1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nhu cầu học ngoại ngữcủa sinh viên trường đại học kinh tế luật

41 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu Cầu Học Ngoại Ngữ Của Sinh Viên Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Tác giả Hồ Như Ngọc Diệp, Lê Yến Nhi, Lê Thị Hồng Phúc, Nguyễn Huỳnh Mai, Huỳnh Thị Kim Liên
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,32 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (3)
    • 1. L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI (3)
    • 2. M ỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (4)
    • 3. P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (4)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (5)
    • 1. K HÁI NIỆM (5)
    • 2. T HỰC TRẠNG (5)
    • 4. N GUYÊN NHÂN (20)
    • 5. H Ệ QUẢ (22)
    • 6. G IẢI PHÁP (24)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN (27)

Nội dung

Thông thạongoại ngữ là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển và giúp bản thân có cơ hội nghềnghiệp tốt hơn.Trường Đại học Kinh tế - Luật UEL là một trong những trường đại học hàng

NỘI DUNG

K HÁI NIỆM

Nhu cầu là một yêu cầu hoặc điều gì đó mà con người cảm thấy thiết yếu, quan trọng hoặc muốn có để đáp ứng các nhu cầu tâm lý và vật chất Nhu cầu có thể là cơ bản và cần thiết để duy trì sự tồn tại và sức khỏe, hoặc có thể là các nhu cầu cao cấp hơn như thỏa mãn và phát triển cá nhân 1

Ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) là ngôn ngữ không phải ngôn ngữ chính thức, cũng không phải là ngôn ngữ thường được nói ở một quốc gia cụ thể Người bản ngữ của quốc gia đó sẽ biết nó thông qua học tập Hay nói cách khác ngoại ngữ là ngôn ngữ từ nước ngoài được sử dụng trong nước 2

T HỰC TRẠNG

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ ngày càng được khẳng định Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên hiện nay, ngoại ngữ là một phần không thể thiếu Ngoại ngữ mang đến cho các bạn sinh viên rất nhiều lợi ích như tăng cơ hội học tập, nghề nghiệp, sự tự tin khi giao tiếp, Vậy quan điểm của các bạn sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ hiện nay như thế nào?

1 Abraham Harold Maslow,Pace, 2019, https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/thap-nhu-cau- maslow

2 Halozend, 2022, https://thuhocphi.com/ngoai-ngu-la-gi-tam-quan-trong-cua-ngoai-ngu-trong-don- xin-viec/

Hình 1: Quan điểm sinh viên về việc học ngoại ngữ hiện nay

Theo khảo sát, có 45,7% cho rằng việc học ngoại ngữ hiện nay là rất cần thiết; 42% cho rằng việc học ngoại ngữ là cần thiết; 8,6% cho là bình thường và khoảng 3,7% cho rằng là chưa cần thiết Có thể thấy đa số các sinh viên tham gia khảo sát đều nhận ra việc học ngoại ngữ là quan trọng trong một xã hội toàn cầu hóa như hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít sinh viên chưa nhận thấy được tầm quan trọng của ngoại ngữ Điều này có thể gây ra một số mặt hạn chế như: giới hạn cơ hội học tập và làm việc, hạn chế sự hiểu biết về thế giới, gây khó khăn trong giao tiếp,

Chính vì tầm quan trọng của ngoại ngữ nên đa số các bạn sinh viên hiện nay đều đã theo học ngoại ngữ từ lâu.

Hình 2: Sinh viên bắt đầu học ngoại ngữ từ khi nào Dựa trên khảo sát, có 74,1% đã bắt đầu học ngoại ngữ từ lâu, 24,7% sinh viên chỉ mới bắt đầu học gần đây, trong đó, vẫn còn 1,2% chưa bắt đầu học ngoại ngữ, điều này đáng chú ý bởi vì tầm quan trọng và phổ biến của ngoại ngữ hiện nay.

Hầu hết các sinh viên hiện nay đều đang theo học ngoại ngữ, không chỉ một mà còn nhiều hơn thế nữa.

