên cứu trong tài liệu); các sinh viên đại học đăng ký tham gia khóa học
- Objectives of study (mục tiêu nghiên cứu):
+ Tìm ra phương pháp hiệu quả hơn để chuẩn bị cho sinh viên vượt qua các kỳ thi chứng chỉ Microsoft Office Specialist (MOS)
+ Tìm ra phương pháp quản lý các kỳ thi chứng chỉ Microsoft Office Specialist một cách hiệu quả hơn
- Results related to topic (những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài của nhóm):
• Cải thiện và phát triển:
+ Tiếp tục cải thiện chương trình và hỗ trợ thêm nhiều sinh viên đạt chứng chỉ MOS
+ Yêu cầu hỗ trợ tài chính từ ban quản lý trường và sự cống hiến của giảng viên
Chia sẻ kinh nghiệm: Chia sẻ bài học kinh nghiệm để các trường khác có thể tránh được các vấn đề ban đầu
Trang 15• Hạn chế và kế hoạch tương lai:
+ Nhận thức về hạn chế do chưa thực hiện thí nghiệm có kiểm soát
+ Kế hoạch thực hiện thí nghiệm tự nhiên và hợp tác với các trường đại học địa phương để
mở rộng chương trình
- References/bibliography (Tài liệu tham khảo liên quan) (Trích dẫn theo APA)
Anderson, C., & Gantz, J F (2013) Skills Requirements for Tomorrow's Best Jobs, Helping Educators Provide
Pearson (2016) Pearson VUE 2016 Value of IT Certification Survey Pearson
Anderson, C., & Gantz, J F (2013) Yêu cầu kỹ năng cho các công việc hàng đầu của ngày mai, Giúp giáo viên cung cấp cho học sinh các kỹ năng và công cụ mà họ cần Microsoft IDC Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018, từ https://s.net.vn/Vuew IDC (2012)
Microsoft (2018) Bằng chứng về khả năng làm việc của chứng chỉ Microsoft từ khắp nơi trên thế giới Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018, từ https://s.net.vn/pHTW
3.2 Đảo ngược lớp học với Microsoft office 365 education
- Author (tác giả/nhóm tác giả của tài liệu): Cao Hồng Huệ
- Year of publication (năm xuất bản/năm công bố của tài liệu): Received: 4/12/2022; Accepted: 9/12/2022; Published:16/12/2022
- Place of study (nơi tiến hành nghiên cứu): Sinh viên khóa 46 Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
- Methods/methodologies of research (phương pháp nghiên cứu/phương pháp luận nghiên cứu): khảo sát trực tuyến
- Survey objects (Đối tượng khảo sát/đối tượng nghiên cứu trong tài liệu): sinh viên trong chương trình học tại trường
- Objectives of study (mục tiêu nghiên cứu): giới thiệu quy trình đảo ngược lớp học với Office
365 Education và một số công cụ khác như excel, Edpuzzle, Padlet, Kahoot! Mentimeter,
Trang 16ClassDojo… được áp dụng trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên nhằm nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho sinh viên Giúp nâng cao năng lực tự học của sinh viên và trau dồi kỹ năng làm việc cộng tác, nghiên cứu, hợp tác, chế tạo và sáng tạo
- Results related to topic (những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài của nhóm): Microsoft Office 365 Education cung cấp các giải pháp thực sự có thể giúp giảng viên và sinh viên trong các lĩnh vực cộng tác và truyền thông, quản lý lớp học, trao quyền cho sinh viên và tiết kiệm thời gian
- References/bibliography (Tài liệu tham khảo liên quan) (Trích dẫn theo APA)
Bergmann, J., & Sams, A (2012) Flip your classroom: reach every student in every class every day Eugene, Or.: Alexandria, Va.: International Society for Technology in Education Mortensen, C & Nicholson, A (2015) The flipped classroom stimulates greater learning and
is a modern 21st century approach to teaching today’s undergraduates Journal of Animal Science 93 3722 DOI: 10.2527/jas.2015-9087
Nguyễn Thế Dũng (2015) Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược: những khó khăn, thách thức và khả năng ứng dụng Educational Sci 60 (8D), tr85-92
3.3 Thực trạng sử dụng phần mềm MICROSOFT OFFICE trong học tập trực tuyến các học phần lý thuyết của sinh viên khóa 46 Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
- Author (tác giả/nhóm tác giả của tài liệu):
Lê Vũ Kiều Hoa - ThS Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh,
Nguyễn Thị Như Thành - SV Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh
- Year of publication (năm xuất bản/năm công bố của tài liệu): Năm 2023
- Place of study (nơi tiến hành nghiên cứu): Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
- Methods/methodologies of research (phương pháp nghiên cứu/phương pháp luận nghiên cứu): Khảo sát trực tuyến
Trang 17- Survey objects (Đối tượng khảo sát/đối tượng nghiên cứu trong tài liệu): Sinh viên khóa 46 Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
