1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tài nguyên phát triển du lịch Đường sông tỉnh bình dương

160 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá Tài nguyên Phát triển Du lịch Đường Sông tỉnh Bình Dương
Tác giả Phan Văn Trung
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Công nghiệp Văn hóa
Thể loại Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 4,87 MB

Nội dung

Kết luận 5 điều cần chú ý để phát triển DL dọc sông Mun gồm 1 quan tâm của cơ quan quản lý du lịch với cộng đồng cư dân và di sản địa phương; 2 đầu tư để phát triển hệ thống giao thông k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

Mã số: DT.21.2-059

Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Ngọc Anh

Bình Dương, Tháng 4/2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

STT Họ và tên

Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

1 Phan Văn Trung CT Du lịch_Khoa Công nghiệp

Văn hóa_ĐH Thủ Dầu Một

Đồng khảo sát và đánh giá thực trạng các điểm tài nguyên du lịch đường sông

Xây dựng bản đồ tuyến, điểm du lịch đường sông

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ LƯỢC ĐỒ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

2.1 Trên thế giới 2

2.1 Trong nước 8

3 Mục tiêu nghiên cứu 12

3.1 Mục tiêu tổng quát 12

3.2 Mục tiêu cụ thể 12

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13

4.1 Đối tượng nghiên cứu 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu 13

5.Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 13

5.1 Cách tiếp cận 13

5.2 Phương pháp nghiên cứu 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG 16

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG 16

1.1.1 Du lịch đường sông 16

1.1.2 Các thành phần tham gia du lịch đường sông 22

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác và phát triển du lịch đường sông 24

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC CÁC TNDLĐS 37

1.2.1 Trên thế giới 37

1.2.2 Việt Nam 40

Trang 5

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 45

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ HỆ THỐNG SÔNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG 45

2.1.1 Khái quát về tỉnh Bình Dương 45

2.1.2 Khái quát hệ thống sông ở tỉnh Bình Dương 46

2.2 TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 48

2.2.1 Các điểm tài nguyên du lịch theo sông Sài Gòn 48

2.2.2 Các điểm tài nguyên du lịch theo sông Đồng Nai 58

2.3 CÁC ĐIỀU KIỆN KT-XH ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 59

2.3.1 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 59

2.3.2 Dân cư lao động 62

2.3.3 Phát triển kinh tế 62

2.3.4 An toàn và an ninh xã hội 63

2.3.5 Chính sách phát triển du lịch đường sông 63

2.4 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG THEO PHƯƠNG PHÁP ĐIỂM TỔNG HỢP KẾT HỢP MÔ HÌNH PHÂN TÍCH THỨ BẬC AHP 64

2.4.1 Kết quả vận dụng AHP trong đánh giá các điểm tài nguyên du lịch sông tỉnh Bình Dương 64

2.4.2 Đánh giá theo từng tiêu chí 67

2.4.3 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch đường sông tỉnh Bình Dương 80

2.5 THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 83

2.5.1 Thực trạng khai thác du lịch tại các điểm tài nguyên đường sông tỉnh Bình Dương 83 2.5.2 Thực trạng khai thác tuyến, tour du lịch đường sông tỉnh Bình Dương 88

2.6 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 90

2.6.1 Điểm mạnh 91

Trang 6

2.6.2 Điểm yếu 93

2.6.3 Cơ hội 94

2.6.4 Thách thức 95

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 96

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 98

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 98

3.1.1 Kết quả nghiên cứu 98

3.1.2 Quy hoạch phát triển DL Bình Dương năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 98

3.1.3 Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 99

3.1.4 Kế hoạch Phát triển tuyến và các sản phẩm DLĐS trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 101

3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 104

3.2.1 Định hướng về chính sách, tổ chức quản lí du lịch đường sông 104

3.2.2 Định hướng về đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đường sông 105

3.2.3 Định hướng về phát triển sản phẩm du lịch đường sông 105

3.2.4 Định hướng về nguồn nhân lực 106

3.2.5 Định hướng về liên kết tuyến, điểm du lịch đường sông 106

3.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 107

3.3.1 Đề xuất mô hình tuyến, điểm du lịch đường sông tỉnh Bình Dương 107

3.3.2 Các giải pháp 115

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 120

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

PHỤ LỤC i

Trang 7

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống sông của khách du lịch

23

Bảng 1.2 Thang đánh giá mức độ so sánh 33

Bảng 1.3 Phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI 34

Bảng 2.1 Tổng hợp mức độ ưu tiên của tiêu chí đánh giá điểm DLĐS tỉnh Bình Dương 60

Bảng 2.2 Ma trận so sánh cặp các tiêu chí đánh giá điểm DLĐS tỉnh Bình Dương 61

Bảng 2.3 Kết quả phân tích ma trận so sánh cặp 61

Bảng 2.4 Kết quả vector nhất quán 62

Bảng 2.5 Số lượt khách DL đến tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 – 2020 78

Bảng 2.6 Số khách lưu trú ở Bình Dương giai đoạn 2010 – 2020 79

Bảng 2.7 Lượng khách tham quan tại điểm DTLSVH tỉnh Bình Dương 80

Bảng 2.8 Theo dõi lượng khách tham quan tại điểm di tích quốc gia tỉnh Bình Dương năm 2022 80

Bảng 2.9 Mô hình phân tích cơ hội – thách thức DLĐS Bình Dương 85

Trang 8

DANH MỤC BẢN ĐỒ VÀ LƯỢC ĐỒ

Hình 1.1 Sơ đồ các phân hệ tham gia hệ thống lãnh thổ DL 21

Hình 1.2 Sơ đồ phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng sông cho mục đích DL 23

Hình 1.3 Ví dụ ma trận so sánh cặp của 3 tiêu chí 33

Hình 1.4 Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên 33

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương 42

Hình 2.2 Bản đồ phân bố các điểm tài nguyên DLĐS tỉnh Bình Dương 51

Hình 3.1 Lược đồ tuyến, điểm DL 2 ngày 1 đêm trên sông Sài Gòn 106

Hình 3.2 Lược đồ tuyến, điểm DL 1 ngày trên sông Sài Gòn 108

Hình 3.3 Lược đồ các tuyến, điểm DL 1 ngày trên sông Sài Gòn 109

Hình 3.4 Lược đồ các tuyến, điểm DL 2 ngày 1 đêm trên sông Sài Gòn 112

Hình 3.5 Lược đồ tuyến, điểm DL 1 ngày trên sông Đồng Nai 113

Trang 9

UBND: Uỷ ban nhân dân

UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization) CSVCKT: Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Đơn vị: Khoa Công nghiệp Văn hóa

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Đánh giá tài nguyên phát triển du lịch đường sông tỉnh Bình Dương

- Mã số: DT.21.2-059

- Chủ nhiệm: ThS Lê Thị Ngọc Anh

- Đơn vị chủ trì: Khoa Công nghiệp Văn hóa

- Thời gian thực hiện: 15 tháng

2 Mục tiêu:

- Đề tài thực hiện nhằm đánh giá tài nguyên phát triển du lịch đường sông Đồng Nai và Sài Gòn trên tỉnh Bình Dương qua đó đề xuất một số định hướng, giải pháp khai thác du lịch đường sông của tỉnh

3 Tính mới và sáng tạo:

- Đề tài xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tiềm năng các điểm tài nguyên phục vụ phát triển du lịch đường sông và áp dụng mô hình phân tích thứ bậc AHP dựa trên ý kiến chuyên gia để làm rõ trọng số ảnh hưởng của các tiêu chí

- Đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch làm cơ sở phân tích SWOT du lịch đường sông tỉnh Bình Dương

- Đề tài đã đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác có hiệu quả du lịch đường sông, xây dựng bản đồ tài nguyên du lịch đường sông và đề xuất các tuyến du lịch cụ thể

4 Kết quả nghiên cứu:

Thông qua việc hoàn thành các chuyên đề, báo cáo tổng kết, báo cáo tổng thuật tài liệu, đề tài làm rõ các vấn đề:

Trang 11

- Tổng quan về cơ sở lí luận và các nghiên cứu liên quan đến đánh giá tài nguyên phát triển du lịch đường sông

- Đánh giá tiềm năng khai thác các điểm tài nguyên phục vụ du lịch đường sông Sài Gòn – Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Làm rõ hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch đường sông tỉnh Bình Dương

- Đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác hiệu quả các DTLS, VH phát triển du lịch tỉnh Bình Dương

5 Sản phẩm:

Sản phẩm đề tài bao gồm:

- 01 bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Địa lí Nhân văn

- 01 đề tài hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học với tên đề tài: Đánh giá

tiềm năng phát triển du lịch đường sông Sài Gòn khu vực Lái Thiêu tỉnh Bình Dương,

đã đánh giá xếp loại tốt

- Báo cáo tổng kết đề tài

- Báo cáo tóm tắt đề tài

- Bản đồ tài nguyên du lịch, tuyến điểm đường sông Sài Gòn – Đồng Nai

- Chuyên đề: 02

1 Đánh giá tài nguyên phát triển du lịch đường sông tỉnh Bình Dương

2 Định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả du lịch đường sông tỉnh

Bình Dương

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

- Đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập các học phần ngành Du lịch Trường Đại học Thủ Dầu Một

Trang 12

- Tư liệu tham khảo cho các ngành liên quan trong việc phát triển du lịch đường sông như SVHTT & DL tỉnh Bình Dương, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương

- Đề tài gợi mở cho doanh nghiệp, công ty du lịch khảo sát và xây dựng các tuyến điểm du lịch mới

Ngày 14 tháng 3 năm 2023

Đơn vị chủ trì Lãnh đạo Khoa Công nghiệp Văn hóa

Chủ nhiệm đề tài

ThS Lê Thị Ngọc Anh

Trang 13

THU DAU MOT UNIVERSITY

Faculty of Cultural Industry

INFORMATION RESEARCH RESULTS

1 General information:

- Title of the project: Evaluation of resources for developing river tourism in Binh Duong province

- Code: DT.21.2-059

- Chairman: Ms Le Thi Ngoc Anh

- Host unit: Faculty of Cultural Industry

- Implementation time: 15 months

2 Objectives:

The project is implemented to evaluate the development resources of Dong Nai river and Saigonriver tourism in Binh Duong province, thereby proposing some orientations and solutions to exploit river tourism in the province

3 Novelty and creativity:

- The topic develops a set of criteria for assessing the potential of resource points for river tourism development and applies the AHP analysis model based on expert opinion to clarify the influence of the criteria

- Assess the potential and analyze the actual situation of exploiting tourism resources

as a basis for SWOT analysis of river tourism in Binh Duong province

- The study has proposed orientations and solutions to effectively exploit river tourism; develop a river tourism resource map and propose specific tourist routes

4 Research results:

The study clarifies the following issues based on the completion of thematics and the final report:

Trang 14

- An overview of the theoretical basis and studies related to the assessment of river tourism development resources

- Assessing the potential of exploiting resource points serving Saigon river and Dong Nai river tourism in Binh Duong province

- Clarifying the current status of tourism resource exploitation and river tourism activities in Binh Duong province

- Propose orientations and solutions for effective exploitation of historical and cultural relics for tourism development in Binh Duong province

5 Products:

Products include:

- 01 article published in the Journal of Human Geographical Research

- 01 topic to guide students in scientific research with the title: Evaluation of the potential for development of Saigon river tourism in the Lai Thieu area, Binh Duong province, and the research has been evaluated and graded well

- Research summary report

- Research summary report

- Map of river tourism resources in Binh Duong province and maps of Saigon - Dong Nai river tourist attractions

- Science topics: 02

1 Evaluation of resources for developing river tourism in Binh Duong

Trang 15

- Research is a reference in teaching and studying tourism majors at Thu Dau Mot University

- Reference materials for related industries in developing river tourism such as the Department of Culture, Sports and Tourism of Binh Duong province; the Tourism Promotion Center of Binh Duong Province

- Suggested topics for businesses, and travel companies to survey and build new tourist destinations

March 14, 2023

The host institution

Leader of Faculty of Cultural Industry

Project leader

ThS Lê Thị Ngọc Anh

Trang 16

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết đề tài

DL là ngành kinh tế xuất hiện khá muộn so với các ngành sản xuất khác nhưng đang trở thành lĩnh vực đi đầu về doanh thu và mang lại những hiệu quả lớn về KT-

XH Báo cáo thường niên của Tổ chức DL thế giới (UNWTO) cho biết trong năm

2018 ngành DL thế giới đạt 1.4 tỷ lượt khách (tăng 5%) và doanh thu xuất khẩu từ DL lên đến 1.7 nghìn tỷ USD (tăng 4%) Tốc độ tăng trưởng cao và liên tục đã làm ngành

DL trở thành một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế quốc gia, tạo ra nhiều việc làm và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho hàng triệu con người Ở trong khu vực phân bố luồng khách DL lớn thứ hai thế giới, Việt Nam đang tiếp tục trở thành quốc gia có mức tăng trưởng cao về số lượt khách đến thăm, đây là thuận lợi to lớn để các tỉnh TP khai thác tối đa tiềm năng DL, thu hút khách tham quan Trong các yếu tố hấp dẫn khách, khai thác các loại hình DL mới, độc đáo của địa phương sẽ làm tăng sức cạnh tranh DL

Tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Bộ, liền kề với trung tâm đón khách DL hàng đầu như TP HCM, có nhiều khả năng để phát triển DL Bình Dương là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, vừa có phong cảnh trữ tình, yên tĩnh của vùng nông nghiệp phía bắc vừa có đô thị hiện đại, nhộn nhịp ở phía nam Chảy dọc theo ranh giới phía đông và phía tây tỉnh là hai con sông lớn Đồng Nai và Sài Gòn, cùng hợp lưu với sông Sài Gòn tại TP HCM Hệ thống sông đi qua nhiều điểm TNDL hấp dẫn bậc nhất của tỉnh Bình Dương như vườn cây Lái Thiêu, nhà cổ Trần Văn Hổ, đình thần Phú Long, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, khảo cổ Cù lao Rùa, vườn bưởi Bạch Đằng… Hệ thống TNDL đa dạng từ tự nhiên đến nhân văn, từ di sản văn hóa vật chất đến tinh thần được kết nối dọc theo hai bờ sông tạo nên tiềm năng DL hấp dẫn Bên cạnh đó, với đặc điểm tự nhiên sông lớn, độ dốc thấp, dòng chảy hiền hòa tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển loại hình DLĐS Loại hình DL này vừa phù hợp với lợi thế tiềm năng DL của tỉnh Bình Dương, vừa đáp ứng được nhu cầu khách về tìm kiếm hình thức DL mới lạ, gắn liền với thiên nhiên trong chuỗi đô thị trong vùng Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh của tỉnh Bình Dương trong thu hút khách DL với các tỉnh,

TP lân cận trong khu vực Đông Nam Bộ

Đánh giá TNDLĐS của tỉnh Bình Dương, xác định các điểm đến có giá trị thu hút khách, đánh giá lại thực trạng khai thác DLĐS và đề xuất các sản phẩm DLĐS hấp dẫn của tỉnh là cơ sở quan trọng để góp phần xây dựng định hướng khai thác DLĐS, đưa DL trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Dương Những vấn đề trên là

Trang 17

lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên phát triển du lịch đường sông

xe, khói bụi, ồn ào thì phát triển DL dựa trên các phương tiện đường thuỷ là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp giảm bớt sự phiền toái cho du khách Ngoài ra, không khí trong lành trên sông giúp tăng sự hài lòng của du khách thay vì phải chịu đựng với

sự xô bồ tấp nập đầy khói bụi khi sử dụng các phương tiện đường bộ gây ra Trên thế giới có một số nghiên cứu đường sông được tiến hành như sau:

Prideaux & M Cooper (2009) trong River Tourism đã tổng hợp các nghiên cứu rải rác trên thế giới ở các khía cạnh của DL trên sông bao gồm việc khai thác tiềm năng các hệ thống sông, quản lý du lịch sông và loại hình DLĐS Timothy, D J (2009) đã giới thiệu sự kết hợp giữa DL và giải trí trên sông Mississippi và Colorado ở Hoa Kỳ Mô hình thuyền kiêm sòng bạc được thông qua và hoạt động năm 1991 đầu tiên ở Mississippi đã thu hút du khách và phương tiện du lịch viếng thăm Mô hình

"sòng bạc nổi" nhanh chóng mở rộng ra các bang lân cận (1994 có 57 sòng bạc/ 5 tiểu bang) Bài viết đã nêu ra các ảnh hưởng qua từ góc nhìn cư dân bản địa ở khía cạnh tiêu cực của mô hình này như nghiện ngập, nợ nần, gia đình chia cắt; bên cạnh đó nhóm cư dân khác lại cho rằng như tạo ra công ăn việc làm và tiền thuế, là công cụ giúp trẻ hóa nền kinh tế của một số thị trấn ven sông Colorado lại phát triển du lịch chèo thuyền vượt thác ghềnh, là khía cạnh độc đáo nhất của giải trí và du lịch trên sông này Tuy nhiên việc khai thác cũng mang lại các tiêu cực về môi trường và hệ sinh thái tự nhiên Erfurt-Cooper, P lại đề cập phát triển du lịch sông kết hợp trên bờ

và dưới nước ở du lịch sông châu Âu Xây dựng không gian du lịch hấp dẫn 2 bên bờ sông như công viên, lễ hội ven sông, hội chợ kết hợp với các hoạt động giải trí dưới nước Các cảnh quan nhân tạo bao gồm đài phun nước, ao, hồ bơi và thác nước nhân tạo được tạo ra để thu hút khách DL Hoạt động du lịch đa dạng với các chuyến tham quan kết hợp chương trình giải trí trên cạn lẫn dưới nước như đạp xe đạp dọc sông; du thuyền ngắm cảnh; kết hợp du thuyền xen kẻ với đạp xe hoặc đi bộ đường dài Carson,

D B., & Schmallegger, D đề cập đến loại hình du lịch câu cá trên sông ở Northern Territory (Australia) Với phương pháp định lượng xử lí trên SPSS, khảo sát so sánh

Trang 18

giữa nhóm khách DL lấy lý do chính là đi câu cá và những người du lịch không câu cá Các biến số sử dụng khảo sát du khách như địa điểm viếng thăm, tuổi – giới tính, thời gian lưu trú mỗi điểm, vận chuyển, hoạt động tham gia; thành phần – loại hình bữa tiệc

du lịch; loại chỗ ở… Kết quả cho thấy chỉ khoảng một nửa số du khách đã câu cá đề

cử câu cá như một lý do để đến du lịch và dưới 40% khách du lịch câu cá tham gia các tour du lịch câu cá Nghiên cứu cho rằng phân khúc thị trường những người du lịch đánh cá đang bị các doanh nghiệp du lịch bỏ qua và chưa phát triển đúng với tiềm năng Các nguyên nhân được đề cập cho sự kém thu hút du khách như thiếu tích hợp hoạt động khác (lưu trú caravan; cắm trại; đi bụi; ngắm chim) trong tour DL; hướng dẫn viên điểm đến, marketing Các bài viết khác đề cập đến tiềm năng và thách thức khai thác du lịch các sông như Prideaux, B., & Lohmann, G đề cập đến tiềm năng để phát triển DL sinh thái: hệ thực vật và động vật; công viên quốc gia; văn hóa bản địa tuy nhiên nhiều thách thức ảnh hưởng đến khai thác như nạn phá rừng Sông Dương

Tử (Arlt, W G., & Feng, G) cũng gặp các khó khăn ban đầu trong phát triển du lịch về bảo tồn cảnh quan tự nhiên, bê tông hóa bờ sông; chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật, thương mại hóa du lịch Phân tích của Marzano, G., Laws, E., & Scott, N xoay quanh các vấn đề tranh chấp này sinh từ việc sử dụng thương hiệu điểm đến du lịch thành phố gắn liền với sông Brisbane Kết quả phân tích cho thấy việc sử dụng thương hiệu

du lịch gắn liền với sông Brisbane gặp các vấn đề liên quan đến quy hoạch, quản lý

DL của TP và khó khăn phát triển hình ảnh điểm đến khi sự đối mặt của nhiều bên liên quan Nhìn chung, các bài viết trong tập sách đã mang lại cái nhìn đa chiều về các khía cạnh khác nhau trong du lịch sông đồng thời cho thấy sự đa dạng ở các loại hình khai thác du lịch sông trên thế giới

Hafizudin và cộng sự (2013) đã nghiên cứu tiềm năng phát triển DLĐS tại sông Pergau, tỉnh Jeli, ở miền Tây Nam của bang Kelantan, Malaysia Con sông Pergau được lựa chọn nghiên cứu bởi nó sở hữu điều kiện thuận lợi để có thể tổ chức các hoạt động như DL mạo hiểm sông nước, chèo thuyền vượt sông, chèo kayak, du ngoạn bằng tàu hoặc cano, trượt ống (Tubing), bơi lội, câu cá Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả

sử dụng phương pháp nghiên địa mạo học (geomorphological) là phương pháp nghiên cứu khoa học về nguồn gốc và sự tiến hoá của các đặc điểm địa hình Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được sử dụng để xử lý dữ liệu địa lý

về diện tích đất phân theo mục đích sử dụng, diện tích rừng, các ranh giới địa phận hành chính, các trục đường chính, khu dân cư và đồi núi Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi và thu lại được 100 bảng hợp lệ cho việc phân tích Bảng khảo sát tập trung vào hai nội dung chính gồm khảo sát nhu cầu của du

Trang 19

khách về sản phẩm DLĐS tại Kota Bahru, Kelantan và tầm quan trọng của việc triển khai quy hoạch DL tại đây Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu về DLĐS của du khách tại đây rất cao và đa số người được khảo sát đồng ý với quan điểm rằng cần thiết phải quy hoạch DL cho khu vực sông Pergau Bên cạnh đó, tác giả kết luận rằng rằng sông Pergau có tiềm năng lớn để phát triển DLĐS nhờ vào các đặc điểm về CSHT, đặc điểm sinh học, hệ sinh thái và xã hội của địa phương

Amnuay-Ngertra & Sonoda (2013) tiến hành nghiên cứu thách thức và cơ hội trong việc phát triển DLĐS ở khu vực thượng nguồn sông Mekong ở trường hợp nghiên cứu dịch vụ của tàu DL Express Boat đi lại giữa Jinghong, Trung Quốc đến PRC ở Lào và kết thúc tại Chiang Sean, Thái Lan Tác giả đã thực hiện phương pháp định tính tiến hành chủ yếu tại Trung Quốc và Thái Lan Rất nhiều phương pháp đã được áp dụng như phỏng vấn nhóm, quan sát, phỏng vấn và thảo luận không chính thức kết hợp với phân tích dữ liệu thứ cấp Văn Phòng Điều Phối DL Mêkong (Mekong Tourism Coordinating Office - MTCO) đã sắp xếp các cuộc thảo luận nhóm, đối tượng bao gồm giảng viên đại học, những người kinh doanh dịch vụ DL, kinh doanh khách sạn, nhân viên của Hiệp Hội DL Châu Á Thái Bình Dương (PATA) và giám đốc điều hành của MTCO Bên cạnh đó, nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn 19 chuyên gia DL thuộc các tổ chức nhà nước và cả khu vực tư nhân Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã so sánh với các dự án phát triển DLĐS ở hạ nguồn sông Mekong, các công ty cung cấp dịch vụ tàu DL ở Cam-pu-chia, Lào, và Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhu cầu về loại hình DL này đang tăng rất mạnh tạo ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai Ngoài ra, vấn đề an toàn và mùa nước cạn là hai thách thức

có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển thị trường này Tuy nhiên, thị trường mà Express Boat khai thác tại Thái Lan đã đến thời điểm bảo hoà và dự đoán trong tương lai có thể bị giảm sụt Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của các tổ chức quảng bá điểm đến trong việc hỗ trợ mang sản phẩm DLDL của Express Boat được phục hồi trở lại

Champoosri, et al.(2014) đã tiến hành đánh giá thực trạng của các điểm thu hút

DL tại năm tỉnh dọc theo sông Mun ở miền Tây Bắc, Thái Lan Mười lăm điểm DL được chọn để nghiên cứu dựa trên 5 tiêu chí: Là một trong năm tỉnh dọc sông Mun; Có giá trị văn hoá và tự nhiên nổi bật thu hút khách DL; Thuộc quy hoạch DL của tỉnh;

Có ý nghĩa quan trọng với địa phương; Có vấn đề trong quản lý DL Các tác giả đã thực hiện đánh giá bảy phương diện bao gồm: Giao thông; Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ lưu trú; Sản phẩm quà lưu niệm; Dịch vụ thông tin DL; Các hoạt động DL và quảng bá tại mỗi điểm DL được lựa chọn Nghiên cứu tập trung vào ba nhóm đối tượng gồm: Người làm việc tại điểm DL; Khách tham quan và người sống gần điểm DL với tổng

Trang 20

cộng có tất cả 210 người Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng theo trình

tự ba bước, bước đầu tiên khảo sát ngắn nhằm thu thập các thông tin về đời sống cư dân, xã hội, nếp văn hoá, điểm thu hút DL và tổng quan nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn chính thức đã được tiến hành với nhóm đối tượng là người quản lý DL tại điểm DL nhằm xác định các vấn đề đang tồn tại các điểm DL; phỏng vấn không chính thức được thực hiện với hai nhóm đối tượng còn lại nhằm bổ sung các thông tin có thể

đã bị bỏ qua trong các cuộc phỏng vấn chính thức Bước hai nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát có tham gia và không tham gia điểm DL và cư dân địa phương Bước cuối cùng, tổ chức năm cuộc thảo luận nhóm (5-10 thành viên/nhóm) nhằm đề xuất hướng giải quyết cho các vấn đề đã được xác định sau các cuộc phỏng vấn và các cuộc khảo sát thực địa Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dịch vụ lưu trú tại các điểm đến; các sản phẩm quà lưu niệm và các hoạt động DL văn hoá sinh thái hoạt động thành công, thu hút du khách Tuy nhiên, các điểm DL dọc sông Mun đang trong tình trạng xuống cấp, lối vào các điểm đến rất xấu, dịch vụ ăn uống không chất lượng Các yếu tố chất lượng nước của dòng sông; mối liên hệ giữa phát triển DL và cộng đồng cư dân sinh sống tác động mạnh mẽ đến việc phát triển DL dọc sông Mun Kết luận 5 điều cần chú

ý để phát triển DL dọc sông Mun gồm (1) quan tâm của cơ quan quản lý du lịch với cộng đồng cư dân và di sản địa phương; (2) đầu tư để phát triển hệ thống giao thông kết nối các điểm DL với các vùng lân cận; (3) nâng cao nhận thức người dân địa phương về tầm quan trọng, lợi ích phát triển DL; (4) quy định chặt chẽ về việc cung cấp các sản phẩm DL như dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm, phát triển nguồn nhân lực và hoạt động quản lý phát triển điểm đến; (5) cung cấp thông tin và đào tạo phải đặt lên

ưu tiên hàng đầu

Idajati (2014) đã phân tích bản quy hoạch DL được chính quyền tỉnh Surabaya, Indonesia thông qua nhằm hồi sinh DL dọc sông Kalimas Hiện trạng cơ sở vật chất và các phương diện để phát triển DL tại Kalimas được đánh giá là xuống cấp trầm trọng

và thiếu hiệu quả trong khi tình hình phát triển DL các vùng lân cận lại được cải thiện rất nhiều Phân tích bản quy hoạch DL cho thấy việc phục hồi DL dọc sông Kalimas chú trọng vào mối liên kết giữa văn hoá và DL; Cân bằng không gian phát triển giữa các ngành công nghiệp và DL; Trách nhiệm bảo vệ môi trường Tỉnh Surabaya lựa chọn phát triển các hoạt động DL văn hoá từ các di sản địa phương, các sự kiện văn hoá lễ hội, ẩm thực và các hoạt động giải trí về đêm Tác giả kết luận rằng kế hoạch phục hồi DL khu vực sông Kalimas rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Surabaya nhằm góp phần phát triển KT-XH địa phương, tạo nhiều việc làm và cải tạo đời sống người dân địa phương

Trang 21

Van Balen và cộng sự (2014) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của

DL đường thuỷ vào kinh tế như tăng giá trị kinh tế bổ sung, tạo việc làm, tăng nguồn thu vào ngân sách ở cảng Brusssels Các tác giả đã tiến hành phỏng vấn 19 người gồm nhân viên điều hành DL (8), chuyên viên cảng (7),chủ doanh nghiệp (4) Dựa vào kết quả thu thập từ các cuộc phỏng vấn, các tác giả đã lập nên năm bước để đánh giá tác động của DL đường thuỷ đối với nền kinh tế

Bước 1: Xác định số lượng hành khách mỗi năm;

Bước 2: Xác định các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của DL đường thuỷ;

Bước 3: Lập nên các kịch bản về kế hoạch/dự án phát triển DL đường thuỷ Bao gồm kịch bản về tiềm năng phát triểu tàu DL trên sông và các sự kiện lễ hội sông nước; Bước 4: Đánh giá chi tiêu của du khách qua các năm;

Bước 5: So sánh đối chiếu chi tiêu của du khách vào giá trị kinh tế tăng thêm, ngân sách và tạo nguồn lao động

Nghiên cứu chỉ ra rằng, DL đường thuỷ có tác động đến nền kinh tế cảng của Brussels Kết quả nghiên cứu là một ví dụ điển hình có ý nghĩa đóng góp vào kinh nghiệm quản

lý kinh tế cảng đối với loại hình DL đường thuỷ và tối hưu các khoản đầu tư và CSHTDL đường thuỷ (van Balen et al., 2014)

Fachrudin & Lubis (2016) đã tiến hành nghiên cứu khảo sát với người dân tại lưu vực sông Batuan-Sikambing (Indonesia) về nhận thức của họ đối với kế hoạch phát triển DLĐS tại đây Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng với bảng hỏi khảo sát mức độ đồng ý người dân về việc nên phát triển con sông như một nguồn nước dự trữ của vùng hay nên phát triển thành một điểm đến DL Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đại đa số người dân đều đồng ý với việc tái cấu trúc các hoạt động ở hai bên dòng sông vì mục đích phát triển DL Các hoạt động DL như hoạt động lễ hội, tôn giáo, các lễ hội quốc gia hoặc của vùng, các hoạt động vui chơi giải trí về đêm, chợ đêm được người dân đồng tình thực hiện Người dân cũng rất đồng ý cho rằng việc phát triển DL đi kèm với cải tạo chất lượng môi trường, nguồn nước sẽ góp phất nâng cao chất lượng đời sống của họ

Beckman et al., (2017) thực hiện nghiên cứu về động cơ của du khách khi tham gia chèo thuyền vượt thác trên sông Ocoee, tiểu bang Tennessee, Mỹ Có 690 bảng hỏi khảo sát để phân tích mối liên hệ giữa trải nghiệm loại hình DL mạo hiểm và hành vi của du khách (bao gồm ý định quay trở lại điểm đến và ý định truyền miệng chuyến

Trang 22

trải nghiệm của của mình đến người thân và bạn bè) Phần khảo sát về động cơ của du khách được xây dựng nhằm vào ba yếu tố chính đó là tính mạo hiểm, thiên nhiên và các hoạt động thể chất đánh giá dựa trên thang Likert 7 điểm từ hoàn toàn không đồng

ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (7) Kết quả khảo sát cho thấy tính mạo hiểm và thiên nhiên là động cơ chính tác động đến cảm nhận của chuyến đi và hành vi của du khách sau chuyến đi trong khi các hoạt động thể chất không mang tác động lớn đến các yếu

tố này

Lapko & Panasiul (2019) đã thực hiện nghiên cứu về phát triển DL đường thuỷ tại Szczecin (Ba Lan) từ 2010 đến 2017 Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu; phương pháp quan sát; các phương pháp toán học và phân tích số liệu để xử lý số liệu thu thập được từ nguồn dữ liệu thứ cấp Bài viết đã phân tích và xác định các hoạt động DL đường thuỷ chính tại Szczecin dựa vào các tài liệu như “Chiến lược phát triển DL của Szcezin đến năm 2025”; “Chương trình phát triển DL đường thuỷ tại Szczecin năm 2014”; “Chương trình phát triển DL đường thuỷ trên sông Odra, hồ Dabie và hồ Miedwie năm 2012” Nghiên cứu đã đánh giá tình hình phát triển về lưu lượng tàu DL trên sông - biển trong TP và phân tích về sức cầu của thị trường đối với các loại dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ vận chuyển Kết quả chỉ ra rằng, so với tổng số khách đến Szczecin thì số khách đến bằng đường thuỷ chiếm tỉ lệ rất ít Các dịch vụ được du khách DL bằng đường thuỷ chọn lựa chính là dịch vụ ăn uống, mua sắm, tham quan, giải trí và đi lại Dịch vụ lưu trú thành phố không được chọn do khách DL lưu trú trên tàu DL Ngoài ra, thời gian lưu trú trung bình của một tàu lưu lại tại cảng khoảng mười tiếng Đặc biệt, tác giả có kết luận rằng nhu cầu về DL đường thuỷ tăng lên trong thời gian TP có sự kiện lễ hội trong khoảng thời gian một tuần, tuy nhiên lễ hội này không thường xuyên được tổ chức Nghiên cứu đề xuất “Chương trình phát triển DL đường thuỷ tại Szczecin” nên tạo ra các sản phẩm DL đặc thù (specialized tourist product) và để phát triển các sản phẩm DL đường thuỷ cần có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, các công ty dịch vụ, DL và các tổ chức DL

Folgado-Fernández et al., (2019) đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng phát triển DL tại vùng Exreemadura, Tây Ban Nha nhằm xác định tiềm năng phát triển DL sông nước tại đây và vai trò của loại hình DL này trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, ý thức sử dụng nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái của khách DL Nghiên cứu được thực hiện kết hợp đồng thời phương pháp định tính và phương pháp định lượng Tác giả đã tiến hành phỏng vấn mười vị giám đốc hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh DL tại vùng Extremadure Từ các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu đã xác định được lịch sử hình thành, những nét đặt trưng, những thị phần mục tiêu, các loại hình dịch vụ

Trang 23

được cung cấp, những khách hàng trung thành, những sản phẩm cung cấp, những dịch

vụ bổ sung, chiến lược truyền thông - tiếp thị và những đóng góp cho địa phương của các công ty DL cung cấp sản phẩm DLĐS được chọn lựa để khảo sát Bên cạnh đó, nhằm đánh giá sự hiểu biết của khách DL về vai trò của DLĐS đến chất lượng đời sống và sự phồn thịnh của địa phương, bảng khảo sát với 12 câu hỏi được xây dựng nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách DL về các sản phẩm DL sông nước và các dịch vụ mà họ đã trải nghiệm trong kỳ nghỉ; khảo sát về nhận thức của du khách về vai trò của DLĐS trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, về sự trung thành với điểm đến và tác động đến ý thức bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên Kết quả nghiên cứu chỉ

ra rằng, DLĐS đã lan toả ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng nước và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên Tác giả đã đề xuất những giải pháp khả thi có thể áp dụng nhằm nâng cao hiểu biết về giá trị của sông nước, cải thiện chất lượng cuộc sống và ý thức bảo vệ hệ sinh thái của khách DL

Từ những nghiên cứu trên thế giới có thể rút ra được các kết luận sau đây Thứ nhất, có thể khẳng định rằng, những con sông luôn là nơi cực kỳ hấp dẫn chứa đựng tiềm năng tự nhiên, văn hoá và di sản để phát triển DL (Prideaux & M Cooper, 2009; Amnuay-Ngerntra & Sonoda, 2013; Hafizudin et al., 2013) Thứ hai, nên đa dạng hoá các hoạt động trên sông nước như ngoài tàu DL nhằm mục đích thưởng ngoạn, có thể kết hợp cung cấp dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú và các loại hình giải trí khác trên tàu (Folgado-Fernández et al., 2019); cung cấp các loại hình thể thao trên sông nước như chèo thuyền vượt sông, chèo kayak, bơi lội, câu cá (Beckman et al., 2017; Hafizudin et al., 2013) Thứ ba, bên cạnh việc tận dụng lợi thế tự nhiên trên các con sông để tạo hoạt động DL, nên chú trọng khai thác văn hoá địa phương ở dọc hai bên bờ sông nhằm tạo ra sự khác biệt tính đặc thù cho sản phẩm (Champoosri et al., 2014; Idajati, 2014; Łapko & Panasiuk, 2019) Thứ tư, để thu hút du khách đến với các sản phẩm DLĐS, cần có sự phối hợp của tất cả các bên có liên quan bao gồm cơ quan nhà nước, công ty cung cấp dịch vụ và DL và cộng đồng dân cư địa phương (Champoosri et al., 2014; Fachrudin & Lubis, 2016; Idajati, 2014) Thứ năm và cũng đặt biệt quan trọng trong việc phát triển DLĐS, một trong những nhiệm vụ hàng đầu chính là giữ gìn và cải tạo môi trường sông nước (Fachrudin & Lubis, 2016)

2.2 Trong nước

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu du lịch đường sông còn tương đối ít so với thế giới, chủ yếu tập trung nghiên cứu ở một số địa phương có lợi thế phát triển như Đà Nẵng, Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu Long Các hướng nghiên cứu được xem

Trang 24

xét ở đánh giá tiềm năng khai thác du lịch đường sông; thực trạng phát triển du lịch đường sông và đưa ra giải pháp phát triển

Đối với miền Bắc, Phạm Thị Thu Hằng, & Nguyễn Thuý Ngà (2018) đã nghiên cứu giải pháp phát triển tuyến du lịch sông Hồng Bài viết tóm lược thực trạng DL tuyến sông Hồng, xác định các nhân tố hình thành nên các tour DL trên sông với 4 nhóm điều kiện tự nhiên, cơ sở VCKT, năng lực người làm DL và khả năng tiếp nối các hoạt động trên sông và đất liền Trên cơ sở tác giả đề xuất giải pháp phát triển tuyến DL sông Hồng về nạo vét lòng sông; xây dựng hệ thống cầu cảng, phương tiện

di chuyển; lao động; tổ chức lễ hội - sự kiện; liên kết hợp tác du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường

Nghiên cứu ở Đà Nẵng lại tập trung nhiều vào đánh giá tài nguyên và các điểu kiện phát triển du lịch ở một số tuyến sông chính trong thành phố Nguyễn Thị Hồng

& Nguyễn Kim Hồng (2019) đã đánh giá điểm TNDL phục vụ DLĐS trên sông Hàn,

Cổ Cò và Cẩm Lệ (Đà Nẵng) Bài viết trình bày kết quả đánh giá phân loại điểm TN theo thang điểm tổng hợp tại các điểm tham quan dọc theo sông Điểm được đánh giá đáp ứng tiêu chí là điểm nhấn trong khai thác hoạt động du thuyền và DL bằng xe đạp dọc bờ sông kết hợp tham quan điểm DL Có 15 điểm được đánh giá theo 6 tiêu chí (hệ số từ 1 -3): độ hấp dẫn (3); vị trí điểm tài nguyên (2); CSHT và VCKT (3); thời gian hoạt động (2); sức chứa khách DL (2) và độ bền vững MT (1) Các điểm du lịch được đánh giá theo thang điểm từ 1-5 Tổng điểm các tiêu chí là cơ sở xếp hạng tiềm năng du lịch các điểm du lịch theo 5 bậc từ rất thuận lợi và hấp dẫn đến kém thuận lợi

và hấp dẫn Kết quả đánh giá cho thấy TNDL dọc ven sông các sông có độ hấp dẫn và khả năng khai thác trong đó các điểm DL trên sông Hàn có độ hấp dẫn cao nhất Nghiên cứu cũng chỉ ra cần phải khai thác kết hợp với hoạt động du thuyền và DL bằng xe đạp dọc bờ sông với điểm DL để mang lại hiệu quả, kinh tế và môi trường và tạo sản phẩm du lịch đặc sắc

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thị Hồng (2020, 2023) cũng đã đánh giá khả năng phát triển du lịch đường sông của năm con sông ở TP Đà Nẵng với 5 tiêu chí (hệ số 1-3): chất lượng nước sông (3); độ hấp dẫn cảnh quan (3); Khả năng liên kết với điểm

DL dọc bờ sông (2); CSHT và VCKT (2); Vị trí, khả năng tiếp cận (1) Mỗi tiêu chí được cho điểm từ 1 đến 5 và việc lựa chọn tiêu chí được tác giả chọn lọc và kế thừa từ các nghiên cứu riêng lẻ của các nghiên cứu trước đó Tổng hợp điểm đánh giá đã xếp loại khai thác du lịch đường sông thành 5 nhóm từ sông có khả năng khai thác rất thuận lợi đến khả khả năng khai thác kém thuận lợi Kết quả nghiên cứu đã cho thấy

Trang 25

sông Hàn xếp hạng I có khả năng khai thác rất thuận lợi đạt 89,1 % Sông Cổ Cò xếp hạng II có khả năng khai thác thuận lợi Sông Cu Đê, Cẩm Lệ và Tuý Loan xếp hạng III có mức khai thác trung bình Từ kết quả đánh giá tác giả đã có những kiến nghị với thành phố về quy hoạch chung phát triển du lịch đường sông cho mạng lưới sông ngòi; quản lý giám sát du lịch đường sông chặt chẽ; cần quan tâm khống chế và giảm thiểu ô nhiễm nước sông; phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật du lịch đường sông; quy hoạch lại cảnh quan văn hóa hai bên bờ tạo điểm nhấn thu hút du khách và đa dạn hóa sản phẩm du lịch đường sông

Đối với ĐB Sông Cửu Long, du lịch đường sông được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và mở rộng với du lịch sông nước (gắn liền với hệ thống kênh rạch, rừng ngập mặn, mùa nước nổi)

Trần Thanh Thảo Uyên (2014) Bài viết đề cập tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình sông nước ở tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sông nước theo hướng bền vững Tác giả giới thiệu đặc trưng các con sông chính ở tỉnh gồm sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và hệ thống sông ngòi kênh rạch Bên cạnh đó, bài viết phân tích thực trạng khai thác du lịch sông nước ở tỉnh Vĩnh Long thông qua hai hoạt động chính gồm đi thuyền nhỏ tham quan nhà vườn cù lao An Bình; tham quan bè nuôi cá; tham quan cầu Mỹ Thuận, tham quan làng gốm Vĩnh Long và tham gia chợ nổi trên sông gồm chợ nổi Trà Ôn, chợ hoa xuân bên bờ sông Tiền Du lịch sông nước cho thấy có những thế mạnh là nơi tập trung thu hút du khách đến tham quan, tăng trưởng lượt khách Những hạn chế cũng được đề cập cho sự phát triển du lịch bền vững nơi này như vấn đề bảo vệ môi trường sông, sản phẩm thiếu sự liên kết, lao động phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp, mức độ

an toàn - phục vụ du lịch trên tàu thuyền còn hạn chế Những giải pháp được đề xuất nhằm phát triển du lịch sông nước bền vững được kiến nghị như đảm bảo tính bền vững, tăng tính liên kết - xúc tiến du lịch, đổi mới và cập nhật chương trình du lịch đường sông, cơ sở vật chất, hợp tác các bên doanh nghiệp - chính quyền, tăng tính hấp dẫn trong các tour Kết hợp sản phẩm du lịch như đờn ca tài tử trên sông, nhà nghỉ trên sông, thả đèn hoa trên sông là hướng để tăng độ hấp dẫn cho loại hình du lịch sông nước ở tỉnh Vĩnh Long

Nguyễn Thị Thảo Nguyên & Huỳnh Văn Tùng (2019) phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh DLĐSTP Cần Thơ; phân tích mối liên kết dọc trong chuỗi cung cấp dịch vụ DL; đánh giá cảm nhận của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với loại hình phát triển DLĐS của TP Sử

Trang 26

dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn 50 đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia kinh doanh DL trên địa bàn bao gồm 15 điểm du lịch;20 công ty và 15 cơ sở lưu trú Nội dung khảo sát các dịch vụ; thị trường khách; nguồn nhân lực; doanh thu;

xu hướng mở rộng quy mô Bài viết cũng đưa ra kết quả đánh giá về du lịch đường sông ở thành phố qua cách nhìn của những người kinh doanh Đồng thời, nhóm tác giả

đã khái quát thực trạng kinh doanh các đơn vị bằng mô hình SWOT gồm cơ hội, thách thức; điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các chiến lược phát triển tương ứng

Đối với riêng khu vực Đông Nam Bộ, nghiên cứu du lịch đường sông thực hiện

ở trên sông Đồng Nai và Sài Gòn trong đó tập trung nhiều vào phát triển sản phẩm du lịch đường sông nhằm khai thác được nguồn tài nguyên này cho du lịch

Châu Văn Bình (2015) trong nghiên cứu về phát triển du lịch đường sông ở TP

Hồ Chí Minh đã sử dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA): Tham vấn cộng đồng địa phương, du khách qua phỏng vấn không chính thức Tham vấn chuyên gia bằng phỏng vấn bán chính thức Quan sát các dấu hiệu đặc trưng của sản phẩm DLĐS trên thực địa Nghiên cứu đã nghiên cứu tiềm năng, thực trạng khai thác sản phẩm DLĐSTP Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá về khả năng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm DLĐS tại TP Hồ Chí Minh Tác giả đã phân tích các sản phẩm trong các tour du thuyền du lịch dường sông đang được khai thác ở TP HCM; hệ thống CSHTVCKT; tình hình khách du lịch tham gia sản phẩm du lịch đường sông Đề tài đã khảo sát cũng cho thấy mức độ hứng thú cao ở du khách khi sẵn sàng tham gia tour du lịch đường sông và thái độ tham gia phát triển sản phẩm đường sông của các công ty du lịch; chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch đường sông; nguồn nhân lực; hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm, an toàn du khách và MT sinh thái; đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông bằng mô hình SWOT

Nhóm tác giả Dương Thị Hữu Hiền & Nguyễn Trung Hiệp (2016) quan tâm đến phát triển sản phẩm du lịch đường sông Đồng Nai từ sự kiện du lịch thông qua kinh nghiệm Hàn Quốc Nghiên cứu đã khảo sát thực trạng khai thác và tổ chức các sự kiện DLĐS của Hàn Quốc, từ đó đối chiếu với tình hình thực tế để rút ra những gợi ý nhằm đa dạng hóa sản phẩm DLĐS cho TP Biên Hòa Đề cập đến Quy trình hình thành sản phẩm DL của Smith (1994) và sự kiện là một trong những yếu tố đầu ra trung cấp thuộc giai đoạn thứ ba của quá trình hình thành sản phẩm DL Bài viết cũng nhấn mạnh rằng các sự kiện du lịch đường sông ở Hàn Quốc phong phú về loại hình;

đa dạng về các hoạt động; có chủ đề rõ ràng và hướng đến nhóm đối tượng cụ thể; diễn

Trang 27

ra ở thời điểm thuận lợi; không gian mở rộng từ ven bờ sông đến trên sông và tôn trọng những giá trị tự nhiên - nhân văn Trên cơ sở phân tích, tác giả đã đề xuất các sự kiện tạo nên sản phẩm du lịch đường sông đặc sắc ở Đồng Nai

Lữ Cẩm Thảo (2017) trong công trình nghiên cứu quan tâm đến giải pháp phát triển du lịch đường sông ở TP Hồ Chí Minh Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động DLĐS như: cơ sở vật chất, sản phẩm, chất lượng dịch vụ cung cung ứng và sự hài lòng của du khách trong và ngoài nước được khảo sát để làm rõ thực trạng hoạt động hiện nay của DLĐS Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các biểu bảng, đồ thị thống kê mô tả, phân tích, điều tra xã hội học, so sánh và hỏi ý kiến chuyên gia về tình hình hoạt động DLĐS tại TP Hồ Chí Minh hiện nay Kết quả nghiên cứu khái quát tình hình khai thác

du lịch tuyến đường sông ở tầm ngắn, tầm trung, tầm xa Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã phỏng vấn bảng hỏi và lấy ý kiến đánh giá du khách về phương tiện vận chuyển; yếu

tố hấp dẫn trên lịch trình; đội ngũ phục vụ du lịch và cảm nhận cá nhân sau chuyến du lịch

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tập trung về đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng, giải pháp khai thác, phạm vi nghiên cứu tập trung ở những hệ thống sông

có TNDL phong phú và thuận tiện cho việc khai thác

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài thực hiện nhằm đánh giá TN phát triển DLĐS Đồng Nai và Sài Gòn trên tỉnh Bình Dương qua đó đề xuất một số định hướng, giải pháp khai thác DLĐS của tỉnh

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát hệ thống lí luận và kinh nghiệm thực tiễn về đánh giá TNDLĐS thế giới

và Việt Nam

- Xác định các tiêu chí và chỉ tiêu cụ thể trong đánh giá TNDLĐS

- Đánh giá TN phát triển DLĐS trên hệ thống sông Đồng Nai và Sài Gòn chảy qua tỉnh Bình Dương

- Phân tích thực trạng khai thác các điểm TNDLĐS tỉnh Bình Dương

Trang 28

- Đề xuất tuyến, sản phẩm DL và giải pháp phát triển DLĐS tỉnh Bình Dương

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tài nguyên du lịch đường sông tỉnh Bình Dương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Tuyến đường sông Đồng Nai - Sài Gòn chảy qua tỉnh Bình Dương

Thời gian: Dữ liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến 2022; Định hướng và giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030

5.Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

hệ chặt chẽ giữa các điểm DL trên tuyến với hệ thống sông về không gian, khả năng kết hợp sản phẩm DL Bên cạnh đó, mỗi điểm nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ

bị chi phối bởi các nhân tố tự nhiên - KT-XH đồng thời bản thân chúng có sự phát triển theo cấu trúc riêng và tác động đến các yếu tố liên quan

5.1.2 Cách tiếp cận kinh tế

Trong cơ cấu kinh tế theo ngành Việt Nam, đề tài nghiên cứu ngành DL theo vai trò là một lĩnh vực kinh tế dịch vụ mang lại doanh thu cho địa phương và các bên liên quan Trong quá trình nghiên cứu, thực trạng DL tại điểm TN được phân tích theo quan điểm Luật DL Việt Nam bao gồm hoạt động của khách DL, tổ chức, cá nhân kinh doanh DL và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến DL

5.1.3 Cách tiếp cận phát triển bền vững

Đảm bảo theo quan điểm Luật DL 2017, là sự phát triển DL đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể

Trang 29

tham gia hoạt động DL, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về DL trong tương lai Xây dựng các sản phẩm DL, tuyến điểm và bộ giải pháp phát triển DLĐS dựa trên mục tiêu vì lợi ích hài hòa các bên tham gia hoạt động DL và sự phát triển bền vững môi trường tự nhiên hệ thống sông Bình Dương

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát các đặc điểm tự nhiên sinh thái của hệ thống sông đồng thời khảo sát – xác định các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên – nhân văn có khả năng khai thác du lịch theo tuyến đường sông, đánh giá tiềm năng khai thác du lịch các điểm tài nguyên theo thang điểm tổng hợp Điểm tài nguyên lựa chọn nghiên cứu dựa trên tiêu chí khoảng cách với sông để thuận lợi cho khách DL tham quan và có giá trị DL, thuộc quy hoạch DLĐS của tỉnh

5.2.2 Phương pháp bản đồ GIS

Sử dụng hệ thống GIS để đánh giá vị trí phân bố, các nhân tố tác động đến khả năng khai thác các điểm tài nguyên phục vụ phát triển DLĐS Trên cơ sở đó xây dựng bản

đồ tài nguyên du lịch hai sông Sài Gòn và Đồng Nai tỉnh Bình Dương Bên cạnh đó, GIS sử dụng để xây dựng hệ thống dữ liệu DLĐS phục vụ thành lập các bản đồ tuyến điểm du lịch đường sông Bình Dương

5.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

Trên cơ sở xác định mục tiêu, giới hạn nghiên cứu đề tài tiến hành thu thập, phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lí hành chính, quản lí du lịch, hãng lữ hành khai thác DLĐS Nguồn dữ liệu sau quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở tiến hành thực hiện các khảo sát, điều tra ban đầu và để đối chiếu, bổ sung nhằm hoàn thiện kết quả nghiên cứu Các nguồn dữ liệu sơ cấp sau điều tra cũng được tiến hành phân tích để đưa ra các đánh giá chính xác và khách quan nhất

5.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học

Thực hiện phỏng vấn chủ cơ sở kinh doanh du lịch, nhân viên tại 22 điểm TN, công ty khai thác DLĐS khảo sát được lựa chọn dựa trên 2 tiêu chí: (1) khoảng cách từ điểm TN đến bến thuyền thuận lợi cho khách tham quan; (2) có giá trị DL (DTLSVH

có xếp hạng từ cấp tỉnh trở lên; điểm DL văn hoá, sinh thái có ảnh hưởng DL) Nội

Trang 30

dung phỏng vấn thu thập các thông tin về hiện trạng hoạt động và tuyến DLĐS khai thác

5.2.5 Phương pháp chuyên gia

Thực hiện lấy ý kiến 08 chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực DL, người quản

lí DL có kinh nghiệm về bảng khảo sát tiêu chí và trọng số đánh giá giá trị DL các điểm TN Kết quả bảng hỏi phục vụ xây dựng trọng số các tiêu chí đánh giá tiềm năng phát triển DLĐS các điểm TN dựa trên mô hình phân tích thứ bậc AHP

5.2.6 Phương pháp thống kê

Thống kê xử lí dữ liệu các điểm TN được đánh giá theo thang điểm tổng hợp Ngoài ra, các số liệu thu thập về tình hình KT-XH địa phương ảnh hưởng đến DLĐS; thông tin về tình hình khai thác, phát triển các điểm TNDL được xử lý, tính toán và khái quát lại, từ đó xác định được những đặc điểm chính về giá trị khai thác DLĐS của các điểm TN

Trang 31

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG

1.1.1 Du lịch đường sông

1.1.1.1 Các khái niệm liên quan

a Du lịch và khách du lịch

Tổ chức DL thế giới (World Tourism Organization) đã đưa ra khái niệm về

DLnăm 1993 “DL là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống

thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít nhất hơn 1 năm” (Nguyễn Minh Tuệ & nnk, 2011, tr 25)

Tương tự, Luật DL Việt Nam (2017) điều 3, mục 1 đã xác định:”DL là các hoạt

động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá TNDL hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Các định nghĩa đều đồng nhất ở quan điểm xem DL là hoạt động thông qua các chuyến đi của con người để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng Liên quan đến những trải nghiệm của con người, vai trò TNDL và việc tổ chức các dịch vụ DL

có ý nghĩa quan trọng để nhằm thoả mãn được các nhu cầu khác nhau của khách DL

Qua các khái niệm trên, trong hệ thống DL, khách DL được xem là chủ thể đóng vai trò trung tâm ảnh hưởng đến các nhân tố cung DL thông qua nhu cầu của mình Tập hợp khách DL thường được xem xét ở tính đa dạng và biến động Đa dạng bởi các đặc điểm tâm lí cá nhân - xã hội khác nhau, kết hợp với biến động nhu cầu DL khác nhau ảnh hưởng đến quá trình tổ chức DL Về mặt kinh tế khách DL được mặc định là người sử dụng các dịch vụ DL, mang lại doanh thu cho ngành DL mà không kể đến mục đích của họ

b Tài nguyên du lịch

Luật DL Việt Nam (2017) quy định “TNDLlà cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự

nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm DL, khu DL, điểm DL, nhằm đáp ứng nhu cầu DL TNDL bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa”

Trang 32

Tác giả Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2011) cho rằng “TNDL là tổng thể tự nhiên,

văn hoá – lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của DL một cách hiệu quả và bền vững”

TNDL là yếu tố cơ bản nhất để tạo nên sức hút khách DL và ảnh hưởng đến việc xây dựng sản phẩm DL Mỗi loại TN sẽ gắn liền với các loại hình DL đặc trưng riêng TNDL thường được phân thành hai nhóm chính với tài nguyên tự nhiên và TN văn hoá; trong nhóm TN văn hoá, theo quan điểm Cục Quản lí Di sản (2001), chia thành nhóm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể

c Sản phẩm du lịch

UNWTO cho rằng sản phẩm DL là sự kết hợp của các yếu tố vật chất và và phi vật thể, chẳng hạn như TN thiên nhiên, TN văn hoá, điểm tham quan, cơ sở vật chất, dịch vụ và hoạt động tại điểm đến với mục đích tạo ra trải nghiệm, mang lại giá trị cảm xúc cho du khách Như vậy, sản phẩm DL là sự kết hợp của TNDL, CSHTvàCS VCKT và hoạt động hệ thống dịch vụ, điều hành DL UNWTO cũng khẳng định mỗi sản phẩm DL đều có vòng đời tồn tại Điều này tạo ra thách thức khi kéo dài tuổi đời của mỗi sản phẩm DL đồng thời cũng là cơ hội để tìm kiếm và xây dựng nên các sản phẩm DL mới đáp ứng nhu cầu đặc thù của khách DL

Tác giả Nguyễn Minh Tuệ (2011) cho rằng sản phẩm DL là sự kết hợp của hai thành phần bao gồm dịch vụ DL và TNDL Các dịch vụ DL khai thác trên nền tảng TN rất đa dạng với nhiều loại như dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thông tin, hướng dẫn; dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung

Ở một khía cạnh cụ thể, Điều 1 Luật DL Việt Nam(2017) “Sản phẩm DL là tập

hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách DL”

1.1.1.2 Quan niệm du lịch đường sông

a Khái niệm du lịch đường sông

Trên thế giới con sông từ lâu được xem là một nguồn TNDL lớn cung cấp các khung cảnh ngoạn mục, giải trí cơ hội, cảnh quan bờ sông ở nhiều trung tâm DL, một phương tiện giao thông và là nguồn cung cấp nước thiết yếu cho con người Trong tiến trình phát triển DL quốc tế, các dòng sông được chú ý nghiên cứu và khai thác cho DL

Trang 33

với tư cách là “nguồn TNDL đặc sắc, khai thác thành điểm tham quan hoặc trở thành

tuyến giao thông độc đáo phục vụ khách” Nhu cầu về sự kết hợp các giá trị của sông

trong DL đã thúc đẩy sự hình thành loại hình DL DLĐS (Prideaux & M Cooper 2009,

tr 25 – 28)

Dựa trên quan điểm kinh tế, Shakiry (2007) cho rằng “DLĐS là một ngành

thương mại sinh lợi với tiềm năng đóng góp lớn cho nền kinh tế địa phương thông qua việc làm trên các tàu DL, du thuyền, công viên và các cơ sở giải trí dọc theo bờ sôngvà trong nhiều dịch vụ hỗ trợ ngành công nghiệp” (dẫn lại theo Prideaux & M

Cooper, 2009, tr 112)

Prideaux & M Cooper (2009) cho rằng DLĐS (river tourism) là “Các hoạt

động DL dựa trên đường thủy cũng như các cơ hội DL do cảnh quan xung quanh sông mang lại bao gồm các đặc điểm tự nhiên và công trình xây dựng” Các tác giả có sự

đồng nhất khi cho rằng đây là loại hình dựa trên đặc điểm dòng sông và gắn liền chặt chẽ với nguồn TNDL trên bờ

UNWTO (2013) cũng cho rằng DLĐS (river – based tourism) dựa trên vai trò trực tiếp và gián tiếp của con sông Các vai trò của sông trong DL được phục vụ để thoả mãn cho nhu cầu của khách gồm điểm đến cho các hoạt động DL và những không gian của sở thích DL du khách; tuyến hành lang vận chuyển, hoạt động du ngoạn trên sông; hoạt động thể thao giải trí dưới nước; nước uống và thực phẩm…

“DLĐS là một loại hình DL thay thế bao gồm các chuyến đi dạo và khám phá thiên nhiên, bơi lội và các hoạt động thể thao như câu cá nghiệp dư, đi bè, chèo thuyền, chèo thuyền kayak trên sông Việc sử dụng các dòng sông cho các hoạt động giải trí được gọi là DLĐS Cũng như các loại hình DL dựa vào thiên nhiên, DL sông nước gắn liền với nguyên tắc sống hài hòa với thiên nhiên, hòa nhập với môi trường.”

(Tenkin O.F, 2019)

Sattar, S (2022) “DLĐS dựa trên TN chính là các con sông với phong cảnh

đẹp, cơ hội thực hiện hoạt động giải trí và dựa trên cảnh quan hai bên bờ sông Các hoạt động chính DLĐS được xác định gồm du ngoạn, các môn thể thao dưới nước như chèo thuyền, đi bè và tham quan cảnh quan trên bờ, đi cùng với đó là khai thác những địa điểm DL dọc theo bờ sông.” Tâc giả cho rằng, trong tuyến tham quan đường sông,

văn hoá và các di sản của các vùng đất ven sông được kết nối tạo nên các tuyến DL văn hoá

Trang 34

Qua một số định nghĩa của các tác giả thế giới, DLĐS được hiểu là loại hình

DL đặc biệt gắn liền với các con sông thông qua việc di chuyển đồng thời cũng sự gắn

bó chặt chẽ với các điểm tham quan, giải trí ở hai bên bờ sông Đồng thời, các phương tiện vận chuyển trên sông không chỉ giữ vai trò vận chuyển mà còn là địa điểm tổ chức các hoạt động DL, tạo ra các sản phẩm DL đặc sắc

Ở Việt Nam, DLĐS được xem là là loại hình DL đặc thù của một số khu vực và được chú ý mạnh mẽ trong các thập niên trở lại đây Đề cập đến loại hình DL đặc biệt này, có nhiều cách gọi khác nhau như “DL sông nước” gắn liền với thương hiệu miền Tây; “DL đường thuỷ”; “DLĐS” Tuy cách gọi khác nhau, nhưng đều dựa trên TN mặt nước và xem đường thuỷ chính là phương thức vận chuyển khách DL chính Châu Văn

Bình (2015) cũng đề xuất khái niệm DLĐS” Là hình thức tổ chức các chuyến DL dọc

theo dòng chảy của các con sông, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi cùng với việc tìm hiểu đời sống văn hóa của cư dân các địa phương mà tuyến DLĐS đi qua”

Tác giả Lê Nguyễn Nữ Định (2019) “DL đường thủy là lộ trình liên kết các khu

DL, điểm DL ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ DL gắn với các tuyến giao thông đường thủy”

Tác giả Nguyễn Thị Hồng và nnk (2022) có quan điểm “DLĐS được hiểu là

loại hình DL gắn liền với dòng chảy sông ngòi, khai thác TNDL trên sông và vùng phụ cận sông để tạo nên những sản phẩm DLĐS nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách DL”

Như vậy, DLĐS được hiểu là một loại hình DL dựa trên TN chính là các con sông để tạo nên những sản phẩm DL đặc sắc như du ngoạn trên sông, thưởng ngoạn phong cảnh bờ sông kết hợp các hoạt động thể thao dưới nước đặc sắc và tham quan các điểm DL trên bờ dọc theo sông Loại hình DL này mang lại nhiều lợi ích cho các địa phương thông qua sự kết nối các hoạt động DL trên sông với các điểm đến, văn hoá của cư dân hai bên bờ Ngoài ra, DLĐS gắn liền chặt chẽ và có yêu cầu cao đối với môi trường cảnh quan và hệ sinh thái trên sông và vùng ven sông

b Tài nguyên du lịch đường sông

Hoạt động DL được thực hiện ở trên dòng sông và kết hợp các điểm đến ven

bờ, do vậy, TN DLĐS được xác định liên quan hai nhóm nhân tố chính:

Trang 35

+ Đặc điểm của dòng sông: Những đặc điểm tự nhiên – sinh thái của các con sông nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển – hoạt động của các du thuyền và hoạt động

DL dưới nước Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khai thác dòng chảy sông, đưa sông trở thành TNDL gồm đặc điểm thuỷ văn, kích cỡ dòng sông và đặc điểm sinh học của dòng sông Theo đó, các dòng sông có đặc điểm thuỷ văn ổn định, có khả năng vận chuyển các thuyền đạt yêu cầu, chất lượng nước sông đảm bảo và cảnh quan hai

bờ hấp dẫn có nhiều khả năng khai thác hoạt động du thuyền thưởng ngoạn, phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách Bên cạnh đó, một số tuyến sông có đặc điểm địa hình đặc thù, dòng chảy thác ghềnh dốc và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ có nhiều lợi thế để khai thác các loại hình DL sông nước đặc thù như DL thể thao – mạo hiểm (chèo bè vượt thác)

+ TNDL của các điểm đến ở hai bên bờ sông: Bao gồm các điểm có khả năng khai thác tham quan trên bờ với các nhóm TNDL tự nhiên – văn hoá TNDL tự nhiên liên quan đến địa hình; khí hậu; thuỷ văn; sinh vật; phong cảnh TNDL văn hoá tiêu biểu có di tích lịch sử văn hoá; lễ hội; nghề - làng nghề truyền thống; văn hoá nghệ thuật; ẩm thực; công trình đương đại

Trong xem xét các điểm TN phục vụ hoạt động DL tuyến đường sông, yếu tố khoảng cách giữa điểm tham quan và bến thuyền có vai trò quyết định Đặc thù riêng của DLĐS bắt buộc để tiếp cận các điểm đến ven bờ tham quan phải có các bến thuyền tiếp nhận đạt yêu cầu theo công suất chuyên chở, do vậy giá trị khai thác TN các điểm đến ven bờ chú ý nhiều đến phân bố và chất lượng của hệ thống bến thuyền

c Sản phẩm du lịch đường sông

Sản phẩm DLĐS được hiểu là “sản phẩm DLĐS là tập hợp các dịch vụ trên cơ

sở khai thác giá trị dòng chảy sông ngòi và TN liên quan vùng phụ cận để thỏa mãn nhu cầu của khách DL” Nguyễn Thị Hồng (2023, p 33)

Tuỳ thuộc vào địa hình, dòng chảy và TN ven bờ, các sản phẩm DLĐS khá đa dạng ở các vùng đất trên thế giới Khai thác sản phẩm DL trên sông có các mô hình giải trí, thể thảo trên sông như sòng bạc (Mississippi); DL chèo thuyền vượt thác ghềnh (Colorado); câu cá (Australia) hoặc các hoạt động thể thao đa dạng ở Malaysia như chèo Kayak; cano; trượt ống; bơi lội Một số khu vực khác có TN ven bờ hấp dẫn khai thác các sản phẩm DLĐS thông qua điểm đến ven bờ như viếng thăm các di sản văn hoá; khám giá văn hoá cư dân hai bờ; tham quan các khu bảo tồn, tự nhiên (Mekong, Thái Lan) Ngoài ra, một hướng khai thác DLĐS dựa trên sự kết hợp các

Trang 36

hoạt động trên bờ và trên sông thông qua việc xây dựng không gian DL hấp dẫn 2 bên

bờ sông thu hút du khách Sản phẩm DL đa dạng kết hợp các chuyến tham quan kết hợp giải trí như đạp xe đạp dọc sông, du thuyền ngắm cảnh; đi bộ đường dài

Khái quát chung, sản phẩm DLĐS tập trung ở các nhóm sau:

Sản phẩm DL trên sông: Những sản phẩm đặc thù liên quan đến tuyến vận chuyển và cơ sở VCKT như du ngoạn trên sông; bơi lội; thể thao dưới nước; chèo thuyền hoặc ẩm thực trên sông

Sản phẩm DL trên bờ: Kết hợp giữa TNDL với cảnh quan ven bờ như tham quan các điểm DL ven bờ đồng thời kết hợp các hoạt động cho du khách như xe đạp,

đi bộ, cắm trại

Ngoài ra, có thể kết hợp các sản phẩm DL giữa trên sông và ven bờ, trong đó du khách có thể đan xen các hoạt động DL ở cả hai môi trường để tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn, tránh sự nhàm chán

1.1.1.3 Vai trò du lịch đường sông

Đối với các nền văn minh của thế giới và các quốc gia nhiệt đới ẩm gió mùa, sông có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự quần cư và các hoạt động KT-XH của

cư dân Sông ngòi đóng góp nhiều ý nghĩa như cung cấp nguồn nước, tưới tiêu nông nghiệp; tuyến giao thông, cung cấp thực phẩm, cải thiện khí hậu cũng như các hoạt động sinh hoạt cộng đồng khác

Đối với du lịch sông trở thành điểm tham quan thu hút du khách Các ghềnh thác ở thượng nguồn; các công viên bờ sông; các công trình xây dựng trên sông luôn là điểm đến thu hút du khách DLĐS khai thác các lợi thế từ sông đã nâng cao vai trò của sông trong DL Loại hình du lịch đường sông khá mới hứa hẹn sẽ đem đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách Mang lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu cuộc sống của người dân ven sông, những nét đẹp văn hoá, công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, làng nghề thủ công, vườn trái cây, với góc nhìn xuôi theo dòng nước

Vì vậy, du lịch đường sông đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch nói riêng và đóng góp vào sự phát triển của đất nước nói chung

DLĐS có hiệu quả kinh tế rõ rệt đối với việc tạo việc làm, cung cấp CSHT và kích thích các doanh nghiệp địa phương DLĐS giúp cho ngành DL: đa dạng sản phẩm, loại hình, giúp du khách có được nhiều lựa chọn trong quá trình đi du lịch ngoài những sản phẩm, loại hình du lịch cơ bản đã có trước đó Quá trình đầu tư giao thông

Trang 37

đường thuỷ với bến cảng, tàu thuyền góp phần cải thiện CSHT giao thông địa phương (Prideaux & Cooper, 2009, tr 107)

Đối với xã hội, DLĐS là cơ hội giúp ích cho đời sống cộng đồng cư dân ven sông có thêm thu nhập từ du lịch khi tham gia hoạt động du lịch tại điểm Các nghề truyền thống, làng nghề ven sông được đưa vào điểm tham quan tăng thêm nguồn lực đóng góp vào sự bảo tồn và phát triển nghề Người dân thông qua tham gia DL có nhiều kinh nghiệm và được đào tạo nghiệp vụ DL, giúp tạo ra sinh kế bền vững Đối với nhân lực trong ngành DL, phát triển DLĐS giúp nguồn nhân lực có bước chuyển hướng người dân có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh sản phẩm du lịch đường sông mới mẻ Phát triển DLĐS còn giúp nhân lực trong ngành DL có bước chuyển hướng tích cực trong việc làm, hạn chế nạn thất nghiệp Ngoài ra, du lịch đường sông còn mang đến sự phát triển bền vững cho ngành du lịch, duy trì sự ổn định vị thế của ngành trong cơ cấu kinh tế (UNWTO, 2016)

Đối với môi trường DLĐS giúp cải tạo cảnh quan hai bên bờ sông, giúp cảnh quan luôn được trùng tu, nhân rộng thêm ngoài vẻ đẹp hoang dã, gần gũi thiên nhiên còn có vẻ đẹp huyền bí DLĐS coi trọng chất lượng của TN nước do vậy phát triển DL

là động lực thúc đẩy các giải pháp pháp lí, môi trường của các địa phương để bảo vệ nguồn lực Lợi ích cụ thể của DL cũng tăng cường ý thức của người dân hai bên bờ đối với việc bảo vệ môi trường nước và các loài sinh vật dưới nước Không chỉ vậy, trải nghiệm DL theo dòng sông mang lại cảm xúc du khách, giúp tuyên truyền và quảng bá tầm quan trọng của con sông, góp phần nâng cao ý thức xã hội đối với môi trường

1.1.2 Các thành phần tham gia du lịch đường sông

Theo mô hình các nhân tố tham gia trong DL nói chung, phát triển DLĐS liên quan đến các nhân tố trong hệ thống DL

Trang 38

Hình 1.1 Sơ đồ các phân hệ tham gia hệ thống lãnh thổ DL

Nguồn: Trần Đức Thanh (2017)

- Khách DL: Giữ vai trò là nguồn cầu DL, quyết định đến sự phát triển của loại hình DLĐS Khách DL ảnh hưởng đến DLĐS thông qua đặc điểm về sự đa dạng về nhu cầu dịch vụ DL và quy mô Những yêu cầu của khách DL thể hiện qua lựa chọn loại hình DLĐS, việc cung cấp các thông tin DL trên sông và đòi hỏi chất lượng phục

vụ từ các nhân viên Bên cạnh đó, quy mô khách và tần suất tham gia ảnh hưởng đến việc khai thác các loại hình du thuyền sử dụng vận chuyển và các chương trình khai thác Một yêu cầu đặc biệt của khách trong tham gia DLĐS liên quan đến tính an toàn trong vận chuyển Do vậy, đối với phân hệ này, hoạt động DL phải bám sát vào nhu cầu thị trường để xây dựng các tuyến và sản phẩm DL thu hút đồng thời cam kết sự an toàn trong chuyến đi cho khách

- TN DL: Phân hệ TN quyết định đến lựa chọn các sản phẩm DLĐS từ đó tác động đến khai thác sông Đây là nguồn TN thoả mãn được nhu cầu của khách DL thông qua các hoạt động tham quan, giải trí khi tham gia DLĐS Các TNDL được chú

ý ở sức chứa khách, tính độc đáo – hấp dẫn du khách, mức độ thuận lợi khai thác và độ bền vững của TN Mỗi điểm TNDL có sự khác biệt dẫn đến khả năng khai thác, thời gian khai thác và khả năng phục vụ cũng khác nhau

- CSHT và CSVCKT: Thành phần này đảm bảo điều kiện sinh hoạt của khách

DL Trong đường sông, tham gia DL gồm hệ thống bến cảng và tàu thuyến đưa đón khách, chuỗi bến thuyền cho phép tiếp cận các điểm tham quan ven bờ, các cơ sở kĩ thuật phục vụ nhu cầu giải trí của khách khi tham gia các hoạt động dưới nước Song hành, hệ thống cơ sở các điểm đến ven bờ để đáp ứng các nhu cầu khách khi đón

Trang 39

khách đến tham quan Các khía cạnh được chú ý như sức chứa, tính đa dạng, sự tiện nghi, tính sinh thái và trình độ kĩ thuật

- Nhà cung ứng DL: Thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ cho khách DL với đội ngũ nhân viên trên thuyền và điểm tham quan trên bờ Các khía cạnh của thành phần này như số lượng đội ngũ phục vụ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ DL Ngoài

ra, với đặc thù loại hình di chuyển, đội ngũ nhân viên phục vụ còn liên quan đến một

số kĩ năng để đảm bảo an toàn cá nhân và hành khách trong môi trường phục vụ sông nước

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác và phát triển du lịch đường sông

Loại hình DLĐS hình thành và phát triển trong điều kiện nhất định, bị chi phối nhiều bởi mức độ tác động khác nhau của các thành phần tham gia Các thành phần

hệ thống sông, tài nguyên du lịch ven bờ, cơ sở hạ tầng – CSVCKT, kinh tế – xã hội

và chính trị, chính sách phát triển…nhìn chung đều có sự ảnh hưởng nhất định phát triển DLĐS Bên cạnh đó, các nhân tố này có mối quan hệ hỗ trợ với nhau tạo nên khả năng khai thác, sự khác biệt, thu hút khách du lịch của mỗi dòng sông

Prideaux & M Cooper (2009) đã xem xét phạm vi ảnh hưởng của các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến khả năng khai thác sông phục vụ phát triển DL theo sơ đồ Các yếu tố thuỷ văn, không gian sông và hệ sinh thái sông tác động trực tiếp đến hoạt động DL hoặc thông qua sự tổ chức, quản lí của cơ quan điều hành DL

để khai thác cho các mục đích khác nhau của DL Bên cạnh đó, những tác động đến

từ hoạt động khai thác sông và đất ven bờ phục vụ KT-XH địa phương như thuỷ lợi,

sử dụng đất nông nghiệp, giao thông cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác

DL Đối với nhân tố bên ngoài, cung – cầu DL góp phần chi phối đến hoạt động khai thác DL sông Hoạt động DL trên sông cũng ảnh hưởng ngược lại đối những khía cạnh khác trong sử dụng sông Sông là môi trường kinh tế chung của lãnh thổ với các hoạt động diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải cũng như là môi trường tự nhiên của hệ sinh vật Do vậy, khai thác DL trên sông mang những tác động không nhỏ và chi phối lại quá trình tổ chức, khai thác sông trong tổng thể kinh tế địa phương

Trang 40

Hình 1.2 Sơ đồ phạm vi các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng sông

cho mục đích DL

Nguồn: Prideaux & M Cooper (2009)

Xét cụ thể, sự tác động của các yếu tố tác động cụ thể đến quá trình khai thác sông dựa trên các thành phần theo bảng dưới

Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống sông của khách

du lịch

1 Không gian Chiều dài; chiều rộng; tính thời vụ; vị trí; độ sâu an

toàn; khả năng thông hành

2 Chính trị Địa phương; tiểu bang; quốc gia; lập pháp; chủ đất

ven sông

3 Quản lý Quy hoạch; lưu vực; phân bổ nguồn lực

4 Sinh học Đa dạng loài; tác động đánh bắt cá

5 Công nghiệp Thuỷ lợi; nhà máy sản xuất; hệ thống cống rãnh; tiêu

thụ con người; thuỷ điện

6 Giải trí Bơi lội; du ngoạn bằng thuyền; lặn; câu cá

Ngày đăng: 19/10/2024, 12:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w