xây dựng mô hình trưởng thành maturity model đánh giá mức độ phát triển bền vững cho các nhà thầu chính tại việt nam

234 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
xây dựng mô hình trưởng thành maturity model đánh giá mức độ phát triển bền vững cho các nhà thầu chính tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:- Luận văn chỉ ra các tiêu chí chính và phụ ảnh hưởng đến sự phát triển bềnvững của các nhà thầu chính tại Việt Nam- Đề xuất và xây dựng mô hình trưởng thành đánh gi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS TS ĐỖ TIẾN SỸ

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS NGUYỄN THANH VIỆT

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS LƯƠNG ĐỨC LONG

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS PHẠM HẢI CHIẾN

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCMngày 17 tháng 1 năm 2024.

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

2 PGS TS LƯƠNG ĐỨC LONG - Cán bộ chấm phản biện 1

4 PGS TS PHẠM VŨ HỒNG SƠN - Thư ký hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lýchuyên ngành sau khi nhận luận văn đã được sữa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS NGUYỄN ANH THƯ

TRƯỞNG KHOAKỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

I TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRƯỞNG THÀNH (MATURITYMODEL) ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC NHÀ THẦUCHÍNH TẠI VIỆT NAM

II TÊN ĐỀ TÀI TIẾNG ANH: BUILDING A MATURITY MODEL TO

CONTRACTORS IN VIETNAMIII NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Luận văn chỉ ra các tiêu chí chính và phụ ảnh hưởng đến sự phát triển bềnvững của các nhà thầu chính tại Việt Nam

- Đề xuất và xây dựng mô hình trưởng thành đánh giá sự phát triển bền vữngcho các nhà thầu chính tại Việt Nam

- Áp dụng phương pháp phân tích AHP để đánh giá mô hình trưởng thành pháttriển bền vững cho các nhà thầu chính tại Việt Nam

- Áp dụng mô hình đánh giá sự phát triển bền vững của 2 nhà thầu chính tạiViệt Nam, chỉ ra được thực trạng thực hiện của DN và đánh giá được tổng quan khảnăng bao quát của mô hình đối với nhà thầu chính tại Việt Nam.

I NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 07/07/2023.

II NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 22/12/2023.III CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1: PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2: TS NGUYỄN THANH VIỆT

Tp HCM, ngày 25 tháng 1 năm 2024CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1

PGS TS ĐỖ TIẾN SỸ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TS NGUYỄN THANH VIỆT

CHỦ NHIỆM BỘ MÔNĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, tổng hợp kiến thứcđã được truyền đạt trong suốt hai năm theo học tại Trường Đại học Bách Khoa,ĐHQG-HCM Tôi xin cảm ơn quý Thầy/Cô khoa Kỹ Thuật Xây dựng, đặc biệt làquý Thầy/Cô ngành Quản lý Xây dựng đã tận tình hướng dẫn, định hướng, giúp đỡcho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới 2 Thầy, Thầy PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ vàThầy TS NGUYỄN THANH VIỆT đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quý báu vàquan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô, Anh/Chị là chuyên gia trong lĩnh vựcquản lý dự án, chuyên gia trong quản lý kinh doanh và phát triển bền vững trongngành xây dựng, cũng như các cấp lãnh đạo tại các đơn vị nhà thầu chính đã dànhnhiều thời gian trao đổi, cung cấp nhiều ý kiến quý báu, giúp tôi hoàn thành luậnvăn.

Cuối cùng, xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình, anh chị em đồng nghiệp, bạn bènhững người đã cùng đồng hành, quan tâm, chia sẻ những lúc tôi gặp khó khăn,giúp tôi vượt qua thử thách trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 1 năm 2024TÁC GIẢ

LÊ KHÁNH LINH

Trang 5

TÓM TẮT

Luận văn với mục đích nghiên cứu xây dựng được một mô hình trưởng thành(Maturity model) trở thành một công cụ hỗ trợ cho các nhà thầu chính tại Việt Namđánh giá được tình hình thực hiện bền vững của Doanh nghiệp đồng thời có đượcgóc nhìn tổng quan hơn để đạt các mức độ trưởng thành cao hơn trong phát triểnbền vững Doanh nghiệp Số liệu được dùng trong luận văn thông qua các hình thứckhác nhau như khảo sát trực tuyến đại trà đang công tác tại các đơn vị nhà thầuchính và phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia (10 đối tượng) Kết quả nghiên cứu đạtđược với 29 tiêu chí ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững cảu nhà thầu xây dựng tạiViệt Nam được xác định Qua phương pháp phân tích nhân tố, tác giả đã loại bỏ 1tiêu chí không phù hợp, kết quả sau cùng bao gồm 28 tiêu chí phụ thuộc 4 nhómtiêu chí chính, cụ thể: (1) Nhóm tiêu chí Quản trị Doanh nghiệp; (2) Nhóm tiêu chíHoạt động kinh doanh; (3) Nhóm tiêu chí Xã hội; (4) Nhóm tiêu chí Môi trường.Với các tiêu chí chính và phụ đã xác định, mô hình được xây dựng dựa trên Môhình trưởng thành khả năng (CMM) Các mô tả cho từng mức độ trưởng thànhtương ứng với các tiêu chí được hình thành thông qua lấy ý kiến chuyên gia cũngnhư tổng hợp từ các nghiên cứu tương tự trước đây và được thực hiện đánh giá đểcho được một mô hình hoàn thiện đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá, đạt được mụcđích của luận văn Phương pháp phân tích thứ bậc (Phân tích AHP) được sử dụng đểhỗ trợ định lượng cho mô hình, giúp mô hình dễ dàng đánh giá hơn với các mô tảmang tính định tính Sau cùng, mô hình được áp dụng vào đánh giá 2 nhà thầuchính, kết quả nhận được cho thấy mô hình có khả năng sử dụng trong thực tếngành xây dựng và bao quát được các nội dung quản lý trong hoạt động kinh doanhcủa nhà thầu chính tại Việt Nam.

Từ khóa: Phát triển bền vững, Doanh nghiệp phát triển bền vững, Nhà thầuchính, Mô hình trưởng thành, Xây dựng bền vững.

Trang 6

This thesis aims to research and construct a Maturity Model (MM) as a tool toassist primary contractors in Vietnam in assessing the sustainability performance oftheir enterprises The model provides a comprehensive overview to help achievehigher levels of maturity in sustainable business development Data for the thesiswas gathered through various methods, including online surveys distributed toprofessionals working in major contracting firms and direct interviews with 10experts The research results identified 29 criteria influencing the sustainabledevelopment of construction contractors in Vietnam Utilizing factor analysis, onecriterion was eliminated, resulting in a final set of 28 criteria grouped into four maincategories: (1) Business Management Criteria, (2) Business Operations Criteria, (3)Social Criteria, and (4) Environmental Criteria Building upon Capability MaturityModel (CMM) principles, the model was developed with descriptions for eachmaturity level corresponding to the established criteria Expert opinions andsynthesis of previous studies were used to refine and enhance the model, ensuring itfulfills the assessment criteria and meets the objectives of the thesis AnalyticalHierarchy Process (AHP) was employed to quantitatively support the model,facilitating a more straightforward evaluation with qualitative descriptions Finally,the model was applied to evaluate two major contractors, demonstrating its practicalutility in the construction industry, effectively encompassing management aspectsof business operations for primary contractors in Vietnam.

Keywords: Sustainable development, Sustainable business development, Maincontractor, Maturity model, Sustainable construction.

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu do tôi thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Đỗ Tiến Sỹ và TS Nguyễn ThanhViệt Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳnghiên cứu nào.