- Objectives of study (mục tiêu nghiên cứu): Tìm ra những biện pháp cải thiện việc sử dụng phần mềm MS Office một cách hiệu quả hơn giúp SV cải thiện thành tích học tập
- Results related to topic (những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài của nhóm): + Hệ điều hành Windows được sinh viên sử dụng phổ biến với tỷ lệ 39% ở mức cao và 55%
ở mức vừa
+ Phần mềm Word được sử dụng rộng rãi cho mục đích học tập và nghiên cứu, với 26% sinh viên sử dụng ở mức cao, 48% ở mức vừa và 28% ở mức trung bình
+ Khả năng sử dụng phần mềm Powerpoint của sinh viên còn hạn chế, với chỉ 16% sử dụng
ở mức cao, 33% ở mức vừa và 21% ở mức thấp Điều này cho thấy nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc sử dụng thành thạo phần mềm này
+ Phần mềm Excel ít được sinh viên, đặc biệt là sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, sử dụng
Tỷ lệ sinh viên sử dụng Excel ở mức cao chỉ chiếm 10%, 16% ở mức vừa, 36% ở mức trung bình và 38% ở mức thấp
- References/bibliography (Tài liệu tham khảo liên quan) (Trích dẫn theo APA):
Lê Hữu Hùng, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Thanh Nhàn (2010) Hồi phục và vật lý trị liệu NXBTDTT Hà Nội
Lê Vũ Kiều Hoa, Nguyễn Thị Như Thành (2023) Thực trạng sử dụng phần mềm MICROSOFT OFFICE trong học tập trực tuyến các học phần lý thuyết của sinh viên khóa 46 Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm TP HCM Tạp chí Thiết bị giáo dục, 19-21 Phạm Thị Lệ Hằng và cộng sự (2017) Học thuyết huấn luyện Thể dục Thể Thao NXBĐHSP
TP HCM
3.4 Digital transformation in higher education: the use of communication technologies by students (Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Bồ Đào Nha)
Trang 18- Author (tác giả/nhóm tác giả của tài liệu): nhóm tác giả Helena Santos và cộng sự
- Year of publication (năm xuất bản/năm công bố của tài liệu): năm 2021
- Place of study (nơi tiến hành nghiên cứu): Đại học Aveiro, Bồ Đào Nha
- Methods/methodologies of research (phương pháp nghiên cứu/phương pháp luận nghiên cứu): Nghiên cứu định lượng, sử dụng khảo sát trực tuyến qua bảng câu hỏi
- Survey objects (Đối tượng khảo sát/đối tượng nghiên cứu trong tài liệu): sinh viên Đại học Aveiro
- Objectives of study (mục tiêu nghiên cứu): phân tích hành vi sử dụng công nghệ thông tin liên lạc giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học, tại Đại học Aveiro, Bồ Đào Nha
- Results related to topic (những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài của nhóm): + Công nghệ được sinh viên chủ yếu sử dụng để liên hệ với giảng viên là thư điện tử
+ Sinh viên sử dụng nhiều công nghệ truyền thông khác nhau như nền tảng trực tuyến, mạng
xã hội, công cụ hợp tác để hỗ trợ các hoạt động học tập
+ Việc sử dụng công nghệ truyền thông đã tác động tích cực đến trải nghiệm và kết quả học tập của sinh viên
+ Tuy nhiên, vẫn có những thách thức và yêu cầu cần được giải quyết trong quá trình tích hợp công nghệ truyền thông vào giáo dục đại học
- References/bibliography (Tài liệu tham khảo liên quan) (Trích dẫn theo APA):
Helena Santos et al (2021) Digital transformation in higher education: the use of communication technologies by students Procedia Computer Science, 164, 123-130
Trang 19- Year of publication (năm xuất bản/năm công bố của tài liệu): tháng 12 năm 2019
- Place of study (nơi tiến hành nghiên cứu): Hội nghị ISCAP (chuyên gia học thuật về Hệ thống thông tin & máy tính)
- Methods/methodologies of research (phương pháp nghiên cứu/phương pháp luận nghiên cứu):
+ Đề xuất sinh viên tham gia vào các khoá học Microsoft Excel và giảng dạy hiệu quả + Phân tích và xem xét kết quả sau các cuộc khảo sát để thay đổi phương pháp triển khai và sửa đổi chương trình giảng dạy cho các khoá học
+ Khảo sát sinh viên về kĩ năng của họ trước và sau khi trải qua quá trình đào tạo
- Survey objects (Đối tượng khảo sát/đối tượng nghiên cứu trong tài liệu): sinh viên trong chương trình Hệ thống thông tin máy tính
- Objectives of study (mục tiêu nghiên cứu):
+ Đánh giá hiệu suất và hiệu quả việc triển khai chương trình đào tạo MOS
+ Phân tích yếu tố ảnh hưởng của quá trình tham gia đào tạo MOS
+ Khảo sát ý kiến của sinh viên và giảng viên và lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ MOS
- Results related to topic (những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài của nhóm): + Sinh viên được hưởng lợi từ việc có nhiều thời gian hơn để thành thạo kĩ năng, áp dụng kiến thức của mình và thoải mái với tài liệu và kì thi
+ Sinh viên được hưởng lợi từ việc tăng cường giảng dạy trong lớp và trình diễn của giáo viên
- References/bibliography (Tài liệu tham khảo liên quan) (Trích dẫn theo APA):
Hunsinger, D S., & Smith, M A (2009) IT certification is used by hiring personnel The Journal of Computer Information Systems, 50 (2), 17
MyEducator (2018, June 10) Retrieved from
http://www.myeducator.com
Trang 20Burning Glass Technologies (2015) Crunched by the numbers: The digital skills gap in the workforce Retrieved from http://burningglass.com/research/ digita1-skills-gap/
Trang 214 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp nghiên cứu
4.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định cơ sở lý luận về nhu cầu, thời gian và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đăng kí học tin học MOS của sinh viên Nhóm đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và nghiên cứu tài liệu sẵn có theo xu hướng thị trường ngày nay của xã hội cũng như của trường để quan sát các nhân tố như giá cả, thời gian, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, việc làm tương lai, tốt nghiệp,
4.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Bước 1: Nhóm thu thập thông tin bằng cách gửi phiếu khảo sát dưới dạng google form đến các bạn sinh viên
Bước 2: Thống kê, phân tích kết quả khảo sát và đưa ra giải pháp
Dưới đây là sơ đồ 4.1 Quy trình nghiên cứu:
(Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả)
Hình 4 1 Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu
nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết - lý luận
Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng
Phân tích định lượng
Kết quả nghiên cứu - thảo luận Kết luận -
kiến nghị
Trang 22Quy trình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ bao gồm 8 bước chính, mỗi bước được miêu
tả chi tiết về các hoạt động cần thực hiện
Bước 1: Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Xác định mục tiêu tổng quát của nghiên cứu
- Mục tiêu cụ thể: Xác định các mục tiêu chi tiết và cụ thể hơn
- Câu hỏi nghiên cứu: Đặt ra những câu hỏi mà nghiên cứu cần trả lời
- Giả thuyết nghiên cứu: Đưa ra các giả thuyết cần kiểm chứng trong nghiên cứu
Bước 2 Cơ sở lý thuyết - Lý luận
- Cơ sở lý thuyết - Lý luận: Xây dựng nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu: Tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Bước 3 Mô hình nghiên cứu
- Xác định các biến: Xác định các biến số trong nghiên cứu
- Các giả thuyết: Đưa ra các giả thuyết cụ thể dựa trên mô hình nghiên cứu
Bước 4 Nghiên cứu định tính
- Xây dựng thang đo: Xây dựng các thang đo để đo lường các biến số
- Thiết kế bảng câu hỏi: Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu
Bước 5 Nghiên cứu định lượng
- Chọn mẫu: Lựa chọn mẫu nghiên cứu
- Khảo sát: Thực hiện khảo sát để thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu: Thu thập và ghi nhận dữ liệu từ khảo sát
- Hiệu chỉnh dữ liệu: Kiểm tra và điều chỉnh dữ liệu thu thập được để đảm bảo tính chính xác
Bước 6 Phân tích định lượng
Trang 23- Phân tích: Phân tích dữ liệu thu thập được
- Kiểm định mô hình: Kiểm định các mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Bước 7 Kết quả nghiên cứu - Thảo luận
- Tóm tắt kết quả: Tổng hợp và trình bày kết quả nghiên cứu
- Thảo luận: Thảo luận về các kết quả đạt được, so sánh với giả thuyết ban đầu
Bước 8 Kết luận - Kiến nghị
- Kết luận: Đưa ra các kết luận từ nghiên cứu
- Kiến nghị: Đưa ra các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu
4.2 Phương pháp chọn mẫu
Bước 1 Lập danh sách tất cả sinh viên đang theo học tại trường Đại học Văn Hiến
Bước 2 Phân nhóm sinh viên thành các tầng dựa trên các đặc điểm quan trọng như khoa và năm học
Bước 3 Xác định số lượng sinh viên cần chọn từ mỗi tầng theo tỷ lệ tương ứng với kích thước của từng tầng trong tổng dân số
Trang 24Bước 4 Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn các sinh viên từ mỗi tầng Bước 5 Tạo thành mẫu khảo sát cuối cùng từ các mẫu đã chọn từ các tầng
4.3 Cỡ mẫu
Sau khi xác định được mục tiêu nghiên cứu và tiến hành bảng hỏi nghiên cứu thì nhóm đã chọn lọc được 37 mẫu Số mẫu được chọn lọc và mã hóa thành bảng dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu
4.4 Phương pháp thu thập dữ liệu
Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến
Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu
Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi
Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi
Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi
4.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện các phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp định tính