1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.. Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện phân tích tài chín
TỔNG QUAN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại: a Khái niệm về ngân hàng thương mại:
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
Bên cạnh đó, theo Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 tại Khoản 2 Điều 4 Chương 1, khái niệm về ngân hàng thương mại được định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” b Đặc điểm của ngân hàng thương mại:
- Thứ nhất, ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian
- Hoạt động của ngân hàng thương mại đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ
- Thu hút nguồn vốn trước hết bằng huy động tiền gửi, phát hành kì phiếu, trái phiếu, sau đó sử dụng nguồn vốn này thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng Ngoài ra còn có các dịch vụ khác: Thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác,…
- Thông qua hoạt động cho vay và thanh toán, hệ thống các ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng bút tệ, là bộ phận quan trọng trong khối cung tiền tệ của nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
- Ngoài ra, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại c Hoạt động của ngân hàng thương mại:
Căn cứ tại Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, quy định về hoạt động ngân hàng thương mại, bao gồm:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; + Bảo lãnh ngân hàng;
+ Phát hành thẻ tín dụng;
+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; + Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
1.1.2 Khái quát về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại: a Khái niệm về tín dụng NHTM:
Tín dụng hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn, là mối quan hệ sử dụng vốn giữa người đi vay và người cho vay, dựa trên cam kết hoàn trả Sản phẩm cho vay có thể là hàng hóa hoặc tiền mặt Thuật ngữ “tín dụng” ra đời vào thế kỷ
XV, được thống nhất bằng tiếng Anh gọi là “credit” Vốn xuất phát từ tiếng Latin là
“creditum” mang ý nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp hay các cá nhân Trong đó, ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định, khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho tổ chức tín dụng b Nguyên tắc cơ bản của tín dụng NHTM:
- Cho vay phải theo phương hướng mục tiêu; kế hoạch sản xuất kinh doanh của người vay vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước; và phải có hiệu quả (phương án sản xuất kinh doanh khả thi)
- Hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn
- Cho vay có giá trị tương đương làm bảo đảm Nguyên tắc này đặt ra theo yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật lưu thông tiền tệ; đòi hỏi các ngân hàng khi cấp tín dụng; phải dựa trên cơ sở tài sản thế chấp hợp pháp; và có các vật tư có giá trị tương đương Các giá trị tương đương làm bảo đảm có thể là tài sản cố định; vật tư hàng hóa trong kho hay đang trên đường vận chuyển; các giấy tờ có giá; các quyền về tài sản… c Phân loại tín dụng NHTM:
- Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng trong ngân hàng, tín dụng ngân hàng bao gồm:
+ Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá
- Căn cứ theo tiêu chí thời gian cấp tín dụng bao gồm:
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động + Tín dụng trung hạn: có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng + Tín dụng dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, dự án đầu tư
- Căn cứ vào mục đích vay vốn:
+ Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh
+ Tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng
- Căn cứ vào phương thức đảm bảo tiền vay:
+ Tín dụng bảo đảm bằng tài sản: Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn, Bảo lãnh bằng tài sản của bên thức ba, Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo ( tín chấp): Cho vay không có tài sản đảm bảo theo quy định của Chính Phủ, Cho vay hộ gia đình nghèo, có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, Cho vay hộ gia đình không có tài sản đảm bảo
- Căn cứ vào Phương thức cho vay:
+ Cho vay trực tiếp từng lần
+ Cho vay theo hạn mức
+ Cho vay theo dự án
+ Cho vay đồng tài trợ
+ Phương thức cho vay khác d Các loại rủi ro tín dụng:
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro tín dụng theo danh mục
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của chính bên đi vay hoặc ngành kinh tế
