Fathi 2013 nghiên cứu nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNY tại Pháp, xác định 4 nhân tố ảnh hưởng gồm: 1 đặc điểm tài chính doanh nghiệp đòn bẩy,
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đưa ra các hàm ý và kiến nghị để nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tình Bình Dương, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai.
Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đề xuất các kiến nghị để nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
(1) Những nhân tố nào tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
(2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thề nào?
(3) Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Về thời gian: nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm BCTC 2020 Thời gian khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021 Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022
Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để tìm hiểu và xác định, cụ thể:
Nghiên cứu định tính: nghiên cứu thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia là kế toán, kế toán trưởng, giám đốc tài chính tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích Tiến hành khảo sát các thông tin nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả điều tra của nghiên cứu định tính, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu sơ cấp: Lấy từ các bảng khảo sát Thực hiện thông qua lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn của mẫu quan sát là những người kế toán, kế toán trưởng, giám đốc tài chính đang làm việc tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về mặt lý luận
Nghiên cứu xây dựng được mô hình nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả nghiên cứu là nền tảng giúp phát triển mô hình nghiên cứu, tác động qua lại giữa các nhân tố cho các nghiên cứu sau này.
Về mặt thực tiễn
Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời đo lường mức độ tác động và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu của các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nghiên cứu giúp các nhà quản lý hiểu được tầm quan trọng của chất lượng TTKT trên BCTC tại đơn vị mình, đảm bảo tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.
Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu: Phần này bao gồm vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận văn và kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN
Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
Abdullah, Almsafir, và Al-Smadi (2015) tìm ra mối quan hệ giữa chuẩn mực kế toán, quản trị doanh nghiệp, kiểm soát bên ngoài và tiêu chuẩn đạo đức với chất lượng TTKT trên BCTC dựa theo quan điểm của kiểm toán viên và quản lý ở Malaysia Kết quả cho thấy các nhân tố đều ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC và chuẩn mực kế toán có mức ảnh hưởng cao nhất
Theo Onuorah Anastasia Chi-Chi (2015), nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp và BCTC tại các công ty ở Nigieria thì cho thấy rằng trong ngắn hạn, mục tiêu quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán ảnh hường đến chất lượng cùa các báo cáo tài chính giữa các doanh nghiệp tại Nigieria
Fathi (2013) nghiên cứu nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNY tại Pháp, xác định 4 nhân tố ảnh hưởng gồm: (1) đặc điểm tài chính doanh nghiệp (đòn bẩy, lợi nhuận, tình trạng niêm yết); (2) đặc điểm của hội đồng quản trị; (3) chất lượng kiểm toán nội bộ và (4) cơ cấu sở hữu Kết quả là các nhân tố trên đều có tác động tích cực đến chất lượng TTKT trên BCTC Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu có tác động ngược chiều
Tác giả Hassan (2013) nghiên cứu về chất lượng BCTC, vấn đề đặc điểm giám sát, phân tích thực nghiệm ở các doanh nghiệp sản xuất tại Nigieria, với mẫu được lựa chọn là
32 công ty niêm yết trên TTCK Nigerian (giai đoạn 2007-2011) Nghiên cứu này chỉ ra các nhân tố đòn bẩy tài chính, tính độc lập của ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu bởi tổ chức, quy mô, tính độc lập, số cuộc họp có ảnh hưởng thuận chiều, duy nhất tỷ lệ sở hữu bởi nhà quản lý có ảnh hưởng ngược chiều với chất lượng BCTC
Nghiên cứu của Mohamed Ahmed Shaheen (2012) tập trung vào việc xem xét và kiểm tra một số phương pháp kế toán được phát triển bởi Watts và Zimmerman (1978) và các phương pháp khác Mục đích chính của nghiên cứu này là để điều tra và kiểm tra một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà quản lý Kuwait liên
7 quan đến các lựa chọn chính sách kế toán của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuwait Một số nhân tố được tác giả đưa vào để xem xét tác động của nó đối với việc lựa chọn chính sách kế toán bao gồm: quy mô, đòn bẩy, xu hướng lợi nhuận và vốn ngân sách Kết quả cho thấy các biến quy mô, vốn ngân sách có ảnh hưởng tiêu cực đến việc lựa chọn CSKT tăng lợi nhuận còn đòn bẩy và xu hướng lợi nhuận có ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn CSKT tăng lợi nhuận
Theo tác giả Albert and Serban (2012) nghiên cứu các DNNVV ở Roma, kết quả cho thấy kiểm toán độc lập có tầm quan trọng đặc biệt đối với độ tin cậy của BCTC do DNNVV cung cấp, nâng cao niềm tin của người sử dụng BCTC khi đưa ra quyết định
Chalaki và cộng sự (2012) nghiên cứu về mối quan hệ quản trị công ty và chất lượng BCTC thực hiện tại 136 doanh nghiệp ở Iran Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng Hội đồng quản trị, tính độc lập của Hội đồng quản trị, sự tập trung vốn và quyền sở hữu vốn chủ sở hữu của tổ chức, quy mô công ty kiểm toán và quy mô công ty không có tác động đến chất lượng BCTC
H D Nguyen (2010) cho rằng hệ thống kiểm soát chất lượng thông tin tài chính của DNNY gồm 6 thành phần có quan hệ tương hỗ nhau và cùng tác động đến chất lượng TTKT, đó là chuẩn mực kế toán, các quy định công bố BCTC, ban Giám đốc, ban kiểm soát, hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập Le (2015) đề xuất mô hình nghiên cứu gồm hai nhóm nhân tố ảnh hưởng là nhóm đặc điểm tài chính và nhóm đặc điểm quản trị với 8 biến độc lập Kết quả cho thấy, các nhân tố như đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, công ty kiểm toán và hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các DNNY Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến các nhân tố mang tính nguyên nhân bên trong chi phối việc lập BCTC của DNNY
Nghiên cứu của Ismail (2009) “Factors Influencing AIS Effectiveness among Manufacturing SMEs: Evidence from Malaysia” thông qua việc tổng hợp lý thuyết nền, các nghiên cứu trước cũng như thực hiện pilot test đã khám phá ra một số nhân tố mới tác động đến chất lượng của hệ thống TTKT đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như trình
8 độ hiểu biết kế toán của nhà quản trị, nhà cung cấp, và các công ty dịch vụ kế toán Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu tố sự tham gia của ban quản lý, trình độ hiểu biết về hệ thống TTKT của nhà quản lý, các nhà tư vấn và cơ quan Nhà nước có liên quan thì không ảnh hưởng đáng kể đến tính hiệu quả của hệ thống TTKT, trong khi đó các nhân tố này có tác động mạnh đến tính hiệu quả của hệ thống TTKT trong các nghiên cứu khác “Influence Organizational Commitment on The Quality of Accounting Information System” của Syaifulla (2014) qua nghiên cứu định lượng một lần nữa đã kiểm định rằng, yếu tố cam kết của ban quản trị có ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống TTKT Ngoài ra, còn bổ sung thêm yếu tố cam kết của nhân viên kế toán cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống TTKT
Trong nghiên cứu của Muhamad và cộng sự (2009) về chất lượng thông tin công bố tại 159 công ty niêm yết ở Malaysia thì các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin công bố bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, kiểm toán độc lập, quy mô doanh nghiệp, nghành công nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố quy mô doanh nghiệp, nghành công nghiệp và đòn bẫy tài chính có tác động đến thông tin công bố
The Soderstrom & Sun (2007) nghien cứu về áp dụng và chất lượng kế toán tại Châu Âu thì chất lượng thông tin kế toán trên BCTC khi áp dụng IFRS bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chuẩn mực kế toán, hệ thống pháp luật và chính trị của một quốc gia, động cơ báo cáo tài chính Nghiên cứu này chỉ ra rằng, yếu tố hệ thống pháp luật và chính trị của một nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng BCTC Đây là nghiên cứu đầu tiên mà Frank (2004) thực hiện để điều tra các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp kế toán tại các công ty được niêm yết ở Thụy Sĩ Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng việc lựa chọn chính sách kế toán có liên quan đến đòn bẩy tài chính, bản chất của tài sản, chi phí chính trị và mức độ pha loãng cổ phần Ngoài ra, mức vay nợ, quy mô công ty và chính sách thưởng cho nhà quản lý cũng có ảnh hưởng đáng kể Mẫu được lựa chọn để nghiên cứu các chỉ số trên BCTC là 106 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thụy Sĩ Các công ty Thụy Sĩ được
9 phép lựa chọn các phương pháp kế toán rộng hơn so với Mỹ Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét đến mức độ pha loãng cổ phần, các công ty có độ pha loãng quyền sở hữu càng cao, cổ phần bị chia nhỏ cho càng nhiều cổ đông nắm giữ sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho nhà quản lý sử dụng các chính sách kế toán để làm tăng lợi nhuận Nhìn chung, kết quả này cho thấy rằng trong bối cảnh Thụy Sĩ, các nhà quản lý có thể lựa chọn phương pháp kế toán để giảm cả nợ và chi phí chính trị cũng như tăng mức bồi thường của họ ở một mức độ nào đó Bên cạnh đó, mức vay nợ, quy mô công ty và chính sách thưởng cho nhà quản lý có ảnh hưởng đáng kể.
