1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
Tác giả Nguyễn Đại Dương
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Quyết Thắng
Trường học Trường Đại học Bình Dương
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,54 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (14)
  • 2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (15)
  • 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (19)
  • 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (19)
  • 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (19)
  • 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
  • 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN (20)
  • 8. KẾT CẤU ĐỀ TÀI (20)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI (22)
    • 1.1. Nội dung cơ bản về Du lịch sinh thái (22)
      • 1.1.1 Khái niệm về Du lịch sinh thái (22)
      • 1.1.2. Nguyên tắc cơ bản để phát triển Du lịch sinh thái (26)
      • 1.1.3. Đặc trưng của hoạt động Du lịch sinh thái (28)
      • 1.1.4. Điều kiện để phát triển Du lịch sinh thái (30)
      • 1.1.5. Tác động của việc phát triển Du lịch sinh thái (32)
    • 1.2. Một số khái niệm quản lý nhà nước về phát triển DLST (34)
    • 1.3. Nội dung liên quan đến công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái (37)
      • 1.3.1. Cơ chế, chính sách (37)
      • 1.3.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (38)
      • 1.3.3. Nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng (39)
      • 1.3.4. Tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch (40)
      • 1.3.5. Bảo vệ và quản lý tài nguyên Du lịch sinh thái (41)
      • 1.3.6. Công nghệ và hợp tác quốc tế (42)
    • 1.4. Kinh nghiê ̣m công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái trên thế giơ ́ i và bài học kinh nghiệm cho Cà Mau (43)
      • 1.4.1. Du lịch sinh thái tại Hàn Quốc (43)
      • 1.4.2. Ở Australia (45)
      • 1.4.3. Ở Thái Lan (46)
      • 1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Cà Mau (48)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÀ MAU (51)
    • 2.1. Tổng quan về tỉnh Cà Mau (51)
      • 2.1.1. Khái quát về tỉnh Cà Mau (51)
      • 2.1.2. Vị trí địa lý (51)
      • 2.1.3. Các đơn vị hành chính (52)
      • 2.1.4. Điều kiện tự nhiên (54)
        • 2.1.4.1. Địa hình, hệ sinh thái động, thực vật (54)
        • 2.1.4.2. Khí hậu (55)
      • 2.1.5. Điều kiện Kinh tế - Xã hội (55)
      • 2.1.6. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, văn hóa, lịch sử tại Cà (59)
    • 2.2. Thực trạng công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tại Cà Mau (62)
      • 2.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (66)
      • 2.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng (74)
      • 2.2.4. Thực trạng tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch (76)
      • 2.2.5. Thực trạng bảo vệ và quản lý tài nguyên du lịch sinh thái (77)
    • 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tại Cà Mau (82)
    • 2.4. Ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tại Cà Mau (89)
      • 2.4.1. Các kết quả đã đạt trong công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tại Cà Mau (89)
      • 2.4.2. Hạn chế còn tồn tại công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại Cà Mau (91)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÀ MAU (95)
    • 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Cà Mau (0)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách (95)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (96)
      • 3.2.3. Giải pháp về nguồn lực và phát triển cộng đồng (97)
      • 3.2.4. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch (98)
      • 3.2.5. Nhóm giải pháp về bảo vệ và quản lý tài nguyên Du lịch sinh thái (99)
      • 3.2.6. Nhóm giải pháp về công nghệ và hợp tác quốc tế (99)
    • 3.3. Kiến nghị (100)
  • KẾT LUẬN (103)

Nội dung

Nội dung bài báo đã khái quát cơ bản các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý của nhà nước để phát triển DLST bền vững tại địa phương cụ thể là thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng đã đưa

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

+ Những nghiên cứu về DLST trong nước:

- Lê Huy Bá (2003), DLST, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Nội dung nghiên cứu về những yếu tố môi trường sinh thái liên quan đến vấn đề phát triển DLST bền vững, phân loại các loại hình DLST ở Việt Nam, tình hình phát triển DLST, các định hướng để phát triển DLST và một số giải pháp cơ bản cho hoạt động phát triển DLST tại Việt Nam Ngoài ra còn nghiên cứu một số mô hình phát triển DLST điển hình đang phát triển tại Việt Nam

- Nguyễn Hồ Minh Trang (2014), “Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Thừa Thiên Huế”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Luận án đã nghiên cứu tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, từ đó, lựa chọn mô hình và phương pháp phù hợp để định hướng phát triển du lịch tại tỉnh Đồng thời kiểm tra và đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, từ đó, đánh giá lại những tác động tích cực, tác động tiêu cực và rút ra được những nguyên nhân của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Dự báo và đề xuất giải pháp gia tăng tác động tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

- Trần Thị Hoà (2016), “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững tại thành phố Đà Nẵng”, Bài báo Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển du lịch bền vững khu vực Duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, Đà Nẵng Nội dung bài báo đã khái quát cơ bản các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý của nhà nước để phát triển DLST bền vững tại địa phương cụ thể là thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng đã đưa ra những giải pháp dựa trên thực tiễn đã nghiên cứu

- Phạm Trung Lương (2000), “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước Đây là đề tài đưa ra những vấn đề mang tính cơ bản làm cơ sở khoa học đề nghiên cứu về du lịch Trong đó đưa ra tổng quan những vấn đề lý và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở việt nam Đồng thời cũng đưa ra kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững của các nước trên thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở việt nam bền vững

- Phạm Trung Lương và cộng sự DLST những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục Nội dung cuốn sách cung cấp những khái niệm, hiểu biết cơ bản về loại hình DLST, đồng thời đưa ra những hoạch định chính sách, quản lý, điều hành về DLST tại Việt Nam

- Phạm Trung Lương (2015), Phát triển DLST ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Hội thảo “Môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khi hậu” Hà Nội, ngày 12/11/2015 Nội dung bài viết là các vấn đề về DLST với biến đổi khi hậu, hiện trạng của môi trường tự nhiên đặt ra đối với công tác phát triển DLST tại Việt Nam, từ đó tác giả đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn đẩy mạnh phát triển DLST góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu của nước ta trong giai đoạn hiện nay

- Lê Thị Lê và Hoàng Thị Thanh Bình, Xây dựng sản phẩm DLST đặc trưng tại Vườn quốc gia Bén én - Thanh hóa Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế”, Nhà xuất bản Nghệ An Nội dung bài viết nêu lên những tiềm năng giá trị phát triển DLST tại Vườn Quốc gia Bén én -

Thanh hóa, tình hình phát triển của loại hình DLST tại đây và những định hướng để hình thành các tuyến du lịch trọng điểm của khu vực và cả nước

- Lê Văn Tin, Nguyễn Hoàng Sơn (2010), Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển DLST ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế Nội dung bài viết đã khái quát những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hóa cũng như các điều kiện khác phù hợp để phát triển loại hình DLST, đánh giá thực trạng hoạt động DLST ở huyện A Lưới dựa trên các nguyên tắc cơ bản DLST Tác giả bài viết đã đưa ra những đánh giá về điểm yếu và điểm mạnh của DLST tại A Lưới, đồng thời cũng đề cập đến việc cần có nhiều giải pháp hợp lý để khai thác tốt tiềm năng của huyện Việc tìm ra những giải pháp phù hợp sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút du khách, tạo việc làm và tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành DLST tại A Lưới

- Vũ Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Phương Anh (2015), DLST Việt Nam tiềm năng và thách thức Trên trang Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Nội dung bài viết đã đưa ra các tiềm năng lớn của Việt Nam để phát triển DLST cụ thể là tiềm năng về tự nhiên và tiềm năng về văn hóa Bên cạnh đó tác giả cũng đánh giá thực trạng của việc khai thác các tiềm năng lợi thế để phát triển DLST tại Việt Nam, những hạn chế còn tồn tại và giải pháp để khai thác phát triển tốt loại hình DLST tại Việt Nam

- Tô Ngọc Thịnh (2022), Phát triển DLST bền vững tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Tạp chí Khoa học Tân Trào, ISSN 2354 - 1431 Bài viết đã đưa ra tổng quan về vấn đề DLST bền vững, các nguồn tài nguyên DLST của Vịnh Hạ Long, mục tiêu và nguyên tắc để DLST Vịnh Hạ Long phát triển bền vững Tác giả cũng đưa ra các tiềm năng chính để phát triển DLST để phân tích làm rõ như: Sự đa dạng về sinh học, hệ sinh thái rừng xanh nhiệt đới, hệ sinh thái của biển và ven biển, cơ sở hạ tầng của DLST, hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông…qua đó, đánh giá thực trạng phát triển bền vững của hoạt động DLST tại đây Để phát triển DLST tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan tài chính, cộng đồng dân cư, các hãng lữ hành, hướng dẫn viên và du khách đến với Vịnh Hạ Long, vì sự phát triển DLST bền vững trong thời gian tới

+ Các nghiên cứu về DLST trên thế giới

- Scott G McNall, Lý Quốc Ðẳng and Teresa Sobieszczyk (2016), DLST tại Costa Rica và Việt Nam: Bền Vững Hay Không Bài viết nghiên cứu về vấn đề phát triển DLST của hai quốc gia là Costa Rica và Việt Nam Mỗi quốc gia điều có những tài nguyên, điều kiện thuận lợi để phát triển DLST, nếu Costa Rica có Khu

Dự trữ thiên nhiên rừng mù mây Monteverde, Vuờn Quốc Gia Manuel Antonio thì Việt Nam cũng có rất nhiều địa điểm trong đó tác giả đã nhắm đến Đảo ngọc Phú Quốc, chợ nổi Cái Răng,…Tuy nhiên cả hai quốc gia đều phải giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch, kể cả DLST, du lịch văn hóa, hay du lịch thiên nhiên Hai đất nước sẽ chia sẻ vấn đề của biến đổi khí hậu và những vấn đề hiện đang xảy ra và cũng phải đối phó với những du khách không tôn trọng văn hóa, tài nguyên thiên nhiên sinh quyển Đó là những yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của DLST tại Costa Rica và Việt Nam

- Bushra Hameed và cộng sự (2018), Tác động của DLST trong việc đảm bảo Phát triển du lịch bền vững Công nghiệp ở Ấn Ðộ Tạp chí quốc tế về các khía cạnh nghiên cứu gần đây ISSN: 2349 - 7688, Vol 5, Số 2, tháng 6 năm 2018, trang

46 - 50 Nội dung bài viết về sự phát triển DLST ở Ấn Độ, ở quốc gia Ấn Độ người dân luôn tôn thờ thiên nhiên và giữ đạo đức bảo tồn thiên nhiên là một phần không thể tách rời trong tư tưởng và truyền thống của họ Do đó hoạt động DLST cũng được quan tâm phát triển và giữ một vai trò quan trọng đối với đất nước này Ấn Độ có nhiều vẻ đẹp tự nhiên, di tích khảo cổ và kiến trúc, dãy Hy Mã Lạp Sơn, Thung lũng Kashmir, sông Hằng các trung tâm tôn giáo như Varanasi, Badrinath thu hút lượng lớn khách du lịch Tác giả bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp để thúc đẩy du lịch, những sáng kiến của người dân Ấn Độ để phát triển DLST và xem DLST là một xu hướng để phát triển Ấn Độ

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu chung: Hệ thống cơ bản vấn đề lý luận về DLST, từ đó làm cơ sở tiến hành phân tích đánh giá hoạt động quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau, đồng thời đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau trong thời gian tới

- Mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về DLST và DLST

Thứ hai, Giới thiệu khái quát về tỉnh Cà Mau và đánh giá thực trạng công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau

Thứ ba, Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và phát triển DLST tại tỉnh Cà Mau và kết hợp với việc bảo tồn các giá trị về tự nhiên, môi trường, nhân văn, văn hóa, xã hội tại Cà Mau.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp định tính đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu về công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau Việc thu thập các số liệu, hình ảnh, bài viết, tạp chí nghiên cứu, báo cáo, kỷ yếu du lịch liên quan đến đề tài và sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh và lựa chọn ra những tài liệu cần thiết là rất quan trọng để nghiên cứu có thể đạt được kết quả chính xác và đáng tin cậy

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thực địa để quan sát, mô tả, ghi chép hình ảnh, gặp gỡ và trao đổi với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư địa phương để nắm bắt thực trạng từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện phù hợp để phát triển DLST tại Cà Mau.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Ý nghĩa khoa học: Ý nghĩa đầu tiên của đề tài nghiên cứu chính là tổng hợp các định nghĩa, nguyên tắc, đặc trưng về DLST của nhiều tác giả và tổ chức du lịch thế giới, từ đó đánh giá thực tiễn quản lý và phát triển DLST tại tỉnh Cà Mau Thứ hai, lợi ích của nghiên cứu về công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau là nó có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này Việc sử dụng tài liệu tham khảo này sẽ giúp cho các nghiên cứu sau có thể tiếp tục phát triển và cải tiến hơn nữa, đồng thời giúp cho ngành DLST tại Cà Mau trở nên phát triển bền vững hơn Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài là một nguồn tài liệu tin cậy cho việc nghiên cứu phát triển DLST tại tỉnh Cà Mau, ở mức độ nhất định đề tài nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức hữu ích, có thể làm tài liệu để tham khảo cho những ai quan tâm đến các vấn đề liên quan đến hoạt động DLST nói chung và DLST tại tỉnh Cà Mau nói riêng.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài kết cấu bao gồm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về DLST: Nêu ra những khái niệm, vấn đề cơ bản của

DLST, DLST tại Cà Mau, các cơ sở pháp lý để phát triển hoạt động DLST và lượt khảo các đề tài nghiên cứu có liên quan đến hoạt động DLST

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau: Giới thiệu tổng quan về tỉnh Cà Mau, thực trang công tác quản lý và phát triển DLST tại

Cà Mau hiện nay và đánh giá được những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà

Mau Từ các phân tính, đánh giá về thực trạng công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau, học viên xin đề xuất những giải pháp hoàn thiện mang tính định hướng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

Nội dung cơ bản về Du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm về Du lịch sinh thái

Hiện nay DLST đang phát triển nhanh chóng như một xu thế du lịch dựa vào tự nhiên, hỗ trợ bảo đảm tồn tại các giá trị tự nhiên phục vụ cho sự phát triển KT-

XH của cộng đồng địa phương và của cả nước Mặt dù DLST đã được biết đến rộng rãi tuy nhiên theo góc độ tiếp cận khái niệm về DLST cũng có các phần khác nhau DLST (DLST) là một khái niệm tương đối rộng và được hiểu với nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới như: Du lịch bền vững (Sustainable Tourism); Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism); Du lịch môi trường (Environmental Tourism); Du lịch thám hiểm (Aventure Tourism); Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism); Du lịch xanh (Green Tourism); Du lịch dựa vào du lịch thiên nhiên (Nature - Based Tourism); Du lịch đặc thù (Particurlar Tourism); …Tuy nhiên, chung quy lại, DLST đề cập đến việc du lịch được phát triển bền vững, với mục đích bảo vệ và tôn vinh các giá trị thiên nhiên, văn hóa và xã hội của địa phương

Theo Hector Ceballos Lascurain - một nhà nghiên cứu tiên phong về DLST, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch tới các vùng tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị tác động xáo trộn, với mục tiêu đặc biệt là nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh cũng như thế giới động thực vật hoang dã, cùng với việc khám phá các biểu thị văn hóa (bao gồm cả quá khứ và hiện tại) trong các khu vực này”

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Hoa Kỳ vào năm 1998, “DLST là một dạng du lịch mục đích đến các khu vực tự nhiên, với sự hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, mà không làm thay đổi tình trạng của hệ sinh thái Đồng thời, nó cũng mang lại cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” Hiệp hội DLST định nghĩa thêm rằng “DLST là du lịch có trách nhiệm đối với các khu vực tự nhiên, nơi mà việc bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương được ưu tiên và quan trọng” Ở Ấn Độ theo Gail YB Lash và Alison D Austin, Chương trình Đánh giá DLST Nông thôn (REAP) - Hướng dẫn Đánh giá Cộng đồng về DLST như một công cụ cho Phát triển Bền vững”, EplerWood International, tháng 10 năm 2003 Định nghĩa “DLST thái có nghĩa là du lịch có trách nhiệm tới các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương” Định nghĩa của Hiệp hội DLST quốc tế: “DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm đến các khu vực thiên nhiên, nhằm bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng địa phương” Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN),

DLST là một loại hình du lịch tham quan tập trung vào việc hiểu biết và thưởng thức thiên nhiên tại những vùng còn nguyên sơ, và nó được thực hiện với sự hỗ trợ và cam kết trong việc bảo tồn môi trường, giảm thiểu tác động từ du khách, cùng với việc đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của cộng đồng địa phương

Năm 1999 trong khuôn khổ Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST Việt Nam cũng đã đưa ra khái niệm về DLST “DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”, Lê Huy

Bá (2009) Một định nghĩa khá ngắn gọn khác được ghi nhận trong luật du lịch năm

2005 “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Năm 2017 Luật

Du lịch (Điều 3, Khoản 16): “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường” Định nghĩa về DLST trong Luật Du lịch 2017 đã có bước tiến hơn so với định nghĩa được đưa ra trong Luật Du lịch 2005 Định nghĩa mới này nhấn mạnh đến yếu tố giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống cho các bên liên quan, thay vì chỉ đơn thuần là phát triển bền vững một cách chung chung Ngoài ra, định nghĩa mới còn nhấn mạnh đến việc thỏa mãn nhu cầu giải trí, khám phá và tận hưởng thiên nhiên của du khách, cùng với việc phát triển KT-XH địa phương nơi thực hiện DLST

Mỗi quốc gia và tổ chức quốc tế có thể phát triển định nghĩa riêng về DLST (DLST) dựa trên đặc thù và mục tiêu phát triển của họ Tuy nhiên, vẫn có những tranh luận tiếp tục nhằm tìm ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST Mục tiêu của việc này là đảm bảo sự hiểu biết và thống nhất trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy định về DLST trên toàn cầu,…đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Để đảm bảo việc thăm quan không gây tác động không mong muốn đến hệ sinh thái và văn hóa bản địa, du khách sẽ được hướng dẫn và cung cấp thông tin cần thiết về môi trường Điều này giúp nâng cao hiểu biết và cảm nhận những giá trị thiên nhiên và văn hóa một cách tôn trọng và bảo vệ” DLST là một hình thức du lịch đặc biệt, mà trong đó du khách có cơ hội thăm quan và khám phá những môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa tương đối nguyên vẹn Mục tiêu chính của DLST là tìm hiểu và nghiên cứu các hệ sinh thái độc đáo, cùng như các nền văn hóa địa phương Qua việc tham gia vào DLST, du khách không chỉ có cơ hội trải nghiệm sự đa dạng và quyến rũ của thiên nhiên, mà còn được tiếp xúc với các nền văn hóa bản địa độc đáo Việc tìm hiểu về các hệ sinh thái và văn hóa này giúp du khách nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn môi trường, cũng như ý thức trách nhiệm đối với xã hội DLST không chỉ mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho du khách, mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của các khu vực du lịch Việc du khách tham gia vào các hoạt động DLST giúp tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương, đồng thời khuyến khích việc bảo tồn và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương Với sự chú trọng vào việc tạo ra những trải nghiệm du lịch ý nghĩa và bền vững, DLST đang trở thành một xu hướng phát triển quan trọng trong ngành du lịch hiện nay

Thuật ngữ “Responsible Travel” (du lịch trách nhiệm) luôn được liên kết với DLST, đó là hình thức du lịch có trách nhiệm, không gây ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương Định nghĩa về DLST (DLST) đã trải qua sự thay đổi từ những định nghĩa đầu tiên vào năm 1987 cho đến nay Hiện nay, DLST không chỉ được xem là một hình thức du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên, mà còn được đánh giá cao về tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên Điều này giúp du khách hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đóng góp vào hoạt động bảo tồn Ngoài ra, DLST còn mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương

Khái niệm DLST có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Hình 1.1 Khái niệm DLST bằng sơ đồ - Nguồn: Phạm Trung Lương, (2002)

* Cùng với sự phát triển của Du lịch sinh thái các nước trên Thế giới; hiện nay, tại Việt Nam, hoạt động DLST ngày càng được trú trọng phát triển với đa dạng các loại hình phổ biến:

Bảng 1.1: Các loại hình Du lịch sinh thái phổ biến tại Việt Nam

Nguồn: Lê Huy Bá, 2006. 1.1.2 Nguyên tắc cơ bản để phát triển Du lịch sinh thái

DLST hiện nay được coi là thị trường phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch Không chỉ đơn thuần là du lịch và giải trí yêu thiên nhiên mà DLST đã được coi là một cách giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và kinh tế của các quốc gia Đó là một quan điểm đúng đắn về các nguyên tắc DLST Mặc dù các nghiên cứu khác nhau có thể đưa ra các nguyên tắc khác nhau, tuy nhiên, các nguyên tắc này thường có những điểm chung và khác biệt nhất định Việc hiểu và áp dụng các nguyên tắc này là rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch Vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hiệp hội TIES - DLST Quốc tế, đã diễn ra một hoạt động kết nối các chuyên gia về DLST từ khắp nơi trên thế giới nhằm đánh giá lại các nguyên tắc đã tồn tại trong lĩnh vực này Đồng thời, họ đã bổ sung và điều chỉnh một số nguyên tắc để làm cho chúng rõ ràng hơn, loại bỏ các yếu tố mơ hồ và tránh những sự hiểu lầm trong ngành DLST Kết quả của hoạt động này là Hiệp hội TIES đã cập nhật ba nguyên tắc mới cho DLST:

“- Phi tiêu thụ (Non-Consumptive)/Phi khai thác (Non-Extractive);

- Tạo ra một lương tâm sinh thái (Ecological Conscience);

- Tuân thủ các giá trị và đạo đức sinh thái trong tương tác với tự nhiên (Eco-central Values & Ethics).”

Ngoài ra, theo Hiệp hội TIES về việc hợp nhất bảo tồn, cộng đồng và du lịch bền vững Điều này cho thấy rằng hoạt động DLST không chỉ tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm tích cực cho khách du lịch mà còn phải đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực của con người đối với thiên nhiên, xây dựng nhận thức và tôn trọng môi trường và văn hóa Để đạt được sự phát triển lâu dài trong DLST, cần cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, văn hóa và lịch sử của địa phương Các hoạt động DLST bền vững có thể giúp đảm bảo rằng du lịch sẽ mang lại lợi ích cho cả khách du lịch và cộng đồng địa phương trong một tương lai xa hơn Về cơ bản hoạt động loại hình DLST phải thực hiện một số nguyên tắc cơ bản như:

Thứ nhất, Đầu tiên, việc phát triển DLST dựa trên giá trị của môi trường tự nhiên và đặc điểm văn hóa địa phương Tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản sắc địa phương chính là đối tượng khai thác chính của loại hình DLST Dó đó để hoạt động và phát triển loại hình DLST con người cần tiến hành song song với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên và duy trì hệ sinh thái Sự bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển của hệ sinh thái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch Đồng thời, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của các giá trị văn hóa địa phương cũng là một yếu tố quan trọng để giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho khách du lịch hiểu và tôn trọng nền văn hóa địa phương

Việc áp dụng nguyên tắc này có thể giúp đảm bảo rằng hoạt động DLST được tiến hành trong sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng và mang lại lợi ích cho cả khách du lịch và cộng đồng địa phương

Một số khái niệm quản lý nhà nước về phát triển DLST

Quản lý và phát triển DLST là một lĩnh vực quan trọng trong ngành du lịch, nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ môi trường, văn hóa cũng như cộng đồng địa phương Do đó phát triển du lịch sinh thái toàn diện và lâu dài luôn là chủ đề được các quốc gia quan tâm, đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên du lịch theo cách có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế, xã hội trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá riêng, đa dạng hoá sinh học và giữ được môi trường đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ tương lai

Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến khái niệm Quản lý phát triển DLST bền vững Trong đó tiêu biểu như Công trình nghiên cứu nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (2000) của ông Phạm Trung Lương

“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”; tác giả Nguyễn Đình Hòe (2001) với cuốn sách “Du lịch bền vững”, tác giả Trịnh Đăng Thanh với Luận án tiến sĩ (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”; tác giả Nguyễn Mạnh Cường với Luận án tiến sĩ (2015) “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình”… Dưới góc độ nghiên cứu và tư duy của từng tác giả, quan niệm về DLST bền vững cũng như quản lý nhà nước về DLST được diễn giải khá đa dạng Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai DLST bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” Theo Machado (2003): “DLST là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” Các quan điểm trên cho thấy mục đích chính phát triển DLST là để 3 trụ cột của du lịch: Kinh tế – Văn hóa xã hội – Môi trường được phát triển một cách đồng đều và hài hoà.

Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng: bí quyết để phát triển DLST bền vững là Nhà nước phải dành ưu tiên trước hết cho công tác quy hoạch phát triển hơn là ưu tiên cho khu vực tư nhân và lấy nó làm động lực cho sự phát triển Trong sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động du lịch: chính quyền địa phương, doanh nghiệp, khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, giới truyền thông và giới chuyên gia thì vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương sẽ giúp xây dựng khuôn khổ để phát triển du lịch bền vững

Bên cạnh đó, ngành du lịch có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, do đó luôn đòi hỏi cần có sự quản lý của nhà nước để duy trì và phát triển Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc vào khung khổ pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước Do vậy, vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển DLST bền vững trở nên cấp thiết Quản lý nhà nước về phát triển DLST là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động du lịch trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống được quản lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý Nội dung quản lý nhà nước về Du lịch theo Luật Du lịch (Điều 10) bao gồm:

(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch;

(2) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế – kỹ thuật trong hoạt động du lịch;

(3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch;

(4) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ;

(5) Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch;

(6) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài;

(7) Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch;

(8) Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch;

(9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch “Quản lý nhà nước đối với du lịch theo hướng phát triển bền vững là nhằm tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế du lịch Đồng thời, chỉ có sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với phát triển du lịch mới giúp việc khai thác các thế mạnh của từng địa phương đạt kết quả và phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu hiện nay”.

Nội dung liên quan đến công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái

Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển DLST Với các điều kiện thiên nhiên ưu đãi, không chỉ góp phần đưa lại hiệu quả cho ngành kinh tế mà còn tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và đóng góp nỗ lực cho bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước Vì vậy, DLST được xác định là một trong những sản phẩm du lịch chính có sức cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, được thể hiện trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ mới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quan điểm của nhà quản lý và hệ thống luật pháp quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển DLST Các quy định về sử dụng tài nguyên, cơ chế chính sách, và quy định về quan hệ giữa tài nguyên du lịch và phát triển KT-XH phải được thiết lập để bảo vệ lợi ích của quốc gia và cộng đồng địa phương Luật pháp cung cấp cơ sở để tập hợp và quản lý nguồn lực xã hội để tham gia và chịu trách nhiệm trong việc phát triển DLST và bảo vệ môi trường tự nhiên Nó cũng giúp xây dựng các nguyên tắc giao tiếp chung giữa các nhóm tham gia vào DLST để điều chỉnh hành vi và tương tác của các đối tượng liên quan đến DLST

Nhận thức về tầm quan trọng của DLST trong phát triển bền vững của đất nước, vào tháng 9/1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam hợp tác với IUCN và Ban KT-

XH Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức một Hội thảo quốc tế về việc xây dựng khung chiến lược phát triển DLST Đây đã là cơ sở quan trọng để thúc đẩy và triển khai các hoạt động thực tế để phát triển DLST trong tương lai, cũng như xây dựng chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và thúc đẩy hợp tác DLST với các nước trong khu vực và quốc tế Để đảm bảo sự phát triển bền vững của DLST ở Việt Nam, nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành bởi các cấp, ngành và cơ quan quản lý khác nhau để điều chỉnh hoạt động phát triển DLST Ngày nay, hệ thống các khu bảo tồn tại Việt Nam được chia thành hai loại theo phân cấp quản lý: các đơn vị do Trung ương quản lý và các đơn vị do chính quyền địa phương quản lý

Nhằm thực hiện các chủ trương và quan điểm chỉ đạo của Đảng theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và mục tiêu của Nghị quyết số 50/NQ-

CP về du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát hành Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 2292/QĐ- BVHTTDL) Đồng thời, đã xây dựng Kế hoạch hành động để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050

Một số quy định và văn bản liên quan đến phát triển DLST bao gồm: Luật

Du lịch năm 2017, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Bảo vệ môi trường năm

2020, và các quyết định của chính phủ như: Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/ 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/ 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030 Các văn bản này đều xác nhận vai trò quan trọng của phát triển DLST trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt mục tiêu phát triển KT-XH đến năm 2030, từ đó làm cho Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển Để đáp ứng Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về “DLST - chìa khóa để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường” du lịch Việt Nam luôn coi DLST là hướng phát triển chiến lược và cam kết thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển DLST Điều này không chỉ giúp tận dụng tiềm năng và điểm mạnh của ngành du lịch Việt Nam mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển KT-

1.3.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Để phát triển DLST thành một ngành kinh tế mũi nhọn, cải thiện hạ tầng là điều cần thiết Để tạo ra sản phẩm du lịch chất lượng cao và thu hút khách du lịch, cần quy hoạch, đầu tư và kêu gọi đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển các điểm du lịch sinh thái Theo Tổng cục Du lịch (2020) “sẽ tập trung ưu tiên cải thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, nâng cao sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, bảo đảm tính bền vững môi trường, đảm bảo an ninh, vệ sinh và phát triển nguồn nhân lực du lịch” Đối với hạ tầng giao thông, đây là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tập trung huy động các nguồn vốn, nguồn lực đầu tư hình thành hệ thống hạ tầng then chốt các trung tâm du lịch trọng điểm Tăng cường đầu tư nguồn vốn từ ngân sách NN theo hướng đồng bộ và ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch Cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương để thực hiện các chương trình, dự án gắn với phát triển du lịch Đồng thời, cần huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nguồn tài chính trong nhân dân và tạo cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư triển khai xây dựng các dự án hạ tầng du lịch trọng điểm Việc đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tập trung phát triển chất lượng thay vì số lượng đã giúp du lịch Việt Nam thăng hạng, nâng tầm vị thế trong giai đoạn mới

1.3.3 Nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch và DLST Để đạt được hiệu suất tốt trong bất kỳ hoạt động nào, kể cả DLST, cần có nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và chuyên môn Do đó, cần tập trung vào việc nghiên cứu và đánh giá tổng thể về nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho đến năm

2025 Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, cần thực hiện các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên trong ngành du lịch Đồng thời, cần tập trung vào việc đào tạo nhân lực du lịch chuyên nghiệp, đặc biệt là trong các vị trí cần thiếu nguồn nhân lực và cần nâng cao chất lượng Cần chú trọng vào việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực tham mưu quản lý NN về du lịch ở cấp Trung ương và địa phương, cũng như nhân lực quản trị doanh nghiệp du lịch

DLST được coi là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy phát triển bền vững, dựa vào sự tương tác và hợp tác với cộng đồng địa phương Điều này không chỉ cải thiện tình hình kinh tế và cuộc sống của cộng đồng, mà còn giúp bảo tồn và thúc đẩy giá trị văn hóa bản địa cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên của địa điểm đó.Do đặc điểm của sản phẩm DLST là không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên mà còn phải gắn liền với văn hóa địa phương, vì vậy, tốt nhất, người hướng dẫn viên của DLST là người dân nơi vùng phát triển DLST hoặc là các nhà quản lý lãnh thổ trong các Vườn quốc gia, khu bảo tồn,… những người am hiểu về giá trị của các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa nơi đây, hoặc ít cũng là những người được đào tạo và hiểu biết về nơi đây

1.3.4 Tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch

Có thể thấy sự mở cửa và phát triển của nền kinh tế trong những năm qua làm nhu cầu du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Việt Nam ngày càng tăng lên

Dự tính trong tương lai, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đều sẽ tăng nhanh ở Việt Nam Để thu hút khách DLST không thể chỉ đơn thuần dựa vào những tài nguyên vốn có từ tự nhiên mà NN và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ DLST cũng phải không ngừng phát triển, tìm mọi biện pháp để thu hút được nguồn khách du lịch Một trong những biện pháp đó là tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch Ở trong nước, đã thực hiện rất nhiều phương thức để tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch như trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội nghị, hội thảo đã tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về DLST Hàng năm tổ chức các lễ hội du lịch tại các địa phương gắn với những hoạt động truyền thống Các doanh nghiệp và ngành DLST đã tham gia vào các hội chợ du lịch khu vực và quốc tế để quảng bá sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch Điều này đã dẫn đến sự gia tăng số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam và tăng trưởng đáng kể trong số du khách trong nước Hạ tầng du lịch và chất lượng dịch vụ cũng được phát triển và cải thiện Đặc biệt, cần tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, và xúc tiến du lịch trong nước, bằng cách phát triển các chiến dịch marketing điện tử để hỗ trợ việc xúc tiến và quảng bá Đồng thời, cần xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam

Các hoạt động thúc đẩy DLST bao gồm việc nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng, chuyên nghiệp, thương hiệu và cạnh tranh Điều này bao gồm việc xác định hướng phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo cho từng địa phương và vùng, cũng như liên kết với hệ thống sản phẩm du lịch của vùng và quốc gia Chú trọng vào việc bảo tồn và tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử, và truyền thống riêng của từng địa phương, cùng việc khai thác ẩm thực đa dạng và độc đáo để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc biệt Khuyến khích phát triển DLST theo mô hình tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn tại các khu du lịch và điểm du lịch Mục tiêu là tạo ra những sản phẩm DLST phù hợp với nhu cầu của thị trường và mang lại trải nghiệm ý nghĩa cho du khách trong hành trình của họ

1.3.5 Bảo vệ và quản lý tài nguyên Du lịch sinh thái

Kinh nghiê ̣m công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái trên thế giơ ́ i và bài học kinh nghiệm cho Cà Mau

1.4.1 Du lịch sinh thái tại Hàn Quốc

DLST ở Hàn Quốc bắt đầu nổi lên vào những năm 90 của thế kỷ XX, trong Luật bảo vệ môi trường tự nhiên năm 1997 Luật này được điều chỉnh vào năm

1997 bằng cách thêm vào “Điều khoản về tái tạo và quản lý DLST”, cũng như đưa ra “Thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp và cải tạo các ngôi làng trên núi” tại Điều

19 Năm 2000, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã khởi đầu Dự án thúc đẩy cải tạo DLST, trong khi Bộ Hải dương và Thủy sản thực hiện Dự án cải tạo DLST biển theo Luật bảo tồn các vùng đất ngập nước

Năm 2008, khi mô hình “Tăng trưởng xanh” trở nên quan trọng đối với nền kinh tế, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu quan tâm đến DLST hơn Sáu cơ quan và đơn vị đã tham gia vào việc xây dựng chính sách phát triển DLST, mỗi đơn vị đảm nhận một phần riêng biệt trong việc quản lý và bảo tồn du lịch hệ sinh thái Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Bộ Môi trường, hai cơ quan quản lý chính, đã hợp tác mật thiết trong việc đề xuất chính sách DLST Năm 2008, hai cơ quan này đã đưa ra

“Chính sách chấn hưng DLST”, năm 2010 có báo cáo về “Các mô hình DLST tiêu biểu” Năm 2013, Luật bảo vệ môi trường tự nhiên Hàn Quốc tiếp tục được điều chỉnh để thêm định nghĩa về DLST và thông qua chỉ thị về chỉ định các khu DLST

Các chiến lược trên được thực hiện trong ba giai đoạn phù hợp với khả năng và tình hình chung của Hàn Quốc bao gồm: Giai đoạn 1 từ 2008 - nửa đầu 2009 hình thành các chiến lược quốc gia nhằm chấn hưng DLST Giai đoạn 2 từ nửa sau

2009 đến 2010 củng cố chế độ, khai thác các nội dung nhằm phát triển DLST Giai đoạn 3 từ năm 2011 trở đi là giai đoạn chính thức thúc đẩy phát triển DLST Để DLST đến gần hơn với người dân, Hàn Quốc không ngừng đưa ra các hoạt động quảng bá, bằng các phương tiện truyền thông, các chương trình truyền hình thực tế đến các vùng sinh thái hoang dã, đây cũng là một cách thức thông minh để quảng bá về DLST

Từ năm 1997 đến nay, chính phủ Hàn Quốc đã liên tục áp dụng các kế hoạch ngắn và dài hạn để bảo tồn tài nguyên DLST và môi trường tự nhiên Các chính sách này đa chiều và thường xuyên được cập nhật, có mục tiêu dài hạn Chính phủ đã thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức, và doanh nghiệp trong và ngoài nước Đồng thời, họ cũng đã khuyến khích người dân tham gia tích cực và đầu tư vào các sản phẩm DLST bền vững, thân thiện với môi trường, như các dự án ngôi làng sinh thái Chính phủ Hàn Quốc đã học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển và thực hiện các dự án điều tra tổng thể về môi trường tự nhiên, cũng như đưa ra các chính sách để ngăn chặn ô nhiễm môi trường Tất cả những điều này thể hiện sự nhận thức rõ ràng về mối liên quan giữa sự phát triển của DLST và bảo vệ môi trường tự nhiên Điều này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cho ngành du lịch và DLST tại Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc tuy cách xa nhau về mặt địa lí, song lại là hai đất nước có nhiều điểm tương đồng về hệ sinh thái rừng và biển phong phú, đặc biệt đều có 70% diện tích là đồi núi Môi trường tại Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, hệ sinh thái cũng bị ảnh hưởng Đây là điều đã diễn ra tại Hàn Quốc hơn 20 năm về trước nhưng bằng các chính sách hiệu quả về môi trường nói chung và các phương án bảo tồn, khai thác tài nguyên sinh thái nói riêng, đã phục hồi được nhiều vùng tự nhiên bị ô nhiễm, cải thiện điều kiện môi trường một cách rõ rệt Tài nguyên sinh thái được khai thác và bảo tồn khá hiệu quả Thành quả này của Hàn Quốc có nhiều điểm đáng để Việt Nam áp dụng, học tập và tự rút ra bài học kinh nghiệm trên con đường phát triển của mình

1.4.2 Ở Australia Ở Australia, việc quản lý hoạt động khai thác các tiềm năng DLST được giao cho Hiệp hội DLST Australia đảm nhiệm Hiệp hội hình thành vào năm 1991, với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận quản lý hoạt động DLST - một loại hình du lịch mũi nhọn trong công nghiệp du lịch ở Australia Sứ mệnh của Hiệp hội DLST Australia là phát triển, củng cố và thúc đẩy DLST và các hoạt động du lịch khác đảm bảo tính bền vững thông qua các biện pháp tiếp cận Thành viên của Hiệp hội chính là các nhà kinh doanh du lịch, lữ hành, nhà quy hoạch, quản lý phát triển DLST, các khu du lịch và cộng đồng địa phương

Hiệp hội DLST Australia chịu trách nhiệm lãnh đạo và hỗ trợ các đơn vị trong lĩnh vực du lịch để phát triển các hoạt động có trách nhiệm Điều này bao gồm cam kết đảm bảo tính khả thi kinh tế, văn hóa xã hội, và bền vững về môi trường trong việc khai thác tiềm năng của họ Hiệp hội thiết lập và áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững, nâng cao chuyên nghiệp hóa người làm việc trong ngành du lịch, giảm bớt thủ tục đăng ký hoạt động DLST, cung cấp thông tin quan trọng về bảo tồn tài nguyên, và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức khai thác môi trường tự nhiên để đảm bảo sự bền vững Để quản lý và phát triển tốt hoạt động DLST Hiệp hội này đã đưa ra các công nhận DLST và cấp chứng chỉ hướng dẫn viên ngành DLST, các công nhận có kỳ hạn hoạt động, những đơn vị và cá nhân muốn hoạt động DLST phải được cung cấp kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động DLST, phải có chứng chỉ hành nghề và cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn của DLST theo quy định của Hiệp Hội Các đơn vị đều đăng ký hoạt động DLST thực hiện cam kết về trách nhiệm và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của DLST Vì vậy tính bền vững trong phát triển DLST được thể hiện khá rõ trong hoạt động du lịch của Australia mà Việt Nam cần nghiên cứu học hỏi để vận dụng vào sự phát triển DLST tại Việt Nam

Ngành du lịch Thái Lan phát triển mạnh mẽ và mang lại thu nhập đáng kể cho quốc gia này, là một trong những ngành công nghiệp lớn thứ hai sau công nghiệp điện tử tin học Sự phát triển của ngành du lịch được hỗ trợ bởi chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ Mặc dù có sự tăng trưởng ấn tượng, nhưng cũng có các vấn đề liên quan đến môi trường và sự bền vững, đặc biệt là trong việc quản lý tài nguyên du lịch Để khắc phục những sai lầm trong quá khứ và đưa ra kế hoạch phát triển bền vững Tổng cục Du lịch Thái Lan đã cho nghiên cứu các vấn đề về du lịch có trách nhiệm và phát triển du lịch bền vững Do đó DLST đã được nhấn mạnh là một trong những chiến lược quan trọng được sử dụng để đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững Với tiềm năng DLST to lớn bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú và tài nguyên văn hóa độc đáo, Thái Lan đã hình thành các điểm DLST chủ yếu tập trung ở các VQG để thu hút du khác Ban đầu, các tiêu chuẩn và quy định về du lịch có trách nhiệm còn thấp, và việc bảo vệ tài nguyên du lịch cũng chưa được chú trọng đúng mức Do đó, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã thiết lập một chính sách cụ thể của Chính phủ để thúc đẩy và quản lý các hoạt động du lịch có trách nhiệm và bền vững

Mục tiêu chính của chính sách phát triển du lịch bền vững ở Thái Lan là xây dựng một ngành công nghiệp du lịch bền vững, đảm bảo sự duy trì của môi trường tự nhiên và xã hội, cùng với sự tự chủ Chính sách này liên quan đến nhiều khía cạnh như: bảo vệ môi trường tự nhiên, quản lý tài nguyên, thúc đẩy du lịch bền vững, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và phát triển con người, đồng thời đóng góp vào sự phát triển KT-XH của đất nước

Trên cơ sở chính sách đã ban hành, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã thí điểm phát triển DLST tại khu vực Umphang Với sự phối hợp giữa Tổng cục Du lịch Thái Lan và chính quyền Quận Umphang, tỉnh Tak, các thánh địa Hoàng gia và Sở Tài nguyên môi trường đã thí điểm thành công mô hình Umphang, từ đó càng nhiều động vật hoang dã được bảo vệ nghiêm ngặt, môi trường sinh thái dần được cải thiện Tổng cục Du lịch Thái Lan đã tiếp tục nhân rộng mô hình DLST Umphang bằng cách thực hiện 06 chính sách chiến lược: Quản lý môi trường và tài nguyên du lịch; Nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường; Phối hợp giữa cộng đồng địa phương phát triển DLST với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp; Tiếp thị xúc tiến DLST; Xây dựng cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư DLST Vì vậy DLST đã trở thành thành phần chính, đảm bảo sự phát triển bền vững ngành du lịch Thái Lan

Costa Rica là một quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ những lại là quốc gia có tiềm năng rất lớn phát triển DLST bởi đa dạng sinh học cao, lưu trữ tới 6% các loài động thực vật trên trái đất Costa Rica được các nhà chuyên môn đánh giá là đất nước phát triển DLST vào bậc nhất thế giới Trong suốt lịch sử phát triển, Costa Rica đã thể hiện những nỗ lực tiến bộ để bảo tồn môi trường và tăng cường giữ vững bản sắc văn hóa của mình thông qua các chính sách quản lý phát triển DL có trách nhiệm và bền vững

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÀ MAU

Tổng quan về tỉnh Cà Mau

2.1.1 Khái quát về tỉnh Cà Mau

Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khám phá khoảng trên 300 năm Miền đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người Hoa đến khai phá Sau khi Mạc Cửu dâng cả đất này thần phục Nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình Chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên Trước năm 1975, tỉnh

Cà Mau có tên gọi là tỉnh An Xuyên Sau ngày thống nhất đất nước, tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 9 (ngày 6/11/1996) đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và việc tách tỉnh được thực hiện từ ngày 01/01/1997 Nguồn

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của Tổ quốc với diện tích tự nhiên là 5.294,87 km2 chiếm 13,13% diện tích vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và 1,58% diện tích cả nước, với 3 mặt tiếp giáp với biển, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Biển Đông với đường bờ biển 107 km; Phía tây và phía nam giáp Vịnh Thái Lan với đường bờ biển 147 km; Phía bắc giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Kiên Giang Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8 0 34’ - 9 0 33’ vĩ Bắc và

105 0 25’ - 104 0 43’ kinh Đông Điểm cực Đông tại 105 0 25’ kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi; Điểm cực Tây tại 104 0 43’ kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển; Điểm cực Nam tại 8 0 34’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển; Điểm cực Bắc tại 9 0 33’ vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình Nguồn

Tỉnh Cà Mau nằm trên trục đường Quốc lộ 1 và quốc lộ 63, là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long Đường bờ biển của tỉnh Cà Mau có độ dài gần 254 km (dài thứ 2 cả nước), trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông

Nam Á Vùng biển Cà Mau có một số cụm đảo gần bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, cụm đảo Hòn Chuối, và đảo Đá Bạc… có vị trí chiến lược quan trọng Các đảo này không những có vai trò kết nối để khai thác kinh tế biển nói chung và kinh tế du lịch nói riêng mà còn là điểm tựa tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc

1 Hình 2.1: Bản đồ hành chính Cà Mau

(Nguồn UBND tỉnh Cà Mau, 2023) 2.1.3 Các đơn vị hành chính

Cà Mau là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về dân số, xếp thứ 41 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 38 về GRDP bình quân đầu người

Với 1.229.600 dân, GRDP đạt 53.229 tỷ đồng (tương ứng với 2.3118 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 47,1 triệu đồng (tương ứng với 2.028 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,7% Nguồn UBND tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 01 thành phố và

08 huyện Được phân chia thành 101 đơn vị hành chính cấp xã, phường, gồm có 09 thị trấn, 10 phường và 82 xã

Bảng 2.1: Dân số, diện tích, số đơn vị hành chính và năm thành lập

Số đơn vị hành chính

1 Thành phố Cà Mau 226.372 249,63 10 phường, 7 xã 1999

2 Huyện U Minh 100.876 775,89 1 thị trấn, 7 xã 1979

3 Huyện Thới Bình 135.892 636,30 1 thị trấn, 11 xã 1956

4 Huyện Trần Văn Thời 197.679 703,47 2 thị trấn, 11 xã 1951

5 Huyện Đầm Dơi 175.629 816,06 1 thị trấn, 15 xã 1956

6 Huyện Cái Nước 136.638 417,08 1 thị trấn, 10 xã 1957

7 Huyện Phú Tân 97.703 450,60 1 thị trấn, 8 xã 2003

8 Huyện Năm Căn 56.813 490,85 1 thị trấn, 7 xã 2003

9 Huyện Ngọc Hiển 66.874 734,63 1 thị trấn, 6 xã 1984

(Nguồn: UBND tỉnh Cà Mau, 2022)

Cùng với sự tăng trưởng du lịch cùng cả nước, trong những năm du lịch Cà Mau từng bước phát triển, góp phần trở thành ngành KT-XH quan trọng của địa phương Du lịch còn góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao động tại địa phương, với những lợi thế về đặc điểm địa lý và vị trí chiến lược của vùng cực nam tổ quốc, Cà Mau có nhiều tiềm năng, lợi thế cạnh tranh trong phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách tỉnh, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ

2.1.4.1 Địa hình, hệ sinh thái động, thực vật

Với diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.294,87 km2, có tổng diện tích rừng ngập mặn trên 110.000 ha, Mũi Cà Mau hiện ra như mũi tàu luôn tiến ra biển Mũi đất này hàng năm lắng tụ phù sa lấn biển khoảng 80-100m, đã tạo ra Bãi bồi chạy dài theo bờ biển Đông và biển Tây Rừng ngập mặn Cà Mau phát triển phong phú nhất Việt Nam cả về sinh khối và về thành phần loài có những cá thể cao đến 20 - 25m, hiện có 27/32 loài cây ngập mặn đã được phát hiện ở Việt Nam và 28 loài cây khác tham gia vào hệ thực vật ở vùng đất này, trong đó chiếm ưu thế thuộc về loài đước đen (Rhizophora apiculata), mắm trắng (Avicennia alba), mắm đen (A.Oflicinalis), mắm ổi (A.marina), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) với quần thể thực vật gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, cây vẹt và rừng mắm, đặc biệt, có 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam là đước đôi và quao nước Rừng ngập mặn Cà Mau còn là vành đai tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái bên trong khỏi các thiên tai, các biến cố thời tiết như bão, lũ lụt Còn hệ động vật tiêu biểu là lớp chim với 93 loài, thuộc 33 họ và 9 bộ; có 11 loài chim quý hiếm, 7 loài đang bị đe dọa cấp quốc gia, 7 loài bị đe dọa cấp toàn cầu và 1 loài được nêu trong Nghị định 32 của Chính phủ Đây là nguồn gen quý hiếm đang được ưu tiên bảo tồn Nguồn UBND tỉnh Cà Mau (2022)

Về thủy sản có 139 loài cá, thuộc 21 bộ, 55 họ, 89 giống với nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao Ngoài ra, các loài cá, cua, ốc, nghêu, sò, vọp cũng gắn liền đời sống của chúng với thức ăn từ rừng ngập mặn Đặc biệt, Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ, hệ sinh thái rừng đước Mũi Cà Mau, cùng với những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em tạo nên sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa nhân văn của tỉnh Cà Mau có Vườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích tự nhiên 42.000 ha và Vườn quốc gia U Minh hạ với diện tích 8.286 ha, đặc biệt năm

2009, Mũi Cà Mau chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã và đang quy hoạch, đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển DLST xứng tầm với những gì thiên nhiên ban tặng

Với tiềm năng của rừng và biển đã sản sinh ra hệ sinh thái động vật, thực vật rất phong phú, đa dạng Đây là nguồn ẩm thực dồi dào, phong phú với trên 200 loài thủy sản của hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt mà không có nơi nào có được Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất cả nước

Cà Mau nằm ở vị trí cuối cùng Cực Nam của Việt Nam, trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển kinh tế tiểu vùng Mêkong mở rộng Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập và phát triển kinh tế với các nước Đông Nam Á Du lịch Cà Mau đang ngày càng phát triển với các sản phẩm du lịch đa dạng như Khu du lịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch Hòn Đá Bạc, Vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm Lâm ngư trường Sông Trẹm, Khu du lịch Khai Long, Đầm Thị Tường và Vườn chim nằm trong lòng Thành phố

Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26.5 0 c, thuộc loại trung bình so với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long Biên độ dao động nhiệt năm khoảng hơn 2 0 c Nguồn UBND tỉnh Cà Mau (2022)

Thực trạng công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tại Cà Mau

2.2.1 Thực trạng cơ chế, chính sách

Vừa qua, Tỉnh ủy Cà Mau đã ban hành Kết luận tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Theo đó, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo về phát triển du lịch Đây là nội dung quan trọng để phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trong thời gian tới, xác định DLST là một trong các dòng sản phẩm du lịch chính, có sức cạnh tranh cao so với tỉnh, thành phố và các nước trong khu vực

Tại Cà Mau, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh là cơ quan chủ quản, trực tiếp phụ trách chính là Phò ng Quản lý du lịch phụ trách các chức năng liên quan đến du lịch, bao gồm lập kế hoạch, đề án, chương trình phát triển, phân cấp quản lý và xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, phòng cũng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính NN, cụ thể :

Bảng 2.2: Cá c công tác Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phối hơ ̣p triển khai

(Nguồ n: Tá c giả tổng hợp, 2023)

* Công tác quy hoạch, đề án thu hút đầu tư phát triển DLST: Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển du lịch được chú trọng, theo đó UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển DLST Vườn Quốc gia U Minh Hạ; quy hoạch cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, quy hoạch điểm DLST Đầm Thị Tường; ngày 18/6/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 744/QĐ-TTg về quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau tỉnh Cà Mau đến năm 2030 Tỉnh đang triển khai lập quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau; thúc đẩy mời gọi nhà đầu tư tập trung phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch

Công tác cải cách hành chính được chỉ đạo quyết liệt hơn; giải quyết thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ, xây dựng môi trường đầu tư thông thóang; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với chất lượng phục vụ cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân về cơ chế, hoạt động kết nối, hợp tác kinh doanh trên các lĩnh vực hoạt động du lịch

Xây dựng và phát triển mô hình DLST, du lịch cộng đồng, hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch được triển khai thực hiện tích cực Đầu tư xây dựng và mở rộng điểm du lịch văn hóa, lịch sử tại các khu di tích trong tỉnh; đã xây dựng dự án phục dựng khu trung tâm Di tích Xứ ủy Nam bộ - Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1955) tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình

Hình 2.2: Bản đồ Du lịch tỉnh Cà Mau

(Nguồn Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh, 2023)

Tỉnh Cà Mau không chỉ phát triển ngành du lịch mà còn đầu tư phát triển các ngành dịch vụ và công nghệ phụ trợ cho du lịch, bao gồm các lĩnh vực như làng nghề truyền thống, mua sắm, ăn uống, tài chính ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin và vận chuyển hàng không, hàng hải Những cải tiến này cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tại tỉnh Cà Mau

2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu sau hơn 25 năm đổi mới và phát triển kinh tế nhờ sự đầu tư của Trung ương Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh, đặc biệt là trong ngành du lịch, còn kém so với các tỉnh khác trong vùng Việc phục vụ khách du lịch và dịch vụ phục vụ chưa đồng bộ và khó khăn hơn đối với các điểm sinh thái xa trung tâm tỉnh Thời gian tới, các cấp cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ để phát triển mạnh ngành DLST trong tương lai

* Hệ thống giao thông vận tải

Mặc dù vị trí địa lý của Cà Mau nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt là do mạng lưới kênh rạch chằng chịt, nhưng tỉnh đã đạt được một hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh đến trung tâm thị trấn các huyện phục vụ cho phát triển KT-XH Tuy nhiên, việc làm đường vẫn đòi hỏi thời gian, kỹ thuật và vốn đầu tư lớn Tỉnh cần phải tiếp tục đầu tư vào mạng lưới giao thông để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế trong tương lai

Giao thông đường bộ: Cà Mau có tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 63 và quản lộ

Phụng Hiệp với tổng chiều dài chạy qua địa phận Cà Mau trên 110km Quốc lộ 1A đi qua địa phận Thành phố Cà Mau và tới địa phận xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đây là điểm cực nam của tổ quốc, cách Thành phố Cần Thơ 180 km và Thành phố

Hồ Chí Minh 380 km Hệ thống đường tỉnh lưu thông đến huyện là 268,5km Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ và ô tô đến được tất cả các trung tâm huyện và xã Hiện tại, giao thông bộ chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu phát triển du lịch tại địa phương Vì nhiều tuyến đường đang xuống cấp, sụp lúng, ổ gà, ổ voi xuất hiện nhiều sau các trận mưa làm khó khăn cho các phương tiện xe lớn như xe 29 chỗ, 45 chỗ di chuyển chậm; nhiều điểm DLST chỉ có xe 4 chỗ hoặc 7 chỗ vào được, xe lớn hơn chưa vào tới nơi được

Bảng 2.3: Tổng hợp hệ thống đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Cấp phối đá dăm Đất

Quốc lộ 3 119,3 119,3 100% Đường tỉnh 16 307,8 292,6 15,2 95,1% Đường huyện 76 754,6 233,3 147,3 28,4 345,5 50,4% Đường đô thị 153 114,7 Đường GTNT 10.819,0 138,9 2.610,1 19,5 8.050,5 25,4%

(Nguồn Tác giải tổng hợp, 2022)

Theo bảng 2.3 thống kê Tổng hợp hệ thống đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tổng chiều dài hệ thống đường bộ là 12.115,5 km, bao gồm: 3 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh là 119,3 km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 100%; 16 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 307,8 km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 95,1%; 76 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 754,6 km, tỷ lệ nhựa cứng hoá đạt 50,4%; Hệ thống đường đô thị với tổng chiều dài 114,7 km; Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 10.819,0 km, tỷ lệ cứng hoá đạt 25,4%

1 Hình 2.3: Bản đồ giao thông tỉnh Cà Mau

(Nguồn UBND tỉnh Cà Mau, 2020)

Giao thông đường thủy: Tỉnh Cà Mau có mạng lưới kênh rạch phong phú, đặc biệt là các sông lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Phụng Hiệp, Gành Hào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy và kết nối các điểm du lịch trong tỉnh Năm Căn là cảng thương mại quan trọng trong hệ thống cảng ở ĐBSCL, nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển của vùng Đông

Nam Á đang được đầu tư xây dựng Tuy nhiên, giao thông thủy có một số hạn chế như tốc độ chậm, thiếu tiện nghi và không đủ cơ động, dẫn đến sự không ưa chuộng của du khách trong hoạt động du lịch

Giao thông đường hàng không: Tỉnh Cà Mau đã nâng cấp và mở rộng sân bay

Cà Mau gần đây để đáp ứng nhu cầu đi lại của cả nhân dân và du khách Hiện tại, Cà Mau có tuyến bay Hà Nội - Cà Mau và Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau với tuần suất bay 02 chuyến/ngày Tuy nhiên, giao thông hàng không ở Cà Mau vẫn còn có một số hạn chế Giá thành của vé máy bay tương đối cao, khiến cho không phải đại đa số du khách đều có thể sử dụng loại hình giao thông này Số lượng chuyến bay trong tuần còn khá ít, làm hạn chế khả năng linh hoạt trong việc lựa chọn lịch trình đi lại của người dân và du khách

Do đó, để phát triển du lịch ở Cà Mau, đặc biệt là DLST, hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông bộ, cần phải được hoàn thiện Hiện tại, loại hình giao thông phổ biến và có thể đáp ứng nhu cầu đi lại trong các tuyến điểm du lịch chủ yếu dựa vào hệ thống giao thông đường thủy Tuy nhiên, để tạo được ấn tượng và tạo nét riêng cho du lịch Cà Mau, giao thông đường hàng không cũng cần phải khắc phục những hạn chế của mình Việc mở rộng và phát triển sân bay Cà Mau cũng là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ của giao thông đường hàng không tại tỉnh

* Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách

Đánh giá chung về hiệu quả công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tại Cà Mau

Theo số liệu báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, ngành du lịch Cà Mau tiếp tục có sự phát triển khá ổn định với các chỉ tiêu của ngành đạt khá, luôn cao hơn cùng kỳ năm trước Khách du lịch đến Cà Mau năm 2019 ước đạt: 1.673.000 lượt khách, tăng 16% so với năm 2018 (1.440.310); Trong đó: Khách quốc tế: 28.800 lượt, khách nội địa: 1.644.200 lượt; Doanh thu ước đạt trên 2.495 tỷ đồng; Công suất sử dụng phòng đạt từ 68% trở lên

Biểu đồ 2.3: Tổng lượng khách du lịch đến Cà Mau từ năm 2019 - 2022

Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền quảng bá được đẩy mạnh thông qua công tác phối hợp, hỗ trợ các cơ quan truyền thông tác nghiệp tại các khu, điểm du lịch trọng tâm của tỉnh Công tác phát triển sản phẩm du lịch được ưu tiên quan tâm với việc giám sát và hỗ trợ các hộ dân xây dựng du lịch cộng đồng; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá đơn vị mình và tích cực tham gia các sự kiện về du lịch do địa phương các tỉnh, thành phố tổ chức; đồng thời phối họp với các ngành có liên quan khảo sát tham mưu đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Sản phẩm và dịch vụ du lịch tại tỉnh Cà Mau ngày càng đa dạng và được nâng cao chất lượng, đồng thời phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau hiện đang thu hút nhiều du khách bởi tuyến tham quan xuyên rừng và dịch vụ xe điện đưa rước khách du lịch

Công tác hợp tác, phát triển du lịch được tăng cường thực hiện tốt và phát huy chương trình ký kết hợp tác với một số tỉnh trong Cụm liên kết phía Tây đồng bằng sông Cửu Long; tiếp tục đẩy mạnh phối hợp liên kết phát triển du lịch với tỉnh Trat (Thái Lan), tỉnh Khăm Muộn (Lào) và Koh Kong (Campuchia) Đến năm 2020, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, các cấp, các ngành và doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đã khẩn trương thực hiện các giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch, các hoạt động du lịch đã dần ổn định trở lại, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch từng bước khắc phục khó khăn và đề ra những giải pháp phục hồi phù hợp với điều kiện hiện có để thu hút khách du lịch (chính sách giảm giá, ưu đãi, đầu tư mở rộng, phát triển sản phẩm, tặng phẩm, xây dựng chương trình mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự hấp dẫn thu hút khách du lịch, ); các khu, điểm du lịch, cơ sơ kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch và các công ty lữ hành đã khôi phục hoạt động gần như hoàn toàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu, có dấu hiệu tích cực, khởi sắc, từng bước phục hồi và góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tê xã hội Khách du lịch đến Cà Mau năm 2020 đạt 1.207.760 lượt khách, giảm 29,4% so với năm 2019; doanh thu ước đạt 1.923 tỷ đồng, giảm 26,6% so với năm 2019

Nhưng năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid -19 kéo dài, khiến ngành du lịch Cà Mau cũng gặp không ít khó khăn; lượng khách du lịch ước đạt trong năm là 700.000 lượt khách, giảm đến 45 % so với năm 2020; doanh thu ước đạt 1.000 tỷ, giảm 56.6% so với năm 2020 Tổng thu 848 tỷ đồng, giảm gần 41% so cùng kỳ

2020 (1.436,7 tỷ đồng), đạt 32,6% so kế hoạch năm 2021 và đạt 85% so với Kịch bản 3 (1.000 tỷ đồng)

Biểu đồ 2.4: Doanh thu du lịch tỉnh Cà Mau từ năm 2019 - 2022

Trước tình hình khó khăn đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp kịp thời cụ thể hóa các văn bản, chủ trương bằng kế hoạch, chương trình hoạt động; đồng thời đã có nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng về du lịch được ban hành như: Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2021”; Kế hoạch phát triển du lịch; chương trình xúc tiến du lịch năm 2021; Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện, tiêu biểu như: Lễ hội Nghinh ông Sông Đốc; Hội nghị Xúc tiến du lịch; Lễ hội tri ân Quốc tổ; Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ; Sự kiện “Hương rừng U Minh”

Công tác truyền thông tổ chức đón Đoàn Farmtrip khảo sát điểm đến du lịch

Cà Mau để truyền thông, quảng bá du lịch; tăng cường duy trì và phát triển trang Web du lịch Cà Mau và các trang mạng xã hội (facebook, fanpage “Du lịch Mũi Cà Mau”); vận hành, khai thác Dự án ứng dụng công nghệ thông tin, đã mang lại hiệu ứng tích cực và sự lan tỏa rộng rãi, góp phần quan trọng vào công tác quảng bá về du lịch Cà Mau

Ngoài ra, tiếp tục tăng cường hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ngành du lịch trên toàn tỉnh, đặc biệt là các cơ sở lưu trú nhằm duy trì tiêu chuẩn đã được công nhận, xếp hạng và đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch Các cơ sở kinh doanh lưu trú, các khu, điểm du lịch tăng cường trang thiết bị; đẩy mạnh xây dựng phát triển sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tinh thần trách nhiệm và văn hóa giao tiếp để phục vụ tốt khách du lịch Đến năm 2022, Cà Mau ước đón hơn 1.650.000 lượt, tăng 145% so cùng kỳ

2021, vượt chỉ tiêu đề ra 29%; Tổng thu cả năm ước đạt hơn 2.435 tỷ đồng, tăng 187% so với năm 2021 (852,4 tỷ đồng), vượt chỉ tiêu 48%

Ngoài ra, ngành tăng cường phối hợp với các địa phương trong tỉnh tiếp tục hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng dịch vụ ăn uống, mua sắm phục vụ khách tham quan du lịch, Cà Mau hiện vẫn duy trì các dịch vụ phục vụ khách du lịch với hệ thống trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí tại thành phố Cà Mau, 01 điểm dừng chân và 12 điểm bán hàng đặc sản Cà Mau, ơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách

Công tác xúc tiến, quảng bá và thông tin du lịch được triển khai thực hiện thường xuyên cùng với thực hiện các sự kiện trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2022”; Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2022 và Chương trình xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch; đã tổ chức thành công Lễ tri ân Quốc tổ, Sự kiện “Hương rừng U Minh”, Ngày hội “Bánh dân gian Nam bộ” và Giải Đất Mũi Marathon 2022 Nhìn chung, các sự kiện đã mang lại hiệu ứng tích cực, thu hút được sự tham gia đông đảo của khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm

Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông, quảng bá du lịch Cà Mau qua các trang thông tin điện tử; duy trì và phát triển Cổng thông tin du lịch Cà Mau và các trang mạng xã hội (facebook, fanpage “Du lịch Mũi Cà Mau”); hỗ trợ các cơ sở hoạt động lĩnh vực du lịch quảng bá các dịch vụ qua Cổng thông tin du lịch

Việc chuyển đổi số trong ngành du lịch đã đạt được kết quả tích cực ở mức độ ban đầu thông qua việc sử dụng các ứng dụng như “Du lịch Việt Nam-Vietnam Travel”, nền tảng “Quản trị và kinh doanh du lịch”, hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam, hệ thống thẻ - vé điện tử và thẻ du lịch thông minh, cũng như hệ thống thuyết minh đa phương tiện (multimedia guide) Đồng thời, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và phát triển du lịch được thực hiện thông qua nhiều hình thức trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội như Facebook, fanpage và Zalo

Ngoài ra, việc hợp tác phát triển du lịch được tập trung vào việc tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp về công tác đào tạo nguồn nhân lực, cũng như mở rộng đầu mối liên kết giữa NN và doanh nghiệp Đặc biệt, việc liên kết vùng trong khai thác và phát triển du lịch được chú trọng, đặc biệt là trong Chương trình hợp tác với các tỉnh trong Cụm liên kết, Bạc Liêu, Ninh Bình cũng như với các tỉnh Trat (Thái Lan) và Khăm Muộn (Lào) dựa trên các bản ghi nhớ hợp tác

Sản phẩm du lịch được đa dạng hóa, từng bước nâng cao chất lượng và phát phát triển ổn định trên cơ sở thế mạnh của tỉnh như: Sinh thái, cộng đồng, rừng, biển đảo; xây dựng mới các tour DLST, rừng ngập mặn, rừng tràm, các di tích lịch sử văn hóa; mở rộng dịch vụ ăn uống, mua sắm phục vụ khách tham quan du lịch, hệ thống trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách, phát huy được hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân địa phương, khu, điểm du lịch

Ngày 14/02/2023, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 29/KH-

UBND về Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đến năm 2025, định hướng đến năm

2030 nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế du lịch của tỉnh, đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, phấn đấu từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh

Ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tại Cà Mau

2.4.1 Các kết quả đã đạt trong công tác quản lý và phát triển Du lịch sinh thái tại Cà Mau

Trong những năm qua, Lĩnh vực du lịch, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thông văn bản quản lý, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế để các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch Văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện kịp thời bằng các kế hoạch, chương trình cụ thể; nhất là trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh là cơ quan trực tiếp quản lý về Du lịch đã chủ động xây dựng các kịch bản sát với nội dung thực tế để có kế hoạch duy trì phát triển du lịch địa phương phù họp

