1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích đa biến: Trường hợp nghiên cứu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương
Tác giả Nguyễn Định Tường
Người hướng dẫn ThS. NCS. Phạm Ngọc Hoài, ThS. NCS. Trần Thành Thái
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Khoa học và Quản lý Môi trường
Thể loại Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BẰNG PHÂN TÍCH ĐA BIẾN: TRƯ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BẰNG PHÂN TÍCH ĐA BIẾN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU SÔNG SÀI GÒN VÀ SÔNG ĐỒNG NAI THUỘC

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT BẰNG PHÂN TÍCH ĐA BIẾN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU SÔNG SÀI GÒN VÀ SÔNG ĐỒNG NAI THUỘC ĐỊA BÀN

Trang 3

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Chủ nhiệm đề tài: Chịu trách nhiệm chính

- Xây dựng thuyết minh đề cương

- Thu thập số liệu

- Phân tích, xử lý số liệu

- Viết báo cáo tổng kết đề tài

- Tác giả chính bài báo khoa học

Ngọc Hoài

Trường Đại học Thủ Dầu Một; Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học và Quản lý Môi trường; Nghiên cứu sinh chuyên ngành Sinh thái môi trường

- Giảng viên hướng dẫn: Chịu trách hướng dẫn, tổ chức thực hiện và điều phối chung

- Hướng dẫn xây dựng thuyết minh đề cương

- Hướng dẫn phân tích, xử lý số liệu

- Hướng dẫn viết báo cáo tổng kết

đề tài, các chuyên đề, bài báo khoa học

Thành Thái

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam);

Thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học và Môi trường

- Hỗ trợ xây dựng thuyết minh đề cương

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU i

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1.1 Tính cấp thiết 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Cách tiếp cận nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong nước và ngoài nước4 1.5.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 4

1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 6

CHƯƠNG 2 KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 8

2.1.1 Địa hình 8

2.1.2 Đất đai 9

2.1.3 Khí hậu 9

2.1.4 Thủy văn, sông ngòi 10

2.1.5 Giao thông 10

2.1.6 Tài nguyên rừng 11

2.1.7 Tài nguyên khoáng sản 11

2.2 Phương pháp pháp nghiên cứu 12

2.2.1 Bố trí các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn và Đồng Nai 12

2.2.2 Thu thập và tiền xử lý dữ liệu 18

2.2.3 Xử lý số liệu 18

2.2.3 Quy trình thực hiện đề tài 20

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

Trang 5

3.1 Phân tích chất lượng môi trường sông Sài Gòn và Đồng Nai từ 2016 đến 2021 21

3.2 Phân tích chất lượng môi trường sông Sài Gòn và Đồng Nai năm 2021 24

3.2.1 Phân tích cụm (Cluster Analysis, CA) chất lượng môi trường nước mặt sông Sài Gòn và Đồng Nai 24

3.2.2 Phân tích thành phần chính (Principal Aomponent Analysis, PCA) và xác định nguồn ô nhiễm 26

3.2.3 Đề xuất giải pháp quản lý nguồn ngước mặt sông Sài Gòn và Đồng Nai 29

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

PHỤ LỤC 1 37

PHỤ LỤC 2 38

PHỤ LỤC 3 39

PHỤ LỤC 4 41

Trang 6

i

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thông tin về các điểm quan trắc trên sông Sài Gòn và Đồng Nai 12

Bảng 3.1 Kết quả phân tích Mann–Kendall xu hướng biến động của các thông số môi trường ở sông Sài Gòn từ 2016 đến 2021 , , và  tương ứng là không xu hướng, xu hướng tăng, xu hướng giảm 21

Bảng 3.2 Kết quả phân tích Mann–Kendall xu hướng biến động của các thông số môi trường ở sông Đồng Nai từ 2016 đến 2021 , , và  tương ứng là không xu hướng,

xu hướng tăng, xu hướng giảm 23

Bảng 3.3 Tương quan Spearman rank các thông số môi trường nước mặt sông Sài Gòn

và Đồng Nai 27

Bảng 3.4 Eigenvectors và coefficients của PC1 và PC2 28

Trang 7

ii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bình Dương và các vị trí quan trắc nước mặt trên sông Sài Gòn

và Đồng Nai 17

Hình 2.2 Quy trình thực hiện đề tài 20

Hình 3.1 Kết quả phân tích cụm CA và kiểm tra SIMPROF 25

Hình 3.2 Biểu đồ hộp và kết quả kiểm tra Kruskal‒Wallis minh họa biến động không gian của các thông số môi trường nước mặt Kết quả phân tích hậu kiểm Post‒hoc thể hiện qua các ký tự a, b, c, và d Cùng ký tự là khác biệt không ý nghĩa (p > 0,05) 26

Hình 3.3 Phân tích PCA và các nguồn ô nhiễm chính ở các cụm 28

Trang 8

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: “Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích đa biến: Trường hợp nghiên cứu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương”

- Mã số: DTSV.23.1-019

- Chủ nhiệm: Nguyễn Định Tường

- Đơn vị chủ trì: Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một

- Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ ngày 26 /7/2023 đến ngày 04/6/2024)

3 Giới hạn nghiên cứu:

Đánh giá các thông số môi trường nước như: Nhiệt, pH, DO, TDS, NO3-, NO2-, NH4+,

PO43-, TSS, COD, BOD5, và Coliform tại các vị trí quan trắc tên sông SG và ĐN từ 2016 đến 2021

4 Tính mới và sáng tạo:

Đề tài “Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích đa biến:

Trường hợp nghiên cứu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương”

được tiến hành nhằm cung cấp các thông tin khoa học để phục vụ công tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số liệu môi trường nước mặt tỉnh Bình Dương đã phân tích nhiều nhưng chưa có phân tích tổng hợp, để nhìn ra bức tranh cụ thể Đề tài là nghiên cứu dầu tiên dùng phép

đa biến để phân tích tổng thể chất lượng mtr tỉnh Bình Dương Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng nước mặt của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đoạn qua tỉnh Bình Dương, bị ảnh hưởng bởi 3 nguồn chính là chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh vật Phân

Trang 10

tích cụm (CA) đã phân loại 25 địa điểm lấy mẫu thành ba nhóm chính (DN, SGDN1, SGDN2) và ba nhóm ngoại lai (RSG8, RSG10, và RDN7), trong đó SGDN1, RSG10,

và RSG8 đòi hỏi sự quan tâm hơn vì chất lượng nước của chúng ở mức xấu Các nhà quản lý môi trường địa phương được khuyến khích xem xét kỹ lưỡng những kết quả này khi lập kế hoạch cho các chương trình giám sát chất lượng nước trong tương lai

5 Kết quả nghiên cứu:

Đề tài đã đánh giá biến động theo không gian của chất lượng môi trường nước mặt ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Đã xác định nguồn gây nhiễm chính sông cũng như đề xuất giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước mặt dựa vào kết quả đạt được

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài và 01 báo cáo chuyên đề, cụ thể:

+ 01 Báo cáo tổng kết: Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích đa biến: Trường hợp nghiên cứu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương

+ 01 Báo cáo chuyên đề: Đánh giá xu hướng biến động của tổng coliform trong nước mặt sông Sài Gòn và Đồng Nai đoạn qua tỉnh Bình Dương

7 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:

7.1 Ý nghĩa khoa học:

Dữ liệu môi trường nước mặt tỉnh Bình Dương đã phân tích nhiều nhưng chưa có phân tích tổng hợp để đánh giá quá trình biến động và thay đổi Đề tài áp dụng các kỹ thuật phân tích số liệu đáng tin cậy như phân tích xu hướng Mann-Kendall, Phân tích cụm (CA, Cluster Analysis), phân tích thành phần chính (PCA, Principal Components Analysis) đề đánh giá biến động theo không gian của chất lượng môi trường nước mặt

Trang 11

ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Ngoài ra, xác định nguồn gây nhiễm chính sông cũng như đề xuất giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước mặt dựa vào kết quả đạt được

7.2 Ý nghĩa thực tiễn và Phương thức chuyển giao:

Kết quả đề tài có tính ứng dụng, phục vụ công tác quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngọt sông Sài Gòn và Đồng Nai đoạn của tỉnh Bình Dương nói riêng

và vùng Đông Nam Bộ nói chung, nhất trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường

Đề tài công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học uy tín, để từ đó làm cơ

sở đề xuất phương thức quản lý nguồn nước mặt cho các nhà chức trách tỉnh Bình

Trang 12

THU DAU MOT UNIVERSITY

FACULTY OF MANAGEMENT SCIENCES

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1 General information:

Project title: “Assessment of surface water quality using multivariate statistical techniques Case study: Sai Gon and Dong Nai Rivers in Binh Duong Province”

Code number: DTSV.23.1-019

Coordinator: Nguyen Dinh Tuong

Implementing institution: Faculty of Management Science, Thu Dau Mot University Duration: 12 months (from 26 /7/2023 to date 04/06/2024)

Assessment of water environmental parameters such as: Temperature, pH, DO, TDS,

NO3-, NO2-, NH4+, PO43-, TSS, COD, BOD5, and Coliform at monitoring locations on the Saigon and Dong Nai rivers from 2016 to 2021

4 Creativeness and innovativeness:

The research project “Assessment of surface water quality using multivariate statistical techniques Case study: Sai Gon and Dong Nai Rivers in Binh Duong Province” is conducted to provide scientific information to support effective management of surface water resources in Binh Duong province

The surface water environmental data of Binh Duong Province has been analyzed many times but has not yet been comprehensively analyzed to provide a clear picture This study is the first to use multivariate methods to comprehensively analyze the environmental quality of Binh Duong Province The research has shown that the surface water quality of the Saigon and Dong Nai rivers, passing through Binh Duong Province,

is influenced by three main sources: organic matter, nutrients, and microorganisms

Trang 13

Cluster analysis (CA) classified 25 sampling locations into three main groups (DN, SGDN1, SGDN2) and three outliers (RSG8, RSG10, and RDN7), among which SGDN1, RSG10, and RSG8 require more attention due to their poor water quality Local environmental managers are encouraged to carefully consider these results when planning future water quality monitoring programs

5 Research results:

The project has assessed the spatial and temporal variations in surface water quality

in the Sai Gon River and Dong Nai Rivers It has identified the primary sources of pollution in the rivers and proposed management solutions for surface water quality based on the obtained results

- 01 summary report, the topic and 01 thematic reports, specifically:

+ 01 Summary report: Assessment of surface water quality using multivariate statistical techniques Case study: Sai Gon and Dong Nai Rivers in Binh Duong Province

+ Thematic reports: Trend analysis relating to total coliform in the surface water

of the Sai Gon and Dong Nai Rivers, passing through Binh Duong Province

7 Scientific Significance, Practical Implications, and Methods of Disseminating Research Results:

7.1 Scientific Significance:

The surface water environmental data of Binh Duong Province has been analyzed many times but has not yet been comprehensively analyzed to assess trends and changes The study applies reliable data analysis techniques such as the Mann-Kendall trend analysis, Cluster Analysis (CA), and Principal Components Analysis (PCA) to evaluate

Trang 14

the spatial variability of surface water environmental quality in the Saigon and Dong Nai rivers Additionally, it identifies the main sources of pollution in the rivers and proposes solutions for managing surface water quality based on the obtained results

7.2 Practical Implications and Methods of Dissemination:

The results of the study are applicable and serve the management and rational use of freshwater resources from the Saigon and Dong Nai rivers in Binh Duong Province specifically and the Southeast region in general, especially in the context of unpredictable climate change

The study publishes its research results in reputable scientific journals, thereby providing a basis for proposing surface water management methods to the authorities of Binh Duong Province

Trang 15

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 1

đề lớn ở các nước đang phát triển Có một sự lo ngại toàn cầu ngày càng tăng về suy giảm chất lượng nước, với dự báo cho thấy nhu cầu về nước sẽ tăng từ 20 đến 30% vào năm 2050 Hơn nữa, sự biến đổi trong chu trình thủy văn qua các khu vực và thời gian khác nhau, kết hợp với biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm tình hình này Sự suy giảm chất lượng nước mặt đặt ra một mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe con người

và làm tăng khả năng mắc các bệnh lây nước Thực tế, việc sử dụng nước chất lượng kém là một yếu tố góp phần vào tỉ lệ tử vong cao (8,5%) ở Đông Nam Á

Trong bối cảnh đó, việc đánh giá chất lượng nước mặt đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết ở mỗi quốc gia Ở Việt Nam, chính phủ đã nỗ lực đáng kể để thực hiện một chương trình theo dõi nước mặt thông qua việc phát triển các văn bản pháp lý như Luật Bảo vệ Môi trường và Luật Tài nguyên Nước Các thông số khác nhau được theo dõi trong chương trình quan trắc nước mặt Các đo lường trực tiếp bao gồm nhiệt độ, pH, độ đục, độ dẫn điện, TDS, độ mặn, và DO Thông số được phân tích tại phòng thí nghiệm bao gồm BOD, COD, TSS, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, TPH, Cl-, F-, kim loại nặng (Hg, As, Cu, Zn, Cr, Ni, Pb, Cd, Fe), thuốc trừ sâu (aldrin, dieldrin, DDTs, heptachlor & heptachlor epoxide, tổng cacbon hữu cơ), cyanide (CN-), phenol, và các

chỉ số sinh học (Escherichia coli, coliform) Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi

trường Việt Nam, chất lượng nước mặt được đánh giá bằng cách so sánh các giá trị thông số với tiêu chuẩn quốc gia (QCVN 08:2023/BTNMT)

Các thống kê đa biến được sử dụng rộng rãi cho phân tích các bộ dữ liệu quan trắc môi trường vì: (i) phản ánh một cách chính xác tính đa chiều của dữ liệu, (ii) xử lý các

bộ dữ liệu lớn một cách hiệu quả, và (iii) phát hiện và định lượng các tương tác phức tạp phát sinh từ cấu trúc tương quan của các biến Phân tích thống kê đa biến đã được chấp nhận và chứng minh là hiệu quả cho các nghiên cứu khác nhau, bao gồm việc xác định tình trạng chất lượng nước trong các hệ sinh thái, đánh giá các biến động không gian và thời gian trong nước mặt, và chỉ ra các yếu tố cơ bản gây ô nhiễm nước

Trang 16

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 2

Ô nhiễm nước mặt là một vấn đề môi trường quan trọng tại Việt Nam, đặc biệt là

ở khu vực Đông Nam Bộ Tỉnh Bình Dương (TBD) là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam Việt Nam Tuy nhiên, nó cũng đối mặt với vấn đề cấp bách về ô nhiễm nước Ngoài ra, các nguồn nước mặt ở TBD cũng đang bị đe dọa từ các chất ô nhiễm từ các nguồn bên ngoài như khu vực đô thị, khu vực dân cư và các khu vực tập trung thương mại, dịch vụ Các con sông và kênh rạch chính ở TBD đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các chất thải từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến nhu cầu đánh giá chất lượng nước và đề xuất giải pháp bảo vệ và quản lý

Trang 17

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 3

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết

Ô nhiễm môi trường nước đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta

và nhiều quốc gia trên thế giới Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực kinh tế năng động nhất trong cả nước Bên cạnh đó, mức độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra nhanh chóng trong các năm gần đây Do đó, các áp lực từ hoạt động phát triển công nghiệp và đô thị hóa lên môi trường nước ngày một gia tăng và gây ra ô nhiễm sông, suối và kênh rạch trên địa bàn tỉnh, dẫn đến nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe và môi trường Hiện nay, xã hội đầu tư rất ít vào các cơ sở xử lý chất thải hoặc giám sát chất lượng nước Sông Sài Gòn

- Đồng Nai là nguồn cung cấp nước chính cho vùng Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh, đây được xem là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới, cho nên quản lý nguồn nướ được xem là vấn đề cấp thiết, quan trọng hàng đầu của

khu vực này Đề tài “Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân

tích đa biến: Trường hợp nghiên cứu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương” được tiến hành nhằm cung cấp các thông tin khoa học để phục vụ

công tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Dương

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá biến động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích đa biến:

Trường hợp nghiên cứu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương

1.3 Cách tiếp cận nghiên cứu

- Tiếp cận từ các nguồn tài liệu, thông tin ta ̣p chí khoa ho ̣c trong và ngoài nước;

- Thu thập và đánh giá thông tin khoa ho ̣c, nghiên cứu lý thuyết về lĩnh vực nghiên

cứ u;

Trang 18

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 4

- Thu thập, xử lý dữ liệu  Phân tích, xử lý bằng các phép đa biến  Đề xuất quản lý

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đố i tượng nghiên cứu của đề tài là các thông số nước mặt như: pH, TSS, BOD5, COD, NO3-, NH4+, PO43-, DO, độ đục, nhiệt, tổng coliform.của sông Sài Gòn và Đồng Nai thuộc địa phận tỉnh Bình Dương

- Phạm vi nghiên cứu: Sông Sài Gòn và Đồng Nai thuộc địa phận tỉnh Bình Dương

1.5 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong nước và ngoài nước

1.5.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Bùng nổ dân số và phát triển kinh tế thường đi kèm với các nguy cơ ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường (Zinia & Kroeze, 2015; Liang & Yang, 2019) Các hệ sinh thái dưới nước thường chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố gây ô nhiễm, bao gồm chất dinh dưỡng, mầm bệnh, nhựa, và các hóa chất khác như kháng sinh, kim loại nặng và thuốc trừ sâu (Kroeze và cs., 2016) Các hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra ô nhiễm cho các con sông ở hầu hết các quốc gia (Bojarczuk và cs., 2015; Soares và cs., 2020) Ví dụ, ngành công nghiệp sản xuất kali gây ô nhiễm các các ion chiếm ưu thế là Cl-, PO43-, Na+, Mg2+, và SO42- cho các con sông ở Đức (Ziemann

& Schulz, 2011; Schulz & Cañedo-Argüelles, 2019); dư lượng thuốc trừ sâu và chất dinh dưỡng chảy tràn từ các hoạt động nông nghiệp đến nước mặt cũng đe dọa đa dạng sinh học các thủy vực nước ngọt ở Liên minh Châu Âu (Malaj và cs., 2014; Stehle & Schulz, 2015); thuốc trừ sâu và các hóa chất khác cũng đi vào sông từ một nguồn điểm,

ví dụ các nhà máy xử lý nước thải (Campo và cs., 2013)

Ô nhiễm sông và các thủy vực có thể làm mất đa dạng sinh học và suy thoái các chức năng của hệ sinh thái dưới nước Nitơ (N) và phốt pho (P) có liên quan trực tiếp đến hiện tượng phú dưỡng và tảo độc nở hoa (Conley và cs., 2009), một trong những yếu tố chính làm thay đổi sức khỏe của hệ sinh thái Các sinh vật dưới nước, bao gồm quần xã động vật không xương sống, cũng có thể bị ảnh hưởng đáng kể nếu độ mặn tăng lên (Braukmann & Böhme, 2011) Hơn nữa, thuốc trừ sâu (ví dụ, neonicotinoids, pyrethroid, và fipronil) có tác động tàn phá đối với côn trùng và động vật giáp xác dưới nước do độc cấp tính và mãn tính của chúng (Beketov & Liess, 2008), dẫn đến các hệ sinh thái dưới nước bị xáo trộn (Van Dijk và cs., 2013) Bên cạnh đó, ô nhiễm sông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nhau ở con người Năm 2000, các bệnh liên quan đến vệ sinh nguồn nước (ví dụ, tiêu chảy, bệnh sán máng, bệnh mắt hột và nhiễm giun đường ruột) đã giết chết hơn

Trang 19

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 5

2.200.000 người (UN, 2003) Khoảng 65 triệu người ở Tây Bengal mắc bệnh nhiễm độc fluor, một căn bệnh tê liệt do lượng florua cao gây ra, trong khi ước tính khoảng 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi nồng độ asen trong nước cao (Chabba, 2013)

Ô nhiễm nước mặt cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu về môi trường

ở Việt Nam, đặc biệt là ở Đông Nam Bộ, được công nhận là một trong những vùng quan trọng để phát triển công nghiệp và nông nghiệp (Meon và cs., 2014) Mặc dù có rất nhiều

nỗ lực từ Chính phủ trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Bảo

vệ Môi trường và Luật Tài nguyên nước, những hiệu quả vẫn còn rất hạn chế, và trong một số lĩnh vực, vấn đề còn trở nên tồi tệ hơn (Nguyen, 2010) Hiện nay, xã hội đầu tư rất ít vào các cơ sở xử lý thải hoặc giám sát chất lượng nước (Nguyen, 2010) Ví dụ, về quan trắc chất lượng nước mặt, Bộ Tài nguyên và Môi trường rất khuyến nghị có khá nhiều thông số quan trắc (thông số vật lý, chất dinh dưỡng, kim loại, thuốc trừ sâu) và tần suất quan trắc nhất định (từ tự động, hàng tháng, hoặc hàng quý) Tuy nhiên, phạm

vi của chương trình giám sát chất lượng nước mặt của các tỉnh hoặc thành phố khác nhau phụ thuộc nhiều vào khả năng ngân sách

Có khá nhiều cách tiếp cận được nghiên cứu để phân tích và cải thiện chất lượng nước, đặc biệt là theo quan điểm dựa trên khoa học dữ liệu (data-driven perspectives) Phân tích thống kê đa biến (multivariate statistical analysis) được áp dụng để xác định các nguồn gây ô nhiễm tiềm ẩn, xâm nhập vào nước bề mặt (Le at al., 2017), các mô hình thống kê có thể dự đoán tác động tổng hợp của việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất và biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường dòng sông (Olson, 2019) Bên cạnh đó, nhiều hệ thống giám sát thời gian thực đã được thiết kế dựa trên các cảm biến tại chỗ để kiểm soát chất lượng nước mỗi giờ, chẳng hạn như ước tính lưu lượng chất dinh dưỡng, đánh giá sinh thái của các con sông, hoặc phát hiện các tác động nước thải sinh hoạt (O'Flynn và cs., 2010) Phân tích cụm phân cấp (hierarchical cluster analysis, CA) được

áp dụng rộng rãi để phát hiện khoảng cách và mức độ liên quan giữa các biến và sau đó nhóm nhiều biến thành các cụm (Razmkhah và cs., 2010) Phân tích thành phần chính (principal component analysis, PCA) hoặc phân tích nhân tố (factor analysis, FA) có thể làm giảm kích thước dữ liệu bằng cách trích xuất hầu hết các thành phần quan trọng và biểu diễn dữ liệu đơn giản hơn (Wallace và cs., 2016) Theo một nghiên cứu về sự biến đổi không gian và thời gian của các chất ô nhiễm hữu cơ trong các con sông, CA đã nhóm các điểm lấy mẫu phân bố ba con sông chính ở Romania thành ba cụm và PCA trích xuất 87,3% thông tin từ sự biến đổi của tập dữ liệu, do đó, sự kết hợp của CA và PCA cung cấp một đơn giản hóa và chương trình giám sát được tối ưu hóa để có thể giảm chi phí và giữ lại thông tin quan trọng (Feher và cs., 2016) Các nghiên cứu này cho thấy ứng dụng kết hợp của CA và PCA có khả năng phát hiện sự khác biệt về không

Trang 20

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 6

gian và thời gian trong chất lượng nước và xác định sự đóng góp của các nguồn ô nhiễm trong các con sông (Razmkhah và cs., 2010; Chounlamany và cs., 2017) Tuy nhiên, trong số tất cả các nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước, sự kết hợp giữa CA và PCA vẫn còn khá mới mè (Wang và cs., 2014)

Việc nền kinh tế phát triển nhanh, xây dựng các khu công nghiệp, cũng như quá trình đô thị hóa đã làm cho chất lượng môi trường có sự biến đổi theo hướng ô nhiễm (JICA, 2016) Cho nên, việc đánh giá biến động theo không gian, thời gian của chất lượng môi trường nước mặt là điều cần thiết nhằm cung cấp thông tin khoa học cho công tác quản lý, đảm bảo và nâng cao cuộc sống người dân

Do đó, nghiên cứu này nhằm đánh giá những thay đổi theo không gian, thời gian của chất lượng nước và các nguyên nhân chính gây ra suy giảm chất lượng nước mặt ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bình Dương) Bên cạnh

đó, chúng tôi cũng đề xuất các giải pháp giảm thiểu để cải thiện chất lượng nước

1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tác giả Lorenz đã áp dụng một số phương pháp tiếp cận đa biến, bao gồm phân tích xu hướng (trend analysis), phân tích cụm (cluster analysis) và phân tích thành phần chính (principal component analysis), cho bộ dữ liệu quan trắc chất lượng nước trong

15 năm (1999 đến 2013) ở sông Thị Vải Kết quả cho thấy sự cải thiện nhanh chóng đối với hầu hết các thông số chất lượng nước (ví dụ, DO, NH4+, và BOD) sau khi giảm thiểu

ô nhiễm vào năm 2008 Tuy nhiên, nồng độ nitrat tăng đáng kể ở phần trên và phần giữa

và giảm ở phần dưới của cửa sông Phân tích thành phần chính (PC) chỉ ra rằng hiện nay chất lượng nước của Thị Vải bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm điểm và ô nhiễm khuếch tán PC đầu tiên đại diện cho xói mòn đất và nước mưa trong lưu vực (TSS, PO43- và Fe); PC thứ hai (DO, NO2- và NO3-) xác định ảnh hưởng của DO đến quá trình nitrat hóa và khử nitrat; và PC thứ ba (pH và NH4+) xác định điểm nguồn ô nhiễm và pha loãng bởi nước biển (Lorenz và cs., 2021)

Tác giả Nguyễn Thanh Giao đánh giá hệ thống quan trắc nước mặt ở tỉnh Hậu Giang vào năm 2019 Dữ liệu quan trắc về pH, nhiệt độ, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), amoni (NH4+), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), orthophosphat (PO43-), coliform, và sắt (Fe) được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Hậu Giang Kết quả được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2023/BTNMT) Sau

đó, các thông số này được sử dụng để xác định vị trí và các thông số để giám sát chất lượng nước bằng cách sử dụng các phân tích đa biến bao gồm phân tích cụm (CA) và phân tích thành phần chính (PCA) Kết quả chỉ ra rằng các mối quan tâm chính đối với

Trang 21

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 7

chất lượng nước trong kênh của tỉnh Hậu Giang là chất hữu cơ (BOD và COD cao), chất dinh dưỡng (NH4+, NO2-, PO43-), coliform và sắt Kết quả của CA cho thấy 42 vị trí giám sát có thể được giảm xuống còn 26 vị trí, giảm chi phí giám sát lên đến 32% PCA đã xác định được 12 nguồn ô nhiễm, trong đó 3 nguồn chính là PC1, PC2 và PC3 chiếm 75,6% sự biến đổi chất lượng nước Các phát hiện của PCA cho thấy rằng tất cả các biến

số nước hiện tại trong chương trình giám sát năm 2019 là đáng kể Nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản lý môi trường địa phương xem xét lại các vị trí và thông số đã chọn trong chương trình giám sát môi trường (Giao, 2020)

Trang 22

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 8

CHƯƠNG 2 KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.694,64

km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý từ 10°52' 00'' đến 11°30' 00'' vĩ độ Bắc và từ 106°20'00" đến 106°57'00" kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh (Địa chí Bình Dương, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, 2010) Dân số là 2.426.561, mật độ dân số là 900,58 người/ km2 (Tổng điều tra Dân số và Nhà

ở 01/4/2019)

2.1.1 Địa hình

Tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí rìa tiếp xúc giữa đới nâng bóc mòn Đà Lạt và đới sụt lún tích tụ đồng bằng sông Cửu Long với hai hệ đứt gãy chính phân cắt, vì vậy địa hình mang tính phân bậc theo hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam (Địa chí Bình Dương, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, 2010)

Nhìn chung, địa hình tỉnh Bình Dương đặc trưng cho vùng trung du tiếp giáp giữa vùng núi cao Nam Trường Sơn và đồng bằng thấp Nam bộ Bề mặt địa hình có độ cao trung bình từ 60m đến 40m so với mực nước biển ở phía Bắc và hạ thấp xuống 30m đến 10m so với mực nước biển ở phía Nam Dựa vào độ cao và đặc điểm hình thái, có thể chia diện tích tỉnh Bình Dương ra 4 kiểu địa hình chính: Vùng đồi núi thấp ở huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh, vùng địa hình bằng phẳng có ở tất cả huyện, thị xã, thành phố chiếm khoảng 55% diện tích toàn tỉnh, vùng địa hình thung lũng bãi bồi chiếm khoảng 5% diện tích toàn tỉnh và vùng địa hình núi sót ở phía Nam thị xã Dĩ An và huyện Dầu Tiếng chiếm diện tích không đáng kể

Tự nhiên đã tạo cho vùng đất này có nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy),

có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng Hiện nay, trên toàn diện tích đang tiếp tục xảy ra các hoạt động chủ yếu là rửa trôi, bào mòn Do diện tích rừng bị thu hẹp, thảm thực vật bị tàn phá nặng nề, nên các tác động xâm thực ven sông suối, các rãnh xói trên bề mặt địa hình đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trên các vùng có hoạt động kinh tế của con người

Trang 23

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 9

là cây công nghiệp, cây ăn trái

+ Đất đỏ vàng có khoảng 65.243 ha chiếm 25,12% diện tích đất đai toàn tỉnh, phân

bổ chủ yếu ở các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát và một vài nơi ở huyện Dầu Tiếng và thị xã Dĩ An Loại đất này thích hợp với loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và rau màu

+ Đất phù sa có diện tích khoảng 15.725 ha chiếm 6,05% tổng diện tích đất đai của tỉnh, chủ yếu phân bổ ở những vùng thung lũng bãi bồi dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Đất phù sa ở Bình Dương được xếp vào loại phù sa trẻ, có độ phì nhiêu cao Do vậy, đất phù sa ở Bình Dương được sử dụng cho việc trồng lúa, lương thực, rau, quả, đặc biệt là trồng cây ăn quả đặc sản, chất lượng cao

+ Đất phèn có khoảng 3.300 ha phân bổ chủ yếu ở khu vực thuộc Lái Thiêu, thị xã Thuận An dọc sông Sài Gòn và khu vực dọc sông Thị Tính Đất này có nơi rất chua (pH=3,5), nghèo lân Loại đất phèn sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v

+ Đất dốc tụ có diện tích khoảng 3.200 ha, phân bổ trong các dạng hợp thủy xen

kẽ với nhóm đất đỏ vàng hoặc đất xám, thường là ở nơi có địa hình thấp, bằng phẳng, các khoảng giữa những đồi phù sa cổ, tập trung cao ở thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên Đất dốc tụ hình thành do quá trình bồi tích nên có độ phì nhiêu khá cao

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá chỉ có diện tích rất nhỏ, khoảng 91 ha Nhóm này phân

bổ chủ yếu ở núi Châu Thới, Tha La, được sử dụng khai thác đá làm vật liệu xây dựng

2.1.3 Khí hậu

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch

Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau

đó dứt hẳn Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm Có những trận mưa

Trang 24

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 10

dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26°C-27°C Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3°C và thấp nhất từ 16°C-17°C (ban đêm) và 18°C vào sáng sớm Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2) Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm

2.1.4 Thủy văn, sông ngòi

Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa, nắng Bình Dương có

3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km, chảy qua địa phận Bình Dương ở huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương, từ huyện Dầu Tiếng đến thị xã Thuận An, dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Ở thượng lưu, sông hẹp (khoảng 20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An rộng khoảng 200m

Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua thị xã Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn Cùng với sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một tạo nên những vườn cây ăn trái đặc trưng

Sông Bé dài trên 360 km, bắt nguồn từ suối Đắk R'Lấp thuộc tỉnh Đắk Nông có độ cao 1000m so với mực nước biển Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào tỉnh Bình Dương dài khoảng 80 km Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể

đi lại

2.1.5 Giao thông

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá hoàn chỉnh nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Trong hệ thống đường bộ, nổi lên là

Trang 25

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 11

Quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía Nam lên phía Bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối với Vương quốc Campuchia, từ đó có thể đến Thái Lan và Lào Đây là con đường

có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế

Quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược của đất nước

Về hệ thống giao thông đường thủy, nhờ hai dòng sông Sài Gòn và Đồng Nai, Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

2.1.6 Tài nguyên rừng

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về chủng loài Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm Đó cũng chính

là lý do làm cho rừng Bình Dương bị khai thác cạn kiệt

Trong 30 năm chiến tranh giải phóng, đặc biệt là trong 21 năm kháng chiến chống

Mỹ, bom đạn, chất độc hóa học của quân đội Mỹ đã tàn phá trên 50% diện tích các khu rừng nguyên sinh ở Bình Dương

Trong 10 năm sau ngày giải phóng, do khai thác không có kế hoạch, đốt rừng làm rẫy, lấy củi, than, cháy rừng…, khiến tỷ lệ rừng che phủ từ 48% giảm còn 28% Hiện nay, diện tích rừng của Bình Dương đã giảm sút nghiêm trọng Năm 1997, sau khi tách tỉnh, theo quy hoạch tổng thể, Bình Dương chỉ còn 18.082 ha đất rừng chiếm 6,71% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng là 5.678 ha

2.1.7 Tài nguyên khoáng sản

So với nhiều tỉnh trong cả nước, khoáng sản tỉnh Bình Dương hạn chế về chủng loại và loại hình nguồn gốc tạo thành Phổ biến nhất là các loại khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh, trong đó tiềm năng lớn nhất là cao lanh và nhóm vật liệu xây dựng (cát, cuội, sỏi, đá xây dựng, laterite rải đường, sét gạch ngói) tập trung ở huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một

Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Bắc Tân Uyên) có mỏ cao lanh lớn phân bố trên phạm vi hơn 1 km2, với trữ lượng lớn Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại tố

Trang 26

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 12

2.2 Phương pháp pháp nghiên cứu

2.2.1 Bố trí các vị trí quan trắc trên sông Sài Gòn và Đồng Nai

Trên sông Sài Gòn và Đồng Nai bố trí 25 vị trí quan trắc Vị trí SG1-SG3 bố trí trên dòng chính sông Sài Gòn, vị trí RSG1-RSG10 bố trí trên phụ lưu sông Sài Gòn Vị trí ĐN1-ĐN4 bố trí trên dòng chính sông Đồng Nai, vị trí RĐN1-RĐN8 bố trí trên phụ lưu sông Đồng Nai (Bảng 2.1, Hình 2.1)

Bảng 2.1 Thông tin về các điểm quan trắc trên sông Sài Gòn và Đồng Nai

Mô tả điểm quan trắc

sông,

hồ, kênh, rạch (đối với nước mặt)

11°17’17’’ 106°21’15’’

Sông Sài Gòn

10°58’55’’ 106°38’36’’

Sông Sài Gòn

và các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố HCM

10°52’01’’ 106°42’48’’

Sông Sài Gòn

Trang 27

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Định Tường 13

Mô tả điểm quan trắc

sông,

hồ, kênh, rạch (đối với nước mặt)

11°0’6,6’’ 106°38’31’’

Rạch

Bà Sảng

Đánh giá chất lượng nước

bị tác động bởi nước thải sinh hoạt của thành phố mới Bình Dương, khu vực phía bắc TDM

11°00’6,3’

Suối Giữa

°05’03’’ 106°32’09’’

Kênh thoát nước

Đánh giá chất lượng nước

bị tác động bởi nước thải sinh hoạt của thị xã Thủ Dầu Một

10°58’51’’ 106°39’19’’

Rạch Ông Đành

Đánh giá chất lượng nước

bị tác động bởi nước thải

từ các khu đô thị, khu dân

Đánh giá chất lượng nước

bị tác động bởi nước thải

từ các KCN Việt Hương, các doanh nghiệp gốm sứ

10°56’36’’ 106°41’27’’

Suối Chòm Sao

Ngày đăng: 19/10/2024, 14:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thông tin về các điểm quan trắc trên sông Sài Gòn và Đồng Nai - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 2.1. Thông tin về các điểm quan trắc trên sông Sài Gòn và Đồng Nai (Trang 26)
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Bình Dương và các vị trí quan trắc nước mặt trên sông Sài - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Bình Dương và các vị trí quan trắc nước mặt trên sông Sài (Trang 31)
Hình 2.2. Quy trình thực hiện đề tài - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Hình 2.2. Quy trình thực hiện đề tài (Trang 34)
Bảng 3.1. Kết quả phân tích Mann–Kendall xu hướng biến động của các thông số  môi trường ở sông Sài Gòn từ 2016 đến 2021 - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 3.1. Kết quả phân tích Mann–Kendall xu hướng biến động của các thông số môi trường ở sông Sài Gòn từ 2016 đến 2021 (Trang 35)
Bảng 3.2. Kết quả phân tích Mann–Kendall xu hướng biến động của các thông số  môi trường ở sông Đồng Nai từ 2016 đến 2021 - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 3.2. Kết quả phân tích Mann–Kendall xu hướng biến động của các thông số môi trường ở sông Đồng Nai từ 2016 đến 2021 (Trang 37)
Hình 3.1. Kết quả phân tích cụm CA và kiểm tra SIMPROF - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Hình 3.1. Kết quả phân tích cụm CA và kiểm tra SIMPROF (Trang 39)
Hình 3.2. Biểu đồ hộp và kết quả kiểm tra Kruskal‒Wallis minh họa biến động  không gian của các thông số môi trường nước mặt - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Hình 3.2. Biểu đồ hộp và kết quả kiểm tra Kruskal‒Wallis minh họa biến động không gian của các thông số môi trường nước mặt (Trang 40)
Bảng 3.3. Tương quan Spearman rank các thông số môi trường nước mặt sông - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 3.3. Tương quan Spearman rank các thông số môi trường nước mặt sông (Trang 41)
Bảng 3.4. Eigenvectors và coefficients của PC1 và PC2 - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 3.4. Eigenvectors và coefficients của PC1 và PC2 (Trang 42)
Hình 3.3. Phân tích PCA và các nguồn ô nhiễm chính ở các cụm - Đánh giá biến Động chất lượng môi trường nước mặt bằng phân tích Đa biến trường hợp nghiên cứu sông sài gòn và sông Đồng nai thuộc Địa bàn tỉnh bình dương
Hình 3.3. Phân tích PCA và các nguồn ô nhiễm chính ở các cụm (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w