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến chất lượng thông tin kế toán liên quan đến doanh nghiệp, Lê Hoàng Vân Trang và cộng sự (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh” Phương pháp hỗn hợp được sử dụng trong bài nghiên cứu, trong đó nghiên cứu định tính được sử dụng trước với phương pháp tình huống thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn và sử dụng điểm bão hòa Kết quả cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng để xây dựng mô hình lý thuyết, với thuế là nhân tố phát hiện mới - đặc thù khi thực hiện nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh Tiếp theo, nghiên cứu định lượng được dùng để kiểm định lại mô hình Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của doanh nghiệp niêm yết, được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần: bộ máy kế toán, nhà quản lý, chứng từ kế toán và thuế Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn nghiên cứu, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Anh Kiệt và Lê Thị Bích (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh” Dựa vào các nghiên cứu trước đây, bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được hỗ trợ từ phần mềm SPSS, tác giả
10 thu thập dữ liệu từ tháng 7/2019 đến 11/2019 tại các DN xây dựng nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM, nghiên cứu cho kết quả rằng các nhân tố hệ thống kiểm soát nội bộ, chính sách thuế, ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ nhân viên kế toán, nhà quản trị và đặc điểm của DN xây dựng nhỏ và vừa có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC
Trần Thị Thủy Tiên (2019), “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước” Để góp phần nâng cao chất lượng thông tin BCTC tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tác giả tiến hành một nghiên cứu nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa tổ chức (VHTC) và chất lượng hệ thống TTKT đến chất lượng thông tin BCTC Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng việc khảo sát các kế toán viên làm việc tại các DN Bình Phước và phân tích dữ liệu của 350 mẫu khảo sát này Kết quả nghiên cứu cho thấy VHTC ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua chất lượng hệ thống TTKT đến chất lượng thông tin BCTC Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị sẽ có sự quan tâm hơn nữa đến VHTC và chất lượng của hệ thống TTKT, từ đó nâng cao chất lượng thông tin BCTC tại các DN Bình Phước
Nguyễn Hồng Thảo (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bán tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” Kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá Kết quả từ mô hình hồi quy tuyến tính, ta nhận thấy chất lượng BCTC của DNNVV ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị ảnh hưởng bởi bốn nhân tố: nhà quản trị công ty, mục đích BCTC, quy mô công ty và bộ máy kế toán Bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng, nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC của DNNVV ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nghiên cứu sẽ giúp cho người sử dụng BCTC có cơ sở để đánh giá chất lượng BCTC khi muốn đưa ra các quyết định quan trọng của mình
Nghiên cứu của Bùi Văn Dương và Đỗ Thị Hải Yến (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty
11 niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đề giải thích dữ liệu khảo sát thu được Kết quả nghiên cứu đã xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất trong phạm vi nghiên cứu của tác giả Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố TB được đánh giá là quan trọng nhất với giá trị trung bình là 3,883; nhân tố quan trọng thứ hai là QT với giá trị trung bình 3,8735 Sau đó, mức độ quan trọng của các nhân tố xếp theo thứ tự giảm dần: RR, KS, KB, PL, NV Xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTC hợp nhất, từ đó các công ty niêm yết có thể đưa ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng TTKT trên các báo cáo, tạo được niềm tin cho người sử dụng thông tin
Phạm Quốc Thuần (2016) “Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tái chính” Bằng phương pháp định tính, tác giả đã khám phá 4 nhân tố bên ngoài DN tác động đến thuộc tính thích đáng (Relevance) của CLTT BCTC Bằng định lượng, tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy cho thấy mức độ tác động của các nhân tố: Áp lực về thuế, niêm yết chứng khoán và kiểm toán độc lập đến tính thích đáng của CLTT BCTC Nghiên cứu chỉ ra rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến thuộc tính thích đáng của hiệu quả thông tin trên BCTC trong các công ty tại Việt Nam, và nhân tố áp lực từ thuế là tác động mạnh nhất với beta = - 0.373, kế tiếp là kiểm toán độc lập, và chất lượng phần mềm kế toán xếp ở vị trí cuối cùng Với hệ số R2 đã điều chỉnh = 0.324 Kết quả nghiên cứu giúp củng cố tầm ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp đến thuộc tính tính chính đáng của chất lượng thông tin trên BCTC khi nó giải thích được đến 32.4% biến thiên của chất lượng thông tin trên BCTC xét trên khía cạnh tính chính đáng
Trương Thị Kim Thủy (2016), “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh” Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chế quản trị công ty đến
12 chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM Với dữ liệu được thu thập từ 101 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2010 – 2014, tác giả đã sử dụng mô hình chất lượng dồn tích của Kothari và cộng sự (2005) nhằm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên BCTC như nghiên cứu của Ran và cộng sự (2015) Luận văn đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc và chất lượng thông tin kế toán trên BCTC; mối tương quan nghịch giữa việc kiêm nhiệm đồng thời hai chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị - tổng giám đốc điều hành, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập và chất lượng thông tin kế toán trên BCTC Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng có mối tương quan nghịch với chất lượng thông tin kế toán trên BCTC
Theo nghiên cứu của Phạm Thanh Trung (2016), “Đo lường mức độ tác động của các nhân tố thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh” Tác giả đưa vào nghiên cứu các nhân tố: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hình thức sổ sách kế toán, thuế nhà quản lý, mục tiêu lập BCTC, bộ máy kế toán Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 7 nhân tố đều ảnh hưởng cùng chiều với chất lượng TTKT trình bày trên BCTC
Tác giả Đặng Thị Kiều Hoa (2016) thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại TP.HCM”, nghiên cứu này đã đưa vào 6 yếu tố ảnh hưởng bao gồm: quyết định của nhà quản trị, quy mô công ty, quy định về thuế, người lập BCTC, tổ chức kiểm toán, các quy định pháp lý về kế toán
Phan Minh Nguyệt (2014), “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam” Nghiên cứu cho thấy việc xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tối chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết là phù hợp với tình hình của Việt Nam cũng như chấp nhận các giả thuyết đề ra
13 trong nghiên cứu này và đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho các nhà quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết bao gồm: nhân tố rủi ro kiểm toán của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết, nhà quản trị công ty, việc lập và trình bày BTCT, chi phí và lợi ích khi lập BCTC, thuế có ảnh hưởng mạnh nhất tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC tại các công ty niêm yết.
Những kết quả đạt được từ các nghiên cứu
Qua trình bày lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể nhận thấy hướng nghiên cứu về Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Qua nghiên cứu, các đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về Chất lượng TTKT trên BCTC, xác định các nhân tố cũng như đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến Chất lượng TTKT trên BCTC, tuy nhiên mỗi nghiên cứu khác nhau lại lựa chọn nhóm nhân tố khác nhau, đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước
STT Tên tác giả nghiên cứu
I CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng TTKT trên BCTC gồm:
+ Quản trị doanh nghiệp + Kiểm soát bên ngoài + Tiêu chuẩn đạo đức
2 Onuorah Phương pháp - Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
Chi (2015) nghiên cứu hỗn hợp (nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng)
BCTC giữ các DN tại Nigieria:
+ Mục tiêu quản trị doanh nghiệp;
Phương pháp nghiên cứu định lượng
– Nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đnế chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNY tại Pháp, xác định 4 nhân tố ảnh hưởng gồm: + Đặc điểm tài chính doanh nghiệp;
+ Đặc điểm của hội đồng quản trị + Chất lượng kiểm toán nội bộ
Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Chất lượng BCTC, vấn đề đặc giám sát, phân tich thực nghiệm ở các DNSX tại Nigieria ảnh hưởng bởi các nhân tố:
+ Tính độc lập của Ban giám đốc;
+ Tỷ lệ sở hữu bởi tổ chức, quy mô, tính độc lập, số cuộc họp
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuwait gồm: + Quy mô
+ Đòn bẫy + Xu hướng lợi nhuận + Vốn ngân sách
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Nghiên cứu các DN ở Roma, kết quả cho thấy kiểm toán độc lập có tầm quan trọng đặc biệt đối với độ tin cậy của BCTC do DNNVV cung cấp
7 Chalaki và các tác giả (2012)
Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Số lượng Hội đổng quản trị + Tính độc lập của Hội đồng quản trị + Sự tập trung vốn và quyền sở hữu vốn chủ sở hữu của tổ chức + Quy mô công ty kiểm toán và quy mô công ty Không ảnh hưởng đến mối quan hệ quản trị công ty và chất lượng BCTC thực hiện tại 136
Phương pháp nghiên cứu định tính
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của DNNY gồm 6 thành phần của hệ thống kiểm soát chất lượng tài chính của DNNY: + Chuẩn mực kế toán
+ Các quy định công bố BCTC + Ban giám đốc
+ Ban kiểm soát + Hệ thống kiểm soát nội nộ + Kiểm toán độc lập
9 Ismail (2009) Phương pháp nghiên cứu định
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống TTKT đối với NNNVV bao gồm:
16 tính + Trình độ hiểu biết kế toán của nhà quản trị
+ Nhà cung cấp + Các công ty dịch vụ kế toán
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC khi áp dụng IFRS gồm:
+ Chuẩn mực kế toán + Hệ thống pháp luật và chính trị của một quốc gia
+ Động cơ báo cáo tài chính
II CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNY tại TP Hồ Chí Minh gồm:
+ Bộ máy kế toán + Nhà quản lý + Chứng từ kế toán + Thuế
Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh gồm:
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ + Chính sách thuế
+ Ứng dụng công nghệ thông tin + Trình độ nhân viên kế toán + Nhà quản trị
+ Đặc điểm DN xây dựng nhỏ và vừa
Phương pháp nghiên định lượng
Nghiên cứu hưởng của văn hóa tổ chức và chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Kết quả nghiên cứu cho thấy VHTC ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua chất lượng hệ thống TTKT đến chất lượng thông tin BCTC
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: + Nhà quản trị công ty
+ Mục đích BCTC + Quy mô công ty + Bộ máy kế toán
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm:
+Lập và trình bày BCTCHN
+ Rủi ro kiểm toán BCTCHN
+ Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Sự khác biệt giữa kỷ kế toán của công ty mẹ và công ty con
+ Môi trường pháp lý + Trình độ nhân viên kế toán
Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng
Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính gồm: + Áp lực từ thuế
+ Kiểm toán độc lập + Chất lượng phần mềm kế toán
Phương pháp nghiên cứu định lượng Đo lường mức độ tác động của các nhân tố thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm: + Hệ thống chứng từ kế toán
+ Hệ thống tài khoản kế toán + Hình thức sổ sách kế toán + Thuế
+ Nhà quản lý + Mục tiêu lập BCTC + Bộ máy kế toán
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Các yếu tố tác động đến thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại TP.HCM gồm:
+ Quyết định của nhà quản trị + Quy mô công ty
+ Quy định về thuế + Người lập BCTC
+ Tổ chức kiểm toán + Các quy định pháp lý về kế toán
Phương pháp nghiên cứu định lượng Ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các DNNY ở Việt Nam gồm:
+ Rủi ro kiểm toán của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết
+ Nhà quản trị công ty + Việc lập và trình bày BCTC + Thuế.
Xác định khe hổng nghiên cứu
Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng TTKT trên BCTC cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC đang ngày càng được quan tâm và mở rộng nghiên cứu trên nhiều đối tượng ở trong và ngoài nước Chất lượng TTKT trên BCTC là phạm trù do nhiều yếu tố cấu thành và cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố Vì vậy, việc xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC là cấp thiết đồng thời bổ sung cho các nghiên cứu trước đây
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương được xem là nhân tố quan trọng trong vấn đề tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động với hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, góp phần đóng góp quan trọng việc sản xuất và cung ứng hàng
20 hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh DNNVV có khả năng huy động và khai thác các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, tạo nhiều cơ hội cho các tầng lớp dân cư có thể tham gia đầu tư phát triển và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn giữa các thành phần kinh tế
Việc xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC dựa trên các nghiên cứu trước đây ở trong nước và ngoài nước, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tại các DNNVV trên địa bàn Bình Dương
Luận văn sẽ khám phá, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên trên địa bàn Bình Dương nhằm xác định ra nhấn tố nào có mật độ chi phối nhiều nhất, từ đó tác giả gợi ý hàm ý chính sách tác động, hỗ trợ các DNNVV, tổ chức đào tạo, tổ chức bồi dưỡng nghiệp cụ chuyên môn cho nhân viên kế toán, kế toán trưởng, bộ phận kế toán, cũng như hàm ý về mặt quản trị của doanh nghiệp tác động đến các nhân tố này để nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Chương 1 trình bày tổng quan về các nghiên cứu nước ngoài và các nghiên cứu trong nước có liên quan đến chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
Sau khi phân tích vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của từng công trình, nội dung chương 1 đã tổng kết và đưa ra những nhận xét đánh giá Trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần được nghiên cứu, đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu trước để vận dụng trong nghiên cứu về “Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, tác giả sẽ kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đề tài sát hơn nữa với thực tiễn
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái quát về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
2.1.1.1 Các khái niệm về kế toán các nước trên thế giới
Trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” của hiệp hội Hoa kỳ thì “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”
Trong thông báo số 4 của Ủy ban nguyên tắc kế toán Mỹ (APB) thì “Kế toán là một dịch vụ Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế”
Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó”
Nhưng nhìn chung lại, thì những định nghĩa đều thống nhất và chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành Kế toán như sau: Kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; Toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà con người đạt được
Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp
2.1.1.2 Các khái niệm về kế toán của Việt Nam
Trên trang web kiểm toán thì “Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”
Theo VCCI “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế-xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”
Theo Luật Kế toán 2015, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động Hiểu đơn giản, kế toán là quá trình xác định, ghi chép, tổng hợp và báo cáo các thông tin kinh tế cho những người ra quyết định
Thông tin là những sự kiện, con số được thể hiện trong một hình thức hữu ích với người sử dụng để phục vụ việc ra quyết định Thông tin có ích với việc ra quyết định vì nó giảm sự không chắc chắn và tăng trí thức về vấn đề được đề cập (Gelinas and Dull,
Trong lĩnh vực thông tin quản lý, Zmud (1978) cho rằng thông tin được thể hiện ở dạng các báo cáo được in ở các định dạng khác nhau; Sylvanus (1999) xem thông tin như là một nguồn lực được tạo ra từ dữ liệu nhằm phục vụ cho việc quản lý và ra các quyết định cần thiết cho quá trình kinh doanh
Trong lĩnh vực kế toán, thông tin được xác định rõ trong các khái niệm về kế toán Một cách tổng quát, thông tin kế toán bao hàm những thông tin tài chính nhằm đảm bảo cung cấp một cách thường xuyên và kịp thời tình hình tài chính của doanh nghiệp (Compta-facile.com); theo AICPA (1970), thông tin kế toán là những thông tin định lượng, căn bản là những thông tin tài chính, có liên quan đến các thực thể kinh tế hướng đến việc sử dụng cho việc ra các quyết định kinh tế (Needles & ctg, 1993); Luật kế toán Việt Nam (2003; 2015) cho rằng thông tin kế toán bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
Khái niệm chất lượng thay đổi tùy thuộc lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu (Sower
Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization) CL được khái niệm là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có (ISO 9000:2005), đây cũng là quan điểm được thừa nhận ở phạm vi quốc tế (Martin Burgi & Benedikt Brandmeier, 2014)
Dựa trên đối tượng nghiên cứu là sản phẩm, Garvin (1988) cho rằng CL được xác định bằng số lượng hoặc mức độ của một hoặc nhiều thuộc tính sở hữu bởi sản phẩm đó Dựa trên đối tượng nghiên cứu là người sử dụng, Deming (1986) cho rằng CL nên được nhằm vào nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai Sahney & ctg
(2004) cho rằng CL là sự đáp ứng sự mong đợi của khách hàng và sự cần thiết để tạo ra sự hài lòng về hàng hóa và dịch vụ sản xuất
Trong lĩnh vực KT, đối với KTQT, CLTT được xem là khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động của tổ chức giúp họ đưa ra quyết định, giám sát, thực hiện các mục tiêu chiến lược (Noor & Ibrahim, 2013); đối với CLTT BCTC, FASB cho rằng người sử dụng thông tin được coi là người đưa ra quyết định tổng thể về lợi ích của bất kỳ thông tin mà họ nhận được (FASB, 1993) Theo quan điểm hòa hợp giữa IASB & FASB thì mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thể (IASB, 2010)
Trong nghiên cứu của mình, tác giả khái niệm CL dựa trên quan điểm của IASB & FASB (2010)
2.1.4 Khái niệm chất lượng thông tin
Khái quát về DNNVV
Theo quy định tại điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính Phủ đưa ra khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người
Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên”
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP thì: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn vốn
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến
200 người từ trên 20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng từ trên 200 người đến
Công nghiệp và xây dựng
20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến
200 người từ trên 20 tỷ đồng đến
100 tỷ đồng từ trên 200 người đến
Thương mại và dịch vụ
10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến
Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy mô và khu vực
Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP về việc “Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” ngày 30/06/2009
2.2.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp hiện tại Có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ sự đóng góp vào tổng sản
43 lượng và tạo việc làm là rất đáng kể cho người dân khắp vùng miền trên cả nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập nuôi sống bản thân gia đình và xã hội
Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn giữ vai trò ổn định nền kinh tế, với một số lượng rất lớn nên việc kinh tế được đảm bảo ổn định Việc biến động hay khi có nhu cầu điều chỉnh và thay đổi phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế dễ dàng, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế nước nhà
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là trụ cột của kinh tế địa phương Thông thường các doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước còn doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương Ngoài nguồn lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguồn nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh
DNNVV có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm lực tài chính nhỏ
Việc tổ chức công tác kế toán của DNNVV thường xuyên không đầy đủ như các
DN lớn, TTKT của DNNVV chủ yếu cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế, vì vậy sự minh bạch thông tin còn hạn chế, khiến chi các DN khó khăn trong việc tiếp cận với nhà đầu tưm ngân hàng để huy động vốn, do hạn chế về thủ tục vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện, tài sản đảm bải chưa đap ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng và nhà đầu tư Vì vậy, nguồn vốn của DNNVV chủ yếu là phi chính thức, chiếm dụng từ đối tác và lợi nhuận giữ lại
Loại hình doanh nghiệp và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phong phú
DNNVV hoạt động dưới nhiều loại hình DN như DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần … trên nhiều kĩnh vực, ngành nghề khác nhau Nhờ quy mô nhỏ các DN có khả năng tận dụng được nguồn lao động và nguyên vật liệu tại địa phương, dễ dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường nên DNNVV phát triển nhanh chóng, là nhân tố đóng góp vào ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Đặc điểm này cho thấy tổ chức công tác kế toán của các DNNVV
44 hết sức đa dạng tương ứng với loại hình DN, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, hơn nữa DNNVV luôn luôn thay đổi về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh để thích ứng với thị trường, vì vậy TTKT trong các DNNVV thường linh hoạt với sự thay đổi môi trường kinh doanh của DN
Chiến lược sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cạnh tranh hạn chế
Nhiều DNNVV thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với mục tiêu của
DN mà chủ yếu xây dựng các kế hoạch SXKD mang tính ngắn hạn, đáp ứng sự biến động của thị trường Do đó, DNNVV thường có xu hướng đi chệch sứ mệnh và mục tiêu đề ra ban đầu và thiếu sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý Khoa học kỹ thuật thay đổi nhanh chóng, đầu tư vào khoa học kỹ thuật để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh Đối với DNNVV, việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, quy trình sản xuất không thường xuyên, nên công nghệ lạc hậu Hệ quả là các DNNVV có chi phí sản xuất cao, thiếu kinh nghiệm và trình độ nắm bắt thông tin thị trường cũng như marketing sản phẩm, dịch vụ Đặc điểm này của các DNNVV cho thấy mô hình tổ chức công tác kế toán của các DNNVV, thường được tổ chức để lập các BCTC cho đối tượng là các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế, còn kế toán quản trị (KTQT) các DNNVV không được chú trọng, thậm chí không tổ chức thực hiện
Bộ máy điều hành gọn nhẹ, linh hoạt cao nhưng năng lực quản trị chưa cao
Với số lượng lao động không nhiều, tổ chức sản xuất cũng như bộ máy quản lý trong DNNVV tương đối gọn, không có quá nhiều các khâu trung gian Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của DN, các quyết định đến với người lao động một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí quản lý DN Tuy nhiên, việc đưa ra các quyết định nhanh chóng kết hợp với việc thiếu nghiên cứu thị trường thường dẫn tới rủi ro cho DN khi các quyết định thiếu tính chuẩn xác Đây là hạn chế xuất phát từ thực tế một bộ phận ban lãnh đạo DNNVV ít được đào tạo chính quy, thiếu những kiến thức cơ bản về tài chính, luật pháp, quản trị kinh doanh…Đặc điểm này tác động đến việc tổ chức công tác kế toán trong
DNNVV cũng đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với tổ chức SX cũng như bộ máy quản lý trong
DN, hơn nữa các quyết định quản lý trong DNNVV chủ yếu mang tính chủ quan của nhà quản trị do vậy tổ chức công tác kế toán quản trị trong các DNNVV thường không được chú trọng, thậm chí không tổ chức công tác kế toán quản trị.
Chất lượng TTKT trên BCTC và đặc điểm BCTC tại DNNVV
2.3.1 Chất lượng TTKT trên BCTC tại DNNVV
DNNVV chịu nhiều áp lực cạnh tranh về quy mô, nguồn lực, trình độ công nghệ sản xuất và trình độ quản lý so với các tập đoàn và các DN lớn nhưng các DNNVV vẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo quy định trong đó không ngoại trừ chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 và số 21 Do đó các đặc điểm chất lượng TTKT trên BCTC tại các DN này áp dụng theo 2 chuẩn mực kế toán đã nêu trên Tuy nhiên, nhờ lợi thế về tính chất nghiệp vụ phát sinh đơn giản, đồng thời đối tượng sử dụng TTKT trên BCTC tập trung vào chủ sở hữu, chủ nợ hiện tại và tiềm năng Do vậy nghĩa vụ pháp lý công bố thông tin tài chính của các DN này có những giới hạn nhất định và đơn giản hơn so với các tập đoàn và các DN lớn qua đó cũng làm giảm áp lực cho các DNNVV trong quá trình xem xét đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC
2.3.2 Đặc điểm BCTC tại DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DN đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời đóng góp tích cực vào GDP hàng năm và tạo nguồn việc làm cho người lao động Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các DNNVV này cũng gặp không ít khó khăn Là DN có quy mô vốn nhỏ việc tiếp cận và huy động nguồn vốn luôn là khó khăn lớn của các DN này Bên cạnh đó, các DN này còn chịu sự cạnh tranh khóc liệt của các DN, tập đoàn lớn cả về nguồn lực, trình độ công nghệ sản xuất và trình độ quản lý
Theo nghiên cứu của Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), từ những đặc điểm về quy mô và quản lý của DNNVV, dẫn đến thông tin trình bày trên BCTC của các DN này đơn giản, ngắn gọn hơn
Các lý thuyết nền liên quan đến chất lượng TTKT trên BCTC
2.4.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Hành vi của nhà quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu của họ trong vốn của công ty Tỷ lệ trong vốn chủ sở hữu có thể sẽ ảnh hưởng đến việc nhà quản lý có thể hành động không vì lợi ích của các cổ đông Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi nhàquản lý sở hữu toàn bộ công ty thì nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định nhằm tối đa lợi ích của họ, cũng có nghĩa là tối đa hóa lợi ích của công ty Tuy nhiên, khi phần vốn của họ có tỷ lệ càng nhỏ thì quyền lợi của họ trong kết quả của công ty sẽ càng giảm dần và họ sẽ có xu hướng muốn nhận được khoản thù lao lớn hơn Trong khi đó, cả hai bên ủy quyền và bên đại diện đều muốn tối đa lợi ích của mình và họ có những mục tiêu khác nhau để đạt được điều này Trong đó, việc xử lý TTKT của nhà quản lý sẽ giúp họ có được những khoản lợi ích tùy theo mục tiêu của họ
Do đó, lý thuyết ủy quyền cũng giải thích được cho tác động của các nhân tố hành vi quản trị lợi luận đến chất lượng TTKT trên BCTC
2.4.2 Lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại
Nghiên cứu và phát triển vào những năm 1970 thông qua hai công trình nghiên cứu điển hình là Meyer và Rowan (1977), DiMaggio và Powell (1983) Theo lý thuyết này, về lâu dài các tổ chức sẽ trở nên đồng nhất và chính các yếu tố thể chế môi trường bên ngoài, bên trong tác động đến các tổ chức làm mất đi sự đa dạng giữa chúng (DiMaggio và Powell, 1983) Trên quan điểm này, việc áp dụng CMKT được thúc đẩy bởi các yêu cầu của cơ quan nhà nước Các DN tổ chức sẽ bị tác động theo thói quen tập quán được đảm bảo việc thực thi trong quá trình áp dụng CMKT Kế toán được coi là biểu tượng của tính hợp pháp và CMKT được kế toán áp dụng như là một thể chế lập các báo cáo tài chính (BCTC)
Lý thuyết này cũng giải thích cho tác động của các nhân tố áp dụng chuẩn mực kế toán đến chất lượng TTKT trên BCTC
2.4.3 Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory)
Nhà xã hội học người Pháp Tarde Gabriel được xem là người đầu tiên đề cập đến lý thuyết này (Shalini S Gopalkrishnan, 2013) Trong ấn phẩm với tựa đề “The laws of Imitation” Tarde Gabriel và cộng sự đã giải thích tại sao một số đổi mới lại có tính lan tỏa trong một nền văn hóa còn những sự đổi mới khác thì lại không Tarde Gabriel đã xây dựng mô hình đường cong chữ S và giới thiệu các đổi mới được chấp nhận dễ dàng bởi các cá nhân trên diện rộng hoặc trên quan điểm quốc tế (Shalini S Gopalkrishnan, 2013)
Mô hình chữ S của Tarde Gabriel & ctg được phát triển bởi Ryan & Gross vào năm 1943 (Roger, 1995 theo Shalini S Gopalkrishnan, 2013) Ryan & Gross đưa ra năm bước cho việc áp dụng thành công sự đổi mới, đó là: ý thức, sự quan tâm, đánh giá, thử nghiệm và tiếp nhận Rogers (1976, theo Shalini S Gopalkrishnan, 2013) đưa ra khái niệm khuếch tán theo đó, khuếch tán được cho là quá trình mà sự đổi mới được truyền đạt thông qua nhiều cách thức giữa các thành viên của một hệ thống xã hội Ông cũng khái niệm sự đổi mới là một ý tưởng, thực hành hoặc một khách thể được cảm nhận là mới bởi cá nhân hay đơn vị
Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của nhân tố Trình độ nhân viên kế toán đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
2.4.4 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory of organizations)
Lý thuyết này dựa trên luận cứ cho rằng không có một hệ thống quản trị hiệu quả duy nhất nào là phù hợp cho tất cả các tổ chức và phù hợp cho mọi hoàn cảnh bởi lẽ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống và hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào những đặc thù riêng của tổ chức và những tác nhân thuộc về ngữ cảnh (Otley, 1980; Ferreira và Otley, 2005) Vận dụng lý thuyết này trong lĩnh vực quản lý, Ferreira & Otley (2005) đã chỉ rõ rằng những tác nhân có liên quan đến môi trường bên ngoài, chiến lược, văn hóa, cơ cấu tổ chức, công nghệ, quy mô, quyền sở hữu có tác động đến hiệu quả của tổ chức
Lý thuyết này được nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực KT sử dụng làm nền tảng để lý giải mối quan hệ giữa các nhân tố như Quy mô DN, hiệu quả của HTKSNB, Kiểm toán độc lập, Trình độ của nhân viên, Hỗ trợ của nhà quản trị… đến hiệu quả của công tác KT trong các DN (Philippe Chapellier & ctg, 2010; Ahmad & Mohamed Zabri, 2015)
Lý thuyết Ngẫu nhiên giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của nhân tố Hiệu quả của HTKSNB của doanh nghiệp đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
2.4.5 Quan điểm quản trị chất lượng toàn diện (Total Quality Management TQM)
Quan điểm TQM được xuất hiện lần đầu tại Bộ tư lệnh kiểm soát hệ thống không quân của Hải quân Hoa Kỳ (US Naval Air Systems Command) vào đầu những năm 1980s dựa trên triết lý quản lý là trách nhiệm gia tăng CL sản phẩm và xử lý kinh doanh thuộc về các nhóm người liên quan tới việc tạo ra và sử dụng sản phẩm do DN cung cấp nhằm đảm bảo đạt được sự hài lòng của khách hàng một cách ổn định, lâu dài Nhóm người này bao gồm người quản lý, tất cả các nhân viên trong DN, nhà cung cấp nguyên liệu, dịch vụ cho khách hàng và bản thân khách hàng (Nguyễn, 2012) Cốt lõi của TQM là mối quan hệ có tính phụ thuộc lẫn nhau giữa 2 bên nhận và bên giao một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó Nó có thể là mối quan hệ của bộ phận này giao dịch vụ cho bộ phận khác trong cùng DN hoặc nhà cung cấp giao sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình Mối quan hệ này phải được đặt trên sự cam kết đối với CL, truyền thông điệp CL và văn hóa DN nhằm mục đích tạo CL toàn bộ Đó chính là nền tảng của TQM, được sự hỗ trợ của con người, hệ thống và xử lý trong DN (Nguyễn, 2012) Đã có rất nhiều nghiên cứu dựa trên triết lý và quan điểm của TQM để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT Saraph & ctg (1989), trong một nghiên cứu nhằm tổng hợp các lý thuyết về quản trị CL, đã tiến hành đo lường CL quản lý thông qua khảo sát các đối tượng bao gồm các giám đốc và các nhà quản trị CL của 20 công ty Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra tám nhân tố tác động đến quản trị CL, cụ thể: Vai trò của nhà quản trị cấp cao và chiến lược CL; Vai trò của bộ phận CL; Đào tạo; Thiết kế sản phẩm, dịch vụ;
Quản trị CL nhà cung cấp; Quản trị quy trình; Dữ liệu CL và báo cáo; Quan hệ nhân viên Wang (1998) trong nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp cho những lý thuyết liên quan đến việc quản trị CL dữ liệu toàn diện đã nêu rõ các nhân tố góp phần gia tăng CLTT bao gồm: xác định rõ sản phẩm thông tin; sự tham của nhà quản trị cấp cao; vai trò của người sử dụngthông tin; vai trò của đào tạo kỹ năng đánh giá CL và quản lý CL; thể chế hóa quá trình cải tiến CL một cách liên tục
Quan điểm TQM giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của DN
2.5.1 Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán
Luật Kế toán và Luật Kiểm toán Độc lập của Việt Nam hiện nay đều quy định về các vấn đề như: Chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Luật Kế toán yêu cầu các DN tuân thủ áp dụng hệ thống kế toán thống nhất, song song đó là các cơ chế về kiểm tra, giám sát của công chúng hỗ trợ các yêu cầu về BCTC DN đối với thị trường tài chính và thị trường vốn; Các khuôn khổ chính sách cho quá trình hiện đại hóa việc đào tạo kế toán ở các trường đại học; Các tổ chức nghề nghiệp kế toán cung cấp các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn liên tục Có thể nói, quy định áp dụng thống nhất một hệ thống kế toán chỉ có thể phù hợp với các DN trong hệ thống ngân sách nhà nước
Về chuẩn mực kế toán, hiện tại, Việt Nam vẫn ưu tiên áp dụng các quyết định, hướng dẫn theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS), điều này đồng nghĩa với việc đang tồn tại tình trạng thiếu nhất quán trong cơ sở pháp lý để xây dựng BCTC Đồng thời, phần nào làm ảnh hưởng đến tính tin cậy và khả năng so sánh của các thông tin tài chính được trình bày trong BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) Hiện nay, phần lớn DN đang áp dụng VAS trong việc lập BCTC theo luật định Gần đây, Việt Nam cũng đã cho phép (không bắt buộc) các công ty niêm yết trên thị truờng chứng khoán sử dụng IFRS khi lập và trình bày BCTC theo giá thị trường Như vậy, thực tế chỉ có một số DN lập BCTC theo IFRS nếu có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế
Theo đánh giá từ tổ chức nghề nghiệp thì thực trạng về yêu cầu và nhận thức về chất lượng của BCTC DN tại Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp Nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém trong quản trị DN và thực tế là đa phần các đối tượng tham gia thị trường là nhà đầu tư cá nhân cũng như sự thiếu minh bạch, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đã khiến việc tiếp cận của công chúng đối với các BCTC được kiểm toán rất hạn chế
2.4.2 Trình độ nhân viên kế toán Đối tượng trực tiếp tham gia vào việc lập và trình bày các thông tin kế toán trên BCTC đó chính là nhân viên kế toán Họ là những người thực hiện thuần túy công việc kế toán, chịu trách nhiệm trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu và lập các báo cáo kế toán Do đó, để có thể thực hiện tốt các công việc này, đòi hỏi các nhân viên kế toán này phải có kỹ năng và hiểu biết về kế toán (Phan Minh Nguyệt, 2014)
Khi nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp giảm thiểu được các sai sót trong việc ghi chép và xử lý TTKT, cũng như giúp nâng cao chất lượng thông tin kế toán Đặc biệt là khi thực hiện các bút toán liên quan đến ước tính vì lúc này độ tin cậy của thông tin bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự xét đoán của kế toán Ngày nay vai trò của kế toán không chỉ dừng lại ở việc ghi chép và lập BCTC mà chuyển sang vai trò phân tích dữ liệu, giám sát, điều này sẽ giúp gia tăng sự hữu ích, phù hợp, chất lượng, tính hữu hiệu và hiệu quả của thông tin tạo ra để hỗ trợ người quản lý đơn vị (Phan Minh Nguyệt,
Nhân tố trình độ chuyên môn của kế toán viên bao gồm các yếu tố như trình độ đúng theo chuyên môn kế toán, trình độ chuyên môn đạt chuẩn nghề nghiệp hay tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn Nhân tố trình độ chuyên môn rất quan trọng không chỉ riêng ngành kế toán, mà bất kỳ ngành nghề nào người lao động cũng cần có chuyên môn Có trình độ chuyên môn nhất định sẽ giúp cho kế toán viên tiếp cận công việc một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn, công việc đạt hiệu quả cao hơn và có chất lượng hơn
2.5.3 Hành vi quản trị lợi nhuận của DN
Hành vi quản trị lợi nhuận đã xuất hiện từ rất lâu và là đề tài nghiên сứu tiêu biểu trоng lĩnh vựс tài сhính dоаnh nghiệр Сó thể nhận thấy rằng, quản trị lợi nhuận tậр trung vàо mụс đíсh làm thаy đổi giá trị lợi nhuận báо сáо сủа сáс dоаnh nghiệр thео hướng сó lợi tùy thео mụс tiêu đề rа сủа bаn quản trị dоаnh nghiệр và tình hình hоạt động thựс tế сủа dоаnh nghiệр Bởi mọi hоạt động kinh dоаnh сủа dоаnh nghiệр đều dẫn đến đíсh сuối сùng сủа сáс сhỉ tiêu tài сhính là lợi nhuận thuần, dо vậy thео lý thuyết, сó rất nhiều рhương рháр сó thể thựс hiện hành vi quản trị lợi nhuận và ngượс lại, hầu hết сáс yếu tố về tài сhính dоаnh nghiệр đều сó tương quаn với mứс độ quản trị lợi nhuận сủа dоаnh nghiệр
Quản trị lợi nhuận сó táс động trựс tiếр đến kết quả báо сáо về hiệu quả hоạt động dоаnh nghiệр, сhủ yếu đượс thựс hiện bởi một số động сơ сhủ yếu Hеаly (1985) đề сậр đến việс những khоản рhụ thưởng và thù lао сủа bаn điều hành рhụ thuộс vàо hiệu quả hоạt động dоаnh nghiệр, vàо mứс độ giа tăng hаy thâm hụt lợi nhuận Dеgеоrgе và сáс сộng sự (1999) сhứng minh rằng những khоản thù lао khíсh lệ сhо bаn điều hành сó táс động đáng lưu ý lên kết quả báо сáо hàng kì сủа dоаnh nghiệр trоng những giаi đоạn сụ thể Bên сạnh đó, trоng khuôn khổ về những quy tắс kế tоán đượс сhо рhéр, nhà quản lý сó sự linh hоạt trоng việс lựа сhọn сáс рhương thứс hạсh tоán như ghi nhận hàng tồn khо, dự рhòng nợ xấu, сhi рhí nghiên сứu рhát triển, những khоản сhậm thu Dо đó сó thể thấy nhà quản lý сó đủ сả động сơ và năng lựс táс động lên kết quả hоạt động dоаnh nghiệр để thựс hiện quản trị lợi nhuận Dесhеv (1997) сũng đưа rа 2 ngưỡng đối với động сơ сủа nhà quản lý, đó là khi tình hình kinh dоаnh không tốt, mứс lợi nhuận báо сáо сũng рhải сhо thấy là dоаnh nghiệр không bị lỗ, và khi tình hình kinh dоаnh khả quаn, lợi nhuận báо сáо рhải đượс duy trì ổn định và hạn сhế đột biến trоng kết quả hоạt động Một số nghiên сứu сũng сhỉ rа 2 lý thuyết сhо thấy nhà quản lý thựс hiện сhе giấu kết quả kinh dоаnh thựс tế сủа dоаnh nghiệр nhằm thỏа mãn yêu сầu trоng сáс điều khоản giао dịсh với nhà đầu tư, và để giảm thiểu sự bất mãn сủа nhà đầu tư khi dоаnh nghiệр đаng
52 trải quа một сhuỗi kết quả không khả quаn Сó thể nói, quản trị lợi nhuận để giấu tình hình hоạt động không tốt сủа dоаnh nghiệр là hình thứс thường thấy nhất và рhổ biến rộng rãi trоng сộng đồng dоаnh nghiệр Dесhеv (1997) ướс tính 30-44% số dоаnh nghiệр сó thựс hiện điều сhỉnh lợi nhuận từ thâm hụt thành lãi dương, và Dесhоw và сáс сộng sự
(2003) сũng nhận xét rằng những dоаnh nghiệр сó lợi nhuận thuần dương nhưng không сао thường сó giá trị kế tоán dồn tíсh сао bất thường
Hоạt động quản trị lợi nhuận сó thể đượс ví như “giữ lại” рhần lợi nhuận сủа kì hоạt động hiện tại nếu kết quả kinh dоаnh tốt hоặс “rút bớt “рhần lợi nhuận сủа сáс kì hоạt động trоng tương lаi nếu kết quả kinh dоаnh tệ Điều này trên thựс tế là táс động đến dòng tiền bất thường сủа dоаnh nghiệр và ảnh hưởng đến hiệu quả hоạt động trоng tương lаi Trоng hầu hết сáс nghiên сứu về mối quаn hệ giữа hiệu quả hоạt động dоаnh nghiệр và quản trị lợi nhuận đều сhо thấy, mứс độ quản trị lợi nhuận tăng dần thео sự tăng lên сủа kết quả hоạt động kinh dоаnh Tuy nhiên khi kết quả hоạt động dоаnh nghiệр đạt đến mứс độ ổn định сао, mứс độ quản trị lợi nhuận này giảm dần xuống
2.5.4 Nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước
Thuế là một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào ngân sách nhà nước (NSNN), theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho nhà nước mà không gắng bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi ích tương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và chi phí công cộng, đem lại lợi ích cộng đồng ( Tổng cục Thuế, tài liệu nội bộ, 2009)
Các doanh nghiệp tuân thủ tốt các chính sách thuế từ khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế đến khi lập BCTC, cơ quan Thuế ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ cho các DN, thêm vào đó chính sách thuế cần tiệm cận với chuẩn mực và chế độ kế toán để giảm thiểu những việc không cần thiết cho kế toán, hạn chế sự ảnh hưởng và chi phối đến việc ghi chép và lập BCTC của DN, từ đó góp phần nâng cao chất lượng TTKT của DN, hạn chế
53 tình trạng DN thực hiện các thủ thuật nhằm thực hiện các hành vi gian lận về thuế, làm sai lệch thông tin kế toán trên BCTC
Trong một số trường hợp nhằm làm giảm số thuế phải nộp, các DN thực hiện các hành vi gian lận nhằm làm thay đổi số thuế phải nộp của DN, các hành vi này có thể là bán hàng nhưng không xuất hoá đơn để che dấu doanh thu, tạo gioa dịch bán hàng giả mạo, ghi giá bán thấp hơn giá thực tế, hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định, …
Cá hành vi này một mặt làm thay đổi số thuế phải nộp, mặt khác cũng bóp méo thông tin kế toán trình bày trên BCTC, trong những trường hợp này chất lượng TTKT trên BCTC của DN rất là kém, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng BCTC có liên quan Các nhân tố từ chính sách thuế cũng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước xác định có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng TTKT Theo nghiên cứu của NKlai (2011), kết quả cho thấy sự kiểm soát từ phía nhà nước và các tổ chức tài chính trong đó có sử dụng chính sách thuế có tác động thuận chiều tới chất lượng thông tin kế toán Còn nghiên cứu của Stoderstrom và cộng sự (2007), chất lượng thông tin kế toán trên BCTC khi áp dụng IFRS ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật về thuế Nghiên cứu của Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013), cũng cho rằng hiện nay khung pháp lý về kế toán trong đó có chính sách thuế cho doanh nghiệp có nhiều hạn chế, nhóm tác giả khuyến nghị Bộ Tài Chính nên ban hành một chế độ kế toán chung cho tất cả loại hình doanh nghiệp, cơ quan thuế cần ban hành các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp và đề ra yêu cầu về chất lượng thông tin Kết quả này cũng phù hợp với Phan Minh Nguyệt (2014), tuân thủ tốt chính sách thuế tăng cường chất lượng thông tin kế toán
2.5.5 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa về KSNB, vì nó ảnh hưởng khác nhau đến các bên liên quan trong tổ chức theo những cách khác nhau với những mức độ khác nhau Theo báo cáo COSO 2013, khái niệm KSNB được bổ sung như sau: “KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện trước đây liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty cũng như các lý thuyết nền đã được tác giả trình bày, tác giả thừa kế mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm các nhân tố như sau: Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán; Trình độ nhân viên kế toán; Hành vi quản trị lợi nhuận của DN; Nghĩa vụ của DN đối với Ngân sách Nhà Nước; Kiểm soát nội bộ của DN Dưới đây tác giả trình bày bảng tổng hợp các nhân tố nghiên cứu và các tác giả đã nghiên cứu sự tác động của nhân tố đó đến chất lượng thông tin kế toán
Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán theo các nghiên cứu trước
STT Nhân tố Căn cứ đê xuất nhân tố
1 Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán Khảo sát chuyên gia
Trình độ nhân viên kế toán
- Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Anh Kiệt và Lê Thị Bích
STT Nhân tố Căn cứ đê xuất nhân tố
3 Hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp Khảo sát chuyên gia
Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước
Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Anh Kiệt và Lê Thị Bích
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả bao gồm 05 khái niệm Cụ thể, chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Bình Dương sẽ được đo lường bởi các yếu tố: Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán; Trình độ nhân viên kế toán; Hành vi quản trị lợi nhuận của DN; Nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước; Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
Bảng 2.3 Các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC từ cơ sở lý thuyết
STT Nhân tố Cơ sở lý thuyết Chiều hoạt động
1 Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán
Lý thuyết Thể chế xã hội học hiện đại Cùng chiều
2 Trình độ nhân viên kế toán Lý thuyết Khuyếch tán kỹ thuật
3 Hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp
Lý thuyết đại diện Cùng chiều
STT Nhân tố Cơ sở lý thuyết Chiều hoạt động
4 Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước
5 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Quan điểm quản trị chất lượng toàn diện
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Chương 2 này tác giả tập trung vào trình bày các nội dung liên quan đến cơ sở lý thuyết của nghiên cứu Cụ thể, trước hết nghiên cứu trình bày các nội dung lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính; tiếp đó tác giả trình bày các nội dung về doanh nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh đó, nội dung chương này cũng trình bày một số các lý thuyết nền có liên quan đến nghiên cứu nhằm giải thích cho sự tác động của các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Từ kết quả của những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu, các lý thuyết nền và cơ sở lý thuyết của đề tài, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 5 biến độc lập gồm: Mức độ tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế toán; Trình độ nhân viên kế toán; Hành vi quản trị lợi nhuận của DN; Nghĩa vụ của DN đối với ngân sách nhà nước; Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp tác động đến biến phụ thuộc là chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng để xác định các nhân tố cũng như đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháo nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích tìm hiểu thông tin các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Bình Dương, kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, sự trùng lắp nội dung và hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong thang đo sơ bộ cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với các đối tượng liên quan đến việc lập và sử dụng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả điều tra của nghiên cứu định tính, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi
Sau khi tác giả tham khảo các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và của các nhà nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và khuyến nghị
Xử lý, phân tích dữ liệu
Phỏng vấn bằng câu hỏi
61 trước đây, tác giả đã tổng hợp, phân tích, lượng hóa các nhân tố thuộc tính và dựa vào nghiên cứu định tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sátđịnh lượng
Các biến quan sát trong mô hình đều được đánh giá theo thang đo Likert (Rennis Likert, 1932), gồm có 5 mức độ Cụ thể:
3 Phân vân (Không có ý kiến)
Mỗi câu hỏi được thiết kế sẽ thể hiện một tiêu chí và được xem là cơ sở để đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đây là cách thiết kế giúp cho đối tượng được khảo sát sẽ đưa ra những nhận định khác nhau đối với những nhân tố tác động đến nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương Bảng câu hỏi khảo sát gồm có các câu hỏi tương ứng với 5 nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Tham khảo phụ lục nghiên cứu)
Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả thảo luận chuyên gia, các chuyên gia đồng ý với mô hình nghiên cứu, cũng như thang đo nghiên cứu mà tác giả đề xuất, từ đó xác định được mô hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tác giả kết luận được 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương: (1) Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán, (2) Trình độ nhân viên kế toán,
(3) Hành vi quản trị lợi nhuận của DN, (4) Nghĩa vụ của DN đối với ngân sách nhà nước,
(5) Kiểm soát nội bộ của DN
Bảng 3.1 Thang đo chính thức được mã hoá
STT Nội dung MÃ HOÁ
Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán
1 Giá trị hợp lý trong kế toán có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC MDADCM1
2 Mô hình BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC MDADCM2
3 Hệ thống BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC MDADCM3
Trình độ nhân viên kế toán
1 Nhân viên kế toán có trình độ hiểu biết về tình hình kinh doanh, tài chính của DN TDNVKT1
2 Nhân viên kế toán có kỹ năng về lập và trình bày BCTC TDNVKT2
3 Nhân viên kế toán tuân thủ những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp kế toán (trung thực, liêm khiết, bảo mật thông tin và có ý thức chấp hành pháp luật) TDNVKT3
4 Nhân viên kế toán được cập nhật thường xuyên về sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp luật có liên quan TDNVKT4
Hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp
1 Có tồn tại hành vi quản trị lợi nhuận ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC HVQTLN1
2 Sự khác biệt về hành vi quản trị lợi nhuận có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC HVQTLN2
3 Thông tin về lợi nhuận có ảnh hưởng đến chất lượng
4 Điều chỉnh lợi nhuận theo ý kiến chủ quan của nhà quản trị có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên
5 Động cơ của hành vi quản trị lợi nhuận có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước
1 DN thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính NVDN1
2 DN chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính NVDN2
3 Xác định doanh thu thực tế phát sinh có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính NVDN3
4 Kê khai và nộp thuế có ảnh hửởng đến chất lựợng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
1 Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng
2 Đanh giá rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC KSNB2
3 Thông tin truyền thông có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC KSNB3
4 Giám sát hệ thống KSNB có ảnh hưởng đến chất lượng
5 Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC KSNB5
Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh
1 Chất lượng TTKT trên BCTC có tác động mạnh mẽ đến chất lượng của BCTC của DN CLTTKT1
3.1.5.1 Phương pháp chọn mẫu Đối với phương pháp định tính: tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn và thảo luận với các đối tượng được phỏng vấn cho đến khi thu thập đủ các thông tin cần thiết, các thông tin có tính chất như nhau thì sẽ ngưng Đối với phương pháp định lượng: sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên Đinh Phi Hổ, 2014, (tr 47, Phương pháp nghiên cứu kinh tế), việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường không mang tính khách quan và tính đại diện cho tổng thể không cao như phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Tuy nhiên, phương pháp này không đòi hỏi xác định được danh sách chính xác tất cả các phần tử của tổng thể Chi phí cho việc thu thập dữ liệu là rất nhỏ và ít tốn thời gian vì khoảng cách về địa lý giữa các phần tử có thể gần và không phân tán Do đó, đối với nghiên cứu này phương pháp này là thích hợp
Kích thước mẫu (n): là số lượng đối tượng quan sát phải thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định Để sử dụng phương pháp phân tích EFA, kích thước mẫu phải lớn, tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước đây Theo Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng phân tích EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát biến đo
2 CLTT KT càng cao thì chất lượng BCTC của DN càng cao
3 TTKT trên BCTC của DNNVV đáp ứng tốt nhu cầu ra quyết định của người sử dụng thông tin CLTTKT3
65 lường là 5:1, tức là kích thước mẫu n = số biến đưa vào phân tích * 5 (Nguyễn Đình Thọ,
Theo Tabachnick & Fidel, (1996) phân tích hồi quy một cách tốt nhất thì cỡ mẫu cần thiết phải là: n ≥ 8m + 50 Trong đó: n là cỡ mẫu, m là biến số độc lập của mô hình
Cỡ mẫu cần thiết cho phân tích hồi quy là: n = 8 x 5 + 50 = 90
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn kích thước mẫu để thỏa mãn cả các điều kiện theo đề nghị của phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy Nghĩa là mẫu cần ≥ 120 Để đạt được kích thước mẫu n ≥ 120, 165 doanh nghiệp được đề xuất phỏng vấn Kết quả thu lại mẫu phù hợp là 151 mẫu Như vậy, cỡ mẫu đảm bảo phù hợp theo điều kiện về kích thước mẫu cho phân tích EFA và phân tích hồi quy bội của nghiên cứu này
Mô hình và giải thuyết nghiên cứu nghiên cứu
Tác giả giữ nguyên mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán; Trình độ nhân viên kế toán; Hành vi quản trị lợi nhuận của Doanh nghiệp; Nghĩa vụ của DN đối với ngân sách Nhà
66 nước; Kiểm soát nội bộ của DN Dưới đây tác giả trình bày mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài đề xuất như sau:
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức Để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến như sau:
CLTTKT = β 0 + β 1 MDADCM + β 2 TDNVKT + β 3 HVQTLN + β 4 NVDN + β 5 KSNB
- CLTTKT: Biến phụ thuộc (Chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương)
+ MDADCM: Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán
+ TDNVKT: Trình độ nhân viên KT
+ HVQTLN: Hành vi quản trị lợi nhuận của DN
+ NVDN: Nghĩa vụ DN đối với NSNN
+ KSNB: Kiểm soát nội bộ của DN
3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào mô hình và những khái niệm có liên quan đã được trình bày ở trên, kết hợp với tổng quan các nghiên cứu trước đây cũng như những đặc điểm, tình hình của DNNVV Tác giả đưa ra các giả thuyết như sau:
Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán Trình độ nhân viên kế toán
Hành vi quản trị lợi nhuận của DN
Nghĩa vụ của DN đối với NSNN
Kiểm soát nội bộ của DN
Chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV bàn tỉnh Bình Dương
Bảng 3.2: Các giả thuyết nghiên cứu
H1 Nhân tố “Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
H2 Nhân tố “Trình độ nhân viên kế toán” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
H3 Nhân tố “Hành vi quản trị lợi nhuận của DN” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
H4 Nhân tố “Nghĩa vụ của DN đối với Ngân sách Nhà nước” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
H5 Nhân tố “Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu định tính
3.3.1 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả thực hiện đề tài này với nguồn dữ liệu được lấy từ hai nguồn:
Dữ liệu thứ cấp: Kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu, bài báo đã thực hiện trong nước và nước ngoài liên quan CLTT KT; các giáo trình, tài liệu liên quan cũng như chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các DNNVV
Dữ liệu sơ cấp: Có được bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và khảo sát các đối tượng khảo sát như kế toán, kế toán trưởng tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương bằng bảng câu hỏi thiết kế sẵn thu thập trực tiếp
3.3.2 Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với các đối tượng liên quan đến việc lập và sử dụng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu định tính: Thảo luận với các chuyên gia, là các kế toán, kế toán trưởng tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Số người phỏng vấn là 10 người
3.3.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính
Tác giả đã phác thảo trước nội dung buổi thảo luận với các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương Sau đó tiến hành lập danh sách khách mời và thông báo cho khách mời về thời gian, địa điểm, nội dung cuộc thảo luận với các chuyên gia
Trong cuộc thảo luận, tác giả đã đặt ra những câu hỏi được chuẩn bị sẵn nhằm lấy ý kiến của các thành viên tham gia
Những thang đo được đưa vào nghiên cứu trong bài là những thang đo được sự đồng thuận của đa số chuyên gia về sự ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC của đối tượng được nghiên cứu Tiếp đó, bảng câu hỏi khảo sát được chỉnh sửa, tiếp tục hoàn chỉnh theo góp ý của các chuyên gia về cách diễn đạt và thuật ngữ, rồi mới được đem đi khảo sát chính thức
3.3.4 Kết quả nghiên cứu định tính
Sau khi kết thúc cuộc thảo luận tác giả đã tổng hợp các ý kiến đóng góp và đi đến thống nhất thừa kế mô hình nghiên cứu mà tác giả đã đề xuất gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
69 trên địa bàn tỉnh Bình Dương Bao gồm: (1) Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán,
(2) Trình độ nhân viên kế toán, (3) Hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp, (4) Nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước, (5) Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Nghiên cứu định lượng
3.4.1 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá Các thông tin sơ cấp thu thập được rất quan trọng và sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả đã giải thích rất chi tiết, cụ thể cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng nhân tố Sau khi phỏng vấn xong, tác giả rà soát nhanh tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát
Sau khi hoàn chỉnh điều tra, những bảng câu hỏi nào chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch Sau khi nhập dữ liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị không nằm trong thang đo, khi đó cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý (Có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác)
3.4.2 Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định lượng
Bảng khảo sát được gửi đến các đối tượng là kế toán, kế toán trưởng, nhà quản lý đang làm việc tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương bằng bảng câu hỏi thiết kế sẵn thu thập trực tiếp
3.4.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc thiết kế mẫu, mẫu được thu thập thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi
Mục đích của nghiên cứu khi sử dụng phương pháp định lượng: Các thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu chính thức
Dữ liệu thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mã hóa dữ liệu
Dữ liệu sau khi khảo sát được tác giả mã hoá theo thang đo với 5 mức độ
Bước 2: Thống kê mô tả
Kỹ thuật phân tích mô tả được sử dụng để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu: tuổi, giới tính, chức vụ trong đơn vị, năm công tác, trình độ
Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Phương pháp phân tích này được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo Được đánh giá qua hệ số tương quan biến tổng (Item- total Correlation) và hệ số Alpha (Nunnally & Bernstien 1994, trình bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với một điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao Khi biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại Thang đo có độ tin cậy khi hệ số Alpha lớn hơn 0.6
Bước 4: Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố khám phá EFA là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau
Tác giả phân tích nhân tố khám phá EFA riêng biệt cho biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm tránh trường hợp khi phân tích hồi quy tuyến tính sẽ không có nghĩa vì hiện tượng các biến độc lập và phụ thuộc giải thích cho nhau
Lựa chọn hệ số tải nhân tố (Gerbing và Anderson, 1988), thước đo hệ số nhân tố tải nhân tố theo quy mô mẫu: 100 ≤ Quy mô mẫu ≤ 350, hệ số tải nhân tố > 0.55
Bước 5: Khẳng định mô hình hoặc điều chỉnh mô hình (Nếu có)
Sau khi lựa chọn hệ số tải nhân tố phù hợp, điều chỉnh mô hình nếu có biến quan sát bị loại bỏ Đo lường các thang đo mới
Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định tính thích hợp của EFA bằng thước đo KMO (Kaiser – Mayer – Olkin measure): 0.5 ≤ KMO ≤ 1 (Hair và cộng sự 2006) là phù hợp với dữ liệu thực tế
Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát: phương sai trích > 50% và Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1998)
Bước 7: Hồi quy đa biến
Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy của thang đo Việc xác định mối quan hệ giữa các biến cũng như mức độ ảnh hưởng của nhóm biến độc lập đến biến phụ thuộc được thực hiện bằng phương pháp hồi quy bội
Mô hình hồi quy bội về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương có dạng như sau:
CL = β 0 + β1MDADCM + β 2 TDNVKT + β 3 HVQTLN + β 4 NVDN + β 5 KSNB
+ Biến phụ thuộc: CLTTKT trên BCTC (Chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương)
MDADCM: Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán
TDNVKT: Trình độ nhân viên kế toán
HVQTLN: Hành vi quản trị lợi nhuận của DN
NVDN: Nghĩa vụ của DN đối vối NSNN
KSNB: Kiểm soát nội bộ của DN
Bước 8: Kiểm định các giả thuyết
Từ kết quả phân tích, lựa chọn chấp nhận hay bát bỏ các giả thuyết
Trong chương 3 luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn với các nội dung chính như sau:
Phương pháp định tính: Thông qua các câu hỏi tới nhóm thảo luận có liên quan và nhiều đối tượng khác nhằm xác định mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo nghiên cứu chính thức cho các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Phương pháp định lượng: nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý dữ liệu nghiên cứu với các kỹ thuật như kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình hồi quy bội, từ đó giải quyết được mục tiêu xác định các nhân tố cũng như đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Trong đó biến phụ thuộc là chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương, biến độc lập là các nhân tố: Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán; Trình độ nhân viên kế toán; Hành vi quản trị lợi nhuận của DN; Nghĩa vụ của DN đối với NSNN; Kiểm soát nội bộ của DN.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu
4.1.1 Thông tin các DNNVV trên địa bản tỉnh Bình Dương
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai Tây Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2, xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện
Danh sách khu công nghiệp Bình Dương đã lên đến 30 khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 12.670,5 ha và tỷ lệ lấp đầy bình quân 87.4% Ngoài danh sách khu công nghiệp tại Bình Dương, tỉnh còn có 12 cụm công nghiệp có quy mô lên đến
790 ha, và tỷ lệ lấp đầy cũng khá cao 67.4% Về kinh tế, tổng sản phẩm (GRDP) tăng 9.01%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9.79% (kết quả thống kê cuối năm 2018) Điều này cho thấy sự phát triển của các doanh nghiệp tại Bình Dương ngày càng lớn mạnh Một tổ chức hoạt động có hiệu quả khi nhận được thông tin hữu ích và kịp thời để ra quyết định
Bình Dương đã thực hiện Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2006-2010 Đặc biệt, để hỗ trợ các DNNVV ngày càng đáp ứng những yêu cầu mới về hội nhập và phát triển, tạo sự đồng thuận và khơi dậy tiềm năng của xã hội, ngày 22-7-2010, UBND tỉnh đã triển khai Kế hoạch số 2143/KH-UBND, tổ chức thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2015 Theo đó, kế hoạch đã xác định mục tiêu tổng quát là: Thông qua việc hình thành cơ chế, chính sách cụ thể có tính đặc thù đẩy nhanh tốc độ phát triển DNNVV; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên 3 mặt: Sản phẩm, DN và quốc gia; DNNVV đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh Tỉnh đã
75 chỉ đạo cho các sở, ngành có liên quan nghiên cứu vận dụng các cơ chế và chính sách Nhà nước, đề ra các chương trình mục tiêu cụ thể để trợ giúp phát triển DNNVV như: trợ giúp về pháp lý, tài chính, đất đai và nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ, quản trị
DN, xúc tiến thương mại, khuyến công, phát triển nguồn nhân lực, thông tin tư vấn, nhất là thực hiện cải cách hành chính trong việc đăng ký DN và các thủ tục về đầu tư
Thực tế, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Dương, số lượng DNNVV đã phát triển rất nhanh, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng số các DN được thành lập Trước năm
1999, DNNVV chiếm tỷ lệ dưới 50% số lượng các DN đăng ký kinh doanh Năm 2005, tỷ lệ đạt 87.9% và tiếp tục tăng lên 95.6% vào năm 2010 Các DNNVV đóng góp 52.7% trong cơ cấu GDP của tỉnh, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho gần 60% tổng số lao động toàn tỉnh Sự phát triển tích cực của khu vực DNNVV trong những năm qua đã huy động được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị và an sinh xã hội của tỉnh nhà
Bình Dương là một trong những tình nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hoạt động kinh tế sôi nổi với hơn 57.000 doanh nghiệp, trong đó số DNNVV chiếm hơn 97% Đây là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng do tác động tiêu cực từ thị trường, kinh tế
- xã hội Do vậy, nhằm hạn chế số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, giúp DNNVV thích ứng với tình hình mới, ổn định sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề bứt phá, nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh về quy mô và cải thiện tuổi thọ bình quân thì bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cần đẩy mạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Trong thời gian qua, tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và văn bản liên quan, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Một bộ phận DNNVV đã từng bước thực hiện chuyển đổi số như một nhu cầu tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu đang thay đổi của khách hàng, gia tăng hiệu quả hoạt động cũng như tiết kiệm chi phí
4.1.2 Kết quả thống kê mô tả
Kết quả nghiên cứu dựa trên 151 mẫu khảo sát từ các nhân viên kế toán, kế toán trưởng tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát Chỉ tiêu Chi tiết Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Sau đại học 4 2.65 Đại học 111 73.51
Thời gian công tác trong nghề kế toán
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Trong các đối tượng trả lời khảo sát, xét về đặc điểm giới tính thì có 35/151 đối tượng được khảo sát là nam, chiếm tỷ lệ 23.18%, còn lại 76.82% là nữ Xét về độ tuổi thì phần lớn đối tượng khảo sát nằm ở độ tuổi từ 30 đến 40, chiếm tỷ lệ 57.62%, đứng thứ 2 là những người ở độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 21.19%, độ tuổi dưới 30 tuổi là 30 người (chiểm tỷ lệ 19.87%) và cuối cùng là đối tượng khảo sát trên 50 tuổi chiểm tỷ lệ 1.32% Trong tổng số những người tham gia khảo sát, thì người có trình độ đại học chiếm đa số với 73.51%, tiếp theo là những người có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ 13.91%, trung cấp 9.93% và cuối cùng là sau đại học chiếm tỷ lệ 2.65% Về chức vụ, đối tượng khảo sát là quản lý chiếm tỷ lệ 39.47%, nhân viên chiếm tỷ lệ 60.26% Thời gian công tác trong nghề kế toán, cao nhất là thời gian từ 6-10 năm 44/151 chiếm tỷ lệ 29.14%, thứ 2 là từ trên 10 năm 39/151 chiếm 25.83%, còn lại là từ 3-5 năm và dưới 3 năm trùng nhau 34/151 chiếm tỷ lệ 22.52%
4.1.3 Đánh giá thang do bằng hệ số tin cậy Conbach’s Alpha
4.1.3.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến độc lập
Theo Nunnally và Burnstein (1994), thang đo được đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện: Hệ số Alpha của tổng thể > 0.6; Hệ số tương quan biến quan sát – thang đo (corrected item-total correlation) > 0.3
Nếu hệ số alpha < 0.6, lựa chọn loại biến quan sát đạt tiêu chuẩn
Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến
Cronbach’s alpha thang đo Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán
Cronbach’s alpha thang đo Trình độ nhân viên kế toán (TDNVKT): 0.799
Cronbach’s alpha thang đo Hành vi quản trị lợi nhuận của DN (HVQTLN):0.787
Cronbach’s alpha thang đo Nghĩa vụ của DN đối với ngân sách nhà nước
Cronbach’s alpha thang đo Kiểm soát nội bộ của DN (KSNB): 0.819
(Nguồn: Kết quả thống kê từ SPSS)
Phân tích kết quả từ bảng 4.2, cho thấy:
- Thang đo Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán gồm 3 biến quan sát (MDADCM1, MDADCM2, MDADCM3)có hệ số Cronbach's Alpha = 0.784 là thang đo chất lượng Tất cả các biến đo lường của thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đạt giá trị > 0.3 thể hiện mức độ đo lường của các biến là tốt Thang đo Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo chất lượng phân tích
- Thang đo Trình độ nhân viên kế toán gồm 4 biến quan sát (TDNVKT1, TDNVKT2, TDNVKT3, TDNVKT4) có hệ số Cronbach's Alpha = 0.799 đây là thang đo có độ tin cậy tốt Tất cả các biến đo lường của thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đạt giá trị > 0.3 thể hiện mức độ đo lường của các biến là tốt Thang đo Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo chất lượng phân tích
- Thang đo Hành vi quản trị lợi nhuận gồm 5 biến quan sát (HVQT1, HVQT2, HVQT3, HVQT4, HVQT5) có Cronbach's Alpha = 0.787, đây là thang đo chất lượng (có độ tin cậy tốt) Tất cả các biến đo lường của thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đạt giá trị > 0.3 thể hiện mức độ đo lường của các biến là tốt Thang đo Hành vi quản trị lợi nhuận của DN đảm bảo chất lượng phân tích.
- Thang đo Nghĩa vụ của DN đối vối ngân sách nhà nước gồm 4 biến quan sát (NVDN1, NVDN2, NVDN3, NVDN4) có Cronbach's Alpha = 0.730, đây là thang đo
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Kiểm soát nội bộ của DN (mức độ tác động β = 0.213) và nhân tố Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán có mức độ ảnh hưởng yếu nhất (mức độ tác động β = 0.118) Dựa vào kết quả trong bảng trọng số hồi quy, sử dụng trọng số hồi quy chuẩn hóa để xem xét mức độ giải thích của các biến độc lập cho sự biến thiên của biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ,
2011), có thể kết luận kết quả nghiên cứu như sau:
- Nhân tố “Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán” có tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0.190 > 0, như vậy chấp nhận giải thuyết H1 Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát các chuyên gia là giám đốc tài chính,
Kế toán trưởng tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Về chuẩn mực kế toán, hiện tại, Việt Nam vẫn ưu tiên áp dụng các quyết định, hướng dẫn theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS), điều này đồng nghĩa với việc đang tồn tại tình trạng thiếu nhất quán trong cơ sở pháp lý để xây dựng BCTC Đồng thời, phần nào làm ảnh hưởng đến
93 tính tin cậy và khả năng so sánh của các thông tin tài chính được trình bày trong BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
- Nhân tố “Trình độ nhân viên KT” có tác động tích cực cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β = 0.253 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H2 Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Phan Minh Nguyệt (2014) Khi nhân viên KT có trình độ chuyên môn, có kiến thức vững vàng về KT, nắm vững các quy định của pháp luật hiện hành, thường xuyên tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng, có chứng chỉ về
KT chuyên nghiệp, sẽ góp phần nâng cao mức độ thành công của chất lượng TTKT tại đơn vị, chất lượng công việc cũng cao hơn
- Nhân tố “Hành vi quản trị lợi nhuận của DN” có tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến này có giá trị β = 0.208 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H3, có tồn tại hảnh vi quản trị lợi nhuận của DN ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC Thông tin lợi nhuận trên BCTC luôn được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất và cũng là thông tin mà nhà các nhà quản trị DN có xu hướng tác động vào nhiều nhất Tuy nhiên, hành động quản trị lợi nhuận tuân thủ khuôn khổ pháp lý và vận dụng khéo léo, linh hoạt CMKT đề sắp xếp BCTC theo cách thuận lợi nhất cho DN hay cho chính nhà quản trị không được xem là hành động phi pháp
- Nhân tố “Nghĩa vụ của DN đối với NSNN” có tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến này có giá trị β = 0.206> 0, như vậy chấp nhận giả thuyết H4 Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần
(2016) Nhân viên kế toán cập nhật thường xuyên các chính sách về thuế, ghi chép các nghiệp vụ liên quan thật rõ ràng trên sổ sách, tổ chức lưu trữ các hóa đơn, chứng từ phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra Việc nộp thuế vào ngân sách đầy đủ, đúng hạn là nghĩa vụ, thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp
- Nhân tố “Kiểm soát nội bộ của DN” có tác động tích cực cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy trọng số β của biến này có giá trị β = 0.256 > 0, như vậy, chấp nhận giả thuyết H5 Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Hurt (2010) Kiểm soát nội bộ là một phần của chất lượng thông tin kế toán, nó hiện diện và chi phối tất cả các hoạt động trong chất lượng thông tin kế toán, từ thu thập dữ liệu đầu vào đến quá trình xứ lý, lưu trữ và cung cấp thông tin đầu ra Từ đây có thể thấy, giữa kiểm soát nội và chất lượng thông tin kế toán nói chung và chất lượng thông tin kế toán trong một doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mối quan hệ đó được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau
Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa Kết quả của nghiên cứu nêu rõ có 05 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: Kiểm soát nội bộ của DN, Trình độ nhân viên KT, Hành vi quản trị lợi nhuận của DN, Nghĩa vụ của DN đối với NSNN và Mức độ áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán
Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở chương tiếp theo.