Các hoạt động liên quan đến du lịch đang được tăng cường quản lý NN, quy hoạch, và thu hút đầu tư phát triển Tỉnh Cà Mau đã phát triển một quy hoạch tổng thể cho ngành du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho các cấp, các ngành thực hiện các quy hoạch, đề án và dự án thu hút đầu tư phát triển du lịch Một trong những quy hoạch được đề cập là Khu du lịch Quốc gia Mũi

Cà Mau, một điểm đến hấp dẫn với các cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp Đồng thời, Đề án phát triển DLST Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2025 cũng được triển khai thực hiện Ngoài ra, các quy hoạch khác bao gồm cụm đảo Hòn Khoai, điểm DLST Đầm Thị Tường, Hòn Đá Bạc và nhiều điểm DLST khác cũng được quy hoạch và triển khai

Từ việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hóa các sản phẩm hiện có, tới việc tăng cường liên kết và tổ chức đa dạng các sự kiện kích cầu du lịch, tỉnh Cà Mau đang nỗ lực để thu hút sự quan tâm của khách du lịch Sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá và xúc tiến du lịch cũng là một trong những phương tiện được sử dụng Đồng thời, tỉnh Cà Mau cũng tập trung vào bảo vệ môi trường và thiên nhiên, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm và an sinh xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội Tất cả những nỗ lực này nhằm mang lại trải nghiệm du lịch tốt nhất cho khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Cà Mau

Công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch được các cấp, các ngành quan tâm đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng Các đơn vị kinh doanh du lịch hợp tác với các cơ quan quản lý trong việc thanh tra, kiểm tra; đồng thời, quan tâm nâng cấp trang thiết bị, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch nhằm tạo sự phong phú, hấp dẫn thu hút khách du lịch

Sản phẩm du lịch có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo được sự cạnh tranh với các tỉnh, thành trong khu vực, cả nước Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch ngày càng tăng, cơ bản giải quyết các vấn đề về việc làm, tạo điều kiện phát triển đời sống vật chất tinh thần cho lực lượng lao động địa phương

Nguyên nhân kết quả đạt được chu ̉ yếu là do:

Sự tập trung chỉ đạo kỳ quyết cho phát triển du lịch của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoàn chỉnh quy hoạch, đề án, hình thành và phát triển sản phẩm du lịch thế mạnh, xác định loại hình du lịch mũi nhọn phù hợp tiềm năng của tỉnh

Công tác phát triển du lịch đang được hầu hết các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành quan tâm đẩy mạnh Nhận thức về tầm quan trọng của du lịch đang được nâng cao ở các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng, dẫn đến sự tham gia tích cực vào công tác này

Các cấp ủy đảng và chính quyền đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Họ đã chỉ đạo, hướng dẫn và đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến du lịch Đồng thời, các ngành liên quan như văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế và môi trường cũng đang tham gia tích cực vào công tác phát triển du lịch

Trong khi đó, doanh nghiệp du lịch cũng đang phát triển các sản phẩm du lịch mới và đa dạng hóa các sản phẩm hiện có để thu hút khách du lịch Cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên của vùng đất để phục vụ cho mục đích du lịch Tổng thể, việc phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên

2.4.2 Hạn chế còn tồn tại công tác quản lý và phát triển DLST tại Cà Mau

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức về phát triển du li ̣ch chưa toàn diện và chưa đi vào chiều sâu; nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền và cộng đồng về phát triển du li ̣ch chưa đầy đủ Một số địa phương còn thiếu chủ động, chưa phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý NN về du lịch trong việc xúc tiến xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, phù hợp với tiềm năng hiện có

Hệ thống văn bản quy phạm quản lý ngành du lịch còn bất cập, nhất là việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý

NN và tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việc hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư phát triển du lịch đang diễn ra chậm chạp, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Nguồn kinh phí từ ngân sách NN dành cho đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế và việc huy động nguồn vốn từ các thành phần tham gia đầu tư phát triển các khu du lịch cũng chưa đạt được nhiều như mong đợi Hạ tầng giao thông đường bộ đến các khu, điểm du lịch còn nhiều khó khăn, chưa đảm bảo cho phương tiện vận chuyển khách du lịch của các công ty lữ hành tiếp cận, làm ảnh hưởng đến việc kết nối sản phẩm du lịch với du khách

Nguồn nhân lực ngành du lịch Cà Mau còn thiếu số lượng và yếu về chất lượng Chất lượng lao động của ngành du lịch Cà Mau còn thấp (qua đào tạo khoảng 30% - 40%)

Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn chu ̉ yếu là do :

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cấp ủy và chính quyền đối với phát triển du lịch chưa nhận được sự quan tâm đúng mức Việc huy động nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch vẫn còn hạn chế Sự thiếu hụt và yếu kém về nguồn nhân lực phục vụ du lịch cũng gây khó khăn Sự phối hợp giữa các cấp và các ngành trong phát triển du lịch chưa đạt được mức độ chặt chẽ; để phát triển du lịch bền vững và hiệu quả, cần có nỗ lực để tăng cường xã hội hóa hoạt động du lịch và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Điều này có thể được đạt được thông qua việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong quản lý và phát triển du lịch, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và tăng cường quảng bá thương hiệu

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÀ MAU

Kiến nghị

Đối với UBND các cấp: Cần triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phát triển DLST của địa phương, nhất là việc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển Thực hiện tốt vai trò của cơ quan quản lý NN trong điều hành, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình du lịch nói chung và DLST nói riêng Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi đặc thù cho các dự án DLST phù hợp với xu hướng hiện tại Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Theo dõi và quản lý việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở tiềm năng, lợi thế; nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách Xây dựng sản phẩm du lịch Cà Mau qua các loại hình phù hợp như: Du lịch địa lý, du lịch biển đảo, DLST, trải nghiệm, du lịch cộng đồng gắn với hệ thống rừng ngập nước và du lịch ngư, nông, lâm nghiệp để du lịch Cà Mau trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút với du khách trong và ngoài nước Trong đó tập trung hỗ trợ phát triển loại hình DLST, cộng đồng là trọng tâm Tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc quy hoạch phát triển cho phù hợp với từng địa phương

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ sản phẩm DLST Phối hợp thực hiện quảng bá loại hình DLST cho các đơn vị lữ hành trong và ngoài nước Chỉ đạo, kiểm tra việc phát triển DLST thái miệt vườn bền vững nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và phong tục tập quán của địa phương Đối với người làm du lịch: Tiếp tục phát huy hiệu quả của các kênh thông tin như khách du lịch, internet, facebook, sách hướng dẫn du lịch và các phương tiện truyền thông khác Phát triển DLST phù hợp với điều kiện của địa phương và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống Luôn chú trọng đến việc kiểm tra và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách

Tóm tắt Chương 3 Để phát triển Ngành Du lịch nói chung và Du lịch sinh thái nói riêng, chúng ta cần khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên và văn hóa để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và văn hóa, đặc biệt là trong Du lịch sinh thái

Chương 3, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển thiết thực, hiệu quả cho tỉnh Cà Mau, dựa trên kinh nghiệm từ các địa phương khác và các phân tích về tiềm năng và hạn chế của địa phương Cà Mau Trong đó, các giải pháp này liên quan chặt chẽ đến Chiến lược phát triển bền vững và có thể áp dụng lâu dài

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với UBND các cấp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương, nhằm cùng nhau chung tay phát triển Ngành Du lịch, đặc biệt là Du sinh thái của Cà Mau một cách hiệu quả và bền vững.

Ngày đăng: 26/10/2024, 14:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Khái niệm DLST bằng sơ đồ - Nguồn: Phạm Trung Lương, (2002). - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
Hình 1.1. Khái niệm DLST bằng sơ đồ - Nguồn: Phạm Trung Lương, (2002) (Trang 25)
Bảng 1.1: Các loại hình Du lịch sinh thái phổ biến tại Việt Nam - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
Bảng 1.1 Các loại hình Du lịch sinh thái phổ biến tại Việt Nam (Trang 25)
Hình 2 1  Hình 1.2. Tác động của DLST đến KT-XH và môi trường - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
Hình 2 1 Hình 1.2. Tác động của DLST đến KT-XH và môi trường (Trang 32)
Bảng 2.1: Dân số, diện tích, số đơn vị hành chính và năm thành lập - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
Bảng 2.1 Dân số, diện tích, số đơn vị hành chính và năm thành lập (Trang 53)
Hình 2.2: Bản đồ Du lịch tỉnh Cà Mau - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
Hình 2.2 Bản đồ Du lịch tỉnh Cà Mau (Trang 65)
Bảng 2.3: Tổng hợp hệ thống đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
Bảng 2.3 Tổng hợp hệ thống đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Trang 67)
Hình 5 1  Hình 2.4: Ảnh chụp màn hình Cổng Thông tin Du lịch Cà Mau - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
Hình 5 1 Hình 2.4: Ảnh chụp màn hình Cổng Thông tin Du lịch Cà Mau (Trang 77)
Bảng 2.5: Ba giá trị khả năng chịu tải - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
Bảng 2.5 Ba giá trị khả năng chịu tải (Trang 78)
1  Hình 2.5: Giao diện ứng dụng “Du lịch Việt Nam-Vietnam Travel”  Chuyển  đổi  số  trong  du  lịch  bước  đầu  đạt  hiệu  quả  tốt,  ứng  dụng  “Du  lịch  Việt Nam-Vietnam Travel”; nền tảng “Quản trị và kinh doanh du lịch”; Hệ thống cơ - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái tại cà mau
1 Hình 2.5: Giao diện ứng dụng “Du lịch Việt Nam-Vietnam Travel” Chuyển đổi số trong du lịch bước đầu đạt hiệu quả tốt, ứng dụng “Du lịch Việt Nam-Vietnam Travel”; nền tảng “Quản trị và kinh doanh du lịch”; Hệ thống cơ (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN