Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài hơn một năm với những mục đích kh
Mục đích nghiên cứu
Tìm ra được giải pháp, chiến lược phát triển du lịch nội địa ở Công Ty TNHH Biểu Tượng Du Lịch.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Là phương pháp phân tích một cách bao quát và tổng thể để có thể tổng hợp lại các thông tin cần thiết và đưa ra được các đánh giá
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết là phương pháp phân tích tài liệu, trong đó, em thực hiện phân tích tài liệu để tìm hiểu các khái niệm về du lịch, khách du lịch và sản phẩm du lịch Mục đích của nghiên cứu này là chỉ ra những thực trạng phát triển du lịch hiện nay
Tiếp theo, em đưa ra nhận xét và đề xuất các định hướng, giải pháp, chiến lược giúp phát triển du lịch nội địa tại Công ty Biểu tượng du lịch.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này nếu thành công sẽ có ý nghĩa đóng góp không chỉ cho việc phát triển chiến lược thu hút khách du lịch cho các doanh nghiệp du lịch nói chung và Công ty TNNH Biểu tượng du lịch nói riêng
Ngoài ra, Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu cho những sinh viên, độc giả tìm hiểu hoặc thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu Những thông tin hữu ích từ Khóa luận có thể sẽ trở thành tài liệu nghiên cứu cho các cá nhân hay các cơ quan, đơn vị ban ngành có liên quan tìm hiểu nghiên cứu
Hy vọng, Khóa luận sẽ đem lại các giải pháp và các chiến lược tăng hiệu quả phát triển du lịch nội địa tại công ty TNHH Biểu Tượng Du lịch.
Bố cục
Đề tài Khóa luận tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và kết luận còn bao gồm 3 chương:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH
Khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch
Con người luôn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động thực vật và nền văn hóa của những nơi khác Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người
Theo I.I pirôgionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động cuả dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách:
“khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày” 2
Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 thì du lịch được quy định là: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
2 Giáo trình tổng quan du lịch của giảng viên ThS Ngô Thị Diệu An và ThS Nguyễn Thị Oanh Kiều gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác 3
Theo em du lịch là “hoạt động di chuyển từ nơi này đến nơi khách không phải nơi sinh sống thường ngày để thăm quan, nghĩ dưỡng, hành hương, không quá 1 năm liên tục để tham gia các hoạt động vui chơi, nghĩ dưỡng, hoặc công tác làm việc”
Khi nhắc đến du lịch thì mọi người luôn nghĩ đến đó là một cuộc hành trình và lưu trú có thời hạn tại một thời gian và một địa điểm nhằm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa bệnh, văn hoá, nghệ thuật, thể thao.v.v…
Nhà kinh tế học người Áo, Lozep Stander định nghĩa: “Khách du lịch là hành khách xa hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.”
Ngoài ra còn có các định nghĩa khác về khách du lịch như định nghĩa của Hội nghị du lịch quốc tế về du lịch ở Hà Lan 1989: “Khách du lịch quốc tế là những người đi hoặc sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là 3 tháng nếu trên 3 tháng, phải được cấp giấy phép gia hạn Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi đất nước đó để trở về hoặc đến nước khác; Khách du lịch nội địa là những người đi xa nhà với khoảng cách ít nhất là 50 dặm vì các lý do khác nhau trừ khả năng thay đổi chỗ làm việc trong khoảng thời gian cùng ngày hoặc qua đêm” Luật Du lịch Việt Nam 2017 có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” 3
3 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau:
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam;
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.;
Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Bảng 1.1: Sản phẩm du lịch
Theo Chương I, Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.” (theo Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017),
Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia)
Các yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch bao gồm:
Bao gồm xe, dịch vự vận chuyển khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm quan của khách hàng Bao gồm: xe máy, ô tô, du thuyền, xe đạp, máy bay, tàu hỏa,
Dịch vụ lưu trú và ăn uống Đây chính là dịch vụ chính tạo nên sản pẩm du lịch, sản phẩm này bao gồm nhà hàng khách
Khách du lịch Khách tham quan Khoảng cách Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
Thời gian Trên 24 giờ và không quá thời gian 1 năm
Dưới 24 giờ và không có tham gia vào hoạt động lưu trú qua đêm
Mục đích Thăm quan, vui chơi, giải trí, nhưng ngoại trừ mực đích kiếm tièn sạn, các dịch vụ như thuê lều trại, ăn uống và đảm bảo việc lưu trú cho khách hàng
Các dịch vụ tham quan Bao gồm các danh lam, thắng cảnh, khu thăm quan, điểm du lịch,
Hàng hóa được bày bán Các mặt hàng như quà lưu niệm, hàng hóa tiêu dùng
Các dịch vụ hỗ trợ
Như việc hỗ trợ thủ tục Visa, hỗ trợ các thủ tục pháp lý để du khách có thể tham gia vào hoạt động du lịch
Bảng 1.2: Các yếu tố cấu thành một sản phẩm du lịch Đặc điểm sản phẩm du lịch:
Tính vô hình: “Sản phẩm du lịch không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó khách du lịch không thể sờ và thử trước khi mua Vì vậy, khách du lịch chỉ có thể xác định và đánh giá chất lượng của sản phẩm dựa trên các yếu tố như điểm đến, người phục vụ, dịch vụ và thông tin cung cấp.”
Điểm du lịch và khu du lịch
Cơ sở phân biệt Điểm du lịch Khu du lịch
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.”
“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế –xã hội và môi trường.” (Điều 4 – Luật Du lịch) Quy mô và sức chứa du khách tối thiểu
“Đối với điểm du lịch quốc gia: Bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm Đối với điểm du lịch địa phương: Bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.”
“Đối với khu du lịch quốc gia: Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta; bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm Đối với khu du lịch địa phương: Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta; bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.”
(Điều 23 – Luật Du lịch) Bảng 1.3: Khác nhau giữa điểm du lịch và khu du lịch
Giống nhau điểm du lịch và khu du lịch:
Cả hai đều là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch Xét theo cơ kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của du khách Dù là điểm du lịch hay khu du lịch thì đều góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động trong mọi lĩnh vực liên quan đến du lịch và góp phần nâng cao đời sống vật chất tại các địa phương và đất nước đó, đồng thời góp phần gìn giữ, nâng cao và phát huy truyền thống, giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương.
Kinh doanh du lịch và maketing du lịch
Theo Khoản 9 Điều 3 Luật du lịch 2017: “Kinh doanh du lịch là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.”
Khái niệm kinh doanh du lịch: “Kinh doanh du lịch là một bộ phận của hoạt động kinh doanh, chỉ khác là kinh doanh du lịch chịu sự chi phối có tính đặc thù của tài nguyên, văn hóa, cơ sở du lịch, sản phẩm, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của con người ”
Kinh doanh du lịch chủ yếu là kinh doanh sản phẩm, hàng hóa vô hình, kinh doanh dịch vụ du lịch
Các lĩnh vực của du lịch: Kinh doanh du lịch là kinh doanh sản phẩm có tính dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề chủ yếu sau đây:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch;
Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn tham quan du lịch;
Kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch;
Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch;
Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch;
Kinh doanh dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí du lịch;
Kinh doanh dịch vụ du lịch chữa bệnh
“Tuy nhiên, đây chỉ là một bản liệt kê những lĩnh vực phổ biến của kinh doanh du lịch, chứ không phải là một bản phân tích kinh doanh du lịch Kinh doanh du lịch nói chung, kinh doanh du lịch nói riêng, không phải là một hoạt động đơn nhất của quá trình mua bán, trao đổi sản phẩm, mà là một quá trình hoàn chỉnh từ khai thác sử dụng tài nguyên – xây dựng sản phẩm, hàng hóa – lưu thông phân phối – người tiêu dùng, mục đích là đem đến sự phục vụ tối ưu nhu cầu cho du khách, là cung ứng tối ưu nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch, và cũng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu cho người kinh doanh Kinh doanh du lịch đòi hỏi quan tâmđến việc khai thác và sử dụng các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa có hiệu quả nhất, bền vững nhất; quan tâm tới việc xây dựng các sản phẩm du lịch khác biệt, đặc thù cho từng địa phương, vùng miền, để có sức hấp dẫn nhất thu hút du khách; quan tâm đến quá trình quảng bá, tiếp thị sản phẩm, cung ứng sản phẩm du lịch đến du khách một cách nhanh chóng, trực tiếp và hiệu quả nhất ”
Trong du lịch có rất nhiều định nghĩa về marketing du lịch như:
“ Marketring du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của khách nó có thể đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mục đích thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch” ( Tổ chức Du lịch Thế Giới UNWTO)
Robert Lanquar “ Markeing du lịch là một loạt phương pháp và kỹ thuật được hỗ trợ bằng một tinh thần đặt biệt và có phương pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu không nói ra hoặc nói ra của khách hàng, có thể là mục đích tiêu khiển hoặc những mực đích khác bao gồm công việc gia đình công tác và họp hành”
“Marketing du lịch là một quá trình trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch xác định khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiện khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để doanh nghiệp có khả năng thiết kế và tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra” Theo “Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam” do Fundesco biên soạn và xuất bản
“Marketing du lịch là một hệ thống những nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích” – Theo Michael Coltman (Nhà kinh tế Mỹ)
Vai trò của marketing du lịch: “Có thể nói du lịch là một ngành lớn trên thị trường thế giới, nên sức ảnh hưởng và sức cạnh tranh vô cùng lớn Nên khi làm marketing du lịch sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tiệp khách hàng cho mình, đưa được nhiều ý tưởng đột phá mới để có thể dễ dành cạnh tranh với đối thủ và cũng góp phần quangr bá được hình ảnh địa phương.”
Marketing du lịch các địa phương, đất nước có thể phát triển hình ảnh du lịch và thu hút thêm nhiều khách hàng đến từ nhiều nơi, hiện nay có rất nhiều phương tiện để có thể đánh giá như Facebook, Twitter, Tumblr, YouTube và các nền tảng trực tuyến khác tràn ngập những câu chuyện và đánh giá của nhiều du khách, các blogger du lịch, Điều này giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm du lịch và mở ra một thế giới cơ hội cho khách du lịch cũng như các chiến lược marketing của công ty du lịch.
Loại hình du lịch
Du lịch là một ngành có tiềm năng phát triển cực kỳ có tiềm năng và nhanh chóng Cũng vì việc là một ngành tiềm năng và phát triển nhanh chóng nên cần được phân chia theo các lọai hình, để có thể phù hợp hơn với từng mục đích của chuyến đi của từng cá nhân, tổ chức và phù hợp với chi phí
Du lịch được chia làm 7 loại hình du lịch khác nhau:
1.4.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi chia làm 2 đó là: du lịch Quốc tế và du lích trong nước
“Hay còn được gọi với tên quốc tế là Internal tourism là hoạt động du lịch của người dân nước đó đến các địa điểm trong đất nước họ sinh sống với nhiều mục đích khác nhau nhưng trừ mục đích kiếm tiền.”
Ví dụ như: Công dân sinh sống tại Việt Nam tổ chức các tuor du lịch thăm quan Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, hoặc một địa điểm nào khác trên đất nước Việt Nam sẽ được tính là du lịch trong nước
Du lịch Quốc tế ((International Tourism): “Là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau Đôi khi du lịch Quốc Tế du khách thường gặp phải một số cản trở của chuyến đi đó như là: ngôn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại, Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia Loại hình du lịch này được phân chia thành hai loại đó là:
Du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách - Inbound Tourism): Là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mang đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch
Du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách - Outbound Tourism): Là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình tại nước đó Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch.”
