1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài khảo sát thực trạng đi làm thêm của sinh viên năm 2 trường đại học kinh tế luật

22 16 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Thực Trạng Đi Làm Thêm Của Sinh Viên Năm 2 Trường Đại Học Kinh Tế Luật
Tác giả Nguyễn Trần Kim Ngân, Huỳnh Lê Đông Quân, Trương Lê Thanh, Trịnh Quang Duy
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Mộng Ngọc
Trường học Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Thống Kê Ứng Dụng
Thể loại Đề Tài
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

Về lýdo lựa chọn đối tượng là sinh viên năm hai thì chúng em sẽ giải thích rõ ở phần bên dưới.Đề tài này nghiên cứu về tình hình thực tế đi làm thêm của sinh viên Đại học Kinhtế - Luật,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN NĂM 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT Môn học : THỐNG KÊ ỨNG DỤNG Mã lớp học phần : 231TK0514 Giảng viên hướng dẫn : CÔ NGUYỄN THỊ MỘNG NGỌC Nhóm trình bày : NHÓM 11 DANH SÁCH THÀNH VIÊN ST Họ tên Mã số sinh viên Mức độ hoàn thành T K224161827 100% K224161832 100% 1 Nguyễn Trần Kim Ngân K224081088 100% K224081064 100% 2 Huỳnh Lê Đông Quân 3 Trương Lê Thanh 4 Trịnh Quang Duy STT Nội dung công việc Người thực hiện Ngân 1 Lọc câu hỏi form Ngân Thanh 2 Làm form + Lọc số liệu Ngân Thanh 3 Bối cảnh đề tài nghiên cứu + Lí do chọn đề tài Duy 4 Phần còn lại của Giới thiệu đề tài Quân + Ngân Quân 5 Lời mở đầu + làm word Duy 6 Vẽ biểu đồ + bảng Ngân Thanh 7 Lập bảng tần số, tần số tích lũy, 8 Nhận xét kết quả thu được, mục đích 9 Cơ sở lí luận + tình hình nghiên cứu + phương pháp nghiên cứu 10 Hạn chế của dự án 11 Kết luận + đưa ra giải pháp MỤC LỤC Contents L IỜM ỞĐẦẦ.U 1 CH NƯGƠI: GI I TỚHI ỆU ĐỀẦ TÀ I .2 1 Bốối c ảnh đềề tài nghiền cứ u 2 2 Lý do ch ọn đềề tài nghiền cứ u .2 3 Câu hỏi nghiền cứ u 3 4 Mụ c tiều nghiền cứ u 4 5 Đốối t ượng và phạ m vi nghiền cứ u .4 6 Phươ ng pháp nghiền cứ u .4 CH NG II:ƯCƠ S LÝƠTHỞUYỀẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIỀN CỨ U 5 1 C ơsở lý thuyềố t 5 1.1 Khái niệ m .5 1.2 nẢh h ưnởg c aủvi cệ đi làm thềm đềốn đ ời sốống họ cậ t pủ c a sinh v.i.ề n 5 1.3 Thự c tạr ng đi làm thềmủc a sinh viề.n 6 2 Tình hình nghiền cứu .6 2.1 Lịch sử nghiền cứ u 6 2.2 Mố hình nghiền cứu .2 CH NƯGƠIII: PH ƯNƠG PHÁP NGHIỀN CỨ U 3 1 Mụ c tiều nghiền cứ u 3 2 Cách tiềốp cận dữ liệ u 3 3 Kềố hoạ ch phân tích 3 4 Đ ộ tin cậ y và ộđ giáịt.r 3 CH NG IV: ƯPHƠẦN TÍCH KỀẾT QU NGẢHIỀN C UỨ– THỐẾNG KỀ MỐ ẢT 5 CH NGƯVƠ: H N CẠHỀẾ C AỦ ĐỀẦ TÀ I 6 1 H ạn chềố 6 2 Biệ n pháp 6 CH NG VIƯ: ĐƠỀẦ XUẦẾT GI IẢPHÁP CHO SINH VIỀN 7 CH NƯGƠVII: KỀẾT LUẬ N 8 CH NƯGƠVIII: TÀI LI ỆU THAM KHẢ O .9 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 1: Các loại dữ liệu thu thập 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền giáo dục ngày càng phát triển, việc làm thêm trong quá trình học tập là một công thức tìm kiếm kinh nghiệm thực tế và thu nhập bổ sung phổ biến dành cho người dùng sinh viên Chính vì vậy, chúng em rất quan tâm đến thực trạng đi làm thêm của sinh viên năm Đại học Kinh tế - Luật, đặc biệt là sinh viên năm hai Về lý do lựa chọn đối tượng là sinh viên năm hai thì chúng em sẽ giải thích rõ ở phần bên dưới Đề tài này nghiên cứu về tình hình thực tế đi làm thêm của sinh viên Đại học Kinh tế - Luật, từ đó xác định được lợi ích và ảnh hưởng của việc làm thêm đến sự phát hiện phát triển bài học của sinh viên Ngoài ra, chúng em cũng muốn tìm hiểu về những nguyên nhân và yếu tố để quyết định