NTNThuy - H ướ ng dẫn làm tiểu luận

XU H ƯỚ NG Không SINH CON Ở GI Ớ I…

File giáo trình b ả n pdf HSK 2

Hình 3: Số ngoại ngữ mà các bạn sinh viên theo học

Từ khảo sát trên có thể thấy, chỉ có 9,9% lựa chọn học một ngôn ngữ, trong khi đó có đến 64,2% sinh viên dự định học hai ngoại ngữ; 19,8% lựa chọn học ba ngôn ngữ và một số ít học nhiều hơn 3 ngoại ngữ.

Một trong những ngoại ngữ quan trọng và phổ biến nhất hiện nay là Tiếng Anh Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, ở Việt Nam tiếng Anh cũng đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo các cấp

Do vậy, theo khảo sát có đến 91,4% đang lựa chọn tiếng anh là ngoại ngữ để theo đuổi. Bên cạnh đó, tiếng Trung là ngoại ngữ thứ hai sau tiếng Anh được lựa chọn với 27,2% Bởi Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, với hơn 1,4 tỷ người Ngoài ra tiếng Trung là ngôn ngữ của nền văn hóa Trung Hoa, một trong những nền văn hóa lâu đời của thế giới, do đó, việc học tiếng Trung giúp người học tiếp cận với nền văn hóa này ở nhiều lĩnh vực: triết học, văn học, nghệ thuật, Tiếng Trung là ngôn ngữ có nét tương đồng với tiếng Việt nên việc học tiếng Trung sẽ dễ dàng tiếp thu hơn Do vậy tiếng Trung sẽ là sự ưu tiên của các bạn sinh viên khi quyết định học một ngôn ngữ mới Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Kpop, tiếng Hàn cũng được các bạn trẻ sinh viên chọn là ngoại ngữ thứ hai của mình với 17,3% Một số ngoại ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Đức,

Answer Key - Complete Ielts ban… sách chuyện… 92% (79)20

Hình 4: Những ngoại ngữ mà các bạn sinh viên đang theo học

Vậy với sự nhận thức về tầm quan trọng của ngoại ngữ như vậy, các bạn sinh viên đã đầu tư cho bản thân mình về ngoại ngữ như thế nào? Dưới đây là bảng khảo sát số khóa học ngoại ngữ mà các bạn sinh viên đã tham gia và chi phí dành cho các khóa học đó.

Hình 5: Số khóa học ngoại ngữ mà các bạn sinh viên đã tham gia

Hình 6: Chi phí dành cho việc học ngoại ngữ của sinh viên

Có khoảng 75,3% các bạn sinh viên đã tham gia từ 1-3 các khóa học ngoại ngữ; 18,5% đã tham gia từ 4 đến 6 khóa học, số còn lại (khoảng 6,2%) đã tham gia từ 7 khóa học ngoại ngữ trở lên Với đa dạng các khóa học ngoại ngữ như hiện nay, mức chi phí dành cho mỗi khóa học mà các bạn sinh viên đã chọn đều khác nhau, tùy theo nhu cầu và điều kiện của từng sinh viên Từ bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy mức chi phí dưới 1 triệu đồng cho một khóa học ngoại ngữ có 14,8% bạn sinh viên lựa chọn khóa học này; từ 1-3 triệu đồng, có 33,3% sinh viên đã dành chi phí này cho việc học ngoại ngữ, đây cũng là khoảng chi phí được nhiều bạn lựa chọn nhất; các mức chi phí 3-5 triệu đồng và trên 5 triệu đồng lần lượt có số lượng sinh viên lựa chọn là 24,7% và 27,2%.

Với đa dạng các khóa học ngoại ngữ như hiện nay, các bạn sinh viên cũng chọn cho mình những hình thức học ngoại ngữ phù hợp với bản thân mình Có bạn thì lựa chọn học trực tiếp tại các trung tâm ngoại ngữ, có bạn chọn các khóa học online, có bạn lại chọn hình thức tự học qua internet hay các tài liệu sẵn có, hoặc kết hợp nhiều hình thức học khác nhau.Dưới đây là bảng khảo sát về các hình thức học ngoại ngữ của một số sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật.

Hình 7: Các hình thức học ngoại ngữ của sinh viên Nhờ có sự chủ động, linh hoạt trong các hình thức học tập nên thời gian các bạn sinh viên dành ra để học ngoại ngữ trong một ngày cũng có sự khác nhau

Hình 8: Thời gian các bạn sinh viên dành cho việc học ngoại ngữ trong một ngày

Hình 9: Số từ vựng các bạn sinh viên học được trong một ngày

Từ các bảng khảo sát trên chúng ta có thể thấy được thời gian các bạn sinh viên dành ra để học ngoại ngữ trong một ngày là khác nhau, trong đó khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 56,8%, tiếp đến là từ 1 tiếng đến 3 tiếng với 32,1%, việc dành dưới 30 phút học ngoại ngữ mỗi ngày chiếm 7,4% và cuối cùng là 3,7% sinh viên dành trên 3 tiếng mỗi ngày để học ngoại ngữ Với số lượng thời gian dành cho việc học ngoại ngữ là khác nhau nên số từ vựng trung bình mà mỗi bạn sinh viên học được trong một ngày cũng sẽ khác nhau Theo khảo sát, trung bình một ngày có 45,7% sinh viên học được từ 10-30 từ vựng mới, số từ học được dưới 10 chiếm tỉ lệ 32,1%, 21% sinh viên mỗi ngày lại học được thêm từ 30-50 từ vựng mới và có rất ít ( khoảng 1,2%) sinh viên học trên 50 từ vựng mới mỗi ngày.

Vậy các bạn sinh viên thường chọn học ngoại ngữ vào thời gian nào trong ngày và vì sao lại chọn thời gian đó?

Hình 10: Thời gian mà các bạn sinh viên học ngoại ngữ

Hình 11: Lý do các bạn sinh viên chọn học ngoại ngữ vào thời gian đó

Từ bảng khảo sát của một số sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật, đa số các bạn đều chọn học vào buổi tối, ngoài ra vẫn có những bạn lựa chọn vào các khoảng thời gian khác như buổi sáng, buổi trưa hay chiều Cũng có rất nhiều lý do khiến các bạn sinh viên chọn cho mình thời gian học ngoại ngữ vào các buổi như thế, và các lý do được nhiều bạn đồng tình nhất là: vào thời gian đó rất dễ tập trung, do có không gian yên tĩnh và đó cũng là thời gian các bạn sinh viên rảnh trong ngày sau một ngày học tập ở trường.

Từ những khảo sát trên có thể nhận thấy đa số các bạn sinh viên hiện nay rất đầu tư ngoại ngữ cho bản thân mình, vậy kỹ năng nào được các bạn quan tâm và đầu tư cho mình nhiều nhất?

Hình 12: Kỹ năng ngoại ngữ mà sinh viên đầu tư vào nhiều nhất Theo khảo sát, cả bốn kỹ năng đều được các bạn đầu tư, trong đó 3 kỹ năng nghe - nói - đọc không có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể như sau: có 58% lựa chọn kỹ năng nghe là kỹ năng mình đầu tư vào nhiều nhất, 53,1% lựa chọn đầu tư vào kỹ năng nói, có 48,1% chọn đầu tư vào kỹ năng đọc, trong khi đó chỉ có 28,4% là lựa chọn đầu tư vào kỹ năng viết Vậy điều gì đã gây ra sự chênh lệch giữa các kỹ năng được đầu tư như vậy? Một trong những lý do chính đó chính là sự phát triển của công nghệ AI như Chat GPT, Bard, hay các trang web chỉnh sửa chính tả, ngữ pháp; chính nhờ những tiện ích ấy, đã khiến các bạn sinh viên phụ thuộc vào các công nghệ này ngày một nhiều và ít dành thời gian để đầu tư vào kỹ năng viết của bản thân.

Với sự đầu tư các kỹ năng như thế, vậy kỹ năng nào là kỹ năng khiến các bạn sinh viên tự tin là kỹ năng mình giỏi nhất?

Hình 13: Kỹ năng ngoại ngữ mà các bạn sinh viên giỏi nhất

N GUYÊN NHÂN

Từ thực trạng trên có thể thấy rằng: Đa số sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vì các bạn đã có cái nhìn đúng đắn về mức độ cần thiết của ngoại ngữ và đã định hướng cho mình học từ khá sớm Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn chưa nhận thấy được tầm quan trọng này và đến hiện tại vẫn chưa học thêm một ngôn ngữ mới nào Điều này có thể kể đến từ nguyên nhân: Nhiều bạn vẫn còn giữ quan điểm rằng ngành nghề mình chọn sau này không cần áp dụng ngôn ngữ khác, từ đó các bạn chỉ học để qua môn và ra trường đúng thời hạn Việc đánh giá sai lầm bản chất thật sự của việc học ngoại ngữ cũng như chưa nắm rõ tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ giúp mở rộng cơ hội phát triển bản thân trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như giáo dục, công việc, du lịch, làm dẫn đến việc các bạn cứ tiếp diễn lơ là trong việc học ngoại ngữ Lâu dần sẽ gây ra thụt lùi khả năng ngoại ngữ hoặc cũng có thể dẫn đến tình trạng “rơi vào quên lãng”. Bên cạnh đó, dựa theo những số liệu của bảng khảo sát, có thể thấy rằng trình độ ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật có sự khác biệt đáng kể Trong khi những bạn tự đánh giá khả năng của mình từ mức khá trở lên là đạt 69%, thì 31% còn lại vẫn còn nhiều hạn chế về mặt này, đây là một con số đáng lo ngại khi mà các bạn đã ở mức độ tuổi sinh viên Nguyên nhân của thực trạng này có thể được phân tích như sau:

4.1 Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chưa hiệu quả:

Chương trình dạy ngoại ngữ ở Việt Nam từ những năm cấp 3 trở lại vốn là nền tảng, căn cơ giúp các bạn hình thành khả năng ngoại ngữ của mình trước khi bước vào cánh cửa đại học, tuy nhiên nó lại vẫn còn đặt quá nặng về ngữ pháp và văn phạm, còn việc giao tiếp và luyện phản xạ chưa được chú trọng Dẫn đến tình trạng nhiều bạn sinh viên nắm chắc ngữ pháp ngoại ngữ cho phần kỹ năng đọc nhưng không thể biến chúng trở thành công cụ giao tiếp để vận dụng vào thực tiễn Sự rập khuôn và quá quy tắc trong cách dạy sẽ trở thành một lực cản đối với việc phát huy năng lực ngoại ngữ và không thúc đẩy các bạn cải thiện những kỹ năng mình còn thiếu sót như nghe, nói, viết, Đã có một số trường hợp nhiều bạn đạt

Một số sinh viên đến hiện tại vẫn chưa có mục tiêu rõ ràng khiến các bạn chểnh mảng, lơ là trong việc học ngoại ngữ, không chủ động tìm kiếm cơ hội học và thực hành ngoại ngữ. Ngoài ra, cũng có bạn chưa nhận ra định hướng đúng và sở thích dẫn đến việc lựa chọn ngôn ngữ không phù hợp với khả năng của mình Hoặc học dưới sự thúc ép của gia đình, khiến các bạn cảm thấy chán nản, áp lực và không có động lực để cố gắng với ngoại ngữ mà mình đang theo Tai hại hơn là các bạn chỉ cố chạy theo những thành tích, chứng chỉ ảo không đúng năng lực thực chất của mình dẫn đến việc mất đi cơ hội phát triển phù hợp

4.3 Thiếu môi trường thực hành ngoại ngữ:

Môi trường học tập là một yếu tố không kém phần quan trọng, tuy nhiên hiện nay các bạn sinh viên ít có cơ hội tiếp xúc với môi trường sử dụng ngoại ngữ thường xuyên mà chỉ sử dụng nó mỗi khi đến buổi học trên lớp

Yếu tố khách quan: đối với các bạn ở khu vực xa khó khăn trong việc đi lại hay các bạn không có điều kiện tài chính sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc tìm trung tâm, gia sư, dạy ngoại ngữ phù hợp và chất lượng, vì vậy khó có thể rèn luyện và nâng cao các kỹ năng ngoại ngữ

Yếu tố chủ quan: bên cạnh những yếu tố khách quan thì vẫn có những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính các bạn sinh viên như chướng ngại tâm lý Một số bạn thiếu tự tin, ngại giao tiếp ngoại ngữ, thậm chí là sợ nói sai vì áp lực bạn cùng lớp và sợ bị đánh giá Điều này khiến họ không dám chủ động trong việc giao tiếp và không dám đối mặt với những thiếu sót của mình, cứ thế dẫn đến việc không thể rèn luyện được khả năng sử dụng ngoại ngữ của mình.

Hạn chế thời gian cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng học ngoại ngữ vẫn còn nhiều bất cập của sinh viên hiện nay

Hạn chế thời gian học tập chính khóa: Sinh viên phải dành nhiều thời gian cho việc học tập các môn học chuyên ngành, đặc biệt là các môn học nặng về lý thuyết, đòi hỏi nhiều thời gian để ôn tập, làm bài tập, chuẩn bị cho các bài kiểm tra, thi cử Ngoài ra,sinh viên còn phải tham gia các hoạt động ngoại khóa như: hoạt động Đoàn - Hội, các câu lạc bộ, đội nhóm, Điều này khiến sinh viên không có nhiều thời gian để dành cho việc học ngoại ngữ.

Hạn chế thời gian tự học: Sinh viên thường dành thời gian cho các hoạt động giải trí, tham gia các hoạt động xã hội, công việc part-time thay vì dành thời gian cho việc tự học ngoại ngữ.

4.5 Chưa tìm được phương pháp học phù hợp:

Sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với bản thân, dẫn đến việc học tập không hiệu quả là một vấn đề phổ biến hiện nay Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, bao gồm:

Chưa hiểu rõ về bản thân: Sinh viên chưa hiểu rõ về sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, dẫn đến việc lựa chọn phương pháp học tập không phù hợp.

Chưa tìm hiểu kỹ về các phương pháp học tập: Sinh viên chưa tìm hiểu kỹ về các phương pháp học tập, dẫn đến việc lựa chọn phương pháp học tập một cách ngẫu nhiên, không phù hợp với bản thân.

Không kiên trì trong việc áp dụng phương pháp học tập: Sinh viên thường dễ chán nản, bỏ cuộc khi áp dụng phương pháp học tập mới, dẫn đến việc không có thời gian để phương pháp học tập phát huy hiệu quả.

H Ệ QUẢ

Có thể thấy rằng từ kết quả khảo sát thực tế, phần lớn sinh viên Đại học Kinh tế - Luật đã giành nhiều sự quan tâm đến và có một sự đầu tư nhất định đối với việc học ngoại ngữ, đây có thể coi là một tín hiệu tích cực vì trong thời đại hội nhập thì ngoại ngữ là rất cần thiết trong cả quá trình học tập, làm việc lẫn cuộc sống Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy rằng nhiều sinh viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn với những kỹ năng chủ động như nói và viết, trong khi ở ngữ cảnh giao tiếp hằng ngày trong môi trường học tập hay công sở thì hai kỹ năng trên lại có nhu cầu được sử dụng nhiều nhất

Trình độ ngoại ngữ của sinh viên sẽ được nâng cao: Đây là kết quả tất yếu khi nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên tăng lên Từ khảo sát ta đã thấy rằng, nhiều sinh viên học ngoại ngữ không chỉ dùng cho mục đích tốt nghiệp mà còn để phục vụ cho công việc sau này hay học bởi vì đây là sở thích, từ đó để thấy được rằng, sinh viên học ngoại ngữ sẽ ứng dụng vào cuộc sống của mình, coi đó là một công cụ và sử dụng nó Cũng chính vì thế mà mặt bằng chung trình độ tiếng Anh của sinh viên nói riêng hay người Việt Nam nói chung sẽ được cải thiện đáng kể.

Tỉ lệ tốt nghiệp đúng hạn sẽ cao hơn: Một nỗi lo chung của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật đó là chuẩn đầu ra ngoại ngữ, đối với trường Đại học Kinh tế - Luật để đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp sinh viên cần đạt mức tối thiểu 5.0 IELTS (tương đương TOEIC Nghe, Đọc: 500 và Nói, Viết: 221) đối với các lớp Đại trà, 5.5 IELTS (tương đương TOEIC Nghe, Đọc: 550 và Nói, Viết: 240) đối với các lớp Chất lượng Cao, Cử nhân Tài năng hay 408 Đại trà, 6.0 IELTS (tương đương TOEIC Nghe, Đọc 670 và Nói, Viết 270) đối với các lớp Chất lượng Cao tiếng Anh Bởi vậy, ngày càng có nhiều sinh viên đã học ngoại ngữ từ sớm để tránh trường hợp bị giới hạn tín chỉ hay tốt nghiệp trễ Đây là một tín hiệu đáng mừng không chỉ với sinh viên mà còn đối với kết quả chung của trường, cho thấy rằng sinh viên ngày càng có đủ những kỹ năng, kiến thức cho thị trường lao động đòi hỏi sự hội nhập như hiện nay

Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực trong thái độ của sinh viên đối với việc học tiếng Anh, tuy nhiên trong quá trình học tập của sinh viên vẫn còn những cản trở như:

Sự chênh lệch giữa các kỹ năng ngoại ngữ: Là hệ quả của chương trình tiếng Anh phổ thông mang nặng ngữ pháp và tính văn phạm, thiếu sự thực hành và điều kiện để sử dụng, rất nhiều sinh viên mặc dù nắm bắt rất tốt hai kỹ năng nghe, đọc nhưng lại yếu ở những kỹ năng chủ động như nói và viết Dẫn đến việc sinh viên không thể tận dụng triệt để vốn liếng ngoại ngữ của mình trong học tập và làm việc.

Sinh viên có xu hướng thi chứng chỉ chỉ để đạt mức tối thiểu chuẩn đầu ra: Bên cạnh việc sinh viên đã tận dụng ngoại ngữ vào đời sống thì không thể tránh khỏi những trường hợp nhiều sinh viên chỉ học ngoại ngữ để đủ xét tốt nghiệp sau đó không còn trau dồi tiếng

Anh của mình nữa Mặc dù đây là lựa chọn cá nhân và không thể can thiệp, tuy nhiên nếu nhiều sinh viên có xu hướng như vậy thì việc đánh giá bằng chứng chỉ ngoại ngữ chỉ có tác dụng tại thời điểm xét, khoảng thời gian sau đó thì kết quả này có thể không còn khớp với khả năng thật của người dùng ngoại ngữ, vì bản chất học ngoại ngữ cần có sự gắn bó lâu dài và thường xuyên.

Không còn nhiều lợi thế cạnh tranh như trước: Nếu như 10 năm về trước, chứng chỉ tiếng anh tương đương IELTS 6.0 đã được đánh giá là cao và người có chứng chỉ này sẽ được đánh giá là có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì ở nhiều trường Đại học đây đã trở thành mức tối thiểu mà sinh viên phải đạt được nếu muốn tốt nghiệp, và trong mắt nhà tuyển dụng, nếu hai ứng viên có kiến thức, kỹ năng, trình độ, bằng cấp ngang nhau, việc một người có chứng chỉ tiếng Anh là IELTS 7.0+ chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn Bởi vậy nên mặc dù là thách thức đối với nhiều sinh viên, đây cũng là yêu cầu để thấy được tầm quan trọng của việc trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình.

G IẢI PHÁP

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, ngoại ngữ là một kỹ năng vô cùng quan trọng và được đề cao trong mọi lĩnh vực đời sống Chính vì vậy, thực trạng trình độ ngoại ngữ của các bạn sinh viên hiện nay vẫn còn bị hạn chế là một vấn đề đáng quan tâm Để cải thiện và nâng cao trình độ ngoại ngữ ở sinh viên, dưới đây đây là một số đề xuất về biện pháp đề xuất giải quyết vấn đề này.

6.1 Đối với các cơ quan quản lý giáo dục:

- Tăng cường đầu tư về nguồn lực, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ như tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ.

- Đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học cũng là điều vô cùng cấp thiết Từ đó cần chú trọng nhiều hơn đến việc

- Tăng cường hỗ trợ sinh viên tham gia các chương trình học bổng hay chương trình trao đổi sinh viên với các nước từ chính phủ, tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được học tập, rèn luyện trong môi trường sử dụng ngoại ngữ thường xuyên.

6.2 Đối với Trường Đại học Kinh tế - Luật:

- Cải thiện chương trình giảng dạy, tạo môi trường học năng động, sáng tạo để các bạn sinh viên được tham gia vào các hoạt động học tập tích cực như thảo luận nhóm, thuyết trình, dự án, để vận dụng được ngoại ngữ vào thực tiễn nhiều hơn

- Tạo điều kiện, hỗ trợ để các câu lạc bộ ngoại ngữ càng phát huy nhiều hơn khả năng của mình, từ đó lan tỏa động lực học ngoại ngữ đến với các bạn sinh viên như: hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tổ chức các buổi workshop, hội thảo, giao lưu và cuộc thi; Cho phép các câu lạc bộ ngoại ngữ tự chủ trong việc tổ chức các hoạt động để khơi dậy môi trường năng động;…

- Cần đổi mới phương thức xét tuyển học bổng, trong đó chú trọng đến các tiêu chí đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên và thúc đẩy các chương trình trao đổi sinh viên, từ đó sẽ tạo động lực khuyến khích các sinh viên học tập ngoại ngữ và giúp các bạn có cơ hội trải nghiệm học tập, sinh hoạt trong môi trường quốc tế, nâng cao khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm

6.3 Đối với bản thân sinh viên:

- Nhận thức tầm quan trọng của ngoại ngữ: Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay và có ý thức tự học, rèn luyện ngoại ngữ không chỉ để đạt điểm cao trong kỳ thi mà còn để viết vận dụng nó như một công cụ giúp ích trong thực tế Bên cạnh đó cần xác định mục tiêu học tập rõ ràng: Trước khi bắt đầu học ngoại ngữ, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu học tập của mình là gì. Điều này sẽ giúp các bạn có định hướng học tập đúng đắn và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp.

- Lập kế hoạch học tập cụ thể: Sau khi xác định được mục tiêu học tập, sinh viên cần lập kế hoạch học tập cụ thể, bao gồm các nội dung học tập, thời gian học tập, phương pháp học tập, từ đó sẽ giúp sinh viên chủ động trong việc học tập và đạt được mục tiêu học tập đã đề ra Để có phương pháp học hiệu quả và phù hợp với mình, trước hết các bạn cần nắm được trình độ ngoại ngữ hiện tại của mình để từ đó lựa chọn phương pháp tập trung vào những thiếu sót cần được cải thiện Tiếp đến xác định khả năng tiếp thu và sở thích của mình để đưa ra cách thức thực hiện việc học một cách phù hợp Ví dụ, nếu sinh viên có khả năng tiếp thu tốt có thể lựa chọn phương pháp học tập tích cực, chủ động Nếu sinh viên có khả năng tiếp thu chậm, sinh viên có thể lựa chọn phương pháp học tập truyền thống, với nhiều bài tập, bài giảng Và điều quan trọng là sinh viên cần kiên trì thực hiện kế hoạch đó để thấy được hiệu quả lâu dài.

- Tăng cường tự học: Tự học là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên cải thiện trình độ ngoại ngữ Sinh viên cần dành thời gian tự học hàng ngày, kết hợp với học tập trên lớp Khi tự học, các bạn cần chắt lọc các nguồn tài liệu tham khảo uy tín, chất lượng và phù hợp với trình độ của mình Kết hợp việc học vào sinh hoạt hằng ngày và hoạt động giải trí như đọc sách song ngữ, coi phim phụ đề ngoại ngữ,… để nâng cao khả năng phản xạ của mình

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa: như các cuộc thi học thuật, thi đánh giá thử năng lực hay những giao lưu, hội thảo giao lưu, trao đổi văn hóa các nước, sẽ giúp sinh viên khơi dậy niềm hứng thú với việc hoặc và tạo cơ hội cho các bạn tiếp xúc với môi trường sử dụng ngoại ngữ và thực hành các kĩ năng một cách toàn diện hơn so với việc chỉ ngồi học trên lớp

- Sắp xếp thời gian hợp lí: Sinh viên thường bận rộn với những môn học chuyên ngành trên lớp và những hoạt động ngoại khóa, vì thế cần lập một thời gian biểu cụ thể và phân loại mức độ cấp thiết cho từng công việc được giao để tránh việc chồng chất nhiều công việc làm cùng một lúc và bị quá tải, từ đó giúp các bạn không bỏ lỡ những buổi học ngoại ngữ của mình và học một cách chuyên tâm hơn.

Ngày đăng: 25/03/2024, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w