1.4.2 Căn cứ theo mục đích chuyến đi
Mục đích chuyến đi là yếu tố quyết định động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người
“Là loại hình du lịch tận dụng các tài nguyên thiên nhiên phong cảnh, đời sống động thực vật hoang dã tự nhiên để thu hút khách du lịch Và Viết Nam là một nước được ưu ái ban tặng tài nguyên du lịch thiên nhiên, phong cảnh hùng vĩ.” Có thể kể tên như: Phong Nha- Kẽ Bàng, Ngũ Hành Sơn, Vịnh Hạ Long,
“Là loại hình du lịch thu hút chủ yếu du khách quan tâm chủ yếu liên quan đến truyền thông lịch sử, nền phong tục tập quán, văn hóa- nghệ thuật của các địa điểm du khách đặt chân đến Du khách đi du văn hóa thì các địa điểm mà họ lựa chọn chủ yếu là các làng nghề truyền thống, các lễ hội văn hóa, các viện bảo tàng hay cá công trình văn hóa, và đây cũng là loại hình du lịch mang đậm bản sắc văn hóa và có sự tham gia của các cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa.” Có thể kể tên như du lịch tại bảng tàng Hồ Chí Minh, tham gia hoạt động lễ hộ Cồng Chiêng Tây Nguyên,
Du lịch xã hội “là hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng Đối với một số người, khi được đồng hành cùng với các thành viên của một nhóm xã hội trong các chương trình du lịch cũng làm họ thỏa mãn, hài lòng Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hòa nhập với cư dân bản xứ của nơi đến Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm trong loại hình này”
“Du lịch giải trí được phát triển từ các nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn nhằm mục đích để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người sau thời gian áp lực và giúp con người giải tỏa những áp lục Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ.” Họ thường đến các địa điểm như bãi biển để tham gia vào hoạt động tắm biển hay tham gia vào các chương trình teambuiding với gia đình bạn bè, hoặc các hoạt động cắm trại ven các bờ hồ đẹp như Hồ Trị An tại huyện Vĩnh Cửu tỉnh ĐỒng Nai
1.4.2.5 Du lịch dân tộc học
Du lịch dân tộc học là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu quay trở về nơi quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình; hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa
Du lịch chuyên đề là loại hình du lịch liên quan đến các cá nhân, hoặc một nhóm vài người cùng đi du lịch với một hoặc nhiều mục đích giống nhau Giống như người kinh doanh cửa hàng xe máy đến thăm quan một nhà máy sản xuất xe máy hay sinh viên VIệt Nam Học của đại học Bình Dương đi xuyên Việt nhằm mục đích học tập và nghiên cứu
Loại hình “du lịch thể thao thu hút phần đông những người có đam mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe Loại hình này có hai loại khách chính đó là vận động viên những người trực tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế Vận hội, Worldcup hoặc đến các vùng có tiềm năng để tham gia hoạt động thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội… theo thế chủ động Và loại hai là các cổ động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ các vân động viên.”
1.4.2.8 Du lịch tôn giáo Đây là “loại hình thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo đạo phái khác nhau, họ sẽ đi đến nơi có ý nghĩa tâm linh hoặc vị trí tôn giáo được tôn kính Loại hình này không chỉ thu hút du khách theo tôn giáo mà còn thu hút phần đông du khách không thuộc thành phần tôn giáo, nhưng họ lại có xu hướng hiếu kỳ, hoặc nhằm mục đích hành hương, thăm quan các công trình tôn giáo đặc biệt khi tham gia vào các hoạt động mang tính tôn giáo Đây có thể được coi là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày nay.”
Ví dụ: ghé thăm công trình Thiên Chúa Giáo Thánh Địa Đức Mẹ La Vang, hay hành hương ghé thăm miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
“Đặc điểm của loại hình du lịch sức khỏe là hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình,những địa điểm có thể kể tên đến như khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, nơi có các suối nước khoáng hoặc nước nóng là những nơi điển hình tạo ra thể loại du lịch này.”
Ví dụ: Du lịch tắm khoáng nóng, tắm bùn tại suối nước nóng Bình châu
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY TNHH BIỂU TƯỢNG DU LỊCH
Tổng quan về du lịch Việt Nam và du lịch tỉnh Bình Dương
2.1.1 Tổng quan du lịch Việt Nam
Cả nước có hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Ngoài ra, tính trên địa bàn toàn quốc thì Việt Nam còn có 117 bảo tàng – nơi lưu giữ quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc
“Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận nhiều di sản đến vậy Tính đến nay, nước ta đã có 8 di sản được UNESCO công nhận: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long Đây là một trong những tiềm năng du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế Về danh lam thắng cảnh thì Việt Nam đã được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, bao gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang Có thể ví von nước ta có cả “rừng vàng – biển bạc” Không chỉ lớn mạnh ở tiềm năng phát triển du lịch biển Việt Nam mà ở đồng bằng, miền núi và trung du nước ta cũng sở hữu vô vàn các thắng cảnh “gây nhớ thương” cho khách du lịch Không chỉ vậy, Việt Nam còn có di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ, hát xoan, hội Gióng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (10/03 Âm lịch)… để thu hút khách du lịch.” Việt Nam có đến 54 dân tộc, ở mỗi vùng miền thì mỗi dân tộc lại có nét đặc trưng văn hóa, , phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau tạo thành nét cuốn hút riêng.Chính nhờ sự đa dạng trong văn hóa dân tộc ở nước ta cũng phong phú chẳng kém Việt Nam đã vinh dự lọt vào Top 15 quốc gia có nền ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất thế giới Một số món ăn Việt được bạn bè quốc tế yêu thích như: Phở, bánh mì, bún bò Huế…
Bình Dương được biết đến là một tỉnh công nghiệp, với rất nhiều cụm công nghiệp, công ty, xí nghiệp và nhà máy sản xuất Kinh tế tại đây được đánh giá là phát triển năng động Nhưng Bình Dương cũng là một vùng đất được biết đến với bề dày lịch sửa và văn hóa nhưng việc phát triển chưa tương xứng và chưa đủ để thu hút khách đến với Bình Dương
Du lịch tại Bình Dương khá đa dạng với nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lich thăm quan, nhắc đến du lịch miệt vườn thì không thể không nhắc đến đó là hệ thống vườn cây ăn trái Lái Thiêu ven sông Sài Gòn với thương hiệu “miệt vườn Lái Thiêu” nổi tiếng từ lâu, gắn với nhiều loại trái cây đặc sản nổi tiếng như sầu riêng, bòn bon, măng cụt, mít tố nữ,… và khi nhắc đến vùng đất này không thể không nhắc đến măng cụt loại quả được ví là “ Nữ hoàng trái cây đất Thủ” và cũng được vinh danh trong TOP 50 loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam
“Bình Dương còn nổi tiếng với các làng nghề như: làng mây tre đan Tân Uyên, làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng gốm sứ Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, làng guốc mộc Thuận An, làng nhang Dĩ An, làng mộc, chạm khắc gỗ Chánh Nghĩa, Phú Thọ…”
“Các di tích lịch sử - văn hóa độc đáo được phân bố khắp 9 huyện, thị, thành phố Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 41 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đã được công nhận việc các điểm di tích lịch sử - văn hóa phân bổ khắp các huyện, thị tạo ra các sản phẩm du lịch liên quan đến văn hóa, lịch sử- giá dục, ”
“Về thắng cảnh, Bình Dương có hai ngọn núi (Núi Cậu và núi Châu Thới) có cảnh quan đẹp và giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo có khả năng phát triển các loại hình du lịch tâm linh, tín ngưỡng, tham quan di tích lịch sử văn hóa Bên cạnh đó, Bình Dương còn là vùng đất mang đậm nét văn hóa với nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như: nghề gốm sứ, sơn mài, điêu khắc và nghề mây tre lá… với các sản phẩm có thương hiệu như gốm sứ Minh Long, Cường Phát, lò lu Đại Hưng, mây tre lá Thành Lộc, trong đó nghề sơn mài Tương Bình Hiệp và nghề gốm sứ Bình Dương được ông nhận là “Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia”,… Với lịch sử hình thành lâu đời, Bình Dương có khá nhiều và đa dạng các di tích lịch sử, văn hóa có khả năng khai thác phát triển du lịch Hiện toàn tỉnh có 65 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (trong đó có 13 di tích cấp quốc gia) bao gồm các di tích khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc tôn giáo, các công trình kiến trúc nhà cổ như nhà cổ Đốc Phủ Đẩu, nhà cổ ông Trần Công Vàng… là những di tích lịch sử in đậm bản sắc văn hóa địa phương Bình Dương Về các lễ hội truyền thống, Bình Dương có nhiều lễ hội như Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, lễ hội Kỳ Yên, Hàng năm, lễ hội “Chùa Bà Thiên Hậu” đón hơn 1 triệu lượt khách đến viếng vào dịp rằm tháng Giêng Trong đó đáng quan tâm là Khu du lịch văn hóa, thể thao Đại Nam, với quy mô 450 ha, đây là một quần thể du lịch, văn hóa, thể thao theo mô hình công viên chuyên đề với nhiều loại hình vui chơi giải trí hấp dẫn Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức vị ngon đặc trưng của ẩm thực vùng Đông Nam Bộ với các món ăn hấp dẫn như: bánh bèo bì Bình Dương, nem Lái Thiêu, gà nướng sầu riêng… Trong năm 2021-2022, tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chọn gỏi gà măng cụt Lái Thiêu và lẩu bò nhúng mắm ruốc vào top món ăn đặc sản Việt Nam, nem Lái Thiêu và mứt gừng Bình Nhâm được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam Ngoài ra Bình Dương có lợi thế phát triển du lịch thể thao cao cấp với 4 sân golf được công nhận đạt chuẩn quốc tế đã và đang hoạt động phục vụ khách.”
Về vị trí thì Bình Dương có lợi thế để liên kết với các địa phương khác vì
“Bình Dương nằm giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh ( trung tâm kinh tế lớn, gần với sân bay quốc tế) là tỉnh có trục đường liên kết với các tình như Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh - Bình Phước và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ… ngoài ra Bình Dương là lưu vực của 3 con sông lớn sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé phù hợp để phát triển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần ven sông, những khu du lịch sinh thái vườn, các tour du lịch mạo hiểm trên sông.”
Bình Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch khá đa dạng nhưng quy mô không quá lớn và phân bố rải rác khắp các huyện, thị các địa điểm du lịch nằm khá cách xa nhau Nên việc phát triển du lịch không đi đôi với tiềm năng du lịch
2.2 Giới thiệu về công ty
Tên đầy đủ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Biểu Tượng Du Lịch
Tên quốc tế: LOGO TRAVELCOMPANY LIMITED
Tên viết tắt: LOGO TRAVEL Địa chỉ trụ sở: 146 Phạm Ngọc Thạch, Khu 7, Phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Người đại diện (Giám Đốc): Tống Trọng
Mã số thuế: 3703080607, cấp ngày: 26/03/2023 Điện thoại 0944.0945.86
Website: http://logotravel.com.vn/
Email: info@logotravel.com.vn
Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp của công ty Logo Travel là công ty trách nhiệm hữu hạn
Quy mô kinh doanh và nhân sự: Các lĩnh vực kinh doanh ngày càng được mở rộng, hoạt động kinh doanh lữ hành nội đia và quốc tế (Outbound, Inbound, Domestic), chưa kể các hoạt động khác như tổ chức sự kiện, cung ứng vé máy bay, đặt phòng khách sạn, hỗ trợ làm hộ chiếu, vận chuyển, team building
Với phương châm “ ĐI LÀ MỚI TỚI LÀ VUI” Ý nghĩa logo:
Có thể thấy logo của doanh nghiệp có 2 tông màu chủ đạo là xanh dương và hồng Kiểu chữ mang hướng hiện đại nhưng vẫn có nét nhẹ nhàng uyển chuyển Các nét chữ vừa cứng rắn thể hiện rõ sự cầu tiến, lại có nét mềm dẻo với khách hàng
Màu xanh trong logo mang lại cho khách hàng sự tin tưởng, cảm giác được sự trẻ trung, nhiệt huyết trong cách làm việc và phục vụ khách hàng
Các chữ màu hồng thể hiện cho sự nhiệt huyết của tất cả nhân viên trong công ty
Biểu tượng cánh hoa sen thể hiện cho Việt Nam, là quốc hoa của Việt Nam được lựa chọn là hình tượng chính cho logo bởi nó tượng trưng cho những ý nghĩa cao quý, vẻ đẹp của con người Việt, tâm hồn Việt Bông sen được tạo hình sống động và duyên dáng Màu sắc của cánh hoa gợi về các sản phẩm du lịch, tạo những trải nghiệm phong phú, những cung bậc cảm xúc tốt đẹp của du khách khi đến với Việt Nam Màu xanh nước biển là màu chủ đạo biểu thị cho du lịch “biển đảo”, một trong những sản phẩm du lịch chính của Việt Nam Màu vàng cam tượng trưng cho du lịch “văn hoá, lịch sử” Màu hồng tượng trưng cho sự “năng động, lòng hiếu khách” của con người Việt Nam
Công ty làm việc với phương châm “ĐI LÀ MỚI – TỚI LÀ VUI” giúp cho khách hàng hiểu được mục đích của công ty là giúp khách hàng “CỨ ĐI LÀ VUI”
2.2.2 Giới thiệu về doanh nghiệp:
Vào tháng 8/2022, Logo Travel chính thức được thành lập với tên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Biểu Tượng Du Lịch địa chỉ số 146 Phạm Ngọc Thạch, Khu
7, Phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Loại hình kinh doanh