của sinh viên khi lựa chọn đi làm thêm Qua quá trình tiến hành khảo sát, chúng em sẽ thu thập dữ liệu từ các sinh viên năm hai Đại học Kinh tế - Luật nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về thực trạng đi làm thêm của họ Thông qua hơn 200 mẫu khảo sát từ những bạn sinh viên năm hai trường Đại học Kinh tế - Luật, nhóm chúng em đã dựng nên các biểu đồ, bảng biểu, đưa ra phân tích khách quan về đề tài này Khảo sát giúp các bạn sinh viên có những góc nhìn thực tế về các công việc làm thêm, mức lương trung bình khi đi làm thêm, thời gian cần bỏ ra để đáp ứng yêu cầu của công việc, Chúng em hi vọng rằng dự án này sẽ hỗ trợ các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan về việc đi làm thêm Từ đó đóng góp vào việc nâng cao chất lượng học tập, chất lượng cuộc sống và sự phát triển của họ trong tương lai Trong thời đại xã hội 4.0, việc đi làm thêm không chỉ là một cách để sinh viên kiếm thêm thu nhập, mà còn là một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống và tích lũy kinh nghiệm thực tế Đặc biệt, nhiều sinh viên năm hai tại Trường Đại học Kinh tế Luật đã nhận thấy giá trị của việc tìm kiếm cơ hội làm thêm, và họ đã tích cực khám phá và tham gia vào các công việc phù hợp với ngành học của mình Sở dĩ nhóm lựa chọn đối tượng sinh viên năm hai để khảo sát vì với các bạn sinh viên năm nhất mới bước chân vào đại học ắt hẳn chưa kịp thích ứng với môi trường mới nên đa phần các bạn sẽ do dự về việc đi làm thêm Bên cạnh đó, với sinh viên năm ba và năm tư hiện nay rất năng động và đã sớm định hướng được công việc tương lai Do đó, họ thường tập trung nâng cao trình độ chuyên môn và lựa chọn thực tập nhiều hơn là những công việc làm thêm tạm thời Chính vì vậy, sinh viên năm hai sẽ là đối tượng thích hợp cho đề tài nghiên cứu này 1 Document continues below Discover more fTrhoốmn:g kê ứng dụng Trường Đại học… 386 documents Go to course TKUD Ma102 Cuoi ky - SV - thong ke ung… 7 96% (27) Hướng dẫn sử dụng phần mềm Stata -… 25 100% (10) Chapter 7 Zvi Bodie Alex Kane Alan J.… 52 Thống kê 100% (1) ứng dụng SƠ ĐỒ ÔN THI MÔN THỐNG KÊ ỨNG… 2 Thống kê 100% (1) ứng dụng TKUD - bài tập nhóm 1 Thống kê 100% (1) ứng dụng Chapter 01&02 Essentials Business… 70 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Thống kê 100% (1) 1 Bối cảnh đề tài nghiên cứu ứng dụng Trong bối cảnh 4.0 hiện nay, vấn đề “việc làm” là một vấn đề nóng bỏng, thu hút tất cả các đối tượng Và các bạn sinh viên cũng không ngoại lệ Tuy vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng nhiều bạn đã quan tâm, trải nghiệm các công việc làm thêm nhằm phát triển các kỹ năng thực tế, thậm chí có thêm nguồn sinh hoạt phí, nguồn hỗ trợ cho học phí, phụ giúp gia đình Có những bạn lựa chọn đi làm không vì lợi ích về thu nhập mà do mong muốn có nhiều cơ hội va chạm thực tế, cải thiện khả năng giao tiếp, linh hoạt xử lý các tình huống trong cuộc sống Tuy nhiên, việc cân bằng giữa việc học và làm thêm không phải là điều dễ dàng Sinh viên phải đối mặt với nhiều thách thức và câu hỏi khó khăn Làm thế nào để tổ chức thời gian hiệu quả để không ảnh hưởng đến việc học? Làm thế nào để tìm được công việc làm thêm phù hợp với lịch trình và mục tiêu ngành nghề tương lai của mình? Liệu rằng công việc hiện tại có thật sự được trả lương thỏa đáng? Phải chăng công việc làm thêm này sẽ cải thiện được phần nào những kỹ năng mà bạn mong muốn khi quyết định đi làm? Những tác động nào góp phần gây ảnh hưởng đến nhận thức của các bạn sinh viên năm hai trong quá trình tìm kiếm việc làm thêm và mức độ ảnh hưởng như thế nào? Mỗi bạn sinh viên đều có những định hướng, những mục đích riêng khi lựa chọn việc đi làm thêm Nhưng chắc chắn rằng, dù có lựa chọn đi làm thêm hay không thì đều có những ưu điểm cũng như hạn chế Đặc biệt là với đối tượng sinh viên khi có quá nhiều tác động, thu hút để chọn một công việc làm thêm Nhằm giải đáp những thắc mắc và quan tâm trên, nhóm em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng đi làm thêm của sinh viên năm hai Trường Đại học Kinh tế Luật” để tiến hành khảo sát, nghiên cứu Về lí do tại sao lại lựa chọn sinh viên năm hai để nghiên cứu thì chúng em sẽ trình bày ở phần tiếp theo 2 Lý do chọn đề tài nghiên cứu Trong quãng thời gian đại học, không ít sinh viên đã đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm thực tế Tuy nhiên, việc tại sao lại chọn sinh viên năm hai là đối tượng để nghiên cứu đề tài mà không phải sinh viên năm nhất, năm ba hay năm bốn là vì xoay quanh đó có nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên đi làm thêm đối với sinh viên năm hai Các quan điểm sẽ được trình bày chi tiết dưới đây 2 Trước tiên là sinh viên năm nhất thường dành thời gian của mình để tham gia vào các câu lạc bộ, Đoàn - Hội của khoa hoặc của trường, còn sinh viên năm ba, năm tư đã phải đi thực tập nên không còn thời gian Chỉ có sinh viên năm hai chưa đi thực tập, vẫn còn thời gian rảnh và đã hoàn thành một phần cơ bản của chương trình học, có kiến thức cơ bản và kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc một cách dễ dàng hơn so với sinh viên năm nhất Sinh viên năm hai đã trải qua một năm học đầu tiên và đã có thời gian để thích ứng với môi trường học tập và xây dựng sự tự tin trong công việc với các đồng nghiệp và khách hàng Bên cạnh đó, họ lại có kiến thức chuyên môn và có khả năng áp dụng kiến thức đó vào công việc thực tế Sau khi hoàn thành các khóa học cơ bản, sinh viên năm hai thường được học sâu về các khóa học chuyên ngành, đồng thời có thêm cơ hội thực hiện các dự án thực tế và tham gia vào các buổi thực tập Điều này giúp sinh viên năm hai có kỹ năng và kiến thức chuyên môn, nền tảng để tham gia và đóng góp tích cực trong công việc làm thêm Tuy nhiên, việc gì thì cũng có hai mặt, việc đi làm thêm cũng mang lại một số hạn chế và khó khăn cho sinh viên Sinh viên năm hai phải cân nhắc kỹ lưỡng để tìm được công việc phù hợp với lịch học và đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả học tập Ngoài ra, công việc làm thêm còn có thể tạo ra áp lực và gây mệt mỏi cho sinh viên, khiến họ thiếu thời gian và năng lượng để tập trung vào học tập, hoạt động ngoại khóa Vì có nhiều quan điểm trái chiều như vậy nên đó là lý do tại sao nhóm chúng em lựa chọn sinh viên năm hai để nghiên cứu trong đề tài "Thực trạng đi làm thêm của sinh viên năm hai tại Trường Đại học Kinh tế Luật" Để qua những khảo sát, phân tích cụ thể sẽ giúp hiểu rõ hơn về tình trạng, cảm nhận của các bạn, từ đó rút ra được lợi ích và khó khăn của vấn đề đi làm thêm Đồng thời, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bạn sinh viên trong việc cân nhắc và quyết định tham gia hoặc không tham gia vào các công việc làm thêm 3 Câu hỏi nghiên cứu Chúng em thực hiện dự án này để trả lời cho các câu hỏi sau:  Thực trạng đi làm thêm của sinh viên UEL?  Nguyên nhân chủ yếu khiến sinh viên không đi và có đi làm thêm?  Những công việc nào thường được sinh viên chọn để làm nhiều nhất?  