1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố Ảnh hưởng Đến việc tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần nghiên cứu thực nghiệm trên Địa bàn tỉnh bình dương

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến, Lê Thị Diệu Linh
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Diện
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường
Năm xuất bản 2020
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 9,02 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (16)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Cách tiếp cận (18)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • 6. Điểm mới và ý nghĩa khoa học của đề tài (20)
  • 7. Kết cấu của đề tài (21)
  • CHƯƠNG 1 (22)
    • 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài (22)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết về kế toán trách nhiệm ở nước ngoài (22)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về kế toán trách nhiệm ở nước ngoài (0)
    • 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (27)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu lý thuyết về KTTN trong nước (27)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về kế toán trách nhiệm ở trong nước (31)
    • 1.3. Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu (37)
  • CHƯƠNG 2...................................................................................................................26 (41)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm (41)
      • 2.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm (41)
      • 2.1.2. Bản chất của kế toán trách nhiệm (43)
      • 2.1.3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm (46)
    • 2.2. Các lý thuyết nền tảng sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu (47)
      • 2.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) (47)
      • 2.2.2. Lý thuyết về mối quan hệ lợi ích- chi phí (cost benefit theory) (49)
      • 2.2.3. Lý thuyết bất định của các tổ chức(Contingency theory of organizations) (49)
    • 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN trong NH TMCP (0)
      • 2.3.1 Nhân tố phân quyền quản lý (51)
      • 2.3.2. Cơ cấu tổ chức (52)
      • 2.3.3. Nhận thức của nhà quản lý (52)
      • 2.3.4. Kiểm soát (53)
      • 2.3.5. Trình độ của nhân viên kế toán (54)
      • 2.3.6. Hệ thống khen thưởng (54)
    • 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu (55)
  • CHƯƠNG 3 (58)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu (58)
      • 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ (58)
        • 3.1.1.1. Nghiên cứu thăm dò xác định các nhân tố tác động (58)
        • 3.1.1.2. Xây dựng thang đo (59)
        • 3.1.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát (61)
        • 3.1.1.4. Triển khai nghiên cứu sơ bộ (61)
        • 3.1.1.5. Hiệu chỉnh thang đo (62)
      • 3.1.2. Nghiên cứu chính thức (65)
        • 3.1.2.1 Xác định cỡ mẫu (65)
        • 3.1.2.2. Tiến hành lấy mẫu (65)
        • 3.1.2.3. Mã hóa biến quan sát thang đo (66)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (67)
    • 3.3. Thực hiện nghiên cứu (69)
      • 3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (69)
      • 3.3.2 Phân tích các nhân tố khám phám AFA (69)
      • 3.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thiết (70)
        • 3.3.3.1. Xây dựng phương trình hồi quy (70)
        • 3.3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (70)
        • 3.3.3.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (71)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (73)
    • 4.1 Giới thiệu đặc điểm mẫu khảo sát (73)
    • 4.2. Thực trạng tổ chức và xây dựng KTTN tại các NHTMCP Bình Dương (0)
    • 4.3. Kết quả nghiên cứu định tính (78)
    • 4.4. Kết quả nghiên cứu các yếu tố về nhân khẩu học (80)
      • 4.4.1. Thống kê mẫu theo giới tính (80)
      • 4.4.2. Thống kê mẫu theo độ tuổi (81)
      • 4.4.3. Thống kê mẫu theo trình độ (81)
      • 4.4.4. Thống kê mẫu theo chức vụ (82)
      • 4.4.5 Thống kê mẫu theo quy mô ngân hàng (82)
      • 4.4.6. Thống kê mẫu theo hệ thống thông tin kế toán (82)
    • 4.5. Kết quả nghiên cứu định lượng (83)
      • 4.5.1. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng (83)
        • 4.5.1.1. Kiểm định chất lượng thang đo (83)
        • 4.5.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (87)
        • 4.5.1.3. Phân tích hồi quy (90)
    • 4.6. Bàn luận và so sánh kết quả nghiên cứu (93)
      • 4.6.1. Bàn luận kết qủa mức độ ảnh hưởng khi hồi quy chưa chuẩn hóa (93)
      • 4.6.2 Bàn luận kết quả mức độ ảnh hưởng khi hồi quy chuẩn hóa (95)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (100)
    • 5.1. Kết luận (100)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (101)
    • 5.3 Hàm ý chính sách (103)
    • 5.4 Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo (104)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC NGÂN H

Mục tiêu nghiên cứu

*Mục tiêu nghiên cứu chung:

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm (KTTN) tại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP): Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Bình Dương

(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương

(2) Đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương

(3) Xây dựng các kiến nghị chính sách để tổ chức và xây dựng hiệu quả kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương

3 Tính mới và sáng tạo:

Chủ đề về kế toán trách nhiệm nói riêng và công tác quản lý nói chung là chủ đề được bàn luận sôi nổi trong giới học thuật và các nhà quản lý trên thế giới Đề tài này được thực hiện mang tính thời sự, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm

Thứ hai, khám phá thêm nhân tố mới là nhân tố “ kiểm soát” tác động đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến

Thứ ba, vận dụng phù hợp phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng trong lĩnh vực kế toán, xây dựng bộ dữ liệu mới về đo lường x mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP tại Bình Dương

Thứ tư, đưa ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP tại Bình Dương:

Thứ năm, sử dụng thành công kỹ thuật phân tích SPSS để phân tích và xử lý dữ liệu cho mô hình nghiên cứu

Thứ sau, đánh giá thực trạng và hàm ý quản trị và hàm ý chính sách để tổ chức và xây dựng hiệu quả kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương

Kết quả nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra đó là:

(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương

(2) Đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương

(3) Xây dựng hàm ý quản trị và hàm ý chính sách để tổ chức và xây dựng hiệu quả kế toán trách nhiệm tại các NHTMCP ở Bình Dương

1.Ths Nguyễn Thị Diện, CH Nguyễn Thị Bích Liễu (2017), các yếu tố của hệ thống kế toán trách nhiệm trong công ty niêm yết: Khung lý thuyết nghiên cứu tại Việt Nam Tạp chí kinh tế Châu á Thái Bình Dương- Số 498, Trang 113-114 Tháng

2.Ths Nguyễn Thị Diện (2017), Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các công ty cổ phần hiện nay Khung lý thuyết nghiên cứu tại Việt Nam, Hội Thảo khoa học quốc gia: Kế toán – kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc CMCN 4.0 Tại Đại Học Qui Nhơn, tháng 10 năm 2017 NXB kinh tế TPHCM Trang 628-635

3 Lê Đoàn Minh Đức, Nguyễn Thị Hoàng Yến (2018).Yêu cầu mới trong đào tạo nhân lực kế toán tại các trường trung cấp, cao đẳng tỉnh Bình Dương Tạp chí Tài chính, Số 693 kỳ 2 tháng 11/2018

4 Ths Nguyễn Thị Diện, Ths Lê Thị Quí, Ths Lưu Anh Tú (2019), Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Tây Nguyên Hội Thảo khoa học cấp quốc gia: Phát triển xi kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên lần 3, Phân Hiệu 3 Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum tháng 5 năm 2019 NXB Nông nghiệp, trang 676 – 685 Chỉ số ISBN: 978-604- 60- 3012-6

5 Ths Nguyễn Thị Diện, Ths Lê Thị Quí, Ths Lưu Anh Tú, (2019), Đánh giá sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo ngành kế toán bậc đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại các trường Đại học khu vực Đông Nam Bộ

Hội Thảo khoa học quốc tế: Kế toán Việt Nam tương lai và triển vọng Tại Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam Hà nội tháng 5- 2019 NXB tài chính Trang 234-239 Chỉ số ISBN: 978-604-79-2092-1

6 Ths Nguyễn Thị Diện, Ths Lê Thị Quí, (2019) Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vận dụng hiệu quả kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp sản xuất ở khu vực Đông Nam Bộ Tạp chí kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, trang 49-51, số 537, tháng 3 năm 2019 Chỉ số ISBN: 0868-3808

7 Ths Nguyễn Thị Diện, Ths Lưu Anh Tú CH Võ Xuân Sơn (2019) Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đem lại sự hài lòng cho khách hàng tại BIDV Bình Dương trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 Tạp chí Kế toán và kiểm toán, trang 39- 41 và 60, số 6/2019 ( 189) Chỉ số ISBN: 1859-1914

8 Ths Nguyễn Thị Diện, Ths Mã Phượng Quyên, Ths Lê Thị Diệu Linh (2019) Đề xuất mô hình nghiên cứu chất lượng thông tin báo tài chính ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tạp chí kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, trang 81-83, số 547, tháng 8 năm 2019

9.Ths Nguyễn Thị Diện (2019) Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tổ chức kế toán trách nhiệm trong các ngân hàng TMCP tại Bình Dương hiện nay Tạp chí Kế toán và kiểm toán, trang 40, số 8/2019 (191), tháng 8/2019

Cách tiếp cận

Trước hết nhóm nghiên cứu tiếp cận dữ liệu thứ cấp:

+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các công trình nghiên cứu khoa học quốc tế và Việt Nam, tham luận vấn đề về KTTN thông qua tạp chí khoa học, hội nghị, hội thảo quốc tế, quốc gia, cấp trường và chuyên đề, internet…

+ Các giáo trình về kế toán quản trị, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, đề tài nghiên cứu về vấn đề KTTN nhằm bổ sung cho khung lý thuyết về kế toán trách nhiệm trong đề tài nghiên cứu Để tìm khoảng trống trong nghiên cứu

Tiếp đến để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhóm nghiên cứu tiếp cận dữ liệu sơ cấp theo hướng tiếp cận bên trong ngân hàng để xây dựng và đo lường mô hình nghiên cứu:

+ Hỏi ý kiến chuyên gia: Sử dụng các phương pháp phỏng vấn chuyên gia như: Chuyên gia làm công tác quản lý ngân hàng lâu năm trong ngành (ban giám đốc, các trưởng/phó phòng ban, kế toán trưởng và nhân viên của ngân hàng); các chuyên gia giảng dạy chuyên ngành kế toán, kiểm toán có kinh nghiệm … để xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu

+ Sau đó nhóm nghiên cứu khảo sát ở các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương: thông qua hỏi trực tiếp cũng như thông qua bảng câu hỏi bao gồm những câu hỏi định lượng để thu thập thông tin Đối tượng được điều tra, phỏng vấn bao gồm: Những nhà quản lý NH, các trưởng/phó phòng ban, ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ của

NH, kế toán trưởng, kế toán viên, nhân viên tại ngân hàng Để đo lường các thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng

Nhóm nghiên cứu tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu mà đã được công bố trong nước và ngoài nước Từ đó tổng kết sơ bộ các nhân tố hoặc nhóm nhân tố có thể tác động đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Bình Dương

Thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định tính: Tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia nhằm xác định lại từng nhân tố đã tổng kết ở trên có tác động đến tổ chức và xây dựng KTTN tại các NHTMCP hay không Đồng thời bổ sung những nhân tố mới thông qua ý kiến của chuyên gia Từ đó xác định lại tập hợp các nhân tố có thể tác động đến việc tổ chức và xây dựng KTTN tại các NHTMCP ở Bình Dương

Nghiên cứu định lượng nhằm mục đích cung cấp bằng chứng cho sự tác động của từng nhân tố đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm Kết quả có thể chỉ ra được một số nhân tố có tác động trong tổng các nhân tố quan sát Bước này thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu:

- Nhân tố nào tác động đến tổ chức và xây dựng KTTN tại các NHTMCP tại Bình Dương và mức độ tác động như thế nào?

- Dùng phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp, bằng cách phát và thu hồi trực tiếp phiếu khảo sát từ ban giám đốc, các trưởng/phó phòng ban, ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ của NH, kế toán trưởng, kế toán viên ngân hàng tại các NHTMCP Bình Dương về nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các

NH TMCP ở Bình Dương; tiếp theo, từ dữ liệu khảo sát thu được thực hiện kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, cuối cùng kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến tổ chức và xây dựng KTTN thông qua phân tích hồi quy bội Sử dụng phần mềm Excel để tập hợp số liệu và phân tích được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0

- Kiểm định thang đo sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu nhìn nhận lại các nhân tố đánh giá, nhân tố nào hợp lệ, nhân tố nào bị loại bỏ trước khi tiến hành các phân tích

5 tiếp theo Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, nhóm nghiên cứu đã tính toán hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau Phép phân tích nhân tố của các khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo

- Mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết: Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003) Ngoài chức năng là công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội được sử dụng như công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu Đối với nghiên cứu này, hồi quy tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường cũng được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là tổ chức và xây dựng KTTN, biến độc lập sẽ là các nhân tố chủ quan và khách quan đã được trình bày ở phần mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu bàn luận kết quả và đưa ra các hàm ý chính sách và hàm ý quản trị nhằm tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm hiệu quả trong công tác ngân hàng tại các NHTMCP ở Bình Dương.

Điểm mới và ý nghĩa khoa học của đề tài

Thứ nhất, đề tài xây dựng khung nghiên cứu về kế toán trách nhiệm gồm có tổng kết các nghiên cứu trước trong và ngoài nước, cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, các lý thuyết nền, các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN, các mô hình và thang đo, phương pháp nghiên cứu được sử dụng Từ đó, đề tài đóng góp cho những nghiên cứu sau có liên quan về kế toán trách nhiệm nói riêng và kế toán quản trị nói chung

Thứ hai, khám phá thêm nhân tố mới là nhân tố “ kiểm soát” tác động đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến

Thứ ba, đề tài đóng góp những phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài và phù hợp với chuyên ngành kế toán như phương pháp tư liệu, phương pháp phân tích diễn giải, phương pháp nghiên cứu tiếp cận theo bối cảnh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp khảo sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp tình huống… để xây dựng bộ dữ liệu mới về đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP tại Bình Dương

Thứ tư, đề tài xây dựng và kiểm định một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP tại Bình Dương

Thứ năm, đề tài hàm ý giải pháp cho các nhà quản lý, các NHTMCP, cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp, cơ quan nhà nước có thể nhận ra các nhân tố ảnh hưởng việc TC

XD KTTN làm công cụ quản trị hiện đại để nâng cao hiệu quả quản lý của các NH Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin tham khảo có ích, là bằng chứng thực nghiệm cụ thể về các nhân tố tác động đến TC XD KTTN trong các NHTMCP tại Việt Nam.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo phần nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và hàm ý

Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài

KTTN được hình thành và phát triển mạnh mẽ đầu tiên vào năm 1950 (Ailman,

1950) trong các doanh nghiệp sản xuất lớn ở Mỹ như IBM, GM, Ford Motor, Kodak với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích cho thiết lập quyết định quản trị thông qua các kỹ thuật định lượng thông tin

Trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp là vì mục tiêu phân bổ ngân sách hiệu quả có thể dễ dàng đạt được KTTN có vai trò là một công cụ để đo lường kết quả hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau

1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết về kế toán trách nhiệm ở nước ngoài

Nghiên cứu của Mojgan, Safa, (2012) về xem xét vai trò của kế toán trách nhiệm trong tổ chức, cho rằng kế toán trách nhiệm được thiết kế để báo cáo và theo dõi chi phí theo mức độ trách nhiệm cá nhân và từng bộ Phận Mỗi bộ phận ( trung tâm trách nhiệm) thì tự phải chịu trách nhiệm giám sát chi phí của bộ phận mình và chịu trách nhiệm trong phạm vi trách nhiệm của mình và qua đó nó có quyền kiểm soát Sử dụng dữ liệu kế toán như một sự bổ sung cho các biện pháp tài chính.Vì vậy, hệ thống Kế toán trách

8 nhiệm có tầm rất quan trọng trong cung cấp thông tin giải trình trách nhiệm của từng các nhân, từng bộ phận, từng cấp quản lý Báo cáo quản lý được chia thành hai loại: báo cáo trách nhiệm và báo cáo thông tin Tác giả đưa ra một số tiêu chí tài chính để đánh giá các chức năng của công ty có tầm quan trọng lớn hơn bao gồm: lợi tức đầu tư (ROI), thu nhập còn lại (RI), lợi nhuận trên doanh thu (ROS), giá trị gia tăng kinh tế (EVA), giá trị gia tăng thị trường (MVA) và BSC, trong đó MVA và BSC là các chỉ số quan trọng nhất để đo lường hiệu quả Các khái niệm về dự toán ngân sách, phân tích sai lệch và trách nhiệm kế toán có liên quan chặt chẽ với nhau

Cũng cùng quan điểm tiếp cận về lý thuyết KTTN, nghiên cứu của Atu, Omimi-

Ejoor Osaretin Kingsley và các công sự ( 2014) về KTTN: một cách tổng quan Bài viết này tập trung vào nội dung lý thuyết về kế toán trách nhiệm, trung tâm trách nhiệm, chuyển giá thông qua tổng quan của các tác giả khác nhau theo nhiều góc độ khác nhau Bài viết tập trung vào phân tích các phương pháp chuyển giá Cơ sở mà giá chuyển nhượng dựa vào bao gồm chi phí, thị trường, đàm phán và tùy ý Bởi chuyển giá cho phép quản lý trung tâm xác định hiệu quả đóng góp của từng bộ phận đối với lợi nhuận của công ty Điều này sẽ cho phép đánh giá đáng tin cậy thành quả phân chia, đánh giá hiệu quả và đảm bảo tính độc lập của từng bộ phận

Tanmay Biswas (2017) với công trình nghiên cứu ” Kế toán trách nhiệm- đánh giá công trình nghiên cứu trước ” đăng trên tạp chí quốc tế về nghiên cứu và phát triển đa ngành tập 4, tháng 8, 2017 trang 202-206 Thông qua kỹ thuật nghiên cứu định tính cụ thể là vận dụng các bài báo, sách trang web với mục tiêu là khám phá và liên kết khái niệm kế toán trách nhiệm với các khía cạnh khác của nghiên cứu trước Cuối cùng tác giả đưa ra khái niệm kế toán trách nhiệm là một hệ thống tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động và hiệu suất của các hoạt động để có thể đánh giá hiệu quả phân chia dễ dàng dẫn đến động lực cho các phân khúc khác nhau của các tổ chức thông qua việc sử dụng khái niệm phân cấp Phân cấp khác nhau tùy theo quy mô tổ chức, thông thường các tổ chức lớn sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm (dựa trên hoạt động, dựa trên chức năng và chiến lược) Vì vậy, đây là một phương pháp kiểm soát chi phí hiệu quả thông qua việc phối hợp các phân khúc hoạt động khác nhau trong đó nội dung thông tin và khái niệm kiểm soát là hữu ích trong việc thực thi kiểm soát với việc áp dụng trách nhiệm Nghiên cứu này chỉ dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp (các bài báo, sách và trang web được xuất bản) nơi các nguồn dữ liệu chính không được khái quát Vì vậy, kế

9 toán trách nhiệm không chỉ giúp kiểm soát mà còn trong việc lập kế hoạch cũng như ra quyết định

Một cách tiếp cận khác về góc độ lý thuyết xem KTTN là một đổi mới kỹ thuật hệ thống kế toán được thể hiện trong Nghiên cứu của Amanjeet Singh Bhandari, Satinder Jeet Kaur ( 2018) về kế toán trách nhiệm một đổi mới kỹ thuật hệ thống kế toán Cho rằng: KTTN là một trong những công cụ tốt nhất để quản lý chi phí được sử dụng rộng rãi trong tổ chức có phân cấp hoặc phân chia để giảm bớt khó khăn trong việc quản lý tổ chức Trong thực tế thực hiện các chỉ tiêu thường có sự sai lệch với dự toán Do đó, hành vi phân tích sai lệch như một công cụ quan trọng và hiệu quả của kế toán trách nhiệm KTTN như là công cụ để giải trình vấn đề này KTTN cũng được coi là một công cụ bởi vì đây là một hệ thống đo lường thành quả của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, trong hoạt động của doanh nghiệp giữa thực tế thường có độ lệch so với kế hoạch và có thể dễ dàng được báo cáo sớm nhất để có hành động khắc phục cho kế hoạch tương lai Các độ lệch chỉ có thể được biết khi hiệu quả được báo cáo và so sánh có thể được thực hiện với hiệu quả thực tế Do đó, hệ thống kế toán trách nhiệm tập trung vào các báo cáo hiệu quả được gọi là 'báo cáo trách nhiệm' cho từng bộ phận trách nhiệm.Các bộ phận bộ phận báo cáo trong thẩm quyền của mình, báo cáo được chuyển từ cấp dưới đến cấp trên Bài báo đưa ra ba mục tiêu nghiên cứu đó là:(i) để tìm ra những lợi ích có thể được lấy từ KTTN; (ii) nghiên cứu các kỹ thuật khác nhau của KTTN; (iii) nghiên cứu các yếu tố tạo nên hệ thống KTTN và hệ thống hiệu quả của kế toán Thì phải có các trung tâm đo lường trách nhiệm đó là trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư Qui trình thực hiện kế toán trách nhiệm được thực hiện theo 5 bước: Xác định các Trung tâm trách nhiệm; Phân quyền và trách nhiệm hoặc phân cấp; Kiểm soát đối tượng; Thiết lập tiêu chí đánh giá hiệu quả; Lựa chọn cơ sở phân bổ chi phí Lý do thực hiện hệ thống KTTN và đưa ra giới hạn của KTTN

Các Nghiên cứu này hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vai trò của KTTN trong tổ chức thể hiện ở cung cấp thông tin cho quản lý thông qua báo cáo quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động bằng hệ thống các chỉ tiêu có tầm quan trọng lớn trong quản lý, đánh giá sai lệch giữa thực tế và dự toán, đưa ra lý do thực hiện KTTN cũng như giới hạn của KTTN Đây là tài liệu có giá trị khoa học, là tài liệu thứ cấp cần được nghiên cứu và kế thừa trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, nghiên cứu này nhìn từ góc độ lý luận về khái niệm KTTN, vai trò KTTN cho tổ chức, kỹ thuật sử dụng trong KTTN và

KTTN là công cụ nhấn mạnh vào việc đánh giá hoạt động hơn quản lý chi phí sản xuất, nó bao quát một tổng thể bao gồm tất cả các khía cạnh của sản xuất, tiếp thị, hành chính và tài chính công việc trong một tổ chức bằng cách tận dụng "lập kế hoạch" và kỹ thuật

"kiểm soát" Vấn đề này trong các NHTMCP nói chung và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ

1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về kế toán trách nhiệm liên quan đến các các nhân tố ảnh hưởng ở nước ngoài

Nghiên cứu của Fowzia Rehana (2011 ) với công trình nghiên cứu “Sử dụng kế toán trách nhiệm và đo lường mức độ hài lòng của các tổ chức dịch vụ tại Bangladesh “ đăng trên tạp chí đánh giá quốc tế về nghiên cứu kinh doanh số 5 Tháng 9 Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát 88 tổ chức dịch vụ tại Bangladesh từ tháng 7-9/2010 gồm : ngân hàng (25), công ty cho thuê (15), tổ chức phi chính phủ (20), Công ty bảo hiểm (20) khác (8)với mục tiêu là đo lường mức độ hài lòng các yếu tố trong mô hình KTTN giữa các tổ chức dịch vụ tại Bangladesh có giống nhau hay không ? và xác định yếu tố ảnh đến sự hài lòng hệ thống KTTN Kết quả phân tích cho thấy có năm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hệ thống KTTN tại các tổ chức dịch vụ ở Bangladesh gồm trung tâm trách nhiệm, kỹ thuật đo lường hiệu suất, hệ thống khen thưởng, điểm chuẩn đo lường hiệu suất và phân công trách nhiệm trong đó yếu tố phân công trách nhiệm và hiệu suất, kỹ thuật đo lường và hệ thống khen thưởng có tầm quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hài lòng chung của hệ thống kế toán trách nhiệm Giới hạn của nghiên cứu này là thiếu sự xem xét chất lượng của các nhà quản lý và trình độ của họ và chỉ tập trung ở Bangladesh nếu nghiên cứu toàn cầu kết quả sẽ khác Đây là nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở Bangladesh là nước đang phát triển ở Nam Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về kinh tế, các chính sách về khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài, thương mại, dịch vụ, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Nghiên cứu này có giá trị khoa học và thực tiễn đây là tài liệu thứ cấp mà đề tài kế thừa để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu

Eman Al Hanini (2013) với công trình nghiên cứu “ Mức độ thực hiện các đặc điểm KTTN trong các ngân hàng ở Jordan”đăng trên tạp chí kinh doanh và quản lý

Châu Âu Vol 5 số 1 năm 2013 Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các kỹ thuật phân tích mô tả Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu, 55 phiếu hỏi được gửi đến cho nhân viên của các ngân

11 hàng Jordan từ các cấp hành chính khác nhau như các tổng giám đốc, người quản lý các phòng ban, trợ lý và người lao động để thu thập dữ liệu có 50 phiếu hợp lệ với mục tiêu là xác định mức độ thực hiện KTTN trong các ngân hàng Jordan Nghiên cứu kết luận rằng các ngân hàng Jordan cam kết áp dụng các yếu tố của KTTN liên quan đến việc phân chia cơ cấu tổ chức thành trung tâm trách nhiệm, thực hiện phân quyền của người quản lý của trung tâm trách nhiệm rõ ràng, chi phí và doanh thu cho các trung tâm chịu trách nhiệm theo khả năng của trung tâm, có sự liên kết của dự toán với trung tâm trách nhiệm, sử dụng dự toán để kiểm soát và đánh giá thành quả thông qua so sánh thành quả thực tế với kế hoạch cho từng trung tâm trách nhiệm, chuẩn bị các báo cáo phân tích sai lệch về thành quả thực tế của kế hoạch, sự tồn tại của hệ thống khen thưởng liên quan với kết quả của các trung tâm trách nhiệm nhưng các ngân hàng này không thực hiện một số nội dung chi tiết như: không có sự tham gia của các nhân viên của trung tâm trách nhiệm trong việc chuẩn bị dự toán của trung tâm , thiếu quan tâm thực hiện các khía cạnh phi tài chính, không phải tất cả trung tâm thực hiện một loại hoạt động Giới hạn của nghiên cứu này là cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ (50 mẫu) nên tính đại diện chưa cao Tuy nhiên nghiên cứu này có giá trị khoa học và thực tiễn đây là tài liệu thứ cấp mà đề tài kế thừa để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu Kế thừ thang đo của nghiên cứu này để xây dựng thang đo cho mô hình nghiên cứu trong đề tài

Mohammad Ebrahim Nawaiseh và các cộng sự (2014) thông qua công trình nghiên cứu ”Mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp

Jordan” “ đăng trên tạp chí những tiến bộ trong quản lý kinh tế & ứng dụng Vol 4, số

3, 123-138 Tác giả gửi câu hỏi đến 45 công ty cổ phần công nghiệp ở Jordan trong tổng số 80 vào năm 2013 thông qua kỹ thuật phân tích định lượng với mục tiêu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KTTN tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Jordan Kết quả chỉ ra rằng mô hình kế toán trách nhiệm tại các Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Jordan chịu sự tác động của các nhân tố : Trình độ của nhân viên kế toán, nhận thức của nhà quản lý, trở ngại khi áp dụng kế toán trách nhiệm Nghiên cứu này cở mẫu còn giới hạn (45 mẫu) tập trung vào cổ phần công nghiệp Jordan niêm yết tại thị trường chứng khoán Amman, các loại hình doanh nghiệp khác chưa được khảo sát Kế thừa nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu cho các loại hình doanh nghiệp khác chẳng hạn như tài chính, ngân hàng…

Ismara Arum Sari, Mekar Meilisa Amalia ( 2019) nghiên cứu về ảnh hưởng kế toán trách nhiệm và thực hiện chiến lược đối với hiệu quả của tổ chức Đăng trên tạp chí Sustainable Business Accounting and Management Review Volume 1 No 1 June 2019, 12-18 Nghiên cứu dùng phương pháp định lượng, mô hình nghiêc cứu với 2 biến độc lập là X1 là thực hiện kế toán trách nhiệm, X2 là thực hiện chiến lược, biến phụ thuộc

Các công trình nghiên cứu trong nước

1.2.1 Các nghiên cứu lý thuyết về KTTN trong nước

Nghiên cứu Phạm Văn Đăng (2011) bài viết trong tạp chí Kiểm toán nhà nước

Việt Nam “ Một số vấn đề về kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp niêm yết “ Tác giả nghiên cứu theo phương pháp định tính bài viết xoay quanh những nội dung cơ sở lý thuyết của kế toán trách nhiệm Theo tác giả KTTN là nội dung cơ bản của KTQT và

13 là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức KTTN chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải có sự phân quyền rõ ràng Đối tượng sử dụng thông tin của KTTN là các nhà quản trị cấp cao, cấp trung và cấp thấp KTTN được hình thành khi có sự phân cấp trong quản lý và có các trung tâm trách nhiệm, có 4 loại trung tâm trách nhiệm cơ bản là : trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư Giới hạn của nghiên cứu này là chỉ tạo nền tảng cơ sở lý luận về vấn đề kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp niêm yết Tuy nhiên đây là nghiên cứu có giá trị học thuật là tài liệu thứ cấp để đề tài tiếp cận và kế thừa

Nguyễn Thị Minh Phương ( 2013), Luận án tiến sĩ “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất Sữa Việt Nam”Với mục tiêu là xây dựng mô hình hệ thống KTTN cho loại hình doanh nghiệp đặc thù sản xuất sữa tại Việt Nam Tác giả phỏng vấn 20 nhà quản lý các cấp của các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam Kết quả cho rằng mô hình KTTN phải được xây dựng từ các trung tâm trách nhiệm, hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm đến hệ thống báo cáo tương ứng Ngoài ra tác giả cũng nêu ra việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) hay EVA vào để đánh giá thành quả Tuy nhiên, cũng chưa thật sự đầy đủ chi tiết và có hệ thống Tác giả chủ yếu nghiên cứu theo phương pháp định tính nên chưa chỉ rõ được mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Tuy nhiên, cũng chưa thật sự đầy đủ chi tiết và có hệ thống Tác giả chủ yếu nghiên cứu theo phương pháp định tính và thống kê mô tả nên chưa chỉ rõ được mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp sữa.Tuy nhiên đây là nghiên cứu có giá trị khoa học là tài liệu thứ cấp để đề tài tiếp cận và kế thừa

Nguyễn Hữu Phú (2014) luận án tiến sĩ “ Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc bộ giao thông vận tải” Nội dung nghiên cứu chính là tổ chức hệ thống kế toán KTTN cho các công ty xây dựng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm định tính và định lượng Tác giả khảo sát 7 tổng công ty xây dựng thuộc Bộ GTVT Tác giả cho rằng mô hình hệ thống kế toán trách nhiệm phải được thiết kế phù hợp với lĩnh vực xây dựng ở tổng công ty xây dựng có quy mô lớn, nhiều đơn vị thành viên, dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức hiện nay với mô hình công ty mẹ - con Nghiên cứu đã đề

14 xuất các định hướng, xác lập và vận hành mô hình kế toán trách nhiệm và đề xuất sử dụng mô hình KM – star để đánh giá thành quả trong các tổng công ty xây dựng Tuy nhiên, đề tài cũng mới chỉ dừng lại ở góc độ đề xuất, chưa đưa công cụ thống kê hiện đại để đánh giá mức độ các yếu tố của kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng Tuy nhiên, nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở góc độ đề xuất, chưa đưa công cụ thống kê hiện đại để đánh giá mức độ các yếu tố của kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng Nghiên cứu có giá trị khoa học là tài liệu thứ cấp để đề tài tiếp cận và kế thừa

Hồ Thị Mỹ Hạnh (2015) với đề tài “Kế toán trách nhiệm và mối quan hệ với cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp”, đăng trên tạp chí tài chính số 12/2014 Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa vấn đề phân cấp quản lý trong hệ thống kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Tác giả cũng đưa ra 2 mô hình, 1 mô hình cho công ty xăng dầu Nghệ An ( mô hình vừa và nhỏ), 1 mô hình cho tập đoàn xăng dầu ( Doanh nghiệp lớn) Song cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý đó chỉ là một phần trong hệ thống kế toán trách nhiệm Mối quan hệ giữa tổ chức quản lý doanh nghiệp với các trung tâm trách nhiệm chưa được tác giả đề cập Giới hạn nghiên cứu là cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý đó chỉ là một phần trong hệ thống kế toán trách nhiệm Mối quan hệ giữa tổ chức quản lý doanh nghiệp với các trung tâm trách nhiệm chưa được tác giả đề cập Tuy nhiên đây là nghiên cứu có giá trị học thuật là tài liệu thứ cấp để đề tài tiếp cận và kế thừa

Trần Trung Tuấn ( 2015) với luận án tiến sĩ “ nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam” Với nội dung nghiên cứu chính là tổ chức hệ thống kế toán KTTN cho các công ty xây dựng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững Tác giả kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng Tác giả chọn 74 doanh nghiệp sản xuất xi măng phân bố trên cả 3 miền : Bắc, Trung, Nam Tác giả đã chỉ ra việc áp dụng KTTN đối với các công ty cổ phần trong lĩnh vực xi măng ở Việt Nam với các nhân tố ảnh hưởng như: cơ cấu tổ chức, phần quyền quản lý, phân bổ chi phí và thu nhập, lập dự toán, dự toán để kiểm soát đánh giá, lập báo cáo, hệ thống khen thưởng, xây dựng nội dung kế toán trách nhiệm kết hợp với phương pháp kế toán chi phí ABC và thẻ điểm cân bằng (BSC) áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế như: tập trung vào phân tích chi phí là chủ yếu Trong khi đó, một hệ thống KTTN

15 thường có các trung tâm như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư Mỗi trung tâm đều là mắt xích quan trọng và có mối liên hệ với nhau Nếu chỉ chú trọng đến trung tâm chi phí là chưa đủ Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế như: tập trung vào phân tích chi phí là chủ yếu Trong khi đó, một hệ thống KTTN thường có các trung tâm như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư Mỗi trung tâm đều là mắt xích quan trọng và có mối liên hệ với nhau Nếu chỉ chú trọng đến trung tâm chi phí là chưa đủ Đây là nghiên cứu có giá trị khoa học là tài liệu thứ cấp để đề tài tiếp cận và kế thừa Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diện (2017) về “ Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các công ty cổ phần hiện nay - khung lý thuyết nghiên cứu tại Việt Nam” đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về kế toán – kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trang 636-642, quyển 2, NXB kinh tế TP Hồ Chí Minh Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp định tính Kết quả đã hệ thống cơ sở lý luận về khái niệm KTTN dưới nhiều góc nhìn khác nhau Đã hệ thống được các yếu tố cấu thành hệ thống KTTN khác nhau thông qua các bằng chứng nghiên cứu trong nước và thế giới, đã phân tích, đánh giá sự phù hợp của các mô hình làm cơ sở để so sánh và vận dụng ở Việt Nam hiện nay Giới hạn của nghiên cứu này là chỉ tạo nền tảng cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức KTTN và mới dừng lại ở tổng hợp, phân tích chưa đi vào đo lường mức độ tổ chức KTTN đến đâu cần phải thực nghiệm để đánh giá được mức độ tổ chức KTTN trong các công ty cổ phần Tuy nhiên đây là nghiên cứu có giá trị khoa học là tài liệu thứ cấp để đề tài tiếp cận và kế thừa

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diện, Lê Thị Quí và Lưu Anh Tú (2019 ) về “ Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Tây Nguyên” Đăng trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên lần 3, Phân Hiệu 3 Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum tháng 5 năm 2019 NXB Nông nghiệp, trang 676 – 685 Nghiên cứu dùng phương pháp định tính, đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTTN tại các DNSX trên địa bàn Tây Nguyên như sau: (1) Phân quyền nhà quản lý, (2)

Cơ cấu tổ chức, (3) Nhận thức của nhà quản lý, ( 4) Trình độ của nhận viên kế toán và

(5) Hệ thống khen thưởng Tuy nhiên nghiên cứu này chủ yếu chỉ đi vào nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động đến VDKTTN trong các DNSX trên địa bàn Tây Nguyên chưa đi vào khảo sát rộng rãi và kiểm định lại mô hình trong thực tế

Các nghiên cứu về lý thuyết KTNN trong nước đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đã đề cập đến các mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp với loại hình doanh nghiệp như tổng công ty, công ty cổ phần Khung lý thuyết về KTNN v.v .Đây cũng chính là những nội dung mà nghiên cứu kế thừa và tham khảo trong quá trình thực hiện nghiên cứu

1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về kế toán trách nhiệm ở trong nước

Tran Trung Tuan ( 2017), với nghiên cứu “ Vận dụng kế toán trách nhiệm để phát triển bền vững các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam: Một nghiên cứu thực nghiệm” đăng trên Economics World, Nov.-Dec 2017 Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng Tác giả sử dụng 64 câu hỏi khảo sát đến các doanh nghiệp duyệt may (may mặc) ở Việt Nam Kết quả là có 6 yếu tố: Phân chia cơ cấu tổ chức, phân quyền, sử dụng báo cáo, phân phối chi phí và doanh thu, lập dự toán ngân sách, sử dụng ngân sách dự toán tác động đến vận dụng KTTN trong các DN may mặc ở Việt Nam Đây là nghiên cứu thực nghiệm: Cở mẫu (64 mẫu) tập trung ở công ty dệt may (may mặc) Việt Nam Nghiên cứu kế thừa và đã chỉ ra sự phát triển của kế toán trách nhiệm, từ bốn yếu tố chính ban đầu (Don & Marynne, 2005) được phát triển thành bảy yếu tố (Gharayba et al., 2011) Sau đó, Hanini (2013) đã phát triển thành 43 thang đo phù hợp với bảy yếu tố Nghiên cứu sử dụng phương pháp dựa trên nội dung (cách tiếp cận của bảy yếu tố) và sử dụng (Hanini, 2013) 43 thang đo được phát triển dựa trên bảy yếu tố để thực hiện phân tích ứng dụng kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may của Việt Nam Giới hạn của nghiên cứu này là chỉ nghiên cứu cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam Do đó, nó sẽ không phản ánh được hết các đặc điểm của các DNSX tại Việt Nam Vì vậy, để kết quả mang tính khái quát, cần mở rộng mẫu ra các loại hình DNSX còn lại ở Việt Nam Tuy nhiên nghiên cứu có giá trị khoa học là tài liệu thứ cấp để đề tài tiếp cận và kế thừa về các thang đo của 7 yếu tố ứng dụng cho các NHTMCP vì các NHTMCP có nhiều điểm tương đồng với các công ty cổ phần ngành dệt may vì cùng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, theo luật doanh nghiệp và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành cũng như tập quán, văn hóa, thể chế cũng tương đồng

Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2018 ) với nghiên cứu “Nhân tố tác động đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam” đăng trên tạp chí công thương số 5+6 tháng 4/2018 Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm định tính và định lượng

Tác giả đã gửi 400 câu hỏi khảo sát từ tháng 1-3/2018 tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu này nhằm xây dựng, đánh giá và xác định các nhân tố tác động đến công tác tổ chức hệ thống KTTN tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy với

04 biến tương quan thuận tác động đến công tác tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo thứ tự quan trọng là: cơ cấu tổ chức, trình độ của nhân viên kế toán, phân quyền nhà quản lý, nhận thức nhà quản lý và 01 biến tương quan nghịch là: trở ngại khi thực hiện kế toán trách nhiệm Đây là nghiên cứu thực nghiệm: Cở mẫu tập trung ở công ty dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Với mô hình đơn giản, 1 biến phụ thuộc, 5 biến độc lập không có biến trung gian Chỉ đo lường ở ngành dệt may Tuy nhiên nghiên cứu có giá trị khoa học là tài liệu thứ cấp để đề tài tiếp cận và kế thừa

Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu

Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu về KTTN trên thế giới và Việt Nam cho

23 thấy kế toán trách nhiệm là công cụ kiểm soát rất hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp đã được các tác giả nước ngoài và trong nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau

*Nhân xét về kết quả nghiên cứu:

Nhóm các công trình nghiên cứu về các yếu tố kế toán trách nhiệm: các tác giả đề cập đến nội dung cấu thành của KTTN gồm cơ cấu tổ chức, phân quyền quản lý, các trung tâm trách nhiệm vai trò của KTTN trong tổ chức,

Nhóm các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến KTTN tác giả đề cập đến như: kế toán chi phí, nhân tố con người, dự toán, nhận thức nhà quản lý,trình độ nhân viên kế toán, hệ thống khen thưởng,

Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập đến phương pháp đo lường thành quả qua các chỉ tiêu : ROI, RI, ROS, EVA và thẻ điểm cân bằng (BSC) Trong đó MVA và BSC là chỉ số quan trọng nhất để đo lương thành quả

*Nhận xét về phương pháp nghiên cứu:

Nhìn chung các nghiên cứu trong và ngoài nước được tổng quan ở phần trên sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Trong phương pháp định tính: hầu hết các nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: như phương pháp tổng hợp và phân tích lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Kết hợp phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: điều tra, phương pháp chuyên gia

Trong nghiên cứu định lượng: các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở khảo sát, thống kê mô tả và sử dụng phần mềm excel và spss để thống kê, đo lường và kiểm định các giả thiết, mô hình tập trung vào lĩnh vực sản xuất là chủ yếu

Nhìn chung các nghiên cứu đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về hệ thống KTTN trong doanh nghiệp Các nghiên cứu phần lớn là nghiên cứu thực trạng về mô hình hệ thống KTTN tại các các doanh nghiệp đặc thù như sữa, bảo hiểm, xây dựng, dệt may Các tác giả cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KTTN như: cơ cấu tổ chức, nhận thức nhà quản lý, trình độ nhân viên kế toán, hệ thống khen thưởng, lập dự toán, hệ thống báo cáo, phân bổ chi phí và thu nhập tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất chưa đi nhiều vào loại dịch vụ, ngân hàng

Tóm lại thông qua tổng quan tài liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy tại Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng qua tìm hiểu chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu

24 một cách có hệ thống và toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng hệ thống KTTN tại các NHTMCP

Nhóm nghiên cứu kế thừa, vận dụng các nghiên cứu trước đây là vì:

Thứ nhất, KTTN là công cụ quản trị để kiểm soát các mặt hoạt động trong tổ chức, do đó đứng về góc độ quản trị thì cần phải nghiên cứu và vận dụng công cụ KTTN cho công tác quản trị không phân biệt loại hình doanh nghiệp nào Cho nên mỗi doanh nghiệp tiếp cận và khai thác công cụ quản trị này như thế nào? Việc tổ chức và xây dựng ở mức độ nào cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình, thì cần phải nghiên cứu và đo lường để có đánh giá cho phù hợp nhất từ đó vận dụng vào cho DN của mình là hết sức cần thiết

Thứ hai, đặc điểm của loại hình công ty cổ phần dù là loại hình sản xuất, hay thương mại, dịch vụ, ngân hàng thì về cấu trúc tổ chức cũng tương đồng nhau, dựa trên mức độ phân quyền để đánh giá thành quả hoạt động của từng bộ phận và toàn tổ chức

Thứ ba, thông tin cho công tác quản trị là hết sức cần thiết để kịp thời ra những quyết định tốt nhất để điều hành tổ chức một cách nhanh chóng và hiệu quả, thì KTTN cung cấp thông tin một cách hữu hiệu thông qua các báo cáo bộ phận và báo cáo tài chính và bất kỳ nhà quản trị nào cũng đều sử dụng thông tin này

Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy dù là ở quốc gia nào, hay khu vực nào trong và ngoài nước đều có tập trung vào nghiên cứu KTTN trên nhiều góc độ khác nhau nhưng đều có những điểm tương đồng này Chính vì vậy, qua tổng hợp, phân tích và đánh giá trên nhóm nghiên cứu tiếp tục kế thừa các nghiên cứu trước đây để vận dụng vào nghiên cứu tổ chức và xây dựng KTTN trong điều kiện thực tế tại các NHTMCP ở Bình Dương với phân tích hồi quy trong phân tích định lượng Đây chính là “ khoảng trống” trong nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu phát hiện ra để tiếp tục nghiên cứu Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN ở các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang là vấn đề hết sức cần thiết đang đặt ra Đề tài sẽ tiếp tục kế thừa những lý luận cơ bản về hệ thống KTTN trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng từ các công trình trước Qua đó nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số hàm ý quản trị và chính sách để hệ thống KTTN tại các NHTMCP được phù hợp và hiệu quả hơn

Chương 1 nhóm nghiên cứu đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó nhận xét được kết quả của các nghiên cứu đi trước tìm thấy được những mặt mạnh và mặt hạn chế đấy chính là lỗ hỏng mà đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu Đây chính là nền tảng cho nghiên cứu cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu trong chương 2

Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm

2.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm

Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về KTTN Đề tài hệ thống lại một số khái niệm cơ bản về KTTN như sau:

Các khái niệm về KTTN trên thế giới được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Tổng quan các khái niệm về KTTN trên thế giới

Tác giả Quan điểm về KTTN

“ KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi”

“ KTTN là Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức”

“KTTN là một bộ phận của kế toán quản trị mà liên quan đến việc kiểm soát, báo cáo về thu nhập và chi phí, trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra các quyết định trong hoạt động hàng ngày về các vấn đề đó”

David F.Hawkins và cộng sự (2004)

Kế toán trách nhiệm là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan, về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một công ty – những đơn vị trong tổ chức được đứng đầu bởi

27 những nhà quản lý có trách nhiệm cho kết quả hoạt động của đơn vị họ quản lý

“ KTTN là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc về ủy quyền và xác định trách nhiệm Quyền lực (sự ủy nhiệm) được giao phó theo trung tâm trách nhiệm và tính toán cẩn thận cho trung tâm trách nhiệm Theo hệ thống này, các nhà quản lý phải chịu trách nhiệm cho những hoạt động của các phân khu trong tổ chức Các phân khu này được goi là các bộ phận, chi nhánh hay khu vực”

“KTTN là một hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng”

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Các khái niệm về KTTN ở Việt Nam được trình bày ở bảng 2.2

Bảng 2.2 Tổng quan các khái niệm về KTTN ở Việt Nam

Tác giả Quan điểm về KTTN Đào Văn Tài và cộng sự (2003)

“ KTTN là một phương pháp kế toán thu thập và báo cáo các thông tin dự toán và thực tế về các đầu vào và đầu ra của các trung tâm trách nhiệm” Đoàn Ngọc Quế và cộng sự

“ KTTN là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức”

“ KTTN là là nội dụng cơ bản của kế toán quản trị là quá trình thu thập, tập hợp và báo cáo thông tin tài chính, phi tài chính được dùng để kiểm soát quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức”

“ KTTN là một hệ thống thông tin mà hệ thống thông tin này phân loại dữ liệu (thông tin có thể kiểm soát) theo các bộ phận chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của các bộ phận này theo doanh thu, chi phí và các nguồn lực tài chính, phi tài chính mà nhà quản lý được giao ở bộ phận này có thể kiểm soát”

“ KTTN là một hệ thống thông tin mà hệ thống thông tin được thiết lập dựa trên sự phân cấp, phân quyền cho các nhà quản trị,

28 các bộ phận trong tổ chức sử dụng hỗn hợp các phương pháp kế toán chi phí và phương pháp đánh giá thành quả để ghi nhận đo lường, đánh giá thành quả hoạt động đạt được trong tổ chức nhằm cung cấp thông tin tài chính, phi tài chính cho các nhà quản trị được giao quyền và trách nhiệm phù hợp ở bộ phận các trung tâm trách nhiệm nhằm kiểm soát các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp hoạt động theo đúng định hướng đã định”

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Thông qua việc tổng quan các khái niệm nghiên cứu về KTTN trên thế giới và Việt Nam Cho thấy có rất nhiều khái niệm về KTTN mỗi quốc gia, công ty nhìn nhận KTTN dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển Clive Emmanuel và cộng sự (1990) đưa ra khái niệm KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức, trong khi đó David F.Hawkins và cộng sự (2004) thì đưa ra khía niệm rộng hơn, cho rằng KTTN là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan và theo Nguyễn Thị Minh Phương (2013) cũng đồng quan điểm đó Hay khái niệm khác theo B.Venkatrathnam và Raji Reddy (2008) KTTN là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý dựa trên những nguyên tắc về ủy quyền và xác định trách nhiệm

Như vậy, KTTN là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức Quan điểm này của nhóm nghiên cứu đồng nhất với các tác giả Anthony A

Atkinson và cộng sự (2001) và Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2011) được cho là hoàn chỉnh, rõ ràng và sử dụng khá phổ biến

2.1.2 Bản chất của kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, do vậy quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark Young KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm đến từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức Nhằm cung cấp thông tin về chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động của từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức

Nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel cho rằng KTTN là một bộ phận của KTQT mà liên quan đến việc kiểm soát, báo cáo về thu nhập và chi phí trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hàng ngày về các vấn đề đó Nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-chant kế toán trách nhiệm là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi

Các lý thuyết nền tảng sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu

2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Theo Jensen and Mec-kling (1976) lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ sở hữu vốn của công ty và một bên khác là người quản lý -người đại diện thực hiện các quyết định của công ty Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này Lý thuyết đại diện xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện -agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định, định đoạt tài sản của công ty Đồng thời lý thuyết đại diện cũng cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong

33 mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty Bên cạnh mâu thuẫn giữa chủ thể và đại diện còn có mâu thuẫn giữa các cổ đông và chủ nợ, những chủ nợ cho công ty vay với mục đích là để chủ sở hữu công ty (cổ đông) đại diện họ đầu tư và đem lại lợi ích cho cả hai Tuy nhiên, khi cả hai bên đều mong muốn lợi ích tốt nhất cho mình mà không nghĩ đến lợi ích chung thì dễ dẫn đến xung đột Nên cần có một quy định, thống nhất, rõ ràng giữa nhà đầu tư (chủ nợ) với người đại diện (cổ đông)

Vận dụng lý thuyết vào mô hình nghiên cứu:

Lý thuyết đại diện giải thích cho việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NH TMCP khi mà ở đó có mối quan hệ hợp đồng giữa người chủ sở hữu và người quản lý (giải thích cho biến phụ thuộc là tổ chức và xây dựng KTTN trong mô hình nghiên cứu) Để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên thì cần phải thiết lập các nguyên tắc đó là:

Người quản lý DN phải sử dụng và cung cấp thông tin bởi hệ thống KTTN như: thông tin về đầu tư, doanh thu, chi phí, lợi nhuận thông qua các báo cáo bộ phận, để từ đó người chủ sở hữu đánh giá được trách nhiệm của người đại diện là các cấp quản lý trong ngân hàng có sử dụng nguồn lực của ngân hàng gắn với lợi ích của họ hay không Vận dụng để giải thích cho biến: Phân quyền quản lý và nhân thức nhà quản lý trong mô hình nghiên cứu

- Chính sách khen thưởng: được thỏa thuận thống nhất cả hai bên về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi để dung hòa lợi ích cho nhà quản lý nhân hàng và người chủ sở hữu Vận dụng để giả thích cho biến hệ thống khen thưởng trong mô hình nghiên cứu

Như vậy, trong mô hình nghiên cứu này lý thuyết đại diện giải thích cho biến phụ thuộc là tổ chức và xây dựng KTTN và 3 biến độc lập là: phân quyền quản lý, nhận thức của nhà quản lý và hệ thống khen thưởng của mô hình

2.2.2 Lý thuyết về mối quan hệ lợi ích- chi phí (cost benefit theory)

Theo Vũ Hữu Đức (2010) cho rằng lợi ích có được từ việc thông tin kế toán cung cấp phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp thông tin đó Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thông tin kế toán có thể phục vụ cho người sử dụng : là các bên liên quan, nhà đầu tư, và doanh Nghiệp, còn chi phí thì do người lập báo cáo thông tin kế toán gánh chịu Vì vậy luôn phải xem xét và cân nhắc mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra không được vượt quá lợi ích mang lại

Vận dụng lý thuyết vào mô hình nghiên cứu:

Lý thuyết quan hệ lợi ích- chi phí tác động đến việc tổ chức kế toán KTTN ở các NHTMCP thông qua hai nhân tố: mức chi phí cho việc tổ chức KTTN và lợi ích do thông tin KTTN mang lại cho ngân hàng Do đó đòi hỏi nhà quản trị phải có nhận thức thức đúng đắn biết rõ đơn vị mình cần nhu cầu thông tin ở mức độ nào để đầu tư một hệ thống KTTN cho thỏa đáng Do đó, trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sử dụng lý thuyết này để giải thích cho biến phụ thuộc là tổ chức và xây dựng KTTN và biến độc lập là nhận thức của nhà quản lý

2.2.3 Lý thuyết bất định của các tổ chức(Contingency theory of organizations):

Cho rằng một quy trình và cấu trúc hiệu quả của công ty là bất định trong bối cảnh của công ty (CIMA và Tiessen, 1978, 68), các yếu tố bất định tác động đến thiết kế của công ty cũng đồng thời tác động đến các công cụ kỹ thuật đánh giá trong hệ thống kế toán trách nhiệm (Otley, 1980) Theo Waterhouse và Tiessen (1983) đã chỉ ra rằng cấu trúc của công ty phụ thuộc vào công nghệ và môi trường hoạt động của công ty và sự hiệu quả của hệ thống KTTN lại phụ thuộc bất định vào cấu trúc của công ty

Vận dụng lý thuyết vào mô hình nghiên cứu:

Lý thuyết bất định của các tổ chức giải thích cho việc xây dựng hệ thống KTTN thích hợp với ngân hàng phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngân hàng và môi trường ngân hàng đó đang hoạt động Điều này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTTN khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các ngân hàng mà việc vận dụng KTTN vào ngân hàng phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngân hàng, từng khu vực, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô của ngân hàng, trình độ công nghệ và chiến lược tổ chức trong từng giai đoạn Vì vậy, trong mô hình nghiên cứu này, vận dụng lý thuyết bất định

35 để giải thích cho biến phụ thuộc là tổ chức và xây dựng KTTN và biến độc lập: cơ cấu tổ chức

Tóm lại, có thể thấy các lý thuyết nền trên đều được vận dụng trong nghiên cứu tổ chức KTTN trong các NH TMCP Trong mô hình của các NH TMCP thì các cổ đông bổ nhiệm hay chỉ định người khác để đại diện cho họ quản lý NH (lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan) và họ đều mong muốn, kỳ vọng làm sao tiết kiệm chi phí để tối đa hóa lợi ích ( lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí) Muốn vậy nhà quản lý phải tổ chức và quản lý ngân hàng phải hiệu quả, phải phân chia trách nhiệm, đánh giá, đo lường được trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận đó hiệu quả chưa Điều đó đòi hỏi nhà quản lý phải thiết lập hệ thống chỉ tiêu đo lường, thiết lập định mức, xây dựng dự toán, hệ thống báo cáo, sổ sách quản lý, phần mềm quản lý…không chỉ xuất phát từ nội tại bên trong ngân hàng mà còn bị chi phối bởi môi trường (lý thuyết bất định của các tổ chức) Do đó vận dụng các lý thuyết trên để làm nền tảng cơ sở giải thích cho các biến trong mô hình nghiên cứu

-Biến phân quyền quản lý -Biến nhận thức của nhà quản lý -Biến hệ thống khen thưởng

- Biến nhận thức nhà quản lý

- Biến trình độ nhân viên kế toán

Lý thuyết về mối quan hệ lợi ích- chi phí

Tổ chức và xây dựng KTTN trong NHTMCP

Lý thuyết bất định của các tổ chức

- Biến tổ chức và xây dựng KTTN

- Biến cơ cấu tổ chức

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN trong NH TMCP

Nguồn: tổng hợp của nhóm nghiên cứu

SƠ ĐỒ 2.1 VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT NỀN CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm trong NH TMCP

2.3.1 Nhân tố phân quyền quản lý

Theo N.J Gordon, (1963) và Eman Al Hanini (2013) cho rằng kế toán trách nhiệm phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp có phân quyền quản lý Hay nói cách khác việc tổ chức hệ thống KTTN trong các doanh nghiệp chịu tác động bởi nhân tố phân công trách nhiệm (Muhammad Shahin Miah và công sự (2015)) Cũng đồng nhất quan điểm này Owino, Philip; Munene, John C.; Ntayi, Joseph M., (2016) cũng cho rằng kế toán trách nhiệm tuân theo các mô hình phân cấp trong các trường đại học công lập Theo Trần Trung Tuấn (2015) phân quyền nhà quản lý được hiểu là sự ủy nhiệm quyền được ra quyết định trong một tổ chức bằng cách cho phép các nhà quản lý ở các cấp hoạt động khác được ra những quyết định trong phạm vi cấp mà mình có trách nhiệm Sự phân cấp quản lý giao việc ra quyết định đến cấp quản lý thấp nhất nhằm làm cho mọi quyết định đều được thực hiện Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường ( 2018); Nguyễn Thị Diện và Lê Thị Quí (2019)

Qua các nghiên cứu trên đều cho thấy để tổ chức hay vận dụng KTTN hiệu quả trong các NHTMCP thì phải phân quyền quản lý hay nói cách khác nhân tố phân quyền quản lý có ảnh hưởng đến việc tổ chức KTTN Vì vậy, đây là cơ sở nhóm nghiên cứu kế thừa và phát triển nhân tố này trong mô hình nghiên cứu Là vì, khi có sự phân cấp quản lý thì có sự phân chia quyền lực của cấp trên đối với cấp dưới sẽ xác định được quyền hạn và trách nhiệm ở mỗi cấp rõ ràng, nên có cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải nằm trong tầm kiểm soát của nhà quản trị theo sự phân cấp từ cao đến thấp Phân cấp quản lý vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy sự hình thành KTTN Như vậy, phân quyền quản lý là cơ sở của phân cấp quản lý tài chính Việc giao quyền cho cấp dưới luôn đi kèm theo trách nhiệm trong quản lý tài chính ứng với sự phân quyền đó Có thể hiểu rằng phân cấp quản lý tài chính là sự giao quyền về quản lý tài chính cho cấp dưới trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm mỗi cấp Nội dung của phân cấp quản lý tài chính được thể hiện qua các mặt như: phân cấp về quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng các tài sản; quyền và trách nhiệm về huy động vốn; quyền

37 về phân phối kết quả hoạt động kinh doanh; quyền và nghĩa vụ về tài chính với cấp trên, với nhà nước Tùy theo điều kiện về quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, về địa bàn hoạt động của các đơn vị trực thuộc mà mức độ phân cấp quản lý tài chính qua các nội dung trên ở các đơn vị cũng khác nhau Như vậy, trong các NHTMCP mức độ phân quyền nhà quản lý cao hay thấp sẽ quyết định bộ máy được tổ chức như thế nào: tập trung, phân tán hay vừa tập trung vừa phân tán Sự phân cấp không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin của các NHTMCP mà còn đặt ra nhu cầu cần phải kiểm tra

Kết quả nghiên cứu Joseph P Vogel (1962) kế toán trách nhiệm được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp; Martin N Kellogg (1962) sự phát triển của kế toán trách nhiệm luôn gắn với cơ cấu tổ chức; N.J Gordon (1963) kế toán trách nhiệm phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp có tổ chức và Eman Al Hanini (2013) đều cho thấy cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến tổ chức KTTN Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường ( 2018) có hệ số β=0,604; Trần Trung Tuấn (2015) có hệ số β=0,155; Nguyễn Thị Diện và Lê Thị Quí (2019) có hệ số tuyệt đối β=0,263, số tương đối 24.81%, và Hồ Thị Mỹ Hạnh đều cho thấy Cơ cấu tổ chức tác động thuận đến KTTN

Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu kế thừa và phát triển nhân tố cơ cấu tổ chức từ các nghiên cứu trước vào mô hình nghiên cứu Bởi vì, để quản trị, điều hành mọi hoạt động trong NHTMCP, cần có một bộ máy gồm các cấp, các khâu, các bộ phận liên kết và phụ thuộc với nhau theo quan hệ dọc và ngang, có những chức năng, quyền hạn và trách nhiệm xác định Cơ cấu tổ chức bộ máy đó là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá và có những trách nhiệm quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của NH Bên cạnh đó các bộ phận cần sự hỗ trợ chia sẻ thông tin qua lại lẫn nhau giữa các nhân viên, giữa cấp trên và cấp dưới cũng là tiền đề tốt cho việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP

2.3.3 Nhận thức của nhà quản lý

Theo Mohammad Ebrahim Nawaiseh & et al(2014) cho rằng nhà quản lý có nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của KTTN thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KTTN mới có chất lượng và hiệu quả Lợi ích của hệ thống KTTN mang lại chính là

38 làm tăng khả năng trách nhiệm pháp lý nhà quản lý và góp phần làm tăng năng suất lao động Khi người quản lý có nhận thức được lợi ích của KTTN, có nhu cầu cao về việc vận dụng KTTN, đánh giá cao về tính hữu ích các công cụ kỹ thuật KTTN, có trách nhiệm với hệ thống KTTN và được thông báo về hệ thống KTTN để điều hành doanh nghiệp càng cao Kế thừa và phát triển nhân tố nhận thức nhà quản lý từ các nghiên cứu trước vào mô hình nghiên cứu Bởi vì: Chính sự hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTTN mới giúp cho người chủ/người điều hành NH phát sinh nhu cầu về việc vận dụng KTTN vào NH mình, giúp họ đánh giá cao Như vậy, nhận thức của nhà quản lý có tầm quan trọng cho việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP

Kiểm soát là chức năng quan trọng của nhà quản lý nhằm thu thập thông tin về các quá trình, hiện tượng đang diễn ra trong một tổ chức Tính chất quan trọng của kiểm soát được thể hiện ở cả hai mặt Một mặt, kiểm soát là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh Mặt khác, thông qua kiểm soát, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được sai sót có thể nảy sinh Thông thường, người ta chỉ nhấn mạnh đến ý nghĩa thứ nhất (phát hiện sai sót) của kiểm soát vì cho rằng mọi hoạt động đều không tránh khỏi sai sót và kiểm soát là bước cuối cùng để hạn chế tình trạng này Điều đó đúng, nhưng chưa đủ, vì trong thực tế, kiểm soát có tác động rất mạnh đến các hoạt động Một công việc, nếu không có kiểm soát sẽ chắc chắc nảy ra nhiều sai sót hơn nếu được theo dõi, giám sát thường xuyên Điều đó khẳng định rằng kiểm soát không chỉ là giai đoạn cuối cùng trong quá trình hoạt động của hệ thống hoặc là khâu sau cùng của chu trình quản lý (từ lập kế hoạch đến tổ chức lãnh đạo) Kiểm tra cũng không phải là hoạt động đan xen mà là một quá trình liên tục về thời gian và bao quát về không gian Nó là yếu tố thường trực của nhà quản lý ở mọi lúc, mọi nơi

Theo Ismara Arum Sari, Mekar Meilisa Amalia ( 2019) người quản lý cần xây dựng kiểm soát để đảm bảo chiến lược theo hiệu quả dự kiến, đó là một quá trình mà các nhà quản lý có thể tác động đến các thành viên khác trong tổ chức để thực hiện kế hoạch Điều này kiểm soát là theo lý thuyết quyết định Bayes Vấn đề là việc thực hiện chiến lược của công ty sẽ đảm bảo rằng một công ty có quyền kiểm soát chiến lược, giữ cho công ty theo đúng định hướng và dự kiến các sự kiện có thể xảy ra Kiểm soát quan tâm đến khuyến khích người lao động tập trung vào những vấn đề quan trọng của tổ

39 chức, làm việc cùng nhau để khai thác các cơ hội có thể giúp tổ chức hoạt động tốt hơn Thông qua đánh giá hoạt động đã làm và so sánh với kế hoạch đã đề ra và điều chỉnh để hoạt động đi vào đúng quỹ đạo Quá trình kiểm soát cho phép nhà quản lý giám sát hoạt động đang diễn ra trong tổ chức, đặt nền tảng quan trọng cho quá trình ra quyết định Nhờ vào kiểm soát nhà quản lý giám sát và điều tiết tính hiệu quả và hiệu lực của một tổ chức và các thành viên trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

2.3.5 Trình độ của nhân viên kế toán

Theo Mohammad (2104) nguồn lực nhân sự luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành bại của các DN Do đó tổ chức và xây dựng KTTN vào NH tất nhiên cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nguồn lực nhân sự, mà cụ thể là trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán Đây là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai và vận dụng KTTN, nên nếu trình độ chuyên môn về kế toán chung và KTTN nói riêng không đáp ứng yêu cầu sẽ khiến cho việc tổ chức và xây dựng KTTN trong NH sẽ không thực hiện được, hoặc thực hiện nhưng không hiệu quả Do đó trình độ nhân viên kế toán càng cao dẫn đến khả năng thành công cao khi tổ chức và xây dựng KTTN trong NH Trình độ nhân viên kế toán được thể hiện thông qua hệ thống bằng cấp do các trường Đại học, Cao đẳng (chuyên nghiệp và dạy nghề) phát hành gồm bằng cử nhân, chứng chỉ trung cấp, cao đẳng nghề trong nước và các chứng chỉ nghề nghiệp đặc thù của ngành kế toán như chứng chỉ Kế toán trưởng, CPA, ACCA, CMA Kế thừa và phát triển nhân tố này cho mô hình nghiên cứu Vì đối với các NHTMCP để vận dụng tốt KTTN thì cần phải có một nguồn nhân lực cho bộ phận kế toán đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sự hiểu biết về công cụ KTTN để có thể vận dụng tốt vào trong công tác quản lý và điều hành

Theo Fowzia Rehana(2011), Eman Al Hanini (2013) và Trần Trung Tuấn (2015) để có thể thực hiện thành công hệ thống kế toán trách nhiệm đòi hỏi các DN phải có hệ thống khuyến khích khen thưởng phù hợp cho từng thành quả của các trung tâm trách nhiệm để góp phần làm tăng hiệu quả hoàn thành công việc trong các trung tâm trách nhiệm tương ứng Khi các NHTMCP có hệ thống khen thưởng hợp lý, linh hoạt phối hợp nhiều công cụ khen thưởng cả về tinh thần và tài chính động viên được cả vật chất lẫn tinh thần của nhân viên, gắn khen thưởng với đánh giá trách nhiệm của các cấp quản

40 lý điều này làm tăng hiệu quả làm việc, xóa bỏ tình trạng trì trệ, phát huy tính sáng tạo, dân chủ trong hoạt động kinh doanh của NH Kế thừa và vận dụng nhân tố này vào mô hình nghiên cứu là vì nếu NH có hệ thống khen thưởng tốt sẽ thì cũng phải có hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng đi kèm với chính sách khen thưởng thì mới giúp NH tăng trưởng bền vững.

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Giả thuyết của mô hình

H1: Phân quyền quản lý có tác động cùng chiều đến khả năng tổ chức và xây dựng KTTN

H2: Cơ cấu tổ chức có tác động cùng chiều đến khả năng tổ chức và xây dựng KTTN

H3: Nhận thức của nhà quản lý có tác động cùng chiều đến khả năng tổ chức và xây dựng KTTN

H4: Kiểm soát có tác động cùng chiều đến khả năng tổ chức và xây dựng KTTN

H5:Nhận thức của người làm kế toán có tác động cùng chiều đến khả năng tổ chức và xây dựng KTTN

H6: Hệ thống khen thưởng có tác động cùng chiều đến khả năng tổ chức và xây dựng KTTN

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: đề xuất của nhóm nghiên cứu

Tổ chức và xây dựng KTTN

Các yếu tố nhân khẩu học

- Hệ thống thông tin kế toán

Trình độ nhân viên kế toán

Phân quyền nhà quản lý

Nhận thức nhà quản lý

Mô hình nghiên cứu chính thức được xây dựng trên kết quả của nghiên cứu định tính gồm 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc Các nhân tố trong mô hình chính thức là: Phân quyền nhà quản lý, cơ cấu tổ chức, nhận thức nhà quản lý, kiểm soát, trình độ nhân viên kế toán, hệ thống khen thưởng

Chương 2 đề tài đã khái quát được những nét cơ bản về kế toán trách nhiệm như: khái niệm, bản chất và vai trò của kế toán trách nhiệm; một số lý thuyết nền cho quá trình nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN Với cách tiếp cận thực nghiệm cho nghiên cứu vì thế chương 2 chủ yếu tập trung tiếp các lý thuyết nền để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biến của mô hình Tại đây nghiên cứu tập trung vào phân tích mối quan hệ Lý thuyết đại diện; Lý thuyết mối quan hệ lợi ích – chi phí; Lý thuyết bất định của tổ chức Từ những kết quả phân tích nền tảng kết hợp những kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước; nhóm nghiên cứu giải thích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN làm cơ sở để đề xuất mô hình lý thuyết Từ đó làm cơ sở để xây dựng phương pháp nghiên cứu ở chương 3:

Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng trong đo lường các khái niệm nghiên cứu

3.1.1.1 Nghiên cứu thăm dò xác định các nhân tố tác động

Nghiên cứu thăm dò, quá trình nghiên cứu có thể được phân loại thành: Nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích (Reynolds, 1971) Nghiên cứu thăm dò, cũng giống như từ của nó, được thiết kế để cho phép các nhà nghiên cứu khám phá một hiện tượng (Reynolds, 1971; Eriksson & Wiedersheim-Paul, 1997) Loại nghiên cứu này được thực hiện khi lĩnh vực nghiên cứu là quá lớn hoặc khi các vấn đề nghiên cứu là khó khăn để hạn chế (Eriksson & Wiedersheim-Paul, 1997) Để có thể đạt được mục tiêu phát triển các ý tưởng gợi ý, nghiên cứu này phải linh hoạt và mục tiêu là có thể cung cấp hướng dẫn cho các thủ tục được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo nghiên cứu mô tả (Reynolds, 1971) Do vậy, với đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu thăm dò với 2 mục tiêu chính như sau:

(1) Nhằm xác định và lựa chọn các nhân tố cơ bản tác động việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP để phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp theo

(2) Thăm dò các phản ứng, thái độ và ý kiến đóng góp của: Chuyên gia làm công tác quản lý ngân hàng lâu năm trong ngành ( Ban giám đốc, các trưởng/phó phòng ban, kế toán trưởng và kế toán viên của ngân hàng); các chuyên gia giảng dạy chuyên ngành

44 kế toán, kiểm toán có kinh nghiệm …về các câu hỏi và cách đặt vấn đề của cuộc điều tra; để có được các điều chỉnh, hoàn thiện trước khi triển khai chính thức

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu dựa vào nghiên cứu đã có trong nước và thế giới như trình bày ở chương 2 Các thang đo này được hiệu chỉnh phù hợp với NHTMCP tại Bình Dương Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo định danh ( danh nghĩa) cho nghiên cứu sơ bộ để đo lường độ phân tán của các biến quan sát với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia Còn trong nghiên cứu chính thức thì nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp thang đo định danh, thang đo thứ tự về trình độ, độ tuổi và thang đo Likert 5 bậc trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP: Thực nghiệm trên địa bàn Bình Dương

Các thang đo trong nghiên cứu này lần lượt như sau:

* Thang đo biến phụ thuộc : Tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP dựa vào những nội dung KTTN được trình bày ở chương 2 Do đó thang đo biến phụ thuộc cũng được xây dựng được vào nội dung này

- Thang đo : Tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP gồm 4 biến sát như sau:

Thang đo Tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP

 Khả năng tổ chức phân cấp quản lý trong KTTN

 Khả năng tổ chức và xây dựng các trung tâm trách nhiệm trong KTTN

 Khả năng tổ chức và xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá thành quả các trung tâm trong KTTN

 Khả năng xây dựng và tổ chức báo cáo để đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm trong KTTN

Nguồn: tác giả tổng hợp

* Thang đo biến độc lập :

- Thang đo 1: Phân quyền nhà quản lý gồm 7 biến quan sát như sau:

Thang đo phân quyền nhà quản lý

 Nhà quản lý phân chia công việc nhiệm vụ cụ thể

 Nhà quản lý có quyền ban hành văn bản có thẩm quyền ra quyết định của trung tâm mình quản lý

 Nhà quản lý được mô tả và xác định trách nhiệm, thẩm quyền rõ ràng

 Trình độ nhân viên có chuyên môn phù hợp

 Nhà quản lý có thời gian phù hợp để thực hiện công việc của mình

 Trách nhiệm giải trình của nhân viên

 Nhà quản lý chịu trách nhiệm báo cáo thành quả hoạt động của trung tâm mình

- Thang đo 2 : Cơ cấu tổ chức gồm 6 biến quan sát như sau:

Thang đo cơ cấu tổ chức

 Phân chia cơ cấu tổ chức

 Mối quan hệ phối hợp giữa các trung tâm trách nhiệm

 Có người quản lý trung tâm trách nhiệm

 Mỗi trung tâm trách nhiệm có kiểu hoạt động riêng

 Mỗi trung tâm trách nhiệm có những hoạt động đặc trưng

 Mô tả trung tâm trách nhiệm rõ ràng

- Thang đo 3 : Nhận thức của nhà quản lý gồm 4 biến quan sát như sau

Thang đo nhận thức của nhà quản lý

 Nhà quản lý được thông báo về hệ thống KTTN

 Nhà quản lý nhận thức được lợi ích của KTTN

 Nhà quản lý có nhu cầu cao về việc vận dụng KTTN

 Nhà quản lý đánh giá cao về tính hữu ích các công cụ kỹ thuật KTTN

- Thang đo 4: Kiểm soát gồm 5 biến quan sát như sau:

 Kiểm soát nội bộ được tổ chức thường xuyên

 Kiểm soát nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận khác

 Mọi hoạt động đều được kiểm soát cấp bởi cấp trên

 Quy trình kiểm soát được tổ chức rõ ràng

 Thủ tục kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đáp ứng yêu cầu

- Thang đo 5 : Trình độ của nhân viên kế toán gồm 4 biến quan sát như sau

Thang đo Trình độ nhân viên kế toán

 Nhân viên kế toán có trình độ cao đẳng

 Nhân viên kế toán có trình độ cử nhân

 Nhân viên kế toán có trình độ sau đại học

 Nhân viên kế toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp trong nước và quốc tế ( ACCA, CMA )

- Thang đo 6 : Hệ thống khen thưởng gồm 6 biến quan sát như sau:

Thang đo Hệ thống khen thưởng

 Khen thưởng vật chất nhân viên hoàn thành

 Xem xét định kỳ hệ thống khen thưởng

 Khen thưởng làm tăng hiệu quả làm việc

 Khen thưởng dựa vào căn cứ khách quan, phù hợp với trách nhiệm

 Khen thưởng tinh thần nhân viên hoàn thành

 Nhân viên hài lòng về hệ thống khen thưởng

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp 3.1.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Để thiết kế bảng câu hỏi nhóm nghiên cứu dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu và nội dung các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó; Trong nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP: Nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tiếp theo nhóm nghiên cứu phát thảo nội dung bảng câu hỏi: Tương ứng với từng nội dung cần nghiên cứu, phát thảo các câu hỏi cần đặt ra Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một cách hợp lý Sau đó, chọn dạng cho câu hỏi: trong nghiên cứu sơ bộ nhóm nghiên cứu sử dụng câu hỏi dạng thang đo định danh Còn trong nhiên cứu chính thức thì tác giả sử dụng kết hợp dạng câu hỏi của thang đo định danh, thang đo thứ tự về trình độ, độ tuổi và thang đo Likert với 5 bậc thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình

3.1.1.4 Triển khai nghiên cứu sơ bộ

Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được nhóm nghiên cứu chuẩn bị từ trước nhằm yêu cầu các chuyên gia cho biết ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP: Nghiên cứu thực nghiệm

47 trên địa bàn tỉnh Bình Dương Thông qua việc tham khảo lý thuyết đại diện, lý thuyết về mối quan hệ lợi ích- chi phí, lý thuyết bất định của các tổ chức và một số công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây đã trình bày ở chương 1

Sau khi tổng hợp ý kiến chuyên gia, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đối chiếu với các kết quả tổng hợp nghiên cứu có liên quan trên thế giới, Việt Nam và sẽ thảo luận với các chuyên gia để đi đến thống nhất cao về việc bổ sung, hiệu chỉnh và giữ lại những nhân tố được cho là phù hợp nhất đối với đặc thù các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cuối cùng nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp các ý kiến và gửi email cho các thành viên tham dự để thống nhất ý kiến lần cuối, từ đó làm cơ sở để hoàn thiện các thành phần của bảng câu hỏi cũng như thang đo các nhân tố Bảng câu hỏi nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP trước khi gửi đến những nhà quản lý NH, các trưởng/phó phòng ban, ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ của NH, kế toán trưởng, kế toán viên ở ngân hàng để khảo sát sẽ được tham khảo ý kiến các chuyên gia một lần nữa để kiểm tra lại và thống nhất về ngôn ngữ trình bày

Ban đầu, Nhóm nghiên cứu đề xuất 5 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc, qua thảo luận ý kiến của 7 chuyên gia kết quả đề xuất mô hình ban đầu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN tại các NHTMCP đều được các chuyên gia nhận định đúng với nghiên cứu trước đây, các chuyên gia còn cho rằng mỗi đơn vị có đặc thù riêng nhưng để tổ chức và xây dựng hệ thống KTTN được hoàn thiện thì các nhân tố có mức độ ảnh hưởng hưởng khác nhau, riêng đối với NH là loại hình DN đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Vì vậy các chuyên gia cho rằng cần đưa thêm nhân tố “kiểm soát” vào mô hình nghiên cứu (Kết quả thảo luận chuyên gia ở phụ lục 03) Ý kiến các chuyên gia cũng phù hợp với nhận định của nhóm nghiên cứu đối với hoạt động của NH cần phải tăng cường kiểm soát để giảm thiểu rủi ro

Do đó mô hình nghiên cứu được điều chỉnh thành 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc và đề xuất 32 biến quan sát Tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia về các biến quan sát, kết quả các chuyên gia thống nhất với nhóm nghiên cứu là mô hình gồm: 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc với 32 biến quan sát như sau:

Bảng 3.1 Bảng thang đo chính thức

Nhân tố ảnh hưởng Mã hóa H1: Thang đo phân quyền nhà quản lý (Fowzia Rehana, 2011; Eman Al Hanini ,

2013; Hồ Thị Mỹ Hạnh, 2015; Trần Trung Tuấn, 2015; Trần Văn Tùng và cộng sự 2018; Nguyễn Thị Diện và Lê Thị Quí, 2019; Ngoc Tien Nguyen, Thi Le Hang Nguyen and Duc Cuong Pham, 2019)

1 Nhà quản lý phân chia công việc nhiệm vụ cụ thể

Nhà quản lý có quyền ban hành văn bản có thẩm quyền ra quyết định của trung tâm mình quản lý

3 Nhà quản lý được mô tả và xác định trách nhiệm, thẩm quyền rõ ràng

4 Trình độ nhân viên có chuyên môn phù hợp

5 Nhà quản lý có thời gian phù hợp để thực hiện công việc của mình

6 Trách nhiệm giải trình của nhân viên

7 Nhà quản lý chịu trách nhiệm báo cáo thành quả hoạt động của trung tâm mình

H2: Thang đo cơ cấu tổ chức ( Eman Al Hanini , 2013; Hồ Thị Mỹ Hạnh, 2015;

Trần Trung Tuấn, 2015; Trần Văn Tùng và cộng sự 2018; Nguyễn Thị Diện và Lê Thị Quí, 2019; Ngoc Tien Nguyen, Thi Le Hang Nguyen and Duc Cuong Pham, 2019)

Phân chia cơ cấu tổ chức thành mỗi trung tâm trách nhiệm có kiểu hoạt động riêng

2 Mối quan hệ phối hợp giữa các trung tâm trách nhiệm

3 Có người quản lý trung tâm trách nhiệm

Mỗi trung tâm trách nhiệm có những hoạt động đặc trưng, mô tả rõ ràng

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTNN trong các NHTMCP thông qua sách, báo, tạp chí, tài liệu trong nước và nước ngoài phân tích hệ thống cơ sở lý luận, các lý thuyết nền, tham khảo các mô hình lý thuyết thực

1 Kiểm soát nội bộ được tổ chức thường xuyên KS1

2 Kiểm soát nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận khác KS2

3 Mọi hoạt động đều được kiểm soát cấp bởi cấp trên KS3

4 Quy trình kiểm soát được tổ chức rõ ràng KS4

5 Thủ tục kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đáp ứng yêu cầu KS5

H5: Thang đo trình độ nhân viên kế toán

1 Nhân viên kế toán có trình độ cao đẳng TDNVKT1

2 Nhân viên kế toán có trình độ cử nhân TDNVKT2

3 Nhân viên kế toán có trình độ sau đại học TDNVKT3

Nhân viên kế toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp trong nước ( kế toán trường, giám đốc tài chính) và quốc tế (

H6: Thang đo hệ thống khen thưởng

1 Khen thưởng vật chất và tinh thần nhân viên hoàn thành HTKT1

2 Xem xét định kỳ hệ thống khen thưởng HTKT2

Khen thưởng dựa vào căn cứ khách quan, phù hợp với trách nhiệm HTKT3

4 Nhân viên hài lòng về hệ thống khen thưởng , làm tăng hiệu quả làm việc HTKT4

Thang đo khả năng tổ chức và xây dựng KTTN trong các NH TMCP ở Bình Dương

1 Khả năng tổ chức phân cấp quản lý trong KTTN KNTCXD1

2 Khả năng tổ chức và xây dựng các trung tâm trách nhiệm trong

3 Khả năng xây dựng chỉ tiêu để đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm trong KTTN KNTCXD3

4 Khả năng xây dựng và tổ chức báo cáo để đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm trong KTTN KNTCXD4

53 nghiệm xây dựng mô hình và các giả thiết nghiên cứu Xác định các nhân tố, mức độ ảnh hưởng, kiểm định mô hình hồi quy của các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTNN trong các NHTMCP Quy trình nghiên cứu (hình 3.1)

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: nghiên cứu của nhóm tác giả

Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan;

Thảo luận tay đôi chuyên gia;

Thảo luận nhóm chuyên gia

( 7 chuyên gia) Nghiên cứu thăm dò các yếu tố tác động

Xây dựng mô hình và các giả thiết nghiên cứu

Xác định mẫu nghiên cứu

Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi

Triển khai thu thập dữ liệu

Phân tích và xử lý số liệu:

Phân tích độ tin cậy thang đo Phân tích nhân tố khám phá Phân tích tương quan

Phân tích mô hình hồi quy Kiểm định mô hình hồi quy

Thực hiện nghiên cứu

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Để kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả đã tính toán hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao Theo Nunnally & Burnstein(1994), hệ số tương quan các biến sẽ có các mức độ phân loại như sau: ± 0.01 đến ± 0.1: Mối tương quan quá thấp, không đáng kể ± 0.2 đến ± 0.3: Mối tương quan thấp ± 0.4 đến ± 0.5: Mối tương quan trung bình ± 0.6 đến ± 0.7: Mối tương quan cao ± 0.8 trở lên: Mối tương quan rất cao

Trong đó các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo

3.3.2 Phân tích các nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau Phép phân tích nhân tố của các khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin) Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu Đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích

55 nhân tố Rút trích nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thực hiện với phép quay Varimax và phương pháp trích nhân tố Principle components Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến Hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố bằng hoặc lớn 0.5 mới có ý nghĩa

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, tác giả sẽ xem xét lại mô hình nghiên cứu giả thiết, cân nhắc việc liệu có phải điều chỉnh mô hình hay không, thêm, bớt các nhân tố hoặc các giá trị quan sát của các nhân tố hay không?

3.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thiết

3.3.3.1 Xây dựng phương trình hồi quy

Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lý chạy hồi quy tuyến tính bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS) bằng cả hai phương pháp Enter và phương pháp Stepwise

3.3.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Sau khi xây dựng được mô hình hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất Để đảm bảo sự tin cậy của mô hình xây dựng, tác giả tiến hành kiểm định sự thỏa mãn của các giả thuyết của phương pháp OLS Bao gồm:

- Hiện tượng phương sai phần dư thay đổi: Tác giả sử dụng tương quan hạng Spearman để kiểm định giả thuyết phương sai phần dư thay đổi

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình: Đa cộng tuyến là một hiện tượng trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin giống nhau và rất khó tách ảnh hưởng của từng biến một Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 2 nghĩa là các biến độc lập không có tương quan tuyến tính với nhau

- Kiểm định hiện tượng phương sai các sai số thay đổi: Phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của các số hạng này không giống nhau Khi phương sai của các sai số thay đổi thì các ước lượng của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy Nếu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đoán thì có khả năng giả thuyết phương sai không đổi bị vi phạm

- Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Đây là một dạng vi phạm các giả thuyết cơ bản số hạng nhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo và ước lượng vẫn không thiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả Trong trường hợp đó, kiểm định Durbin-Watson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất

Sau khi kiểm tra kết quả cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm thì có thể kết luận ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả Các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy

3.3.3.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 95%, giá trị p-value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu Đối với các kiểm định sự khác nhau giữa các tổng thể con trong nghiên cứu ta sử dụng kiểm định T-test và phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định, kiểm định này cũng sử dụng việc so sánh trực tiếp giá trị p-value tương ứng Để xem xét sự phù hợp dữ liệu và sự phù hợp của mô hình ta sử dụng hệ số R-square, thống kê t và thống kê F để kiểm định Để đánh giá sự quan trọng của các nhân tố ta xem xét hệ số Beta tương ứng trong phương trình hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu

Trên cơ sở xác định được 6 nhân tố ở Chương 2; Chương 3 này nhóm nghiên cứu chọn phương pháp nghiên cứu cho 6 nhân tố đã lựa chọn thực hiện qua các bước như sau: Lựa chọn mẫu nghiên cứu, xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN tại các NHTMCP thông qua sách, tạp chí, tài liệu trong nước và nước ngoài hệ thống cơ sở lý luận, tham khảo các mô hình lý thuyết thực nghiệm xây dựng mô hình và các giả thiết nghiên cứu, sau đó lấy ý kiến chuyên gia để hiệu chỉnh lại thang đo Xác định các nhân tố, mức độ ảnh hưởng, kiểm định mô hình hồi quy của các nhân tố ảnh hưởng đến đến việc tổ chức và xây dựng KTTN tại các NHTMCP bao gồm: (1) phân quyền quản lý ; (2) cơ cấu tổ chức;

(3) nhận thức nhà quản lý; (4) Kiểm soát (5) trình độ nhân viên kế toán; (6) hệ thống khen thưởng là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN tại các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Giới thiệu đặc điểm mẫu khảo sát

Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.694,64 km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý từ 10o 52' 00'' đến 11o 30' 00'' vĩ độ Bắc và từ 106o 20' 00" đến 106o 57' 00" kinh độ Đông

Hình 4.1 Bản đồ địa lý tỉnh Bình Dương

Nguồn:http://diego-rivera.com/dac-diem-tu-nhien-bieu-thi-qua-ban-do-tinh-binh- duong

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh (Địa chí Bình Dương, Tập 1,

NXB Chính trị Quốc gia, 2010) Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 2.426.561 người, mật độ dân số 628 người/km² Trong đó dân số nam đạt 1.220.006, dân số nữ đạt 1.206.555 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 4,93

‰ Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 1.937.759 người, chiếm 79,9% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 488.802 người, chiếm 20,1% dân số Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tỷ lệ 80,5%; Là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4% Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ

4.2 Thực trạng tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm tại các ngân hàng TMCP tỉnh Bình Dương

Bình Dương được biết đến là một tỉnh rất năng động trong việc thu hút đầu tư Nơi đây đã hội tụ những doanh nghiệp có thể nói là lớn nhất trong nước và nước ngoài; là tỉnh có tốc độ tăng trưởng về kinh tế rất cao, cao gấp 2 lần so với bình quân của cả nước

Bảng 4.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành năm 2010-2020

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,4 3,6 3,4

Nguồn: Lê Đoàn Minh Đức (2017)

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức cao, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ là tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế: phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP

Bảng 4.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2010-2020

Quy mô dân số (triệu người) 1,2 1,6 2,0

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so sánh năm 2005)

Thu nhập bình quân đầu người

(USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005)

Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp - dịch vụ

Nguồn: Lê Đoàn Minh Đức (2017)

Với cơ cấu kinh tế như trên làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn:

Bảng 4.3 Cơ cấu lao động theo cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2010-2020

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 20% 14% 10%

Nguồn: Lê Đoàn Minh Đức (2017)

Chính vì địa bàn kinh tế năng động với tiềm năng to lớn nên nhu cầu sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh khá cao, đây là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu ngân hàng (1) Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Chi nhánh Bình Dương, trong năm 2018, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt 175.817 tỷ đồng, tăng 15,12% so với năm 2017 Hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2019 sẽ tiếp tục khả quan Trong những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội, gây tác động bất lợi đối với nền kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng Theo báo cáo của ngành ngân hàng, tính đến ngày 30-6, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh ước đạt 203.712 tỷ đồng, tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,33% so với đầu năm Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 1,1%, tiền gửi dân cư tăng 0,71% so với đầu năm Tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh ước đạt 205.142 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước, tăng 1,8% so với đầu năm Tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép, nợ xấu ước tính đạt 1.000 tỷ đồng, chiếm 0,49% trên tổng dư nợ Hiện các tổ chức tín dụng trên địa bàn đang triển khai các giải pháp hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tăng cường triển khai cho vay doanh nghiệp, khách hàng nhóm ưu tiên tiếp cận các gói kich thích sản xuất, kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14 - 17% trong năm 2020 (2)

Qua thống kê, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương tăng trưởng chậm lại; các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều có tăng trưởng nhưng tốc độ đã sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019; các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã xuất hiện những khó khăn, bất cập nhất định do thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, cũng như lượng hàng hóa xuất khẩu đến một số quốc gia tại các thị trường Trước tình hình đó NHNN chi nhánh Bình Dương đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp về tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, tín dụng… nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Kết quả, sau 02 tháng triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN, đến

1 https://www.google.com.vn/url?sa=i&source=images&cd=&ved=&url=http%3 A%2F%2Fdiego-rivera.com%2Fdac-diem-tu-nhien-bieu-thi-qua-ban-do-tinh-binh- http://baobinhduong.vn/he-thong-ngan-hang-phu-song-ve-nong-thon-a231132.html

2 http://baobinhduong.vn/tong-du-no-nganh-ngan-hang-tang-1-8 a226108.html

30/4/2020, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 571 khách hàng với dư nợ 2.262 tỷ đồng; miễn, giảm lãi suất cho 2.316 khách hàng với dư nợ trên 753 tỷ đồng; cho 4.470 khách hàng vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đạt gần 25.000 tỷ đồng (3) Trong 5 năm trở lại đây các ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tập trung hướng mở rộng mạng lưới nông thôn nhằm đáp ứng chủ trương nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng và khả năng tiếp cận của người dân vùng nông thôn Tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 181 phòng giao dịch và 59 đầu mối chi nhánh NHTM Nhìn chung, các ngân hàng đã phủ rộng mạng lưới đến 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh (4) Cùng với việc cung ứng đầy đủ nguồn vốn phục vụ quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã thực hiện tốt các chính sách lãi suất theo sự điều hành của Nhà Nước; đồng thời triển khai nhiều gói ưu đãi lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp Thời gian qua, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh Bình Dương luôn bám sát sự chỉ đạo của ngành và của các cơ quan chức năng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ, trên cơ sở an toàn, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm Bên cạnh đó, ngân hàng đã đồng hành cùng với doanh nghiệp giải quyết nhu cầu vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn có lãi suất phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần có tiềm lực mạnh, chiếm thị phần lớn trên địa bàn còn thực hiện một số chính sách ưu đãi về lãi suất vốn vay, hoạt động ngân hàng đã tích cực tham gia vào cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhờ đó thúc đẩy tăng trương kinh tế cho địa phương cũng như cả nước, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước

Theo đó, công tác quản lý nhà nước, quản lý trong các ngân hàng cần phải luôn cải cách, hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ, trong đó phải kể đến là chất lượng dịch vụ ngành ngân hàng ngày càng được chú trọng Để xây dựng được một hệ thống NHTMCP uy tín, có năng lực cạnh tranh và hoạt động tín dụng an toàn với khả năng huy động tốt mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư có hiệu quả Điều quan trọng là làm sao để các NHTMCP đưa công cụ KTTN vào công tác quản trị ngân hàng cho hiệu

3 https://www.binhduong.gov.vn/tin-tuc/2020/05/654-ket-noi-ngan-hang-doanh-nghiep- tai-binh-duong-ho-tro-khach-hang-gap-kho-do-dich-covid-1.

4 http://baobinhduong.vn/he-thong-ngan-hang-phu-song-ve-nong-thon-a231132.html.

63 quả phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mình, điều này đã được các nhà quản trị nhận thức, quan tâm nhưng việc tổ chức KTTN ở đây đến mức độ nào, nguyên nhân tác động là gì, các nhân tố tác động nào bên trong hay bên ngoài tác động đến tổ chức và xây dựng KTTN hiên nay chưa được nghiên cứu đầy đủ Vì thế cần phải xem xét, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng đến đâu giúp các NHTMCP đánh giá được để từ đó tổ chức KTTN được đầy đủ hơn phù hợp với xu thế hiện nay, đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra

4.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước nhóm nghiên cứu kế thừa và vận dụng vào điều kiện thực tiễn tại các NHTMCP ở Bình Dương với những lý do đã được trình bày ở mục 1.3 của chương 1 Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu trên nền tảng đó gồm 5 nhân tố độc lập: (1) phân quyền quản lý ; (2) cơ cấu tổ chức;

(3) nhận thức nhà quản lý; (4) trình độ nhân viên kế toán; (5) hệ thống khen thưởng và

1 nhân tố phụ thuộc là khả năng tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP Tiếp đến để tìm hiểu sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia ngân hàng thông qua câu hỏi mở tại buổi hội thảo các chuyên gia được nhóm nghiên cứu tổ chức Nội dung câu hỏi và quy trình phỏng vấn, thảo luận được trình bày ở phụ lục 03 Kết quả nghiên cứu định tính bằng câu hỏi mở về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP ở Bình Dương qua ý kiến chuyên gia thu được kết quả như sau:

Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước nhóm nghiên cứu kế thừa và vận dụng vào điều kiện thực tiễn tại các NHTMCP ở Bình Dương với những lý do đã được trình bày ở mục 1.3 của chương 1 Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu trên nền tảng đó gồm 5 nhân tố độc lập: (1) phân quyền quản lý ; (2) cơ cấu tổ chức;

(3) nhận thức nhà quản lý; (4) trình độ nhân viên kế toán; (5) hệ thống khen thưởng và

1 nhân tố phụ thuộc là khả năng tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP Tiếp đến để tìm hiểu sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia ngân hàng thông qua câu hỏi mở tại buổi hội thảo các chuyên gia được nhóm nghiên cứu tổ chức Nội dung câu hỏi và quy trình phỏng vấn, thảo luận được trình bày ở phụ lục 03 Kết quả nghiên cứu định tính bằng câu hỏi mở về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP ở Bình Dương qua ý kiến chuyên gia thu được kết quả như sau:

Các chuyên gia cho rằng NH là loại hình DN đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Mặt khác, lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng là lĩnh vực rất “nhạy cảm”, nó đòi hỏi một sự thận trọng trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội NHTM là một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của toàn xã hội Như vậy, có thể nói NHTM là nhịp cầu nối liền những chủ thể thừa vốn (các cá nhân có thu nhập nhưng chưa có nhu cầu sử dụng, các

64 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vừa tiêu thụ được sản phẩm nhưng chưa có nhu cầu nhập vật tư, hàng hóa) với các chủ thể thiếu vốn (những cá nhân phát sinh nhu cầu nhưng thu nhập lại chưa có, hay các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đang cần nhập vật tư, nguyên liệu nhưng chưa tiêu thụ được sản phẩm) Đây là một trong những lý do khiến hoạt động của ngân hàng luôn được đặt dưới một hệ thống các quy định chặt chẽ của Nhà nước nhằm tăng cường hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng, đồng thời hướng dẫn hoạt động ngân hàng theo hướng có lợi cho nền kinh tế

Vì vậy các chuyên gia cho rằng cần đưa thêm nhân tố mới vào mô hình nghiên cứu là “nhân tố kiểm soát” (Kết quả thảo luận chuyên gia ở phụ lục 02) Ý kiến các chuyên gia cũng phù hợp với nhận định của nhóm nghiên cứu vì đối với đặc thù của NHTMCP thì cần phải tăng cường kiểm soát trong hoạt động quản lý Nhóm nghiên cứu đã thống nhất với các chuyên gia có 6 nhân tố là: (1) phân quyền quản lý ; (2) cơ cấu tổ chức; (3) nhận thức nhà quản lý; (4) Kiểm soát (5) trình độ nhân viên kế toán; (6) hệ thống khen thưởng, ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP

Bảng 4.4 Kết quả khảo sát chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng

Stt Nhân tố ảnh hưởng Mức độ đồng ý

Tỷ lệ(%) Không cần thiết

1 Phân quyền nhà quản lý 7/7 100 0/7 0

3 Nhận thức nhà quản lý 7/7 100 0/7 0

5 Trình độ nhân viên kế toán 6/7 85,7 1/7 14,3

Nguồn: tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Tuy nhiên mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố đến đâu thì phải khảo sát thực tế để đo lường

Sau khi thống nhất được các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP ở Bình Dương Nhóm nghiên cứu tiếp tục thảo luận trực tiếp với các chuyên về các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu Kết quả thảo luận 7 chuyên gia đều cho rằng các biến quan sát sau là không phù hợp nên gộp lại:

(1) Nhân tố độc lập “cơ cấu tổ chức” , thống nhất gộp 2 quan sát “Phân chia cơ cấu tổ chức” và “ Mỗi trung tâm trách nhiệm có kiểu hoạt động riêng” thành 1 quan sát

“ Phân chia cơ cấu tổ chức thành mỗi trung tâm trách nhiệm có kiểu hoạt động riêng”; gộp 2 quan sát “ Mỗi trung tâm trách nhiệm có những hoạt động đặc trưng” và “ Mô tả

65 trung tâm trách nhiệm rõ ràng” thành 1 quan sát “ Mỗi trung tâm trách nhiệm có những hoạt động đặc trưng, mô tả rõ ràng”

(2) Nhân tố độc lập “hệ thống khen thưởng” , thống nhất gộp 2 quan sát “ Khen thưởng vật chất nhân viên hoàn thành” và “Khen thưởng tinh thần nhân viên hoàn thành” thành 1 quan sát “ Khen thưởng vật chất và tinh thần nhân viên hoàn thành”; gộp 2 quan sát “ Khen thưởng làm tăng hiệu quả làm việc” và “ Nhân viên hài lòng về hệ thống khen thưởng” thành 1 quan sát “ Nhân viên hài lòng về hệ thống khen thưởng làm tăng hiệu quả làm việc”

(3) Bổ sung thêm nhân tố “kiểm soát ” với các quan sát sau:Kiểm soát nội bộ được tổ chức thường xuyên; Kiểm soát nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận khác;

Mọi hoạt động đều được kiểm soát cấp bởi cấp trên; Quy trình kiểm soát được tổ chức rõ ràng; Thủ tục kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đáp ứng yêu cầu

Còn các nhân tố còn lại các chuyên gia thống nhất giữ nguyên không đổi, đó là:

(1) Nhân tố độc lập “ Phân quyền nhà quản lý ” có 7 quan sát được thống nhất giữ nguyên không thay đổi

(2) Nhân tố độc lập “nhận thức của nhà quản lý ” có 4 quan sát được thống nhất giữ nguyên không thay đổi

(3) Nhân tố độc lập “trình độ nhân viên kế toán” , có 4 quan sát được thống nhất giữ nguyên không thay đổi

(4) Nhân tố phụ thuộc “khả năng tổ chức và xây dựng KTTN” , có 4 quan sát được thống nhất giữ nguyên không thay đổi

Kết quả cuối cùng các chuyên gia đồng ý với nhóm nghiên cứu và mô hình nghiên cứu chính thức có: 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc với 32 biến quan sát.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố về nhân khẩu học

4.4.1.Thống kê mẫu theo giới tính

Bảng 4.5: Thống kê mẫu theo giới tính

Hình 4.1: Tỷ lệ phần trăm mẫu theo giới tính

Nguồn:Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Về giới tính: có 111 nam (36,5%) và 193 nữ (63,5%) trong 304 người hồi đáp hợp lệ Từ kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ giới nữ lớn hơn nam giới khá lớn Điều này cũng phù hợp vì lĩnh vực ngân hàng nên

4.4.2.Thống kê mẫu theo độ tuổi

Bảng 4.6: Thống kê mẫu theo độ tuổi Độ tuổi Số lượng

Hình 4.2: Tỷ lệ % mẫu theo độ tuổi

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Về độ tuổi: có 139 người là có độ tuổi công tác trong khoảng Từ 22 đến 25 tuổi (45,7%),

123 người là có độ tuổi công tác trong khoảng Từ 26 đến 35 tuổi(40,5%), 31 người là có độ tuổi công tác trong khoảng từ 36 đến 45 tuổi (10,2%) và 55 người có độ tuổi công tác > 45 tuổi (3,6%) trong 304 người hồi đáp hợp lệ

4.4.3 Thống kê mẫu theo trình độ

Bảng 4.7 Thống kê mẫu theo trình độ

Hình 4.3: Tỷ lệ % mẫu theo trình độ

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Cao đẳng Đại họcSau đại học

Về trình độ: có 98 người đang ở trình độ cao đẳng (chiếm 32,2%), 172 người ở trình độ đại học ( chiếm 56,6%), có 34 người ở trình độ sau đại học ( chiếm 11,2%) trong số 304 người hồi đáp hợp lệ

4.4.4 Thống kê mẫu theo chức vụ

Bảng 4.8 Thống kê mẫu theo chức vụ

Chức vụ Số lượng ( người)

Hình 4.4: Tỷ lệ % mẫu theo chức vụ

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Về chức vụ: có 21 người là giám đốc (6,9%), 89 người là trưởng/phó phòng(29,3%),

131 người là tổ trưởng (43,1%), 31 người là kế toán trưởng (10,2%) và 32 người là nhân viên kế toán trong 304 người hồi đáp hợp lệ

4.4.5 Thống kê mẫu theo quy mô ngân hàng

Bảng 4.9 Thống kê mẫu theo quy mô NH

Qui mô ngân hàng Số lượng

Hình 4.4: Tỷ lệ % mẫu theo quy mô NH

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Về qui mô ngân hàng: có 198 người hồi đáp qui mô ngân hàng theo số lượng chi hánh

(65,1%), 106 người hồi đáp qui mô ngân hàng theo danh tiếng (34,9%) trong tổng số 304 người hồi đáp hợp lệ

4.4.6 Thống kê mẫu theo hệ thống thông tin kế toán

Bảng 4.10 Thống kê mẫu theo hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống thông tin kế toán Số lượng

Phần mềm kế toán quản lý 31 10,2

35% Số lượng chi nhánhDanh tiếng

Cơ sở hạ tầng mạng đáp ứng 34 11,2

Hình 4.6 Tỷ lệ % mẫu theo theo hệ thống thông tin kế toán.

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Về hệ thống thông tin kế toán: có 31 người hồi đáp hệ thống thông tin kế toán của ngân hàng được thể hiện ở phần mềm kế toán và quản lý (10,2%), 189 người hồi đáp đáp hệ thống thông tin kế toán của ngân hàng được thể hiện ở qui trình rõ ràng (62,2%), 50 người hồi đáp đáp hệ thống thông tin kế toán của ngân hàng được thể hiện ở con người vận hành (16,4%), 34 người hồi đáp đáp hệ thống thông tin kế toán của ngân hàng được thể hiện ở cơ sở hạ tầng mạng đáp ứng (11,2%) trong tổng số 304 người hồi đáp hợp lệ.

Kết quả nghiên cứu định lượng

4.5.1 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng 4.5.1.1 Kiểm định chất lượng thang đo Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total coroslation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Hoàng Trọng

(1) Nhân tố phân quyền quản lý

- Kết quả phân tích dữ liệu theo bảng sau:

Bảng 4.11:Thống kê độ tin cậy – Phân quyền quản lý (7 biến)

11% Phần mềm kế toán quản lý

Quy trình rõ ràng Con người vận hành

Cơ sở hạ tầng mạng đáp ứng

Trung bình thang đo khi loại biến

Phương sai thang đo khi loại biến

Cronbach’s Alpha khi loại biến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

- Thang đo Phân quyền quản lý (PQQL) có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,868

(> 0,7) đạt yêu cầu Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

(2) Nhân tố cơ cấu tổ chức (CCTC):

Kết quả phân tích dữ liệu theo bảng sau:

Bảng 4.12: Thống kê độ tin cậy - Cơ cấu tổ chức (4 biến)

Trung bình thang đo khi loại biến

Phương sai thang đo khi loại biến

Cronbach’s Alpha khi loại biến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nhiên cứu

- Thang đo Cơ cấu tổ chức (CCTC): có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,899(>

0,7) đạt yêu cầu Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

(3) Nhân tố nhận thức của nhà quản lý (NTNQL)

Kết quả phân tích dữ liệu theo bảng sau:

Bảng 4.13: Thống kê độ tin cậy – Nhận thức của nhà quản lý(4 biến)

Trung bình thang đo khi loại biến

Phương sai thang đo khi loại biến

Cronbach’s Alpha khi loại biến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

- Thang đo Nhận thức của nhà quản lý (NTNQL) có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,834 (>0,7) đạt yêu cầu Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

(4) Nhân tố kiểm soát (KS)

Kết quả phân tích dữ liệu theo bảng sau:

Bảng 4.14: Thống kê độ tin cậy - kiểm soát (3 biến)

Trung bình thang đo khi loại biến

Phương sai thang đo khi loại biến

Cronbach’s Alpha khi loại biến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

- Thang đo kiểm soát (KS): có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,839 (>0,7) đạt yêu cầu Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

(5) Nhân tố trình độ nhân viên kế toán (TDNVKT)

Kết quả phân tích dữ liệu theo bảng sau:

Bảng 4.15: Thống kê độ tin cây – Trình độ nhân viên kế toán( 4 biến)

Trung bình thang đo khi loại biến

Phương sai thang đo khi loại biến

Cronbach’s Alpha khi loại biến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả

- Thang đo Trình độ nhân viên kế toán (TDNVKT): có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0,811 (>0,7) đạt yêu cầu Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

(6) Nhân tố hệ thống khen thưởng (HTKT)

Kết quả phân tích dữ liệu theo bảng sau:

Bảng 4.16: Thống kê độ tin cây - Hệ thống khen thưởng( 4 biến)

Trung bình thang đo khi loại biến

Phương sai thang đo khi loại biến

Cronbach’s Alpha khi loại biến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

- Thang đo hệ thống khen thưởng : có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,751(> 0,7) đạt yêu cầu Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

(7) Nhân tố khả năng tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm (KNTCXD)

Kết quả phân tích dữ liệu theo bảng sau:

Bảng 4.17: Thống kê độ tin cây – khả năng tổ chức và xây dựng kế toán trách nhiệm (4 biến)

Trung bình thang đo khi loại biến

Phương sai thang đo khi loại biến

Cronbach’s Alpha khi loại biến

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Thang đo KNTCXD KTTN có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,770 (> 0,7) đạt yêu cầu Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (> 0,3) Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

4.5.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong phân tích nhân tố phương pháp Principal components analysis đi cùng với phép xoay varimax thường được sử dụng Phân tích nhân tố phải thỏa mãn 5 điều kiện như sau:

(1) Hệ số KMO ≥ 0,5 và mức ý nghĩa của Kiểm định Bartlet ≤ 0,05 ( Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [4]

(2) Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,5 để tạo giá trị hội tụ- Theo Hair và Anderson (1998,111)

(3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%

(4) Hệ số eigenvalue >1 (Đinh Phi Hổ 2012)) Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố

(5) Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi , 2003)

Sau khi đạt được độ tin cậy trong phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá với 6 nhân tố với 32 biến quan sát ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP, kết quả phân tích nhân tố của đề như sau:

 Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất

Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig=0.000 và chỉ số KMO = 0,858 > 0,5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp

Bảng 4.18: Bảng đánh giá chỉ số KMO Kiểm định Bartlett's

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Theo kết quả phân tích spss cho thấy tại các mức giá trị Eigenvalues = 1,305 > 1 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax, kết quả cho thấy tổng phương sai trích là 65,978 % (> 50%) đạt yêu cầu

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

Kết quả phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix a ) cho thấy các biến PQQL5, KS5 và TDNVK4 chưa đạt yêu cầu hệ số tải nhân tố chưa hội tụ Do đó nhóm nghiên cứu quyết định loại các biến trên và phân tích nhân tố lần thứ hai được thực hiện với việc loại các biến này

Kết quả phân tích nhân tố lần thứ hai ( lần cuối)

Kết quả phân tích EFA chính thức lần 2 cho thấy hệ số KMO = 0,841 đạt yêu cầu ≥ 0,5; mức ý nghĩa kiểm định sig = 0,00 đạt yêu cầu ≤ 0,05; các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố ≥ 0.5 đạt yêu cầu; Tổng phương sai trích được 68,175% ≥ 50% đạt yêu cầu

Vì thế nhóm nghiên cứu quyết định dừng phân tích EFA với các biến độc lập

Bảng 4.1: Kiểm định KMO và Bartlet tes lần 2

Nguồn: kết quả xử lý số liệu và phân tích của nhóm nghiên cứu

Bảng 4.19 Kết quả phân tích EFA chính thức lần 2 (lần cuối)

Nguồn: kết quả xử lý số liệu và phân tích của nhóm nghiên cứu

*Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Bàn luận và so sánh kết quả nghiên cứu

4.6.1 Bàn luận kết qủa mức độ ảnh hưởng khi hồi quy chưa chuẩn hóa

Kết quả nghiên cứu có 6 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương đó là nhân tố Phân quyền quản lý ( PQQL),

79 nhân tố kiểm soát (KS), nhân tố cơ cấu tổ chức (CCTC), nhân tố nhận thức nhà quản lý (NTNQL), nhân tố hệ thống khen thưởng (HTKT) và nhân tố trình độ nhân viên kế toán (TDNVKT)

Chiều hướng tác động của các nhân tố đến tổ chức và xây dựng KTTN trong các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

- Tác động dương: Có 6 nhân tố là Phân quyền quản lý ( PQQL), nhân tố kiểm soát (KS), nhân tố cơ cấu tổ chức (CCTC), nhân tố nhận thức nhà quản lý (NTNQL), nhân tố hệ thống khen thưởng (HTKT) và nhân tố trình độ nhân viên kế toán (TDNVKT)

Bảng 4.23 Các giả thuyết đặt ra ban đầu

H1 Phân quyền quản lý có tác động cùng chiều (+) đến KNTCXD KNTT H2 Cơ cấu tổ chức có tác động cùng chiều (+) đến KNTCXD KNTT

H3 Nhận thức của nhà quản lý có tác động cùng chiều (+) đến KNTCXD

H4 Kiểm soát có tác động cùng chiều (+) đến KNTCXD KNTT

H5 Nhận thức của người làm kế toán có tác động cùng chiều (+) đến KNTCXD

H6 Hệ thống khen thưởng có tác động cùng chiều (+) đến KNTCXD KNTT

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Như vậy, kết quả bảng 4.20 cho thấy: Các giả thuyết được kiểm định là phù hợp

Theo kết quả bảng 4.20 cho thấy hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa các biến lần lượt như sau :

- PQQL: có hệ số 0,213 mang dấu dương có quan hệ cùng chiều với biến KNTCXD KTTN, khi NHTMCP đánh giá nhân tố” Phân quyền quản lý” (PQQL) tăng thêm 1 điểm thì mức độ tổ chức và xây dựng KTTN tại các NH TMCP Bình Dương tăng thêm 0,213 điểm

- CCTC: có hệ số 0,206 mang dấu dương có quan hệ cùng chiều với biến KNTCXD KTTN Khi NH TMCP đánh giá nhân tố” cơ cấu tổ chức” (CCTC) tăng thêm 1 điểm thì mức độ tổ chức và xây dựng KTTN tại các NH TMCP Bình Dương tăng thêm 0,206 điểm

- KS: có hệ số 0,162 mang dấu dương có quan hệ cùng chiều với biến KNTCXD KTTN Khi NH TMCP đánh giá nhân tố” Kiểm soát” (KS) tăng thêm 1 điểm thì mức độ tổ chức và xây dựng KTTN tại các NH TMCP Bình Dương tăng thêm 0,162 điểm

- NTNQL: có hệ số 0,119 mang dấu dương có quan hệ cùng chiều với biến KNTCXD KTTN Khi NH TMCP đánh giá nhân tố” Nhận thức nhà quản lý” (NTNQL) tăng thêm 1 điểm thì mức độ tổ chức và xây dựng KTTN tại các NH TMCP Bình Dương tăng thêm 0,119 điểm

- TDNVKT: có hệ số 0,88 mang dấu dương có quan hệ cùng chiều với biến KNTCXD KTTN Khi NH TMCP đánh giá nhân tố” Trình độ nhân viên kế tóa”(TDNVKT) tăng thêm 1 điểm thì mức độ tổ chức và xây dựng KTTN tại các NH TMCP Bình Dương tăng thêm 0,88 điểm

- HTKT: có hệ số 0,091 mang dấu dương có quan hệ cùng chiều với biến KNTCXD KTTN Khi NH TMCP đánh giá nhân tố” Hệ thống khen thưởng”(HTKT) tăng thêm 1 điểm thì mức độ tổ chức và xây dựng KTTN tại các NH TMCP Bình Dương tăng thêm 0,091 điểm

Từ kết quả trên cho thấy các nhân tố đều mang dấu dương có quan hệ cùng chiều với biến KNTCXD KTTN trong các NHTMCP

4.6.2 Bàn luận kết quả mức độ ảnh hưởng khi hồi quy chuẩn hóa và so sánh kết quả nghiên cứu

Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập như sau:

Bảng:4.24 Mức độ ảnh hưởng các biến theo tỷ lệ %

Nhân tố Giá trị tuyệt đối (Beta) %

Nguồn: kết quả xử lý số liệu của nhóm nghiên cứu

* Phân quyền quản lý (PQQL):

Là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tổ chức và xây dựng KTTN ở các NH TMCP tại

Bình Dương với hệ số β=0,259 Chỉ số này có dấu dương quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc, khi người quản lý có nhận thức được lợi ích của KTTN, có nhu cầu cao về việc tổ

81 chức và xây dựng KTTN, đánh giá cao về tính hữu ích các công cụ kỹ thuật KTTN, có trách nhiệm với hệ thống KTTN và được thông báo về hệ thống KTTN để điều hành NH càng cao thì tổ chức và xây dựng KTTN trong các NH TMCP tại Bình Dương càng cao Hay nói cách khác trong mô hình mức độ tác động của PQQL chiếm tỷ lệ 23% (số tương đối) khi tổ chức và xây dựng KTTN tăng 100 %

So sánh với kết quả các nghiên cứu trước đây:

+ Với kết quả ở nước ngoài: Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Mohammad Ebrahim Nawaiseh & et al (2014) cũng cho thấy nhận thức của nhà quản lý có ảnh hưởng đến tổ chức và xây dựng KTTN

+ Với kết quả trong nước: Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Văn

Tùng và Lý Phát Cường ( 2018) cho thấy nhân tố nhân thức của nhà quản lý có hệ số β=0,014 chiếm tỷ lệ 1,1% có mối quan hệ thuận với tổ chức và xây dựng KTTN trong các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam và cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Diện và Lê Thị Quí (2019)

*Kiểm soát (KS): Là nhân tố ảnh hưởng lớn thứ 2 đến tổ chức và xây dựng KTTN ở các NH TMCP tại Bình Dương với hệ số β=0,243 Chỉ số này có dấu dương quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc, khi các NHTMCP có hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức thường xuyên, quy trình kiểm soát hoạt động kinh doanh được tổ chức rõ ràng, kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận khác, thủ tục kiểm soát rủi ro được thiết lập đầy đủ, đáp ứng yêu cầu càng cao thì khi đó khả năng tổ chức xây dựng KTTN trong các NH TMCP tại Bình Dương càng cao Hay nói cách khác trong mô hình mức độ tác động của KS chiếm tỷ lệ 22% (số tương đối) khi tổ chức và xây dựng KTTN tăng 100 %

So sánh với kết quả các nghiên cứu trước: đây là nhân tố mới nên các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến Với kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố này có ảnh hưởng lớn đối với tổ chức và xây dựng của hệ thống ngân hàng Phù hợp với ý kiến chuyên gia nhận định trong nghiên cứu định tính

Ngày đăng: 19/10/2024, 14:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN