ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIACỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI PÙ LUÔNG...183.1.. Lý do chọn đề tàiDu lịch cộng đồng đã và đang trở thành x
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -NIÊN LUẬN
Đề tài: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông – huyện Bá
Thước – Tỉnh Thanh Hóa
Sinh viên : Phạm Nguyễn Quang Minh
Giảng viên : TS Vũ Hương Lan
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023
Trang 2M甃⌀c l甃⌀c
Mở đầu 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1 M甃⌀c đích nghiên cứu: 5
3.2 Nhiệm v甃⌀ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
- Khách thể nghiên cứu: người dân địa phương tại Pù Luông, chính quyền địa phương 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
5.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 6
5.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 7
6 Kết cấu của đề tài 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 7
1.1 Du lịch cộng đồng 7
1.2 Nguyên tắc trong phát triển du lịch cộng đồng 8
1.3 Vai trò của du lịch cộng đồng 9
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 10
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI PÙ LUÔNG 10
2.1 Khái quát về Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông .10
2.1.1 Vị trí địa lý 10 2.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông 11
2.2.1 Tính pháp lý của phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông 11
2.2.2 Tài nguyên du lịch 12
Trang 32.3 Thực trạng phát triển du lịch tại khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Luông 13
2.3.1 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ph甃⌀c v甃⌀ du lịch 13 a Cơ sở hạ tầng: 13
b Cơ sở vật chất kĩ thuật ph甃⌀c v甃⌀ du lịch 14
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 18
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI PÙ LUÔNG 18
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 18
3.2 Đề xuất giải pháp 19
3.2.1 Giải pháp về các chính sách, cơ chế 19
3.2.2 Giải pháp thu hút đầu tư 20
3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 22
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch cộng đồng đã và đang trở thành xu hướng phát triểncủa nhiều quốc gia, khu vực không chỉ bởi doanh thu hay lợinhuận mà loại hình du lịch này còn đồng thời đóng góp vào việcquảng bá và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tạo công ănviệc làm, thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương cũng như
có ít tác động tiêu cực vào môi trường Việt Nam với lợi thế đadạng về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng đất cũngnhư vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên là cơ sở vững chắc để pháttriển loại hình du lịch cộng đồng
Bên cạnh đó, bối cảnh hậu đại dịch Covid-19 đã khiến xuhướng đi du lịch của du khách thay đổi Giờ đây, du khách đãlựa chọn nhiều hơn tới với các vùng đất được hòa mình vào cuộcsống của người dân địa phương để tìm hiểu về văn hóa, làm mớibản thân
Du lịch cộng đồng tại Việt Nam là loại hình mới, mặc dù đãmanh nha xuất hiện từ những năm 90 thế kỉ XX nhưng tới tậnđầu những năm 2000, du lịch sinh thái ở Việt Nam vẫn chưaxuất hiện các sản phẩm đích thực mà vẫn nghiêng nhiều hơn về
du lịch tự nhiên Cho tới thời điểm hiện tại, loại hình du lịch sinhthái tại nước ta vẫn đang trong giai đoạn phát triển mở đầunhưng vẫn mang nhiều về tính tự phát và ít có sự tổ chức, đầu
tư bền vững, lâu dài và bài bản
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc xã Cổ Lũng, huyện
Bá Thước, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa và là nơi sinhsống chủ yếu của cộng đồng người dân tộc Thái, “Pù Luông”cũng là tên được đặt theo tiếng Thái – có nghĩa là đỉnh núi caonhất Đặc biệt, tại Pù Luông vẫn còn các bản làng mang đậmdấu ấn truyền thống của dân tộc Thái như Bản Đôn, Bản KhoMường và đây cũng chính là hai bản phát triển du lịch nổi bậtnhất tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Trang 5Tại bản Đôn và bản Kho Mường, Người Thái vẫn giữ truyềnthống ở nhà sàn lợp lá cọ hoặc lợp ngói, duy trì t甃⌀c ở rể tronghôn nhân, mặc đồ thổ cẩm truyền thống của dân tộc hay duy trìcác sản phẩm văn hóa tinh thần mà tiêu biểu nhất là “khắp”,chợ phiên,… Bên cạnh văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, PùLuông cũng sở hữu cảnh quan ấn tượng với rừng nguyên sinh,ruộng bậc thang, thác nước, các con suối, hang động và cả đỉnhnúi cao 1.700m so với mực nước biển
Mặc dù sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng và thuận lợi choviệc phát triển du lịch nhưng cả hai bản cần sự đóng góp vàtham gia trực tiếp của người dân địa phương – những người amhiểu nhất về lịch sử, văn hóa truyền thống của chính dân tộc vàđịa phương đó Tuy vậy, làm thế nào để lôi kéo họ trở thành chủthể của việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương thìchúng ta cần đánh giá được các yếu tố được và mất khi ngườidân tham gia vào phát triển du lịch Do đó, việc đánh giá mức
độ tham gia của người dân địa phương khi tham gia vào pháttriển du lịch cộng đồng tại địa phương là thước đo để các nhànghiên cứu có thể định hướng, quy hoạch dài lâu cho việc pháttriển bền vững
Từ quan điểm, góc nhìn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giámức độ tham gia vào du lịch của người dân địa phương tại bảnĐôn và bản Kho Mường thuộc vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài cho niênluận của mình với mong muốn đóng góp vào việc phát triển dulịch cộng đồng tại nơi đây
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là đề tài nghiên cứuquan trọng trong lĩnh vực du lịch cộng đồng, chính vì vậy, đã cókhá nhiều nghiên cứu hướng tới chủ đề này, đặc biệt là các địaphương giàu tiềm năng về phát triển du lịch cộng đồng
Tại Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồngxuất hiện vào những năm đầu thập niên 90, lần đầu tiên được
Trang 6đưa ra tại hội thảo “Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển dulịch cộng đồng Việt Nam” vào năm 2003 tại Hà Nội.