Các nội dung tham khảo từ các công trình nghiên cứu khác được trích dẫn đầyđủ, rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 1 năm 2024HỌC VIÊN

LÊ KHÁNH LINH

Trang 8

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH XDANH MỤC BẢNG BIỂU XIIBẢNG CHỮ VIẾT TẮT XIV

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

2.1 Giới thiệu chương 4

2.2 Các khái niệm 4

2.2.1 Phát triên bền vững 4

2.2.2 Mục tiêu của phát triển bền vững 5

2.2.3 Xây dựng bền vững 6

2.2.4 Các tiêu chí ảnh hưởng tới hiệu suất bền vững của nhà thầu xây dựng 7

2.2.5 Mô hình trưởng thành - Maturity Model (MM) 8

2.2.6 Các mô hình trưởng thành trong xây dựng 9

2.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 12

2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước 18

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Giới thiệu chương 20

3.2 Thiết kế nghiên cứu 20

3.3 Qui trình thực hiện nghiên cứu 20

3.4 Phân tích dữ liệu 21

3.4.1 Thu thập dữ liệu 21

3.4.2 Đối tượng khảo sát 22

3.4.3 Cách thức lấy mẫu 22

Trang 9

3.4.4 Kích thước mẫu 22

3.5 Công cụ nghiên cứu 23

3.6 Phân tích dữ liệu 24

3.6.1 Trị trung bình 24

3.6.2 Kiểm tra dữ liệu và độ tin cây thang đo 24

3.6.3 One – way ANOVA 25

3.6.4 Phương pháp phân tích nhân tố 25

3.6.5 Phương pháp phân tích thứ bậc (Phân tích AHP) 26

3.6.6 Phương pháp đánh giá mô hình 29

3.7 Các tiêu chí chính và phụ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các nhàthầu chính tại Việt Nam 32

3.8 Định nghĩa các tiêu chí phát triển bền vững tác động đến nhà thầu chính 37

3.8.1 Các tiêu chí theo khía cạnh Quản trị Doanh nghiệp 37

3.8.2 Các tiêu chí theo khía cạnh Kinh tế 38

3.8.3 Các tiêu chí theo khía cạnh Xã hội 39

3.8.4 Các tiêu chí theo khía cạnh Môi trường 40

CHƯƠNG 4 THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 41

4.1 Giới thiệu chương 41

4.2 Thu thập số liệu 41

4.3 Phân tích đặc điểm mẫy nghiên cứu 41

4.3.1 Kinh nghiệm trong ngành của người tham gia khảo sát 41

4.3.2 Vị trí công tác của người tham gia khảo sát 42

4.3.3 Loại dự án của người tham gia khảo sát 42

4.3.4 Quy mô dự án của người tham gia khảo sát 43

4.3.5 Ban quản lý PTBV tại Doanh nghiệp của người tham gia khảo sát 44

4.3.6 Sự hiểu biết về PTBV tại Doanh nghiệp của người tham gia khảo sát 44

4.4 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho các nhóm nhân tố (Cronbach’s Alpha)444.4.1 Thang đo nhóm tiêu chí Quản trị Doanh nghiệp 44

4.4.2 Thang đo nhóm tiêu chí Kinh tế 45

Trang 10

4.4.3 Thang đo nhóm tiêu chí Xã hội 46

4.4.4 Thang đo nhóm tiêu chí Môi trường 46

5.1 Giới thiệu chương 58

5.2 Xây dựng mô hình trưởng thành đánh giá sự phát triển bền vững của các nhàthầu chính tại Việt Nam 58

5.2.1 Quy trình thực hiện 58

5.2.2 Kết quả đánh giá của về mô hình dự kiến 58

5.3 Mô hình trưởng thành đánh giá sự phát triển bền vững của các Nhà thầuchính tại Việt Nam 61

5.3.1 Mô hình trưởng thành nhóm tiêu chí Quản trị Doanh nghiệp 61

5.3.2 Mô hình trưởng thành nhóm tiêu chí Hoạt động kinh doanh 66

5.3.3 Mô hình trưởng thành nhóm tiêu chí Xã hội 73

5.3.4 Mô hình trưởng thành nhóm tiêu chí Môi trường 79

5.4 Mô hình phân tích AHP đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến sự phát triểnbền vững của các nhà thầu chính tại Việt Nam 85

5.4.1 Xác định trọng số các tiêu chí chính 85

5.4.2 Xác định trọng số các tiêu chí phụ 85

5.4.3 Kết quả đánh giá trọng số các tiêu chính và phụ 87

5.5 Thang đo mức độ bền vững (Kim and Nguyen, 2018) 91

5.6 Khung đánh giá các tiêu chí bền vững 92

Trang 11

CHƯƠNG 6 ÁP DỤNG MÔ HÌNH TRƯỞNG THÀNH ĐÁNH GIÁ SỰPHÁT TRIỂN BỀN VÀO CÁC ĐƠN VỊ NHÀ THẦU CHÍNH TẠI VIỆT

NAM 95

6.1 Đơn vị nhà thầu 1 - Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons 95

6.1.1 Giới thiệu chung 95

6.1.2 Một số thành tựu nổi bật 96

6.1.3 Thực hiện đánh giá mức độ bền vững của đơn vị nhà thầu 1 97

6.2 Đơn vị nhà thầu 2 - Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình 109

6.2.1 Giới thiệu chung 109

6.2.2 Thành tích nổi bật 110

6.2.3 Áp dụng mô hình đánh giá sự phát triển bền vững của đơn vị Nhà thầu 2 111

CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130

7.1 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 130

7.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 131

7.2.1 Về mặt thực tiễn 131

7.2.2 Về mặt khoa học 132

7.3 Hạn chế của nghiên cứu 132

7.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 132

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 134

TÀI LIÊU THAM KHẢO 135

PHỤ LỤC 144

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Tỷ lệ các DN tại các châu lục tham gia thực hiện Báo cáo PTBV 2

Hình 2.1 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của thế giới và Việt Nam cho giai đoạn2015 – 2030 (Nguồn: Genesis School, 2021) 6

Hình 3.1 Quy trình thực hiện 21

Hình 3.2 Quá trình đọc kết quả phân tích ANOVA 25

Hình 3.3 Thang đo so sánh cặp (Saaty, 1982) 27

Hình 4.1 Sơ đồ phân cấp các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nhàthầu xây dựng chính tại Việt Nam 54

Hình 6.1 Kết quả về Doanh thu và Lợi nhuận của nhà thầu 1 trong 3 năm gần nhất(Đvt: Tỷ đồng) (Hưng Thịnh Incons, 2023) 102

Hình 6.2 Hệ số khả năng thanh toán của đơn vị nhà thầu 1 trong 3 năm gần nhất(Đvt:%) (Hưng Thịnh Incons, 2023) 103

Hình 6.3 Tổng nguồn năng lượng tiêu thụ của đơn vị nhà thầu 1 (Hưng ThịnhIncons, 2023) 107

Hình 6.4 Tổng lượng phát thải ra môi trường của nhà thầu 1 (Đvt: tCO2 e/MWh)(Hưng Thịnh Incons, 2023) 107

Hình 6.5 Kết quả xử lý nước thải và rác thải của đơn vị nhà thầu 1 năm 2022(Hưng Thịnh Incons, 2023) 108

Hình 6.6 Tổng lượng nước tiêu thụ tại đơn vị nhà thầu 1 (Đơn vị: m3) (HưngThịnh Incons, 2023) 109

Hình 6.7 Tỷ lệ sự hài lòng của khách hàng năm 2021 (Đvt: %) 117

Hình 6.8 Quy trình quản lý rủi ro (Nguồn: Hòa Bình, 2022) 117

Hình 6.9 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng Doanh thu giai đoạn 2017-2021 119

Hình 6.10 ROA và ROE (2017-2022) (Đvt:%) (Hòa Bình, 2022) 120

Hình 6.11 So sánh tốc độ tăng trưởng Vốn lưu động bình quân và Doanh thu thuầngiai đoạn 2017 - 2021 (ĐVT: tỷ đồng) (Hòa Bình, 2022) 120

Hình 6.12 Khả năng thanh toán của Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2021 (ĐVT: lần)(Nguồn: Hòa Bình, 2022) 121

Trang 13

Hình 6.13 Cơ cấu nhân sự theo cấp bậc năm 2021 (ĐVT: Người) (Hòa Bình, 2022) 122Hình 6.14 Tình hình nhân sự trong 3 năm giai đoạn 2019-2021 (ĐVT: Người)(Hòa Bình, 2022) 123Hình 6.15 Quy trình xử lý nước thải tại công trường 127Hình 6.16 Bảng tổng hợp khối lượng sử dụng vật liệu tại các dự án giai đoạn 2019-2021 (Nguồn: Hòa Bình, 2022) 129

Trang 14

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các mô hình trưởng thành được ứng dụng trong ngành xây dựng

(Jayanetti, Perera and Waidyasekara, 2022) 10

Bảng 2.2 Một số nghiên cứu về mô hình trưởng thành trên Thế giới 13

Bảng 2.3 Các nghiên cứu về PTBV trong ngành xây dựng 15

Bảng 3.1 Chuyên gia/ người có kinh nghiệm 22

Bảng 3.2 Công cụ nghiên cứu 23

Bảng 3.3 Bảng giá trị hệ số ∝ và đánh giá thang đo tương ứng 25

Bảng 3.4 Ma trận biểu diễn mức độ ưu tiên của các yếu tố 27

Bảng 3.5 Ma trận biểu diễn trọng số tương quan của các cặp yếu tố 27

Bảng 3.6 Ma trận biểu diễn trọng số của các tiêu chí 28

Bảng 3.7 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét theo (Saaty,1980) 29

Bảng 3.8 Mẫu biểu lấy ý kiến chuyên gia về mô hình trưởng thành dự kiến (Salah,Paige and Cairns, 2014) 29

Bảng 3.9 Bảng tổng hợp các tiêu chí chính và phụ ảnh hưởng đến sự phát triển bềnvững của các nhà thầu chính tại Việt Nam 32

Bảng 4.1 Bảng kết quả thu thập số liệu khảo sát 41

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp kết quả kinh nghiệm trong ngành xây dựng của ngườitham gia khảo sát……… 41

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp kết quả vị trí công tác của người tham gia khảo sát 42

Bảng 4.4 Bảng tổng hợp kết quả loại dự án của người tham gia khảo sát 42

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp kết quả quy mô dự án của người tham gia khảo sát 43

Bảng 4.6 Bảng tổng hợp kết quả về Ban quản lý PTBV tại Doanh nghiệp của ngườitham gia khảo sát 44

Bảng 4.7 Bảng tổng hợp kết quả Sự hiểu biết về PTBV của người tham gia khảo sát 44

Bảng 4.8 Bảng hệ số Cronbach's Alpha cho nhóm tiêu chí Quản trị Doanh nghiệp 45

Bảng 4.9 Bảng hệ số Cronbach's Alpha cho nhóm tiêu chí Kinh tế 45

Trang 15

Bảng 4.10 Bảng hệ số Cronbach's Alpha cho nhóm tiêu chí Xã hội 46

Bảng 4.11 Bảng hệ số Cronbach's Alpha cho nhóm tiêu chí Môi trường 46

Bảng 4.12 Bảng kết quả thông kê mô tả 47

Bảng 4.13 Bảng kết quả các lần phân tích nhân tố 50

Bảng 4.14 Bảng kết quả phân tích nhân tố 51

Bảng 5.1 Bảng kết quả đánh giá mô hình dự kiến (n=10) 59

Bảng 5.2 Mô hình trưởng thành nhóm tiêu chí Quản trị Doanh nghiệp 61

Bảng 5.3 Mô hình trưởng thành nhóm tiêu chí Hoạt động kinh doanh 66

Bảng 5.4 Mô hình trưởng thành nhóm tiêu chí Xã hội 73

Bảng 5.5 Mô hình trưởng thành nhóm tiêu chí Môi trường 79

Bảng 5.6 Kết quả đánh giá trọng số các tiêu chí chính 85

Bảng 5.7 Kết quả đánh giá trọng số các tiêu chí phụ 85

Bảng 5.8 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá trọng số các tiêu chí chính và phụ 87

Bảng 5.9 Thang đo mức độ phát triển bền vững 91

Bảng 6.1 Bảng kết quả đánh giá mức độ bền vững của đơn vị nhà thầu 1 97

Bảng 6.2 Bảng điểm đánh giá sự phát triển bền vững của đơn vị nhà thầu 2 112

Bảng 6.3 Tổng hợp khối lượng nước và chất thải từ các dự án của Nhà thầu giaiđoạn 2019-2021 (ĐVT: m3) (Hòa Bình, 2022) 127

Bảng 6.4 Bảng tổng hợp khối lượng năng lượng sử dụng tại các dự án giai đoạn2019-2021 (Hòa Bình, 2022) 128

Trang 16

CMMI Mô hình năng lực trưởng thành tích hợp

VCCI Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Phát triển bền vững (PTBV) đang là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xãhội Ở mỗi quốc gia và các khu vực trên thế giới đều xuất hiện các vấn đề như khanhiếm nhiên liệu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang gặp tình trạngđáng báo động, mất cân bằng sinh thái Bên cạnh đó là các vấn đề về kinh tế như sựchênh lệch giàu nghèo khiến cho việc tiếp cận các nguồn tài nguyên, dịch vụ y tế,giáo dục, mức sống không công bằng Từ những vấn đề còn tồn tại đó, PTBV trởthành yêu cầu, nhiệm vụ không chỉ riêng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà đó cònlà sự chung tay của từng cá nhân, từng tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới (Hải,2018) Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhậnđịnh, các doanh nghiệp hoạt động dựa trên mô hình quản trị bền vững có khả năngchịu đựng và kiên cường hơn các doanh nghiệp khác trong bối cảnh Covid-19 thựctế vừa diễn ra (Vi, 2020) Hiện nay, Việt Nam và các nước trên thế giới vẫn đangkhắc phục hậu quả do đại dịch Covid-19, lạm phát, căng thẳng về chính trị, chiếntranh xảy ra, sự phục hồi chậm của nền kinh tế và suy giảm nhu cầu tiêu dùng,…càng nhấn mạnh thêm rằng phát triển bền vững nên là một trong những mục tiêu dàihạn cho sự tồn tại và thành công của các doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa phát triển bền vững và ngành xây dựng là bền chặt Các tácđộng tiêu cực của các hoạt động xây dựng lên môi trường từ lượng khí thải carbon,ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nguồn nước và lượng rác thải xây dựng luôn là nhữngvấn đề được quan tâm hơn cả Thế nhưng cũng không thể phủ nhận được các tácđộng về mặt kinh tế và xã hội Là một trong những ngành có ảnh hưởng lớn đếnkinh tế nước nhà và sử dụng số lượng lớn nhân công, cụ thể, tốc độ tăng trưởng củangành xây dựng tại Việt Nam năm 2022 ước tính đạt 8-8,5% (Hiếu, 2022), với hơn7 triệu lao động đang hoạt động trong ngành và con số này được dự đoán có thể đạttới 12-13 triệu người vào năm 2030 ( Phong, 2020).

Các DN nói chung và các DN xây dựng, đặc biệt là nhà thầu xây dựng nóiriêng đóng vai trò là chủ thể quan trọng tác động không nhỏ tới mục tiêu phát triển

Trang 18

bền vững Tuy vậy, nhiều công ty chưa thực sự chú trọng trong việc nghiên cứu vàtập trung phát triển bền vững, có thể dễ dàng nhận thấy thông qua việc chỉ có số ítcác DN xây dựng thực hiện báo cáo Phát triển bền vững Báo cáo bền vững đượcđịnh nghĩa bởi Hội đồng doanh thế giới về Phát triển bền vững (World BusinessCouncil for Sustainable Development – WBCSD): “là những công bố, trách nhiệmmà DN phải chịu trước các bên liên quan đối với các hành động hướng tới phát triểnbền vững của mình trên các khía cạnh về kinh tế, môi trường và xã hội” (WBCSD,2003), cũng từ đây mà DN có cái nhìn tổng quan về chính họ, xác định được cácthiếu xót cần cải thiện Vào năm 2019, trên thế giới có 600 DN từ 65 quốc gia thựchiện Báo cáo bền vững, mà Châu Á chỉ chiếm 18% Hình 1.1 thể hiện tỉ lệ các DNphát hành Báo cáo bền vững tại các châu lục.

Hình 1.1 Tỷ lệ các DN tại các châu lục tham gia thực hiện Báo cáo PTBV(Nguồn: Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam, 2019)

Vào năm 2020, tại Việt Nam có khoảng 700.000 DN nhưng chỉ có 2.000 DN(2%) là thành viên của cộng đồng Doanh nghiệp và khoảng 100.000 DN (15%) tiếpcận được các thông tin về Phát triển bền vững (Vi, 2020) Còn theo báo cáo củaKPMG (2022) chỉ ra rằng, trong 100 DN hàng đầu tại Việt Nam chỉ có 8% DNthuộc nhóm ngành xây dựng và vật liệu thực hiện báo cáo bền vững Có thể thấy,các doanh nghiệp xây dựng chỉ vừa tiếp cận tới PTBV và sẽ là điều khó khăn để cáccác chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được đầy đủ và toàn diện để áp dụng có hiệuquả cho doanh nghiệp của mình.

Trang 19

Từ những thực trạng được đề cập trên, nhằm thuận lợi trong xây dựng mô hìnhcó thể áp dụng được tại Việt Nam và đánh giá mô hình thông qua các Case studies,sau thời gian thu thập dữ liệu và lựa chọn, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp vớivai trò chủ lực là nhà thầu chính có những hoạt động thực hiện kinh doanh bền vữngnổi cũng như có đầy đủ số liệu nhằm phục phụ cho luận văn Do đó, luận văn sẽthực hiện xây dựng mô hình trưởng thành nhằm hỗ trợ đánh giá sự phát triển bềnvững của các nhà thầu chính tại Việt Nam.

Mô hình trưởng thành là cơ sở hệ thống đánh giá được trạng thái của một tổchức, cải thiện quy trình và khả năng quản lý quy trình kinh doanh của tổ chức(Röglinger, Pöppelbuß and Becker, 2012) Mô hình trưởng thành (Maturity model)đánh giá sự phát triển bền vững của các nhà thầu chính tại Việt Nam sẽ là công cụgiúp chủ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đánh giá vị trí hiện tại của bản thânDN trong công cuộc định hướng PTBV, từ đó có những cải tiến nhằm đạt được mụctiêu phát triển bền vững cao hơn Ngoài ra đối với các đơn vị nhà thầu chính đangbước đầu tiếp cận, mô hình sẽ là những gợi ý giúp cho nhà thầu có thể cân nhắc ápdụng phù hợp với tình hình thực tế tại Doanh nghiệp.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

(1) Xây dựng mô hình trưởng thành phát triển bền vững cho các nhà thầu xâydựng tại Việt Nam.

(2) Ứng dụng mô hình để đánh giá mức độ bền vững vào các đơn vị nhà thầuchính tại Việt Nam

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mô hình trưởng thành phát triển bền vững cho cácnhà thầu chính tại Việt Nam.

Trang 20

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1 Giới thiệu chương

Trong Chương 2, tác giả sẽ giới thiệu các khái niệm được sử dụng trong Luậnvăn và tổng quan các NC trước đây về nội dung và các hạn chế cũng như thành quảnghiên cứu Các nội dung này sẽ cung cấp đồng thời một cơ sở lý thuyết và các kếthừa kết quả của các NC trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu của Luậnvăn.

2.2 Các khái niệm

2.2.1 Phát triên bền vững

“Vào năm 1980, khái niệm về phát triển bền vững được phát biểu trong bản“Chiến lược bảo tồn thế giới” với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không thểchỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu củaxã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.

Vào năm 1987, khái niệm PTBV được định nghĩa rõ ràng hơn trong Báo cáo“Tương lai chung của chúng ta”, Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển củaLiên hợp quốc đã nêu ra rằng sự PTBV là“sự phát triển mà vừa có thể đáp ứng đượccác nhu cầu hiện tại của chúng ta, nhưng đồng thời cũng không làm tổn hại đến việcđáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai sau này.”

“Các quan điểm trên đều chỉ ra rằng việc phát triển cần gắn liền với việc sửdụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao môi trường sống của conngười, bảo đảm sự phát triển, nhu cầu đồng thời của hiện tại và tương lai.”

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức vàonăm 1992, sau được bổ sung và hoàn chỉnh tại Hội nghị Thưởng đỉnh thế giới vềPhát triển bền vững được diễn ra tại Johannesburg vào năm 2002 đã khẳng địnhrằng:“Phát triển bền vững là quá trình phát triển chặt chẽ và hài hòa giữa 3 yếu tốsau (Rogall G, 2009):

“Thứ nhất là sự phát triển về kinh tế;

Thứ hai là xã hội tiến bộ, công bằng, xóa đói giảm nghèo và khắc phục đượctình trạng việc làm cho người dân;

Trang 21

Thứ ba là bảo vệ môi trường, khắc phục, phục hồi về chất lượng môi trường,khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn nạn chặt phá rừng, phòngchống cháy rừng.”

2.2.2 Mục tiêu của phát triển bền vững

“Quan điểm phát triển bền vững bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản được tuyên bốtại Hội nghị thưởng đỉnh của thế giới về môi trường và Phát triển tổ chức tại Rio deJanero (Brazil) vào năm 1992 Tại đây các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môitrường cùng các nhà chính trị đã thống nhất coi PTBV là trách nhiệm chung của cácquốc gia trên thế giới, của nhân loại.

Sau đó tại hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra vào tháng 9 năm 2000,189 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc tại cuộc Hội nghị đã cùng nhất trí phấn đấuđạt được 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MDGs (Millenium DevelopmentGoals).

Tiếp theo đó vào năm 2015, Các nước thành viên Liên Hợp Quốc đã thôngqua các mục tiêu phát triển bền vững SDGs (Sustainable Development Goals) nhằmkêu gọi hành động cùng chung tay xóa đói giảm nghèo, bảo đảm mọi người đượcsống trong hòa bình, bảo vệ trái đất đến năm 2030 SDGs bao gồm 17 mục tiêu, 169mục tiêu cụ thể và có 232 tiêu chí Dựa vào SDGs mà từng quốc gia sẽ tự chủ độngchuyển đổi các mục tiêu sao cho phù hợp với bối cảnh và trình độ phát triển ở mỗiquốc gia.

Tại Việt Nam, phát triển nhanh và bền vững được Đảng và Nhà nước xem lànhiệm vụ trọng tâm Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục mục tiêu pháttriển bền vững 2030 vào năm 2019, bao gồm 17 mục tiêu chung và 119 mục tiêu cụthể được thể hiện tại Hình 2.1 Và đối với từng lĩnh vực hoạt động mà các mục tiêu,tiêu chí được linh động áp dụng.”

Trang 22

Hình 2.1 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của thế giới và Việt Nam cho giai đoạn2015 – 2030 (Nguồn: Genesis School, 2021)

2.2.3 Xây dựng bền vững

Theo Kibert (1994), xây dựng bền vững tập trung vào tạo ra một môi trườngxây dựng bền vững tuân thủ theo 6 nguyên tắc: (1) Giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên;(2) Tối đa hóa việc tái sử dụng tài nguyên; (3) Sử dụng năng lượng tái tạo hoặc táichế tài nguyên; (4) Bảo vệ môi trường tự nhiên; (5) Tạo ra một môi trường lànhmạnh, môi trường không độc hại; (6) Theo đuổi chất lượng trong việc tạo ra môitrường xây dựng.”

“Xây dựng bền vững hay thực hiện bền vững trong ngành xây dựng là“sự tíchhợp các nguyên tắc bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế vào trong chiến lượcvà hành động thực tế của DN, bao gồm các hoạt động từ khai thác, quy hoạch, thiếtkế và xây dựng các dự án nhà ở, cơ sở hạ tầng cho tới dỡ bỏ và quản lý chất thải xâydựng”(Tan, Shen and Yao, 2011).