Mức độ tác động của việc làm thêm đến đời sống sinh viên (học tập, thể chất, tinh thần…) của sinh viên? 3  Tác động tích cực và tiêu cực của việc đi làm thêm?  Giải pháp nào cho sinh viên cân đối thời gian học và làm? 4 Mục tiêu nghiên cứu - Thông tin về thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên năm hai Đại học Kinh tế - Luật hiện nay - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên khi đi làm thêm - Chỉ ra những tác động tích cực cũng như hạn chế của việc đi làm thêm đến đời sống và học tập, giúp sinh viên có những quyết định và định hướng đúng đắn - Từ các phân tích dữ liệu nhằm đưa ra các giải pháp cần thiết giúp nâng cao nhận thức, cải thiện những mặt hạn chế của sinh viên khi đi làm thêm 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên năm hai theo học tại trường Đại học Kinh tế Luật - Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ ngày 26/09/2023 - 10/10/2023  Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi sinh viên năm hai tại trường Đại học Kinh tế - Luật 6 Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế bảng câu hỏi trên Google biểu mẫu - Đăng form khảo sát lên các email của sinh viên năm hai, các nhóm học tập UEL trên Facebook, Zalo và thực hiện khảo sát 211 sinh viên năm hai đang theo học ở trường Đại học Kinh tế - Luật - Các dữ liệu định lượng, định tính được sử dụng trong dự án Phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả được sử dụng trong dự án - Sử dụng các bảng câu hỏi để phân tích về việc đi làm thêm của sinh viên UEL - Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập liệu, phân tích, xử lý số liệu - Sử dụng Microsoft Word để phân tích các kết quả thu thập được và tiến hành báo cáo dự án 4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1 Cơ sở lý thuyết 1.1 Khái niệm Trong thời đại hiện nay, việc đi làm thêm đang dần trở thành một xu hướng đối với các bạn sinh viên Có người đã đi làm thêm từ cấp ba, cũng có người tốt nghiệp Đại học rồi đi làm luôn chứ không làm thêm Tuy nhiên, phần lớn các bạn sinh viên đều có xu hướng lựa chọn đi làm thêm trong quá trình học Đại học Để định nghĩa, đi làm thêm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức Làm thêm còn có một khái niệm khác nữa là “việc làm part time” hay còn gọi là bán thời gian Các công việc làm thêm, bán thời gian, part time thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn tùy vào tính chất của mỗi công việc 1.2 Ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến đời sống học tập của sinh viên Không phải ngẫu nhiên mà sinh viên Việt Nam lại chọn đi làm thêm nhiều đến vậy, việc có thêm một công việc bán thời gian mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên Song, đây cũng là một con dao hai lưỡi Về lợi ích, việc đi làm thêm giúp cho sinh viên có thêm một khoản thu nhập, phụ giúp về mặt tài chính cho sinh viên trong việc sinh hoạt hàng tháng hoặc phụ giúp gia đình đóng học phí Đặc biệt đối với những gia đình có kinh tế khó khăn, đi làm thêm là cách các bạn sinh viên dùng để có thể trang trải cuộc sống Bên cạnh việc có thêm thu nhập cá nhân, đi làm thêm còn giúp cho các sinh viên có cơ hội trải nghiệm, tích lũy thêm những kinh nghiệm, kỹ năng sống, kỹ năng mềm có lợi cho sau này Những kỹ năng quan trọng như xử lý tình huống, quản lý thời gian, những bài học thực tế không thể tìm thấy ở trường Đại học, … Không những vậy, họ còn có thêm những trang profile tốt làm lợi thế cạnh tranh việc làm sau này Thế nhưng, việc đi làm thêm cũng có nhiều vấn đề tiêu cực, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tương