Hiện nay, phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địaphương có nhiều tên gọi khác nhau như du lịch dựa vào cộngđồng, du lịch cộng đồng, du lịch có sự tham gia của cộngđồng… Thực chất các hoạt động trên đều liên quan đến việccộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương và cáctên gọi thể hiện mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 M甃⌀c đích nghiên cứu:
M甃⌀c đích nghiên cứu của niên luận là phân tích, đánh giá cácyếu tố tác động tới sự tham gia của người dân địa phương vàophát triển du lịch Từ đó có kết luận về đánh giá mức độ thamgia vào phát triển du lịch của người dân địa phương
3.2 Nhiệm v甃⌀ nghiên cứu
Thu thập cơ sở lý luận, hệ thống lý thuyết về phát triển dulịch cộng đồng cũng như các thang đo về sự tham gia của ngườidân địa phương
Thu thập thông tin, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại
Pù Luông cũng như theo dõi sự tham gia, đóng góp của ngườidân địa phương vào phát triển du lịch tại đây
Thực hiện khảo sát thực địa, phỏng vấn người dân địa phương
về các tác động mà du lịch mang tới, sự tham gia của họ vào dulịch và các yếu tố khiến họ tham gia vào hoạt động du lịch tạiđịa phương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ tham gia của người dân địaphương vào hoạt động du lịch tại Pù Luông, Thanh Hóa
- Khách thể nghiên cứu: người dân địa phương tại Pù Luông, chínhquyền địa phương
Trang 74.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Thời gian nghiên cứu kéo dài 1 tháng, từ tháng 10 tháng 11 năm 2023, bao gồm quá trình phân tích dữ liệu vàkhảo sát thực địa
Không gian: khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc xã CổLũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu là một phương phápnghiên cứu cho phép sử d甃⌀ng các tài liệu có sẵn như tài liệu vănbản, hình ảnh, video, báo cáo, tạp chí, sách và các nguồn tàiliệu khác để thu thập và phân tích dữ liệu M甃⌀c đích của phươngpháp này là giúp tác giả thu thập thông tin về một chủ đề c甃⌀thể từ các nguồn tài liệu có sẵn, và phân tích và đánh giá dữliệu này để thực hiện m甃⌀c đích nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử d甃⌀ng phương pháp thu thập
và xử lý tài liệu để nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch cộngđồng, các thang đo cũng như tiêu chuẩn nhằm đánh giá mức độtham gia của người dân, các yếu tố ảnh hưởng tới quyết địnhtham gia vào du lịch của cộng đồng địa phương Tác giả đã lựachọn sử d甃⌀ng nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm tạp chí khoa học,sách, báo chuyên ngành, các nghiên cứu khoa học từ các trườngđại học
5.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu là một quá trình trao đổi và đối thoại giữa nhà nghiên cứu và người trả lời M甃⌀c đích của phươngpháp này là để hiểu rõ hơn về cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người trả lời thông qua các câu trả lời với quan điểm của họ Việc thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu giúp tác giả tìm hiểu thêm các đặc tính c甃⌀ thể của người tham gia nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kếtcấu thành 3 chương:
Trang 8Chương 1: Cơ sở lý luận du lịch cộng đồng
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồngtại vùng lõi thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịchcộng đồng tại Pù Luông
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG.
