TÓM TẮT Nghiên cứu này được tác giả thực hiện với mục tiêu chính là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.. Với dữ liệu kh
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Những năm đầu thế kỷ 21, những tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp xe ô tô đánh dấu một cột mốc quan trọng bằng việc thương mại hóa các mẫu xe ô tô vận hành hoàn toàn bằng điện Khởi đầu là Toyota (Prius) vào năm 1997, theo sau đó gồm Tesla vào năm 2008, liên minh Nissan- Mitsubishi- Renault vào năm 2009, BYD vào năm 2009 (Schreiber, 2022) Bước tiến này là kết quả của những nỗ lực đến từ các nhà sản xuất xe trong việc giải quyết các vấn đề như: tìm ra được công nghệ lõi nâng cao tốc độ và phạm vi hoạt động Bên cạnh đó, việc nhận được sự ủng hộ từ chính sách hỗ trợ của chính phủ các nước trong việc xây dựng trạm sạc, hỗ trợ tài chính, chính sách thuế ưu đãi dành cho nhà sản xuất xe và người tiêu dùng xe điện Chính sách bảo vệ môi trường thông qua nghị định thư Kyoto (1997) cam kết cắt giải phát thải khí nhà kính của 192 quốc gia trên thế giới (Matulka, 2023) Giá dầu tăng theo thời gian cũng là một nhân tố thúc đẩy đến nhu cầu sử dụng xe điện để cắt giảm chi phí (Wang và cộng sự, 2022) Như một tất yếu, công cuộc nghiên cứu, sản xuất và đưa xe điện vào sử dụng trong đời sống trở nên cấp thiết tại nhiều quốc gia trên thế giới
Tại Trung Quốc, tính đến tháng 6 năm 2022, quốc gia này có lượng ô tô chở khách bằng điện hợp pháp trên đường cao tốc lớn nhất với 10 triệu chiếc, chiếm 46% tổng số xe đang sử dụng trên toàn cầu (Monika, 2023) Trung Quốc cũng thống trị việc triển khai xe thương mại hạng nhẹ hỗn hợp và xe buýt điện, với nguồn cung đạt hơn 500.000 xe buýt vào năm 2019, chiếm 98% tổng nguồn cung toàn cầu và 247.500 phương tiện thương mại hạng nhẹ chạy hoàn toàn bằng điện, chiếm 65% tổng lượng xe toàn cầu (International Energy Agency, 2020) Trong khi đó, Châu Âu có khoảng 5,5 triệu ô tô chở khách cắm điện vào cuối năm 2021, chiếm hơn 32% lượng xe toàn cầu ( International Energy Agency, 2020) Châu Âu cũng có lượng xe thương mại hạng nhẹ chạy bằng điện lớn thứ hai thế giới, với khoảng 220.000 xe tải Tính đến tháng 12 năm 2021, doanh số bán hàng tích lũy tại Hoa Kỳ đạt tổng cộng 2,32 triệu ô tô điện, với California được liệt kê là thị trường khu vực có ô tô điện lớn nhất của
Hoa Kỳ với 1 triệu xe hơi điện bán vào tháng 11 năm 2021 (Steven, 2021) Tính đến tháng 12 năm 2021, Đức là quốc gia hàng đầu châu Âu với 1,38 triệu ô tô cắm điện được đăng ký kể từ năm 2010 (Kane, 2021)
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt nam không nằm ngoài làn sóng sản xuất và thương mại hóa xe ô tô điện Tính tới thời điểm năm 2020, Tập đoàn xe điện Vinfast là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất và thương mại hóa xe ô tô điện của Việt Nam (baochinhphu.vn, 2022) Tháng 10/2022 tại triễn lãm Vietnam Motor Show (VMS) các nhà sản xuất xe như Audi, Toyota, Lexus, Mercedes, MG, Mitsubishi đã lần đầu đưa các model xe điện vào triễn lãm Cuối quý 2 năm 2023, Wuling HongGuang MiniEV được ra mắt và bán thương mại tại Việt Nam Về khía cạnh chính phủ, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm
2021 (COP 26), Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ trước quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2023) Chương trình hành động được triển khai đến tất cả các tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam Trong đó, Bình Dương với kinh nghiệm quy hoạch và phát triển công nghiệp theo hướng xanh hóa, kinh tế tuần hoàn đã có những kế hoạch thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông vận tải Với chủ trương này, việc phát triển thị trường xe ô tô điện được xem là sự chuyển đổi tiềm năng giúp Bình Dương đạt được các mục tiêu đề ra
Tuy nhiên, để các chủ trương này đi vào thực tế, việc đánh giá ý định mua xe ô tô điện cũng như nhận định được các nhân tố thúc đẩy và cản trở ý định mua của người dân trên đại bàn tỉnh Bình Dương là rất cần thiết Trong hai thập kỷ gần đây, đã có nhiều nghiên cứu nước ngoài được thực hiện để tìm ra những nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại các thị trường Ấn Độ (K V et al., 2022), Trung Quốc (Tu & Yang, 2019a), (Habich-Sobiegalla et al., 2019), Thái Lan (Thananusak et al., 2017), Mỹ (Chen et al., 2021), Pakistan (Lee et al., 2021) Tuy nhiên, phạm vi những nghiên cứu này chưa đề cập nhiều đến các nước Đông
Nam Á cụ thể hơn là Việt Nam nơi có những sự khác biệt về chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với xe điện, chính sách bảo vệ môi trường, điều kiện cơ sở hạ tầng Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây cũng chưa có sự thống nhất về các nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng, mà các nhân tố này sẽ thay đổi tùy vào điều kiện của các quốc gia Do đó, để có các kết quả nghiên cứu phù hợp, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu cụ thể trong điều kiện một quốc gia, một tỉnh thành Thêm vào đó, ý định mua xe điện của người tiêu dùng cũng thay đổi theo các đặc điểm của người tiêu dùng như thu nhập, giới tính, độ tuổi Tuy nhiên, việc đánh giá này vẫn chưa được các nghiên cứu trước đây thực hiện
Xuất phát từ những lý do thực tiễn và lý thuyết đã trình bày ở trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương” nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này có mục tiêu tổng quát là đánh giá các nhân tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô điện có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu này có các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ hai, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ ba, đánh giá sự khác nhau về ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo giới tính, độ tuổi và thu nhập
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý quản trị để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô điện xây dựng kế hoạch kinh doanh hướng đến nâng cao ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?
Có sự khác nhau về ý định mua xe ô tô điện giữa các đối tượng khách hàng khác nhau về giới tính, độ tuổi và thu nhập hay không?
Các hàm ý quản trị nào có thể giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các nhân tố tác động đến ý định mua sản phẩm này
Nghiên cứu được tiến hành với dữ liệu khảo sát từ 450 khách hàng hiện đang sở hữu ô tô tại tỉnh Bình Dương trong khoảng thời gian từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2023, số lượng phiếu khảo sát đáp ứng yêu cầu phân tích là 398 phiếu Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp khách hàng đến tìm hiểu mua xe tại các đại lý phân phối xe ô tô điện Vinfast Bình Dương, trung tâm chăm sóc xe V7 Thẩm Mỹ Ô Tô, tại các chương trình lái thử xe điện hoặc thông qua bảng câu hỏi đã được mã hóa dưới dạng QR code.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã trình bày ở trên, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Cụ thể:
Nghiên cứu định tính được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ nhất Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để tổng hợp cơ sở lý thuyết, phát triển các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất mô hình và thang đo các nhân tố trong mô hình các nhân tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ hai và thứ ba Tác giả sử dụng các phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Bên cạnh đó, phân tích Oneway ANOVA cũng được sử dụng để đánh giá sự khác nhau về ý định mua xe ô tô điện giữa các đối tượng khách hàng khác nhau về giới tính, độ tuổi và thu nhập.
Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực tiễn trong trường hợp nghiên cứu ý định mua xe ô tô điện cho các lý thuyết về hành vi như: lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng, lý thuyết khuếch tán đổi mới Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đóng góp vào dòng nghiên cứu thực nghiệm hiện nay về chủ đề các nhân tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện, trong điều kiện nghiên cứu tại một tỉnh thành năng động của Việt Nam là tỉnh Bình Dương
Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp xe điện, chính phủ tham khảo nhằm thúc đẩy hơn nữa ý định mua xe điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
Cấu trúc luận văn
Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1 – Giới thiệu nghiên cứu
Chương này tác giả giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tóm tắt phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cấu trúc luận văn
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày những khái niệm chính có liên quan đến đề tài Các lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài cũng được tác giả trình bày trong chương này
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu của luận văn Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả phát triển các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Bên cạnh đó, tác giả cũng mô tả cách thức tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong chương này
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu Trên cơ sở đó xác định các các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến ý định mua xe điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả đánh giá sự khác nhau về ý định mua xe ô tô điện giữa các đối tượng khách hàng khác nhau về giới tính, độ tuổi và thu nhập cũng được trình bày trong chương này
Chương 5 - Kết luận và hàm ý quản trị
Chương này sẽ tổng kết toàn bộ kết quả nghiên cứu, song song đó đưa ra một số hàm ý quản trị đối với những nhà điều hành chính sách, các doanh nghiệp nhằm nâng cao ý định mua xe điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ngoài ra, chương này cũng trình bày những hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng nghiên cứu khác trong tương lai.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết về xe ô tô điện
Lịch sử hình thành xe điện tính đến nay được ghi chép có bốn loại xe điện như sau:
Bảng 2.1 Các loại hình xe điện
Xe chạy bằng pin nhiên liệu (FCEV -
Fuel Cell Electric Vehicle): Xe này sử dụng năng lượng điện sản xuất từ các quá trình hóa học Ví dụ, một loại
FCEV phổ biến là xe pin nhiên liệu hydro
Xe hybrid (HEV - Hybrid Electric
Vehicle): Đây là loại xe sử dụng cả động cơ đốt trong (thường là xăng) và động cơ chạy bằng pin Động cơ xăng không chỉ đóng vai trò vận hành xe mà còn giúp sạc lại pin khi pin cạn kiệt
Tuy nhiên, loại xe này không có hiệu suất cao bằng xe hoàn toàn điện hoặc xe hybrid cắm điện
Xe hybrid cắm điện (PHEV - Plug-in
Hybrid Electric Vehicle): Loại này cũng sử dụng cả động cơ đốt trong và pin sạc từ nguồn điện ngoài (có thể cắm sạc) Điều này cho phép sạc lại pin bằng điện, không phải dựa vào động cơ xăng Xe hybrid cắm điện hiệu suất cao hơn xe hybrid thông thường nhưng không hiệu suất bằng xe hoàn toàn điện
Xe chạy bằng pin (BEV - Battery
Electric Vehicle): Loại xe này hoàn toàn sử dụng điện để chạy Chúng có hiệu suất cao hơn so với xe hybrid và plug-in hybrid
Nguồn: e-amrit.niti.gov.in
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả tập trung vào xe chạy bằng pin (BEV) hay còn gọi là xe ô tô thuần điện
Dựa vào tín hiệu đầu vào từ bàn đạp ga và bàn đạp phanh, bộ điều khiển trung tâm sẽ cung cấp đúng các tín hiệu điều khiển đến bộ chuyển đổi công suất điện tử, bộ phận này có chức năng điều chỉnh dòng công suất giữa motor điện và nguồn điện Dòng công suất ngược lại là do hệ thống phanh nạp của EV và năng lượng nạp này có thể được giữ lại trong nguồn năng lượng Hầu hết các ắc quy của EV cũng các như siêu tụ và bánh đà đều có khả năng tiếp nhận nguồn năng lượng nạp này Bộ điều khiển năng lượng phối hợp với bộ điều khiển trung tâm để điều khiển hệ thống phanh nạp và tái tạo năng lượng của quá trình phanh Nó cũng làm việc cùng với bộ nạp lại năng lượng để điều khiển nạp lại và kiểm tra tính hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng Nguồn năng lượng phụ thì cần thiết để cấp nguồn tại mức điện áp khác cho tất cả các hệ thống phụ trên EV, đặc biệt là hệ thống điều hòa và cụm nguồn cơ cấu lái
Hình 2.1 Sơ đồ câú trúc tổng quan EV
Nguồn: Giáo trình kỹ thuật điều khiển và quản lý năng lượng trên xe điện và xe lai
Các lý thuyết liên quan
2.2.1 Khái niệm về ý định mua hàng Ý định mua hàng là sự sẵn lòng của khách hàng để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định Ý định mua hàng là một biến phụ thuộc, phụ thuộc vào một số yếu tố bên ngoài và bên trong.(Bagozzi & Burnkrant, 1979)
2.2.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch
Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior-TPB) được đề xuất bởi Ajzen (1985), dựa trên Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), nhưng nó khác ở chỗ TPB chứa khía cạnh kiểm soát hành vi nhận thức, được sử dụng để giải thích những hạn chế của TRA TRA dựa trên mối quan hệ giữa thái độ đối với hành vi, ý định hành vi và hành vi thực tế (Fishbein, 1976) Sau đó, thông qua quá trình phát triển và xác minh liên tục, nhân tố chuẩn chủ quan đã được thêm vào để xây dựng một mô hình TRA hoàn chỉnh (Fishbein & Ajzen, 1975)
Theo TRA và TPB, một số hành vi nhất định của cá nhân được quyết định bởi
“ý định hành vi” của họ, đồng thời bị ảnh hưởng bởi “thái độ” và “chuẩn mực chủ quan” của cá nhân đối với một hành vi cụ thể Ý định hành vi đo lường sự sẵn sàng của cá nhân để tham gia vào một hành vi cụ thể (Fishbein & Ajzen, 1975), trong khi chuẩn mực chủ quan đề cập đến áp lực xã hội dự kiến mà một cá nhân nhận được khi thực hiện một hành vi Khi chuẩn mực chủ quan bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, nó có tác động lớn hơn đến ý định hành vi (Fishbein & Ajzen, 1975) Nhận thức kiểm soát hành vi đo lường quá trình kiểm soát dự kiến của các cá nhân khi tham gia vào một hành vi, cụ thể là khó khăn gặp phải khi tham gia vào một hành vi Nhân tố này phản ánh nguồn lực và cơ hội của các cá nhân tham gia vào hành vi (Ajzen, 1985) Do đó, TPB ủng hộ rằng ngoài thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi cũng ảnh hưởng đến ý định hành vi Mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch được mô tả trong sơ đồ sau:
Hình 2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch
2.2.3 Lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ban đầu được phát triển bởi (Davis,
1989) Mô hình bao gồm một phần mở rộng của mô hình TRA có nguồn gốc từ Fishbein & Ajzen (1975) Mô hình TAM giải thích thái độ, ý định và cách sử dụng hệ thống thông tin của người tiêu dùng và cách họ có thể chấp nhận việc áp dụng nó,
Kiểm soát hành vi Ý định hành vi Hành vi khiến nó trở thành một mô hình phù hợp cho việc giải thích quyết định lựa chọn sử dụng một dịch vụ hay sản phẩm công nghệ (Davis, 1989)
Mô hình TAM sử dụng TRA làm cơ sở lý thuyết và đồng thời cụ thể hơn TRA do nó tập trung duy nhất vào việc chấp nhận sử dụng dịch vụ công nghệ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng về việc thích ứng với công nghệ mới là:
(i) Nhận thức sự hữu ích (Perceive Usefulness - PU): Là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ
(ii) Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceive Easy of Use - PEU): Là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực
(iii) Các biến bên ngoài như ảnh hưởng xã hội là yếu tố quan trọng quyết định thái độ Điều này chỉ ra rằng con người sẽ có thái độ và ý định sử dụng công nghệ Tuy nhiên, nhận thức có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính vì mỗi người là khác nhau
(iv) Thái độ hướng đến việc sử dụng: Là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu
Hình 2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Theo lý thuyết TAM, nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng là hai động lực chính liên quan đến thái độ hướng đến sử dụng và từ đó thúc đẩy ý định sử
Sự hữu ích cảm nhận
Sự dễ sử dụng cảm nhận
Thái độ sử dụng Ý định Thói quen sử dụng hệ thống dụng và chấp nhận sử dụng thực sự công nghệ nào đó Một khi một cá nhân nhận thức một cách tích cực tính hữu ích và dễ sử dụng của một hành vi được hỗ trợ công nghệ, nó sẽ thúc đẩy quyết định sử dụng hệ thống TAM cung cấp cơ sở về cách các biến bên ngoài như ảnh hưởng đến niềm tin về tính hữu ích được nhận thức và tính dễ sử dụng liên quan đến việc sử dụng công nghệ Khi thái độ đối với việc sử dụng một công nghệ được thiết lập, ý định hành vi sử dụng một công nghệ cụ thể sẽ được sử dụng hay không, sẽ dẫn đến việc sử dụng công nghệ trong thực tế
2.2.4 Lý thuyết khuếch tán đổi mới
Lý thuyết khuếch tán đổi mới (Innovation of Diffusion Theory- IDT) của Rogers (1995) là một khung lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và nghiên cứu xã hội, tập trung vào việc giải thích cách mà các sự thay đổi, ý tưởng mới hoặc sản phẩm mới được lan truyền và chấp nhận trong một cộng đồng hoặc xã hội Thuyết này tạo ra một khung lý thuyết cơ bản để hiểu sự tương tác phức tạp giữa những người tiếp thu (người sáng tạo đổi mới và người tiêu dùng) và môi trường xã hội xung quanh, trong quá trình thay đổi từ sự chưa biết đến sự chấp nhận rộng rãi
Thuyết Khuếch tán Đổi mới xác định năm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chấp nhận đổi mới:
Tính hữu ích liên quan (Relative Advantage): Yếu tố này liên quan đến việc xem xét lợi ích của sự đổi mới so với giải pháp hiện tại Khi người tiêu dùng cảm nhận được sự cải thiện vượt trội từ sự đổi mới, khả năng chấp nhận sẽ tăng
Tính tương thích (Compatibility): Tương thích ám chỉ mức độ phù hợp của sự đổi mới với giá trị, quan điểm và cách làm truyền thống của người tiếp thu Sự tương thích giữa sự đổi mới và cách thức người tiêu dùng đã thực hiện trước đó ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chấp nhận
Mức độ phức tạp (Complexity): Đây liên quan đến mức độ khó khăn khi áp dụng và sử dụng sự đổi mới Sự đổi mới phức tạp và khó hiểu có thể khiến người tiêu dùng do dự và chậm trong việc chấp nhận
Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Thananusak và cộng sự (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe điện: bằng chứng thực nghiệm từ Thái Lan Các tác giả đã phát triển mô hình với ý định mua xe điện sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tài chính, cơ sở hạ tầng, hiệu suất, mối quan tâm về môi trường và giá cao Với dữ liệu 102 khách hàng, thông qua các phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích PLS-SEM, kết quả nghiên cứu cho thấy người mua ô tô Thái Lan chú ý đến nhân tố hiệu suất của xe điện (ví dụ: phạm vi lái xe, tốc độ, độ an toàn) trong khi không quan tâm nhiều đến cơ sở hạ tầng (ví dụ: thiết bị sạc) và các nhân tố tài chính (giá mua, vận hành và chi phí bảo dưỡng, giá bán lại) của xe điện Hơn nữa, mối quan tâm về môi trường của các cá nhân ảnh hưởng đến quyết định sở hữu xe điện và khách hàng Thái Lan sẵn sàng trả giá cao hơn cho xe điện Tuy nhiên, nhân tố giá cao hơn có thể làm giảm tiêu cực mối quan hệ giữa mối quan tâm về môi trường và ý định mua xe điện Nghĩa là, nếu mức giá cao hơn của xe điện trở nên quá cao, thì những người có đặc tính thân thiện với môi trường có thể ít có khả năng sử dụng xe điện hơn
Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Thananusak và cộng sự (2017)
Nguồn: Thananusak và cộng sự (2017)
Nghiên cứu của Tu & Yang (2019) về các nhân Tố chính ảnh hưởng đến việc mua xe điện của người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc Các tác giả phát triển mô hình với ý định mua xe điện của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, tính tương thích, sự sáng tạo cá nhân, ảnh hưởng giữa các cá nhân, ảnh hưởng bên ngoài, năng lực bản thân, điều kiện thuận lợi, nhận thức kiểm soát hành vi Với dữ liệu khảo sát 320 khách hàng, bằng các phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, khả năng tương thích có tác động tích cực đáng kể đến thái độ đối với hành vi, từ đó tác động đến ý định mua xe điện Tuy nhiên, sự sáng tạo cá nhân có tác động tiêu cực đến thái độ đối với hành vi Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng giữa các cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng Ảnh hưởng bên ngoài ảnh hưởng tích cực đến chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng Khả năng tự chủ của người tiêu dùng có tác động tích cực đáng kể đến ý định mua hàng của họ
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Tu & Yang (2019)
Nghiên cứu của Sabrina Habich-Sobiegalla và cộng sự (2019) nghiên cứu về ý định mua xe điện của người dân tại Trung Quốc Nghiên cứu này phân tích các yếu tố cấp vi mô và cấp vĩ mô Các tác giả đã phát triển mô hình với ý định sử dụng xe điện tại thị trường Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố vĩ mô như: Mức thu nhập bình quân đầu người, vị trí địa lý, mức độ ô nhiễm, chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng thiết bị sạc, cùng với các yếu tố vi mô như: Độ tuổi, thu nhập, giới tính, giáo dục, sống ở khu vực thành thị hay nông thôn, mối quan tâm về môi trường, có quen biết với người đã mua xe điện, tần suất chia sẻ trên mạng xã hội, quy mô của mạng xã hội trực tuyến Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa yếu tố mức giá và công nghệ vào khảo sát Bằng dữ liệu khảo sát 1080 khách hàng, với các phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu công dân Trung Quốc có sử dụng nhiều mạng xã hội và nếu họ có quen biết ai đó đã sở hữu xe điện, ý định mua xe điện của họ là rất cao Các yếu tố vi mô khác, chẳng hạn như tuổi tác và giáo dục, có tác động đáng kể nhưng với mức độ thấp hơn Các yếu tố cấp vĩ mô như ô nhiễm không khí và cơ sở hạ tầng thiết bị sạc không thúc đẩy ý định mua xe điện
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Sabrina Habich-Sobiegalla và cộng sự (2019)
Nguồn: Sabrina Habich-Sobiegalla và cộng sự (2019)
Nghiên cứu của Jaeyoung Leevà cộng sự (2021) nghiên cứu về ý định mua xe điện của người dân tại Pakistan Các tác giả đã phát triển mô hình với ý định sử dụng xe điện tại thị trường Pakistan sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: kỳ vọng về hiệu suất, nhận thức dễ sử dụng, điều kiện cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng xã hội, mối quan tâm về môi trường ảnh hưởng đến ý định hành vi của cá nhân mua xe điện ở Pakistan Bằng dữ liệu khảo sát 359 khách hàng, với các phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần(PLS-SEM), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố như mối quan tâm về môi trường, kỳ vọng về hiệu suất và tính dễ sử dụng ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua xe điện của người dân Pakistan
Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Nguồn: Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Nghiên cứu của Sriram và cộng sự (2022) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng xe điện tại thị trường Ấn Độ Các tác giả đã phát triển mô hình với ý định sử dụng xe điện tại thị trường Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệu suất phương tiện, rào cản tài chính, thiếu cơ sở hạ tầng sạc,mối quan tâm bảo vệ môi trường, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về xe điện Bằng dữ liệu khảo sát 172 khách hàng, với các phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố hiệu suất phương tiện, rào cản tài chính, thiếu cơ sở hạ tầng sạc,mối quan tâm bảo vệ môi trường, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về xe điện có ảnh hưởng đến việc sử dụng xe điện của người dân
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Sriram và cộng sự (2022)
Nguồn: Sriram và cộng sự (2022)
Các nghiên cứu liên quan được tác giả tóm tắt lại các ý chính phục vụ cho luận văn, và được trình bày trong bảng tóm tắt bên dưới
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan
Tác giả (năm công bố)
Các nhân tố trong mô hình
Nghiên cứu về các nhân Tố chính ảnh hưởng đến việc mua xe điện của người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc Ý định mua xe điện của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, tính tương thích, sự sáng tạo cá nhân, ảnh hưởng giữa các cá nhân, ảnh hưởng bên ngoài, năng lực bản thân, điều kiện thuận lợi, nhận thức kiểm soát hành vi
Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, khả năng tương thích có tác động tích cực đáng kể đến thái độ đối với hành vi, từ đó tác động đến ý định mua xe điện Tuy nhiên, sự sáng tạo cá nhân có tác động tiêu cực đến thái độ đối với hành vi Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng giữa các cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng Ảnh hưởng bên ngoài ảnh hưởng tích cực đến chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng xe điện tại thị trường Ấn Độ Ý định sử dụng xe điện tại thị trường Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệu suất phương tiện, rào cản tài chính, thiếu cơ sở hạ tầng sạc, mối quan tâm bảo vệ môi trường, ảnh hưởng xã
Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố hiệu suất phương tiện, rào cản tài chính, thiếu cơ sở hạ tầng sạc, mối quan tâm bảo vệ môi trường, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về xe điện có hội, nhận thức về xe điện ảnh hưởng đến việc sử dụng xe điện của người dân Thananusak và cộng sự (2017)
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe điện: bằng chứng thực nghiệm từ Thái Lan Ý định mua xe điện sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tài chính, cơ sở hạ tầng, hiệu suất, mối quan tâm về môi trường và giá cao
Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích PLS- SEM
Kết quả nghiên cứu cho thấy người mua ô tô Thái Lan chú ý đến nhân tố hiệu suất của xe điện (ví dụ: phạm vi lái xe, tốc độ, độ an toàn) trong khi không quan tâm nhiều đến cơ sở hạ tầng (ví dụ: thiết bị sạc) và các nhân tố tài chính (giá mua, vận hành và chi phí bảo dưỡng, giá bán lại) của xe điện Hơn nữa, mối quan tâm về môi trường của các cá nhân ảnh hưởng đến quyết định sở hữu xe điện và khách hàng Thái Lan sẵn sàng trả giá cao hơn cho xe điện Tuy nhiên, nhân tố giá cao hơn có thể làm giảm tiêu cực mối quan hệ giữa mối quan tâm về môi trường và ý định mua xe điện Nghĩa là, nếu mức giá cao hơn của xe điện trở nên quá cao, thì những người có đặc tính thân thiện với môi trường có thể ít có khả năng sử dụng xe điện hơn Sabrina
Nghiên cứu về ý định mua xe điện của người dân tại Trung Quốc:
Phân tích các yếu tố cấp vi mô và cấp vĩ mô Ý định sử dụng xe điện tại thị trường Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố vĩ mô như: Mức thu nhập bình quân đầu người, vị trí địa lý, mức độ ô nhiễm, chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng thiết bị sạc, cùng với các yếu tố vi mô như: Độ tuổi, thu nhập, giới tính, giáo dục, sống ở khu vực thành thị hay nông thôn, mối quan tâm về
Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu công dân Trung Quốc có sử dụng nhiều mạng xã hội và nếu họ có quen biết ai đó đã sở hữu xe điện, ý định mua xe điện của họ là rất cao Các yếu tố vi mô khác, chẳng hạn như tuổi tác và giáo dục, có tác động đáng kể nhưng với mức độ thấp hơn Các yếu tố cấp vĩ mô như ô nhiễm không khí và cơ sở hạ tầng môi trường, có quen biết với người đã mua xe điện, tần suất chia sẻ trên mạng xã hội, quy mô của mạng xã hội trực tuyến, bên cạnh đó tác giả cũng đưa yếu tố mức giá và công nghệ vào khảo sát thiết bị sạc không thúc đẩy ý định mua xe điện
Jaeyoung Lee và cộng sự
Nghiên cứu về ý định mua xe điện của người dân Pakistan Ý định sử dụng xe điện tại thị trường Pakistan sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: kỳ vọng về hiệu suất, nhận thức dễ sử dụng, điều kiện cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng xã hội, mối quan tâm
Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần(PLS- SEM)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, theo quy trình dưới đây:
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nguồn: đề xuất của tác giả
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng để phát triển các giả thuyết nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo các nhân tố trong mô hình Bên cạnh đó, thang đo các nhân tố cũng được hiệu chỉnh lại về tên gọi cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu thông qua việc thảo luận nhóm với các chuyên gia
3.2.1 Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào lược khảo các nghiên cứu liên quan, tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu như sau:
❖ Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức sự hữu ích được giải thích là nhận thức của người tiêu dùng về hiệu quả của các chức năng của xe điện (Tu & Yang, 2019b) Dựa trên lược khảo các nghiên cứu liên quan có thể thấy các nghiên cứu của Tu & Yang (2019), Sriram và cộng sự (2022), Thananusak và cộng sự (2017), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021) đều tìm thấy bằng chứng cho rằng nhân tố nhận thức sự hữu ích có tác động thúc đẩy ý định mua xe ô tô điện của người dân Do đó, trong nghiên cứu này tác giả để xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1: Nhận thức sự hữu ích có tác động tích cực đến ý định mua xe ô tô điện
❖ Nhận thức dễ sử dụng
Nghiên cứu của Tu & Yang (2019) cho rằng nhận thức dễ sử dụng là khả năng của người tiêu dùng trong việc tìm hiểu cách vận hành và sử dụng xe điện mà không cần nỗ lực quá nhiều Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định mua xe điện ô tô điện Theo kết quả nghiên cứu của Jaeyoung Lee và cộng sự (2021) một trong những động lực thức đẩy ý định mua xe điện của người dân có đóng góp của nhân tố Nhận thức dễ sử dụng Do đó, trong nghiên cứu này tác giả để xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H2: Nhận thức dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định mua xe ô tô điện
❖ Ảnh hưởng xã hội Ảnh hưởng xã hội hay còn gọi là ảnh hưởng từ bên ngoài được hiểu là tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến chuyên gia và các thông tin phi cá nhân khác đến việc mua xe điện của người tiêu dùng (Tu & Yang, 2019b) Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Sriram và cộng sự (2022) cho rằng Ảnh hưởng xã hội do nhận thức ngày càng tăng về bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, họ cảm thấy bị ảnh hưởng bởi đồng nghiệp, gia đình hoặc xã hội trong việc cân nhắc đến môi trường khi mua xe điện Họ cảm thấy có trách nhiệm với xã hội khi lái xe điện Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định mua xe điện ô tô điện Do đó, trong nghiên cứu này tác giả để xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định mua xe ô tô điện
Trong nghiên cứu của She và cộng sự (2017), chi phí thay thế pin của xe điện cũng cao và điều này khiến người tiêu dùng lo lắng Chi phí dịch vụ và bảo trì không xác định cũng được liệt kê trong Rào cản tài chính Với nghiên cứu của Noel và cộng sự (2020), giá của xe điện và pin cũng được coi là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến ý định mua xe điện Các nghiên cứu của Sriram và cộng sự (2022), Thananusak và cộng sự (2017) cho thấy nhân tố rào cản tài chính có tác động đến ý định mua xe điện của người dân Do đó, trong nghiên cứu này tác giả để xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H4: Rào cản tài chính có tác động tiêu cực đến ý định mua xe ô tô điện
❖ Cơ sở hạ tầng sạc
Theo Zolfagharian, M và cộng sự (2021), cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định then chốt trong phát triển ngành xe điện Việc đầu tư và thúc đẩy tiến trình lắp đặt trạm sạc sẽ giúp xe điện thâm nhập thị trường nhanh chóng hơn, ở chiều hướng ngược lại việc thiếu cơ sở hạ tầng dẫn đến gián đoạn hoặc làm chậm việc sạc điện sẽ gây ra những lo lắng bất ổn cho người tiêu dùng xe điện Theo kết quả nghiên cứu của Sriram và cộng sự (2022), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021) đều chỉ ra rằng thiếu cơ sở hạ tầng sạc có có tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân Do đó, trong nghiên cứu này tác giả để xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H5: Cơ sở hạ tầng sạc có tác động tích cực đến ý định mua xe ô tô điện
❖ Nhận thức bảo vệ môi trường
Theo Thananusak và cộng sự (2017), nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối quan tâm về môi trường của người mua ô tô có tác động tích cực đến ý định mua xe điện (Bauer và cộng sự, 2014; Das và cộng sự, 2011; Heyvaert và cộng sự, 2015; Jensen và cộng sự, 2013) Những khách hàng nhạy cảm với môi trường và tự nhận mình là người thân thiện với môi trường sẽ có nhiều khả năng sử dụng xe điện hơn (Barbarossa và cộng sự, 2017; Krause và cộng sự, 2013) Hơn nữa, những người quan tâm đến các vấn đề môi trường và tham gia vào các tổ chức môi trường có khả năng sử dụng xe điện (Krishnamurthy & Kristrửm, 2016) Kết quả nghiờn cứu của Thananusak và cộng sự (2017), Sriram và cộng sự (2022), Jaeyoung Lee và cộng sự
(2021) đều chỉ ra rằng nhân tố nhận thức bảo vệ môi trường có tác động tích cực đến ý định mua xe điện của người dân Do đó, trong nghiên cứu này tác giả để xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H6: Nhận thức bảo vệ môi trường có tác động tích cực đến ý định mua xe ô tô điện
3.2.2 Mô hình nghiên cứu và thang đo
Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu liên quan của Tu & Yang (2019), Sriram và cộng sự (2022), Thananusak và cộng sự (2017), Sabrina Habich-Sobiegalla và cộng sự (2019), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021), tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu
Nguồn: đề xuất của tác giả
Thang đo các nhân tố trong mô hình được đề xuất trên cơ sở các nghiên cứu liên quan và được trình bày trong bảng bên dưới:
Bảng 3.1 Thang đo đề xuất
NỘI DUNG Mã hóa Nguồn đề xuất
NHẬN THỨC SỰ HỮU ÍCH PU Tu & Yang (2019),
(2022), Thananusak và cộng sự (2017), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Xe điện mang đến lợi ích cho tôi PU1
Sử dụng xe điện giúp tôi gia tăng đẳng cấp PU2
Xe điện có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm PU3
Nhìn chung, sử dụng xe điện là thuận lợi đối với tôi
NHẬN THỨC DỄ SỬ DỤNG PE Tu & Yang (2019),
Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Hướng dẫn sử dụng các tính năng của xe điện dễ cho người tiêu dùng hiểu PE1
Học cách vận hành xe điện thì dễ dàng đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng các tính năng của xe điện
PE3 ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI SI Sriram và cộng sự
(2022) Những người xung quanh tôi bàn luận nhiều về xe điện SI1
Sử dụng xe điện giúp người khác nghĩ rằng tôi là một người có tính trách nhiệm xã hội cao
Những người thân quen bên cạnh tôi khuyến khích tôi xem xét mua xe điện
RÀO CẢN TÀI CHÍNH FB Sriram và cộng sự
(2022), Thananusak và cộng sự (2017), Noel và cộng sự
Tôi nghĩ rằng việc bảo dưỡng xe điện tốn kém chi phí hơn xe xăng FB1
Tôi nghĩ rằng giá trị bán lại của xe điện không cao như xe xăng
Tôi không xem xét đến việc mua xe điện bây giờ vì có khả năng giá của xe điện ngày càng rẻ hơn trong vài năm tới
Tôi nghĩ rằng chi phí để thay Pin cho xe điện là rất cao
CƠ SỞ HẠ TẦNG SẠC LCI Sriram và cộng sự
(2022), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Cơ sở hạ tầng sạc và dụng cụ sạc thuận tiện cho việc sạc Pin mọi lúc, mọi nơi LCI1
Thuận lợi hơn khi sử dụng xe điện trên quãng đường dài nếu độ phủ của trạm sạc cao
Xe điện được sạc dễ dàng do có trang bị sẵn bộ sạc
NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG EA
Tôi tin rằng xe điện có thể làm giảm biến đổi khí hậu EA1 Thananusak và cộng sự (2017), Sriram và cộng sự (2022), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Sử dụng xe điện làm cho tôi tăng nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
Sử dụng xe điện sẽ cắt giảm mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên
EA3 Ý ĐỊNH MUA XE Ô TÔ ĐIỆN BI Tu & Yang (2019),
(2022), Thananusak và cộng sự (2017), Sabrina Habich- Sobiegalla và cộng sự
(2019), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Tôi có ý định sở hữu xe điện BI1
Tôi có ý định sử dụng xe điện trong công việc và cuộc sống
Tôi có ý định sử dụng xe điện thay cho các loại xe khác khi di chuyển
Theo tài liệu của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì thảo luận nhóm là một kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu trong trường hợp này được xem là người điều khiển chương trình Thảo luận nhóm được thực hiện nhằm khám phá thêm các nhân tố mới bên cạnh các nhân tố đã đề xuất ở mô hình nghiên cứu ở trên Thảo luận nhóm sẽ kết thúc khi không còn tìm ra được các nhân tố mới nào xuất phát từ phía người tham dự Kết quả thảo luận nhóm sẽ làm cơ sở cho việc điều chỉnh lại các thang đo trong bảng hỏi nháp nhằm phù hợp trong bối cảnh tại tỉnh Bình Dương Sau khi điều chỉnh các thang đo trong bảng hỏi nháp, bảng hỏi nháp sẽ trở thành bảng hỏi khảo sát chính thức chuẩn bị cho khảo sát chính thức (nghiên cứu chính thức)
Thang đo sơ bộ được tác giả tổng hợp dựa trên thang đo của cơ sở lý thuyết về mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cùng với các nghiên cứu của Tu & Yang
(2019), Sriram và cộng sự (2022), Thananusak và cộng sự (2017), Sabrina Habich- Sobiegalla và cộng sự (2019), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021) Sau khi xây dựng được mô hình và giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiếp tục thực hiện hiệu chỉnh mô hình, các thang đo trong mô hình để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua phỏng vấn chuyên gia
Các chuyên gia được lựa chọn phỏng vấn là các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm nghiên cứu về ý định hành vi mua của khách hàng Đây là các chuyên gia đang hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu có thời gian công tác từ 10 năm trở lên Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn các trưởng phòng kinh doanh của các đại lý phân phối xe ô tô điện Vinfast Bình Dương Các trưởng phòng được lựa chọn theo tiêu chí có từ 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xe ô tô Tổng số chuyên gia tham gia vào phỏng vấn là 10 chuyên gia
Bảng 3.2 Kết quả thảo luận chuyên gia
NỘI DUNG Mã hóa Ý kiến chuyên gia Đồng tính
NHẬN THỨC SỰ HỮU ÍCH PU
Xe điện mang đến lợi ích cho tôi PU1
Sử dụng xe điện giúp tôi gia tăng đẳng cấp
Xe điện có nhiều ưu điểm hơn nhược điểm PU3 10 chuyên gia
Nhìn chung, sử dụng xe điện là thuận lợi đối với tôi
NHẬN THỨC DỄ SỬ DỤNG PE
Hướng dẫn sử dụng các tính năng của xe điện dễ cho người tiêu dùng hiểu PE1
Học cách vận hành xe điện thì dễ dàng đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng các tính năng của xe điện
2 chuyên gia ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI SI
Những người xung quanh tôi bàn luận nhiều về xe điện SI1
Sử dụng xe điện giúp người khác nghĩ rằng tôi là một người có tính trách nhiệm xã hội cao
Những người thân quen bên cạnh tôi khuyến khích tôi xem xét mua xe điện
RÀO CẢN TÀI CHÍNH FB
Tôi nghĩ rằng việc bảo dưỡng xe điện tốn kém chi phí hơn xe xăng FB1
Tôi nghĩ rằng giá trị bán lại của xe điện không cao như xe xăng
Tôi không xem xét đến việc mua xe điện bây giờ vì có khả năng giá của xe điện ngày càng rẻ hơn trong vài năm tới
Tôi nghĩ rằng chi phí để thay Pin cho xe điện là rất cao
CƠ SỞ HẠ TẦNG SẠC LCI
Cơ sở hạ tầng sạc và dụng cụ sạc thuận tiện cho việc sạc Pin mọi lúc, mọi nơi LCI1
Thuận lợi hơn khi sử dụng xe điện trên quãng đường dài nếu độ phủ của trạm sạc cao
Xe điện được sạc dễ dàng do có trang bị sẵn bộ sạc
NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG EA
Tôi tin rằng xe điện có thể làm giảm biến đổi khí hậu EA1
Sử dụng xe điện làm cho tôi tăng nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
Sử dụng xe điện sẽ cắt giảm mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên
2 chuyên gia Ý ĐỊNH MUA XE Ô TÔ ĐIỆN BI
Tôi có ý định sở hữu xe điện
Tôi có ý định sử dụng xe điện trong công việc và cuộc sống
Tôi có ý định sử dụng xe điện thay cho các loại xe khác khi di chuyển
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính
Bảng 3.2 cho thấy hầu hết các chuyên gia đều thống nhất với các nhân tố trong mô hình đã được đề xuất Bên cạnh đó, các biến quan sát trong từng nhân tố đều nhận được sự đồng tình của hầu hết các chuyên gia Vì vậy, tác giả sử dụng các nhân tố và thang đo các nhân tố này để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng
Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng trong nghiên cứu này cho tất cả các biến quan sát trong thang đo các nhân tố Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng theo mức độ tăng dần
Rất không đồng ý không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất Đồng ý.
Nghiên cứu định lượng
3.3.1 Các phương pháp ước lượng
❖ Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của từng thang đo các nhân tố trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cụ thể, một thang đo đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (Nunnally & Bernstein, 1994) Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong từng thang đo phải lớn hơn 0.3 để các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Nunnally & Bernstein, 1994)
❖ Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng trong nghiên cứu này để trích ra các nhân tố đại diện cho các biến quan sát trong từng thang đo Các nhân tố này được trích ra dựa trên giá trị Eigenvalue Cụ thể, các nhân tố được trích ra phải có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 Bên cạnh đó, số lượng nhân tố trích ra được phải có tổng phương sai trích được lớn hơn 50%, để đảm bảo các nhân tố trích ra chứa đựng trên 50% giá trị thông tin của các biến quan sát trong từng thang đo Ngoài ra, để đảm bảo phân tích nhân tố khám phá phù hợp với dữ liệu thu thập được từ khảo sát, tác giả thực hiện các kiểm định bao gồm:
- Kiểm định hệ số KMO: Để phân tích nhân tố khám phá phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, hệ số KMO cần lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1
H0: Các biến quan sát không có tương quan với nhân tố đại diện
H1: Các biến quan sát có tương quan với nhân tố đại diện Để thực hiện được phân tích nhân tố khám phá, các biến quan sát cần phải có tương quan với nhân tố đại diện Do đó, giá trị Sig của kiểm định Bartlett cần phải nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%
Sau đó, dựa trên ma trận xoay nhân tố, các nhân tố đại diện được tính toán bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần
❖ Phân tích hồi quy bội Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tác giả tiến hành xây dựng mô hình hồi quy dựa trên các nhân tố trích ra được từ phân tích nhân tố khám phá (EFA), cụ thể như sau:
𝑌 = 𝛽 0 + 𝛽 1 𝐹 1 + 𝛽 2 𝐹 2 + ⋯ + 𝛽 𝑛 𝐹 𝑛 + 𝜀 Trong đó, Y là nhân tố đại diện cho ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương 𝐹 1 , 𝐹 2 , … , 𝐹 𝑛 là các nhân tố đại diện cho các biến quan sát trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương 𝛽 0 , 𝛽 1 , 𝛽 2 , … , 𝛽 𝑛 tương ứng là hệ số chặn và các hệ số hồi quy tương ứng với các nhân tố đại diện được trích ra từ phân tích nhân tố khám phá (EFA) 𝜀 là phần dư trong mô hình Để phân tích hồi quy đảm bảo độ tin cậy, tác giả tiến hành các kiểm định sau:
H0: các hệ số hồi quy đều bằng 0, mô hình không có ý nghĩa
H1: tồn tại ít nhất một hệ số hồi quy khác 0, mô hình có ý nghĩa
❖ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với nhau Khi đó, kết quả ước lượng các hệ số hồi quy sẽ không còn chính xác Theo Kleinbaum và cộng sự (1988), như một quy tắc kinh nghiệm, khi chỉ số VIF lớn hơn 5 thì có hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa các biến
❖ Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các phần dư có tương quan với nhau Khi đó, phân tích hồi quy bội sẽ không xác định được các tham số trong mô hình Kiểm định hiện tượng tự tương quan được thực hiện thông qua hệ số Durbin – Watson (d)
Nếu 1 < d < 3: mô hình không có hiện tượng tự tương quan
Nếu d < 1 hoặc d> 3: mô hình có hiện tượng tự tương quan
❖ Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra khi phương sai của phần dư trong mô hình thay đổi Khi đó, các ước lượng hệ số hồi quy sẽ không còn chính xác Trong nghiên cứu này, tác giả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan
H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi
H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi
3.3.2 Mẫu và cách thức thu thập mẫu
Do số lượng người dân có ý định mua xe điện trên địa bàn tỉnh Bình Dương không thể xác định chính xác Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả xác định kích thước mẫu tối thiểu theo công thức sau:
𝑒 2 Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu Z là trị thống kê tương ứng với độ tin cậy của nghiên cứu, p là xác suất phỏng vấn thành công một khách hàng e là sai số cho phép của các ước lượng
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn độ tin cậy 95%, do đó Z là 1.96 Do việc phỏng vấn khách hàng có thể thành công hoặc không thành công nên tác giả lựa chọn xác suất phỏng vấn thành công một khách hàng p là 50% Sai số chấp nhận được trong nghiên cứu này là 5% Do đó, kích thước mẫu tối thiểu sẽ là:
(5%) 2 = 384.16 Tác giả đã phát ra 450 phiếu khảo sát Các khách hàng được lựa chọn để phỏng vấn theo phương pháp thuận tiện Cụ thể, thông qua các nhân viên kinh doanh tại phòng trưng bày hoặc phòng bán hàng, tác giả tiến hành phỏng vấn các khách hàng đến mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ bằng phiếu khảo sát hoặc thông qua phiếu khảo sát đã được mã hóa dưới dạng mã QR
Trong chương 3, tác giả đã trình bày trình bày quy trình nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm đo lường mô hình nghiên cứu đã đề xuất Đồng thời, cũng trong chương này, tác giả đã mô tả cẩn thận cách thức tiến hành nghiên cứu định lượng bao gồm phương pháp ước lượng, mẫu và cách thức thu thập mẫu, các phương pháp xử lý số liệu, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả mẫu
Để thu thập dữ liệu nhằm đánh giá ý định mua xe ô tô điện cũng như các nhân tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tác giả đã phát ra 450 phiếu khảo sát, số phiếu thu về là 415 phiếu, trong đó có 17 phiếu dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp không đủ thông tin nên tác giả đã loại bỏ Cuối cùng số phiếu khảo sát đảm bảo yêu cầu để tiến hành phân tích là 398 phiếu Với các biến quan sát trong mô hình, tác giả trình bày kết quả thống kê mô tả như bảng bên dưới:
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát trong mô hình
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Skewness Kurtosis Trị thống kê
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả
Bảng 4.1 cho thấy giá trị của các biến đo lường đều có hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung Kurtosis phân bố trong khoảng [- 1, +1] nên có phân phối gần phân phối chuẩn do đó thích hợp cho việc áp dụng phân tích nhân tố khám phá và các kỹ thuật định lượng khác
Tiếp theo, tác giả tiến hành thống kê mô tả việc đánh giá ý định mua xe ô tô điện theo giới tính của các khách hàng Cụ thể như sau:
Về giới tính, mẫu khách hàng có số lượng nam giới nhiều hơn so với nữ giới, cụ thể nam giới chiếm là 58.54% và nữ giới chiếm 41.46% Chênh lệch giới tính giữa nam và nữ không nhiều, mẫu nghiên cứu khá đồng nhất
Hình 4.1 Mô tả giới tính của đối tượng khảo sát trong mẫu nghiên cứu
Nguồn: khảo sát của tác giả
Bảng 4.2 cho thấy hầu hết khách hàng được phỏng vấn về ý định mua xe ô tô điện thông qua “Tôi có ý định sở hữu xe điện” ở mức “Bình thường” và “Đồng ý”, với tỷ lệ lần lượt là 42.2% và 38.2% mẫu nghiên cứu Đối với ý định mua xe ô tô điện thông qua “Tôi có ý định sử dụng xe điện trong công việc và cuộc sống”, hầu hết khách hàng được phỏng vấn đánh giá ở mức “Bình thường” và “Đồng ý”, với tỷ lệ lần lượt là 42.7% và 38.4% mẫu nghiên cứu Đối với ý định mua xe ô tô điện thông qua “Tôi có ý định sử dụng xe điện thay cho các loại xe khác khi di chuyển”, hầu hết khách hàng được phỏng vấn đánh giá ở mức “Bình thường” và “Đồng ý”, với tỷ lệ lần lượt là 42.2% và 41.2% mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2 Thống kê đánh giá ý định mua xe ô tô điện của người dân theo giới tính Ý định mua xe ô tô điện Giới tính
Tôi có ý định sở hữu xe điện
Phần trăm 24.1% 18.1% 42.2% Đồng ý Số lượng 90 62 152
Tôi có ý định sử dụng xe điện trong công việc và cuộc sống
Phần trăm 22.9% 19.8% 42.7% Đồng ý Số lượng 97 56 153
Tôi có ý định sử dụng xe điện thay cho các loại
Phần trăm 6.5% 4.5% 11.1% xe khác khi di chuyển
Phần trăm 24.1% 18.1% 42.2% Đồng ý Số lượng 96 68 164
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả
Kiểm định độ tin cậy của thang đo
❖ Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhận thức sự hữu ích (PU)
Các biến quan sát của thang đo nhận thức sự hữu ích bao gồm 4 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức sự hữu ích
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.806 Số biến quan sát 4
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Thang đo nhận thức sự hữu ích có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.806 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo đáp ứng yêu cầu Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát đều được chấp nhận
❖ Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhận thức dễ sử dụng (PE)
Các biến quan sát của thang đo nhận thức dễ sử dụng gồm 3 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.4 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức dễ sử dụng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.798 Số biến quan sát 3
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Thang đo nhận thức dễ sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.798 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát đều được chấp nhận
❖ Đánh giá độ tin cậy của thang đo ảnh hưởng xã hội (SI)
Các biến quan sát của thang đo ảnh hưởng xã hội bao gồm 3 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.5 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ảnh hưởng xã hội
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.785 Số biến quan sát 3
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Thang đo ảnh hưởng xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.785 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát đều được chấp nhận
❖ Đánh giá độ tin cậy của thang đo rào cản tài chính (FB)
Các biến quan sát của thang đo rào cản tài chính bao gồm 4 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo rào cản tài chính
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.829 Số biến quan sát 4
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Thang đo rào cản tài chính có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.829 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát đều được chấp nhận
❖ Đánh giá độ tin cậy của thang đo cơ sở hạ tầng sạc (LCI)
Các biến quan sát của thang đo cơ sở hạ tầng sạc bao gồm 3 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo cơ sở hạ tầng sạc
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.793 Số biến quan sát 3
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Thang đo cơ sở hạ tầng sạc có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.793 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên các biến quan sát đều được chấp nhận
❖ Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhận thức bảo vệ môi trường (EA)
Các biến quan sát của thang đo nhận thức bảo vệ môi trường bao gồm 3 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhận thức bảo vệ môi trường
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.874 Số biến quan sát 3
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Thang đo nhận thức bảo vệ môi trường có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.874 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, 3 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên 3 biến quan sát này được chấp nhận
❖ Đánh giá độ tin cậy của thang đo ý định mua xe ô tô điện (BI)
Các biến quan sát của thang đo ý định mua xe ô tô điện bao gồm 3 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cụ thể như sau:
Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ý định mua xe ô tô điện
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha 0.841 Số biến quan sát 3
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Thang đo ý định mua xe ô tô điện có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.841 cho thấy mức độ tin cậy cao của thang đo Bên cạnh đó, 3 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên 3 biến quan sát này được chấp nhận.
Phân tích nhân tố khám phá
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá với các nhân tố độc lập
Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần của thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích EFA đối với các thang đo Mục đích của kỹ thuật phân tích EFA là nhằm xác định các các nhân tố đại diện cho các biến quan sát trong các thang đo nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, rào cản tài chính, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường đã đề cập ở trên Việc phân tích EFA được thực hiện qua các kiểm định sau:
❖ Kiểm định tính thích hợp của EFA
Bảng 4.10 Kiểm định KMO và Bartlett
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin 0.803
Kiểm định Bartlett Approx Chi-Square 3291.972 df 190
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Hệ số KMO = 0.803 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1, cho thấy phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế
❖ Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong các thang đo
Bảng 4.10 cho kết quả kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện
❖ Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố
Bảng 4.11 cho thấy, phân tích nhân tố khám phá trích ra được 6 nhân tố tại mức giá trị Eigen là 1.142 lớn hơn 1 Cột phương sai tích lũy trong Bảng 4.11 cho thấy giá trị phương sai trích là 70.438% Điều này có nghĩa là 6 nhân tố được trích ra giải thích được 70.438% thay đổi của các biến quan sát đã đề cập ở trên
Bảng 4.11 Tổng phương sai được giải thích
Tổng bình phương hệ số tải trích được
Tổng bình phương hệ số tải khi xoay
Phần trăm của Phương sai
Phần trăm của Phương sai
Phần trăm của Phương sai
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Các nhân tố trích ra được từ phân tích EFA được trình bày trong bảng bên dưới:
Bảng 4.12 Ma trận xoay nhân tố đại diện cho các biến quan sát
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Bảng 4.12 cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0.5 Có 6 nhân tố được trích ra đại diện cho 20 các biến quan sát (không tính
3 biến quan sát của thang đo ý định mua xe ô tô điện) được sắp xếp lại so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu như sau:
Nhân tố 1: bao gồm các biến quan sát FB2, FB3, FB1, FB4 Đặt tên cho nhân tố này là FB, đại diện cho nhân tố rào cản tài chính
Nhân tố 2: bao gồm biến quan sát là PU4, PU2, PU3, PU1 Đặt tên cho nhân tố này là PU, đại diện cho nhân tố nhận thức sự hữu ích
Nhân tố 3: bao gồm các biến quan sát EA2, EA3, EA1 Đặt tên cho nhân tố này là EA, đại diện cho nhân tố nhận thức bảo vệ môi trường
Nhân tố 4: bao gồm các biến quan sát là LCI3, LCI1, LCI2 Đặt tên cho nhân tố này là LCI, đại diện cho nhân tố cơ sở hạ tầng sạc
Nhân tố 5: bao gồm các biến quan sát PE3, PE2, PE1 Đặt tên cho nhân tố này là PE, đại diện cho nhân tố nhận thức dễ sử dụng
Nhân tố 6: bao gồm biến quan sát là SI3, SI2, SI1 Đặt tên cho nhân tố này là
SI, đại diện cho nhân tố ảnh hưởng xã hội
Các nhân tố được tính toán bằng cách lấy giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá với nhân tố phụ thuộc
Tiếp theo, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA đối với nhân tố phụ thuộc là ý định mua xe ô tô điện
❖ Kiểm định tính thích hợp của EFA
Bảng 4.13 Kiểm định KMO và Bartlett
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin 0.723
Kiểm định Bartlett Approx Chi-Square 483.467 df 3
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Hệ số KMO = 0.723 thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1, cho thấy phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế
❖ Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong các thang đo
Bảng 4.13 cho kết quả kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện
❖ Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Bảng 4.14 cho thấy, phân tích nhân tố khám phá trích ra được 1 nhân tố tại mức giá trị Eigen là 2.276 lớn hơn 1 Cột phương sai tích lũy trong Bảng 4.14 cho thấy giá trị phương sai trích là 75.869% Điều này có nghĩa là 1 nhân tố được trích ra giải thích được 75.869% thay đổi của các biến quan sát trong thang đo ý định mua xe ô tô điện đã đề cập ở trên
Bảng 4.14 Tổng phương sai được giải thích
Tổng bình phương hệ số tải khi xoay
Phần trăm của Phương sai
Phần trăm của Phương sai
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Các nhân tố trích ra được từ phân tích EFA được trình bày trong bảng bên dưới:
Bảng 4.15 Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Bảng 4.15 cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0.5 Có 1 nhân tố được trích ra đại diện cho 3 các biến quan sát của thang đo ý định mua xe ô tô điện bao gồm: BI3, BI1, BI2 Đặt tên cho nhân tố này là BI, đại diện cho nhân tố ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Phân tích hồi quy bội
Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương, mô hình hồi quy bội được xây dựng có dạng
BI = f (PU, PE, SI, FB, LCI, EA) Trong đó: BI là biến phụ thuộc, đại diện cho nhân tố ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương PU, PE, SI, FB, LCI, EA là các biến độc lập, đại diện cho các nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, rào cản tài chính, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường
❖ Kiểm định mức độ tin cậy của mô hình
R2 hiệu chỉnh là 0.551 Như vậy, 55.1% thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình hay nói cách khác 55.1% thay đổi của ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương được giải thích bởi các nhân tố bao gồm: nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, rào cản tài chính, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường
Bảng 4.16 Tóm tắt mô hình
R R 2 R 2 hiệuchỉnh Sai số ước lượng Durbin-Watson
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
❖ Mức độ phù hợp của mô hình
Hệ số Sig = 0.000 < 0.01, cho thấy mô hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99%
Bảng 4.17 Phân tích phương sai mô hình nghiên cứu
Mô hình Tổng bình phương
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
❖ Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đo lường thông qua hệ số VIF Trong nghiên cứu thực nghiệm, nếu VIF nhỏ hơn 2 mô hình được cho là không có hiện tượng đa cộng tuyến Trong trường hợp ngược lại, VIF lớn hơn 2 mô hình được cho là có hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.18 cho thấy các biến trong mô hình đều có hệ số VIF nhỏ hơn 2 nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.18 Kiểm định đa cộng tuyến các nhân tố
Biến Thống kê cộng tuyến
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
❖ Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan trong mô hình được kiểm định thông qua hệ số Durbin – Watson Nếu hệ số Durbin – Watson lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 thì mô hình được cho là không có hiện tượng tự tương quan Trong trường hợp Durbin – Watson nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 3 thì mô hình có hiện tượng tự tương quan Bảng 4.16 cho thấy hệ số Durbin – Watson là 2.022 Do đó, mô hình không có hiện tượng tự tương quan
❖ Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định Breusch-Pagan
H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi
H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi
Bảng 4.19 Kiểm định Breusch-Pagan
Nguồn: tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Kiểm định Breusch-Pagan có giá trị Sig là 0.103 lớn hơn mức ý nghĩa là 5% Như vậy, mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi
❖ Kiểm định hệ số hồi quy
Trong bảng 4.20 trình bày kết quả ước lượng mô hình các nhân tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cột mức ý nghĩa Sig cho thấy hệ số hồi quy tương ứng với 5 nhân tố: nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường đều có Sig nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% Như vậy hệ số hồi quy của các nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường có ý nghĩa thống kê hay các nhân tố này đều có ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Trong khi đó, cột mức ý nghĩa Sig cho thấy hệ số hồi quy của nhân tố rào cản tài chính có chỉ số Sig lớn hơn hơn mức ý nghĩa 5% Như vậy hệ số hồi quy của nhân tố rào cản tài chính không có ý nghĩa thống kê hay nhân tố này không có ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Bảng 4.20 Hệ số hồi quy mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Phân tích sự khác biệt về ý định mua xe ô tô điện theo giới tính, độ tuổi và thu nhập
Trước hết tác giả kiểm định sự đồng nhất về phương sai giữa nhóm Nam và nhóm Nữ Đây là điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành kiểm định sự khác biệt thông qua Oneway ANOVA Bảng 4.21 cho thấy các giá trị Sig đều lớn hơn mức ý nghĩa 5% Như vậy phương sai giữa 2 nhóm Nam và Nữ là đồng nhất
Bảng 4.21 Kiểm định sự đồng nhất về phương sai
Based on Median and with adjusted df 0.466 1 391.504 0.495
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Kết quả kiểm đinh Oneway ANOVA trong bảng 4.22 cho thấy giá trị Sig là 0.766 lớn hơn mức ý nghĩa 5% Như vậy, không có sự khác biệt về ý định mua xe ô tô điện giữa 2 nhóm Nam và Nữ
Bảng 4.22 Kết quả kiểm định Oneway ANOVA
Trung bình bình phương F Sig
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Trước hết tác giả kiểm định sự đồng nhất về phương sai giữa các nhóm độ tuổi Bảng 4.23 cho thấy các giá trị Sig đều lớn hơn mức ý nghĩa 5% Như vậy phương sai giữa các nhóm độ tuổi là đồng nhất
Bảng 4.23 Kiểm định sự đồng nhất về phương sai
Based on Median and with adjusted df 0.564 2 389.959 0.570
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Kết quả kiểm đinh Oneway ANOVA trong bảng 4.24 cho thấy giá trị Sig là 0.897 lớn hơn mức ý nghĩa 5% Như vậy, không có sự khác biệt về ý định mua xe ô tô điện giữa các nhóm độ tuổi khác nhau
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định Oneway ANOVA
Trung bình bình phương F Sig
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Trước hết tác giả kiểm định sự đồng nhất về phương sai giữa các nhóm thu nhập Bảng 4.25 cho thấy các giá trị Sig đều lớn hơn mức ý nghĩa 5% Như vậy phương sai giữa các nhóm thu nhập là đồng nhất
Bảng 4.25 Kiểm định sự đồng nhất về phương sai
Based on Median and with adjusted df 0.195 1 395.554 0.659
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Kết quả kiểm đinh Oneway ANOVA trong bảng 4.26 cho thấy giá trị Sig là 0.056 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nhưng nhỏ hơn mức ý nghĩa 10% Như vậy, có sự khác biệt về ý định mua xe ô tô điện giữa các nhóm thu nhập khác nhau tại mức ý nghĩa thống kê 10%
Bảng 4.26 Kết quả kiểm định Oneway ANOVA
Trung bình bình phương F Sig
Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 25.0
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát các nhân tố tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương được thực hiện với mẫu 398 người theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Kế thừa mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước bao gồm 6 nhân tố: nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, rào cản tài chính, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS, phân tích hồi quy đa biến, kết quả ước lượng mô hình cho thấy các nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Mô hình hồi quy cuối cùng có dạng:
BI =-0.478 + 0.178xPU + 0.240xPE + 0.107xSI + 0.159xLCI+0.452xEA Như vậy, các nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Riêng nhân tố rào cản tài chính không ảnh hưởng đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
❖ Nhận thức sự hữu ích
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của nhân tố nhận thức sự hữu ích có giá trị là 0.178 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Như vậy, nhân tố nhận thức sự hữu ích có tác động thúc đẩy ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cụ thể, khi nhận thức sự hữu ích được người dân đánh giá tăng 1 điểm thì ý định mua xe ô tô điện của họ sẽ tăng 0.178 điểm Kết quả này ủng hộ giả thuyết H1 và cũng phù hợp với các nghiên cứu liên quan của Tu & Yang (2019), Sriram và cộng sự (2022), Thananusak và cộng sự (2017), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
❖ Nhận thức dễ sử dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của nhân tố nhận thức dễ sử dụng có giá trị là 0.240 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Như vậy, nhân tố nhận thức dễ sử dụng có tác động thúc đẩy ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cụ thể, khi nhận thức dễ sử dụng được người dân đánh giá tăng 1 điểm thì ý định mua xe ô tô điện của họ sẽ tăng 0.240 điểm Kết quả này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2 và cũng phù hợp với các nghiên cứu liên quan của Tu & Yang (2019), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của nhân tố ảnh hưởng xã hội có giá trị là 0.107 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Như vậy, nhân tố ảnh hưởng xã hội có tác động thúc đẩy ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cụ thể, khi ảnh hưởng xã hội được người dân đánh giá tăng
1 điểm thì ý định mua xe ô tô điện của họ sẽ tăng 0.107 điểm Kết quả này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H3 và cũng phù hợp với các nghiên cứu của Tu & Yang (2019b), Sriram và cộng sự (2022)
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của nhân tố rào cản tài chính có giá trị là 0.042 mang giá trị dương và không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Như vậy, nhân tố rào cản tài chính không có tác động đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả này không ủng hộ giả thuyết H4, tuy nhiên phản ánh thực trạng của người dân khi mua xe điện cũng như các loại xe ô tô khác, họ thường có mục đích sử dụng lâu dài hơn là đầu cơ sinh lợi Bên cạnh đó, khi hình thành ý định mua xe, người mua thường quan tâm đến giá xe hơn là các rào cản tài chính khác có liên quan
❖ Cơ sở hạ tầng sạc
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của nhân tố cơ sở hạ tầng sạc có giá trị là 0.159 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Như vậy, nhân tố cơ sở hạ tầng sạc có tác động thúc đẩy ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cụ thể, khi cơ sở hạ tầng sạc được người dân đánh giá tăng
1 điểm thì ý định mua xe ô tô điện của họ sẽ tăng 0.159 điểm Kết quả này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H5 và cũng phù hợp với các nghiên cứu liên quan của Sriram và cộng sự (2022), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
❖ Nhận thức bảo vệ môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của nhân tố nhận thức bảo vệ môi trường có giá trị là 0.452 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Như vậy, nhân tố nhận thức bảo vệ môi trường có tác động thúc đẩy ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cụ thể, khi nhận thức bảo vệ môi trường được người dân đánh giá tăng 1 điểm thì ý định mua xe ô tô điện của họ sẽ tăng 0.452 điểm Kết quả này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H6 và cũng phù hợp với các nghiên cứu liên quan của Thananusak và cộng sự (2017), Sriram và cộng sự
(2022), Jaeyoung Lee và cộng sự (2021)
Ngoài ra, thông qua độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa được chỉ ra trong bảng 4.20, có thể thấy nhân tố nhận thức bảo vệ môi trường có tác động lớn nhất đến ý định mua xe ô tô điện của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương Các nhân tố khác có mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự nhỏ dần là nhân tố nhận thức dễ sử dụng, nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhân tố cơ sở hạ tầng sạc, và nhân tố ảnh hưởng xã hội
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu chính của luận văn Cụ thể, tác giả đã trình bày kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, rào cản tài chính, cơ sở hạ tầng sạc, nhận thức bảo vệ môi trường, và ý định mua xe ô tô điện Bên cạnh đó, kết quả phân tích nhân tố khám phá và kết quả phân tích hồi quy đa biến cũng được trình bày trong chương này Để đánh giá sự khác biệt về ý định mua xe ô tô điện của người dân theo giới tính, độ tuổi và thu nhập, tác giả cũng đã trình bày kết quả phân tích Oneway ANOVA
Tiếp theo, chương 5 sẽ trình bày kết luận và đề xuất các hàm ý quản trị cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo của chủ đề này.