Một doanh nghiệp được xem là bền vững chỉ khi đạt được mức hiệu quả tronghoạt động ở cả 3 khía cạnh Kinh tế, Xã hội và Môi trường (Afzal, Lim and Prasad,2017) Có nhiều lợi ích cho các nhà thầu khi thực hiện Xây dựng bền vững Chẳnghạn khi quản trị Doanh nghiệp tốt về các vấn đề môi trường và xã hội, các doanhnghiệp xây dựng có thể đồng thời tăng giá trị cổ đông và nâng cao danh tiếngDoanh nghiệp (Tan, Shen and Yao, 2011; Tan et al., 2015, 2020) Hay theoRobinson và cộng sự (2006) chỉ ra rằng, thực hiện các biện pháp bền vững trong

Trang 23

ngành xây dựng sẽ tạo một số lợi thế cạnh tranh cho các nhà thầu Cụ thể, chi phíđược tiết kiệm thông qua việc giảm lượng chất thải xây dựng; lập và thực hiện cáckế hoạch giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh sẽ có thể cải thiện được antoàn và sức khỏe của người lao động; và tăng doanh thu khi cải thiện các hoạt độnghiệu quả các hoạt động bền vững trên thị trường (Tan et al., 2020) Từ những lợi íchđó, việc thiết lập các hoạt động bền vững tại các đơn vị nhà thầu xây dựng tại ViệtNam là cần thiết Trên thế giới, nhiều tập đoàn xây dựng lớn như HyundaiEngineering & Construction Co Ltd., Daelim Industrial Co Ltd., ACCIONA,… vàtại Việt Nam, các nhà thầu tham gia chủ yếu với vai trò nhà thầu chính như nhưCông ty cổ phần (CTCP) Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, CTCP Xây dựngCoteccons… đã và đang thực hiện nhiều chiến lược bền vững khác nhau nhằm cảithiện hiệu suất bền vững của doanh nghiệp.

2.2.4 Các tiêu chí ảnh hưởng tới hiệu suất bền vững của nhà thầu xây dựngTheo Shen và cộng sự (2011) chỉ ra rằng, hiệu quả thực hiện bền vững doanhnghiệp được đánh giá tại bốn khía cạnh: Quản trị, Kinh tế, Xã hội và Môi trường.

Ở khía cạnh Quản trị, Jerónimo Silvestre và cộng sự (2015) xác định tiêu chí“Chứng nhận hệ thống quản lý” như Bộ tiêu chuẩn ISO 1400,… là một phươngpháp hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động bền vững được đúc kết sau khi khảo sát 85công ty Hay Linnenluecke and Griffiths (2010) đề xuất phương pháp “Văn hóadoanh nghiệp và các giá trị chung” sẽ tăng cường sự phối hợp, động lực làm việc vàsự liên kết các mục tiêu giữa các nhân sự trong tổ chức Robinson và cộng sự (2006)nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp “Quản lý tri thức”, theo đó, việc tạo ravà chia sẻ kiến thức sẽ củng cố hiệu suất học tập của một tổ chức.

Tại khía cạnh Kinh tế, Rao và Holt (2005) chỉ ra tiêu chí “Quản trị chuỗi cungứng” sẽ giúp cải thiện hiệu quả kinh tế Hay theo Sherwin, Medal và Lapp (2016),tiêu chí “Quản lý chi phí chủ động” sẽ giúp Doanh nghiệp đánh giá và so sánh chiphí của từng kế hoạch tiềm năng trước để giảm chi phí và tăng lợi nhuận của dự án.

Về góc độ Xã hội, “đóng góp xã hội” thông qua quyên góp, tạo cơ hội việclàm tại địa phương,…sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng và khả năng cạnh

Trang 24

Liên quan tới Môi trường, một số tiêu chí được đề xuất như “Bảo vệ đa dạngsinh học” các vùng đất ngập nước, tài nguyên nước, các loài động, thực vật, rừnggiúp Doanh nghiệp thỏa mãn quy định pháp luật và bảo vệ được danh tiếng, từ đótăng doanh thu cho công ty (Boiral and Heras-Saizarbitoria, 2017) Theo Kristina,Ahmad và Pratama (2014) thì tiêu chí “Quản lý chất thải” hiệu quả khi“tuân thủ 3R(Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế) bao gồm tăng cường tái chế, tái sử dụng và giảmthiểu chất thải để giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời sử dụng chất thải vô cơ vàhữu cơ làm tài nguyên.”

Ngoài ra, các bộ chỉ số đánh giá hiệu quả phát triển bền vững cũng được xâydựng nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp như Chỉ số bền vững Dow Jones (DJSI),ISO26000 và Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) Tại Việt Nam, VCCI cũng xâydựng bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI 2023), gồm 130 câu hỏi chia làm 5phần: Tổng quan doanh nghiệp; Kết quả hoạt động kinh tế - môi trường – lao đông,xã hội chính; Chỉ số Quản trị; Chỉ số Môi trường; và Chỉ số Lao động – Xã hội TạiViệt Nam, đa phần các nhà thầu xây dựng chính thực hiện báo cáo bền vững dựatrên đối chiếu với Tiêu chuẩn lập Báo cáo Phát triển bền vững GRI (Tiêu chuẩnGRI), tiêu biểu như Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Công ty Cổ phần Hưng ThịnhIncons,… Thông qua báo cáo bền vững, Doanh nghiệp có thể vừa rà soát đượcchiến lược PTBV, vừa đánh giá các hoạt động kinh doanh của mình, có được tầmnhìn tổng quát, xác định được các mục tiêu chính yếu trong lĩnh vực của tổ chức,đảm bảo đáp ứng được lợi ích của các bên liên quan, thực hiện đánh giá và theo dõicó hệ thống hiệu quả thực hiện các nguyên tắc bền vững vào hoạt động kinh doanhcủa Doanh nghiệp.

2.2.5 Mô hình trưởng thành - Maturity Model (MM)

Theo từ điển tiếng Việt,“trưởng thành được định nghĩa là sự phát triển tươngđối hoàn chỉnh ở mọi mặt của một người, một cái cây,… và ngày nay còn áp dụngcho một DN hoặc thậm chí là một quy tắc.”Mô hình trưởng thành là một công cụvới tập hợp các yếu tố được mô tả theo từng mức độ trưởng thành nhằm hướng tớicải tiến từ quy trình chưa trưởng thành đến quy trình trưởng thành hiệu quả(Facchini et al., 2020) Mô hình được xây dựng với mục đích cải thiện quy trình và

Trang 25

khả năng quản lý quy trình kinh doanh của tổ chức (Röglinger, Pöppelbuß andBecker, 2012).

Vào năm 1993, Viện Kỹ thuật phần mềm (SEI) của Đại học Carnegie –Mellon đề xuất ý tưởng mô hình trưởng thành khả năng (Capability Maturity Model– CMM) lần đầu được phổ biến rộng rải nhằm đánh giá năng lực của các công ty vềIT (Paulk et al., 1993) Với 5 mức độ phát triển bao gồm:

- Mức độ trưởng thành 1 - Khởi đầu:”Ở mức độ này của mô hình chưa yêucầu một mục tiêu cụ thể nào Đây được coi là mức độ mà mọi doanh nghiệp, cánhân đều có thể đạt được.”

- Mức độ trưởng thành 2 - Lặp lại:”Trước khi dự án bắt đầu, kế hoạch và hànhđộng cụ thể của dự án sẽ được thực hiện, tuân theo quy tắc đã hoạch định, kết quảcủa dự án sẽ được đánh giá và cải thiện.”

- Mức độ trưởng thành 3 - Xác định:”Ở mức độ này DN cần đạt được sự quảnlý về cả dự án và tổ chức, các quy trình được tiêu chuẩn hóa và sẽ được thực hiệntuân thủ trong tất cả các dự án của DN.”

- Mức độ trưởng thành 4 - Được quản lý:”Quy trình thực hiện được kiểm soátvà có sự đo lường về hiệu quả đáp ứng công việc, chuẩn hóa phát triển các kỹ năngvà năng lực cốt lõi.”