lai của một người Đầu tiên phải kể đến, đó là sự ảnh hưởng đến việc học Rõ ràng là, đối với sinh viên, việc học vẫn phải là ưu tiên hàng đầu Thế nhưng, nhiều sinh viên sau khi đi làm thêm đã quên mất điều này, họ bị quyến rũ bởi đồng tiền mình kiếm được và bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho việc làm thêm, dẫn đến sa sút trong học tập Mặc dù nói khi đi làm thêm, sinh viên sẽ học được kỹ 5 năng quản lý thời gian, nhưng thực tế là vô cùng khó khăn để có thể phân bổ việc học, làm và giải trí một cách hợp lý và không để một việc ảnh hưởng đến các việc khác Hơn thế nữa, việc sáng đi học, tối đi làm, khuya về làm bài tập một cách thường xuyên sẽ dễ dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi và chán nản trong mọi việc, sức khỏe của các bạn sinh viên cũng từ đó mà giảm sút Thêm một vấn đề nữa, đó là việc đi làm trái ngành nghề, đi làm vì tiền chứ không quan tâm đến những giá trị, những bài học mà mình nhận được là gì, khiến cho sinh viên không tích lũy được kinh nghiệm nào có thể hỗ trợ cho ngành học của mình Và cuối cùng, là việc các sinh viên dễ bị lừa gạt, bóc lột sức lao động Hiểu rõ nhu cầu tìm việc làm của sinh viên, nhiều tổ chức, trung tâm việc làm đã lên những kế hoạch tinh vi nhằm lừa đảo, bóc lột sức lao động 1.3 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Theo thống kê mới nhất năm 2022, nước ta có độ tuổi lao động phổ biến là từ 18 - 22 tuổi Đặc biệt, phần lớn trong số này là các sinh viên đang theo học hệ chính quy, cao đẳng, trung cấp của các trường trên toàn quốc Từ đó có thể thấy, chính bản thân sinh viên thích với việc vừa học vừa làm Theo thống kê, khoảng hơn 80% sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng toàn quốc đều có công việc làm thêm dành riêng cho mình Công việc làm thêm còn cho phép học được trải nghiệm thực tế, rút ra bài học của bản thân Nhu cầu đi làm thêm này đã tạo nên cơn sốt việc làm với sự cạnh tranh lớn Thông thường, sinh viên vừa học vừa làm tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội và đặc biệt là trọng điểm kinh tế Sài Gòn 2 Tình hình nghiên cứu 2.1 Lịch sử nghiên cứu Nhiều bài báo lớn nhỏ chỉ ra những mặt lợi và hại của việc đi làm thêm ở sinh viên Bài luận “Giải pháp cân bằng giữa việc học và đi làm thêm của sinh viên trường Đại Học Giáo Dục” của Vũ Thị Thu Trang và Lữ Thị Mai Oanh (Đại học Giáo Dục - ĐHQG-HN) đã chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của việc đi làm thêm và đề ra những giải pháp để cân bằng được việc học và đi làm thêm cho sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Giáo Dục nói riêng Tại diễn đàn chính sách về việc làm cho thanh niên ngày 5 tháng 5 năm 2023, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và đào 6 tạo - bà Nguyễn Thị Nhung cho biết nhu cầu đi làm thêm của sinh viên là rất lớn, tuy nhiên, phần lớn sinh viên đi làm chỉ để kiếm thêm thu nhập mà không lựa chọn việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành Tác phẩm “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu ?” của Rosie Nguyễn cũng đã có đề cập về việc nên đi làm thêm, làm thêm những việc liên quan đến ngành học hay không, miễn là bản thân biết mình học thêm được gì, có thêm điều gì nhờ việc làm thêm đó 2.2 Mô hình nghiên cứu Vấn đề đi làm thêm của sinh viên năm 2 tại trường Đại học Kinh Tế - Luật:  Số lượng đi làm thêm và không đi làm thêm  Lý do không và có đi làm thêm  Mục đích đi làm thêm  Thời gian đi làm thêm  Mức lương đi làm thêm  Ngành nghề phổ biến  Ảnh hưởng đến đến kết các mặt trong cuộc sống (học tập, thể chất, tinh thần…)  Mức độ cải thiện các kỹ năng mềm 7 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Mục tiêu nghiên cứu Dữ liệu đã được thu thập ngẫu nhiên từ 211 sinh viên năm 2 trường Đại học Kinh tế - Luật, bao gồm các ngành học khác nhau, nhằm mục đích khảo sát về việc đi làm thêm Từ dữ liệu này, chúng ta có thể trả lời các câu hỏi bằng cách sử dụng số liệu cụ thể và có cái nhìn tổng quát về các vấn đề liên quan, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp 2 Cách tiếp cận dữ liệu Hình 1: Các loại dữ liệu thu thập 3 Kế hoạch phân tích Dựa trên dữ liệu thu thập được, chúng ta sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, cùng với phân tích thống kê mô tả để tiến hành phân tích Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng sẽ sử dụng phần mềm Excel để phân tích, tạo biểu đồ, giúp trực quan hóa số liệu và hiển thị chúng dưới dạng hình ảnh một cách rõ ràng và dễ hiểu 4 Độ tin cậy và độ giá trị Thông tin dữ liệu có thể bị ảnh hưởng đến độ chính xác bởi các yếu tố sau đây: 8 - Chính xác của bảng câu hỏi: Cách đặt câu hỏi và cách trình bày trong bảng câu hỏi có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của thông tin thu thập Nếu bảng câu hỏi không được xây dựng một cách chính xác, có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc thiếu rõ ràng trong việc thu thập dữ liệu - Mức độ trung thực của các câu trả lời: Độ trung thực của các câu trả lời phụ thuộc vào người khảo sát Có thể xảy ra trường hợp người khảo sát không trả lời một cách trung thực hoặc do ngại tiết lộ thông tin cá nhân, dẫn đến sự thiếu chính xác trong dữ liệu thu thập được - Thời gian gửi form khảo sát: Thời gian gửi form khảo sát có thể ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu thu thập Nếu quá gấp hoặc không thu được mẫu mong muốn, có thể dẫn đến sự thiếu chính xác hoặc không đại diện cho toàn bộ tập thể người được khảo sát - Mức độ hiểu của người khảo sát với vấn đề được khảo sát: Sự hiểu biết và nhận thức của người khảo sát với vấn đề được khảo sát có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của thông tin thu thập Nếu người khảo sát không hiểu rõ vấn đề hoặc không đồng ý với các khái niệm, có thể dẫn đến thông tin không chính xác hoặc thiếu cụ thể 9 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THỐNG KÊ MÔ TẢ 10 CHƯƠNG V: HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 1 Hạn chế - Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác của dữ liệu thu thập:  Lựa chọn đơn vị điều tra thực tế không có tính đại diện cao  Mẫu thu nhập dữ liệu nhỏ rồi căn cứ kết quả điều tra thực tế mà suy rộng thành đặc trưng tổng thể  Tính trung thực, khách quan của người làm khảo sát - Vấn đề làm tròn số: Trong quá trình tính toán, xử lý dữ liệu có xuất hiện số thập phân nên có thể sẽ có sai số - Lĩnh vực chuyên môn thấp, chưa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức, khả năng sử dụng các phần mềm thống kê còn hạn chế - Nhóm chúng em lần đầu tiên thực hiện làm dự án, vì thế không thể tránh những sai sót trong quá trình viết báo cáo dự án 2 Biện pháp - Kiểm tra mặt logic của dữ liệu, kiểm tra việc xác định và tính toán dữ liệu, kiểm tra tính chất đại biểu và chỉ tiêu mẫu khảo sát - Xác định các mục tiêu rõ ràng để thực hiện cuộc khảo sát, đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, tránh người khảo sát hiểu sai - Kiểm tra khảo sát trước khi phân phối Hạn chế đưa ra những câu hỏi lan man, không đúng trọng tâm nghiên cứu làm cho bài khảo sát thiếu tính chặt chẽ, tốn thời gian của người khảo sát Hơn hết cần lựa chọn người khảo sát phù hợp để chất lượng khảo sát tốt hơn - Thuyết phục người khảo sát làm với một tinh thần trách nhiệm, trung thực - Tặng quà cho người khảo sát chẳng hạn như là tài liệu học tập… - Các thành viên sử dụng các phương tiện internet như Facebook, Google meet, để tổ chức các cuộc họp dưới hình thức online để kết nối, tương tác cũng như thảo luận phân công công việc để hoàn thành dự án 11 CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO SINH VIÊN Hiện nay, đi làm thêm của sinh viên đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh Việt Nam, đặc biệt là sinh viên từ năm hai trở lên Không thể phủ nhận những lợi ích mà sinh viên nhận được khi đi làm thêm khi điều đó giúp sinh viên có thêm thu nhập, kinh nghiệm và kỹ năng sống Tuy nhiên, với những thông tin đã được khảo sát, nhóm chúng em cho rằng sinh viên cần phải có định hướng rõ ràng cho bản thân trước khi quyết định đi làm thêm hay không Bên cạnh đó, các sinh viên cần phải tạo được cho mình một thời gian biểu bao gồm cả việc học, đi làm thêm và nghỉ ngơi để có thể cân bằng sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần Việc sinh viên dành quá nhiều thời gian để đi làm thêm và bỏ bê việc học Hơn thế nữa, việc lựa chọn những công việc có liên quan đến ngày học của mình nên được ưu tiên hơn, bởi đa số sinh viên đi làm thêm lựa chọn những ngành như phục vụ, gia sư vì mức lương nó mang lại Dù rằng mức lương của các công việc liên quan đến ngành học có thể sẽ thấp hơn so với các công việc khác nhưng những kinh nghiệm và kỹ năng nó mang lại vô cùng cần thiết cho các bạn sinh viên sau này Đó cũng là những lời khuyên nhóm em muốn gửi đến các bạn sinh viên 12 CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN Sinh viên luôn là những thế hệ trẻ, năng động nên việc tìm kiếm việc làm thêm là điều không thể tránh khỏi Đặc biệt đối với sinh viên từ năm hai trở lên, nhu cầu tìm việc làm thêm là vô cùng lớn, điều đó khiến cho nhu cầu tìm việc làm tăng cao ở các thành phố lớn nơi có sự xuất hiện của nhiều trường Đại học Rõ ràng là, đi làm thêm giúp cho sinh viên có thêm những kiến thức thực tế, những mối quan hệ bên ngoài và cả mức thu nhập hỗ trợ cho chi tiêu và sinh hoạt Tuy vậy, cuộc việc các sinh viên dành quá nhiều thời gian cho việc đi làm thêm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của sinh viên Không chỉ vậy, hầu hết các công việc được sinh viên lựa chọn chủ yếu là vì mức thù lao cao chứ không liên quan nhiều đến chuyên ngành theo học Cuộc khảo sát về việc đi làm thêm của sinh viên năm 2 Trường Đại học Kinh Tế - Luật của chúng em cũng đã chỉ ra rằng, việc không dành quá nhiều thời gian để đi làm thêm mà chỉ ở một mức vừa đủ là cách mà các sinh viên UEL cân bằng được việc học và đi làm Nhờ đó, các sinh viên vừa tích lũy được kinh nghiệm, vừa có thêm một khoản thu nhập cá nhân mà vẫn có kết quả học tập tốt Qua đó có thể thấy, các bạn sinh viên năm 2 UEL đã có những nhận thức và suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định đi làm thêm để tránh đi vào những lối mòn của các thế hệ sinh viên đi trước Đây chính là một lời khẳng định rằng, những thế hệ trẻ đã tiếp nối những kinh nghiệm, rút ra những bài học từ trong quá khứ từ đó tư duy sáng tạo tìm ra lối đi đúng đắn cho bản thân Đây chính là một tín hiệu tốt đối với tương lai của đất nước 13 CHƯƠNG VIII: TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w