ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Tiềm năng du lịch về các loại hình du lịch nông nghiệp và văn hóa bản địa để phát triển du lịch bền vững ở địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
3.1.2 Phạm vi phạm nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện từ tháng 2/2023 đến 5/2023
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Pác Nặm
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch, các loại hình du lịch nông nghiệp và các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn huyện.
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch gắn với sản xuất nông lâm nghiệp và văn hóa bản địa của huyện.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển du lịch gắn với sản xuất nông lâm nghiệp và văn hóa bản địa trên địa bàn huyện.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp so sánh đối chiếu các số liệu thứ cấp Cụ thể, các nghiên cứu và số liệu thống kê về thị trường khách du lịch, về đầu tư cho du lịch, về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và về các sản phẩm du lịch huyện Pác Nặm được tập hợp và hệ thống hóa Trên cơ sở phân tích và khai thác thông tin từ các tài liệu sẵn có này, sẽ khắc họa bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển du lịch của huyện Pác
Nặm Ngoài ra, các tài liệu và số liệu, các nghiên cứu liên quan sẽ được sử dụng trong quá trình phân tích đánh giá.
Bộ phiếu điều tra được sử dụng để khảo sát nhanh bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp ý kiến của khách du lịch đối với tài nguyên du lịch của huyện Pác Nặm.
Phương pháp chọn mẫu: Để phục vụ cho chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA), với tỷ lệ số quan sát trên 1 biến phân tích là 10:1 cho 9 câu hỏi, nghiên cứu này thực hiện khảo sát 90 mẫu với 3 nhóm đối tượng (30 mẫu/nhóm) là khách du lịch ngoài tỉnh Bắc Kạn (NT), khách du lịch trong tỉnh Bắc Kạn nhưng ngoài huyện Pác Nặm (TT) và khách du lịch trong huyện Pác Nặm (TH).
3.3.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Từ các dữ liệu thu thập được, tiến hành mã hóa thông tin và sử dụng các phương pháp thống kê để xử lí phân tích và diễn đạt kết quả; tổng hợp các kết quả xử lí thông tin Cụ thể là phần mềm Microsoft excel được sử dụng để tổng hợp số liệu và biên tập các biểu đồ, phần mềm thống kê SPSS 22.0 được sử dụng trong phân tích phương sai một yếu tố (one-way anova) để so sánh và tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tính cơ bản của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Huyện Pác Nặm cách trung tâm Thành phố Bắc Kạn khoảng 95 km, địa giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Đông Giáp huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)
+ Phía Tây giáp huyện Na Hang (Tuyên Quang)
+ Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng)
+ Phía Nam giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn)
Huyện có một con sông lớn là sông Năng, hệ thống suối khá dày đặc với trên 40 con suối lớn nhỏ: Suối Nặm Khiếu (Nhạn Môn), suối Khuổi Tuốn (Nghiên Loan), suối Nà Lại, Khuổi Mạn (Bằng Thành), suối Khuổi Khiêu (Bộc Bố), suối Khuổi Trảng (Giáo Hiệu)
Huyện Pác Nặm được chia thành 9 đơn vị hành chính bao gồm: Xã Bộc
Bố (Trung tâm Huyện), xã Nghiên Loan, xã Xuân La, xã Cao Tân, xã Cổ Linh, xã Công Bằng, xã Giáo Hiệu, xã Bằng Thành và xã Nhạn Môn.
Pác Nặm có địa hình đặc trưng miền núi Bắc Bộ, chia cắt bởi các dãy núi cao vòng cung phía Đông và sông suối tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp. Phía Bắc là các dải núi cao với đặc trưng riêng của dạng địa hình núi đá vôi, tạo nên những hang động kỳ thú, xen kẽ là các thung lũng và vùng trũng nhỏ. Địa mạo dạng núi cao thường có đỉnh nhọn và sườn dốc Địa hình vừa có núi đá vừa có núi đất, độ cao biến đổi từ 150m - 1000m so với mặt biển Bao bọc xung quanh là các dãy núi có độ cao từ 800 - 1500m Cao độ địa hình trung bình xấp xỉ 600m, hướng dốc chính từ Đông sang Tây.
Huyện Pác Nặm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành
2 mùa trong năm: Mùa khô thường xảy ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau Do ảnh hưởng khí hậu vùng núi cao nên về mùa khô thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm do ảnh hưởng bởi địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên thường xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Lượng mưa trung bình năm của huyện là 1.346 mm, thuộc vùng mưa ít của tỉnh Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 6,7,8,9 với tổng lượng mưa của
4 tháng này lên tới 90% tổng lượng mưa cả năm; các tháng còn lại có lượng mưa nhỏ.
Huyện có một con sông lớn là sông Năng và hệ thống suối khá dày đặc với hơn 40 con suối lớn nhỏ như: Suối Nặm Khiếu (Nhạn Môn), suối Khuổi Tuốn (Nghiên Loan), suối Nà Lại, Khuổi Mạn (Bằng Thành), suối Khuổi Khiêu (Bộc Bố), suối Khuổi Trảng (Giáo Hiệu)
Thổ nhưỡng có các loại đất đặc trưng sau: Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất có diện tích chủ yếu phân bố tại các vị trí có địa hình cao, sườn dốc thích hợp với trồng cây lâm nghiệp Đất dốc tụ có diện tích không lớn tập trung chủ yếu ở các thung lũng thích hợp cho trồng lúa và hoa màu. Đất phù sa bồi tụ tập trung ở các khu vực ven sông, suối thích hợp cho việc trồng lúa Đất đỏ vàng đá vôi và đất sét phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi dốc và chân núi đá vôi thích hợp với nhiều loại cây nông nghiệp.
Pác Nặm là huyện vùng cao, điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn Hiện trạng kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện Theo báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của huyện tổng giá trị sản xuất năm 2022 đạt 666,35 tỷ đồng, bằng 101,89% so với kế hoạch năm, tăng 6,07% so với cùng kỳ năm trước và cơ bản kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đang dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch covid 19.
- Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 468,65 tỷ đồng, tăng 4,05%
- Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 17,5 tỷ đồng, tăng 2,94%
- Khu vực dịch vụ đạt 180,2 tỷ đồng, tăng 12.06%
Năm 2022, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ là 27.1%, công nghiệp - thủ công nghiệp là 2.6%; nông - lâm nghiệp - thủy sản 70.3% Nhìn chung so với những năm 2020 cơ cấu kinh tế huyện có xu hướng giảm về ngành nông - lâm nghiệp; còn ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng trưởng Tuy nhiên nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là ngành đóng góp cao nhất trong cơ cấu kinh tế huyện.
27.1% Công nghiệp, thủ công nghiệp
Hình 4.1 Cơ cấu kinh tế huyện Pác Nặm năm 2022
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt
17,3 tỷ đồng bằng 145% KH năm, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2021 Nhìn chung các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có quy mô còn nhỏ với trên 200 cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp hầu hết đều thuộc loại hình hộ kinh doanh cá thể, tư nhân.
Thương mại, dịch vụ: Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã từng bước đi vào ổn định góp phần tạo đà phục hồi các hoạt động thương mai, dịch vụ, giá cả ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đạt trên 180 tỷ đồng bằng 103% kế hoạch năm 2022, tăng 12% so với cùng kì năm 2021.
Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế huyện Pác Nặm giai đoạn 2016 - 2022
Tổng giá trị sản xuất 562.000 666.150
- Nông, lâm nghiệp và Triệu
- Thương mại, dịch vụ Triệu
(Nguồn: UBND huyện Pác Nặm, 2022) 4.1.7 Văn hóa – xã hội
- Giáo dục - đào tạo: Các trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, công tác phổ cập, xóa mù chữ được giữ vững.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe: Việc khám và chữa bệnh của người dân được cải thiện Trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ được nâng cao Vệ sinh an toàn thực phẩm được cải thiện, không xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Công tác DS-KHHGĐ được quan tâm thường xuyên, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp các dịch vụ KHHGĐ nhằm ổn định và nâng cao chất lượng dân số.
- An ninh chính trị, trật tự: An toàn xã hội trên địa bàn được ổn định nhưng vẫn xảy ra một số vi phạm hình sự, buôn lậu, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra.
- Lao động và việc làm: Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động tiếp tục được đẩy mạnh Trong năm 2019, đã giải quyết việc làm cho 400/2.087 lao động Số lao động được đào tạo nghề so với tổng số lao động là 598/20.303 lao động.
- Văn hóa, thông tin và thể thao: Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin được quan tâm chỉ đạo thực hiện; hoạt động kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ được tăng cường; kết cấu hạ tầng văn hóa cơ sở từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng Bên cạnh đó các hoạt động lễ hội xuân, lễ hội của đồng bào dân tộc, các chương trình giải thi đấu thể thao được quan tâm chú trọng và tổ chức thường xuyên, định kỳ.
- Công tác truyền thông: Đảm bảo thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân trên địa bàn Thực hiện tốt việc xây dựng các chương trình truyền hình địa phương, bản tin nội bộ để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cho nhân dân học tập; các danh lam thắng cảnh, tiềm năng thế mạnh văn hóa, du lịch của huyện Duy trì cập nhật thông tin sự kiện, văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh, của huyện lên trang thông tin điện tử của huyện.
Tài nguyên du lịch
4.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Là huyện miền núi với địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc, được kiến tạo bởi những dãy núi lớn Pác Nặm có hệ thống suối khá dày đặc với 40 con suối lớn nhỏ và dòng sông Năng chảy qua Với diện tích đất tự nhiên lớn, huyện còn nhiều khu vực rừng nguyên sinh, nơi có nhiều loài cây gỗ quý.
4.2.1.1 Hệ thống sông, suối, thác nước
- Sông Năng: Sông có chiều dài 117 km với diện tích lưu vực là 2.293 km 2 , được hợp thành từ nhiều khe suối nhỏ tại huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) và đỉnh núi Phja Dạ thuộc xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) Hai bên bờ sông Năng có nhiều bãi sỏi rộng lớn do phù sa cổ bổi đắp, nhiều thế kỷ qua, người dân vẫn duy trì canh tác hai bên bờ sông, loài cây được trồng chủ yếu là ngô, khoai và lạc Đoạn thượng nguồn của sông chia thành hai nhánh, nhánh phía Bắc chảy từ tỉnh Cao Bằng xuống, nhánh phía Tây hợp thành trên địa bàn huyện Pác Nặm Tiếp đó hai nhánh sông này lại hợp lưu tại địa phận xã Bằng Thành và trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn Sông Năng là tài nguyên tự nhiên có giá trị, có thể khai thác phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, cắm trại, các hoạt động khác như câu cá, đi bè mảng, đi thuyền trên sông ngắm cảnh đôi bờ… đồng thời có thể đầu tư hình thành một số khu du lịch nghỉ dưỡng bên bờ sông.
- Suối Nà Lẩy: Thuộc thôn Nà Lẩy, xã Bộc Bố, đây là một dòng nước chảy song song với đường chính đi qua thôn sau đó hợp vào dòng sông Năng tại ngã ba đoạn tiếp giáp xã Bằng Thành Trên dòng suối, cộng đồng ngườiSán Chỉ đặt những cọn nước để dẫn nước vào đồng ruộng phục vụ tưới tiêu.Những cọn nước không chỉ là công cụ phục vụ con người mà còn là một hình ảnh đẹp thể hiện nét văn hóa đặc trưng trong tập quán canh tác của người vùng cao, đồng thời góp phần tạo cảnh quan đẹp cho khu vực.
- Suối Tả Sai: Nằm trên suối Tả Sai là điểm Sluổm Nàng thuộc địa phận xã Công Bằng, cách đường Quốc lộ 258B khoảng 03 km Nơi đây là vùng nước với 02 bên là vách đá dựng đứng và rừng cây nguyên sơ, không có nhà dân, nước suối trong xanh, có thể kết hợp bơi thuyền, ngắm cảnh núi rừng, cắm trại, câu cá Tuy nhiên, để có thể khai thác cần đầu tư đường vào khu vực theo ven suối.
- Thác Khuổi Khoang: Thuộc thôn Khuổi Lè, xã Giáo Hiệu, cách trung tâm huyện Pác Nặm khoảng 10km Đường đến thác cơ bản đã được bê tông hóa, tuy nhiên để tiếp cận được đến chân thác vẫn cần đi bộ theo đường đồi khoảng hơn
01 km qua cánh đồng lúa Thác cao khoảng 150m, rộng khoảng
7 m, nước chảy theo mùa Vẻ đẹp của dòng thác là ở hệ thống các bậc đá như có sự sắp đặt thành từng lớp từng lớp, khi dòng nước chảy xuống thác như một dải lụa trắng mềm mại Thác chỉ mới được người dân địa phương biết tới nên vẫn chưa được khai thác các hoạt động phục vụ phát triển du lịch.
- Thác Cốc Lào: Thác Cốc Lào hay còn gọi là thác Tát Lè thuộc thôn
Cốc Lào, xã Giáo Hiệu, cách thác Khuổi Khoang khoảng 01km Thác Cốc Lào cùng với thác Khuổi Khoang hợp thành cụm thác, có thể hình thành tuyến du lịch ngắm cảnh thác và cảnh quan thiên nhiên khu vực quanh thác.
Huyện Pác Nặm là một trong số huyện còn giữ được thảm thực vật có độ che phủ tương đối lớn Diện tích rừng tự nhiên của huyện Pác Nặm là 22.396,84 ha với nhiều loại cây gỗ quý Rừng trồng: 3.958,20 ha Độ che phủ của rừng là: 56,15% Chính những cánh rừng này cùng với hệ thống sông suối, thác nước tạo nên phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ, hấp dẫn của huyện Pác Nặm.
4.2.1.3 Hệ thống núi, hang động
- Hệ thống núi: Địa hình các huyện Pác Nặm khá phức tạp bị chi phối, chia cắt bởi các dãy núi cao vòng cung phía Đông và sông suối tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp Phía Bắc là các dải núi với các đặc trưng riêng của dạng địa hình núi đá vôi, tạo nên những hang động kỳ thú, xen kẽ là các thung lũng và vùng trũng nhỏ Địa mạo dạng núi cao thường có đỉnh nhọn và sườn dốc Địa hình vừa có núi đá vừa có núi đất, độ cao biến đổi từ 150m - 1000m so với mặt biển Bao bọc xung quanh là các dãy núi có độ cao từ
800 - 1500m Cao độ địa hình trung bình xấp xỉ 600m, hướng dốc chính từ Đông sang Tây Hệ thống núi góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mang đặc trưng của vùng núi Đông Bắc.
- Hang Dơi: Thuộc thôn Phai Khỉm, xã Nhạn Môn, cách trung tâm xã khoảng 03km Hang có độ cao khoảng 50m so với mặt thung lũng Diện tích hang ở mức trung bình, tuy nhiên cảnh quan bên trong hang khá hấp dẫn với dòng nước trong vắt, mát lạnh chảy qua tạo thành một ao nước sâu và rộng khoảng 10m Hang Dơi còn nguyên sơ, chưa có sự tác động của con người cũng chính vì vậy việc tiếp cận hang hiện nay còn nhiều khó khăn Cảnh quan hang Dơi gồm cả cảnh quan bên ngoài hang và bên trong hang đều đủ tiêu chí để khai thác thành sản phẩm du lịch hấp dẫn như: hoạt động du lịch khám phá, kết hợp hoạt động du lịch thể thao trekking và đạp xe từ trung tâm xã đến khu vực cửa hang.
- Hang Lạo Dào: Thuộc địa phận xã Cổ Linh, nằm trên đoạn đường từ trung tâm xã đến khu vực tổ chức Lễ hội Mù Là Nơi đây có nước tự nhiên trong hang, có nhũ đá, chiều sâu khoảng hơn 150m Đây có thể là điểm dừng chân thăm quan dọc tuyến quốc lộ 279B lên khu vực Mù Là, sang huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Hang Pù Slèng: Thuộc thôn Pù Lườn, xã Cao Tân nằm trên đường đi từ trung tâm xã Cao Tân đến di tích lịch sử Búp Nhùng, là nơi huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn Động có diện tích rộng, trong có nhũ đá, hình ruộng bậc thang tự nhiên, nhiều nhũ đá đẹp Đây có thể là điểm để khách du lịch tham quan, khám phá.
4.2.1.4 Cảnh quan nông, lâm nghiệp
- Ruộng bậc thang: Hệ thống ruộng bậc thang ở Pác Nặm không kỳ vĩ như ruộng bậc thang ở Lào Cai, Yên Bái hay Lai Châu, cũng không có những cung ruộng có độ dốc cao ấn tượng như Sơn La, nhưng vẫn tạo được điểm nhấn bởi sự đan xen của bản làng Một số địa điểm có thể khai thác như: ruộng bậc thang thôn Phai Khỉm, xã Nhạn Môn với văn hóa cộng đồng dân tộc Tày, ruộng bậc thang xã Nghiên Loan đoạn tỉnh lộ 258B ngay cửa ngõ của huyện Pác Nặm, bản người Mông ở thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh,…
- Rừng mận: Một vài năm trở lại đây, cây mận ở huyện Pác Nặm được đưa vào làm một loại cây trồng chuyển đổi để mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng Mận được trồng nhiều ở các xã: Xuân La, Bằng Thành, Nghiên Loan và Bộc Bố.
- Đồi Sim: Đồi sim thuộc địa phận xã An Thắng, cách trung tâm huyện
Thực trạng phát triển du lịch huyện Pác Nặm
4.3.1 Thị trường khách du lịch
Năm 2019, huyện Pác Nặm đón tổng số 3.500 lượt khách du lịch (trong đó chỉ có 132 lượt khách du lịch quốc tế và 3.368 lượt khách du lịch nội địa).
So sánh với tỉnh Bắc Kạn, khách du lịch đến huyện Pác Nặm chỉ chiếm cơ cấu 0,66%
Thị trường khách du lịch nội địa: Đến Pác Nặm (chiếm hơn 96% tổng số khách của toàn huyện) chủ yếu là khách công vụ, đoàn học sinh phổ thông và khách du lịch phượt với mục đích dự lễ hội, tham quan, du lịch cuối tuần Nguồn khách chủ yếu từ trong huyện, trong tỉnh Bắc Kạn và một số địa phương lân cận. Khách đi du lịch tới Pác Nặm thường vào mùa lễ hội (thời gian đầu năm); mùa hoa mận (từ tháng 1 - 2 dương lịch hàng năm); tháng mùa hè.
Giai đoạn 2015-2019, lượng khách nội địa đến huyện Pác Nặm tăng trưởng đều với tốc độ tăng trưởng trung bình 15,2% Theo đánh giá chung,lượng khách du lịch nội địa đến Pác Nặm chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với tổng lượng khách nội địa đến tỉnh Bắc Kạn.
Bảng 4.2 Hiện trạng khách du lịch đến huyện Pác Nặm giai đoạn 2015 - 2019
(Nguồn: Phòng VHTT huyện Pác Nặm)
Bảng 4.3 Hiện trạng khách du lịch đến huyện Pác Nặm giai đoạn 2015 - 2019
TĐ tăng Tên Năm 2015 2016 2017 2018 2019 trưởng BQ
Khách Khách không nội địa lưu trú 5.000 5.600 7.500 8.500 9.500 17,40
(Nguồn: Phòng VHTT huyện Pác Nặm)
- Thị trường khách quốc tế: Năm 2015 khách quốc tế đến Pác Nặm đạt khoảng 70 lượt, năm 2019 đạt gần 150 lượt khách đạt tốc độ tăng trưởng cho cả giai
Khách quốc tế đến huyện Pác Nặm chủ yếu là khách du lịch đến khu vực Hồ Ba Bể, đi qua huyện Pác Nặm rồi sang tham quan khu vực Na Hang (Tuyên Quang) Nguyên nhân do khách du lịch chưa biết đến Pác Nặm, các công ty lữ hành cũng chưa có thông tin về đặc điểm tài nguyên du lịch của huyện để quảng bá tới khách du lịch, cũng như xây dựng tour tham quan trên địa bàn huyện Bên cạnh đó hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch của huyện chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tối thiểu phục vụ khách du lịch quốc tế.
Khách quốc tế đến Pác Nặm chủ yếu tham quan, trải nghiệm với thời gian lưu trú trung bình khoảng 1 - 2 ngày.
Nhìn chung, cho đến nay trên địa bàn huyện mới khai thác lượng khách tham gia hoạt động lễ hội xuân và khách phượt vào thời gian mùa hoa mận (từ tháng 1 - 2 dương lịch hàng năm) đối tượng khách này chủ yếu đi đến trong ngày Ngoài ra, khách công vụ đến huyện Pác Nặm cũng là lượng khách chiếm tỷ lệ khá cao Đối tượng khách du lịch công vụ thường có thời gian lưu trú dài ngày hơn, có khả năng chi tiêu cao Tuy nhiên, với hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trong huyện hiện nay chưa đủ đáp ứng yêu cầu của đối tượng khách này.
Bảng 4.4 Tổng hợp thông tin các loại hình du lịch chính trên địa bàn huyện Pác Nặm
STTThị trường Loại hình du Thời điểm đi du Đặc điểm thị trường khách lịch lịch
Dự lễ hội, tham Khách nội quan, nghỉ cuối
Dịp lễ hội, Thời gian lưu trú ngắn
1 địa trong tuần, tham quan mùa xuân (khoảng 1 ngày); chi tỉnh, trong thác nước, leo
Mùa hè tiêu thấp huyện núi, cắm trại Đi công tác,
Thời gian lưu trú dài tham quan, nghỉ
2 Khách công Quanh năm hơn trung bình; ngơi, ăn uống, vụ có khả năng chi tiêu cao mua sắm Khách đoàn
Tham quan, Đoàn đông; khả năng học sinh phổ chi tiêu thấp; chủ yếu
3 vui chơi giải trí Quanh năm thông đi du lịch trong ngày
Mùa hoa mận (tháng 1-2 âm
4 Khách phượt Tham quan, trải lịch) Mùa thu Đoàn khoảng 8-15 nội địa nghiệm, ngắm hoạch mận người; thời gian lưu trú hoa, chụp ảnh (mùa hè) Mùa ngắn; khả năng chi tiêu lúa chín (mùa trung bình thu)
Kết hợp thăm hồ Ba Bể và Khu
5 Khách quốc du Không thường Thời gian lưu trú ngắn; tế lịch Na Hang xuyên khả năng chi tiêu cao
(Nguồn: Phòng VHTT huyện Pác Nặm) 4.4.2 Hiện trạng đầu tư cho du lịch
Do nguồn lực còn hạn chế, hệ thống tài nguyên du lịch huyện chưa được khai thác nên công tác đầu tư phát triển du lịch Pác Nặm gần như chưa có Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là hạ tầng kết nối các nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho du khách Ở khu vực tư nhân, cho đến nay cũng chưa có nhà đầu tư nào đến huyện để đầu tư khai thác tiềm năng phục vụ phát triển du lịch.
4.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Hiện nay, tại Pác Nặm có 07 cơ sở lưu trú với 54 buồng có thể đáp ứng nhu cầu đơn giản về lưu trú của khách du lịch Các buồng lưu trú đã được trang bị hệ thống dịch vụ tiện nghi tương đối đồng bộ: Tivi thu được các chương trình truyền hình địa phương, truyền hình trung ương và một số kênh thông tin nước ngoài; có hệ thống điều hòa, có sóng internet wifi Ngoài ra, còn có 05 nhà hàng phục vụ ăn uống tập trung chính xung quanh khu vực của trung tâm huyện là ở xã Bộc Bố.
Trên địa bàn huyện hiện nay đã thành lập được 10 câu lạc bộ văn nghệ nòng cốt tại các xã, các thôn; 08 câu lạc bộ hát Then đàn Tính, 01 câu lạc bộ múa khèn Mông Hiện Pác Nặm cũng đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ di sản hát Páo Dung của dân tộc Dao và đề xuất nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Pác Nặm chưa có cơ sở vui chơi giải trí để phục vụ khách du lịch, chỉ có một số cửa hàng cafe, karaoke tập trung ở khu vực trung tâm huyện là ở xã Bộc Bố Cơ sở thể thao phục vụ du lịch chưa được đầu tư phát triển.
Trên địa bàn huyện chỉ có 3 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách, taxi từ 4 chỗ đến 49 chỗ hoạt động vận chuyển khách du lịch.
4.4.4 Hiện trạng các sản phẩm du lịch
- Sản phẩm du lịch lễ hội: Các lễ hội truyền thống tại Pác Nặm chủ yếu gồm hoạt động như văn nghệ truyền thống, thể thao, các trò chơi dân gian, gian hàng bán sản phẩm thủ công, nông phẩm… Các lễ hội hầu hết được tổ chức với ý nghĩa cầu mùa và cầu bình an, thu hút đối tượng chủ yếu là người dân địa phương trong huyện, trong tỉnh Thời gian tổ chức vào tháng 01 âm lịch hàng năm Năm 2020, có 12 lễ hội truyền thống lớn nhỏ được tổ chức trên địa bàn huyện, trong đó lễ hội Mù Là là lễ hội lớn nhất, thu hút 10.000 lượt khách tới tham dự, đặc biệt, lễ hội này tổ chức tại khu vực có cung bậc ruộng bậc thang đẹp, trở thành điểm thu hút khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch sinh thái tham quan cảnh thiên nhiên, dã ngoại, nghỉ cuối tuần: Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên còn nguyên sơ, chưa khai thác, huyện Pác Nặm có nhiều điểm thắng cảnh tự nhiên đẹp như thác nước (thác Khuổi Khoang, thác Khuổi Lè, thác Cốc Lào xã Giáo Hiệu), sông (sông Năng), suối (suối Nà Lẩy xã Bộc Bố, Tả Sai xã Công Bằng), núi cao ngắm cảnh, đã thu hút một số nhóm du khách đi du lịch tự túc tới tham quan và dã ngoại tại các điểm này Hoạt động du lịch chủ yếu là ngắm cảnh thiên nhiên, hưởng không khí mát mẻ, trong lành, dã ngoại… Hoạt động du lịch này phần lớn là tự phát, các điểm tham quan chưa có nhà đầu tư hay chính quyền địa phương khai thác, nên cũng chưa có các dịch vụ du lịch để phục vụ khách Việc tiếp cận các điểm thắng cảnh này cũng không thuận lợi, đường đi vào điểm còn chưa có, thậm chí khá nguy hiểm với du khách Các khu vực thác nước, suối, sông vào mùa mưa dễ xảy ra các vấn đề lũ, sạt lở nên việc khai thác du lịch tại các điểm này cần được cân nhắc và quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch nông nghiệp: Với đặc thù canh tác của người dân vùng núi, những cung ruộng bậc thang, vườn cây ăn trái (cây mận) có thể trở thành điểm thu hút khách du lịch tới tham quan và trải nghiệm loại hình du lịch nông nghiệp cho huyện Pác Nặm Thời gian qua đã có nhiều đoàn khách du lịch phượt tự tới khám phá những điểm như vườn mận, khu ruộng bậc thang để ghi lại những hình ảnh đẹp vào mùa mận nở hoa, mùa lúa chín, mùa thu hoạch mận…
Loại hình du lịch này hiện chưa được khai thác chuyên nghiệp mà chỉ do sự tự phát từ đối tượng khách phượt, chưa có những dịch vụ phụ trợ như bán hàng nông sản, dịch vụ ăn uống hay lưu trú phục vụ khách du lịch Thời gian khai thác của loại hình du lịch này cũng phụ thuộc nhiều vào mùa nông nghiệp (mùa xuân và mùa thu) và chưa có sự kết nối với các sản phẩm du lịch khác trong địa bàn huyện.
- Sản phẩm du lịch công vụ: Du lịch công vụ tuy không dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên hay văn hóa của Pác Nặm nhưng hiện lại là sản phẩm du lịch có lượng khách du lịch ổn định và mang đến nguồn thu đáng kể cho người dân ở huyện Khách du lịch công vụ chủ yếu đến Pác Nặm do đặc thù công việc và thường lưu trú tại trung tâm huyện ở xã Bộc Bố Đối tượng khách này có khả năng chi trả cao tuy nhiên do đặc thù đến huyện vì công việc, do đó khách công vụ thường không có nhiều thời gian tham quan, thay vào hoạt động đó họ chi tiêu cho dịch vụ ẩm thực và mua sắm sản vật địa phương.
- Sản phẩm du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng có thể được coi là sản phẩm du lịch tiềm năng của huyện Pác Nặm nhưng chưa được khai thác Các bản làng của dân tộc Tày, Mông, Sán Chỉ vẫn còn giữ nguyên những nếp sinh hoạt truyền thống và hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên, tạo thành một tổng thể hài hòa, rất thích hợp để khai thác loại hình du lịch này Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm này còn chưa được khai thác, các hộ dân vẫn chưa đón khách đến lưu trú mà chỉ có một số gia đình có dịch vụ ăn uống, dịch vụ này cũng phải đặt trước vì không có lượng khách thường xuyên Du khách chủ yếu tự tham quan bản làng và nghỉ chân ăn trưa tại tại nhà dân.
4.4.5 Đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Pác Nặm thông qua bộ câu hỏi định tính
4.4.5.1 Mức độ thu hút của du lịch huyện Pác Nặm và hành vi của du khách
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đối với phát triển du lịch huyện Pác Nặm
du lịch huyện Pác Nặm
* Về tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Tài nguyên tự nhiên của huyện Pác Nặm khá đa dạng và còn rất nguyên sơ Với đặc điểm địa hình địa mạo được bao quanh bởi những dãy núi, Pác Nặm có hệ động thực vật phong phú, nhiều cung ruộng bậc thang vắt ngang các sườn đồi, các thác nước đẹp và nhiều dòng sông, suối trong vắt uốn lượn chảy qua trên địa bàn huyện, đặc biệt là dòng sông Năng kỳ vĩ tuyệt đẹp, thấp thoáng có những cọn nước quay nước đổ lên những cánh đồng ruộng bậc thang tạo nên khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng Với những tiềm năng tự nhiên này có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái thưởng ngoạn cảnh quan tự nhiên, chinh phục và ngắm cảnh thác, du ngoạn trên sông ngắm cảnh quan đôi bờ và du lịch thể thao mạo hiểm.
- Đặc biệt, Pác Nặm có những đồi sim tím nằm trên đồi có sức quyến rũ đối với khách du lịch Các đồi sim cùng với những rừng mận của người dân có thể quy hoạch thành những điểm du lịch hấp dẫn để thu hút khách trải nghiệm.
- Khí hậu ở Pác Nặm khá mát mẻ, không khí trong lành, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí vùng cao.
Nhìn chung, với tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và nguyên sơ, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, huyện Pác Nặm có thể phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch trở về với tự nhiên, du lịch sinh thái, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên (ngắm cảnh đồi sim, ngắm cảnh hoa mận, ngắm phong cảnh tự nhiên), du lịch thể thao mạo hiểm (đi bộ trekking, leo núi, đạp xe, các loại hình thể thao mạo hiểm dưới nước như đi bè mảng, xuồng cao su trên suối, sông Năng, khám phá hang động, chinh phục và ngắm cảnh thác; du lịch sinh thái kết hợp với trải nghiệm nông, lâm nghiệp Với hệ thống sông, suối có thể thích hợp tổ chức cho khách câu cá hoặc trải nghiệm sử dụng phương tiện đánh bắt cá truyền thống của người dân địa phương như chài, lưới, câu,…
* Về tài nguyên văn hóa:
- Pác Nặm là địa phương có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc: Huyện Pác Nặm sở hữu những giá trị văn hóa truyền thống khá đa dạng, hấp dẫn, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể như múa khèn của người Mông, hát then đàn tính, hát sli, lượn của người Tày, lễ cấp sắc của người Dao… Mỗi dân tộc sinh sống tại huyện có nét văn hóa riêng, có các giá trị ẩm thực đặc sắc, những phong tục truyền thống, lễ hội khác biệt và lễ hội độc đáo… tất cả tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho huyện Pác Nặm Đặc biệt, Lễ hội Mù Là của người Mông đã và đang trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của huyện thu hút đông đảo sự tham gia của cộng đồng địa phương…Đây chính là tài nguyên văn hóa quan trọng để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng
- Kiến trúc truyền thống hấp dẫn: Nhiều thôn tại huyện Pác Nặm vẫn giữ được kiến trúc truyền thống, đặc biệt nhất là thôn của người Sán Chỉ.
- Các giá trị ẩm thực đặc sắc của 7 dân tộc được chế biến trên nền tảng phong tục, thói quen truyền thống sinh hoạt của mỗi cộng đồng chính là điểm thu hút đối với khách du lịch cả trong nước và quốc tế.
- Ngoài ra, những bài thuốc chữa bệnh cùng với cách thức tắm lá thảo dược, chăm sóc sức khỏe của người Dao có thể trở thành sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe hấp dẫn đối với khách du lịch.
* Về vị trí địa lý:
Huyện Pác Nặm giáp với huyện Ba Bể và 02 tỉnh là Tuyên Quang, Cao Bằng nên có lợi thế trong việc liên kết phát triển sản phẩm, xúc tiến du lịch để dần đưa Pác Nặm vào bản đồ du lịch của tỉnh Bắc Kạn và của vùng Đông Bắc.
Nhìn chung, huyện Pác Nặm có tài nguyên khá đa dạng để phát triển du lịch Điều quan trọng là dựa trên thế mạnh tài nguyên, Pác Nặm tập trung xây dựng, hình thành các sản phẩm du lịch đa dạng, khác biệt để cuốn hút khách du lịch, qua đó thúc đẩy ngành du lịch non trẻ của huyện phát triển tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của địa phương.
- Tiềm năng du lịch nằm rải rác, không tập trung, gây khó khăn trong đầu tư.
- Tài nguyên du lịch so với các huyện, khu vực lân cận còn yếu và kém.
- Nhận thức về phát triển du lịch còn hạn chế, đặc biệt đối với cộng đồng và người dân trong huyện.
- Chưa có sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch mặc dù tài nguyên du lịch khá nguyên sơ và đa dạng.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đường kết nối tới các điểm du lịch tiềm năng gần như chưa được đầu tư, nâng cấp, do đó khả năng tiếp cận của khách du lịch tới các điểm du lịch còn rất hạn chế, khó khăn Thiếu các bảng chỉ dẫn giao thông đến trung tâm huyện cũng như đến với những điểm du lịch của huyện Bên cạnh đó, đường núi vào mùa mưa dễ xảy ra tình trạng sạt lở, lũ cục bộ gây khó khăn và nguy hiểm cho khách du lịch.
- Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ kết nối giữa trung tâm huyện đến các điểm du lịch tiềm năng của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), huyện Ba Bể còn hạn chế, một số đoạn đường chưa trải nhựa, xuống cấp nghiêm trọng Vào mùa mưa, lũ, sạt lở núi là hiện tượng khá thường xuyên, ảnh hưởng đến an toàn cho du khách trên một số tuyến đường của huyện.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của huyện gần như chưa có, một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện quy mô nhỏ, chưa đạt tiêu chuẩn để đón khách du lịch.
- Chưa có dự án đầu tư vào du lịch ở Pác Nặm và chưa có doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch gần như chưa có Đội ngũ nhân viên trong các cơ sở lưu trú và nhà hàng hiện nay chủ yếu là người thân gia đình, chưa được đào tạo nghiệp vụ du lịch.
- Thông tin, hình ảnh về điểm đến Pác Nặm chưa có trên bản đồ du lịch của tỉnh Bắc Kạn, của vùng Đông Bắc và của cả nước Chưa có cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Hoạt động quảng bá, giới thiệu về du lịch huyện chưa được triển khai nên hình ảnh điểm đến Pác Nặm chưa được biết đến trên thị trường du lịch trong nước và thị trường du lịch quốc tế Thậm chí ngay trên website của huyện cũng rất ít thông tin về các điểm du lịch, lễ hội và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc sinh sống tại huyện.
- Vệ sinh môi trường ở một số bản làng còn hạn chế do tập tục chăn nuôi gia súc ngay tại nhà vẫn còn hiện hữu ở một số bản làng của đồng bào dân tộcPác Nặm.
- Phát triển du lịch chưa thật sự được quan tâm và đầu tư sâu, chủ yếu là du lịch tự phát của người dân.
- Du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới, liên tục tăng trưởng kể từ năm 1950 đến nay và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 10 năm tới mặc dù hiện nay đang chịu những thách thức to lớn do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid 19 trên toàn cầu.