- Mức độ trưởng thành 5 - Tối ưu hóa:”DN có sự cải tiến liên tục trong cáchoạt động của mình, tìm kiếm phương pháp đổi mới nhằm nâng cao năng lực làmviệc, hỗ trợ các cá nhân phát triển Tại mức trưởng thành này, DN và dự án nhắmtới sự hoàn thiện trong quá trình kinh doanh.”

2.2.6 Các mô hình trưởng thành trong xây dựng

Các DN xây dựng nói chung và nhà thầu thi công nói riêng cần có sự đánh giáđúng vị trí của mình để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, nhận thứcđược những khía cạnh nào cần phải cải tiến để có thể đạt được hiệu suất mà DN đềra.

Mô hình trưởng thành cung cấp cho các DN xây dựng một công cụ mạnh mẽ,giúp họ có được khả năng tiến hành các chiếc lược tổ chức của mình (Terouhid and

Trang 26

ngành xây dựng giúp cho việc tối ưu quy trình lập kế hoạch và xây dựng, vì mức độtrưởng thành của các quy trình được thực hiện ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượngcủa các công trình xây dựng.

Trong suốt các thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển những môhình trưởng thành ứng dụng trong ngành công nghiệp xây dựng Bảng 2.1 thể hiệncác mô hình trưởng thành được ứng dụng trong ngành xây dựng.

Bảng 2.1 Các mô hình trưởng thành được ứng dụng trong ngành xây dựng(Jayanetti, Perera and Waidyasekara, 2022)

1 Mô hình năng lực trưởng thành

(Herbsleb andGoldenson, 1996)2 Mô hình năng lực trưởng thành tích hợp

(Capability Maturity Model Integrated) CMMI

(Software EngineeringInstitute, 2006)3 Mô hình trưởng thành quản lý dự án

(Project Management Maturity Model) PMMM

(Rayner and Reiss,2001)

5 Mô hình trưởng thành quản lý sự thay đổi

(Change Management Maturity Model) CM3

(Creasey and Taylor,2007)

Mô hình trưởng thành quy trình quản lýdự án (Project Management ProcessMaturity Model)

PM2 (Kwak and Ibbs, 2002)

Mô hình trưởng thành quản lý danh mụcđầu tư, chương trình và dự án (Portfolio,Programme and Project)

P3M3 (Sowden, Hinley andClarke, 2010)

Trang 27

STT Tên mô hình Kí hiệu Nguồn tài liệu

Cải tiến quy trình chuẩn hóa cho DN xâydựng (Standardised Process Improvementfor Construction Enterprises)

SPICE (Finnemore et al.,2002)

Mô hình trưởng thành chuỗi cung ứngxây dựng (Construction supply chainmaturity model)

(Vaidyanathan andHowell, 2007)

Mô hình trưởng thành đánh giá mối quanhệ chuỗi cung ứng xây dựng (MaturityModel for Construction Supply ChainRelationships)

SCM (Meng, Sun and Jones,2011)

Các mô hình trên đã được ứng dụng trong ngành xây dựng với các mục đíchkhác nhau, cụ thể: Với các mô hình như PMMM, OPM3 PM2, SPICE, P3M3 đượcsử dụng trong quản lý dự án; mô hình CSCMM được ứng dụng nhằm cải thiện antoàn; SCM là công cụ đo lường sự trưởng thành của chuỗi cung ứng; và CM3 là môhình trưởng thành quản lý sự thay đổi trong doanh nghiệp Mô hình CMMI được sửdụng nhằm hỗ trợ tích hợp và phát triển toàn diện hơn các quy trình quản lý và pháttriển sản phẩm, có khả năng đáp ứng đủ các yêu cầu của ngành xây dựng hay cácdoanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp trên So với mô hình CMMI được mở rộngvà hoàn thiện hơn CMM, thế nhưng với các lý do sau mà tác giả lựa chọn Mô hìnhTrưởng thành năng lực (CMM) để xây dựng mô hình, cụ thể là theo cấu trúc liêntục:

- Chủ thể đánh giá chính là các đơn vị nhà thầu chính và xây dựng là hoạt độngkinh doanh chủ yếu, vậy nên mô hình CMM đủ khả năng đáp ứng được các yêu cầuđánh giá và cải thiện đối với các tổ chức không hoạt động trong nhiều lĩnh vực,ngành nghề, khác với mô hình CMMI có thể tích hợp được đa dạng Điều này giúpmô hình đơn giản hơn và đáp ứng được chính xác vào mục tiêu chính là quản lý xâydựng.

Trang 28

- CMM tối giản hơn trong quá trình triển khai, đánh giá so với mô hình còn lại,đồng thời khả năng đáp ứng khi nguồn lực có hạn nhưng vẫn đạt được hiệu quả củamô hình CMM sẽ thích hợp trong thực hiện nghiên cứu luận văn.

2.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trong suốt các thập kỷ qua, các công trình nghiên cứu về phát triển bền vữngvà mô hình trưởng thành đánh phát triển bền vững được các nhà nghiên cứu đặc biệtquan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng Mô hình trưởng thành ban đầu đượcxây dựng nhằm phục vụ cho sự phát triển của quy trình phần mềm, sau được lầnđầu ứng dụng cho ngành xây dựng với mô hình SPICE được xây dựng dựa trên môhình CMM Theo thời gian, các mô hình được nghiên cứu được thể hiện tại Bảng2.2 nhằm phục vụ cho các chủ đề khác nhau trong ngành xây dựng.

Cùng với đó là sự thay đổi tư duy trong quản trị Doanh nghiệp, khi mà theothời gian, các nhà lãnh đạo bắt kịp xu hướng phát triển bền vững và từ từ đưa cácnguyên tắc bền vững vào trong các chiến lược cũng như quy trình quản trị các hoạtđộng của DN mình Một số nghiên cứu về phát triển bền vững trong ngành xâydựng được thể hiện tại Bảng 2.3 Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu tập trung vàokhía cạnh quản lý dự án hoặc nghiên cứu về sự tương quan giữa các hoạt động trongngành xây dựng với riêng biệt hoặc cả ba trụ cột bền vững theo khái niệm TripleBottom Line: Kinh tế, Xã hội và Môi trường Do đó mà số ít quan tâm tới khía cạnhdoanh nghiệp trong ngành xây dựng, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về mô hìnhtrưởng thành tập trung vào sự phát triển bền vững cho các đơn vị nhà thầu chính.

Trang 29

Bảng 2.2 Một số nghiên cứu về mô hình trưởng thành trên Thế giới

Tên đề tàinghiêncứu/bài báo

Constructionsupply chain

Vaidyanathan, K., &Howell, G.

Tác giả trình bày khái niệm về“sự trưởng thành của môhình chuỗi cung ứng xây dựng với mục tiêu cung cấpđược một lộ trình nhằm tạo ra sự xuất sắc trong hoạtđộng, từ đó các công ty thấy được những lợi ích trongviệc cải thiện hiệu suất Bên cạnh đó là khả năng đánhgiá vị trí hiện tại của công ty theo khung trưởng thành vàbiết phải làm gì để đạt được mức trưởng thành cao hơn.”

Mô hìnhtrưởng thành

được xâydựng để đánh

giá tiêu chíquản trị chuỗi

cung ứng.

Maturitymodel forsupply chainrelationships

Meng, X.,Sun, M., &

Jones, M.

Tác giả chỉ ra tầm quan trọng của quản lý chuỗi cungứng trong ngành xây dựng hiện nay DN xây dựng đánhgiá được mối quan hệ hiện tại của họ và xác định đượcmục tiêu chính cần cải thiện hơn trong mối quan hệ cungứng Điều này sẽ làm hiệu suất được cải thiện thông quagiảm chi phí xung đột và tăng cơ hội làm việc.

Mô hìnhtrưởng thành

được xâydựng để đánh

giá tiêu chíquản trị chuỗi

cung ứng.

(Meng,Sun andJones,2011)

Trang 30

Tên đề tàinghiêncứu/bài báo

maturityintegratedmodel for

programs inChina

Jia, G.,Chen, Y.,

Xue, X.,Chen, J.,Cao, J., &

Tang, K.

“Mô hình trình bày khái niệm và phát triển mô hìnhtrưởng thành tích hợp quản lý dự án DN cho các chươngtrình xây dựng quy mô lớn (PMOMIM-MCPs) Mô hìnhgồm 2 mô hình con: Mô hình con quản lý tổ chức (OMS)và Mô hình con quản lý quy trình (PMS) OMS giúp chủthể DN đánh giá được sự trưởng thành trong quản lý tổchức từ cơ cấu tổ chức, văn hóa DN, công nghệ dự trữ vànguồn nhân lực PMS đánh giá sự trưởng thành từ mộtvòng đời quy trình nhóm và lĩnh vực kiến thức.”

dụng với cácdự án vừa vànhỏ Mô hìnhđánh giá tậptrung vào tiêuchí quản trịvề tri thức.

(Jia etal.,2011)

ArriagadaD, R E.,& Alarcón

C, L F.

Nghiên cứu chỉ ra rằng quản lý tri thức là một phươngthức cạnh tranh có hiệu quả trong công ty xây dựng Tácgiả đã đề xuất một mô hình thiết kế các chiến lược đểquản lý tri thức từ các phân tích trong mạng xã hội cộng

Trang 31

Tên đề tàinghiêncứu/bài báo

model inconstruction

tác, bao gồm các ứng dụng của chúng trong các dự áncủa nhiều công ty xây dựng.”

đánh giá tiêuchí Quản trịtri thức.

safetymaturity ofconstruction

Karakhan,A A.,Rajendran,

, J., &Nnaji, C

Nghiên cứu chỉ ra“tầm quan trọng trong việc đánh giákhả năng an toàn của nhà thầu trước khi giao thầu sẽgiúp nâng cao được hiệu quả hoạt động của dự án, đạtđược kết quả cao hơn về an toàn, chất lượng, chi phí vàtiến độ Tác giả thông qua các yếu tố đánh giá và cácphương pháp quyết định đã đề xuất mô hình trưởngthành đánh giá mức độ an toàn của nhà thầu.”

trưởng thành

dựng để đánhgiá tiêu chíquản lý antoàn lao độngcủa các nhàthầu tại ViệtNam

(Karakhan et al.,

Bảng 2.3 Các nghiên cứu về PTBV trong ngành xây dựng

Trang 32

STT Tên đề tài nghiên

Attitudes ofaustralianconstructionorganisations

Nghiên cứu chứng minh được quản lý theohướng bền vững giúp tăng khả năng cạnh tranhcủa DN xây dựng và để đạt được các mục tiêubền vững lâu dài cần có sự đào tạo, thay đổihành vi các cá nhân và tổ chức.

NC tập trung vàotiêu chí hành vi của

nhân sự trong tổchức để hướng tới

sự bền vững.Không xây dựng

mô hình trưởngthành.

Balancedsustainableimplementation in

the constructionindustry:The perspective of

WookWhang,Sangyong Kim

Seoung-Nghiên cứu xếp hạng tầm quan trọng và đưa ragiá trị hiệu suất của các yếu tố xây dựng bềnvững dựa trên quan điểm của nhà thầu HànQuốc Tác giả chỉ ra rằng, để pháp triển bềnvững thành công cần cân bằng các yếu tố quantrọng và chiếm hiệu suất cao trong 3 vấn đề bềnvững: Môi trường, Kinh tế và Xã hội.

Nghiên cứu đượcthực hiện tại HànQuốc, có sự khácbiệt với Việt Nam,đồng thời chưa xem

xét tới quản trịdoanh nghiệp bền

(WhangandKim,2015)

Trang 33

cứu/bài báo

TowardsSustainability in

the ChineseConstruction

Industry: ATransition

Nghiên cứu thựchiện đánh giá các

DN xây dựngTrung Quốc, khôngnghiên cứu mô hình

trưởng thành

(Chang,2017)

Trang 34

2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước

Các mô hình trưởng thành ban đầu được đề xuất nhằm phục vụ cho các doanhnghiệp phần mềm nhằm giúp các DN kiểm soát được quy trình phát triển và bảodưỡng phần mềm, đồng thời có phương hướng để phát triển, cải tiến và quản lý tốthơn trong tương lai Do đó các nghiên cứu trong nước chủ yếu được thực hiện ởlĩnh vực quản lý phần mềm, một số nghiên cứu như:

- Quản lý quy trình phần mềm theo mô hình trưởng thành khả năng CMM (Toàn, 2003)

SW Mô hình trưởng thành khả năng, mô hình trưởng thành tái sử dụng và ápdụng thực tiễn trong hoạt động sản xuất phần mềm tại công ty CT-IN (Nam,2007)

- Ứng dụng mô hình trưởng thành cho đô thị thông minh ở việt nam (VânAnh và Kiên, 2019)

Mô hình trưởng thành trong các nghiên cứu trong nước tại lĩnh vực xây dựngchưa thực sự được quan tâm Thế nhưng những nghiên cứu trước đây trên thế giớicho thấy rằng, mô hình trưởng thành là một công cụ có thể áp dụng ở các lĩnh vựcquản lý khác nhau như quản lý quy trình doanh nghiệp, quản lý dự án, tri thức, rủiro, mà ngành xây dựng đã và đang thực hiện.

Bên cạnh đó, phát triển bền vững đang là xu hướng phát triển, đặc biệt khi đạidịch Covid-19 vừa tạo ra các tác động không nhỏ tới các khía cạnh kinh tế và xã hộitại Việt Nam và các nước trên thế giới Để tăng khả năng tồn tại lâu dài, các doanhnghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi tư duy rõ rệt, chuyển dần từ “kinh doanh vì lợinhuận” sang kinh doanh có trách nhiệm Chính phủ đồng thời có những chính sáchkhuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh bền vững, tạo công ănviệc làm, nâng cao mức sống cho người lao động, bảo vệ môi trường và có các hànhđộng cải thiện và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam (HL, 2022).

Một số nghiên cứu trong nước liên quan đến đánh giá mức độ phát triển bềnvững tại các doanh nghiệp có thể kể đến như:

Trang 35

- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững của doanh nghiệp vừa và nhỏtại Việt Nam (Doang và Đại, 2015);

- Xây dựng thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp (Đàn, 2012);

- Quản trị văn hóa doanh nghệp để phát triển bền vững hệ thống doanhnghiệp Việt Nam (Đỗ Minh Cương, 2016);

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững doanhnghiệp Việt Nam (Vi, 2012)

Từ các nghiên cứu trên có thể thấy rằng chưa có nghiên cứu nào về doanhnghiệp PTBV trong lĩnh vực xây dựng cũng như đơn vị nhà thầu xây dựng chính.

Do vậy mô hình trưởng thành đánh giá mức độ phát triển bền vững sẽ là mộtcông cụ cần thiết đối với các nhà thầu chính để không đứng ngoài xu thế phát triển.Với nhà thầu chính đã có những bước đầu tiếp xúc hay đã có các chính sách PTBV,bên cạnh việc đánh giá được vị trí hiện tại của doanh nghiệp mình đang ở đâu trongthang đo phát triển bền vững mà còn nắm được các thiếu sót cần cải thiện để đạtđược các mức độ cao hơn Còn với nhà thầu chính chưa có sự tìm hiểu về PTBV,bài luận văn là cơ sở giúp nhà thầu hình dung được câu trả lời cho câu hỏi vì saocần PTBV và đâu là những tiêu chí giúp cho Doanh nghiệp tiếp cận PTBV và dầncó những bước tiến cao hơn trong thang đo phát triển bền vững.

Trang 36

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu chương

Chương 3 bao gồm lý thuyết các phương pháp NC và quá trình thu thập dữ liệu.Trong chương này, các phương pháp NC liên quan sẽ được trình bày cụ thể baogồm phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp AHP Ngoài ra, chương cũng sẽtrình bày quá trình thu thập dữ liệu gồm 2 giai đoạn nhằm xác định các nhân tố ảnhhưởng đến sự phát triển bền vững của các nhà thầu chính tại Việt Nam để từ đó xâydựng mô hình trưởng thành.

Giai đoạn 1 là quá trình thu thập dữ liệu liên quan đến các tiêu chí ảnh hưởngđến sự phát triển bền vững của các nhà thầu chính tại Việt Nam Giai đoạn 2 là quátrình thu thập dữ liệu từ việc thực hiện các so sánh để thực hiện tính toán khi sửdụng phương pháp AHP.

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu áp dụng: thu thập tài liệu, hỏi ý kiến chuyên gia vàkhảo sát bảng câu hỏi.

Thông qua bước thu thập dữ liệu từ các tài liệu nghiên cứu liên quan đến môhình trưởng thành đã có, mô hình trưởng thành phát triển bền vững trong và ngoàinước, các báo cáo phát triển bền vững của các nhà thầu chính tại Việt Nam nhằmxác định và tổng hợp các yếu tố chính và phụ, các mô tả tương ứng theo từng mứcđộ trưởng thành tác động đến sự phát triển bền vững của nhà thầu chính Từ đây,mô hình trưởng thành được xây dựng.

Mô hình đề xuất được đánh giá thông qua phỏng vấn chuyên gia để xác nhậnvà bổ sung các tiêu chí Phỏng vấn được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp,qua điện thoại,

Mô hình sẽ được áp dụng thực tế thông qua áp dụng vào 2 đơn vị nhà thầuchính đang áp dụng các nguyên tắc bền vững vào công tác quản trị cũng như cáchoạt động kinh doanh của DN nhằm kiểm tra mức độ hoàn thiện và khả năng baoquát của mô hình.

Trang 37

3.3 Qui trình thực hiện nghiên cứu

BCH đạt yêu cầu

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên cứu Chọn mô hình trưởng thành phù hợpXác định các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên

Thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ (BCH)

Khảo sát trực tiếp ý kiến chuyên gia

Đánh giá và phân tích kết quả

Đánh giá và áp dụng mô hình vào Case studies (Trường hợp nghiên cứu)Đánh giá của chuyên gia về mô hình

Phân tích nhân tố khám pháXây dựng mô hình trưởng thành dự kiến

Tham khảo sách, báo, nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam

Thực hiện khảo sát, tiến hành thu thập số liệu

Xử lý và phân tích số liệu

Đề xuất giải pháp và kết luậnKhông đạt

Hiệu chỉnh, sửa đổi

Mô hình trưởng thành đánh giá sự trưởng thành trong PTBV của nhà thầu chính

Hiệu chỉnh, sửa đổi

Không đạt

Phân tích thứ bậc AHP xây dựng thang đo đánh giáĐạt

Hình 3.1 Quy trình thực hiện3.4 Phân tích dữ liệu

3.4.1 Thu thập dữ liệu

Các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của nhà thầu chính được lựachọn từ các nghiên cứu và phân tích các bài báo trong và ngoài nước Sau khi tổnghợp, các yếu tố được sàng lọc lại bằng cách trao đổi ý kiến với 10 chuyên gia cókinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp phát triển bền vững và quản lý các cấp tạicác đơn vị nhà thầu chính tại Việt Nam tại bảng Bảng 3.1.

Trang 38

Bảng 3.1 Chuyên gia/ người có kinh nghiệm

Nhà thầu chính Giám đốc/ Phó Giám đốc; Trưởng

Đơn vị tư vấnPTBV

Giám đốc/ Phó Giám đốc/ Thành

3.4.2 Đối tượng khảo sát

Kích thước mẫu của khảo sát được tính bằng số lượng người đang trực tiếpcông tác tại các đơn vị nhà thầu chính và các đơn vị tư vấn PTBV tại Việt Nam, cụthể bao gồm các chuyên gia được đề cập trên bảng Bảng 3.1 có trên 10 năm kinhnghiệm trong ngành xây dựng, đang tại chức với vai trò là quản lý cấp cao tại cácđơn vị nhà thầu chính cũng như các đơn vị tư vấn về PTBV, họ có đủ kiến thức vàam hiểu về mọi hoạt động ngành xây dựng từ quản trị doanh nghiệp, hoạt động kinhdoanh, trách nhiệm môi trường và xã hội của nhà thầu chính; và các đối tượng khảosát đại trà đang công tác tại các đơn vị nhà thầu chính.

3.4.4 Kích thước mẫu

Ước lượng số lượng mẫu cần thu thập sẽ là cơ sở giúp cho công tác thu thậpdữ liệu sau này Tham khảo từ các nghiên cứu đã được thực hiện, việc xác định kíchthước mẫu sẽ dựa vào kinh nghiệm của của NC trước đó Số lượng mẫu sơ bộ có thểđược tính bằng từ 4-5 lần số lượng biến được sử dụng trong các phân tích nhân tố(Trọng and Ngọc, 2008) Còn theo Đạt (2020), số lượng mẫu/ số lượng biến cần đạttỷ lệ từ 1,7-4,0.

Trang 39

3.5 Công cụ nghiên cứu

Bảng 3.2 Công cụ nghiên cứu

Đánh giá thực trạng về pháttriển bền vững trong ngànhxây dựng và đơn vị nhà thầuchính tại Việt Nam

- Sách, báo, hội thảo, dự luật về phát triểnbền vững tại Việt Nam

- Thảo luận với cấp quản lý đơn vị nhàthầu chính

Xây dựng, xác định các tiêuchí chính và phụ đánh giámức độ PTBV của nhà thầuchính

- Tham khảo sách, báo, các nghiên cứutrước đây

- Ý kiến chuyên gia- Bảng câu hỏi3 Lựa chọn mô hình trưởng

5 Mô tả số liệu thu thập Thống kê mô tả sử dụng SPSS

6 Xếp hạng các tiêu chí Chỉ số trung bình (Mean): sử dụng SPSS7 Kiểm tra độ tin cây của thang

ANOVA: sử dụng SPSS8 Xác định các tiêu chí phù

9 Xây dựng mô hình dự kiến

- Mô hình trưởng thành CMM- Các đặc điểm tiêu chí tại Bảng 5

- Phân tích AHP xây dựng thang đo đánhgiá định lượng

10 Đánh giá mô hình - Đánh giá từ chuyên gia

Trang 40

STT Nội dung Công cụ nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả áp dụng thực tế môhình vào 2 đơn vị nhà thầu chính (Casestudies)

11 Kết luận

3.6 Phân tích dữ liệu3.6.1 Trị trung bình

Dựa vào bảng ý kiến của những người tham gia khảo sát để tính điểm trungbình cho mỗi yếu tổ Thông qua kết quả trị trung bình tính toán, xếp hạng sẽ tìm racác tiêu chí nào ảnh hưởng với mức độ cao đến sự phát triển bền vững của nhà thầuchính tại Việt Nam.

3.6.2 Kiểm tra dữ liệu và độ tin cây thang đo

Số liệu được thu thập cần được kiểm tra nhằm loại bỏ các sai sót trong quátrình phân tích dữ liệu Các câu trả lời ý kiến của những người tham gia cần tránhcác vấn đề sau: Loại bỏ các câu trả lời không có sự ngẫu nhiên, những người khônglà đối tượng mục tiêu của khảo sát, các đánh giá ở cùng một mức độ; Các bảng khảosát nếu thiếu một ít thông tin sẽ liên hệ với người tham gia khảo sát để bổ sung, vớilượng thông tin thiếu quá nhiều sẽ loại bỏ.

Tiếp theo sẽ sử dụng hệ số tương quan Cronbach’s Alpha để kiểm tra sơ bộ độtin cậy của thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha để biết các biến có liên kết với nhauhay không, thế nhưng không thể loại bỏ được các biến không phù hợp Mức giá trịcủa hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá thang đo tương ứng được các nhà nghiêncứu trước đây chấp nhận tại Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Bảng giá trị hệ số ∝ và đánh giá thang đo tương ứng

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan