Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa tới sự xuất hiện dịch sốt xuất huyết tại Thành phố Thủ Đức

MỤC LỤC

HUYẾT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Đánh giá diễn biến đô thị hóa tại khu vực theo thời gian

Nhìn chung với độ chính xác toàn cục và Hệ số Kappa ở mức cao thì kết quả ảnh phân loại của 4 năm trên là đáng tin cậy. Trong giai đoạn này, quá trình đô thị hóa tại khu vực chưa diễn ra mạnh mẽ do đó phân bố thực vật và đất trống còn nhiều. Trong giai đoạn này, quá trình đô thị hóa tại khu vực đã xuất hiện và có những thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất.

Tỷ lệ phân bố Thực vật và Đất trống đều giảm thay cho diện tích đất Đô thị tăng, có thể thấy, dù có sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất nhưng mức độ tỷ lệ thay đổi chưa nhiều. Diễn biến quá trình đô thị hóa tại khu vực đã diễn ra nhanh chóng dẫn đến nhiều thay đổi về cơ cấu sử dụng đất đối với giai đoạn trước. Thực vật rừ rệt và tăng diện tớch đất Đụ thị tuy nhiờn Đất trống khụng cú nhiều sự thay đổi, cho thấy đô thị hóa trong giai đoạn này diễn ra ồ ạt và có xu hướng bắt đầu mở rộng ra những vùng ven – nhiều thực vật.

Ngoài ra, do đô thị hóa phát triển, tỷ lệ Mặt nước có phần thay đổi tăng đáng kể hơn do ảnh hưởng bởi việc xây dựng các công trình và khu quy hoạch làm xuất hiện nhiều vũng đầm lầy, ao hồ tích nước hơn. Giai đoạn này, quá trình đô thị hóa tại khu vực vẫn đang phát triển, tuy nhiên có phần ổn định hơn trong cơ cấu sử dụng. Diện tích đất Đô thị giảm nhưng không đáng kể, trong đó, tỷ lệ bề mặt nhựa hóa tăng đáng kể do việc mở rộng xây dựng các tuyến đường phục vụ phát triển hạ tầng đô thị.

Tỷ lệ Mặt nước tuy không có nhiều thay đổi đáng kể nhưng có xu hướng tăng nhẹ đặc trưng của các ao hồ, vùng đầm lầy bên cạnh các công trình đô thị phát triển. Nhìn chung, tình hình sử dụng đất tại khu vực Thành phố Thủ Đức trong thời gian 27 năm có nhiều biến động qua từng giai đoạn. Cho thấy tốc độ phát triển đô thị hóa tại khu vực diễn ra nhanh chóng đặc biệt từ năm 2016 trở đi.

Là căn cứ nền tảng để tiến hành phân tích sâu hơn đến các yếu tố khác phục vụ mục tiêu đề tài. Quá trình dịch chuyển không gian nơi ở con người mang theo mầm bệnh cùng với mật độ tập trung dân cư đông tại những khu vực đô thị hóa nhanh là điều kiện dịch sốt xuất huyết dễ lây lan, bùng phát vì nguồn thức ăn chính của muỗi vằn là người, nơi đông người sẽ tạo ra một nguồn thức ăn dồi dào cho muỗi vằn mang virus Dengue.

Hình 3.5. Tỷ lệ (%) diện tích Đối tượng Sử dụng đất tại Thành phố Thủ Đức giai đoạn  1995 – 2022
Hình 3.5. Tỷ lệ (%) diện tích Đối tượng Sử dụng đất tại Thành phố Thủ Đức giai đoạn 1995 – 2022

Phân vùng mức độ rủi ro xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết tại Thành phố Thủ Đức

Kết quả phân tích AHP phân cấp các mức độ khả năng xảy ra dịch bệnh từng thông số. Kết quả phân tích giá trị NDVI được thể hiện qua hình 3.6 và 3.7 thể hiện không gian phân bố thực vật giữa 2 năm. Vựng cú giỏ trị thấp giảm nhiều cho thấy sự suy giảm về phân bố thực vật giữa giai đoạn 2 năm.

Vùng có giá trị cao gia tăng về tỷ lệ và diện tích gây nhiều rủi ro đến thực vật, chứng tỏ tốc độ đô thị hóa rất phát triển trong khu vực. Dựa trên phân ngưỡng giá trị AHP, diễn biến lượng mưa trong 2 năm được thể hiện qua bảng 3.4 và 3.5. Phần lớn các tháng đầu năm đều là những tháng mùa khô nên có lượng mưa phân bố ít.

Năm 2022, so với giai đoạn trước, phân bố mưa có nhiều sự thay đổi về mặt không gian và thời gian. Không gian phân bố miền giá trị cao hầu như tập trung chủ yếu tại khu vực quận Thủ Đức (cũ) và một phần khu. Nhìn chung, thời điểm trên quá trình đô thị hóa đã diễn ra tuy nhiên cơ cấu dân số vẫn được phân bố hợp lý tại 2 tại vực là quận 2 và quận 9 (cũ).

Dân cư tập trung cao tại quận Thủ Đức (cũ) do vị trí khu vực phù hợp với đời sống và không gian lưu chuyển của người dân nhập cư. Nhìn chung qua 4 năm, cơ cấu dân cư có sự thay đổi về mặt không gian khi vùng có giá trị phân bố thấp giảm, tăng giá trị trung bình – cao. Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh đô thị hóa phát triển, tuy nhiên lại là yếu tố quan trọng gây phát sinh ra dịch bệnh khi con người là nguồn thức ăn chủ yếu của muỗi Sốt xuất huyết.

Dựa theo giá trị phân ngưỡng AHP, diễn biến phân bố Độ ẩm bề mặt đất thể hiện qua Bảng 3.5 và 3.6. Trong năm này, không có tháng có phân bố vùng giá trị cao hoàn toàn trên toàn bộ khu vực.

Bảng 3.6. Diễn biến lượng mưa năm 2022
Bảng 3.6. Diễn biến lượng mưa năm 2022

Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh sốt xuất huyết

    Phân bố rủi ro Sốt xuất huyết và số ca bệnh theo tháng năm 2016 Về thời gian, nguy cơ xảy ra dịch bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên vào khoảng thời gian đầu năm từ tháng 1 đến tháng 4 dịch bệnh ít có khả năng bùng phát nhiều. Khoảng thời gian tháng 5 và 6 khi thời tiết giao mùa là lúc bệnh bắt đầu xuất hiện, diễn biến lượng mưa trong 2 tháng của năm cũng có giá trị tăng dần trùng hợp với vùng không gian phát bệnh xảy ra. Về không gian, xét theo bản đồ phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh của 12 tháng trong năm, ta thấy, các mức độ phân cấp rủi ro thấp – trung bình – cao – rất cao có sự thay đổi không gian theo từng tháng do đặc trưng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và môi trường.

    Mức độ phân cấp rủi ro cao và rất cao xuất hiện dịch đa phần ở các khu vực thuộc quận Thủ Đức (cũ) nay là các phường: Bình Chiểu, Tam Bình, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Xuân, Bình Thọ, Phước Long,… Quận 2 (cũ) xuất hiện ở một số nơi như 1 phần khu vực Thảo Điền, An Khánh, Bình Trưng Tây, Bình Trưng Đông. Đây đều là những khu vực tập trung mực độ dân cư cao, nhà ở đông đúc, tạo nhiều điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển khi gặp môi. Đặc biệt, khu vực gồm các phường thuộc quận Thủ Đức (cũ) có diễn biến phân bố dân cư ở mức giá trị cao xét theo dữ liệu phân bố dân cư cùng năm.

    Khu vực quận 9 (cũ) có phân cấp độ rủi ro bệnh ở mức trung bình – cao do dân số còn ở mức độ phân tán chưa tập trung đông, tuy nhiên nếu xét theo thời gian và tốc độ đô thị hóa phát triển mạnh mẽ tại khu vực, việc dịch chuyển không gian lưu trú của người dân đến sinh hoạt và làm việc thì khả năng phát sinh dịch cũng có khuynh hướng diễn ra. Dựa vào biểu đồ tổng hợp không gian, thời gian phân vùng rủi ro so với số ca bệnh, có thể thấy mức độ tương quan giữa các yếu tố trên có mối liên hệ mật thiết khi diện tích phân bố mức độ rủi ro phát bệnh cao cùng chiều với đường biển diễn số ca bệnh phát triển. Bản đồ phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết năm 2022 Tương tự năm 2016, các bản đồ phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết năm 2022 cũng có mức độ phân bố thay đổi theo thời gian và không gian.

    Về thời gian, cũng giống như năm 2016, thời gian xảy ra nguy cơ mắc bệnh là quanh năm nhưng vào thời điểm mùa khô của các tháng đầu năm – từ tháng 1 đến tháng 4, dịch bệnh có nguy cơ diễn biến ít hơn các tháng khác. Từ tháng 7 đến tháng 11 cũng là thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ khi có diễn biến lượng mưa và độ ẩm nằm ở ngưỡng giá trị cao và tương đối cao của 2 yếu tố. Về không gian, tuy có sự thay đổi nhiều giữa các thức bậc phân cấp rủi ro dựa trên bản đồ các tháng của năm, nhưng nhìn chung mức độ phân cấp rủi ro cao và rất cao vẫn xuất hiện dịch đa phần ở các khu vực thuộc quận Thủ Đức (cũ) nay là các phường: Bình Chiểu, Tam Bình, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Xuân, Bình Thọ, Phước Long,… quận 2 (cũ) xuất hiện ở một số nơi như 1 phần khu vực Thảo Điền, An Khánh, Bình Trưng Tây, Bình Trưng Đông.

    Điều này cho thấy, sự phân bố dân cư tại khu vực qua thời gian vẫn ở mức cao kết hợp với các yếu tố điều kiện thời tiết môi trường làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh. ‒ Tăng cường các công tác kiểm tra phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đặc biệt tại các khu dân cư đông đúc, khu nhà ổ chuột để kịp thời phát hiện và xử lý.

    Hình 3.18. Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 2 năm 2016
    Hình 3.18. Phân vùng rủi ro xuất hiện dịch bệnh Sốt xuất huyết tháng 2 năm 2016

    LÝ LỊCH TRÍCH NGANG