1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN VÂN ANH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI... 45CHƯƠNG 3:DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VÂN ANH

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HOÀNG ANH

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS LÊ THANH HÒA

4 Ủy viên hội đồng: PGS.TS LÊ TRUNG CHƠN

5 Thư ký hội đồng: TS VÕ THANH HẰNG

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

VÀ TÀI NGUYÊN

PGS.TS VÕ LÊ PHÚ

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày, tháng, năm sinh: 26/12/1996 Nơi sinh: Tp.HCM

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8.85.01.01

Nội dung:

(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu

(2) Phân tích quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thành phố Thủ Đức thông qua theo dõi diễn biến thay đổi sử dụng đất bằng xử lý ảnh vệ tinh

(3) Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến diễn biến bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết

(4) Ứng dụng GIS thành lập bản đồ phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh năm 2016 và năm 2022

II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023

III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 27/12/2023

IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Hoàng Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến TS Nguyễn Hoàng Anh đã tận tình giảng dạy, hỗ trợ, hướng dẫn và góp ý trực tiếp cho Luận văn của tôi trong quá trình thực hiện cũng như trong suốt quá trình học tập của mình Xin được cảm ơn các Thầy, Cô giáo công tác tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp.HCM, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường Các bạn, các anh chị học viên đã cùng tôi học tập, trao đổi, giúp tôi nhận ra những khiếm khuyết, những hạn chế về kỹ năng và kiến thức để tôi bổ sung và hoàn thiện kịp thời

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót Tôi rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ quý Thầy Cô

Xin chân thành cám ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thành phố Thủ Đức kể từ khi sát nhập được xem là nơi có tốc độ đô thị hóa mạnh

mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh Quá trình đô thị hóa phát triển giúp thu hút nguồn nhân lực dồi dào phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, sự phân bố dân cư chưa hợp lý trong điều kiện tăng trưởng mạnh mẽ dân số tại khu vực sẽ gây sức ép đến các yếu tố môi trường từ đó phát sinh một số dịch bệnh truyền nhiễm trong bối cảnh đất chật người đông

Mục tiêu đề tài là phân tích các yếu tố tác động gây ra dịch bệnh sốt xuất huyết – một bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam - và thành lập các bản đồ phân vùng rủi

ro xuất hiện dịch bệnh tại TP Thủ Đức nhằm thể hiện phân bố không gian và đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố góp phần là nguyên nhân gây ra dịch bệnh qua các năm Nguồn dữ liệu sử dụng ảnh viễn thám Landsat tại 4 thời điểm 1995, 2006, 2016, 2022; kết hợp cùng các dữ liệu ảnh thu thập các yếu tố tự nhiên: lượng mưa, nhiệt độ bề mặt,

độ ẩm đất, phân bố dân cư Các phương pháp chính áp dụng là phương pháp viễn thám,

hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phân tích thứ bậc AHP để thành lập bản đồ phân vùng rủi ro dịch bệnh Tổng cộng có 24 bản đồ kết quả phân cấp mức độ rủi ro xuất hiện dịch bệnh trong khu vực trong 2 năm 2016 và 2022 thể hiện sự phân cấp thứ bậc và không gian vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn nghiên cứu

Trang 6

ABSTRACT

Thu Duc City has been considered a place with strong urbanization speed compared

to Ho Chi Minh City The growing urbanization process helps attract abundant human resources for socio-economic development However, the unreasonable population distribution in the context of strong population growth in the area will put pressure on environmental factors, thereby giving rise to a number of infectious diseases in the context of crowded land and people

The goal of the project is to analyze the factors that cause dengue fever - a common infectious disease in Vietnam - and establish risk zoning maps for disease occurrence in the city Thu Duc aims to show spatial distribution and evaluate the relationship between factors contributing to the cause of epidemics over the years Data source uses Landsat remote sensing images at 4 points in time: 1995, 2006, 2016, 2022; Combined with image data collected from natural factors: rainfall, surface temperature, soil moisture, population distribution The main methods applied are remote sensing, geographic information system (GIS) and AHP hierarchical analysis to create disease risk zoning maps A total of 24 maps result in decentralizing the level of risk of disease occurrence

in the area in 2 years 2016 and 2022, showing the hierarchy and space of risk areas for disease occurrence in the study area

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Hoàng Anh

Ngoại trừ những nội dung đã được trích dẫn, các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn chính xác, trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác trước đây

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

Học viên

Nguyễn Vân Anh

Trang 8

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

ABSTRACT iv

LỜI CAM ĐOAN v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH ẢNH xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nội dung nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan về đô thị hóa và dịch bệnh sốt xuất huyết 4

Đô thị hóa 4

Sốt xuất huyết 10

1.1.2.1 Điều kiện gây bệnh 12

1.1.2.2 Đặc điểm môi trường phát triển vector truyền bệnh sốt xuất huyết 12

Mối liên hệ giữa đô thị hóa và dịch bệnh sốt xuất huyết 14

Đánh giá tác động các yếu tố Đô thị hóa đến nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Thủ Đức 15

1.2 Tình hình nghiên cứu 16

Nghiên cứu trên thế giới 16

Nghiên cứu ở Việt Nam 18

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 20

Điều kiện tự nhiên 20

Trang 9

1.3.1.1 Vị trí địa lý 20

1.3.1.2 Khí hậu và thời tiết 22

1.3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn 24

Điều kiện kinh tế xã hội 26

Điều kiện chung tại Thành phố Thủ Đức 28

Hiện trạng mắc bệnh sốt xuất huyết tại Thành phố Thủ Đức 28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 311 2.1 Phương pháp luận 311

Cơ sở Đánh giá chất lượng môi trường đô thị 311

Cơ sở viễn thám và GIS 312

2.1.2.1 Cơ sở khoa học viễn thám 312

2.1.2.2 Ứng dụng GIS trong môi trường 33

2.2 Dữ liệu thực hiện nghiên cứu 34

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

Phương pháp Kế thừa 35

Phương pháp Phân tích thống kê 36

Phương pháp Phân tích trọng số (AHP) 36

Phương pháp Viễn thám 38

Phương pháp Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 44

2.4 Quy trình thực hiện nghiên cứu 45

CHƯƠNG 3: DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY BÙNG PHÁT DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC47 3.1 Đánh giá diễn biến đô thị hóa tại khu vực theo thời gian 47

Diễn biến thay đổi sử dụng đất Thành phố Thủ Đức giai đoạn 1995 – 2022 47

Mối tương quan giữa dân số và số ca bệnh sốt xuất huyết 50

3.2 Phân vùng rủi ro xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết tại Thành phố Thủ Đức 51

Kết quả phân tích AHP mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên khả năng xảy ra dịch bệnh SXH 51

Phân bố thực vật khu vực nghiên cứu năm 2016 và 2022 52

Phân bố lượng mưa 54

Phân bố dân cư 2016 - 2020 58

Trang 10

Phân bố Nhiệt độ bề mặt đất 60

Phân bố độ ẩm bề mặt đất 62

3.3 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết 66

3.3.1 Bản đồ phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết năm 2016 66

3.3.2 Bản đồ phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết năm 2022 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

1 Kết luận 82

2 Kiến nghị 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 88

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

AHP Analytic Hierarchy Process Phương pháp tính toán thứ bậc

trọng số

GIS Geographic Information Systems Hệ thống thông tin địa lý LST Land Surface Temperature Nhiệt độ bề mặt đất NDVI Normalized difference vegetation index Chỉ số thực vật khác biệt

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất [28] 24

Bảng 1.3 Dân số Thành phố Thủ Đức (Giai đoạn 2015-2022) [29] 26

Bảng 1.4 Số ca mắc SXH tại Thành phố Thủ Đức năm 2011-2017 29

Bảng 1.5 Số ca mắc SXH tại Thành phố Thủ Đức phân theo tháng năm 2016 29

Bảng 2.1 Dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat sử dụng trong nghiên cứu 35

Bảng 2.2 Đánh giá các tiêu chí theo cặp dựa vào mức độ ưu tiên [32] 36

Bảng 2.3 Ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí [32] 36

Bảng 2.4 Ma trận chuẩn hóa [32] 37

Bảng 2.5 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét [33] 38

Bảng 2.6 Một số tổ hợp màu cơ bản của ảnh Landsat 5 39

Bảng 2.7 Một số tổ hợp màu cơ bản của ảnh Landsat 8 40

Bảng 3.1 Bảng đánh giá độ chính xác sau phân loại năm 1995, 2006, 2016 và 2022 48 Bảng 3.2 Thống kê hiện trạng sử dụng đất 48

Bảng 3.3 Kết quả phân tích AHP phân cấp các mức độ khả năng xảy ra dịch bệnh từng thông số 52

Bảng 3.4 Thống kê diện tích giá trị NDVI 53

Bảng 3.5 Diễn biến lượng mưa năm 2016 54

Bảng 3.6 Diễn biến lượng mưa năm 2022 56

Bảng 3.7 Phân bố mật độ dân cư 59

Bảng 3.8 Diện tích phân bố vùng rủi ro Sốt xuất huyết 2016 72

Bảng 3.9 Diện tích phân bố vùng rủi ro Sốt xuất huyết 2022 80

Trang 13

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cả nước và dân số thành thị giai đoạn 2010

– 2020 [7] 7

Hình 1.2 Số ca mắc, tử vong do sốt xuất huyết 1980-2020 tại Việt Nam [10] 11

Hình 1.3 Sơ đồ vòng đời của muỗi [11] 11

Hình 1.4 Bốn tuýp huyết thanh của Virus Dengue [12] 12

Hình 1.5 Đường lây truyền của virus sốt xuất huyết [12] 12

Hình 1.6 Tác động của đô thị hoá đến dịch bệnh sốt xuất huyết 15

Hình 1.7 Tác động các yếu tố đô thị hóa đến dịch bệnh Sốt xuất huyết 16

Hình 1.8 Vị trí địa lý Thành phố Thủ Đức 21

Hình 1.9 Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Đức 22

Hình 1.10 Phân bố nhiệt độ trong năm 2022 tại thành phố Thủ Đức [27] 23

Hình 1.12 Dân số thành phố Thủ Đức (Giai đoạn 2015-2022) 27

Hình 1.13 Biểu đồ phân bố ca mắc SXH theo quận giai đoạn 2011-2017 29

Hình 1.14 Phân bố số ca mắc SXH theo tháng năm 2016 tại thành phố Thủ Đức 30

Hình 2.1 Thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám 32

Hình 2.2 Phổ phản xạ của Thực vật, Đất và Nước 33

Hình 2.3 Tổ hợp màu hồng ngoại (Band 4-3-2) 39

Hình 2.4 Tổ hợp màu giả (Band 2-4-3) 39

Hình 2.5 Tổ hợp màu giả (Band 5-4-3) 39

Hình 2.6 Tổ hợp màu giả (Band 4-5-3) 39

Hình 2.7 Quy trình thực hiện nghiên cứu 46

Hình 3.1 Sử dụng đất năm 1995 47

Hình 3.2 Sử dụng đất năm 2006 47

Hình 3.3 Sử dụng đất năm 2016 47

Hình 3.4 Sử dụng đất năm 2022 47

Hình 3.5 Tỷ lệ (%) diện tích Đối tượng Sử dụng đất tại Thành phố Thủ Đức giai đoạn 1995 – 2022 49

Hình 3.6 NDVI năm 2016 52

Hình 3.7 NDVI năm 2022 52

Hình 3.8 Tỷ lệ % các mức giá trị NDVI giai đoạn 2016 và 2022 53

Trang 14

Hình 3.9 Phân bố dân cư năm 2016 59

Hình 3.10 Phân bố dân cư năm 2020 59

Hình 3.11 Tỷ lệ phân bố mật độ dân cư giai đoạn 2016 – 2020 59

Hình 3.12 Phân bố Nhiệt độ bề mặt đất mùa khô năm 2016 60

Hình 3.13 Phân bố Nhiệt độ bề mặt đất mùa mưa năm 2016 60

Hình 3.14 Phân bố Nhiệt độ bề mặt đất mùa khô năm 2022 61

Hình 3.15 Phân bố Nhiệt độ bề mặt đất mùa mưa năm 2022 61

Hình 3.16 Tỷ lệ nhiệt độ bề mặt trung bình 2 mùa Khô và mùa Mưa giai đoạn năm 2016 và 2022 61

Hình 3.17 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 1 năm 2016 66

Hình 3.18 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 2 năm 2016 67

Hình 3.19 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 3 năm 2016 67

Hình 3.20 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 4 năm 2016 68

Hình 3.21 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 5 năm 2016 68

Hình 3.22 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 6 năm 2016 69

Hình 3.23 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 7 năm 2016 69

Hình 3.24 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 8 năm 2016 70

Hình 3.25 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 9 năm 2016 70

Hình 3.26 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 10 năm 2016 71

Hình 3.27 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 11 năm 2016 71

Hình 3.28 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 12 năm 2016 72

Hình 3.29 Phân bố rủi ro Sốt xuất huyết và số ca bệnh theo tháng năm 2016 73

Hình 3.30 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 1 năm 2022 74

Hình 3.31 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 2 năm 2022 75

Hình 3.32 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 3 năm 2022 75

Hình 3.33 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 4 năm 2022 76

Hình 3.34 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 5 năm 2022 76

Hình 3.35 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 6 năm 2022 77

Hình 3.36 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 7 năm 2022 77

Hình 3.37 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 8 năm 2022 78

Hình 3.38 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 9 năm 2022 78

Trang 15

Hình 3.39 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 10 năm 2022 79Hình 3.40 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 11 năm 2022 79Hình 3.41 Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 12 năm 2022 80Hình 3.42 Phân bố rủi ro Sốt xuất huyết theo tháng năm 2022 81

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu ở mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số đã và đang dẫn đến nhiều sự thay đổi lớn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, xã hội và môi trường khu vực Đô thị hóa nhìn theo góc độ tích cực sẽ thúc đẩy

sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội: tạo động lực phát triển cho các địa phương; góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; phát triển các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ; tạo việc làm cho cư dân địa phương… Tuy nhiên, đô thị hóa cũng gây

ra những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển theo mục tiêu phát triển bền vững như: làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất; di dân tự do gây ảnh hướng tới sự phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là các công trình xử lý chất thải, dẫn đến những yếu kém về chất lượng vệ sinh môi trường đô thị … [1], đặc biệt là tại những khu vực giao thoa giữa nếp sống đô thị và nông thôn Những thay đổi tiêu cực này là yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện các điểm nguy cơ làm phát sinh các loại dịch bệnh truyền nhiễm, gây hại cho sức khỏe con người và cộng đồng, một trong số đó là bệnh sốt xuất huyết

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố năng động nhất cả nước với nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của thành phố đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa Đặc biệt, quá trình này đã và đang diễn

ra hết sức sôi động ở những khu vực vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh [1] Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, khu vực phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh – nay là Thành phố Thủ Đức đã có những biến đổi mạnh mẽ về mặt không gian và dân số nhập cư đặc biệt từ khi sát nhập trở thành Thành phố thuộc Thành phố trực thuộc Trung ương Quá trình đô thị hóa diễn ra tuy phát triển kinh tế - xã hội khu vực, mặt khác cũng đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, chất lượng vệ sinh môi trường tại các khu vực ven đô Mối liên quan giữa đô thị hóa và sự gia tăng bệnh sốt xuất huyết là do đô thị luôn thu hút lực lượng lao động mới, lưu chuyển người từ vùng không có dịch sang vùng có dịch lưu hành, làm tăng quần thể người dễ cảm nhiễm với bệnh Mật độ dân cư cao cũng

Trang 17

tạo điều kiện cho lây lan dịch bệnh nói chung và sốt xuất huyết nói riêng ngày càng gia tăng

Việc đánh giá và dự báo diễn biến đô thị hóa và sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết

là một vấn đề hết sức quan trọng, là tiền đề giúp quản lý chất lượng môi trường khu vực ngăn chặn các nguy cơ phát sinh dịch bệnh Trong điều kiện rất khó tiếp cận các nguồn tài liệu quản lý, cũng như khó có thể thu thập các số liệu đo đạc trong quá khứ và các phương pháp truyền thống (dựa trên các số liệu thống kê hàng năm, số liệu kiểm kê, số liệu từ các cuộc điều tra…) Việc áp dụng các kĩ thuật công nghệ GIS và viễn thám giúp cho việc phân tích, đánh giá biến động đô thị hóa, các yếu tố môi trường dễ dàng và nhanh chóng hơn cũng như ít tốn kém hơn các phương pháp truyền thống Chính vì vậy,

để tài nghiên cứu “Phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch

bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố Thủ Đức" được đề xuất thực hiện

‒ Thành lập bản đồ không gian vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết năm

2016 và năm 2022

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

‒ Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tự nhiên và xã hội của quá trình đô thị hoá và bệnh sốt xuất huyết

‒ Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Thủ Đức, thuộc TPHCM

4 Nội dung nghiên cứu

‒ Phân tích và đánh giá diễn biến quá trình đô thị hóa tại khu vực thành phố Thủ Đức giai đoạn 1995 – 2022

Trang 18

‒ Phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên – xã hội của quá trình

đô thị hoá tại khu vực nghiên cứu và dịch bệnh sốt xuất huyết

‒ Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

a Ý nghĩa khoa học

Hiểu được mối quan hệ giữa sự bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết và điều kiện môi trường đô thị liên quan đến việc hiểu được sự tương tác của các quá trình tự nhiên và nhân sinh Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp những dữ liệu khoa học có giá trị về mối tương tác này Kết quả này còn mang ý nghĩa khoa học khi kết hợp các quá trình này để đánh giá sự phân bố theo không gian và thời gian của các khuynh hướng phát tán dịch bệnh sử dụng công cụ GIS và viễn thám Hướng nghiên cứu này phù hợp với xu hướng phát triển khoa học của Thế giới, đặc biệt hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ

b Ý nghĩa thực tiễn

Vấn đề đô thị hóa đang được quan tâm không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới Mặt khác, nếu quá trình đô thị hóa phần nào chưa được kiểm soát chặt chẽ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của con người, suy giảm các

hệ sinh thái, tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh Do đó, kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp hỗ trợ thành lập bản đồ phân vùng khu vực phát sinh dịch bệnh

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về đô thị hóa và dịch bệnh sốt xuất huyết

Đô thị hóa

 Khái niệm

Đô thị hóa – ĐTH là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính quy luật, diễn ra trên quy mô toàn cầu, mang tính chất đặc trưng của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại hiện nay [2]

Đô thị hóa làm thay đổi sự phân bố dân cư, từ dạng phân tán ở các vùng nông thôn sang dạng tập trung ở các vùng đô thị, gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, thương mại và dịch vụ [2]

Ở các nước phát triển có mức độ đô thị hóa cao tuy nhiên tốc độ đô thị hóa thấp hơn

so với các nước đang phát triển Chất lượng đô thị hóa phát triển theo các nhân tố chiều sâu, nâng cao chất lượng cuộc sống, tận dụng tối đa những lợi ích và hạn chế tối thiểu những ảnh hưởng xấu của quá trình đô thị hóa cuộc sống và nâng cao chất lượng môi trường đô thị, đấy là hình thức đô thị hóa tích cực [1]

Ở các nước đang phát triển, hiện tượng bùng nổ dân số đô thị bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mất cân bằng Sự mâu thuẫn giữa đô thị và nông thôn càng thêm sâu sắc Sự chênh lệch về mức sống đã thúc đẩy sự chuyển dịch dân số nông thôn ra đô thị một cách ồ ạt, làm cho dân

số đô thị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các đô thị lớn, đô thị trung tâm, tạo nên những điểm có mức độ tập trung dân cư cực lớn, mất cân đối trong dự phát triển hệ thống dân

cư – đây là hình thức đô thị hóa tiêu cực [3]

 Đặc trưng của đô thị hóa

Đô thị hóa là hiện tượng mang tính toàn cầu và có các đặc trưng chủ yếu: [4]

‒ Số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn tăng nhanh

‒ Quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số lượng thành phố

có trên 1 triệu dân ngày càng nhiều

‒ Việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý, liên quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị

Trang 20

 Ảnh hưởng Đô thị hóa

Xét theo mặt tích cực, quá trình đô thị hóa tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong cuộc sống của người dân đặc biệt ở các vùng ven đô Vì đây là vùng đệm cho bước chuyển

từ nông thôn sang thành thị, nơi phản ánh rõ nét nhất những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa Điều này được thể hiện rõ nét ở các mặt như: Cải thiện cở sở hạ tầng; thay đổi

cơ cấu kinh tế; cơ hội việc làm cho người lao động Tuy nhiên, đô thị hóa cũng phải đối mặt với những hệ quả kinh tế xã hội hay điều kiện tự nhiên vốn có của nó thể hiện qua các đặc điểm: Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo; cạnh tranh việc làm; môi trường sống

bị ảnh hưởng Một số ảnh hưởng tiêu cực đặc trưng của quá trình Đô thị hóa tại các vùng ven đô được có thể kể đến như sau:

- Vấn đề nhà ở

Do thu hút nhiều nguồn lao động khắp nơi đến các thành phố và thị trấn sinh sống, lầm việc, dẫn đến sự gia tăng dân số cao Với sự gia tăng số lượng người sống ở các trung tâm đô thị, tình trạng khan hiếm nhà là điều không tránh khỏi

- Phát triển các ‘khu nhà ổ chuột’

Giá cả sinh hoạt ở thành thị rất cao, sẽ dẫn đến sự xuất hiệ của các khu định cư cư trú bất hợp pháp mà đại diện là các khu ổ chuột Sự phát triển của các khu nhà ổ chuột và tại các khu vực đô thị do thiếu đất phát triển cho nhà ở, một lượng lớn người nhập cư từ nông thôn đến các thành phố để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn và giá đất tăng cao vượt quá tầm với của người nghèo

- Các vấn đề về nước thải

Do dân số quá đông và tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn, các công trình xử lý nước thải chưa được xử lý hoàn toàn hiệu quả hoặc được thải trực tiếp ra các ao, suối, sông, hồ trong quá trình sinh hoạt của người dân tại các khu vực đông đúc

- Sức khỏe kém và bệnh tật lây lan

Điều kiện xã hội, kinh tế và cuộc sống ở các khu vực đô thị tắc nghẽn ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng Các khu ổ chuột nói riêng có điều kiện vệ sinh kém và nguồn cung cấp nước không đủ hoặc không được đảm bảo làm cho các khu ổ chuột dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

Trang 21

 Đô thị hóa tại Việt Nam

Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa được gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa đất nước Bối cảnh đô thị hóa được thể hiện qua nhiều khía cạnh:

‒ Tính đến tháng 5 năm 2019, cả nước có trên 833 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 20 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45

đô thị loại III, 85 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V, tỉ lệ đô thị hóa đạt 38,5% (so với 500 đô thị các loại vào năm 1990, thì đây là một sự bứt phá tương đối mạnh trong vấn đề đô thị hóa) [5] Có thể thấy, đô thị hóa tại Việt Nam đã và đang có chuyển biến phát triển mạnh mẽ Tuy vậy, việc sắp xếp đô thị vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng như quy mô đô thị, kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế

và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

‒ Quy mô dân số đô thị: Quy mô đô thị nước ta liên tục tăng, năm 2010, dân số đô thị tại Việt Nam là 26.5 triệu người, chiếm 30.3% dân số cả nước Tuy nhiên đến năm 2020, con số này đã phát triển với 36.7 triệu người, chiếm 37.9% dân số cả nước, trong đó mật độ dân số đô thị tập trung cao ở hai thành phố lớn là Hà Nội

và TP.HCM [6] Sự gia tăng dân sống đô thị cả nước do 3 nguồn chính là gia tăng

tự nhiên ở khu vực đô thị, di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị và quá trình

mở rộng địa giới của các đô thị Khi các đô thị Việt Nam ngày càng phát triển

mở rộng, dân số càng tăng, dòng dịch cư càng lớn dân đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có Bên cạnh đó là việc hình thành các khu dân

cư nghèo quanh đô thị gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an ninh lương thực không ngừng tăng cao [3]

Trang 22

Hình 1.1 Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cả nước và dân số thành thị giai đoạn 2010

– 2020 [7]

‒ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hệ thống hạ tầng đô thị được cãi thiện rõ rệt hơn khi đô thị hóa xuất hiện, thể hiện qua các mặt như nhiều tuyến đường, cầu được xây dựng, các đô thị loại III trở lên hầu hết đã có các tuyến đường chính được nhựa hóa và xây dựng đồng bộ với hệ thống thoát nước, vỉa hè, chiếu sáng, cây xanh Các thành phố trực thuộc trung ương có nhiều dự án về mở rộng và nâng cấp hạ tầng công cộng như giao thông, cấp – thoát nước… Hệ thống thoát nước được quan tâm đầu tư xây dựng ở hầu hệ các đô thị, góp phần làm giảm mức độ ngập úng cho khu vực Tuy nhiên, do hầu hết đô thị chỉ có 1 hệ thống cống chung cho cả nước thải và nước mưa, thậm chí nhiều tuyến cống được xây dựng trong các thời kỳ khác nhau, nên không hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước Tình trạng ngập úng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các khu đô thị lớn, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Nước thải từ các khu công nghiệp chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây ô nhiễm nặng nề cho các dòng sông lớn Theo báo cáo “Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam” năm 2011 của tổ chức Ngân Hàng Thế Giới, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra rất nhanh chóng Tốc độ đô thị hóa đạt 3.4%/ năm, đa

số tập trung tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội [3] ĐTH tại 2 trung tâm kinh tế lớn này đóng vai trò trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo Quá trình đô thị hóa góp 1 phần quan trọng trong tương lai của Việt Nam nói chung và các khu đô thị nói riêng

Trang 23

 Tác động của Đô thị hóa

a) Xã hội

Ở các đô thị, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ đã tạo ra nhiều việc làm mới Trên cơ sở đó, đô thị làm thay đổi cả sự phân bố dân cư và lao động cũng như cơ cấu dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ…

‒ Chuyển dịch không gian phân bố dân cư: ĐTH cùng với sự phát triển của công nghiệp đã làm xuất hiện những vùng dân cư mới đông đúc, ít phụ thuộc và sản xuất nông nghiệp Nhiều nhà máy, xí nghiệp xuất hiện, chất lượng cuộc sống tốt hơn… đã làm làn sóng di cư từ nông thôn lên thành thị ngày càng nhều [3]

‒ Kết cấu dân số theo độ tuổi và nghề nghiệp: ĐTH thu hút nhóm độ tuổi trong lao động (20 – 40 tuổi) đến sinh sống, học tập và làm việc Do đó phần nào tác động đến sự mất cân bằng về nhóm thuổi giữa khu vực nông thôn và thành thị Ở vùng nông thôn, đại bộ phận dân cư hoạt động trong khu vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ nông nghiệp, còn các ngành dịch vụ khác và công nghiệp ít phát triển Quá trình ĐTH diễn ra làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu nghề nghiệp

‒ Mật độ dân số và phân bố dân cư: Sự phát triển công nghiệp và đi cùng với đó là quá trình đô thị hóa đã dẫn đến sự tập trung đông đúc dân cư vào các đô thị, làm cho mật độ dân cư ở các thành thị cao, nguồn lao động dồi dào

b) Môi trường

Ngày nay quá trình ĐTH diễn ra trong bối cảnh 3 mối lo về sinh thái: Bùng nổ dân số; Cạn kiệt tài nguyên; Ô nhiễm môi trường Ba tác nhân này gây sức ép mạnh mẽ lên quá trình ĐTH, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển

‒ Môi trường không khí: Sản xuất công nghiệp, dịch vụ phát triển gây ra tình trạng

ô nhiễm không khí trên phạm vị diện rộng Những chất khí thải như O2, NOX,

COX… phát tán từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt làm tăng hiệu ứng nhà kính Ô nhiễm không khí ở một số đô thị không những làm nguy hại cho môi trường đô thị trong phạm vi cục bộ mà còn ảnh hưởng ra nhiều không gian vùng lân cận Bầu không khí của thành phố nhiễm CO2 và NO2 cùng với những bụi bẩn khác khi gặp đám mây tụ lại tạo thành những đám mây axit gây hại cho sức khỏe con người và cộng đồng

Trang 24

‒ Môi trường nước: Sự phát triển đô thị đồng thời với sự gia tăng dân số và tăng cường sản xuất công nghiệp khiến cho yếu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng Nguồn nước từ sông hồ ngày càng ô nhiễm nặng đòi hỏi phải khái thác nước ngầm để sử dụng Điều đó đồng nghĩa với làm cạn tài nguyên nước và ô nhiễm nước ngầm Mặt khác, sản xuất và sinh hoạt đô thị thải ra một lượng nước thải lớn vào hệ thống cống rãnh sông rạch với đủ các loại ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, vi sinh độc hại và nguy hiểm Hầu hết các thành phố đều có sông chảy qua và hầu hết hạ lưu của các con sông này đều bị ô nhiễm Nguồn nước bị ô nhiễm mang mầm bệnh, vi khuẩn, làm ảnh hưởng đến thủy sinh và dân cư sống ở vùng hạ lưu

‒ Ô nhiễm đô thị kéo theo sự ô nhiễm môi trường đất đô thị Bởi một khi không khí và nước đều bị ô nhiễm thì nó sẽ thấm vào môi trường đất làm cho đất ô nhiễm

c) Sức khỏe

Đô thị hóa giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế và công việc

và phân bố dân cư Tuy nhiên, đô thị hóa cũng làm gia tăng diện tích bề mặt không thấm nước phần nào tạo ra hiện tượng đảo nhiệt khu vực, để mở rộng cở sở hạ tầng, nhà ở là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người do bụi phát sinh từ các vấn đề giao thông, xây dựng, sản xuất sinh hoạt và đời sống Ô nhiễm không khí và môi trường được xem là “kẻ giết người thầm lặng” Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hàng năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp, trong đó phần lớn trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí [5] Song, ô nhiễm môi trường từ đô thị hóa còn gây ra nhiều căn bệnh mãn tính khác Ngoài ra, chất lượng nhà ở không bảo đảm, các điều kiện về hạ tầng, môi trường yếu kém, các khu nhà “ổ chuột” còn chiếm tỷ trọng đáng kể tại các đô thị, đa số các khu nhà

ở không chính thức này có điều kiện nhà ở rất kém, diện tích đất ở chỉ khoảng 4m2/người, nhà ở lụp xụp, tạm bợ, hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém; môi trường trong các khu dân cư này bị ô nhiễm nghiêm trọng cũng là nguyên nhân tiềm tàn cho sự xuất hiện của các mầm bệnh truyền nhiễm Các bệnh truyền nhiễm thường cao hơn ở các nơi tiêm chủng không đầy đủ, môi trường ô nhiễm (đặc biệt do phân người, gia súc, rác thải), thiếu dinh dưỡng đã tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm tăng lên Nguy cơ

2-dễ thấy do dân cư quá đông ở thành thị, do các yếu tố gây bệnh 2-dễ phát sinh trong nhóm

Trang 25

dân cư giảm khả năng đề kháng và do sự phát triển của các vectơ truyền bệnh, do thay đổi nếp sống của người dân và sự phá hoại cân bằng sinh thai môi trường do đô thị hóa Những điều kiện xấu của môi trường tạo thuận lợi cho sự lan truyền của bệnh truyền nhiễm Điều kiện xấu bao gồm tình trạng thiếu nước và sử dụng nướckhông sạch do các chất thải từ người và những chất thải rắn không được xử líđầy đủ, nước bề mặt bị ứ đọng, ô nhiễm, vệ sinh cá nhân và gia đinh yếu kém, cũng như thiếu nhà ở hoặc ở quá chật chội

có dịch Với sự phát triển dân số, đô thị hóa là một trong những nguyên nhân chính lan truyền dịch SXH Sự bùng phát dịch sốt xuất huyết cũng diễn ra song song với sự thay đổi khí hậu, đặc biệt là các nước đang phát triển vùng nhiệt đới bởi sự đô thị hoá thiếu

kế hoạch với nhiều rác thải và vật chứa nước ứ đọng tạo điều kiện sinh sản cho muỗi, việc vận chuyển cũng làm lan rộng các vector gây bệnh Theo Tổ chức Y tế thế giới tỷ

lệ mắc sốt xuất huyết toàn cầu đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua Ước tính hiện nay

có đến 50 - 100 triệu ca sốt xuất huyết hàng năm tại hơn 100 quốc gia có dịch, gây nguy

cơ cho gần một nửa dân số thế giới [9]

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng muỗi vằn – nguyên nhân chính truyền bệnh SXH –rất nhạy cảm với điều kiện môi trường; trong đó các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa và độ

ẩm ảnh hưởng sâu sắc đén sự sống, sinh sản và phát triển của muỗi vằn, ở cả khu vực Đông Nam Á Nhiệt độ Trái đất đã tăng 0.14°F (0.08°C) mỗi thập kỷ kể từ năm 1880, tính đến năm 2020, nhiệt độ bề mặt cao hơn nhiệt độ trung bình 1°C

Với vị trí địa lý và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ trở thành môi trường sống thích hợp cho sự phát triển và sinh sôi của muỗi Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đánh giá tình hình nhiễm SXH tại Việt Nam không ổn định, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam Các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm Theo

Trang 26

WHO, Tỷ lệ mắc trên 100 000 dân đã tăng từ 120 trong năm 2009 (tương đương với 105.370 ca) lên 194 trong năm 2017 (184.000 ca)

Hình 1.2 Số ca mắc, tử vong do sốt xuất huyết giai đoạn 1980-2020 tại Việt Nam [10]

Với xu hướng ấm lên toàn cầu, nhiệt độ khí quyển trung bình khu vực TPHCM cũng

có xu hướng gia tăng Nhiệt độ ảnh hưởng đến các nhiều khía cạnh của vector truyền bệnh cũng như virus Dengue Đối với sự phân bố địa lý của muỗi, nhiệt độ tăng lên làm cho muỗi thích ứng được với nhiều vùng cao và rộng lớn hơn, dẫn đến dân số nguy cơ mắc bệnh SXH cũng tăng lên Đối với sự lây truyền theo mùa, nhiệt độ tăng có thể rút ngắn thời gian phát triển của virus Dengue Nhiệt độ cùng với lượng mưa chính là yếu

tố chính điều hòa sự bốc hơi nước và vì vậy cũng tác động đến sự tồn tại của môi trường nước sinh sống của muỗi [9]

Hình 1.3 Sơ đồ vòng đời của muỗi [11]

Trang 27

1.1.2.1 Điều kiện gây bệnh

Khi muỗi vằn hút máu người nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy

cơ truyền bệnh cho người Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4)

Ở nước ta, gặp cả 4 tuýp, nhưng chủ yếu là tuýp I và II [8]

Hình 1.4 Bốn tuýp huyết thanh của Virus Dengue [12]

Hình 1.5 Đường lây truyền của virus sốt xuất huyết [12]

1.1.2.2 Đặc điểm môi trường phát triển của vector trung gian truyền bệnh sốt xuất

huyết

Những nơi tập trung đông người hoặc nơi thường xuyên có nhiều người hay lui tới,có nhiều vật chứa nước hoặc vật phế thải có thể là nơi sinh sản của muỗi vằn và là những nơi có thể bùng phát dịch bệnh Sốt xuất huyết

Sự xuất hiện của muỗi Aedes aegypti có liên quan chặt chẽ đến điều kiện vệ sinh môi

trường yếu kém trong quá trình tái chế chất thải còn sót lại, điển hình là ở các khu đô

Trang 28

thị hoá nhanh chóng; đây được coi là những yếu tố quan trọng góp phần gây ra dịch bệnh sốt xuất huyết Bên cạnh đó, mật độ dân số cao và quá trình đô thị hóa đã tạo điều kiện lý tưởng cho việc gia tăng lây truyền bệnh sốt xuất huyết Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết được cho là tăng tuyến tính khi mật độ dân số tăng

Muỗi Aedes có tập tính đẻ ở nơi nước trong, trung bình vòng đời sống khoảng 1-2

tháng và cứ sau mỗi lần hút máu no khoảng 3 ngày chúng lại đẻ trứng một lần Trung bình một muỗi cái có thể đẻ trứng khoảng từ 8 - 10 lần trong vòng đời của chúng Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp như vào mùa nóng ẩm, muỗi cái có thể sống kéo dài tới 3 tháng Đây chính là lý do muỗi sinh sôi phát triển với mật độ rất cao [8] Muỗi thích đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và khu vực quanh nhà nên các vật dụng trong nhà và rác thải như lọ hoa, xô chậu lau nhà, khay đựng bình nước nóng lạnh, khay nước nhỏ phía sau tủ lạnh, lốp xe, chai nhựa, bát vỡ, mảnh sành, dụng cụ phế thải có nước đọng… là địa điểm lý tưởng để muỗi vằn đẻ trứng Do

đó, những khu vực đông dân cư có tập quán chứa nước sạch ở nhiều loại dụng cụ, nơi công trường xây dựng, khu vực đang đô thị hóa, khu ổ chuột nơi có nhiều đồ vật phế thải chứa nước mưa, điều kiện vệ sinh kém là những nơi rất thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát [13]

Muỗi Aedes thường được tìm thấy xung quanh nơi ở của con người Do đó, loài muỗi

này chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực đô thị mật độ cao Không gian sống của chúng thường trong nhà, gần người, ví dụ như ở gần tủ quần áo, chăn màn Nguồn thức ăn chính của muỗi vằn chính là máu người, nên những nơi đông đúc sẽ tạo ra một nguồn thức ăn dồi dào cho muỗi vằn [13]

Điều kiện phát sinh dịch: [14]

‒ Mật độ muỗi Aedes aegypti: ≥ 1 con/nhà và ≥ 50% nhà kế cận có muỗi

‒ Khí hậu, thời tiết thích hợp: mùa mưa có nhiều nước đọng nhiệt độ ≥ 260C thích hợp cho trứng phát triển

‒ Mật độ dân cư đông, điều kiện sinh hoạt vệ sinh thấp (nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, thiếu nước dùng, nhiều ao tù nước đọng )

Trang 29

Mối liên hệ giữa đô thị hóa và dịch bệnh sốt xuất huyết

 Cơ sở lý thuyết

Có nhiều yếu tố góp phần vào sự xuất hiện của dịch sốt xuất huyết, trong số đó phải

kể đến 3 yếu tố là nguyên nhân chính: Đô thị hóa; Toàn cầu hóa và Khả năng kiểm soát dịch bệnh thiếu hiệu quả Đô thị hóa nhanh chóng thiếu quy hoạch hiệu quả kết hợp với biến đổi khí hậu và môi trường, sự gia tăng du lịch và thương mại toàn cầu và những thách thức xã hội khác đã kích thích sự xuất hiện các bệnh truyền nhiễm

Tại các trung tâm đô thị lớn đặc biệt tại các quốc gia vùng nhiệt đới, nơi dân số tập trung đông đúc cùng với đó cũng sẽ tồn tại quần thế mật độ muỗi cao Ngoài ra, do không gian di chuyển khá thuận tiện và hiện đại ở các thành phố, tạo môi trường lý tưởng giúp hình thành và duy trì cho các mầm bệnh truyền nhiễm trong đó có virus dengue

Aedes aegypti là loài muỗi đô thị có khả năng thích nghi sống cùng con người trong nhà, hút máu người và đẻ trứng trong các vật chứa nhân tạo do con người tạo ra Sự tăng trưởng đô thị mạnh mẽ đã tạo điều kiện sinh thái cho phép các quần thể virus này phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh quần thể người đông đúc

Năm 2011, ước tính có khoảng 2,75 tỷ người di chuyển bằng máy bay, bao gồm cả người đến từ các quốc gia trung tâm đô thị nhiệt đới, nơi bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành Sự di chuyển của những người bị nhiễm virus sốt xuất huyết là nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan toàn cầu của căn bệnh này [15]

Ngoài nguyên nhân về sự dịch chuyển không gian mang tính chất thương mại giữa các vùng lãnh thổ là nguy cơ tiềm tàn đối với vecto truyền nhiễm, các vấn đề di cư của người dân khi đô thị hóa đất nước phát triển Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị gây ra tình trạng lưu chuyển người giữa các vùng không có dịch và vùng dịch lưu hành, mật độ dân cư tập trung đông tại những khu vực đô thị hóa nhanh cũng là điều kiện khiến dịch sốt xuất huyết dễ lây lan, bùng phát Đặc biệt đối với những nơi tập trung dân số đông nhưng tình trường vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo

‒ Đặc điểm của các “khu ổ chuột” do tác động của đô thị hoá như:

 Những ngôi nhà lụp xụp, bẩn thỉu, sát cạnh nhau

 Tập trung đông đúc, lượng chất thải nhiều

 Nghèo đói, điều kiện vệ sinh kém

Trang 30

 Nơi lý tưởng để dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển

‒ Tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, diện tích bề mặt không thấm gia tăng, hệ thông thoát nước chưa được phát triển đồng bộ dẫn đến hiện tượng ngập úng Ngoài ra, khi gia tăng diện tích bề mặt không thấm gây ra hiện tượng đảo nhiệt tại 1 số khu vực Nhiệt độ tăng kèm theo yếu tố về thời tiết (mùa mưa) là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn phát triển vì hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường Muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 200C

‒ Lối sống tại các khu đô thị cũng vô tình tạo ra nhiều vật chứa nước mới, thuận lợi cho sự phát triển của loăng quăng/bọ gậy và muỗi truyền bệnh Các vật chứa này có thể kể đến túi nilon, bánh xe, chậu cây cảnh, chai lọ, lon nước ngọt… khó

xử lý và kiểm soát hơn so với các dụng cụ chứa nước sinh hoạt chung trước đây như lu, chum, vại Đều là những môi trường lý tưởng cho quá trình sinh sản và phát triển của muỗi

Hình 1.6 Tác động của đô thị hoá đến dịch bệnh sốt xuất huyết

Đánh giá tác động các yếu tố Đô thị hóa đến nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Thủ Đức

Đô thị hóa làm tăng diện tích bề mặt không thấm nước, tài nguyên đất đai được sử dụng tối đa cho xây dựng thành phố, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra ngập úng Sự thay đổi bề mặt sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị, quá trình này

sử dụng nhiều loại vật liệu có tác dụng giữ nhiệt hiệu quả và lượng nhiệt thải ra do quá

Trang 31

trình sử dụng năng lượng làm tăng nhiệt độ đô thị Nhiệt độ và độ ẩm tăng là điều kiện thuận lợi các loài vi rút và vi khuẩn gây bệnh phát triển

Ngoài ra, mật độ dân cư tập trung đông tại những khu vực đô thị hóa nhanh nhưng điều kiện vệ sinh môi trường kém cũng là điều kiện bệnh dịch dễ lây lan, bùng phát Lối sống tại các khu đô thị vô tình tạo ra nhiều vật chứa nước mới, thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, loăng quăng / bọ gậy và muỗi truyền bệnh Các vật chứa này có thể

kể đến túi nilon, bánh xe, chậu cây cảnh (đặc biệt là cây thủy sinh), chai lọ, … khó xử

lý và kiểm soát hơn so với các dụng cụ chứa nước sinh hoạt chung trước đây như lu, chum, vại [13]

Hình 1.7 Tác động các yếu tố đô thị hóa đến dịch bệnh Sốt xuất huyết

1.2 Tình hình nghiên cứu

Việc ứng dụng GIS, viễn thám đã và đang được áp dụng rộng rãi trong công tác quản

lý và giám sát tài nguyên và môi trường Diễn biến chất lượng môi trường đô thị càng trở nên xấu do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam như sau:

Nghiên cứu trên thế giới

Đối với sự đánh giá quá trình đô thị hóa, trong nghiên cứu của Yangfan Li và cộng

sự đã trình bày một hệ thống chỉ số để đánh giá mức độ đô thị hóa dựa trên bốn khía cạnh: đô thị hóa nhân khẩu học, đô thị hóa kinh tế, đô thị hóa xã hội và đô thị hóa theo không gian Hệ thống chỉ số được phát triển đặc trưng cho môi trường dựa trên 3 yếu

Trang 32

tố: áp suất môi trường, mức độ môi trường và kiểm soát môi trường Hơn nữa, một mô hình (CCDM - coupling coordination degree model) tập trung vào mức độ kết hợp giữa

đô thị hóa và tác động đến môi trường đã được xây dựng bằng cách sử dụng bộ dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến năm 2008 ở Lianyungang, Trung Quốc Kỹ thuật phân tích mà tác giả đã áp dụng trong mô hình là phương pháp “entropy”, Trọng số các chỉ

số được tính toán dựa theo thông tin và các biến trong “entropy” Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa quá trình đô thị hóa và kiểm soát môi trường đóng vai trò quan trọng [16]

Nghiên cứu của Soyoung Parka và cộng sự năm 2010 đã so sánh các bản đồ chỉ số thích hợp đất đai (LSI - land suitability index) được tạo bằng cách sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS – geography information system) với tỷ lệ tần suất (FR - frequency ratio), quy trình phân tích phân cấp (AHP - analytical hierarchy process), hồi quy tuần

tự (LR - logistic regression) và phương pháp tiếp cận mạng nơ ron nhân tạo (ANN - artificial neural network) để dự báo biến động đô thị ảnh hướng đến sử dụng đất Các yếu tố xã hội, chính trị, địa hình và địa lý được sử dụng để dự báo thay đổi sử dụng đất Nghiên cứu này đã đưa ra so sánh các phương pháp thống kê khác nhau để xác định sự tăng trưởng đô thị trong thời điểm hiện tại và xây dựng mô hình phát triển đô thị trong tương lai ở Hàn Quốc [17]

Tiếp theo, nhóm tác giả Ibrahim Rizk Hegazy và cộng sự đã thực hiện ứng dụng công nghệ GIS và phương pháp viễn thám đánh giá thay đổi sử dụng đất ở Mansoura và Talkha từ năm 1985 đến năm 2010 Phân tích phát hiện ra sự thay đổi diện tích không gian công nghiệp hóa tăng hơn 30% từ 28 lên 255 km2 và đất nông nghiệp giảm 33% Phương pháp viễn thám được tác giả áp dụng để phân loại loại hình sử dụng đất kết hợp với ma trận xác suất (Markov) cùng với phương pháp thống kê cho thấy sự thay đổi rõ nét không gian khu vực Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi diện tích đô thị hóa mạnh mẽ từ 28 lên 255 km2 trong khoảng thời gian 15 năm, việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp và dự báo sự gia tăng đô thị hóa trong tương lai sẽ tác động đến cơ sở hạ tầng và khai thác năng lượng [18]

Liên quan đến nghiên cứu mối quan hệ giữa đô thị hóa và dịch bệnh sốt xuất huyết, nhóm tác giả Rais Akhtar và cộng sự đã xem xét dữ liệu thời gian của tất cả các thành phố đô thị và nhận thấy rằng có sự gia tăng tỷ lệ bùng phát bệnh sốt xuất huyết ở tất cả

Trang 33

các thành phố đô thị Việc xem xét các tập dữ liệu, tác giả đã xây dựng giả thuyết về mối liên hệ giữa đô thị hóa và tỷ lệ gia tăng bùng phát dịch sốt xuất huyết Kỹ thuật phân tích mà tác giả đã áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất được sử dụng để kiểm tra mối tương quan giữa các biến đô thị hóa và sự bùng phát dịch bệnh Kết quả cho thấy

mô hình hồi quy và ma trận tương quan phù hợp với giả thuyết về đô thị hóa, hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết [19]

Năm 2011, tác giả Hassan M Khormi và cộng sự đã xây dựng mô hình các khu vực

có nguy cơ lưu hành bệnh sốt xuất huyết ở người trong bối cảnh gia tăng các mối quan tâm về môi trường, kinh tế và sức khỏe ở Ả Rập Xê Út Nhóm nghiên cứu đã phát triển các phương pháp mới để thu thập số liệu khu dân cư từ ảnh vệ tinh độ phân giải cao dựa trên một số yếu tố như mật độ nhà trong mỗi quận, lộ giới đường và diện tích trần Các chỉ số đo lường như số lượng dân số, mật độ dân số và chất lượng khu vực lân cận được phân tích bằng cách sử dụng Hồi quy có trọng số (GWR - Geographically Weighted Regression) để tạo ra một mô hình dự đoán xác định các mức độ nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và mô tả mối tương quan giữa các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và các yếu tố kinh tế xã hội liên quan Kết quả phân tích được sử dụng để xác định đặc điểm của các bệnh nhân sốt xuất huyết là người Ả Rập Xê Út và người không Ả Rập Xê

Út ở các nhóm tuổi khác nhau [20]

Nghiên cứu ở Việt Nam

Về đánh giá dịch bệnh, năm 2016, nhóm tác giả Lê Thị Ngọc Anh và Hoàng Xuân Dậu đã đề xuất xây dựng mô hình dự báo dịch tả trên địa bàn thành phố Hà Nội do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS Phương pháp thực hiện bao gồm phân tích các mẫu điểm tìm ra điểm nóng bùng phát dịch và thử nghiệm các

mô hình hồi quy đa biến cho dự báo dịch bệnh; thu thập dữ liệu thống kê về số ca bệnh trong giai đoạn 2001-2011 kết hợp với phân tích hồi quy tuyến tính OLS và hồi quy trọng số không gian GWR cho ra mô hình dự báo thích hợp Các kết quả đạt được cho thấy khả năng ứng dụng hiệu quả GIS trong phân tích dịch bệnh tả trên địa bàn nghiên cứu khi chỉ ra được những điểm nóng, cũng như lý giải mối liên hệ giữa các biến khí hậu, mặt nước, dân số phân bố theo không gian với số ca bệnh theo thời gian [21] Năm 2018, nhóm tác giả Lê Văn Trung và Nguyễn Vũ Nguyên đã trình bày một giải pháp tích hợp giữa viễn thám và GIS để phân tích xu thế đô thị hóa tại thành phố Cần

Trang 34

Thơ thông qua biến động của bề mặt không thấm Tác giả đã xây dựng bản đồ mặt không thấm được thành lập từ dữ liệu ảnh Landsat đa thời gian và được chồng lớp trong GIS

để xác định khu vực mở rộng đô thị từ năm 1997 đến năm 2016 Phương pháp mà tác giả thực hiện là thu thập, đo lường và phân tích thông tin của vật thể kết hợp với công

cụ hổ trợ GIS để tiến hành phân tích thống kê và phân tích không gian Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 1997 – 2016, diện tích đô thị ở Cần Thơ tăng từ 1506,638

ha năm 1997 lên 5611,114 ha vào năm 2016, tốc độ tăng trung bình 14,3%/năm Phương pháp tích hợp viễn thám - GIS để giám sát và phân tích biến động mặt không thấm cho thấy hiệu quả tốt trong việc nghiên cứu xu thế mở rộng không gian đô thị [22]

Năm 2019, nhóm tác giả Thái Thị Thanh Minh và Tae Yoon Park đã thực hiện phương pháp bản đồ và thông tin địa lý (GIS) xây dựng bản đồ phân bố không gian một

số yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến dịch sốt xuất huyết Số liệu đầu vào được sử dụng là

số liệu khí hậu: tổng lượng bốc hơi, nhiệt độ trung bình, tổng lượng mưa và số liệu dịch sốt xuất huyết được thu thập từ các báo cáo theo tháng Tác giả áp dụng 2 phương pháp

là bản đồ và thông tin địa lý kết hợp phương pháp thống kê, sử dụng phần mềm STATA

13 để phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 1997 – 2017, nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa và tổng lượng bốc hơi tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Nhiệt độ tăng 10C sẽ có 30 người mắc sốt xuất huyết Lượng mưa tăng 100mm sẽ có 2 người mắc sốt xuất huyết / 10 vạn dân Bốc hơi tăng 100mm sẽ có 26 người mắc sốt xuất huyết / 10 vạn dân Dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện từ tháng 7, đỉnh dịch từ tháng 8 đến tháng 12 [23]

Năm 2020, nhóm tác giả Lâm Văn Hạo và Lê Thị Pha Mi đã ứng dụng GIS và viễn thám nhằm theo dõi quá trình đô thị hoá tại Thành phố Hồ Chi Minh, nghiên cứu này đã

sử dụng phần mềm ENVI và ArcGIS để giải đoán ảnh vệ tinh Landsat nhằm theo dõi quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1989 – 2019 thông qua các bề mặt không thấm Kết quả nghiên cứu cho thấy đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh theo hướng mở rộng từ khu vực trung tâm ra ngoài vùng ven và có xu hướng tiến dần lên phía bắc, đông bắc và tây bắc thành phố, đặc biệt tập trung dọc theo các trục

lộ chính ở khu vực ngoại thành, điều này được thể hiện qua diện tích mặt không thấm tăng 36431,7ha tương ứng với tốc độ tăng trung bình 1214,4 ha/năm và bán kính khu vực đô thị được mở rộng từ 7km lên 19km [24]

Trang 35

Năm 2021, tác giả Nguyễn Tiên và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu khảo sát nhằm xác định các yếu tố có nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Hà Nội với tổng cộng 197 bệnh nhân bao gồm 98 bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết và 99 bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính khác Thông qua hình thức phỏng vấn bằng bảng câu hỏi có liên quan đến các yếu tố nhân khẩu học, nhà ở, môi trường, kiến thức và kỹ năng

về phòng ngừa và kiểm soát sốt xuất huyết Phân tích đơn biến và hồi quy đa biến được

áp dụng để xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh sốt xuất huyết Kết quả chỉ ra rằng bệnh nhân lớn tuổi có ít nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết hơn so với những người trẻ tuổi từ 16–30, và bệnh nhân sống ở các quận ven đô ít có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết hơn bệnh nhân sống ở các quận trung tâm thành phố (OR - tương quan mức độ phơi nhiễm là 0,31; khoảng tin cậy - 95%; giá trị P từ 0,13-0,75) [25]

Tiếp đến vào năm 2022, tác giả Ngô Văn Dinh và cộng sự đã mô tả đặc điểm dịch tễ học về bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) trong giai đoạn 2001 - 2020 tại khu vực phía Nam Phương pháp mà tác giả áp dụng là thu thập, tổng hợp dữ liệu dựa trên quan sát mẫu Phân tích bằng Microsoft Excel và được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ phần trăm Kết quả nghiên cứu cho thấy đã có một số thay đổi đặc điểm dịch tễ bệnh SXHD trong giai đoạn 2001 - 2020 SXHD vẫn là bệnh lưu hành ở mức cao tại khu vực phía Nam, với nhiều týp vi rút Dengue lưu hành cùng lúc, có sự chuyển đổi týp vi rút lưu hành ưu thế qua các năm Tỉ lệ ca SXHD nặng và ca SXHD tử vong giảm liên tục Ghi nhận sự thay đổi về độ tuổi mắc bệnh, tỉ lệ tử vong chuyển dần từ trẻ em sang người lớn và sự gia tăng mắc, chết do SXHD tại các tỉnh Đông Nam Bộ nơi có tốc độ công nghiệp hóa nhanh [26]

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Thủ Đức nằm ở phía Đông TpHCM, có diện tích 211,5 km2 và được giới hạn trong tọa độ địa lý: Từ 10046’51’’ đến 10051’20’’ vĩ độ Bắc và từ 106045’05’’ đến

106049’03’’ kinh độ Đông, có vị trí địa lý:

‒ Phía đông: giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai

Trang 36

‒ Phía tây: giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn

‒ Phía nam: giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận

7 (qua sông Sài Gòn)

‒ Phía bắc: giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Hình 1.8 Vị trí địa lý Thành phố Thủ Đức

Trang 37

Hình 1.9 Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào 24/07/2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực, Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14, 2020)

1.3.1.2 Khí hậu và thời tiết

Thành phố Thủ Đức mang đặc điểm điều kiện tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng

4 năm sau

 Khí hậu

Khí hậu của thành phố Thủ Đức mang đặc điểm chung của vùng Nam Bộ, thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa mang tính chất nóng ẩm, mưa nhiều Khu vực được bao quanh bởi các con sông: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Tắc, sông Ông Nhiêu, chảy quanh nên khí hậu vùng mát mẻ quanh năm

Trang 38

 Nhiệt độ

Mùa nóng kéo dài trong 2 tháng, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5, với nhiệt độ cao trung bình hàng ngày trên 34°C Tháng nóng nhất trong năm ở Thủ Đức là tháng 4, với nhiệt độ cao trung bình là 34°C và nhiệt độ thấp trung bình là 26°C

Mùa mát mẻ kéo dài trong vòng 4 - 7 tháng, bao gồm các tháng 1 và 2; đầu tháng 9 đến cuối tháng 12, với nhiệt độ cao trung bình dưới 32°C Tháng lạnh nhất trong năm ở Thủ Đức là tháng 1 và 12, với nhiệt độ thấp trung bình là 22°C và nhiệt độ cao trung bình là 31°C

Hình 1.10 Phân bố nhiệt độ trong năm 2022 tại thành phố Thủ Đức [27]

Trang 39

Hình 1.11 Phân bố lượng mưa trong năm 2022 tại thành phố Thủ Đức [27] 1.3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn

 Địa hình

Địa hình của khu vực không quá phức tạp nhưng cũng khá đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển về mọi mặt Địa hình có dạng bậc thềm, thấp dần từ Bắc xuống Nam và

từ Đông sang Tây

Vùng cao nằm ở đông bắc quận Thủ Đức và quận 9 (cũ), với dạng địa hình lượn sóng Độ cao trung bình 10 - 25m và xen kẽ những gò đổi độ cao cao nhất lên đến 32m, như gò đồi Long Bình (quận 9 cũ) Bên cạnh đó một phần của quận Thủ Đức, quận 2 (cũ) thuộc vùng có độ cao trung bình, bao gồm cả gồ và bụng, kênh rạch chiếm 24,7% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn địa hình thấp trũng, có độ cao trung bình khoảng từ 1,5m đến 3m với mực nước biển, độ dốc theo hướng Bắc Nam Đây là vùng bụng trũng,

bị nhiễm phèn, mặn, thường ngập nước lúc triều cường

Trang 40

STT Hệ thống phân loại đất

Việt Nam

Hệ thống phân loại đất theo FAO/UNESCO

Đất xám: phân bố ở vùng gò Ích Thạnh, phường Trường Thạnh, phường Long Trường, một phần ấp Tây Hoà, phường Phước Long A quận 9 (cũ); Linh Trung, Linh Tây, Linh Chiểu, Bình Thọ và một phần ở các phường Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông quận Thủ Đức, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây quận 2 (cũ) với tổng diện tích 2.774.49ha, chiếm 4,77% diện tích toàn khu vực nghiên cứu

Đất phù sa: phân bố ở các phía Tây các phường Long Phước, Long Bình; Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi với tổng diện tích 849,3 ha, chiếm 1,46% diện tích toàn khu vực nghiên cứu Đất phù sa phân bố ở địa phương là loại đất phù sa loang lỗ đỏ vàng, gley, dưới có tầng sinh phèn

Đất phèn: phân bố ở các khu Trường Lưu, Phước Lai, phường Long Trưởng, Phú Hữu, vùng bưng Long Thanh Mỹ, phần lớn Long Phước, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông và một phần ở các phường Tam Phú, Tam Bình, Trường Thọ quận Thủ Đức, Tháo Điền, Bình Khánh, An Khánh, An Phú, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình

An và một phần phường Cát Lái với tổng diện tích 49,329 ha chiếm 85,13% diện tích toàn khu vực nghiên cứu

 Thủy văn

Nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (HLĐNSG), mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch thuộc khu vực Tp Thủ Đức khá dày đặc với mật độ 3,38 km/km2 do được bao quanh bởi 02 hệ thống sông chính bao gồm sông Đồng Nai và sông Sài Gòn

- Dòng chính sông Đồng Nai: có tổng chiều dài 628km diện tích lưu vực khoảng 40.683km2, đoạn chảy qua Tp Thủ Đức từ sau thác Trị An đến cửa sông dài khoảng 150km, bê rộng sông biên đổi từ 600m-2.000m, sâu từ 15m-25m, độ dốc nhỏ hơn

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cả nước và dân số thành thị giai đoạn 2010  – 2020 [7] - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 1.1. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cả nước và dân số thành thị giai đoạn 2010 – 2020 [7] (Trang 22)
Hình 1.7. Tác động các yếu tố đô thị hóa đến dịch bệnh Sốt xuất huyết - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 1.7. Tác động các yếu tố đô thị hóa đến dịch bệnh Sốt xuất huyết (Trang 31)
Hình 1.9. Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Đức - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 1.9. Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Đức (Trang 37)
Hình 1.11. Phân bố lượng mưa trong năm 2022 tại thành phố Thủ Đức [27] - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 1.11. Phân bố lượng mưa trong năm 2022 tại thành phố Thủ Đức [27] (Trang 39)
Hình 1.11. Dân số thành phố Thủ Đức (Giai đoạn 2015-2022) - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 1.11. Dân số thành phố Thủ Đức (Giai đoạn 2015-2022) (Trang 42)
Hình 2.2. Phổ phản xạ của Thực vật, Đất và Nước  2.1.2.2.  Ứng dụng GIS trong môi trường - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 2.2. Phổ phản xạ của Thực vật, Đất và Nước 2.1.2.2. Ứng dụng GIS trong môi trường (Trang 48)
Hình 3.5. Tỷ lệ (%) diện tích Đối tượng Sử dụng đất tại Thành phố Thủ Đức giai đoạn  1995 – 2022 - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 3.5. Tỷ lệ (%) diện tích Đối tượng Sử dụng đất tại Thành phố Thủ Đức giai đoạn 1995 – 2022 (Trang 64)
Bảng 3.6. Diễn biến lượng mưa năm 2022 - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Bảng 3.6. Diễn biến lượng mưa năm 2022 (Trang 71)
Hình 3.18. Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 2 năm 2016 - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 3.18. Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 2 năm 2016 (Trang 82)
Hình 3.21. Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 5 năm 2016 - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 3.21. Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 5 năm 2016 (Trang 83)
Hình 3.29. Phân bố rủi ro Sốt xuất huyết và số ca bệnh theo tháng năm 2016 - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 3.29. Phân bố rủi ro Sốt xuất huyết và số ca bệnh theo tháng năm 2016 (Trang 88)
Hình 3.35. Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 6 năm 2022 - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 3.35. Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 6 năm 2022 (Trang 92)
Hình 3.42. Phân bố rủi ro Sốt xuất huyết theo tháng năm 2022 - phân tích và đánh giá tác động đô thị hóa đến sự xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thành phố thủ đức
Hình 3.42. Phân bố rủi ro Sốt xuất huyết theo tháng năm 2022 (Trang 96)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w