1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính
Tác giả Hoàng Thị Thùy Dương
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Hồng Vân
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,06 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Kết cấu của đề tài (12)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ (13)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết về thông tin kế toán (13)
      • 1.1.1. Khái niệm về thông tin kế toán (13)
      • 1.1.2. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán (13)
      • 1.1.3. Vai trò của thông tin kế toán (13)
      • 1.1.4. Chất lượng thông tin kế toán (14)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán (21)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài (21)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước (26)
    • 1.3. Các đặc điểm của chất lượng thông tin kế toán và nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán từ tổng quan nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU . 28 2.1. Phương pháp nghiên cứu (38)
    • 2.1.1. Xác định phương pháp nghiên cứu (38)
    • 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu (38)
    • 2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu (39)
    • 2.1.4. Xác định thang đo (39)
    • 2.1.5. Quy trình nghiên cứu (43)
    • 2.2. Giả thuyết nghiên cứu (45)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN (51)
    • 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (51)
    • 3.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (54)
    • 3.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) (57)
      • 3.3.1. Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập (57)
      • 3.3.2. Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc (60)
    • 3.4. Phân tích tương quan giữa các biến (62)
    • 3.5. Phân tích hồi quy (65)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (73)
    • 4.1. Kết luận (73)
      • 4.1.1. Kết luận về câu hỏi nghiên cứu 1 (73)
      • 4.1.2. Kết luận về câu hỏi nghiên cứu 2 (73)
    • 4.2. Một số kiến nghị (74)
      • 4.2.1. Với các cơ quan quản lý (74)
      • 4.2.2. Với cơ sở đào tạo nguồn lực kế toán (76)
      • 4.2.3. Với các nhà quản lý doanh nghiệp (77)
      • 4.2.4. Người làm kế toán (79)
      • 4.2.5. Người sử dụng thông tin (81)
    • 4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (82)
      • 4.3.1. Hạn chế của khóa luận (82)
      • 4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (83)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

Vì vậy, kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán là điều cần thiết, bởi vì những yếu tố đó có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán và

Tính cấp thiết của đề tài

Các tổ chức ngày nay đang hoạt động và cạnh tranh trong thời đại thông tin Thông tin đã trở thành một nguồn lực quan trọng của hầu hết các tổ chức, nền kinh tế và xã hội Thật vậy, cơ sở cạnh tranh của một tổ chức đã thay đổi từ sản phẩm hữu hình sang thông tin vô hình, ngày càng nhiều tổ chức tin rằng thông tin chất lượng là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của họ Tuy nhiên, không nhiều người trong số họ có thể biến niềm tin này thành hành động hiệu quả Thông tin chất lượng kém có thể có những tác động xã hội và kinh doanh đáng kể Có bằng chứng chắc chắn rằng các vấn đề về chất lượng dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến trong thực tế Các vụ bê bối kế toán nổi lên vào những năm 1990 như các vụ bê bối của Xerox (2000), Enron (2001), Royal Ahold và Parmalat (2003) đã gây ra những hậu quả đáng kể trên lĩnh vực kinh tế Vấn đề chất lượng thông tin kế toán đã trở nên quan trọng đối với các tổ chức muốn hoạt động tốt, có được lợi thế cạnh tranh, hoặc thậm chí chỉ tồn tại trong thế kỷ 21

Chất lượng thông tin kế toán đã trở nên quan trọng đối với sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay Nhu cầu về quản lý chất lượng thông tin phát sinh vì quá trình xử lý dữ liệu đã chuyển từ vai trò hỗ trợ hoạt động sang một hoạt động chính Vì vậy, kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán là điều cần thiết, bởi vì những yếu tố đó có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán và góp phần vào hiệu quả của việc ra quyết định của nhà quản trị

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đều thiếu bằng chứng thực nghiệm về đánh giá chất lượng thông tin kế toán đa tiêu chí, kết quả nghiên cứu còn mâu thuẫn Đây là những điều kiện quan trọng để xác lập mục tiêu nghiên cứu Do đó, mục đích của nghiên cứu này là xác định và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng của thông tin kế toán.

Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu đề tài này nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin kế toán

• Điều gì ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin kế toán trong báo cáo tài chính?

• Các biến này có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của thông tin kế toán?

• Cần thực hiện những bước nào để tăng chất lượng của thông tin kế toán trong báo cáo tài chính?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng để xây dựng được mô hình một cách chuẩn nhất Dữ liệu thu thập được qua phương pháp định lượng được phân tích bằng phần mềm Statistical Package for the Social Sciences (SPSS)

- Phương pháp định tính: Tổng kết các lý thuyết có liên quan, tạo bảng thảo luận và tổ chức các cuộc phỏng vấn chuyên gia, phân tích dữ liệu định tính và sau đó đưa ra giả thuyết về nghiên cứu

- Phương pháp định lượng: Thu thập thông tin bằng cách sử dụng phương pháp chọn mẫu và gửi khảo sát trực tuyến, thăm dò ý kiến trực tuyến, bảng câu hỏi Kết quả được mô tả dưới dạng số và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có kết cấu gồm 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

- Chương 4: Kết luận và kiến nghị

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ

Cơ sở lý thuyết về thông tin kế toán

1.1.1 Khái niệm về thông tin kế toán

Kế toán là quá trình ghi chép, phân tích, tóm tắt và giải thích thông tin tài chính của một tổ chức kinh doanh Do đó, TTKT được tạo ra sẽ được sử dụng cho các bên liên quan của công ty, cụ thể là nhân viên, cổ đông, chủ nợ, ngân hàng và những người cho vay khác, cơ quan quản lý và cơ quan thuế, v.v Đó là cách hoặc ngôn ngữ duy nhất mà tổ chức có thể giao tiếp với thế giới bên trong và bên ngoài

Thông tin kế toán được đưa vào HTTTKT sử dụng máy tính để xử lý dữ liệu Nó ghi lại và theo dõi tất cả các hoạt động kế toán của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các hệ thống và nguồn lực công nghệ thông tin Các báo cáo do hệ thống tạo ra được sử dụng cho cả trong và ngoài công ty, cho các bên liên quan và người dùng khác

1.1.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

1.1.3 Vai trò của thông tin kế toán

Những vấn đề TTKT cung cấp trước hết giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, quá trình chuyển dịch nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp cũng từ những thông tin được cung cấp này ra quyết dịnh liên quan đến thị trường hàng hóa, thị trường tài chính – tiền tệ, quyết định điều tiết, hoạch định chính sách vĩ mô của các cơ quan quản lý

Mặt khác, TTKT đó là các báo cáo tài chính thường kỳ còn phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ các báo cáo này nhà quản lý có thể đánh giá một cách đúng đắn và toàn diện hoạt động kinh doanh mà mình đang quản lý, hiệu quả thực tế trong công tác điều hành, khả năng hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và quan trọng hơn cả là từ các thông tin này giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn

1.1.4 Chất lượng thông tin kế toán

Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng thông tin kế toán như các quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ FASB, quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB, quan điểm theo dự án hội tụ IASB-FASB, quan điểm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam,

Quan điểm về chất lượng thông tin kế toán của một số nhà nghiên cứu Theo Stair and Reynolds (2012), thông tin là nguồn tài nguyên chiến lược của tổ chức nếu thông tin trong tổ chức có chất lượng tốt, thì sẽ giúp tổ chức hoạt động tốt, thực hiện các mục tiêu của tổ chức một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Nếu thông tin kém chất lượng sẽ tạo ra mối đe dọa đến sự tồn tại của tổ chức Do đó CLTTKT có vai trò rất quan trọng cho sự bền vững của một tổ chức CLTTKT ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định sự thành bại của các quyết định kinh doanh của DN

Theo O Briens (2004), thông tin kế toán có chất lượng cao nghĩa là thông tin có những đặc điểm, thuộc tính, hoặc chất lượng hữu ích với người sử dụng

Hoặc theo Kahn và Strong (1998) cho rằng chất lượng thông tin là đặc tính của thông tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự mong đợi của người sử dụng thông tin

Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ-FASB

Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB, có

2 nhóm đặc điểm chất lượng là nhóm các đặc điểm cơ bản và nhóm các đặc điểm thứ yếu Trong đó, nhóm đặc điểm cơ bản bao gồm tính thích hợp và đáng tin cậy, nhóm đặc điểm thứ yếu bao gồm nhất quán và có thể so sánh được

- Đặc điểm chất lượng cơ bản

• Thích hợp: TTKT được gọi là thích hợp khi nó có thể giúp người sử dụng thông tin thông qua đó thay đổi các quyết định của mình Để làm được điều này, thông tin cần phải: o Có giá trị dự đoán và giá trị đánh giá: từ việc sử dụng thông tin đó, người đầu tư có thể đưa ra quyết định dự đoán, đánh giá hay điều chỉnh lại những tiên đoán, nhận định trước đó của mình Điều này cũng có nghĩa là thông tin sẽ làm tăng tính chắc chắn trong các quyết định o Kịp thời: thông tin có tính kịp thời sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định của người sử dụng Nếu thông tin không kịp thời sẽ có thể làm mất hoặc giảm độ thích hợp của thông tin đó, nhưng nếu chỉ có tính kịp thời mà không có giá trị dự đoán thì thông tin không thể coi là thích hợp

• Đáng tin cậy: thông tin được coi là đáng tin cậy nếu nó có được trình bày trung thực, không có sai sót, thiên lệch và có thể kiểm chứng được Để mang tính đáng tin cậy thì thông tin cần phải: o Trình bày trung thực: có nghĩa là sự đánh giá hay diễn đạt về TTKT phải phù hợp với nghiệp vụ/sự kiện đã diễn ra mà nó muốn phản ánh Sự phù hợp này được đặt trong hoàn cảnh cụ thể nơi nghiệp vụ/sự kiện diễn ra, vì một cách đánh giá chỉ phù hợp với đối tượng này, có thể không phù hợp với đối tượng khác, ở trong điều kiện khác Điểm chú ý quan trọng là trình bày trung thực không có nghĩa là thông tin phải chính xác do có thể trong nhiều trường hợp, sự chính xác không cho thông tin đáng tin cậy bằng giá trị ước tính trong khoảng thời gian hợp lý o Có thể kiểm chứng: là một yếu tố cần thiết giúp tính trung thực của thông tin được đảm bảo Đặc tính này có nghĩa là thông tin có sự phù hợp với nghiệp vụ/sự kiện muốn trình bày, không có sai sót trong việc lựa chọn phương pháp đánh giá giữa những người đánh giá thông tin (những người đánh giá cần đủ năng lực và có sự độc lập) o Trung lập: TTKT được coi là trung lập khi nó khách quan, không bị chi phối bởi một tác động khác có thể tác động lên quyết định theo hướng đặc biệt, không thiên lệch và trung thực nhất có thể

- Đặc điểm chất lượng thứ yếu

• Nhất quán: thể hiện qua việc không thay đổi chính sách và thủ tục kế toán, có sự phù hợp giữa các kỳ Nếu trong trường hợp có sử dụng phương pháp kế toán mới thì cần có thuyết minh thích hợp để thông tin đảm bảo khả năng so sánh giữa các kỳ

• Khả năng so sánh được: yêu cầu này giúp cho thông tin có được giữa hai hiện tượng kinh tế có thể được nhận thấy sự tương tự hay khác biệt từ người sử dụng thông tin Khi đó, các hiện tượng kinh tế/nghiệp vụ giống nhau phải được phản ánh giống nhau, các hiện tượng kinh tế/nghiệp vụ khác nhau phải được phản ánh khác nhau

Tuy nhiên, các đặc điểm chất lượng kể trên của TTKT không phải luôn luôn được thực hiện một cách đầy đủ FASB đã đưa ra các hạn chế như sau:

- Quan hệ chi phí – lợi ích: quan hệ này nói rằng cần xem xét chi phí để cung cấp thông tin cùng với những lợi ích có được từ việc cung cấp thông tin đó Quan hệ chi phí – lợi ích này là giới hạn có ảnh hưởng rộng tới CLTTKT

- Trọng yếu: đặc tính này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bỏ sót hay trình bày sai lệch về TTKT có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng (nhà đầu tư) khi sử dụng thông tin đó trong những hoàn cảnh cụ thể Đây được coi là một hạn chế vì bất cứ khi nào cung cấp thông tin trên các báo cáo, người sử dụng thông tin cũng cần xét đoán về tính trọng yếu này Một nghiệp vụ được coi trọng yếu hay không phụ thuộc vào quy mô của nghiệp vụ, quy mô của doanh nghiệp, mức độ vi phạm các hợp đồng

Tổng quan nghiên cứu về chất lượng thông tin kế toán

Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới cũng như ở Việt Nam và kết quả nghiên cứu của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài Từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề tiếp tục thực hiện, làm cơ sở xác định mục tiêu của nghiên cứu Cụ thể, một số nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:

1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu “A contingency model of perceived effectiveness in accounting information system: Organizational coordination and control effects” của tác giả Nicolaou (2000) đã sử dụng lý thuyết dự phòng để xây dựng mô hình nghiên cứu cảm nhận về chất lượng của HTTTKT Mô hình nghiên cứu đề xuất là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thiết kế HTTTKT và ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến độc lập bao gồm: Cấu trúc bên trong của doanh nghiệp, bối cảnh bên trong doanh nghiệp, bối cảnh liên kết giữa các doanh nghiệp có tác động đáng kể đến sự phối hợp và kiểm soát trong doanh nghiệp cần phải đáp ứng trong quá trình thiết kế HTTTKT Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ thấy ảnh hưởng của việc thiết kế HTTTKT và các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên đến cảm nhận về hiệu quả giám sát và cảm nhận về tính chính xác của thông tin kế toán đầu ra Sự thiếu vắng của kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê giữa việc thiết kế HTTTKT đến cảm nhận sự hài lòng về thông tin của người dùng được lý giải có thể do việc lựa chọn các thước đo chưa phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu

Xu & ctg (2003), “Key Issues Accounting Information Quality Management: Australian Case Studies”: ngoài việc cung cấp nền tảng cơ sở lý thuyết về khái niệm và thang đo đo lường CLTTKT bao gồm: Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán, qua phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã khám phá ra một số nhân tố tác động đến CLTTKT, bao gồm các nhân tố bên trong như yếu tố con người và hệ thống (sự tương tác giữa con người với hệ thống máy tính, giáo dục và nâng cao trình độ nhân viên, nâng cấp hệ thống), các vấn đề liên quan đến các tổ chức (cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, các chính sách và chuẩn mực); và yếu tố bên ngoài (kinh tế toàn cầu, mối quan hệ giữa các tổ chức và giữa các quốc gia, sự phát triển công nghệ, thay đổi các quy định pháp lý) Thêm vào đó, các nghiên cứu tình huống chủ yếu được thực hiện ở cả đơn vị thuộc khu vực tư và khu vực công, do đó kết quả nghiên cứu này đã đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận rất hữu ích trong việc nghiên cứu vấn đề có liên quan trong khu vực công, cũng như có thể sử dụng các nhân tố khám phá này để kiểm định lại tại các quốc gia khác, chẳng hạn như tại Việt Nam

Theo mô hình nghiên cứu của Stoderstrom và Sun (2007), các nhân tố tác động tới CLTTKT đó là: Hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực kế toán, việc trình bày BCTC Trong đó, chuẩn mực kế toán là nhân tố chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật và chính trị, vì pháp luật quy định các chuẩn mực kế toán được ban hành Việc trình bày BCTC bao hàm bốn yếu tố ảnh hưởng tới CLTTKT: thị trường tài chính, chủ sở hữu, cấu trúc vốn và hệ thống thuế Bốn đặc tính CLTTKT theo chuẩn mực là: tính phù hợp, tính trung lập, đáng tin cậy, và có thể hiểu được

“Factors influencing the alignment of accounting information system in small and medium sized manufacturing firms” của 2 tác giả Ismail và King (2007) về chất lượng HTTTKT trong 214 doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ và vừa tại Malaysia Nghiên cứu sử dụng phân tích cụm để phân biệt thành 2 nhóm có mức độ đáp ứng cao và mức độ đáp ứng thấp Sau đó, nghiên cứu thực hiện kiểm định các giải thuyết bằng cách so sánh 2 nhóm này với từng yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố đề xuất gồm: Mức độ phức tạp của HTTTKT, kiến thức của nhà quản trị, cam kết của nhà quản trị, các chuyên gia bên trong, các chuyên gia bên ngoài, quy mô doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy tác động của các yếu tố mức độ phức tạp của HTTTKT, kiến thức kế toán và công nghệ thông tin của nhà quản trị, việc sử dụng các chuyên gia từ các hiệp hội, hãng kế toán và sự tồn tại đội ngũ công nghệ thông tin đến mức độ đáp ứng của HTTTKT

Ferdy van Beest và cộng sự (2009), nhóm nghiên cứu đã dựa vào các đặc tính của chất lượng nêu trong “Khung lý thuyết hoàn thiện cho báo cáo tài chính” của IASB và FASB (2008) để thực hiện nghiên cứu Các đặc điểm về chất lượng trong nghiên cứu bao gồm: thích hợp, trình bày trung thực, dễ hiểu, có thể so sánh được, kịp thời Các đặc tính đó được xem là hợp lý khi lấy làm căn cứ trong việc hình thành các công cụ đánh giá về chất lượng BCTC

Các báo cáo thường niên ở Mỹ, Anh và Hà Lan được đem ra để sử dụng cho nghiên cứu (231 báo cáo), nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng khảo sát với 21 biến quan sát dựa vào hai đặc tính chất lượng cơ bản và bốn đặc tính chất lượng nâng cao Sau quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu với đặc tính thích hợp là yếu tố quan trọng đứng đầu khi đánh giá chất lượng thông tin, sau đó mới đến hợp lệ, đáng tin cậy Kết quả nghiên cứu từ việc kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội của Ferdy van Beest và cộng sự cũng đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán, môi trường pháp lý, quy mô công ty, ảnh hưởng của ngành công nghiệp tới chất lượng BCTC của các công ty niêm yết được khảo sát

Nghiên cứu “Factors influencing AIS effectiveness among manufacturing SMEs: Evidence from Malaysia” của tác giả Ismail (2009) đã khảo sát các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ và vừa tại Malaysia để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng Nghiên cứu phân tích trên 232 phiếu trả lời của giám đốc doanh nghiệp thông qua phân tích phương trình hồi quy đa biến và t-value Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố kiến thức kế toán của nhà quản trị và hiệu quả của các hãng dịch vụ kế toán tài chính đến hiệu suất của HTTTKT Nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của các yếu tố còn lại gồm sự phức tạp của HTTTKT, sự tham gia của nhà quản trị, kiến thức về HTTTKT, các nhà tư vấn, các hiệp hội nhà nước đến chất lượng của HTTTKT

Nghiên cứu của Céline Michailesco (2010) hướng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp Pháp trong khoảng thời gian từ 1991- 1995 CLTT BCTC bao gồm: Giá trị của thông tin (la Valeur); Trung thực (la Sincérité) và Có thể hiểu được (L’intelligibilité) Trên cơ sở tham khảo lý thuyết Đại diện, tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ của các nhân tố sau đến chất lượng thông tin: Sự phân bố quyền sở hữu vốn; Mức độ nợ; Niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước; Niêm yết trên nhiều thị trường chứng khoán; Những thành quả của doanh nghiệp

Komala (2012) với nghiên cứu “The influence of the accounting managers knowledge and the top management's support on the accounting information system and its impact on the quality of accounting information: a case of Zakat institutions in Bandung”, nghiên cứu sự tác động của yếu tố trình độ hiểu biết của kế toán trưởng (Accounting Manager Knowledge) và yếu tố hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (Top management support) đến CLTTKT gián tiếp thông qua nhân tố HTTTKT Qua tổng hợp lý thuyết nền và các nghiên cứu trước, tác giả đã làm rõ các khái niệm và thang đo về: Hiểu biết của kế toán trưởng, hỗ trợ của ban quản trị cấp cao, HTTTKT, CLTTKT, từ đó đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm tại 31 cơ quan tại Zakat, Indonesia với đối tượng khảo sát là các nhà lãnh đạo của các cơ quan này, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hiểu biết của kế toán trưởng và hỗ trợ của ban quản trị cấp cao ảnh hưởng đáng kể (63%) đến HTTTKT HTTTKT có ảnh hưởng (77,9%) đến CLTTKT Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố sự hiểu biết của kế toán trưởng và hỗ trợ của ban quản trị cấp cao tác động đáng kể đến CLTTKT gián tiếp thông qua HTTTKT với mức ảnh hưởng lần lượt là 45,3% và 31%

Tác giả Chalu (2012) trong nghiên cứu “Analysis of stakeholder factors influencing the effectiveness of accounting information systems in Tanzania's local authorities” năm 2012 đã khảo sát các đối tượng là kế toán viên, thủ quỹ, kiểm toán nội bộ và các đối tượng nhà quản trị khác và sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích tương quan Canonical Kết quả cho thấy sự trợ giúp của nhà quản trị, sự chuyên môn hóa của kiểm toán nội bộ, sự tham gia của nhà quản trị là các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng HTTTKT tại các cơ quan địa phương của Tazania Tiếp theo đó, các yếu tố gồm bằng cấp của đội ngũ kế toán viên, trình độ của nhà quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng HTTTKT, trong khi sự sẵn có của các hãng tư vấn lại không có ảnh hưởng thống kê Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm hiểu mức độ tương quan của các yếu tố thì thấy rằng sự trợ giúp của nhà quản trị có tương quan đáng kể với 3 khía cạnh của chất lượng HTTTKT là chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống và sự hài lòng của người dùng

Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013) trong nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTTKT tại Malaysia đã dựa vào mô hình nghiên cứu trước đó của các tác giả nghiên cứu về chất lượng thông tin trong lĩnh vực kế toán lẫn thông tin quản lý như Hongjiang Xu & ctg (2003); Zhou (2010),… để xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến CLTTKT bao gồm: Nguồn lực con người, Sự cam kết từ phía các nhà quản lý, Vận hành HTTTKT và Chất lượng dữ liệu CLTTKT được xác định dựa trên các thuộc tính về CLTT BCTC, cụ thể: Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán

Rapina, Padjadjaran University (2014), “Factors Influencing The Quality of Accounting Information System and Its Implications On The Quality of Accounting Information” – “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán và những hàm ý của nó đối với chất lượng thông tin kế toán” Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức (nhà quản trị, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức) đến chất lượng của HTTTKT và những tác động của nó đến CLTTKT Các đối tượng tham gia trong nghiên cứu này là các nhân viên kế toán của 33 hợp tác xã ở Bandung, Indonesia Khung lý thuyết nghiên cứu được trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu của Rapina

Kết quả cho thấy sự cam kết của nhà quản trị, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của HTTTKT Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra chất lượng của HTTTKT có ảnh hưởng đến chất lượng của TTKT Việc tăng cường cam kết của nhà quản trị để quản lý tốt hơn, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức tốt hơn giúp nâng cao chất lượng của TTKT

Các đặc điểm của chất lượng thông tin kế toán và nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán từ tổng quan nghiên cứu

lượng thông tin kế toán từ tổng quan nghiên cứu

Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước

CLTTKT Nhân tố tác động

Cấu trúc bên trong của doanh nghiệp Bối cảnh bên trong doanh nghiệp Bối cảnh liên kết giữa các doanh nghiệp

Chính xác Kịp thời Đầy đủ Nhất quán

Sự tương tác giữa con người với hệ thống máy tính Giáo dục và nâng cao trình độ nhân viên

Cơ cấu tổ chức Văn hóa tổ chức Các chính sách và chuẩn mực Kinh tế toàn cầu

Mối quan hệ giữa các tổ chức và giữa các quốc gia

Sự phát triển công nghệ Thay đổi các quy định pháp lý

Tính phù hợp Tính trung lập Đáng tin cậy

Hệ thống pháp luật và chính trị Chuẩn mực kế toán

Mức độ phức tạp của HTTTKT Kiến thức kế toán và công nghệ thông tin của nhà quản trị

Việc sử dụng các chuyên gia từ các hiệp hội, hãng kế toán

Sự tồn tại đội ngũ công nghệ thông tin

Thích hợp Trình bày trung thực

Có thể so sánh được

Chuẩn mực kế toán Môi trường pháp lý Quy mô công ty Ảnh hưởng của ngành công nghiệp

Kiến thức kế toán của nhà quản trị Hiệu quả của các hãng dịch vụ kế toán tài chính

Giá trị của thông tin

Sự phân bố quyền sở hữu vốn Mức độ nợ

Niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước Niêm yết trên nhiều thị trường chứng khoán

Những thành quả của doanh nghiệp

Hiểu biết của kế toán trưởng

Hỗ trợ của ban quản trị cấp cao

Sự trợ giúp của nhà quản trị

Sự chuyên môn hóa của kiểm toán nội bộ

Sự tham gia của nhà quản trị Bằng cấp của đội ngũ kế toán viên Trình độ của nhà quản trị

Chính xác Kịp thời Đầy đủ Nhất quán

Sự cam kết từ phía các nhà quản lý Vận hành HTTTKT

Chất lượng dữ liệu Rapina,

Nhà quản trị Văn hóa tổ chức

Chính xác Kịp thời Thích hợp Đầy đủ

Năng lực của tổ chức

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Quy mô doanh nghiệp Cấu trúc doanh nghiệp Tuổi doanh nghiệp

Sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh Hoạt động xuất nhập khẩu Đặc điểm nhà quản trị

Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân Kinh nghiệm, phương pháp tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu

Thử nghiệm hệ thống ERP và huấn luyện nhân viên Năng lực, cam kết của Ban quản lý và kiến thức của nhà tư vấn triển khai

Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy Chất lượng phần mềm ERP

Tính phù hợp Tính trung lập Đáng tin cậy

Việc lập và trình bày BCTC Trình độ nhân viên kế toán Chi phí và lợi ích khi lập BCTC Rủi ro kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết

Mục tiêu lập BCTC Thuế

Nhà quản trị công ty Nguyễn

Tính kịp thời Tính phù hợp Trọng yếu

Chất lượng HTTTKT ở các doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán

Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu Cao

Quy mô của doanh nghiệp

Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành Kết cấu vốn của Nhà nước

Có thể hiểu được Đáng tin cậy

Môi trường pháp lý Môi trường chính trị Môi trường văn hoá

Có thể so sánh Tuân thủ chính sách về Ngân sách và pháp luật về kế toán

Môi trường kinh tế Môi trường giáo dục

Có thể so sánh Kịp thời

Hình thức sổ sách kế toán, thuế

Hệ thống tài khoản kế toán Nhà quản lý

Hệ thống chứng từ kế toán Mục tiêu lập BCTC

Thành viên độc lập Hội đồng quản trị Thành viên độc lập Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán tài chính

Kiêm nhiệm hai chức danh Tần suất cuộc họp

Thành viên độc lập ban kiểm soát Thành viên ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính

Sự hiện diện của kiểm toán nội bộ

Niêm yết chứng khoán Kiểm toán độc lập Quy mô doanh nghiệp Hành vi quản trị lợi nhuận Áp lực từ thuế

Hỗ trợ từ phía nhà quản trị Đào tạo và bồi dưỡng Chất lượng phần mềm kế toán Hiệu quả của HTKSNB Năng lực nhân viên kế toán

Hệ thống kiểm soát nội bộ Chính sách về thuế Ứng dụng công nghệ thông tin Trình độ nhân viên kế toán Nhà quản trị Đặc điểm của công ty xây dựng Ngô Nhật

Tính độc lập của HĐQT Quy mô HĐQT

Trình độ chuyên môn của HĐQT

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước

Hệ số nợ Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Quy mô công ty

Kiểm toán độc lập Hiệu quả của HTKSNB

Môi trường kinh doanh Cấu trúc doanh nghiệp Công nghệ thông tin

Sự tham gia của nhà quản trị trong HTTTKT Đội ngũ kế toán

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng và những tác động của các yếu tố đó đến chất lượng thông tin kế toán

Một nội dung quan trọng khác của chương 1 đó là trình bày tổng quan về kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến chất lượng thông tin kế toán và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng đo lường chất lượng thông tin kế toán thông qua các thang đo đa tiêu chí, cũng như sự đa dạng trong tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng thông tin kế toán.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 28 2.1 Phương pháp nghiên cứu

Xác định phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu hỗn hợp vì nó được cho là thích hợp để giải quyết các mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

Nguyễn (2011) cho rằng việc thiết kế hỗn hợp giữa định tính và định lượng được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng thiết kế hỗn hợp khám phá Cụ thể, định tính là phương pháp đầu tiên được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT Thiết lập các chuẩn mực để đo lường CLTTKT và các yếu tố ảnh hưởng đến CLTTKT Tiếp theo, sử dụng định lượng để xác nhận kết quả định tính

Sơ đồ 2.1: Các bước thiết kế hỗn hợp khám phá (Nguyễn, 2011)

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này bao gồm 02 bước chính là (1) nghiên cứu sơ bộ (dùng phương pháp định tính) và (2) nghiên cứu chính thức (dùng phương pháp định lượng)

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Các phương pháp định tính như phỏng vấn và thảo luận chuyên gia đã được sử dụng trong nghiên cứu Hơn nữa, các cuộc khảo sát trực tuyến đã thu thập dữ liệu để nghiên cứu Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm một định dạng trực tuyến được thiết kế với công cụ Googledocs và được gửi qua email tới người tham gia khảo sát

- Trình tự phân tích, xử lý dữ liệu

• Bước 1: Phân tích nội dung, thống kê mô tả

• Bước 2: Phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA)

• Bước 3: Phân tích tương quan Pearson

• Bước 4: Mô hình hồi quy đa biến

Cỡ mẫu nghiên cứu

Theo Hair và cộng sự (2018), không thể thực hiện phân tích EFA nếu mẫu có ít hơn 50 quan sát (vẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố khác), trong khi phân tích hồi quy đơn giản cần ít nhất 50 mẫu và thường là 100 mẫu cho hầu hết các tình huống nghiên cứu Tuy nhiên Tabachnick và Fidell (2013) đã cung cấp một công thức để tính toán các yêu cầu về cỡ mẫu, có tính đến số lượng các biến độc lập mà nhà nghiên cứu muốn sử dụng: n ≥ 50 + 8m (trong đó m = số lượng các biến độc lập) Trong bảng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, tác giả có 24 biến quan sát và

5 biến độc lập nên kích thước mẫu hợp lý là khoảng 120 quan sát Đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu là những người làm công việc kế toán, kiểm toán, tài chính – ngân hàng và giảng viên khoa kế toán – kiểm toán HVNH vì đây là những đối tượng phải tiếp xúc thường xuyên với thông tin kế toán, đặc biệt kế toán viên và kiểm toán viên là những người có kiến thức rõ nhất về CLTTKT.

Xác định thang đo

Thang đo Likert giả định rằng cường độ của một thái độ là tuyến tính, tức là trên một chuỗi liên tục từ Hoàn toàn đồng ý đến Hoàn toàn không đồng ý và đưa ra giả định rằng thái độ có thể được đo lường

Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng với các đo lường của chúng đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây

Bước 1: Nghiên cứu định tính Thang đo được điều chỉnh và bổ sung bởi một nghiên cứu định tính với các kỹ thuật thảo luận dựa trên các loại hình kinh doanh và quy mô công ty khác nhau trong mỗi nhóm chủ đề nghiên cứu Thang đo được điều chỉnh và sau đó được sử dụng để nghiên cứu định lượng thông qua kết quả nghiên cứu định tính này

Bước 2: Nghiên cứu định lượng Thang đo chính thức được sử dụng để nghiên cứu định lượng sau khi thang đo nháp đã được hiệu chỉnh Nghiên cứu sẽ kiểm định

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

(Nguồn: simplypsychology.org) thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Phương pháp hệ số độ tin cậy và phân tích EFA của nhân tố khám phá sẽ được đánh giá lại bởi Cronbach Alpha Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm tra giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính, cụ thể:

- Kiểm định thang đo: Hệ số Cronbach Alpha được tác giả sử dụng để kiểm chứng ý nghĩa của các thang đo, theo Nunnally & Bernstein (1994)

Cronbach’s Alpha ≥ 0,6: Chấp nhận được nhưng không được đánh giá tốt 0,7 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,9 : Tốt

Cronbach’s Alpha > 0,9: Chấp nhận được nhưng cũng không đánh giá tốt Đồng thời Nunnally & Bernstein (1994) phát biểu rằng nếu hệ số tương quan của biến tổng nhỏ hơn 0,3 thì biến đó không đáp ứng yêu cầu

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Mục đích khi phân tích EFA là để loại bỏ các yếu tố giả, đánh giá độ tin cậy của các giá trị thang đo, khám phá (thang đo mới) và xác nhận (điều chỉnh thang đo hiện có) Để phân tích các phát hiện của tác giả, các thử nghiệm sau phải được thực hiện:

• Thực hiện kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và Bartlett’s Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0,5

Bảng 2.2: Kết luận về KMO

Theo Nguyễn (2011), khi trọng số nhân tố và phương sai đạt yêu cầu, các vấn đề của Bartlett’s và KMO không còn có ý nghĩa nữa vì chúng luôn thỏa mãn

• Thực hiện kiểm định tương quan biến: Hệ số tương quan giữa các biến của ma trận đơn vị = 0 Nếu sig 0 Hệ số tương quan dương Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y tăng và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x cũng tăng

Hệ số tương quan Pearson (r) chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi mức ý nghĩa quan sát

(sig.) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%

Nếu 0,30 ≤ r ≤ ± 0,49 Tương quan trung bình

- Phân tích hồi quy đa biến:

• Kiểm định hệ số hồi quy: Khi kiểm định các biến thì sig < 0,05: Các biến này có mối tương quan và có ý nghĩa với chất lượng thông tin kế toán và có độ tin cậy Đồng thời kiểm tra có hiện tượng đa cộng tuyến, theo Hair & ctg (2006) nếu VIF > 10 có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến không có mối tương quan và không có ý nghĩa cải cách chế độ kế toán nhằm nâng cao chất lượng TTKT và không có độ tin cậy

• Kiểm tra xem mô hình có phù hợp không

• Tổng quan về mô hình

• ANOVA với giá trị Sig < 0,05

Phân tích phương sai (ANOVA) là một kỹ thuật thống kê được sử dụng để kiểm tra xem ý nghĩa của hai hoặc nhiều nhóm có khác biệt đáng kể với nhau hay không ANOVA kiểm tra tác động của một hoặc nhiều yếu tố bằng cách so sánh ý nghĩa của các mẫu khác nhau ANOVA có thể được sử dụng để chứng minh / bác bỏ liệu tất cả các nhân tố có tác động đến biến phụ thuộc như nhau hay không Chiến lược cơ bản của ANOVA là kiểm tra sự thay đổi một cách có hệ thống trong các nhóm được so sánh và cũng kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm được so sánh

Một biện pháp khác để so sánh các mẫu được gọi là thử nghiệm t Khi chỉ có hai mẫu, t-test và ANOVA cho kết quả giống nhau Tuy nhiên, sử dụng thử nghiệm t sẽ không đáng tin cậy trong trường hợp có nhiều hơn 2 mẫu Nếu tiến hành nhiều phép thử t để so sánh nhiều hơn hai mẫu, nó sẽ có tác động đến tỷ lệ sai sót của kết quả.

Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu Bước 1: Khi các vấn đề nghiên cứu đã được thiết lập, việc xem xét lại những phát hiện của các nghiên cứu trước đó sẽ giúp xác định các giả thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu

Bước 2: Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong BCTC

Kết quả chỉ ra rằng có 7 yếu tố được coi là đặc điểm quan trọng nhất xác định CLTTKT, cũng như 5 yếu tố ảnh hưởng đến CLTTKT

Bảng 2.4: Đặc điểm về CLTTKT

Bảng 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến CLTTKT

Bước 3: Bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng để thu thập dữ liệu nghiên cứu

Bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến được tạo trên Googledocs và gửi đến các công ty thông qua các sinh viên HVNH đang thực tập tại các đơn vị

Phiếu khảo sát được xây dựng gồm 3 phần: (1) Thông tin chung; (2) Thông tin doanh nghiệp; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến CLTTKT, khái niệm về CLTTKT

Excel được sử dụng để thu thập và tổng hợp dữ liệu Vì tính năng khảo sát cho phép người trả lời câu hỏi bắt buộc, nên dữ liệu thu thập trực tuyến là đầy đủ Với 120

Bảng 2.1: Đặc điểm về chất lượng thông tin kế toán

Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán phiếu, kết quả của cuộc khảo sát đã được thu thập Các phiếu khảo sát hợp lệ để thu thập dữ liệu sẽ được mã hóa và xử lý thêm

Bước 4: Trong chương trình SPSS 20, dữ liệu khảo sát được mã hóa Để loại bỏ các biến không phù hợp và phân tích EFA, nghiên cứu đã sử dụng các bài kiểm tra độ tin cậy thang đo hệ số Cronbach’s Alpha Tiếp theo đó, tác giả đã sử dụng phân tích tương quan Pearson để xác định tác động qua lại của các nhân tố và phân tích hồi quy đa biến để xác định tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán

Bước 5: Dựa trên phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã đưa ra một báo cáo nghiên cứu thảo luận về các phát hiện và đưa ra các đề xuất dựa trên kết quả.

Giả thuyết nghiên cứu

Khi so sánh chất lượng của báo cáo tài chính dựa trên các đặc điểm định tính cơ bản với chất lượng của báo cáo tài chính dựa trên các đặc điểm định tính cơ bản và nâng cao, Ferdy van Beest và cộng sự (2009) nhận thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tác động lớn Cao Nguyễn Lệ Thư (2014), Phạm Quốc Thuần (2016) và Ghorbel (2017) cũng cho rằng CLTTKT trên BCTC bị ảnh hưởng bởi quy mô của doanh nghiệp

 H1: QMDN có ảnh hưởng tích cực đến CLTTKT

Theo Nguyễn Hữu Bình (2014), hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động tích cực đến CLTTKT; nếu hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, nó sẽ tạo ra thông tin chất lượng

 H2: HTKSNB của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến CLTTKT

Các chính sách và tiêu chuẩn, những thay đổi trong các quy tắc pháp lý, chuẩn mực kế toán, hệ thống thuế và môi trường pháp lý, theo Xu và cộng sự (2003), Stoderstrom & Sun (2007), Phan Minh Nguyệt (2014) và Trần Thị Tùng (2015), tất cả đều có ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin kế toán

 H3: Quy định hiện hành về kế toán có ảnh hưởng tích cực đến CLTTKT

Theo Komala (2012), sự hỗ trợ của quản lý cấp cao có tác động tích cực đến chất lượng thông tin trong BCTC thông qua HTTTKT (31%) Đồng thời, Ismail (2009), Chalu (2012), Rapina (2014), Phan Minh Nguyệt (2014), Phạm Thành Trung (2016) và

Trương Thị Mỹ Liên (2017) đồng ý rằng kiến thức cũng như sự hỗ trợ của nhà quản trị có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin

 H4: Các yếu tố liên quan đến Nhà quản trị có ảnh hưởng tích cực đến CLTTKT

Komala (2012) đã phát hiện ra rằng nhận thức của kế toán trưởng có ảnh hưởng quan trọng đến CLTTKT thông qua HTTTKT (45,3%) trong nghiên cứu của mình về tác động của trình độ chuyên môn của kế toán trưởng đến CLTTKT Vào năm 2020, Vũ Thị Thanh Bình đã trình bày kết quả nghiên cứu tương tự

 H5: Năng lực của nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực đến CLTTKT 2.3 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

Thông qua quá trình nghiên cứu kết quả của các đề tài trước đó, tác giả đề xuất các biến có tác động đến CLTTKT theo 5 nhóm nhân tố nêu trên như sau

Bảng 2.6: Các biến theo 5 nhóm nhân tố tác động tới CLTTKT

Nhóm nhân tố Tên biến Nội dung Nguồn biến

Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp có tác động tới chất lượng thông tin kế toán của doanh nghiệp

Ngô Nhật Phương Diễm, Phan Thị Huyền, Trần Thị Nguyệt Nga (2019)

QMDN2 Quy mô doanh nghiệp càng nhỏ càng khó khăn trong việc tổ chức hệ thống kế toán

Chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp niêm yết cao hơn doanh nghiệp chưa niêm yết

Trần Anh Hoa, Đoàn Thị Thảo Uyên (2020)

QMDN4 Quy mô công ty làm gia tăng

CLTT BCTC Trần Thị Tùng (2015)

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Chất lượng HTKSNB của công ty tác động tới mục tiêu lập BCTC

(2016) KSNB2 Đơn vị có thiết lập các quy trình và thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ pháp luật

KSNB tại đơn vị giúp ngăn ngừa hiệu quả các gian lận và sai sót

KSNB tại đơn vị giám sát thường xuyên hoạt động của HTTTKT

KSNB5 KSNB luôn kiểm tra và giám sát việc đảm bảo CLTTKT

Quy định hiện hành về kế toán

Quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nước có tác động tới việc trình bày thông tin trên BCTC

Quy định của tập đoàn, quy định của công ty mẹ có tác động tới việc trình bày BCTC

QD3 Chuẩn mực kế toán chi phối việc ghi chép và lập BTCT của công ty

Tỷ lệ thuế suất cao sẽ tạo ra nhiều các yếu tố tác động tới mục đích làm giảm thu nhập chịu thuế trên BCTC

Các thông tin trình bày trên BCTC tuân thủ đúng quy định được ban hành

Nhà quản trị có tác động vào việc ghi chép và lập BCTC của kế toán

Nữ giới có xu hướng ít thực hiện các hành vi phi đạo đức trong kinh doanh

Ngô Nhật Phương Diễm, Phan Thị Huyền, Trần Thị Nguyệt Nga (2019)

Người nhiều tuổi sẽ thận trọng hơn, đạo đức hơn nên sẽ giúp cải thiện CLTTKT

Trình độ học vấn của nhà quản trị càng cao khả năng giám sát của họ càng tốt, CLTTKT càng đáng tin cậy

Nhà quản trị có nền tảng kế toán tài chính có thể phát hiện hành vi gian lận tài chính một cách kịp thời và nâng cao độ tin cậy về thông tin kế toán

Năng lực nhân viên kế toán

NVKT1 Nhân viên kế toán am hiểu rõ quy trình, đặc điểm kinh doanh của đơn vị Phạm Quốc Thuần

(2016) NVKT2 Nhân viên kế toán am hiểu rõ chuẩn mực và chế độ kế toán NVKT3 Nhân viên kế toán có sự hiểu biết chuyên môn liên quan tới lập và trình bày BCTC

NVKT4 Nhân viên kế toán cập nhật được những chuẩn mực, quy định mới có liên quan tới việc lập BCTC

NVKT5 Nhân viên kế toán có kỹ năng làm việc và giải quyết các quyết định có hiệu quả

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Để kiểm định các giả thuyết nêu trên, Mô hình hồi quy có dạng như sau:

CLTTKT = β 1 QMDN + β 2 KNSB + β 3 QD + β 4 NQT + β 5 NVKT +ε

• QMDN: Quy mô của doanh nghiệp

• KSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ

• QD: Quy định hiện hành về kế toán

• NVKT: Năng lực nhân viên kế toán

CLTTKT: Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

Chương 2 đã trình bày các nội dung có liên quan đến việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC; xây dựng mô hình thống kê cần kiểm định để xác định các nhân tố này Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này gồm có 2 phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xác định các thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu, từ đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, xây dựng thang đo hiệu chỉnh, xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT trên BCTC Chương 2 còn giới thiệu cách xác định mẫu, kích thước mẫu, chọn mẫu quan sát và cách thức tiến hành nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

- Thống kê đặc điểm về nghề nghiệp

Bảng 3.1: Thống kê nghề nghiệp của đối tượng khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google docs)

Như vậy, dữ liệu khảo sát của 120 mẫu cho thấy số lượng người làm kế toán chiếm 44,17%, kiểm toán viên chiếm 17,5% Ngoài ra 38,33% còn lại bao gồm giảng viên của trường Học viện ngân hàng, các đối tượng tham gia khảo sát làm việc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và một vài ngành khác

- Thống kê đặc điểm về vị trí công tác

Bảng 3.2: Thống kê vị trí công việc của đối tượng khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google docs)

Có 51,67% số người được khảo sát là những người làm tại vị trí nhân viên trong công ty Tiếp đó số người được khảo sát làm ở những vị trí cao trong công ty như phó phòng, trưởng phòng, kế toán trưởng hay giám đốc chiếm 12,5% Số còn lại là những sinh viên năm 4 sắp ra trường hiện đang thực tập tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bảng 3.1: Thống kê nghề nghiệp của đối tượng khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google docs)

Vị trí Tần số Tỷ lệ

- Thống kê đặc điểm về số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát

Biểu đồ 3.1: Thống kê số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google docs)

Trong mẫu khảo sát có 46 người có kinh nghiệm dưới 3 năm Đối tượng khảo sát có kinh nghiệm từ 3-5 năm tham gia trả lời câu hỏi là 47,5% Còn lại 17 người là những người đã làm việc ở vị trí hiện tại trên 5 năm Những người có thâm niên làm việc từ 3 năm trở lên thường là người có kinh nghiệm, do đó kết quả trả lời bảng khảo sát sẽ mang đến độ tin cậy cao hơn

- Thống kê đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Biểu đồ 3.2: Thống kê lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google docs)

Kết quả cho thấy, các đối tượng tham gia khảo sát chủ yếu làm trong doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực thương mại, dịch vụ (75%) Tiếp theo đó là doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google docs)

Biểu đồ 3.1: Thống kê số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát sản xuất và xây dựng lần lượt chiếm 16,7% và 5,8% Còn lại là các đối tượng tham gia khảo sát hiện đang là giảng viên trường HVNH

- Thống kê đặc điểm về quy mô doanh nghiệp theo lao động

Biểu đồ 3.3: Thống kê quy mô doanh nghiệp theo lao động

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google docs)

Dựa vào biểu đồ có thể thấy rằng, có đến 68,3% doanh nghiệp có quy mô từ 10-

50 nhân viên, 21,7% doanh nghiệp có từ 50-100 nhân viên 10% số ít doanh nghiệp siêu nhỏ còn lại có dưới 10 nhân viên

- Doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán?

Biểu đồ 3.4: Thống kê doanh nghiệp niêm yết

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Google docs)

Trong số doanh nghiệp khảo sát có 12,5% doanh nghiệp hiện nay đang được niêm yết trên sàn chứng khoán, 87,5% doanh nghiệp còn lại là doanh nghiệp chưa niêm yết.

Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Cronbach’s alpha là thước đo được sử dụng để đánh giá độ tin cậy, hoặc tính nhất quán bên trong của một tập hợp các thang đo hoặc các hạng mục thử nghiệm Nói cách khác, độ tin cậy của bất kỳ phép đo nào đã cho đề cập đến mức độ mà nó là một thước đo nhất quán của một khái niệm và Cronbach’s alpha là một cách để đo lường sức mạnh của tính nhất quán đó

Cronbach’s alpha được tính toán bằng cách so sánh điểm cho từng mục trong thang điểm với tổng điểm cho từng quan sát (thường là từng người trả lời khảo sát hoặc người làm bài kiểm tra), sau đó so sánh với phương sai của tất cả các điểm mục riêng lẻ

Về mặt lý thuyết, kết quả Cronbach’s Alpha sẽ là một số từ 0 đến 1, nhưng cũng có thể là số âm Một số âm cho biết có điều gì đó không ổn với dữ liệu - có lẽ một số mục đã bị quên không được tính điểm Nguyên tắc chung khi phân tích Cronbach’s Alpha được trình bày trong bảng dưới đây

Bảng 3.3: Kết luận về giá trị của Cronbach’s Alpha

- Nhóm yếu tố Quy mô của doanh nghiệp: được xác định bởi 4 biến đã được quan sát Hệ số Cronbach's Alpha 0,793 > 0,6 được tìm thấy trong phân tích độ tin cậy của thang đo Đồng thời, tương quan biến tổng cho cả 4 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả là, QMDN đáp ứng Độ tin cậy (Phụ lục 1)

- Nhóm yếu tố Hệ thống kiểm soát nội bộ: được xác định bởi 5 biến đã được quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,920 > 0,6 được tìm thấy trong phân tích độ tin cậy của thang đo Đồng thời tương quan biến tổng cho cả 5 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả là, KSNB đáp ứng độ tin cậy (Phụ lục 2)

Bảng 3.3: Kết luận về giá trị của Cronbach’s Alpha

- Nhóm yếu tố Quy định hiện hành về kế toán: được xác định bởi 5 biến đã được quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,852 > 0,6 Đồng thời tương quan biến tổng cho cả 5 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả là, QD đáp ứng độ tin cậy (Phụ lục 3)

- Nhóm yếu tố Nhà quản trị: được xác định bởi 5 biến đã được quan sát Hệ số

Cronbach’s Alpha là 0,836 > 0,6 Tuy nhiên, vì hệ số tương quan biến tổng cho biến "NQT2" nhỏ hơn 0,3, ta xóa bỏ nó khỏi phương trình và chạy thử nghiệm lần thứ hai

Trong lần thử nghiệm thứ hai, sử dụng bốn biến quan sát còn lại Hệ số

Cronbach's alpha là 0,983 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến trên đều lớn hơn 0,3 cho thấy các biến quan sát có mối tương quan với nhau (Phụ lục 4)

- Nhóm yếu tố Năng lực của nhân viên kế toán: được xác định bởi 5 biến đã được quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,848 > 0,6 Đồng thời tương quan biến tổng cho cả 5 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Kết quả là, NVKT đáp ứng độ tin cậy (Phụ lục 5)

- Nhóm yếu tố Chất lượng thông tin kế toán: được xác định bởi 7 biến đã được quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,914 > 0,6 Đồng thời cả 7 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Do vậy, CLTTKT đáp ứng độ tin cậy (Phụ lục 6)

Bảng 3.4: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Bảng 3.4: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20) (Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Sau khi kiểm định thang đo sơ bộ và hệ số Cronbach's Alpha, tất cả các biến này đều đạt được độ tin cậy, và các yếu tố EFA được đánh giá để xác định giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo.

Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một mô hình đo lường chính thức cổ điển được sử dụng khi cả hai biến quan sát và tiềm ẩn được giả định được đo lường ở mức khoảng Đặc điểm của EFA là các biến quan sát được chuẩn hóa đầu tiên (giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1) EFA được thực hiện trên ma trận tương quan giữa các mục Trong EFA, một biến tiềm ẩn được gọi là nhân tố và mối liên hệ giữa biến tiềm ẩn và biến quan sát được gọi là hệ số tải nhân tố Hệ số tải nhân tố là trọng số hồi quy được tiêu chuẩn hóa Vì EFA là một kỹ thuật thăm dò, nên không có sự phân bố hệ số tải nhân tố dự kiến; do đó, không thể kiểm tra thống kê xem các hệ số tải nhân tố có giống nhau giữa các nhóm hay không

Các yêu cầu và tiêu chuẩn đặc biệt sau đây phải được đáp ứng trong quá trình phân tích nhân tố:

- Giá trị hội tụ: hệ số tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn 0,5; loại biến có factor loading nhỏ hơn 0,5

- Giá trị phân biệt: nếu tồn tại 2 hệ số tải nhân tố thì hiệu số giữa chúng phải > 0,3; chọn biến quan sát có hệ số tải nhân tố cao hơn

- Giá trị Eigenvalue phải lớn hơn 1 và phương sai trích phải lớn hơn 50%

- Hệ số KMO được sử dụng để phân tích nhân tố có thích hợp hay không, vì vậy giá trị KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 để dữ liệu phù hợp Kiểm tra Bartlett có ý nghĩa về mặt thống kê khi giá trị sig nhỏ hơn 0,05

3.3.1 Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập Đầu tiên, 23 biến quan sát của các biến độc lập ảnh hưởng đến CLTTKT được sử dụng để tiến hành phân tích nhân tố

Kết quả cho thấy các biến quan sát thuộc cùng một nhân tố có tương quan chặt chẽ với KMO = 0,754 > 0,5 và kiểm định của Bartlett là 1646,292 với mức ý nghĩa Sig

= 0,000 < 0,05 Đồng thời, tổng phương sai thu được là 69,660% > 50%, cho thấy rằng

5 biến này chiếm 69,66% sự thay đổi trong tập dữ liệu và Eigenvalue = 2,066 > 1 cho thấy rằng phân tích nhân tố là phù hợp (Phụ lục 7)

Bảng 3.5: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Theo như kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ở phần trước, biến NQT2 có hệ số tương quan biến tổng là 0,3 < 0,6 nên sẽ bị loại bỏ ra khỏi mô hình Vì vậy khi phân tích EFA, tác giả loại bỏ biến NQT2 ra khỏi quá trình xử lý dữ liệu từ SPSS 20 Kết quả được thể hiện trong bảng 3.6

Bảng 3.5: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Bảng 3.6: Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Bảng 3.6: Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

KSNB1 ,901 KSNB5 ,876 KSNB4 ,853 KSNB3 ,847 KSNB2 ,833

Theo Bảng 3.6, các biến quan sát đáp ứng các tiêu chí sau:

- Tầm quan trọng của sự hội tụ: Các biến quan sát được nhóm trong cùng một cột trên cùng một thang đo với đề xuất ban đầu, với các hệ số tải nhân tố trong cùng một cột

- Giá trị phân biệt: Không có biến quan sát nào ở hai cột khác nhau có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, chứng tỏ các biến quan sát có giá trị phân biệt

- Hơn nữa, các biến quan sát khác chỉ có một hệ số tải nhân tố và factor loading > 0,5 cho thấy biến quan sát có ý nghĩa và có thể được sử dụng để đánh giá mô hình hồi quy

3.3.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

Với hệ số KMO là 0,810 > 0,5 và kiểm định của Bartlett là 571,229 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, kết quả chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan cần thiết và phù hợp để tiến hành phân tích EFA

Bảng 3.7: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

EFA của Thang đo CLTTKT có Giá trị Eigen là 4,644 > 1 và tổng phương sai là 66,348% > 50%, cho thấy rằng yếu tố này giải thích 66,348% sự thay đổi trong thu thập dữ liệu Các thang đo ban đầu được tìm thấy là nhất quán theo kết quả nghiên cứu (Bảng 3.7)

Bảng 3.7: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Bảng 3.8: Tổng phương sai trích

Eigenvalues khởi tạo Extraction Sums of Squared

Tổng % của phương sai % tích lũy Tổng % của phương sai % tích lũy

Extraction Method: Principal Component Analysis

(Nguồn: Tác giả xử lý từ SPSS) Theo Bảng 3.8, các biến quan sát thỏa mãn hai điều kiện sau:

- Giá trị hội tụ: Các biến quan sát được nhóm trong cùng một cột với thang đo đề xuất ban đầu, với hệ số tải nhân tố trong cùng một cột

- Giá trị phân biệt: các biến quan sát là khác biệt vì chúng chỉ có một hệ số tải nhân tố

- Ngoài ra, tất cả các hệ số tải trên 0,5, chứng minh tính thực tế của các biến quan sát và nó có thể được sử dụng trong việc tạo ra mô hình hồi quy để kiểm tra các giả thuyết

Bảng 3.9: Kết quả EFA của biến phụ thuộc

(Nguồn: Tác giả xử lý từ SPSS)

Phân tích tương quan giữa các biến

Tổng biến được tạo thành từ giá trị trung bình (mean) của các biến được đo lường và được sử dụng để đánh giá sự tương quan và hồi quy

QMDN=mean(QMDN1,QMDN2,QMDN3,QMDN4)

KSNB=mean(KSNB1,KSNB2,KSNB3,KSNB4,KSNB5)

QD=mean(QD1,QD2,QD3,QD4,QD5)

NQT=mean(NQT1,NQT3,NQT4,NQT5)

NVKT=mean(NVKT1,NVKT2,NVKT3,NVKT4,NVKT5)

Tương tự, biến phụ thuộc "Chất lượng thông tin kế toán" được xây dựng bằng cách lấy trung bình các giá trị của 7 biến quan sát:

CLTTKT=mean(CLTTKT1,CLTTKT2,CLTTKT3,CLTTKT4,CLTTKT5,CLT TKT6,CLTTKT7)

Bảng 3.8: Kết quả EFA của biến phụ thuộc

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Xem xét ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình

Trước khi tiếp tục phân tích hồi quy tuyến tính bội, các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến phải được xem xét

Hệ số tương quan Pearson được thiết lập để đánh giá tính hợp lệ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng

Bảng 3.10 chỉ ra rằng tất cả các biến độc lập NVKT, NQT, QMDN, KSNB, QD đều có hệ số tương quan thuận với mức ý nghĩa là 0,01 (độ tin cậy 99%) và 0,05 (độ tin cậy 95%) Với mức ý nghĩa 0,05, các biến này có mối quan hệ thuận chiều với chất lượng số liệu kế toán nên có thể được sử dụng trong quá trình hồi quy (Phụ lục 8)

- Hệ số tương quan giữa QMDN và CLTTKT là r = 0,226, sig = 0,013 < 0,05 cho thấy mối tương quan tích cực và quan trọng về mặt thống kê

- Hệ số tương quan giữa KSNB và CLTTKT là r = 0,395, sig = 0,000 < 0,05 cho thấy mối tương quan tích cực và quan trọng về mặt thống kê

- Hệ số tương quan giữa QD với CLTTKT là r = 0,590, sig = 0,000 < 0,05 cho thấy mối tương quan tích cực và quan trọng về mặt thống kê

- Hệ số tương quan giữa NQT với CLTTKT là r = 0,343, sig = 0,000 < 0,05 cho thấy mối tương quan tích cực và quan trọng về mặt thống kê

- Hệ số tương quan giữa NVKT với CLTTKT là r = 0,392, sig = 0,0000 < 0,05 cho thấy mối tương quan tích cực và quan trọng về mặt thống kê

Bảng 3.10: Kết quả phân tích tương quan Pearson

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Bảng 3.9: Kết quả phân tích tương quan Pearson

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

QMDN KSNB QD NQT NVKT CLTTKT

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Phân tích hồi quy

Kết quả hồi quy cho biến phụ thuộc CLTTKT và các biến độc lập NVKT, NQT, QMDN, KSNB, QD như sau (Phụ lục 9)

Bảng 3.11: Kết quả phân tích hệ số hồi quy

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc (như trong Bảng 3.10), với Sig trong kiểm định t đều nhỏ hơn 0,05 Kết quả là mô hình hồi quy rất quan trọng về mặt thống kê

Kiểm định mô hình hồi quy

- Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 3.12: Kết quả phân tích ANOVA

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Bảng 3.11: Kết quả phân tích ANOVA

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương

Ta kiểm định giả thuyết:

H0: Tập hợp các biến độc lập không có mối liên hệ với biến phụ thuộc (βi = 0)

H1: Tập hợp các biến độc lập có mối liên hệ với biến phụ thuộc (βi ≠ 0)

Giá trị thử nghiệm F = 42.039 có ý nghĩa thống kê, theo đánh giá của ANOVA trong Bảng 3.11, với Sig = 0.000 < 0,05 Do đó, giả thuyết H0 cho rằng các biến độc lập không có mối liên hệ đến biến phụ thuộc bị loại bỏ, chấp nhận H1 Mô hình hồi quy xuất hiện phù hợp với kết quả nghiên cứu

- Hiện tượng đa cộng tuyến

Hiện tượng tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến độc lập được gọi là đa cộng tuyến Nếu điều này xảy ra, việc thêm các biến vào mô hình hồi quy có thể dẫn đến hệ số không ổn định Để phát hiện đa cộng tuyến, tác giả sử dụng phần tử phóng đại VIF VIF rất nhỏ (nhỏ hơn 10), nghĩa là các biến độc lập không có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và đa cộng tuyến không tồn tại Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến cách mô hình hồi quy được diễn giải

- Mức độ giải thích của mô hình

Bảng 3.13: Mức độ giải thích của mô hình

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Hệ số bình phương R hiệu chỉnh là 0,633 trong Bảng 3.13 chỉ ra rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng bằng cách sử dụng tập dữ liệu có độ chính xác 63,3% Nói cách khác là 63,3% ảnh hưởng của 5 yếu tố NVKT, NQT, QMDN, KSNB và QD có thể được sử dụng để mô tả CLTTKT

Bảng 3.12 Mức độ giải thích của mô hình

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Std Error of the Estimate

1 ,805 a ,648 ,633 ,29745 1,919 a Predictors: (Constant), NVKT, NQT, QMDN, KSNB, QD b Dependent Variable: CLTTKT

- Kiểm định phần dư của mô hình

Phép thử phần dư mô tả sự phân bố gần đúng của phần dư với Mean = 0 và Std Deviation = 0,979 (xấp xỉ bằng 1) Giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm khi sử dụng dạng hồi quy bội, vì Độ lệch chuẩn = 0,979 (xấp xỉ bằng 1)

Bảng 3.14: Bảng thống kê giá trị phần dư

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Bảng 3.13: Bảng thống kê giá trị phần dư

Std Residual -1,758 1,777 ,000 ,979 120 a Dependent Variable: CLTTKT

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Biểu đồ 3.5: Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Mặt khác, hình ảnh trực quan cho thấy phần dư của mô hình là một hình chuông với mô hình úp xuống tương đối cân đối, do đó có thể kết luận phần dư của mô hình có phân phối chuẩn Phần dư có phân phối chuẩn cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp, phương sai không đổi và số lượng phần dư đủ lớn để phân tích

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Biểu đồ 3.5 Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

• Hơn nữa, các điểm quan sát không phân tán quá xa so với đường dự kiến, cho thấy giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm, như được thể hiện bởi biểu đồ P-P plot

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy

- Kiểm định giả thuyết các sai số ngẫu nhiên có phương sai không đổi

Theo biểu đồ Scatterplot, các sai số hồi quy được phân bố đều trên cả hai phía của giá trị trung bình và không tuân theo một quy tắc đơn giản (Biểu đồ 3.7) Điều này chứng tỏ rằng giả định sai số của mô hình hồi quy không đổi là chính xác

Biểu đồ 3.7: Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Có thể thấy từ kết quả kiểm định trên, mô hình hồi quy là nhất quán và quan trọng về mặt thống kê Ta có mô hình hồi quy với hệ số beta chưa được chuẩn hóa (là hệ số

‘thô’ được tạo ra bởi phân tích hồi quy khi phân tích được thực hiện trên các biến ban đầu, chưa chuẩn hóa Hệ số beta chưa chuẩn hóa không được sử dụng để loại bỏ hoặc xếp hạng các yếu tố dự báo hay còn gọi là các biến độc lập)

CLTTKT = 0,028 + 0,177 QMDN + 0,218 KSNB + 0,299 QD + 0,127 NQT

(Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm SPSS 20)

Biểu đồ 3.7 Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy Ý nghĩa của hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:

- β1 = 0,177 > 0, nhân tố QMDN có tác động tích cực đến CLTTKT, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ferdy van Beest và cộng sự (2009) và Cao Nguyễn

- β2 = 0,218 > 0, nhân tố KSNB có tác động tích cực đến CLTTKT, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Bình (2014) cho rằng HTKSNB hữu hiệu sẽ mang tới thông tin chất lượng

- β3 = 0,299 > 0, nhân tố QD có tác động tích cực đến CLTTKT, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Xu & ctg (2003), Stoderstrom & Sun (2007), Phan Minh Nguyệt (2014) và Trần Thị Tùng (2015)

- β 4 = 0,127 > 0, nhân tố NQT có tác động tích cực đến CLTTKT, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Komala (2012), Rapina (2014), Phạm Thành Trung

(2016) và Trương Thị Mỹ Liên (2017) khi cho rằng sự hỗ trợ của nhà quản trị có ảnh hưởng tích cực đến CLTTKT

- β5 = 0,176> 0, nhân tố NVKT có tác động tích cực đến CLTTKT, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Komala (2012) cho thấy rằng sự hiểu biết của kế toán trưởng có ảnh hưởng đáng kể đến CLTTKT thông qua HTTTKT là 45,3% và % Vũ Thị Thanh Bình (2020) cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự

Mặt khác, phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa cũng mang lại hiệu quả cao hơn về mặt thống kê so với phương trình hồi quy chuẩn hóa vì nó chỉ biểu thị những thay đổi trong biến phụ thuộc khi chỉ có một biến độc lập thay đổi còn các biến độc lập khác giữ nguyên

Trong chương 3 này, tác giả trình bày kết quả phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu khảo sát Chương 3 cũng chứng minh rằng phân tích thống kê đã được thực hiện trên dữ liệu khảo sát từ nghiên cứu này Các kỹ thuật thống kê để phân tích dữ liệu đã được xác định và giải thích Phân tích mô tả được sử dụng để cung cấp dữ liệu từ những người trả lời khảo sát Phần lớn các yếu tố đề xuất của bảng câu hỏi được cho là quan trọng

Ngày đăng: 08/11/2024, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ  Trang - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
rang (Trang 8)
Biểu đồ 3.5: Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy  58  Biểu đồ 3.6: Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy  59  Biểu đồ 3.7: Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy  60 - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
i ểu đồ 3.5: Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy 58 Biểu đồ 3.6: Biểu đồ P-P plot phần dư của mô hình hồi quy 59 Biểu đồ 3.7: Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy 60 (Trang 10)
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu của Rapina - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu của Rapina (Trang 25)
Hình thức sổ sách kế toán, thuế - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Hình th ức sổ sách kế toán, thuế (Trang 35)
Bảng 2.2: Kết luận về KMO - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 2.2 Kết luận về KMO (Trang 40)
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiên cứu  Bước 1: Khi các vấn đề nghiên cứu đã được thiết lập, việc xem xét lại những phát - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiên cứu Bước 1: Khi các vấn đề nghiên cứu đã được thiết lập, việc xem xét lại những phát (Trang 43)
Bảng 2.4: Đặc điểm về CLTTKT - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 2.4 Đặc điểm về CLTTKT (Trang 44)
Bảng 2.6: Các biến theo 5 nhóm nhân tố tác động tới CLTTKT - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 2.6 Các biến theo 5 nhóm nhân tố tác động tới CLTTKT (Trang 46)
Bảng 3.4: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha  Bảng 3.4: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 3.4 Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Bảng 3.4: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (Trang 55)
Bảng 3.6: Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 3.6 Kết quả phân tích EFA nhóm biến độc lập (Trang 59)
Bảng 3.8: Tổng phương sai trích - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 3.8 Tổng phương sai trích (Trang 61)
Bảng 3.11: Kết quả phân tích hệ số hồi quy - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 3.11 Kết quả phân tích hệ số hồi quy (Trang 65)
Bảng 3.14: Bảng thống kê giá trị phần dư - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 3.14 Bảng thống kê giá trị phần dư (Trang 67)
Biểu đồ 3.5: Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
i ểu đồ 3.5: Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy (Trang 68)
Bảng 4.1. Bảng sắp xếp thứ tự tác động theo hệ số Beta của các nhân tố - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính
Bảng 4.1. Bảng sắp xếp thứ tự tác động theo hệ số Beta của các nhân tố (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN