iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu được thực hiện nhằm: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NNƯDCNC trên địa bàn tỉnh Bình
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Khu vực phát triển năng động nhất phía Nam và cả nước; Bình Dương có lợi thế nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng của quốc gia là đầu mối giao lưu giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế lớn của cả nước; có địa hình và nền đất cứng thích hợp cho việc xây dựng các hạ tầng kinh tế kỹ thuật như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội
Năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập tách ra từ tỉnh Sông Bé; khi đó ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh chưa phát triển mạnh Từ điểm xuất phát thấp đi lên, hưởng ứng chủ trương đổi mới của Đảng, tỉnh đã quyết tâm đổi mới và xây dựng chiến lược phát triển đúng đắn; chuyển một tỉnh với nền kinh tế là nông nghiệp lên một tỉnh công nghiệp Từ quyết tâm đó, xây dựng một tiến trình phát triển công nghiệp gắn với chiến lược phát triển đô thị hóa; đưa quyết tâm thành hiện thực và tạo được sự đồng thuận trong toàn dân
Trải qua 25 năm phát triển từ khi tái lập tỉnh năm 1997, bên cạnh được biết đến là tỉnh nằm trong top đầu phát triển công nghiệp của cả nước, thì nông nghiệp Bình Dương có những chuyển biến rõ rệt trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, gia tăng giá trị chất lượng sản phẩm với việc ứng dụng kỹ thuật cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp Năm 1997, khi mới thành lập qua việc chia tách từ tỉnh Sông Bé, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh là 22,80%; đến năm 2001 giảm còn 16,70% và năm 2022 là 3,15% (PSO-BD,
2022) Nông nghiệp Bình Dương phát triển mạnh với năng suất sản lượng trồng trọt tăng cao qua mỗi năm, tổng đàn vật nuôi tăng, … góp phần phát triển bền vững Trong đó Bình Dương, được biết đến với 4 khu công nghiệp công nghệ cao với ứng dụng kỹ thuật tiên tiến của các nước có nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới mang lại giá trị kinh tế và sản lượng cao như: Khu NNCNC Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên); Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Hiệp và Phước Sang (huyện Phú Giáo); Khu nông nghiệp công nghệ cao nông nghiệp công nghệ cao tại phường Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên) và Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (huyện Phú Giáo) … đã góp phần đem lại giá trị kinh tế xã hội ổn định, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, diện mạo nông thôn không ngừng khởi sắc tạo một nông thôn mới với nhiều thay đổi Điều này phản ánh sự thành công trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng nông nghiệp vẫn được chú trọng phát triển và thực tế phải đối mặt với một số thách thức nhất định liên quan đến nhân lực, đất đai, phương thức sản xuất, nguồn vốn đầu tư, chính sách thu hút…)
Tuy nhiên, theo thống kê những năm gần đây hoạt động thu hút, cũng như nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao Bình Dương nói riêng, chỉ chiếm 18% tổng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Điều đó cho thấy, nguồn vốn đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh cũng như tầm quan trọng của các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Do vậy, để đạt được mục tiêu thu hút thêm nguồn vốn vào lĩnh vực này đòi hỏi phải tìm ra được những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn vào lĩnh vực nông nghiệp kể cả thu hút và tỷ trọng là điều cấp bách hiện nay cho tỉnh Bình Dương Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài
“Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của tác giả.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương để từ đó có căn cứ khoa học xây dựng các giải pháp nhằm thu hút thêm nguồn vốn vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh Bình Dương
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm tăng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Hàm ý quản trị nào nhằm tăng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Khách thể nghiên cứu: lãnh đạo của các doanh nghiệp/ hợp tác xã, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phạm vi không gian: tỉnh Bình Dương
- Số liệu sơ cấp: được tác giả thu thập qua bảng khảo sát trong khoảng thời gian 1 tháng
- Số liệu thứ cấp: được tác giả thu thập qua các báo cáo thống kê trong giai đoạn 2018-2022
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà xây dựng chính sách, các chủ doanh nghiệp nhìn nhận về thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để từ đó xây dựng các chính sách, kế hoạch và giải pháp phù hợp nhằm tăng thu hút vốn trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho tỉnh Bình Dương trong thời gian tới giúp cho sự ổn định về mặt lương thực, thực phẩm cho người dân, tạo điều kiện cho nhiều ngành nghề khác phát triển, nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người lao động và đặc biệt thay đổi diện mạo nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh
1.6 Bố cục của đề tài
Luận văn có kết cấu 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Trong chương 1, trình bày: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn và kết cấu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trong chương 2, trình bày: Cơ sở lý thuyết về chuyển đổi số của doanh nghiệp, các thuyết liên quan đến chuyển đổi số, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương 3, trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng trong đề tài, thu hút mẫu, cách thức thu thập và phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương 4, tác giả trình bày các kết quả của nghiên cứu định lượng để từ đó có thể kết luận được sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố độc lập đến yếu tố phụ thuộc thông qua việc: đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, kiểm định sự khác biệt của mô hình theo các đặc điểm của doanh nghiệp
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Trong chương 5, trình bày các hàm ý quản trị nhằm giúp các nhà lãnh đạo có cơ sở để xây dựng các giải pháp, chính sách nhằm nhằm tăng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong chương 1 tác giả trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, trong đó trình bày các vấn đề như: Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, bố cục của đề tài Theo đó, đề tài được thực hiện theo định hướng nghiên cứu với kết cấu 5 chương Chương 2 tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Bố cục của đề tài
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1 Khái niệm thu hút vốn trong lĩnh vực nông nghiệp
Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự (2019) định nghĩa “thu hút vốn trong lĩnh vực nông nghiệp là con số lũy kế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các dự án về lĩnh vực nông nghiệp vào thời điểm xem xét Theo đó thu hút vốn FDI được xem xét dưới hai khía cạnh đó là vốn thực hiện về mặt giá trị và vốn đăng ký”
2.1.2 Khái niệm về nông nghiệp
Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự (2021), nông nghiệp được xem xét trong phạm vi hẹp gồm 3 ngành đó là: “chế biến nông sản, trồng trọt và chăn nuôi”
2.1.3 Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phạm Sinh (2014), định nghĩa “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nông nghiệp ứng dụng tổng hợp các loại công nghệ phù hợp trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể với tiềm lực về cở sở vật chất, kỹ thuật hiện đại để đạt năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất, an toàn thực phẩm, giá thành thấp, có tính cạnh tranh cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững”
Tiêu chí NNƯDCNC bao gồm 4 tiêu chí: là tiêu chí về kỹ thuật, tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về xã hội, tiêu chí về môi trường Theo đó, về kỹ thuật phải đạt trình độ công nghệ tiên tiến được tạo ra trong nước hoặc nhập từ nước ngoài để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất tăng ít nhất 30% và có chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng Với tiêu chí về kinh tế thì sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tạo ra có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng và có sức cạnh tranh trên thị trường
2.1.4 Khái niệm về vốn đầu tư
Theo Luật đầu tư số 59/2005/ QH 11 do Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 cho rằng: “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm thu hút vốn trong lĩnh vực nông nghiệp
Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự (2019) định nghĩa “thu hút vốn trong lĩnh vực nông nghiệp là con số lũy kế vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các dự án về lĩnh vực nông nghiệp vào thời điểm xem xét Theo đó thu hút vốn FDI được xem xét dưới hai khía cạnh đó là vốn thực hiện về mặt giá trị và vốn đăng ký”
2.1.2 Khái niệm về nông nghiệp
Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự (2021), nông nghiệp được xem xét trong phạm vi hẹp gồm 3 ngành đó là: “chế biến nông sản, trồng trọt và chăn nuôi”
2.1.3 Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phạm Sinh (2014), định nghĩa “nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nông nghiệp ứng dụng tổng hợp các loại công nghệ phù hợp trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể với tiềm lực về cở sở vật chất, kỹ thuật hiện đại để đạt năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất, an toàn thực phẩm, giá thành thấp, có tính cạnh tranh cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững”
Tiêu chí NNƯDCNC bao gồm 4 tiêu chí: là tiêu chí về kỹ thuật, tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về xã hội, tiêu chí về môi trường Theo đó, về kỹ thuật phải đạt trình độ công nghệ tiên tiến được tạo ra trong nước hoặc nhập từ nước ngoài để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất tăng ít nhất 30% và có chất lượng vượt trội so với công nghệ đang sử dụng Với tiêu chí về kinh tế thì sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tạo ra có hiệu quả kinh tế cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng và có sức cạnh tranh trên thị trường
2.1.4 Khái niệm về vốn đầu tư
Theo Luật đầu tư số 59/2005/ QH 11 do Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 cho rằng: “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp” (Quốc hội, 2005) Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam quy định: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh” (Quốc hội, 2014)
Theo Nguyễn Thị Mai Hương (2021), “vốn được hiểu là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư, hay đó chính là giá trị của các tài sản (vô hình, hữu hình) được chủ sở hữu vốn đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm mục đích hoàn vốn và thu lãi theo thời gian đầu tư”
2.2 Đặc trưng của đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu rộng từ các yếu tố tự nhiên Điều này nổi bật bởi đặc thù định hình lĩnh vực nông nghiệp
(1) Trước tiên, khi bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, vì đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng, ta cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về các điều kiện đất đai, từ chất lượng đến đặc điểm địa hình Đất tốt hay xấu có tác động mạnh mẽ lên quá trình đầu tư và kết quả thu được Nếu đất chất lượng tốt, cây trồng phát triển mạnh mẽ, hạ tầng được xây dựng cũng giúp giảm thiểu chi phí Nghiên cứu về đất còn cho ta biết nên trồng loại cây nào, nên nuôi loại động vật gì, từ đó có kế hoạch sản xuất hợp lý Địa hình cũng góp phần quan trọng, với địa hình phẳng, ta có thể đầu tư nhiều loại cây trồng và vật nuôi phù hợp với vùng đồng bằng Điều này giúp tiết kiệm công sức và tài nguyên trong việc san lấp đất, đồng thời thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp đến thị trường, đảm bảo chất lượng tươi ngon Việc đầu tư dựa trên điều kiện địa hình sẽ hướng đầu tư vào các chính sách phù hợp nhất
Khí hậu cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đầu tư Khi tiến hành đầu tư, người ta thường phải nghiên cứu kỹ về điều kiện khí hậu, vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp cũng như lợi nhuận đầu tư Chẳng hạn, việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi thường được thực hiện trong mùa nước cạn, vì việc xây dựng trở nên khó khăn và tốn kém hơn khi mực nước cao Hoặc khi đầu tư vào cây lương thực như lúa, không thể trồng lúa vào mùa đông lạnh, vì lúa không thích hợp với điều kiện thời tiết lạnh giá Vì vậy, khi đầu tư vào nông nghiệp, các nhà đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm tự nhiên của từng vùng để có những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất hoặc có những biện pháp phòng tránh ảnh hưởng xấu của tự nhiên hữu hiệu
Bởi tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp, đầu tư trong lĩnh vực này đồng thời mang tính thời vụ rõ rệt Nhiều hoạt động đầu tư nông nghiệp yêu cầu việc nghiên cứu kỹ về thời điểm và khu vực phù hợp để triển khai Bản chất trồng trọt và chăn nuôi không thể diễn ra liên tục trong suốt cả năm, vì vậy việc lựa chọn thời điểm sản xuất trở nên vô cùng quan trọng Khi đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể, ta thường chỉ có thể khởi đầu vào một khoảng thời gian cụ thể và cố định trong năm, ví dụ như việc trồng cây thường tập trung vào mùa xuân Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học, chúng ta có thể đa dạng hóa đầu tư và mở rộng thời gian triển khai
(2) Đầu tư trong nông nghiệp đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn, Mặc dù mang lại độ rủi ro cao, tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này thường thấp hơn nhiều so với các ngành khác Để cụ thể hóa, khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hệ thống thuỷ lợi hoặc công nghệ khoa học, đòi hỏi phải mobilize một số vốn đầu tư không nhỏ Ví dụ, để phát triển một loại giống mới phục vụ nông nghiệp, lượng vốn và số lượng nhà nghiên cứu cần thiết không kém so với việc đưa ra thị trường một sản phẩm công nghiệp mới Hoặc chi phí xây dựng hệ thống thuỷ lợi cũng không thua kém so với việc xây dựng một nhà máy hoặc một khu resort du lịch Vì lý do đó, đầu tư trong lĩnh vực này yêu cầu các nhà đầu tư phải có các chính sách và biện pháp huy động vốn đúng thời điểm và tiến độ
(3) Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và có chu kỳ kéo dài
Mỗi loại cây trồng và động vật nuôi đều yêu cầu một môi trường khí hậu cụ thể, bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa và tác động của gió, mà phù hợp với một thời điểm cụ thể trong năm Do đó, để đạt hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, việc tuân thủ theo chu kỳ thời vụ là điều không thể thiếu Mùa vụ cũng thay đổi tùy theo sự biến đổi khí hậu của các vùng khác nhau trên trái đất
Tuy nhiên, mỗi sản phẩm nông nghiệp thường chỉ được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định trong năm và chỉ trong điều kiện thời tiết và khí hậu cụ thể Điều này ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư, vì việc sản xuất không liên tục dẫn đến các khoản chi phí dừng sản xuất, thời gian thu hồi vốn kéo dài, và khó linh hoạt trong kế hoạch sản xuất
Hơn nữa, tính mùa vụ cũng tạo ra một số vấn đề khác như sự xuất hiện của tồn kho, giảm giá khi thu hoạch đến, chi phí bảo quản lớn và sự suy giảm chất lượng hàng hóa do quá trình bảo quản kéo dài
Chu kỳ sinh trưởng dài của cây trồng và vật nuôi cũng đóng góp vào việc kéo dài thời gian cần để thu hồi vốn đầu tư Nhìn chung, thời gian từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi có sản phẩm nông nghiệp thường kéo dài hơn so với các ngành khác, đặc biệt là đối với cây trồng lâu năm và việc chăn nuôi gia súc Vì thời gian cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi khá dài, nó yêu cầu đi qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau, làm cho chu kỳ sản xuất nông nghiệp thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng, một năm, hoặc thậm chí còn lâu hơn Trong thực tế, thời gian sản xuất luôn dài hơn so với thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm nông nghiệp
(4) Sản xuất nông nghiệp có độ rủi ro cao
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên như chất đất, khí hậu, nguồn nước, ánh sáng, không khí Để có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này phải kết hợp với nhau theo những yêu cầu nhất định tùy thuộc vào loại hình sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, môi trường tự nhiên nhiều khi biến động và thay đổi không giống như dự báo gây nên tình trạng mất mùa, thua lỗ Mặt khác, hoạt động của các ngành kinh tế khác có thể gây tác động không thuận lợi cho môi trường sống của động vật, thực vật, qua đó tác động tiêu cực đến kết quả sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu và phương thức thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Nguồn vốn Nhà nước và phương thức thu hút nguồn vốn nhà nước cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Luật Đấu thầu 2013 quy định cụ thể như sau:
“Vốn nhà nước bao gồm các loại vốn NSNN; trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái quốc gia; các loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất”
Như vậy, vốn nhà nước bao gồm: a) Vốn ngân sách nhà nước:
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Như vậy, theo quy định, NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
+ Vốn đầu tư phát triển từ NSNN trung ương, là nguồn vốn hình thành từ các nguồn thu của ngân sách trung ương theo quy định pháp luật NSNN Bao gồm “các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%”, “các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương”
Cân đối chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương liên quan đến bội chi ngân sách quốc gia
+ Vốn đầu tư phát triển từ NSNN địa phương: Phần ngân sách này được hình thành từ các nguồn thu của địa phương theo quy định của luật NSNN Đó là các khoản thu phát sinh trên địa bàn và cũng phân chia thành “các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%” và “các khoản thu địa phương được hưởng theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định”
Vốn đầu tư phát triển từ NSNN địa phương có vốn đầu tư từ NSNN tỉnh, huyện và xã b) Vốn nhà nước ngoài ngân sách bao gồm:
+ Công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương: Cơ quan được phép phát hành trái phiếu là chính phủ (được gọi là trái phiếu chính phủ) hoặc chính quyền địa phương (trái phiếu chính quyền địa phương) hoặc công trái quốc gia Nhà nước phát hành trái phiếu tương tự dạng loại chứng khoán có kỳ hạn, trong đó Nhà nước có cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi và các nghĩa vụ khác đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu này
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là các nguồn vốn đầu từ cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài (được gọi là các nguồn hỗ trợ ODA), mang tính chất một nguồn đầu tư Đây là nguồn hỗ trợ về tài chính cho các nước đang phát triển Nguồn ODA bao gồm: vốn cho vay và hỗ trợ Hình thức cho vay bao gồm: cho vay có lãi, cho vay khoảng thời gian dài có lãi suất thấp, cho vay không lãi suất Hình thức hỗ trợ được hiểu như là viện trợ từ nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục đích tăng phúc lợi của nước được thụ hưởng nguồn vốn này), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ (Đây là khoản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước với nhà tài trợ là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài về cho vay có ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại
Có các phương thức cung cấp nguồn vốn sau: hỗ trợ dự án, chương trình, ngân sách….);
+ Vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (Mỗi đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính có quỹ của đơn vị sự nghiệp, nguồn thu được từ khi có hoạt động, ví dụ như: khi chuyển nhượng đất phải đóng nguồn thuế và lệ phí vào đơn vị Nhà nước Chính nguồn thu này được gọi là vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp)
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tức là Nhà nước lấy từ nguồn quỹ tín dụng đầu tư của Nhà nước cho các khách hàng (cá nhân và tổ chức) có dự án đầu tư nằm trong Danh mục được vay vốn từ quỹ tín dụng Nhà nước Việc cho vay này có lãi suất và được hưởng ưu đãi (nếu có);
+ Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh;
+ Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước;
+ Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
+ Giá trị quyền sử dụng đất
Phương thức tăng vốn nhà nước cho phát triển NNƯDCNC được thực hiện chủ yếu qua 2 kênh trực tiếp và gián tiếp (thông qua thị trường tài chính) Đối với nguồn vốn ngân sách cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua đầu tư trực tiếp từ ngân sách
Vì vậy, nguồn vốn này có nguồn thu chủ yếu từ thuế Do đó, các chính sách tài chính, tiền tệ làm tăng thu, tạo nguồn thu cho ngân sách cũng là những phương thức làm tăng vốn ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Nguồn vốn và cách thu hút nguồn vốn từ ngoài nhà nước (bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài) cho việc phát triển nông nghiệp sử dụng công nghệ cao đóng vai trò quan trọng Nguồn vốn từ ngoài nhà nước cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm cả vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Nguồn vốn này được hình thành từ phần tiết kiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và nhà đầu tư, thể hiện qua phần lãi thuần được để lại và được sử dụng để tăng vốn sở hữu Phần lãi thuần mà doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và nhà đầu tư để lại thực chất là phần đầu tư ròng tăng thêm Đồng thời, phần khấu hao cơ bản hàng năm cũng là nguồn tài chính cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và nhà đầu tư
Nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến để đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tại doanh nghiệp Để tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các chủ thể có thể huy động vốn thông qua thị trường tài chính bằng các phương thức trực tiếp và gián tiếp Phương thức tăng vốn thông qua tiếp cận vốn vay từ các trung gian tài chính (như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư ) tập trung các nguồn vốn không sử dụng trong xã hội và cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu vay vốn Kênh chính để huy động vốn là thông qua các ngân hàng, là hình thức vay vốn phổ biến nhất đối với nhu cầu vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp, hợp tác xã và cá nhân đầu tư vào nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng Cách huy động này không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn, mà còn tạo ra một sự kết nối vững chắc giữa ngân hàng và nhà đầu tư, từ đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và tăng cơ hội vay vốn trung và dài hạn cho các nhà đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bên cạnh kênh huy động vốn gián tiếp, doanh nghiệp có thể thực hiện phương thức huy động vốn trực tiếp thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng khoán
Ngoài các kênh trên, doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn từ các nguồn không chính thức Đây là nguồn vốn không được kiểm soát và không được khuyến khích Tuy nhiên, hình thức huy động không chính thức này hiện nay khá hấp dẫn bởi tính đơn giản trong việc huy động vốn và chi phí giao dịch thấp
Trên thực tế, vốn đầu tư phát triển NNƯDCNC hiện nay chủ yếu là các nguồn vốn của nhà đầu tư trong nước Vì thế, luận án chủ yếu tập trung phân tích cơ cấu nguồn vốn nhà nước (từ ngân sách) và vốn của các nhà đầu tư tư nhân trong nước trong đầu tư phát triển NNƯDCNC (của doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân đầu tư).
Các nghiên cứu trước có liên quan
Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự (2021), với nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp ở Hà Nội” Bài nghiên cứu đã khảo sát 93 cán bộ quản lý thuộc 22 doanh nghiệp FDI nông nghiệp đang hoạt động ở Hà Nội và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố có mức độ ảnh hưởng giảm dần đến việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội như sau: “Cơ sở hạ tầng, dịch vụ”; “Điều kiện tự nhiên”; “Môi trường kinh tế”; “Môi trường xã hội”; “Thể chế, chính sách”
Christine Husman and Zaneta Kubik (2019) với việc “phân tích dữ liệu về nguồn vốn trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ở Châu Phi giai đoạn 2003 – 2017” Kết quả cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm đó là: “tiềm năng thị trường”, “tài nguyên thiên nhiên”,
Dương Thị Trang (2018), với nghiên cứu “thu hút nguồn vốn vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam” Tác giả bài viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc thu thập và phân tích nguồn dữ liệu về tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao từ năm 2010 đến năm 2017 Kết quả chỉ ra những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp công nghệ cao đó là: “các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp”,
“yếu kém về trình độ khoa học công nghệ”, “yếu tố về con người và vấn đề về thủ tục hành chính còn phức tạp và không đồng bộ”
Vũ Việt Ninh (2018), đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để khảo sát 4 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc với 356 phiếu khảo sát thu thập được để xem xét xét các yếu tố có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Kết quả cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng theo mức đố giảm dần như sau: “Chính sách hỗ trợ”, “lợi thế đầu tư”, “chi phí đầu vào”, “chính sách đầu tư”, “chất lượng cơ sở hạ tầng xã hội”, “nguồn nhân lực”
Neeraj Dhingra và H S Sidhu (2011) đã áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để định rõ các yếu tố quyết định sự đổ dòng vốn FDI vào Ấn Độ Kết quả của phân tích này cho thấy có bốn yếu tố chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút FDI vào nước này Đầu tiên, là sức mạnh tài chính của chính phủ Yếu tố quan trọng thứ hai là trình độ phát triển của quốc gia, thể hiện qua các chỉ số như chỉ số phát triển con người, tỷ lệ biết chữ, tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm tham nhũng và chỉ số cạnh tranh quốc gia cao Yếu tố thứ ba được xác định là kích thước của thị trường Với dân số lớn đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ là thị trường rộng lớn với tiềm năng khổng lồ cho các nhà đầu tư nước ngoài Yếu tố cuối cùng mà các nhà đầu tư nước ngoài chú ý, được xác định trong phân tích, là chất lượng của cơ sở hạ tầng tại Ấn Độ
Eduarda Martins Correa da Silveira, Jorge Augusto Dias Samsonescu et al
(2017), nhóm tác giả đã xác định các yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Brazil trong giai đoạn 2001-2013 bằng cách sử dụng mô hình sửa lỗi vec tơ (VECM) Nghiên cứu này chỉ ra rằng những nhà đầu tư theo đuổi chiến lược tìm kiếm thị trường và hiệu quả khi họ đặt mục tiêu vào thị trường Brazil
Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Brazil, bao gồm mức độ phát triển và ổn định của nền kinh tế (thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP), quy mô của thị trường nội địa, và tỷ giá hối đoái
Qua việc nghiên cứu các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả nhận thấy có nhiều tác giả đã nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực NNUDCNC Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Dương Do vậy, đây là khoảng trống để tác giả nghiên cứu trong luận văn này.
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu các nghiên cứu trong và ngoài nước kết hợp với kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, tác giả nhận thấy mô hình của Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự (2021) phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Đây không phải là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút vốn, mở rộng thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tuy nhiên, nhân tố này có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định đầu tư Chẳng hạn, điều kiện giao thông, nước… hoặc nhân tố có ảnh hưởng rất lớn như tiếp cận đất đai Sự thuận lợi của yếu tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ ảnh hưởng đến thu hút FDI chủ yếu là ở mức độ phát triển của hạ tầng kỹ thuật và kinh tế (A Hasnah, A Sanep et al., 2010) bao gồm: thông tin, truyền thông, hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, hệ thống cung cấp dịch vụ điện, nước, hệ thống ngân hàng, kiểm toán
Nhà ĐTNN nhận thức được sự thuận lợi của yếu tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽ quyết định đầu tư Cơ sở hạ tầng và dịch vụ là những tiện ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nhà ĐTNN Các quan sát được sử dụng để đo lường sự thuận lợi của yếu tố này là: hạ tầng thông tin, truyền thông phát triển (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010) Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ có tương quan cùng chiều (+) đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ hai: điều kiện tự nhiên:
Ví trí địa lý, khí hậu thuận lợi, yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hành vi, quyết định của nhà đầu tư, thể hiện ở thu hút vốn mà nhà đầu tư sẽ bỏ ra để tiến hành đầu tư Yếu tố này đóng vai trò quan trọng, giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa, thuận lợi trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến khu vực khác và toàn cầu (S.L Brainard, 1997)
Việt Nam nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt đới và nhiệt độ có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng, theo mùa và theo độ cao Do tính chất biến động và sự phân hoá về khí hậu đã dẫn đến các hiện tượng thiên nhiên như bão, lũ, khô hạn, nước nhiễm mặn Điều kiện thổ nhưỡng với những đặc tính sinh, lý, hoá học riêng biệt trong khi đó mục đích sử dụng đất cũng đòi hỏi những yêu cầu sử dụng đất cụ thể Đất đai ảnh hưởng rất lớn đến thu hút, cơ cấu, năng suất, phân bố cây trồng và vật nuôi Ví dụ độ phì nhiêu của đất là một trong những tiêu chí quyết định đến sản lượng cao hay thấp hay độ dày của tầng đất và tính chất đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng Nếu nhiều vùng đất khô cằn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, xói mòn, bạc màu…sẽ làm cho năng suất nông nghiệp thấp Do vậy yếu tố thổ nhưỡng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư Bên cạnh đó, sản xuất nhỏ lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp khiến việc thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp nói chung và NNƯDCNC gặp nhiều khó khăn Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết: Điều kiện tự nhiên có tương quan cùng chiều (+) đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ ba: Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế vĩ mô thể hiện ở sự ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng tăng trưởng, khả năng sinh lợi của nền kinh tế Đây là yếu tố đặc trưng chuyên biệt của quốc gia Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức được sự thuận lợi của yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến hành vi và quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
Môi trường kinh tế có tương quan cùng chiều (+) đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ tư: Môi trường xã hội:
Sự thuận lợi của yếu tố môi trường xã hội thể hiện ở trình độ giáo dục, thái độ và niềm tin và các giá trị đạo đức xã hội, tôn giáo, phong tục tập quán, ngôn ngữ và Điều kiện tự nhiên; số lượng lao động, trình độ tay nghề của người lao động; kỷ luật của người lao động Nhà ĐTNN, nếu nhận thức được sự thuận lợi của yếu tố này sẽ quyết định đầu tư bởi nó cung cấp nguồn lao động chất lượng và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Nghiên cứu của UNDP cũng cho thấy, xu hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có chuyển biến tích cực nhờ vào tính kỷ luật của lực lượng lao động cùng với sự ổn định về chính trị và kinh tế tại nhiều quốc gia trong khu vực này
Môi trường xã hội có tương quan cùng chiều (+) đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ năm: thể chế, chính sách
Yếu tố thể chế, chính sách được thể hiện ở quy định của chính quyền trung ương, bộ, ngành Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò to lớn của NNƯDCNC đến sự phát triển của kinh tế mà nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn vào lĩnh vực này
Nông nghiệp, là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của nền kinh tế quốc dân, có một đặc điểm riêng biệt so với các ngành khác, đó là sự phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố tự nhiên Do đó, nó yêu cầu một lượng vốn đầu tư đáng kể nhưng lại mang lại lợi nhuận thấp và đồng thời mang tính rủi ro cao Trong bối cảnh sản xuất hàng hoá, khi các quy luật của thị trường đang áp dụng, người sản xuất sẽ tập trung đầu tư vào những ngành và lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao Điều này dẫn đến việc một số ngành đầu tư hiệu quả thấp thường không nhận được sự quan tâm và phát triển tương xứng NNƯDCNC cũng không tránh khỏi quy luật này Do đó, việc tăng cung cấp vốn cho phát triển NNƯDCNC sẽ phụ thuộc lớn vào chính sách của Nhà nước
Những chủ trương, chính sách của Nhà nước, bao gồm định hướng, kế hoạch, chính sách và việc tạo lập môi trường kinh doanh, kiểm soát và giám sát thực hiện, không chỉ là căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư và thu hút vốn đầu tư, mà còn có tầm quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư Những định hướng này đảm bảo rằng các dự án được lựa chọn theo ưu tiên để phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và NNƯDCNC nói riêng Tính chất đặc biệt của nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho nó trở thành ngành, lĩnh vực hấp dẫn vốn đầu tư thấp Trong bối cảnh chính sách, mối quan hệ của Nhà nước với từng nguồn vốn cũng đóng một vai trò quan trọng Chính sách về vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn bao gồm các biện pháp kinh tế và phi kinh tế tác động đến quy luật hình thành và sử dụng vốn trong lĩnh vực này nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, với điều kiện và thời gian cụ thể
Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
Thể chế, chính sách có tương quan cùng chiều (+) đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ những nghiên cứu trước có liên quan được tác giả đề cập tại mục 1.2 đồng thời căn cứ trên thực tiễn công tác trong lĩnh vực NNNUDCN cao, tác giả nhận thấy nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự (2021) phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn, do vậy tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 2.1: Mô hình đề xuất
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Các biến được tác giả lựa chọn đưa vào mô hình bao gồm:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Căn cứ trên mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, tác giả nghiên cứu các lý thuyết có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông qua các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả xác định thang đo sơ bộ
Mục tiêu nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực NNUDCNC trên địa bàn tỉnh Bình Dương”
Cơ sở lý thuyết và mô hình Thang đo sơ bộ
Thảo luận với chuyên gia, điều chỉnh thang đo
Nghiên cứu định lượng Khảo sát chính thức
Xử lý và phân tích dữ liệu
- Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Khi có kết quả thang đo sơ bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp/ hợp tác xã và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm mục đích khám phá các yếu tố, các biến quan sát ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sau khi tổng hợp kết quả của bước nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng thang đo chính thức để phục vụ cho nghiên cứu định lượng
Có bảng hỏi chính thức, tác giả khảo sát trực tiếp với những người đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đó là các chủ doanh nghiệp, ban giám đốc doanh nghiệp/ hợp tác xã và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực NNƯDCNC Sau đó, tác giả tổng hợp kết quả khảo sát, kiểm tra và làm sạch dữ liệu bằng kỹ thuật phân tích hệ số Cronbach’s alpha để loại bỏ các biến rác Sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) và điều chỉnh mô hình (nếu có) Sau đó tiến hành phân tích hồi quy bội
Từ kết quả phân tích, đưa ra các đề xuất giải pháp, khuyến nghị cho cả nhà đầu tư vốn lẫn cơ quan hữu quan quản lý nhà nước nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cũng như đóng góp thêm các khía cạnh khác mà các đề tài nghiên cứu trước chưa đề cập đến.
Nghiên cứu định tính
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật với 07 người có hoạt động trong lĩnh vực NNƯDCNC, bao gồm: những nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (Lãnh đạo Doanh nghiệp), những nhà lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và những người trực tiếp sản xuất (Giám đốc/ Chủ nhiệm Hợp tác xã) Việc phỏng vấn này nhằm phát hiện thêm các yếu tố mới có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và bổ sung thêm các thang đo phù hợp với nghiên cứu Bước đầu tác giả phỏng vấn thông qua các câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ phát hiện thêm các yếu tố nào và theo những khía cạnh nào ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố đã đề xuất trong chương 2 (hình 2.1) và các biến quan sát để các chuyên gia điều chỉnh, bổ sung các thang đo, kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng hiểu các phát biểu cũng như tính trùng lắp của các phát biểu trong thang đo sơ bộ để chuẩn bị thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức
Cuối cùng tác giả tổng hợp các ý kiến được ít nhất 2/3 số thành viên tán thành Đây là căn cứ để xây dựng thang đo chính thức
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Trong buổi phỏng vấn các chuyên gia cũng thống nhất 5 yếu tố trong mô hình đề xuất ban đầu đó là: “Điều kiện tự nhiên”, “Môi trường kinh tế”, “Cơ sở hạ tầng dịch vụ”, “Thể chế chính sách”, “Môi trường xã hội” Đồng thời, đưa thêm các yếu tố thuộc về đặc điểm của các đơn vị người được khải sát vào yếu tố phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và điều chỉnh các thang đo cho phù hợp
Cuối cùng tác giả tổng hợp các ý kiến được 2/3 số thành viên tán thành với mô hình 5 yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các biến quan sát được các chuyên gia điều chỉnh như sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp điều chỉnh thang đo
STT Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Mã hóa Nguồn Điều kiện tự nhiên
“Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp”’
Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp
“Đất đai, mặt bằng đáp ứng được yêu cầu” Đất đai, mặt bằng đáp ứng được yêu cầu
3 “Khí hậu, môi trường tốt”
Khí hậu, môi trường tốt DKTN3
STT Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Mã hóa Nguồn Môi trường kinh tế
(GDP) của Việt Nam ổn định”
Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Bình Dương ổn định
“Tỷ lệ sinh lợi trên vốn đầu tư ở Việt
Tỷ lệ sinh lợi trên vốn đầu tư ở Bình Dương cao
4 “Lạm phát ổn định” Lạm phát ổn định MTKT4
Cơ sở hạ tầng dịch vụ
“Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu”
Hệ thống cấp điện đáp ứng được yêu cầu
A (2006) Saka (2006) Zahariah và cộng sự (2009)
“Giao thông (đường xá, cầu cảng,…) thuận lợi (thời gian, chi phí)”
Giao thông (đường xá, cầu cảng,…) thuận lợi (thời gian, chi phí)
A (2006) Saka (2006) Zahariah và cộng sự (2009)
STT Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Mã hóa Nguồn
“Công nghệ thông tin và truyền thông thuận lợi (điện thoại, internet, …)”
Công nghệ thông tin và truyền thông thuận lợi (điện thoại, internet, …)
A (2006) Saka (2006) Zahariah và cộng sự (2009)
“Hệ thống cấp nước, thoát nước, thủy lợi đầy đủ”
Hệ thống cấp nước, thoát nước, thủy lợi đầy đủ
A (2006) Saka (2006) Zahariah và cộng sự (2009)
5 “Giá điện, nước, cước vận tải hợp lý”
Giá điện, nước, cước vận tải hợp lý CSHT5
A (2006) Saka (2006) Zahariah và cộng sự (2009)
“Hệ thống ngân hàng, kiểm toán đáp ứng được yêu cầu”
Hệ thống ngân hàng, kiểm toán đáp ứng được yêu cầu
A (2006) Saka (2006) Zahariah và cộng sự (2009)
“Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng”
Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng
TCCS1 Trần Phú Tình và cộng sự (2012)
“Bảo vệ hợp đồng giữa DN và nông dân”
Bảo vệ hợp đồng giữa DN và nông dân
TCCS2 Trần Phú Tình và cộng sự (2012)
3 “Chính sách ưu đãi Chính sách ưu đãi TCCS3 Trần Phú Tình và
STT Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Mã hóa Nguồn đầu tư hấp dẫn (thuế, thuê đất, …)” đầu tư hấp dẫn (thuế, thuê đất, …) cộng sự (2012)
1 “Trình độ giáo dục của dân cư cao”
Trình độ giáo dục của dân cư cao MTXH1
2 “Nguồn lao động phổ thông dồi dào”
Nguồn lao động phổ thông dồi dào MTXH2
“Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt”
Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt
“Tập quán canh tác sản xuất nông nghiệp”
Tập quán canh tác sản xuất nông nghiệp MTXH4
5 “Chi phí lao động rẻ” Chi phí lao động rẻ MTXH5
Thu hút vốn đầu tư
“Công ty sẽ giới thiệu nhà đầu tư khác tiến hành đầu tư vào NN ở
VN” Đơn vị sẽ giới thiệu nhà đầu tư khác tiến hành đầu tư vào NNƯDCNC ở Bình Dương
“Công ty sẽ mở rộng thu hút đầu tư lĩnh vực nông nghiệp ở Đơn vị sẽ mở rộng thu hút đầu tư lĩnh vực NNƯDCNC ở
STT Thang đo gốc Thang đo điều chỉnh Mã hóa Nguồn
“Công ty sẽ mở rộng thu hút đầu tư lĩnh vực nông nghiệp ở
Việt Nam” Đơn vị sẽ mở rộng thu hút đầu tư lĩnh vực NNƯDCNC ở Bình Dương
“Công ty rất hài lòng về việc đầu tư ở Việt
Nam” Đơn vị rất hài lòng về việc đầu tư NNƯDCNC ở Bình Dương
Nguồn: Kết quả phỏng vấn
Nghiên cứu định lượng
3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Từ những kết quả ở bước nghiên cứu định tính, tác giả tiếp tục đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến thu hút đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua việc thu thập dữ liệu từ các bảng khảo sát được phát ra trong thời gian 01 tháng Dữ liệu đã được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 nhằm kiểm định độ tin cậy của từng thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định sự tương quan và phân tích hồi quy, từ đó đưa ra cái nhìn một cách toàn diện hơn về mức độ tác động của từng thang đo vào quyết định đầu tư của nhà đầu tư nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho các cơ quan hữu quan nhằm tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh nhà trong những năm sắp tới
- Phương pháp khảo sát : Tác giả nhắm đến đối tượng là chủ doanh nghiệp đầu tư, nhà lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao để tiến hành khảo gặp gỡ và xin khảo sát lấy ý kiến trực tiếp Đồng thời, tác giả thiết lập câu hỏi và khảo sát qua nhóm zalo hoạt động của ngành nông nghiệp và PTNT, nhóm hộ kinh doanh, HTX, Trang trại, Diễn đàn chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… bằng cách tạo phiếu khảo sát bằng Google forms thiết lập phiếu khảo sát, lựa chọn câu hỏi phù hợp, nhập nội dung liên quan, điều chỉnh và gửi phiếu khảo sát đến mọi người theo đối tượng đã dự kiến
- Đối tượng khảo sát: Các cá nhân, chủ doanh nghiệp, Lãnh đạo, nhà đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực NNƯDCNC; nhóm nhà lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp; Các hộ kinh doanh, chủ sản xuất, trang trại, hợp tác xã, người nông dân trực tiếp sản xuất …
Kịch thước mẫu: Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này tác giả có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) nên cỡ tối thiểu là n = 5*x (x: là số biến quan sát) Theo Hair & ctg (1998) “kích thước cỡ mẫu phải bằng 4 hay 5 lần số biến” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011) và (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Trong đề tài này, tác giả có tất cả 25 biến quan sát cần ước lượng, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 125 Để tăng tính đại diện và độ chính xác cho mô hình tác giả lấy cỡ mẫu lên 130 mẫu
3.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu
Căn cứ trên kết quả của nghiên cứu định tính tác giả bổ sung thêm phần giới thiệu bản thân, cách trả lời, thông tin của một số yếu tố thuộc về đối tượng được phỏng vấn, tác giả thiết kế bảng hỏi ban đầu Bảng hỏi gồm 25 biến quan sát, trong đó có 21 biến quan sát thuộc các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 4 biến quan sát thuộc yếu tố thu hút vốn đầu tư (phụ lục)
3.3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Khảo sát được tiến hành thông qua việc phòng vấn 130 người đang hoạt động trong lĩnh vực NNƯDCNC trên địa bàn tỉnh Bình Dương bằng bảng hỏi chi tiết Bảng hỏi này được gửi đến người được phỏng vấn thông qua file giấy
3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với các nội dung như sau:
3.3.3.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Sử dụng Cronbach’s Alpha nhằm phân tích độ tin cậy của phiếu điều tra và hệ thống thang đo trước khi sử dụng rộng rãi để thu thập dữ liệu Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, là phép kiểm định về chất lượng của thang đo sử dụng cho từng mục hỏi, xét trên mối quan hệ của mục hỏi với một khía cạnh đánh giá Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Những mục hỏi không đóng góp nhiều sẽ tương quan yếu với tổng số điểm, như vậy chúng ta chỉ giữ lại những mục hỏi có tương quan mạnh với tổng số điểm Do đó, những biến có hệ số với tương quan biến tổng (Item total Corelation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được (Nunnally & Burnstein, 1994) Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt
3.3.3.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu Trong nghiên cứu chúng ta thu thập lượng biến khá lớn nhưng các biến có liên hệ với nhau nên chúng ta gom chúng thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản có tác động đến tăng thu hút vốn đầu tư Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaisor Meyer Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Đơn vị KMO là tỷ lệ giữa bình phương tương quan của các biến với bình phương tương quan một phần của các biến Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu Khi sử dụng EFA đánh giá thang đo, cần quan tâm đến trọng số nhân tố và tổng phương sai trích Theo Đinh Phi Hổ
(2017), “trong thực tiễn nghiên cứu, trọng số nhân tố ≥ 0,55 nếu cỡ mẫu 100 ≤ 350 và chênh lệch trọng số ≤ 0,3 là giá trị chấp nhận Nếu không đạt 2 giá trị trên thì có thể loại biến đó ra khỏi thang đo”
3.3.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính
Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra giả định tuyến tính, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF) Theo Nguyễn Đình Thọ (2010, trang 497), “nếu VIF của một biến độc lập nào đó > 10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích biến thiên của biến độc lập trong mô hình” Tuy nhiên, trong thực tế, nếu VIF > 2, chúng ta nên xem xét các hệ số tương quan của biến đó với biến phụ thuộc Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số R 2 hiệu chỉnh ( Adjusted R Square )
Kiểm định F để xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Kiểm định T để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0 Đánh giá mức độ ảnh hưởng (mạnh hay yếu) giữa các biến ảnh hưởng thông qua hệ số beta
3.3.3.4 Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các đặc điểm cá nhân Để kiểm định xem mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự khác nhau hay không giữa những người khảo sát có sự khác nhau về các đặc điểm đơn vị cuả người tham gia khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp Independent Samples T- test hoặc One-Way ANOVA Trong phân tích Anova, nếu kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy giá trị Sig ≤ 0,05 tức là có sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố giữa các nhóm đối tượng tham gia khảo sát có đặc điểm cá nhân khác nhau, sau đó tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích sâu Anova hoặc kiểm định Post hoc để tìm xem sự khác biệt về mức độ đánh giá cụ thể ở nhóm nào
Trong chương 3, tác giả trình bày về quy trình nghiên cứu, các bước thực hiện nghiên cứu Tác giả tiến hành thảo phỏng vấn với 7 người đang hoạt động trong lĩnh vực NNƯDCNC để thu thập và ghi nhận ý kiến đóng góp của họ Theo đó, kết quả 7/7 đồng ý với mô hình đề xuất ban đầu của tác giả Kết quả có 5 yếu tố độc lập gồm 21 biến quan sát ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đó là: (1) “Điều kiện tự nhiên”, (2) “Môi trường kinh tế”, (3) “Cơ sở hạ tầng dịch vụ”, (4) “Môi trường xã hội”, (5) “Thể chế chính sách”; 1 yếu tố độc lập gồm 4 biến quan sát đó là thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Chương tiếp theo sẽ phân tích kết quả nghiên cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu như đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích các nhân tố bằng EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội Kiểm định Independent Samples T- test hoặc phân tích One way Anova để đánh giá sự khác biệt thu hút vốn đầu tư của các đơn vị giữa các nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm của các đơn vị tham gia khảo sát như: loại hình DN, lĩnh vực hoạt động.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Giới thiệu về tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh nằm ở miền Đông Nam Bộ, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tỉnh giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Đông, tỉnh Bình Phước ở phía Bắc, tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, cùng với một phần tỉnh Đồng Nai Diện tích tự nhiên của Bình Dương là 2.694,43 km², chiếm khoảng 0,83% diện tích tổng cộng của cả nước và khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ)
Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Dương bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, cùng các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo Hiện tại, tỉnh có tổng cộng 91 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 41 xã, 45 phường và
Thành phố Thủ Dầu Một, là trung tâm hành chính của Bình Dương và đã được công nhận là đô thị loại I từ ngày 06/7/2017 Nơi đây là trung tâm quan trọng về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục và chính trị của tỉnh Thủ Dầu Một nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao thương với các vùng lân cận và trên toàn quốc, đặc biệt thông qua quốc lộ
13, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km về phía bắc
Bình Dương thuộc tứ giác kinh tế cùng với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh Với vị trí địa lý độc đáo, khí hậu thuận lợi và cơ sở hạ tầng đáng kinh ngạc, Bình Dương trở thành điểm đầu tư lý tưởng cho các dự án sản xuất công nghiệp, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước
Bình Dương hiện nay đã phát triển một cơ sở hạ tầng vượt trội, được xem là tốt nhất cả nước Hệ thống giao thông bộ và thủy mạnh mẽ kết nối với Thành phố
Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận Khoảng cách trung bình giữa các khu công nghiệp đã quy hoạch ở Bình Dương và các cảng biển, sân bay, ga đường sắt tại Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 30 km Các yếu tố hạ tầng kinh tế như điện, nước, viễn thông và xử lý môi trường công nghiệp đều được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển Hơn nữa, hệ thống 29 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch gần 13.500 ha tạo ra một ưu thế lớn cho địa phương trong việc thu hút đầu tư Các tiện ích và cơ sở hạ tầng xã hội cũng được phát triển một cách hài hòa và đa dạng, phục vụ cả đội ngũ chuyên gia và lao động, cung cấp nhu cầu tốt nhất
Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Bình Dương có hơn 141.500 ha đất trồng cây lâu năm, trong đó có 134.000 ha cây cao su Ngoài ra, địa phương đang tăng cường chăn nuôi tập trung, với hơn 550.000 con gia súc và hơn 7,2 triệu con gia cầm, cùng với hơn 2.000 trang trại trồng cây ăn trái và nông sản ngắn ngày Điều này giúp đáp ứng một phần nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến sau thu hoạch của các nhà đầu tư
Trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp, tỉnh Bình Dương đã thu hút hơn 1 triệu lao động nhập cư, giải quyết một phần lớn nhu cầu việc làm cho người dân từ các địa phương lân cận Song song với nguồn lao động nhập cư, Bình Dương cũng đặc biệt chú trọng vào công tác đào tạo lao động ngay tại địa phương để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư Điều này được thực hiện thông qua việc xây dựng và hợp tác liên kết phát triển các dự án giáo dục và đào tạo Hiện nay, trên lãnh thổ tỉnh có hơn 10 trường đại học và nhiều trường cao đẳng Một số dự án giáo dục trọng điểm đã đi vào hoạt động, như trường Đại học Quốc tế Miền Đông, trường Đại học Việt Đức, trường Đại học Thủ Dầu Một và Đại học Bình Dương Tuy nhiên, mặc dù đã có những nỗ lực nhưng hiện tại vẫn chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu về nhân lực chất lượng cao mà các doanh nghiệp FDI đang cần
Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Bình Dương đã triển khai chương trình đột phá "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020" Chương trình này kết hợp xây dựng các đề án nhằm mục tiêu xây dựng và thu hút nguồn nhân lực với số lượng và cơ cấu ngành nghề hợp lý, phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ và công nghiệp kết hợp với quá trình đô thị hóa Chương trình tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới
4.1.2 Một số mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương 4.1.2.1 Đối với mô hình chăn nuôi
Trong việc áp dụng công nghệ cao và cải tiến cơ cấu, lĩnh vực chăn nuôi đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nhất trên địa bàn tỉnh Từ việc sản xuất quy mô nhỏ, theo quy trình truyền thống, sau một quá trình tuyên truyền, vận động và khuyến khích, người sản xuất đã thay đổi cách thức sản xuất sang mô hình trang trại hoặc doanh nghiệp, sử dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến như trại lạnh và hệ thống băng chuyền thức ăn tự động
Một ví dụ điển hình là Công ty Cổ phần Ba Huân - Trang trại Bình Dương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận như một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thông qua Quyết định số 4854/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/11/2017 Với diện tích quy mô 17,6 ha và tổng đàn gà hậu bị cùng gà đẻ thương phẩm đạt số lượng 01 triệu con trên 20 trại, doanh nghiệp này đạt năng suất trung bình 500 ngàn quả trứng mỗi ngày Mỗi năm, trang trại này cung cấp khoảng 3,2 triệu con gà con, phục vụ cả thị trường và nhu cầu nội bộ
Hình 4.2: Trang trại gà đẻ trứng Omega – 3 của Công ty CP nông nghiệp Ba Huân
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
4.1.2.2 Đối với mô hình trồng trọt
Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã nhận được sự ủng hộ và phê duyệt chủ trương đầu tư từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương thông qua Quyết định số 3801/QĐ-UBND ngày 24/8/2009, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I Dự án đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư số 4612000057 ngày 13/01/2010 và tổng diện tích thực hiện dự án là 411,75 ha
Hiện nay, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái đã triển khai sản xuất trên toàn bộ diện tích Sau quá trình thử nghiệm, các loại cây trồng được chọn lọc và có hiệu suất kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất, tạo nên mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương Một số cây trồng được chọn như:
Cây chuối: Loại cây chuối giống già hương được trồng trên tổng diện tích hơn
195,31 ha, đạt năng suất trung bình 50 tấn/năm Lợi nhuận trung bình đạt 150.000.000 đồng/ha/năm Thị trường tiêu thụ chia thành hai phần gần bằng nhau: khoảng 50% tiêu thụ trong nước và 50% còn lại được xuất khẩu đến các thị trường quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc Hiện tại, đã có 66 ha cây chuối được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GLOBALG.A.P Công ty Unifarm đã thành công trong việc xuất khẩu sản phẩm chuối đến các thị trường khó tính như Hàn Quốc và Nhật Bản Đặc biệt, công ty đã được Dole, thương hiệu số một thế giới về chuối, chọn cấp phép sử dụng độc quyền thương hiệu này tại Việt Nam
Hình 4.3: Mô hình trồng chuối (dưới) của Khu nông nghiệp công nghệ cao
An Thái, huyện Phú Giáo
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
Dưa lưới: Chọn lựa giống dưa lưới nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Hà
Lan, Israel và Nhật Bản Diện tích trồng dưa lưới là 11,52 hecta, với năng suất trung bình đạt 100 tấn/ha/năm Sản phẩm dưa lưới được tiêu thụ theo tỷ lệ 50% trong nước và 50% còn lại xuất khẩu ra thị trường quốc tế Unifarm là đơn vị tiên phong trong việc trồng dưa lưới đạt chuẩn quốc tế GLOBALG.A.P và xuất khẩu sản phẩm dưa lưới đến các thị trường quốc tế Dưa lưới mang lại giá trị kinh tế đáng kể, yêu cầu sự kỹ thuật và công nghệ sản xuất cao, cần thực hiện quy trình chặt chẽ và sử dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại như nhà màng để trồng, hệ thống tưới và bón phân được lập trình và điều khiển bằng máy tính
Hình 4.4: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới kín của Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái, huyện Phú Giáo
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương Cây có múi: Chủ yếu trồng bưởi da xanh và cam sành trên diện tích 124,71 ha
Thống kê mẫu nghiên cứu
Tác giả gửi 130 bảng câu hỏi khảo sát Kết quả thu lại có 125 bảng khảo sát hợp lệ, các bảng câu hỏi không hợp lệ do chưa ghi đầy đủ thông tin, một số bảng không chọn mức đánh giá, một số bảng chọn nhiều mức đánh giá ở cùng một nội dung câu hỏi nên bị loại
Như vậy, mẫu chỉ còn 125 được sử dụng trong quá trình phân tích tiếp theo với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 25.0 và phần mềm Microsoft Office Excel 2016
4.2.1 Thống kê theo loại hình đơn vị
Trong 125 người tham gia khảo sát, trong đó những người thuộc hợp tác xã có 54 người, chiếm tỷ lệ 43%; người tham gia khảo sát đến từ các doanh nghiệp có
39 người, chiếm tỷ lệ 31%; người tham gia khải sát thuộc các hộ gia đình có 32 người, chiếm tỷ lệ 26%
Bảng 4.1: Thống kê theo loại hình đơn vị
Tần số Tần suất % % Hợp lệ % Tích lũy
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.2.2 Thống kê theo lĩnh vực hoạt động
Kết quả thống kê theo lĩnh vực hoạt động được trình bày trong bảng 4.2 cho thấy, số người hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi có 52 người, chiếm tỷ lệ 42%; số người hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt có 73 người, chiếm tỷ lệ 58%
Bảng 4.2: Thống kê theo lĩnh vực hoạt động
Tần số Tần suất % % Hợp lệ % Tích lũy
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
“Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp (biến rác) Thang đo được đánh giá là tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát lớn hơn 0,3” (Đinh Phi Hổ, 2017).
Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Điều kiện tự nhiên” là 0,862
> 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,688 - biến DKTN2) nên thang đo “Điều kiện tự nhiên” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là DKTN1, DKTN2, DKTN3 Kết quả trình bày trong bảng 4.3
Bảng 4.3: Đánh giá thang đo ‘Điều kiện tự nhiên”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.3.2 Đánh giá thang đo “Môi trường kinh tế”
Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Môi trường kinh tế” là 0,939 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,613 - biến MTKT4) nên thang đo “Môi trường kinh tế” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 4 biến quan sát là MTKT1, MTKT2, MTKT3, MTKT4 Kết quả trình bày trong bảng 4.4
Bảng 4.4: Đánh giá thang đo “Môi trường kinh tế”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.3.3 Đánh giá thang đo “Môi trường xã hội”
Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Môi trường xã hội” là 0,818
> 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,398 - biến MTXH5) nên thang đo “Môi trường xã hội” đảm bảo và còn lại đủ 5 biến quan sát là MTXH1, MTXH2, MTXH3, MTXH4, MTXH5 Kết quả trình bày trong bảng 4.5
Bảng 4.5: Đánh giá thang đo “Môi trường xã hội”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.3.4 Đánh giá thang đo “Cơ sở hạ tầng dịch vụ”
Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Cơ sở hạ tầng dịch vụ” là 0,891 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,720 - biến CSHT1) nên thang đo “Cơ sở hạ tầng dịch vụ” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 6 biến quan sát là CSHT1, CSHT2, CSHT3, CSHT4, CSHT5, CSHT6 Kết quả trình bày trong bảng 4.6
Bảng 4.6: Đánh giá thang đo “Cơ sở hạ tầng dịch vụ”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.3.5 Đánh giá thang đo “Thể chế chính sách”
Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Thể chế chính sách” là 0,753 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,523 - biến TCCS2) nên thang đo “Thể chế chính sách” đảm bảo và còn lại đủ 3 biến quan sát là TCCS1, TCCS2, TCCS3 Kết quả trình bày trong bảng 4.7
Bảng 4.7: Đánh giá thang đo “Thể chế chính sách”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.3.6 Đánh giá thang đo “Thu hút vốn đầu tư”
Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Thu hút vốn đầu tư” là 0,758 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,542 - biến QMV4) nên thang đo “Thu hút vốn đầu tư” đảm bảo và còn lại đủ 4 biến quan sát là QMV1, QMV2, QMV3, QMV4 Kết quả trình bày trong bảng 4.8
Bảng 4.8: Đánh giá thang đo “Thu hút vốn đầu tư”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Như vậy, sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo thì các yếu tố ảnh hưởng đến Thu hút vốn đầu tư vẫn giữ nguyên là 5 yếu tố Số lượng biến quan sát không có sự thay đổi, số lượng biến là 25 (21 biến của các yếu tố ảnh hưởng và 4 biến của yếu tố phụ thuộc).
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi đã kiểm định độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp trích yếu tố với phép quay Varimax được sử dụng
Phân tích nhân tố khám phá EFA là phương pháp phân tích thống kê, các trị số cơ bản cần thỏa mãn gồm: giá trị Eigenvalue dùng trích yếu tố tối thiểu bằng 1; với cỡ mẫu nghiên cứu là 125, quy mô mẫu trong phạm vi từ 100 đến 350 thì hệ số tải yếu tố tối thiểu bằng 0,55; kết quả kiểm định KMO (Kaiser Meyer Olkin) 0,5 KMO 1, kiểm định Bartlett phải có Sig 0,05 để thể hiện mức ý nghĩa cao; tổng phương sai trích (Cumulative) > 50%
4.4.1 Phân tích các yếu tố thang đo thành phần thu hút vốn đầu tư
Nghiên cứu trên cơ sở 5 yếu tố thành phần thu hút vốn đầu tư (với 21 biến quan sát), bao gồm: “Điều kiện tự nhiên”; “Môi trường kinh tế”; “Cơ sở hạ tầng dịch vụ”; “Thể chế chính sách”; “Môi trường xã hội” được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA
4.4.1.1 Phân tích EFA lần thứ nhất
Kết quả phân tích lần thứ nhất được trình bày trong bảng 4.9 cho thấy, hệ số hệ số 0,5 < KMO = 0,809 < 1 thỏa mãn điều kiện kiểm định, nên phân tích yếu tố (EFA) là phù hợp cho dữ liệu thực tế Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện Bên cạnh đó, 21 biến sau phân tích đo lường 5 yếu tố ảnh hưởng đến QMV đầu tư trích được 80,167% > 50% nên thang đo được chấp nhận
Bảng 4.9: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett 1
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Trong phân tích lần này, có một biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,55 nên bị loại, đó là biến: MTXH5 “Chi phí lao động rẻ” Sau khi phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất, còn lại 20 biến quan sát của 5 yếu tố ảnh hưởng Kết quả này được phân tích nhân tố lần thứ hai
Bảng 4.10: Tổng phương sai giải thích sự phù hợp của thang đo thành phần sau phân tích EFA lần 1
Component Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared
Component Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Bảng 4.11: Ma trận yếu tố thành phần đã xoay trong EFA lần 1
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.4.1.2 Phân tích EFA lần thứ hai
Kết quả phân tích lần thứ hai được trình bày trong bảng 4.12 cho thấy, hệ số hệ số 0,5 < KMO = 0,806 < 1 thỏa mãn điều kiện kiểm định, nên phân tích yếu tố (EFA) là phù hợp cho dữ liệu thực tế Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện
Bảng 4.12: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett lần 2
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ hai cho thấy, tất cả các biến quan sát của 5 yếu tố ảnh hưởng “Điều kiện tự nhiên”, “Môi trường kinh tế”, “Cơ sở hạ tầng dịch vụ”, “Thể chế chính sách”, “Môi trường xã hội” đều thỏa mãn (khi hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,55) Biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ nhất là MTXH1 (hệ số 0,606) Như vậy, không có biến quan sát nào bị loại và kết quả được trình bày trong bảng tổng hợp 4.13
Bảng 4.13: Ma trận yếu tố thành phần đã xoay trong EFA lần 2
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Mặt khác, tất cả 20 biến quan sát sau phân tích đo lường 5 yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trích được 83,048% > 50% nên thang đo được chấp nhận Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.14
Bảng 4.14: Tổng phương sai giải thích sự phù hợp của thang đo thành phần sau phân tích EFA lần 2
Giá trị Eigenvalues Tổng phương sai trích Tổng % biến thiên % tích lũy Tổng % biến thiên % tích lũy
Giá trị Eigenvalues Tổng phương sai trích Tổng % biến thiên % tích lũy Tổng % biến thiên % tích lũy
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
4.4.2 Phân tích thang đo thu hút vốn đầu tư
Kết quả phân tích lần thứ hai cho thấy, chỉ số 0,5 < KMO = 0,782 < 1 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp Kiểm định Bartlett với Sig = 0,000 thể hiện mức ý nghĩa cao Số liệu được trình bày trong bảng 4.15
Bảng 4.15: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Theo kết quả phân tích, tất cả 4 biến quan sát của yếu tố thu hút vốn đầu tư đều được giữ nguyên (hệ số tải yếu tố lớn hơn 0,55) Biến có hệ số tải yếu tố nhỏ nhất là QMV4 (hệ số 0,744) Kết quả phân tích trình bày trong bảng 4.16
Bảng 4.16: Ma trận yếu tố phụ thuộc đã xoay trong phân tích EFA
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Bốn biến quan sát của yếu tố phụ thuộc trích được 59,911% nên thang đo được chấp nhận Kết quả trong bảng 4.17
Bảng 4.17: Tổng phương sai giải thích sự phù hợp của thang đo
Giá trị Eigenvalues Tổng phương sai trích Tổng % biến thiên % tích lũy Tổng % biến thiên % tích lũy
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố EFA mô hình nghiên cứu vẫn giữ nguyên
5 yếu tố ảnh hưởng và một yếu tố phụ thuộc Chỉ khác, số lượng biến quan sát đã giảm đi 1 biến (thang đo các yếu tố ảnh hưởng loại biến MTXH5) Kết quả còn lại
24 biến (20 biến của các yếu tố ảnh hưởng và 4 biến của yếu tố phụ thuộc).
Phân tích hồi quy
4.5.1 Phân tích quan hệ tương quan giữa các biến
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả thực hiện phân tích mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập để chứng tỏ chúng có mối quan hệ với nhau
Mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc (QMV) và từng biến độc lập (DKTN, MTKT, CSHT, TCCS, MTXH) thông qua ma trận tương quan với giá trị kiểm định là hệ số tương quan Pearson Giả thuyết H0 của kiểm định này cho rằng không có sự tương quan giữa hai biến Nếu Sig < 0,05 thì đủ cơ sở bác bỏ H0, nghĩa là hệ số tương quan giữa hai biến có ý nghĩa thống kê Trái lại, nếu Sig > 0,05 thì chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là hệ số tương quan giữa hai biến không có ý nghĩa thống kê
Bảng 4.18: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson
DKTN MTKT CSHT TCCS MTXH QMV
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Bảng 4.18 cho thấy, Sig < 0,05 nghĩa là yếu tố QMV có tương quan tuyến tính với các biến độc lập DKTN, MTKT, CSHT, TCCS, MTXH Hệ số tương quan Pearson đều nhỏ hơn 0,85, tức là các yếu tố độc lập không có mối tương quan với nhau
4.5.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phân tích hồi quy Phương trình hồi quy bội giúp xác định ảnh hưởng của các yếu tố độc lập lên thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC Kết quả phân tích hồi quy tại bảng 4.19
Bảng 4.19: Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Kết quả cho thấy, mối quan hệ giữa các biến trong mô hình khá chặt chẽ (vì giá trị R = 0,816) Giá trị R 2 = 0,722 (thỏa mãn điều kiện 0 R 2 1), nghĩa là độ thích hợp của mô hình xây dựng đạt 72,20%
Giá trị R 2 điều chỉnh là 0,717 cho thấy 5 yếu tố độc lập trong mô hình giải thích được 71,70% sự biến thiên của biến phụ thuộc “thu hút vốn đầu tư”
Hệ số Durbin - Watson là 1,921 (nằm trong khoảng 1 3), cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư Điều này khẳng định, tính độc lập của phần dư được đảm bảo
Giá trị thống kê F = 50,213 tại mức ý nghĩa (Sig.) = 0,00 < 0,05 nên có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế
4.5.3 Kết quả phân tích hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong bảng 4.21 cho thấy, cả 5 biến độc lập DKTN, MTKT, CSHT, TCCS, MTXH đều có mức ý nghĩa (Sig.) nhỏ hơn 0,05 Như vậy, các biến độc lập DKTN, MTKT, CSHT, TCCS, MTXH tương quan có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc QMV với mức ý nghĩa 5% Độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến
R 2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn được ước lượng
Bảng 4.20: Các thông số mô hình hồi quy bội
Hệ số chưa chuẩn hóa
Beta Sai số chuẩn Beta
Hệ số phóng đại phương sai VIF
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Như vậy, mô hình hồi quy chuẩn hóa các yếu tố thu hút vốn đầu tư ảnh hưởng đến Thu hút vốn đầu tư được xác định như sau:
QMV = 0,432 * CSHT + 0,327 * DKTN + + 0,256 * MTKT + 0,173 * MTXH + 0,145 * TCCS
Mô hình hồi quy tuyến tính được thực hiện với một số giả định Do đó, mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo Để đảm bảo cho độ tin cậy của mô hình, việc tìm ra sự vi phạm các giả định là rất cần thiết
4.5.3.1 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Ở phần phân tích tương quan, giữa các biến độc lập có tương quan với nhau, điều này có thể xảy ra khả năng đa cộng tuyến của mô hình Do đó, điều cần thiết là phải kiểm tra thêm hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF) Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến là tương đối nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 2) Do đó, không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu
4.5.3.2 Kiểm định lý thuyết về phân phối chuẩn
Hình 4.5: Biểu đồ tần số phần dư Histogram
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Quan sát biểu đồ tần số Histogram hình 4.5 ta thấy, phần dư có dạng gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình của các quan sát Mean = 6,46E-17 (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn Std Dev = 0,990 (gần bằng 1) Do đó, giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư khi xây dựng mô hình không vi phạm
Quan sát biểu đồ P-P Plot hình 4.6 ta thấy, các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng, mà phân bố sát đường kỳ vọng nên phần dư có thể xem là chuẩn
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Về giả định liên hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot hình 4.7
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Quan sát biểu đồ ta thấy, phần dư chuẩn hóa đã phân tán ngẫu nhiên trên đồ thị, không tạo thành hình dạng nhất định nào Nói cách khác, phần dư không thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đoán Như vậy, giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư không đổi Mô hình hồi quy là phù hợp
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu đưa ra là phù hợp Các yếu tố ảnh hưởng đến QMV đầu tư có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu gồm: “Cơ sở hạ tầng dịch vụ”, “Môi trường xã hội”, “Môi trường kinh tế”,
“Điều kiện tự nhiên”, “Thể chế chính sách”
Các yếu tố ảnh hưởng đến Thu hút vốn đầu tư được sắp xếp lại theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp, như sau:
Thứ nhất là yếu tố “Cơ sở hạ tầng dịch vụ” ảnh hưởng mạnh nhất đối với Quy thu hút đầu tư (hệ số beta = 0,432); Thứ hai là yếu tố “Điều kiện tự nhiên” (hệ số beta = 0,327); Thứ ba là yếu tố “Môi trường kinh tế” (hệ số beta = 0,145); Thứ tư là “Môi trường xã hội” (hệ số beta = 0,173) và cuối cùng là yếu tố “Thể chế chính sách” (hệ số beta = 0,256)
4.5.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả phân tích dữ liệu kiểm định giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.21, cho thấy:
Cơ sở hạ tầng dịch vụ là yếu tố có Sig = 0,000 < 0,05 do đó có ý nghĩa với độ tin cậy 95% Hệ số Beta = 0,432 > 0, cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố “Cơ sở hạ tầng dịch vụ” và “thu hút vốn đầu tư” là mối quan hệ cùng chiều Nói cách khác, khi yếu tố “cơ sở hạ tầng dịch vụ” được thực hiện tốt thì “thu hút vốn đầu tư” sẽ gia tăng Vậy giả thuyết H1được chấp nhận
Kiểm định sự khác biệt về thu hút vốn đầu tư theo các yếu tố đặc điểm của đơn vị người tham gia khảo sát
4.6.1 Kiểm định về sự khác biệt theo lĩnh vực hoạt động
Bảng 4.22: Kiểm định khác biệt theo lĩnh vực hoạt động
Kiểm định Levene cho phương sai đồng nhất
Kiểm định T cho giá trị trung bình
Phương sai không đồng nhất 534 88.814 595
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Kiểm định T – test được tác giả sử dụng cho biến QMV
Kết quả được trình bày trong bảng 4.22
Kiểm định T – test cho thấy, mức ý nghĩa Sig = 0,595 > 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt ý nghĩa về giá trị trung bình về thu hút vốn đầu tư giữa những người tham gia khảo sát thuộc các đơn vị hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau (trồng trọt hoặc chăn nuôi) Điều đó có nghĩa là, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, thu hút vốn đầu tư giữa những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau
4.6.2 Kiểm định về sự khác biệt theo loại hình đơn vị
Tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt theo những người tham gia khảo sát đang hoạt động trong các đơn vị có loại hình tổ chức khác nhau để kiểm xem có sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư hay không
Bảng 4.23: Kiểm định Levene theo loại hình đơn vị
Levene Statistic df1 df2 Sig
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Kết quả trong bảng 4.23 cho thấy, mức ý nghĩa trong kiểm định Levene là Sig = 0,224 > 0,05, như vậy có thể sử dụng kết quả kiểm định Anova để kiểm định
Bảng 4.24: Kiểm định ANOVA theo loại hình đơn vị QMV
Biến thiên df Trung bình biến thiên F Sig
Kết quả xử lý số liệu của tác giả
Kết quả kiểm định Oneway Anova (bảng 4.24) cho thấy, mức ý nghĩa Sig = 0,116 > 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người hoạt động trong những đơn vị loại hình khác nhau.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Dựa trên kết quả phân tích hồi quy tại bảng 4.32 cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các hệ số beta chuẩn hóa của các yếu tố: “cơ sở hạ tầng dịch vụ”, “môi trường xã hội”, “môi trường kinh tế”, “điều kiện tự nhiên”, “thể chế chính sách”, theo các giá trị lần lượt là 0,432; 0,327; 0,256; 0,173; 0,145; và mô hình giải thích được 71,7 % sự biến thiên của thu hút vốn đầu tư Điều này chứng tỏ:
Thứ nhất, ngoài 5 yếu tố được cô đọng trong mô hình nghiên cứu điều chỉnh còn có các thành phần khác, các yếu tố khác có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC nhưng chưa được đưa vào nghiên cứu
Thứ hai, mức độ tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC được sắp xếp theo thứ tự: “cơ sở hạ tầng dịch vụ”,
“môi trường xã hội”, “môi trường kinh tế”, “điều kiện tự nhiên”, “thể chế chính sách” Kết quả này có thể được giải thích như sau:
Yếu tố “Cơ sở hạ tầng dịch vụ” có ảnh hưởng mạnh nhất đến QMV đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC(hệ số = 0,432), điều này hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của nghiên cứu của các tác giả Khalid Sekkat & Marie Ange Veganzones Varoudakis (Khalid Sekkat and Marie Ange Veganzones
Varoudakis, 2007) Sở dĩ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ được xem là thành phần quan trọng nhất có thể lý giải rằng, sự thuận lợi của yếu tố cơ sở hạ tầng sẽ giúp các nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư đồng thời gia tăng được lợi ích, thuận lợi cho việc thiết lập nhà máy và sẽ ảnh hưởng mạnh đến ý định đầu tư, quyết định đầu tư nên được đánh giá quan trọng hơn các yếu tố khác Điều này cũng hàm ý rằng, các nhà đầu tư ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở những nơi khi họ được thỏa mãn các điều kiện về cơ sở hạ tầng hơn những nơi có cơ sở hạ tầng kém hơn Họ đặc biệt nhấn mạnh vào sự tồn tại của các cơ sở hạ tầng phát triển tốt như sự sẵn có và chất lượng của dịch vụ cung cấp điện, nước, thủy lợi, đường xá giao thông, cầu, cảng và công nghệ truyền thông kiện hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Yếu tố “Điều kiện tự nhiên” có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến QMV đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC (hệ số = 0,327), điều này hoàn toàn tương đồng với điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế khi khí hậu, đất đai, nguồn nước, chế độ thủy văn của Việt Nam phù hợp với phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, ôn đới, đem lại hiệu quả cho nông nghiệp Như vậy khi điều kiện tự nhiên thay đổi 1 đơn vị (trong thang đo likert) thì quyết định đầu tư của nhà đầu tư cũng thay đổi cùng chiều 0,327 đơn vị Đặc biệt trong đó khí hậu, môi trường; tài nguyên, nhiên liệu; giá thuê đất đóng vai trò quan trọng hơn các thành phần khác Vấn đề đất đai theo Luật đất đai năm 2013 một mặt đã tạo cho các DN thuận lợi trong việc thuê đất tại các vùng sâu quy hoạch sản xuất, nhưng với vùng chưa được quy hoạch đã làm khó khăn hơn trong việc đàm phán thuê đất với người dân của các DN
Yếu tố “Môi trường kinh tế” có ảnh hưởng mạnh thứ ba đến QMV đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC (hệ số = 0,256), kết quả này phù hợp với thực tế của Việt Nam hiện nay và phù hợp với nhận định có mối liên hệ tích cực giữa yếu tố kinh tế vĩ mô tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư của tác giả Piotr Bialowolski & Dorota Weziak Bialowolska (Piotr Bialowolski and Dorota Weziak-Bialowolska, 2013) Mặc dù liên tục phải đối mặt với những bất ổn và thách thức khi kinh tế thế giới trải qua giai đoạn suy thoái khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên 6%/năm Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định qua nhiều năm luôn là một yếu tố quan trọng hấp dẫn đầu tư nước ngoài và vì vậy tỷ lệ tăng trưởng cao so với các nước trong CPTPP giúp Việt Nam nâng cao vị thế cạnh tranh trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư
Yếu tố “Môi trường xã hội” có ảnh hưởng mạnh thứ tư đến QMV đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC (hệ số = 0,173), điều này hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của Ooi K.B và Veeri A (2006) Trong nhóm môi trường xã hội có rất nhiều yếu tố, tuy nhiên tính kỷ luật của lao động, số lượng lao động và chi phí lao động rẻ là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định của nhà đầu tư Khi xét lợi thế về lao động, Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn do có lợi thế về thị trường lao động dồi dào, chi phí thấp Với hơn 90 triệu dân và số người ở độ tuổi lao động chiếm 51% dân số cả nước, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng về cơ cấu dân số Đây là nguồn lao động trẻ, khỏe, năng động, có tiềm năng và khả năng tiếp thu kiến thức tiên tiến để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức Các nhà đầu tư cho rằng, năng suất lao động của yêu cầu của nền kinh tế tri thức Các nhà đầu tư cho rằng, năng suất lao động của tương quan với giá lao động của Việt Nam thì chi phí lao động tính trên sản phẩm vẫn thuộc loại rẻ
Yếu tố “Thể chế chính sách” có ảnh hưởng mạnh thứ năm đến QMV đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC (hệ số = 0,145), điều này hoàn toàn tương đồng với nghiên cứu của với tác giả nghiên cứu trước là Bevan, Estrin & Meyer (A Bevan, S Estrin et al., 2004), thể hiện yếu tố chính sách của Nhà nước đều có ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư
Nội dung chương này, tác giả đã thực hiện các phân tích nhằm trả lời cho hai câu hỏi:
(1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư?
(2) Mức độ ảnh hưởng của của từng yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư? Kết quả nghiên cứu xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến Thu hút vốn đầu tư, đó là:; “Cơ sở hạ tầng dịch vụ” có hệ số = 0,432 “Môi trường xã hội” có hệ số = 0,327; “Môi trường kinh tế” có hệ số = 0,256;“Điều kiện tự nhiên” có hệ số = 0,173 “Thể chế chính sách” có hệ số = 0,145
Kiểm định khác biệt thu hút vốn đầu tư theo các yếu tố đặc điểm đơn vị của người tham gia khảo sát Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư giữa những người tham gia khảo sát hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau (trồng trọt/ chăn nuôi) hay loại hình đơn vị khác nhau (doanh nghiệp/ hợp tác xã/ hộ gia đình).