ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ---NGUYỄN THÀNH LÂM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT ĐÁY KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN Ở HỒ
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về nước mặt ở thủy vực hồ chứa
2.1.1 Tài nguyên nước ở hồ chứa Việt Nam
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người khai thác và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, y tế, thương mại, sinh hoạt, giải trí và môi trường, Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt 97,6% nước trên Trái Đất chủ yếu là chứa trong các biển và đại dương, còn lại là nước ngọt Nước sông, hồ chứa rất ít chỉ khoảng 230 nghìn km 3 (gồm cả hồ nước mặn), một ít (khoảng 67000 km 3 ) tạo nên độ ẩm của đất, khoảng 4 triệu km 3 nước ngầm có khả năng trao đổi tích cực và 14000 km 3 (Vũ Trung Tạng,
2008, Võ Văn Phú, 2014) [10], [21] dưới dạng hơi nước có mặt trong khí quyển.Nguồn tài nguyên nước hiện gần như bị cạn kiệt và suy thoái bởi nhiều lý do khác nhau, một trong số đó là do hoạt động của con người trong quá trình khai thác và sử dụng không hợp lý dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm nước ảnh hưởng đến môi trường, đời sống con người và các hệ sinh thái thủy vực.Nước giữ vai trò trong việc điều hòa khí hậu và cải thiện môi trường sống là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50%-97% trọng lượng của cơ thể, ở cơ thể người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, Sứa lượt chiếm tới 97% (Võ Văn Phú, 2014) [10] Với khoảng hơn 3/4 lượng nước mà con người không sử dụng được trên quả đất vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục điạ, chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng.Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng (Vũ Trung Tạng, 2008)[21].Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là clorua natri (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền.
Việt Nam có khoảng 6.500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 11 tỷ mét khối, trong đó có khoảng 560 hồ chứa lớn dung tích trên 3 triệu mét khối trở lên Hệ thống Hồ chứa nước ở nước ta có thể là hồ tự nhiên hoặc nhân tạo trải dài từ Bắc vào Nam (Viện Qui hoạch Thủy lợi, 2016) [22] Các hồ chứa có thể sử dụng trong tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng khai thác thủy sản, khai thác thủy điện, phát triển du lịch, ngoài ra các hồ chứa còn giữ vị trí quan trọng trong việc điều hòa sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người Trong những năm gần đây khi mà thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, vai trò của những hồ chứa nước càng trở nên quan trọng hơn Tuy nhiên, do việc sử dụng nước ngày một gia tăng của các quốc gia thượng nguồn trong lưu vực nên có sự mất cân bằng nước giữa hai mùa mưa và khô dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng tài nguyên nước về lượng và chất về mùa khô nhưng lượng nước lại tăng cao trong mùa mưa lũ, có thể gây thiệt hại rất lớn, khiến người dân sinh sống ở vùng hạ du rất lo lắng. Trong khi đó có hàng trăm hồ chứa nước đang bị xuống cấp nghiêm trọng, một số vùng đất có khả năng phát triển thành các hồ sinh thái lại đang bị bỏ hoang,việc quản lý, khai thác các hồ chứa này cũng tồn tại nhiều bất cập, chưa rõ trách nhiệm giữa các bộ ngành, địa phương Theo đánh giá của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác quản lý, an toàn hồ chứa đang gặp nhiều khó khăn phần nào do số lượng hồ chứa nhỏ quá nhiều (gần 6.000 hồ) nằm rải rác, phân tán, không ít hồ nằm trong vùng sâu, vùng xa và hầu hết không có đường giao thông Đơn vị quản lý là các xã, hầu hết cán bộ chưa có chuyên môn, kinh phí của các chủ đập quản lý các hồ chứa chủ yếu từ nguồn cấp bù thủy lợi phí rất hạn chế, việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chưa theo kịp thực tế, công tác quản lý, an toàn hồ chứa thủy điện đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ cũng còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý, chưa phân định rõ thẩm quyền, đa số các công trình thủy điện chưa phê duyệt phương án phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn đập, chưa ban hành đủ quy trình vận hành liên hồ chứa., Với khoảng 6500 hồ chứa trên cả nước, mặc dù việc quản lý còn nhiều tồn tại khuyết điểm cần khắc phục nhưng những hồ này đã chiếm một vị thế rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của nước ta Đó là sản phẩm vô cùng quý giá là kết quả của bao thế hệ đã dày công nghiên cứu, đầu tư sức lực và vật chất cần được bảo vệ và phát triển (Viện Qui hoạch Thủy lợi, 2016) [22].
2.1.2 Tình hình khai thác và sử dụng nước mặt hồ chứa Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ chứa nhân tạo lớn nhất của việt Nam với diện tích lưu vực 270 km 2 , sức chứa 1,58 triệu m 3 cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước Và Tây Ninh, có 6 nhánh sông, suối chính đổ vào hồ đó là suối Rạch Cham (424 km 2 ), Rạch Trou (407 km 2 ), Htrou (121 km 2 ), Rạch Bà Chiêm (281 km 2 ), Bà Chiêm – Bà Hảo (158 km 2 ), Bà Heo (967 km 2 ) Diện tích nước mặt sử dụng vào hoạt động nuôi trồng thủy sản lồng bè sản tập trung chủ yếu ở xã Minh Hòa huyện Dầu Tiếng, vùng hạ lưu hồ và xã Phước Ninh, Tây Ninh khoảng 100ha, số hộ dân sống trên lồng bè khoảng gần 80 hộ Cung cấp nước tưới cho gần 5.000ha cây hoa màu, cây ăn quả và cây lương thực, gần 10.000ha cây nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm của các xã thuộc 3 tỉnh ở quanh lòng hồ, cấp nước sinh hoạt cho 11.000 hộ dân ở các xã sống quen hồ thuộc huyện Dầu Tiếng, Bình Dương, Dương Minh Châu, Tây Ninh và Bình Long, Bình Phước khoảng 11 triệu m 3 /năm và hàng chục triệu m 3 /năm các hoạt động sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp gần hồ (Niên giám thống kê Bình Dương, 2019) [4].
2.1.3 Các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ở hồ Dầu Tiếng tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng được khởi công xây dựng năm 1981 và đưa vào hoạt động năm
1985 dựa trên việc chặn dòng thượng lưu sông Sài Gòn (thuộc huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) Trong những thập niên qua các tác động của con người đã gây ảnh hưởng không ít đến chất lượng ngồn nước hồ Dầu Tiếng, một trong những yếu tố đó là các chất thải của hoạt động sản xuất công nghiệp xả trực tiếp ra hồ chưa qua xử lý ngoài ra các chất thải, nước thải sinh hoạt của cư dân sống quanh hồ và trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản cũng đưa một lượng lớn vào hồ, các sản phẩm thải do nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đưa vào hồ ngày càng gia tăng dẫn đến nguồn nước tại các khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng, ngoài ra việc khai thác đánh bắt thủy sản bằng các ngư cụ truyền thống xung điện, chất độc, thuốc nổ,…góp phần làm tăng thêm ô nhiễm nguồn nước đe dọa đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản hồ chứa như hủy diệt các loài thủy sinh vật, làm suy giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của chủng loài (Võ Văn Phú và Hoàng Đình Trung, 2017, Võ Văn Phú, 2005, Bộ Tài Nguyên Và Môi trường,
Do đặc điểm của vùng thượng lưu có lưu lượng nước và độ dốc lớn nên lượng phù sa bồi lắng là khá lớn, do đó các hoạt động khai thác cát ở đây diễn ra mạnh mẽ, số tàu thuyền khai thác có công suất khá lớn đa số chưa được cấp giấy phép của UBND tỉnh Chính vậy, với tần số hoạt động khai thác ngày đêm cao gây ra độ đục lớn cho nước hồ, làm sạt lở, xáo trộn mạnh tầng đáy làm cho các chất phốt pho lắng động ở tầng đáy cũng bị xáo trộn và kết quả là nồng độ TP (Total Phospho) ở thượng nguồn rất cao, tạo điều kiện cho một số loài tảo độc phát triển mạnh gây ô nhiễm nguồn nước Ngoài các hoạt động của tàu thì người dân trên tàu khai thác cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường từ chất thải của họ.
Do các hoạt động khai thác cát đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ, năm
2005 Bộ NN&PTNT đã có quyết định tạm đình chỉ các hoạt động khai thác trên
Tổng quan về quần xã động vật đáy không xương sống ở hồ Dầu Tiếng tại tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng
2.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước.
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ĐVKXS trên thế giới Động vật không xương sống (ĐVKXS) nước ngọt là nhóm sinh vật rất phong phú và đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt và trong đời sống của con người Tại các thủy vực nước ngọt, ĐVKXS tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, là mắt xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn của thủy vực và tạo sự cân bằng cho các thủy vực Ngoài ra, nhiều loài còn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở các thủy vực.
Trong các tài liệu để lại của thời cổ Ai Cập, cổ Trung Quốc cũng như cổ La
Mã, Hy Lạp để lại, đã thấy có những tư liệu về đời sống thủy sinh vật được con người sử dụng Tuy nhiên, thủy sinh học chỉ thực sự trở thành khoa học từ giữa thế kỷ XIX Giai đoạn đầu của hoạt động nghiên cứu thủy sinh học nước ngọt thực sự chỉ bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX với những nghiên cứu về động vật giáp xác nhỏ trong nước hồ ở Đức, rồi đến những nghiên cứu ở Bắc Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch Giai đoạn thứ hai của sự phát triển thủy sinh học nước ngọt bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, bắt đầu đi vào nghiên cứu các vấn đề lý luận về chu trình vật chất trong thủy vực với sự tham gia của thủy sinh vật, năng suất sinh học của thủy vực, cơ chế, mối quan hệ và hệ quả của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thủy vực – được coi như một hệ sinh thái ở nước Vào những năm cuối thế kỷ XX, trong khi phần lớn các nhóm ĐVKXS nước ngọt đã được quan tâm nghiên cứu như Thân mềm chân bụng (Gastropoda), Thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia), Giáp xác (Crustacea),… thì nhóm Côn trùng thủy sinh (Insecta) vẫn còn là đối tượng ít được chú ý đến Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu nhóm này (Dussart B, H, Defaye, 1995, Redy Ranga Y,
1994, Stark, B.P and I Sivec, 1991, Sangradub N and Boonsoong B., 2004)
[26], [35], [39], [42] Đặc biệt, từ năm 2002 đến năm 2008, dự án “Đánh giá ĐDSH động vật nước ngọt” (FADA)” bao gồm giáp xác lớn, nhỏ, giáp xác râu ngành, giáp xác chân chèo, cua, thân mềm, công trùng,…với sự tài trợ của nhiều tổ chức như: Tổ chức Bảo tồn ĐDSH (CBD), Viện nghiên cứu Quốc gia Pháp (CNRS), nhằm đánh giá tổng quan về mức độ ĐDSH ở bậc giống và loài động vật, thực vật trong các hệ sinh thái nước ngọt trên thế giới Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về ĐVKXS nước ngọt trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học, địa động vật và đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cũng như mối tương quan với môi trường (McCafferty W P., 1981, Pechenik Jan, A., 2000, Stark, B.P and I Sivec, 1991, Sivec và cs., 1988) [30],
[32], [39], [41] Các nghiên cứu tổng hợp về thành phần loài tại các vùng/vườn quốc gia/khu bảo tồn nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu khoa học đầy đủ, làm cơ sở khoa học để hoạch định chính sách, bảo tồn và phát triển bền vững còn hạn chế (Đặng Ngọc Thanh và cs., 2002, Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung, 2017, Vũ Trung Tạng, 2008, Pauw N et al, 1983, Pauw, 1988, 1989, Edmunds G F, 1976)
[09 ], [20], [21], [24], [27], [34]. Đặc điểm cơ bản nhất của thủy sinh vật là chúng sống trong môi trường nước. Điều kiện sống của thủy vực ngoài ảnh hưởng đến đặc trưng thành phần loài ĐVKXS, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhóm động vật này thông qua tác động của các yếu tố môi trường Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự sinh trưởng và phát triển của ĐVKXS Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về thức ăn, nhiệt độ, độ pH, muối và các chất hòa tan, độ trong, Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đã đưa ra nhận định các yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và phân bố của ĐVKXS ở nước.
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về ĐVKXS nước ngọt trên thế giới chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học, địa động vật và đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cũng như mối tương quan với môi trường Các nghiên cứu tổng hợp về thành phần loài tại các vùng/vườn quốc gia/khu bảo tồn nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu khoa học đầy đủ, làm cơ sở khoa học để hoạch định chính sách, bảo tồn và phát triển bền vững còn hạn chế.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ĐVKXS ở Việt Nam và hồ Dầu Tiếng
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Shirota (1963-1966), Đặng Ngọc Thanh (1967, 1980), Phạm Văn Miên, 1971, Đặng Ngọc Thanh và Phạm Văn Miên (1979), Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 1992, Hồ Thanh Hải, Cao Văn Sung, 1993, Hồ Thanh Hải (1995, 1996), Thái Trần Bái (1978), Nguyễn Văn Khôi, 1994, Nguyễn Xuân Quýnh (1995) [19], [36] Từ năm 2000 đến nay, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại Việt Nam, không những nghiên cứu về phân loại học mà còn nhiều nghiên cứu ứng dụng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, góp phần bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH (Nguyễn Xuân Quýnh và cs., 2001, Thái Trần Bái, 2001, Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2001, 2005, 2007), Phan Văn Mạch, Nguyễn Đình Tạo,2013, Ngô Xuân Quảng, 2001, Ngô Xuân Quảng, 2013, Stark, B.P and I Sivec, (2008) Về nghiên cứu ở hồ Dầu Tiếng mới chỉ có nghiên cứu về điều tra thành phần loài cá của (Tống Văn Tám, 2007) và đánh giá khu hệ thực vật nổi thuộc hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng của (Huỳnh Vũ Ngọc Quí, Đỗ Thị Bích Lộc, 2012), Đa dạng sinh học vi khuẩn lam hồ Dầu Tiếng (Đào Thanh Sơn, Bùi Bá Trung, Đỗ Hồng Lan Chi, 2012) [01], [07], [11], [13 ], [15],
Từ năm 2000 đến nay, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về ĐVKXS ở nước tại Việt Nam, không những nghiên cứu về phân loại học mà còn nhiều nghiên cứu ứng dụng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, góp phần bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH và kinh tế xã hội. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về nguồn lợi thủy sinh vật hồ Dầu Tiếng Kết quả nghiên cứu của tài này làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng nguồn nước đối với tài nguyên đa dạng sinh học đất ngập nước, bảo vệ môi trường, quản lý việc khai thác sử dụng và phát triển bền vững.
2.2.3 Vai trò của ĐVKXS ở hệ sinh thái thủy vực hồ chứa. Động vật không xương sống (ĐVKXS) nước ngọt là nhóm sinh vật rất phong phú và đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái nước ngọt và trong đời sống của con người Tại các thủy vực nước ngọt, ĐVKXS tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, là mắt xích quan trọng trong mạng lưới thức ăn của thủy vực và tạo sự cân bằng cho các thủy vực Ngoài ra, nhiều loài còn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước ở các thủy vực. Trong các thành phần của môi trường thủy quyển chứa trong mình những loại hình sống rất phong phú với hàng triệu loài sinh vật, cùng với nguồn gen và những sinh cảnh để chúng tồn tại Theo đó, chúng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người Trước tiên, nguồn lợi ĐVKXS đảm bảo cho việc duy trì, phát triển các quá trình sinh thái và thúc đẩy nhanh tuần hoàn chu trình vật chất, năng lượng trong các hệ sinh thái, song trong quá trình phát triển và tiến hóa nhanh từ 1,5 tỷ năm để tạo nên những hình thể cấu trúc của sinh quyển và nguồn lợi như hiện nay Trong môi trường nước có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng thông qua quá trình quang hợp của thực vật và hóa tổng hợp của các loài vi sinh vật hình thành các chất hữu cơ Đó là những khâu đầu tiên của chu trình vật chất và chuyển hóa năng lượng của các hệ sinh thái (Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung, 2017, Vũ Trung Tạng, 2008) [09 ], [21 ].
Các nhà khoa học tính toán rằng, lượng CO2 và H2O do thực vật sử dụng để quang hợp tạo ra các chất hữu cơ bằng sự thải khí O2tương ứng cho các sinh vật hô hấp Tuy nhiên trong bối cảnh môi trường hiện nay ngày càng gia tăng các loại chất thải, trong đó hơi nước và CO2 đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu tia hồng ngoại để tạo thành nhiệt làm cho bầu không khí ở tầng đối lưu ấm lên Các chất thải thải ra từ nhiều hoạt động khác nhau của con người ở nồng độ cao gây nên ô nhiễm môi trường Tính riêng khí thải mỗi năm con người thải vào môi trường 27-30 tỷ tấn CO2và các khí khác (CH4, H2S, CO, NO2, SO2, CFC,…) trong đó thảm thực vật rừng nhiệt đới hấp thụ 9 tỷ tấn, đại dương hấp thụ 11 tỷ tấn, lượng còn lại lưu tồn trong không khí gây hiệu ứng nhà kính Môi trường thủy vực có vai trò làm giảm nhiệt độ nhất trong mùa nắng nóng tạo nên vùng tiểu khí hậu ôn hòa (Hordijk L, 2001) [28 ].
Các loài thủy sinh vật, nhất là ĐVKXS ở vùng đất ngập nước, sông, hồ chứa, đầm phá đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán các chất thải vô cơ, hữu cơ và làm sạch môi trường Trong môi trường đất ngập nước ấu trùng của nhóm ĐVKXS có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ từ các nguồn chất thải khác nhau thông qua quá trình phân giải hiếu khí và kị khí để trả lại cho môi trường những vật chất vô cơ theo chu trình vật chất là con đường tự làm sạch môi trường. Trong môi trường nước, đặc biệt là nền đáy thủy vực, chứa nhiều phế thải hữu cơ, vô cơ, khí độc CH4và H2S được các sinh vật phân hủy, chuyển hóa liên tục theo các hướng khác nhau Phần lớn các nhóm ĐVKXS sống tầng đáy chuyển hóa các chất phức tạp thành đơn giản, tham gia chuyển hóa các dạng acid thành CH4,
CO2, H2S,… phần khác nhóm sinh vật hiếu khí sử dụng các hơp chất hữu cơ từ nguồn ô nhiễm để sinh trưởng phát triển và tạo sinh khối đồng thời làm sạch môi trường Một số ĐVKXS tự làm sạch cũng rất nhạy cảm với sự biến động oxy hòa tan và nồng độ các chất thải trong môi trường nước tăng cao, dễ bị chết hoặc di chuyển sang nơi khác làm suy giảm số lượng (Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung,
2017, Vũ Trung Tạng, 2008, Võ Văn Phú, 2005) [08 ], [ 09], [ 21].
2.2.4 Ảnh hưởng của chất lượng môi trường nước đến quần xã động vật đáy không xương sống cỡ lớn ở hồ Dầu Tiến tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
- Tác động đến đa dạng về thành phần loài ĐVĐKXS cỡ lớn
Trong thủy vực thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp đến đa dạng thành phần loài, mật độ, cấu trúc, và sự phát triển quần xã ĐVĐKXS cỡ lớn Hàm lượng của Nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD5, TSS, NO2-,
NO3-, dầu mỡ, Coliform, Fe ở thủy vực với nồng độ cao làm suy giảm số lượng loài, giống và độ phong phú của quần xã ĐVĐKXS cỡ lớn, ảnh hưởng tới cấu trúc, hình thái và mật độ của Meio-faunal, thành phần giống, loài,… đối với các loại hình thủy vực có chứa trầm trích sự thay đổi giữa các lõi trầm tích, nhiều loài loài ĐVKXS thuộc giống Sabatieria chiếm hầu hết trong các lõi trầm tích (National Environment Agency, 2001) Khi hàm lượng các chất ô nhiễm trong thủy vực cao, trong điều kiện phân hủy kị khí làm tích tụ nhiều khí độc hại như
Điều kiện tự nhiên và xã hội ở hồ Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
2.3.1.1 Vị trí địa lý hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trải dài từ 11 o 12’ đến
12 o 00’ vĩ độ Bắc và từ 106 o 10’ đến 106 o 30’ kinh độ Đông, cách thành phố HồChí Minh khoảng 100km theo đường liên tỉnh.
- Phía Bắc là nông trường Nước Trong.
- Phía Tây là sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía Đông là sông Sài Gòn.
- Phía Nam là quốc lộ 22 về phía Tây Nam huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ Dầu Tiếng nói riêng và lưu vực sông Sài Gòn nói chung nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu được phân thành hai mùa rõ riệt: mùa mưa bắt đâu từ tháng 6-11 Gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam trong thời gian này với tốc độ trung bình 1,6-2,1m/s và gây nên mưa lớn Ngược lại, mùa khô bắt đầu từ tháng 12-6, gió thịnh hành trong thời gian này là gió mùa Đông Bắc có tốc độ trung bình 1,8-2,2 m/s, gió mang không khí khô và tạo ra mùa khô. Lượng mưa mùa này chỉ chiếm 10-15% lượng mưa năm Lượng mưa bình quân nhiều năm trên toàn lưu vực khoảng 1.810 mm Nhiệt độ trung bình năm là 27 0 C, thay đổi rất ít trong năm Nhiệt độ cao nhất trong năm là 30oC, thấp nhất là 24oC Nhiệt độ cao nhất là vào các tháng 4 và 5, nhiệt độ thấp nhất là vào các tháng 11 và 12.
Do lượng mưa năm tương đối lớn trên 1.800 mm nên độ ẩm không khí tương đối lớn Độ ẩm trung bình năm khoảng > 77% Mùa mưa độ ẩm lên tới 85-90% vào tháng 8 hoặc 9, vào tháng 3 thì độ ẩm thấp nhất vào khoảng 69- 70% Tháng nóng nhất là tháng 4 và lạnh nhất là tháng 12 Bốc hơi trung bình năm là 990 mm/năm, dao động từ 800 đến 1.200 mm, và có thể lên đến 1.500 mm (Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2019) [04 ].
2.3.1.2 Đặc điểm địa hình thổ nhưỡng
Lưu vực hồ nằm trên một địa hình chuyển tiếp – Vùng thượng lưu phía Đông là đồi thấp, có dạng hình lòng chảo thoải dần về phía hai dòng sông chính (sông Sài Gòn và sông Bà Hảo) Khu vực lòng hồ có cao độ 5-15 m, có nơi 100 cm, đây là loại đất tập trung ở khu vực giáp với Bình Phước (Bình Long, Chơn Thành) Vùng đất thấp hơn là đất xám, là loại đất phổ biến nhất trên lưu vực, có tầng dày phổ biến >100 cm, độ dốc