1.1 Du lịch cộng đồng
Từ những năm 1970, du lịch cộng đồng đã bắt đầu phát
triển và nay đã phổ biến tại hầu hết các châu l甃⌀c, thường là gắn
bó tại các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số (Trần ĐứcThanh, 2014), vì vậy, khái niệm về du lịch cộng đồng rất đadạng về mặt quan điểm
Theo Rozemeijer (2001) “du lịch cộng đồng là hoạt động
du lịch được sở hữu, khởi xướng bằng một hay vài cộng đồngđịa phương, có sự liên kết với khối tư nhân nhằm tận d甃⌀ngnguồn tài nguyên tự nhiên cũng như văn hóa một cách bềnvững để thu hút khách du lịch, tăng thu nhập và cải thiện sinhkế.”
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên cho rằng: “du lịch cộngđộng là hoạt động mà ở đó cộng đồng địa phương trực tiếptham gia và nắm vai trò quan trọng trong việc quản lý và pháttriển Phần lớn lợi ích thu được thuộc về cộng đồng.”
Hausle và Strasdas (2000) khẳng định ngoài ý nghĩa là loạihình du lịch có sự tham gia tích cực, chủ động của người dânvào mọi mắt xích, du lịch cộng đồng còn trực tiếp đóng góp vàophát triển kinh tế cho người dân và cho cả địa phương
Theo Luật Du lịch tại Khoản 15, Điều 3 (Quốc hội, 2017)định nghĩa “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được pháttriển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồngdân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” Tại Điều 6 củakhoản này ghi rõ: “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và
Trang 9hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo
vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn anninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường Cộng đồng dân
cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi ph甃⌀c vàphát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành,nghề thủ công truyền thống, sản xuất hàng hóa của địa phươngph甃⌀c v甃⌀ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của người dân địa phương”
Như vậy, có thể hiểu “du lịch cộng đồng là hoạt động mà ở
đó cộng đồng địa phương đóng vai trò trung tâm Họ là ngườitrực tiếp cung ứng các dịch v甃⌀ tới khách du lịch dựa trên nguồntài nguyên sẵn có của địa phương, được chia sẻ các nguồn lợiích từ khai thác du lịch, đồng thời cũng gắn với trách nhiệm bảotồn và phát huy các giá trị, bản sắc của địa phương, môitrường.”
1.2 Nguyên tắc trong phát triển du lịch cộng đồng
Thứ nhất, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng xã hội Trongphát triển du lịch cộng đồng luôn đòi hỏi sự tham gia tích cựccủa cộng đồng địa phương trong quá trình lên kế hoạch, triểnkhai và quản lý hoạt động du lịch Sự tham gia của cộng đồngđịa phương sẽ được thực hiện ở các cấp độ khác nhau, ph甃⌀thuộc vào năng lực, khả năng nhận thức về vị trí, vai trò củachính họ trong cộng đồng Nếu năng lực của một số cộng đồngcho phép, họ cũng sẽ được trao quyền làm chủ để tham gia vàoquá trình ph甃⌀c v甃⌀ du lịch từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đếnđầu tư và quản lý du lịch tại địa phương mình Nguyên tắc này
đề cao tới cộng đồng địa phương, coi họ là chủ chốt trong cáchoạt động du lịch Với nguyên tắc này, các lợi ích sẽ được chia
sẻ công bằng và rộng rãi, không chỉ dành riêng cho các doanhnghiệp bên ngoài mà còn dành cho thành viên cộng đồng,những lợi ích đó không chỉ từ vấn đề tài chính, tiền bạc mà còngiúp thúc đẩy cơ sở hạ tầng tại địa phương, nâng cao mức sốngcho người dân
Thứ hai, tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiênnhiên Đây là nguyên tắc quan trọng của nguyên tắc bảo tồn và
Trang 10bảo vệ các di sản thiên nhiên Tôn trọng văn hóa địa phương vàcác di sản thiên nhiên tại điểm đến du lịch là nguyên tắc đảmbảo sự phát triển bền vững của du lịch nói chung và du lịchcộng đồng nói riêng Trong quá trình hoạt động du lịch cộngđồng, tất cả các bên tham gia đều phải có ý thức và hành độngc甃⌀ thể hướng tới tôn trọng và gìn giữ bản sắc địa phương Bảnchất của du lịch cộng đồng chính là đem tới du khách nhữngbản sắc chân thật nhất và đây cũng là điều thu hút du khách tớivới loại hình du lịch này
Thứ ba, xây dựng các sản phẩm du lịch đồng bộ theo điểm
và tuyến Mỗi điểm du lịch cần được nghiên cứu và xây dựngdựa trên các phương án phù hợp với thực trạng và đặc thù, cầnđảm bảo các yếu tố liên kết với các sản phẩm khác trong vùng.Việc xây dựng các sản phẩm du lịch có tính đồng bộ giúp dukhách có thuận lợi trong trải nghiệm và khám phá các sảnphẩm
Về khía cạnh kinh tế du lịch cộng đồng làm tăng thêmnhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương Hoạt động dulịch được thực hiện đồng thời đòi hỏi cơ sở vật chất kĩ thuậtph甃⌀c v甃⌀ du lịch cũng cần phải đáp ứng, từ đó, các dịch v甃⌀ côngcộng ph甃⌀c v甃⌀ cho du lịch như các điểm dừng nghỉ, khu vực vệsinh cũng cần được nâng cấp Các hoạt động liên quan nhưph甃⌀c v甃⌀ du lịch, trình diễn văn hóa, bán hàng lưu niệm sẽ tạocông ăn việc làm cho lao động tại địa phương
Trang 11Về khía cạnh văn hóa – xã hội – môi trường, thứ nhất, dulịch cộng đồng giúp gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc củangười dân địa phương Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịchgắn liền với các vùng đất chưa chịu nhiều sự tác động và xáotrộn của yếu tố bên ngoài về cả tự nhiên và văn hóa Việc pháttriển du lịch tại các vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống
sẽ giúp cộng đồng địa phương có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trịtruyền thống của chính họ, từ đó cảm thấy tự hào và có tráchnhiệm trong duy trì và mở rộng các hoạt động văn hóa bản địanhư nghề thủ công, biểu diễn nghệ thuật, lễ hội,… Thứ hai, sự
có mặt có của khách du lịch từ đa dạng nền văn hóa sẽ tạo ra
sự trao đổi văn hóa giữa du khách và cộng đồng địa phương, từ
đó, giúp các bên có thêm sự đa dạng trong góc nhìn, cách tiếpcận với các nền văn hóa khác nhau
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, thông qua nghiên cứu tài liệu, tác giả
đã đưa ra cơ sở lý luận về loại hình du lịch cộng đồng bao gồmkhái niệm, nguyên tắc cũng như vai trò của loại hình này Trên
cơ sở đó, tác giả sẽ triển khai đánh giá tiềm năng và thực trạngphát triển loại hình du lịch cộng đồng tại vùng lõi thuộc khu bảotồn thiên nhiên Pù Luông
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI PÙ LUÔNG
2.1 Khái quát về Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
2.1.1. Vị trí địa lý
Pù Luông nằm ở vị trí điểm cực Bắc của huyện Bá Thước,khu bảo tồn này nằm giữa hai xã Thành Sơn huyện Bá Thước vàPhú Xuân, huyện Quan Hóa, trong không gian tự nhiên giáp
Trang 12ranh ba tỉnh Thanh Hóa – Sơn La – Hòa Bình, gần kề không giancủa vườn quốc gia Cúc Phương Với khoảng cách địa lý gần, hệsinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có sự tươngđồng cao với vườn quốc gia Cúc Phương.
Vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với diện tích17.000 ha nằm trên địa bàn 2 huyện ( huyện Quan Hóa baogồm Phú Nghiêm, Hồi Xuân, Thành Xuân, Phú Xuân và Phú Lệ;huyện Bá Thước bao gồm xã Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao
và Cổ Lũng)
Về dân cư, tại khu vực hai bản, có sự sinh sống của các dân tộcthiểu số chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái Họ sinh sống chủyếu trong các làng trên những thửa ruộng bậc thang và khu vựcđồng bằng, góp phần tạo nên cảnh quan vùng quê hữu tình vàduyên dáng Các dân tộc này thường duy trì nền văn hóa, lễ hộitruyền thống đặc sắc, với nhiều phong t甃⌀c, truyền thống vànghệ thuật dân gian đặc trưng
Người Thái thường sống phân tán trong các bản làng, mỗibản thường có cấu trúc tổ chức xã hội đặc thù, tự quản lý cáchoạt động hàng ngày cũng như các vấn đề cộng đồng Trongsinh hoạt hàng ngày, họ thường trồng trọt, canh tác và nuôitrồng để sinh sống
Du lịch Pù Luông trong những năm gần đây dần nhận được
sự chú ý từ du khách bởi những điểm độc đáo về cảnh quan,văn hóa của nơi này, trong đó nổi tiếng nhất và cũng là nằm ở
vị trí vùng lõi của Khu bảo tồn thiên Pù Luông là bản Đôn (thuộc
xã Thành Lâm) và bản Kho Mường (thuộc xã Thành Sơn)
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo
tồn thiên nhiên Pù Luông
2.2.1 Tính pháp lý của phát triển du lịch cộng đồng tại khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Do tính chất của nằm trong vùng lõi Pù Luông vốn là khubảo tồn thiên nhiên, vậy nên để phát triển bất kì loại hình dulịch nào cũng cần có văn bản hướng dẫn c甃⌀ thể, tránh tàn phá
Trang 13môi trường và hệ sinh thái Ngày 31/08/202021 Tổng c甃⌀c Lâmnghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã banhành văn bản số 1183/TCLN-ĐDPH về việc hướng dẫn xây dựng
Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc d甃⌀ng,phòng hộ;
Nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn củaThanh Hóa, Trung Ương và địa phương đã có nhiều đề án, chủtrương phát triển du lịch đồng bộ, trong đó mảng du lịch cộngđồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông mới dành được sựquan tâm trong vài năm trở lại đây
Để giúp Pù Luông có thể phát triển du lịch cộng đồng,UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 4513/QĐ-UBND phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trítrong rừng đặc d甃⌀ng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm
2030, định hướng đến năm 2045
Đề án thực hiện trên diện tích 16.986,16 ha thuộc phạm viquản lý Khu bảo tổn thiên nhiên Pù Luông và kết nối với các xãvùng đệm 02 huyện Bá Thước và Quan Hóa Kinh phí dự kiếnkhoảng 182,93 tỷ đồng
Các loại hình du lịch bao gồm: Du lịch sinh thái; du lịchnghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe; du lịch cộng đồng, trảinghiệm văn hóa bản địa; du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh; dulịch thể thao, mạo hiểm; du lịch khám phá kết hợp học tập,nghiên cứu chuyên đề về hệ sinh thái rừng trên núi đá, đa dạngcác loài động, thực vật rừng, môi trường khí hậu, địa hình; dulịch nông nghiệp
Đề án cũng đưa ra các nhóm giải pháp c甃⌀ thể về bảo vệmôi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đadạng sinh học; các cơ chế, chính sách; giải pháp nâng cao nhậnthức và phát triển nguồn nhân lực du lịch; quy hoạch, phát triển
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; phát triển loạihình, sản phẩm du lịch; đầu tư và liên kết phát triển du lịch
Trang 14Ngoài ra, các quyết định số 492/QĐ-UBND về Chiến lượcphát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2030; số 1985/QĐ-UBND, ngày 09/6/2017 về việc phêduyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnhThanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030; số 112/QĐ-UBNDngày 09/01/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển loại hình
du lịch cộng đồng tại huyện Bá Thước đến năm 2025, tầm nhìnđến năm 2030 là các cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quyhoạch và xây dựng, phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại PùLuông
2.2.2 Tài nguyên du lịch
Về cảnh quan, với độ cao trên 1.000m, đỉnh Pù Luông làmột trong những khu vực cao nhất tại Bắc Trung Bộ Điểm nổibật những cánh ruộng bậc thang bát ngát – là phương thứccanh tác nông nghiệp chủ yếu của cộng đồng địa phương
Do có dạng địa hình karst, tại Pù Luông có rất nhiều hangđộng, phần lớn chưa được đặt tên, có thể nêu ra một số hangđộng, trong đó tại bản Kho Mường có một hang động vô cùngđặc biệt, được gọi là hang Dơi ên cạnh những khối đá với nhiềuhình thù khác nhau có tuổi đời trên 250 triệu năm, đây còn lànơi sinh sống của ít nhất 4 loài dơi
Về giá trị sinh thái, rừng nguyên sinh tại khu bảo tồn thiênnhiên Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa,
có đa dạng thực vật và động vật với 598 loài động vật thuộc
130 họ động vật có xương sống Trong số này có 51 loài quýhiếm, bao gồm 26 loài thú, 5 loài dơi, 6 loài chim, 5 loài cá nướcngọt, 6 loài bò sát và nhiều loài khác C甃⌀ thể, có tổng cộng 84loài thú (trong đó có 24 loài dơi), 162 loài chim, 55 loài cá, 28loài bò sát và 13 loài ếch nhái Ngoài ra, khu vực này còn có ítnhất 158 loài bướm và 96 loài thân mềm trên cạn, với 12 loài cóthể đặc hữu cho khu vực Đây là môi trường sống của nhiều loàiđộng vật quý hiếm như báo gấm, beo lửa, hươu sao, gấu ngựa,sơn dương, voọc quần đùi trắng