+ Rủi ro tập trung là mức dư nợ cho vay được dồn cho một số khách hàng, một số ngành kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý
- Rủi ro tín dụng theo giao dịch
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến việc thẩm định và phân tích tín dụng của bên cho vay
+ Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay
Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
Khả năng trả nợ của khách hàng được đánh giá dựa trên lịch sử tín dụng CIC sẽ phân khách hàng vào 1 trong 5 nhóm dưới đây:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn Các khoản nợ được thanh toán trong hạn hoặc nợ quá hạn dưới 10 ngày
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày, các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày, các khoản nợ được điều chỉnh nhưng quá hạn dưới 30 ngày, các khoản được miễn hoặn giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi
Khái quát về công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của NHTM
1.2.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp:
Theo TS Phan Đức Dũng (2009) thì Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của doanh nghiệp, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng, tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp nhằm xác lập một giái pháp kinh tế, điều hành, quản lý, khai thác có hiệu quả
Bên cạnh đó, khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp còn được hiểu theo nghĩa sau: “Phân tích các báo cáo tài chính là việc thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kĩ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc nhìn khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động TCDN để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp (Nguyễn Minh Kiều, 2009) Đối với NHTM trước khi ra quyết định tín dụng cùng với việc thẩm định hồ sơ khách hàng, thẩm định phi tài chính thì phân tích tài chính là nội dung không thể thiếu trong quy trình tín dụng NHTM đóng vai trò là nhà tài trợ vốn hay chủ nợ của doanh nghiệp; vì vậy bên cạnh vấn đề thu nhập thì vấn đề mà ngân hàng quan tâm nhất là vấn đề bảo toàn vốn của mình
Trong bài nghiên cứu này, khái niệm phù hợp nhất để sử dụng là: “Phân tích tài chính được xem là một quá trình xử lý, đánh giá số liệu bằng các phương pháp kỹ thuật thích hợp để giúp người sử dụng thông tin biết được thực trạng tài chính doanh nghiệp Thông qua phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, kết quả kinh doanh cũng như rủi ro hay triển vọng của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn đáp ứng được nhu cầu hay thoả mãn lợi ích của mình.Phân tích tài chính cung cấp thông tin một cách chính xác, trung thực và kịp thời để những người sử dụng thông tin này có thể đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng hoạt động cũng như dự đoán về tương lai của khách hàng” Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là phân tích chi tiết cấu trúc tài sản, nguồn vốn, phân tích công nợ, phân tích khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả của việc sử dụng tài sản, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng Căn cứ trên các kết quả phân tích, ngân hàng sẽ ra quyết định có cho vay hay không
1.2.2 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính phục vụ hoạt động cho vay tại các NHTM:
Đối với quyết định cho vay:
- Ngân hàng thương mại quan tâm đến khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp Các nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán nhằm đáp ứng những yêu cầu chi trả trong thời gian ngắn của doanh nghiệp Còn những nhà cung cấp tín dụng dài hạn quan tâm đến khả năng trả lãi và gốc đúng hạn, do đó, ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đến khả năng sinh lời cũng như tính ổn định của doanh nghiệp Từ đó, việc phân tích Tài chính doanh nghiệp góp phần giúp những nhà cung cấp tín dụng đưa ra quyết định về việc có nên cho vay hay không? Vay trong bao lâu và vay bao nhiêu?
- Đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào ra, tình hình sử dụng có hiệu quả nhất của nguồn vốn kinh doanh - Cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp - Đỏnh giỏ tổng quỏt hoạt ủộng của doanh nghiệp, dự bỏo những bất ổn trong hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng
- Khi cho vay các ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, khả năng sinh lời của vốn Đồng thời dự đoán triển vọng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đối vối khoản vay ngắn hạn, dài hạn
- Thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính sẽ đưa ra các quyết định cho vay phù hợp cho từng đối tượng cụ thể Đồng thòi hạn chế rủi ro thấp nhất cho các chủ cho vay
Đối với công tác thẩm định:
- Đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn và hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng
1.2.3 Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính tại các NHTM:
- Đầu tiên là đánh giá chính xác tình hình Tài chính doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro tài chính… nhằm đáp ứng thông tin cho nhà cung cấp tín dụng
- Thứ hai là định hướng các quyết định của các ngân hàng thương mại theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định cho vay, tài trợ, bảo lãnh
- Thứ ba là trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp cho người phân tích tài chính có thể dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
- Cuối cùng là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức…Từ đó, xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, góp phần giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định cũng như giải pháp đúng đắn, đảm bảo việc kinh doanh hiệu quả cao Mục tiêu này đặc biệt quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp
1.2.4 Tài liệu phục vụ cho phân tích BCTC: a Bảng cân đối kế toán:
- Theo Mục 1.1 khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
- Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Ở mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều chia làm 5 cột: Cột “ Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “ Số cuối năm”, “Số đầu năm” Bảng cân đối kế toán có kết cấu theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang Dù có kết cấu như thế nào thì cũng gồm hai phần: “TÀI SẢN”,
+ Phần Tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất Phần Tài sản được chia thành hai loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VPBANK HỘI SỞ
Tổng quan về Trung tâm SME - khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa Hội sở,
sở, NHTM Việt Nam Thịnh Vượng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 Năm 2017, mã cổ phiếu VPB của VPBank được niêm yết và giao dịch trên Sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh Tính đến thời điểm hiện tại, trải qua gần
30 năm hoạt động, VPBank đã phát triển, mở rộng mạng lưới lên đến 234 điểm giao dịch, cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên gần 27.000 người, trong đó hơn 70 điểm của VPBank có trung tâm chuyên phục vụ khách hàng SME
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank là một trong ba ngân hàng có dịch vụ dành cho các doanh nghiệp SME tốt nhất châu Á Ngân hàng từng được Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vinh danh tại Diễn đàn Tài chính SME toàn cầu năm
2018 Lần đầu tiên, vào tháng 9-2022, VPBank được tạp chí Global Banking & Finance Review (Anh Quốc) vinh danh là ngân hàng số hóa xuất sắc nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Tính đến cuối năm 2022, tổng số khách hàng nhỏ và vừa SME của VPBank đạt trên 120.000, tăng trưởng gần 20% so với năm 2021 Theo đánh giá, con số này chiếm thị phần cao, khoảng 12% thị phần các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam Vì vậy, VPBank đã đưa ra chiến lược phát triển: “lấy khách hàng làm trọng tâm và các SME là động lực tăng trưởng chính”
Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa SME Hội sở có trụ sở tại tầng M, tòa nhà VPBank 89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội cũng trong quá trình thực hiện, phát triển tầm nhìn chiến lược đó Trung tâm SME Hội sở là một trong những trung tâm tiên phong, dẫn đầu của VPBank về hoạt động kinh doanh cũng như phát triển dịch vụ số hóa nhằm tạo cầu nối tương tác, lắng nghe nhu cầu, tư vấn dịch vụ và giải đáp thắc mắc khách hàng Với sự điều hành quản lý của ban giám đốc cùng đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, kiến thức đa ngành, Trung tâm SME Hội sở đã đạt được nhiều thành tựu, giải thưởng và góp phần xây dựng, phát triển nền kinh tế, xã hội vững mạnh đúng với khẩu hiệu của Ngân hàng: “Vì một Việt Nam thịnh vượng”
2.1.2 Đặc điểm bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Trung tâm SME Hội sở
- Lãnh đạo đơn vị kinh doanh tiếp nhận, nắm bắt các thông tin, ký duyệt các hồ sơ trình các cấp phê duyệt tín dụng
- Tổ chức, phân công cán bộ tại đơn vị kinh doanh đảm bảo thực hiện công việc tuân thủ các quy định của Quy trình
- Nắm giữ thẩm quyền đồng ý trình khoản cấp tín dụng hoặc từ chối trình các cấp phê duyệt tín dụng
- Cùng với Lãnh đạo Phòng và chuyên viên quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp tham gia đàm phán, trao đổi, thống nhất các điều kiện tín dụng với khách hàng (nếu cần thiết)
- Tham gia họp Hội đồng tín dụng (nếu cần thiết)
Trưởng phòng kinh doanh và Giám đốc quan hệ khách hàng:
- Tiếp cận các Khách hàng Doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng theo định hướng của ngân hàng VPBank để giới thiệu, trao đổi, đàm phán các sản phẩm của Ngân hàng
Chuyên viên hỗ trợ bán hàng
Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp Giám đốc quan hệ khách hàng
- Có trách nhiệm cùng các chuyên viên quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp tham gia đàm phán các điều kiện tín dụng với khách hàng
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, hoàn thiện bộ hồ sơ tín dụng và chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ nội dung tờ trình cấp tín dụng do cán bộ quan hệ KHDN lập
Chuyên viên quan hệ KHDN:
- Tiếp cận các KHDN có nhu cầu tín dụng theo định hướng đề ra của VPBank để giới thiêu, chào bán các sản phẩm tín dụng ngân hàng
- Tìm kiếm, thu thập thông tin, thực hiện thẩm định khách hàng, phân tích tình hình tài chính, đánh giá các khả năng phát sinh khi cấp tín dụng cho khách hàng
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ tín dụng theo danh mục hồ sơ theo quy định và tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng
2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa SME Hội sở
- Mở tài khoản Doanh nghiệp EKYC số đẹp
- Mở tài khoản thanh toán
- Gói Quản lý dòng tiền
- Thu nợ trước hạn online
- Giải chấp tài sản online
- Thẻ tín dụng Doanh nghiệp VPBiz Adsgital
- Thẻ tín dụng Doanh nghiệp Business Deluxe
- Thẻ tín dụng Doanh nghiệpvVPBiz Platinum
- Thẻ tín dụng Doanh nghiệp VPBiz WE
- Thẻ ghi nợ Doanh nghiệp VPBiz Debit Cashback
- Dịch vụ thanh toán Simplify
- Tài trợ hoạt động xuất khẩu
- Tài trợ hoạt động nhập khẩu
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm:
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi kỳ hạn tự chọn
- Tiền gửi không kỳ hạn
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank
Lợi nhuận thuần trước thuế năm 2022 của VPBank đạt 21.219 tỷ đồng, tăng 47,7% so với năm 2021, lọt Top 5 ngân hàng có lãi cao nhất Con số tích cực về lợi nhuận này của VPBank chủ yếu đến từ ngân hàng mẹ, cho thấy tình hình kinh doanh khởi sắc của ngân hàng mẹ, góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của VPBank Thêm vào đó, trong quý I/2022, ngân hàng đã kí thỏa thuận độc quyền bancassurance với AIA, vì vậy đã thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn nửa đầu năm 2022 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2022 đạt 10.455 tỷ đồng, tăng 51,8% so với năm 2021 trong đó thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng lớn, đạt 3.353 tỷ đồng, là dịch vụ thế mạnh của VPBank
Năm 2022 vừa qua, thu nhập hoạt động của tại ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 40 nghìn tỉ đồng với nguồn đóng góp đáng kể từ thu nhập phí tăng mạnh 64% so với năm ngoái, đặc biệt là hoạt động thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, cấu phần thẻ, ngân quỹ và POS Tăng trưởng tiền gửi khách hàng tại VPBank đạt 303.151 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kì năm trước, nằm trong top những ngân hàng có tăng trưởng tiền gửi khách hàng mạnh mẽ Kết quả này xuất phát chủ yếu từ các cá nhân, hộ kinh danh, đạt 168.798 tỷ đồng vào thời điểm cuối kết thúc năm 2022 Thêm vào đó, các chỉ số hiệu quả như chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) cũng cho thấy kết quả kinh doanh tích cực, đạt lần lượt 3,7%, 25,6% và 19,3, nằm trong top dẫn đầu thị trường
Bảng 2.1: Bảng lợi nhuận trước thuế của VPBank Q4/2020 – Q4/2022
Theo Bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2022 của VPBank, tổng tài sản tăng 15,3% so với cùng kì năm trước, tương đương đạt 631.074 tỷ đồng VPBank cũng trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống vớ con số đạt hơn 67 nghìn tỷ Trong đó, huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng riêng lẻ tăng gần 30% so với năm 2021, phần lớn đóng góp từ khối khách hàng cá nhân (RB) và khối KHDN nhỏ và vừa SME (tăng 43%)
Bên cạnh đó, tín dụng cũng tăng trưởng đáng kể, đạt gần 31% tại ngân hàng mẹ, ghi nhận mức tăng trưởng đến từ hai khối chiến lược RB và SME – tăng 37% so với thời điểm năm 2021, cùng với đó là công tác kiểm soát chất lượng tín dụng luôn được bảo đảm.
Thực trạng phân tích BCTC doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại Hội sở chính VPBank
2.2.1 Văn bản pháp lý có liên quan
Theo quy định 212-2017-QÐi-HÐQT QĐ cho vay của VPBank và QĐ 1159-2019-QĐ-HĐQT Quyết định Vv Sửa đổi- bổ sung Quy định cho vay của VPBank, khi có nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, Khách hàng phải gửi cho VPBank các tài liệu minh chứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại Điều 8 của Quy định này và các tài liệu khác quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này Hồ sơ vay vốn (hồ sơ cho vay) bao gồm: a Hồ sơ do Khách hàng lập và cung cấp cho VPBank trước và trong quá trình giao dịch vay vốn; b Hồ sơ do Đơn vị cho vay lập: Tài liệu do Đơn vị cho vay thực hiện trong quá trình thẩm định, quyết định, quản lý, điều chỉnh và xử lý khoản vay; c Hồ sơ do Khách hàng và Đơn vị cho vay cùng lập: Văn bản được các bên cùng lập trước và trong quá trình giao dịch tín dụng (Gồm: Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ, Hợp đồng bảo đảm,…), văn bản lập sau quá trình giao dịch tín dụng (gồm: văn bản liên quan đến xử lý nợ, bàn giao tài sản để VPBank bán thu hồi nợ,…)
Tổng Giám đốc quy định các loại tài liệu Khách hàng cần gửi cho VPBank phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay Tùy từng trường hợp, về cơ bản, danh mục hồ sơ cho vay cần Khách hàng cung cấp thường gồm các tài liệu sau: a Hồ sơ pháp lý:
Đối với khách hàng là pháp nhân:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với Ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Pháp luật);
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc Giấy biên nhận của Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc nhận thông báo đăng tải mẫu dấu mới của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày Thông tư liên tịch số 05/2008.TTLT/BKH-BTC-BCA có hiệu lực và chưa thay đổi đăng ký kinh doanh tính đến thời điểm cho vay);
- Điều lệ tổ hoạt động;
- Điều lệ hoạt động và tổ chức của Công ty mẹ, Tổng công ty, Tập đoàn mà Công ty vay vốn là Công ty con, Công ty thành viên;
- Các quyết định bổ nhiệm người đại diện theo Pháp luật, kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền);
- Danh sách HĐQT/HĐTV, Ban điều hành, Kế toán trưởng
Đối với Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các tổ chức không phải là pháp nhân), gồm:
- Giấy CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tương đương;
- Hộ khẩu thường trú, Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú, Giấy chứng nhận tạm trú, Giấy xác nhận tạm trú, giấy tạm trú dài hạn (do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp);
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh);
- ĐKKD, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh có điều kiện theo quy định của Pháp luật)
- Danh sách tổ viên, danh sách đóng góp tài sản của tổ viên hợp tác;
- Biên bản họp bầu tổ trưởng hợp tác hoặc biên bản họp tổ và thông báo của tổ hợp tác bằng văn bản cho UBND cấp xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác trong trường hợp thay đổi tổ trưởng tổ hợp tác;
- Các văn bản, giấy tờ pháp lý khác mà Pháp luật quy định
Các tài liệu pháp lý cần thiết khác liên quan đến mục đích vay vốn (nếu có); b Hồ sơ liên quan đến PAVV:
Đề nghị vay vốn (nếu có);
Biên bản, nghị quyết của HĐTV, HĐQT, Ban quản trị hoặc của cấp quản lý khác thông qua phương án, dự án đầu tư, quyết định vay vốn, bảo đảm tiền vay theo thẩm quyền đã được quy định theo Pháp luật và Điều lệ (đối với khách hàng là pháp nhân);
Phương án sử dụng vốn vay;
Tài liệu, hồ sơ minh chứng nhu cầu vay vốn, sử dụng vốn vay (như Hợp đồng kinh doanh thương mại, hóa đơn giá trị gia tăng,…); c Hồ sơ minh chứng khả năng tài chính và nguồn trả nợ:
Báo cáo thực trạng tài chính (BCTC nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc BCTC đã kiểm toán đối với trường hợp Khách hàng phải lập BCTC theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình tài chính khác theo QĐ của VPBank) hoặc Báo cáo tình hình thu nhập của công ty;
Hồ sơ minh chứng nguồn thu nhập (đối với Khách hàng cá nhân)
Các tài liệu khác chứng minh tình trạng và năng lực tài chính của Khách hàng d Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Theo quy định của VPBank về bảo đảm tiền vay e Các tài liệu khác: Là các tài liệu liên quan đến khách hàng vay và khoản vay (nếu có)
2.2.2 Quy trình phân tích BCTC của VPBank:
Sơ đồ 2.2: Quy trình phân tích BCTC của VPBank
Theo Quy định 41-2017-QT-TGÐ Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank, quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Trung tâm Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa SME Hội sở:
Tiến hành tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của nguồn thông tin trên hồ sơ:
-1 Lập kế hoạch phân tích BCTC.
-2 Tiến hành phân tích BCTC.
-3 Đánh giá các chỉ tiêu phân tích.
-4 Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét.
-5 Hoàn thiện kế hoạch phân tích
Sơ đồ 2.3: Quy trình tiếp nhận hồ sơ tài chính
- Chuyên viên quan hệ khách hàng A/O tiếp nhận và xem xét, nghiên cứu hồ sơ vay được cung cấp theo các quy định, chương trình sản phẩm phù hợp Đặc biệt, kiểm tra các hồ sơ chứng minh tài chính bao gồm: BCĐKT, BCKQKD, Báo cáo LCTT, Thuyết minh BCTC,… Bên cạnh đó, các chuyên viên A/O cũng phải tìm kiếm thêm các thông tin liên quan từ hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng, các phương tiện thông tin đại chúng (công an, tòa án), tra CIC thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng trên Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, các ngân hàng mà khách hàng đã/đang có quan hệ tín dụng hay thông qua quá trình tiếp xúc, đàm phán, trao đổi, trực tiếp với khách hàng và các nguồn thông tin khác để đảm bảo độ xác thực của kết quả phân tích Hỗ trợ upload hồ sơ tín dụng lên phần mềm Finnone, Alfresco và các hệ thống tương ứng
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI VPBANK HỘI SỞ
Định hướng hoạt động và mục tiêu phát triển của VPBank
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank đã trải qua một quá trình dài xây dựng và phát triển, VPBank đã đề ra định hướng và mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế thị trường, với tầm nhìn và sứ mệnh là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, đặt quyền lợi của người lao động và cổ đông lên hàng đầu Với tham vọng trở thành ngân hàng chuyển đổi số, VPBank không ngừng phát triển và đổi mới, xây dựng doanh nghiệ thịnh vượng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng
- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng đầy đủ, nghiêm ngặt Mở rộng phục vụ khách hàng toàn diện, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, đóng góp vào doanh thu của toàn ngân hàng
- Tăng cường công tác huy động vốn, tiếp cận hoạt động huy động dòng vốn giá rẻ nhưng mang tính ổn định bền vững Tập trung công tác marketing, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, triển khai mở rộng các sản phẩm huy động mới nhằm thu hút được lượng khách hàng mới đồng thời giữ chân được khách hàng hiện hữu
- Chú trọng đến công tác quản trị rủi ro với mục tiêu kiểm soát và hạn chế, loại bỏ tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với hoạt động cho vay của VPBank Đồng thời quyết liệt giải quyết, xử lý hết các khoản cơ cấu nợ, nợ xấu, nợ bán cho VAMC
- Đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và từng bước hoàn thiện để vươn lên dẫn đầu trong các trung tâm khu vực miền Bắc
- Hoàn thiện, nâng cao công tác đánh giá BCTC khách hàng theo sự chỉ đạo, quan tâm của Ban lãnh đạo Trung tâm nhằm xử lý kịp thời, đầy đủ những vướng mắt khó khăn Hoàn thiện các quy định, quy trình nội bộ với mục tiêu hệ thống xử lý, thẩm định, phê duyệt tín dụng được đồng bộ, vận hành suôn sẻ
- Bao phủ mạng lưới kinh doanh theo chiều hướng mở rộng về số lượng và nâng cao chất lượng đảm bảo phủ sóng các phòng giao dịch, chi nhánh trên toàn quốc, đặc biệt là những khu vực kinh tế trọng điểm
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt là nghiệp vụ phân tích BCTC khách hàng và đạo đức nghề nghiệp
- Đầu tư, phát triển hệ thống phần mềm, công nghệ hiện đại, trang thiết bị tấn tiến để phục vụ các cán bộ quan hệ khách hàng dễ dàng thực hiện công tác đánh giá BCTC khách hàng
- Rút ngắn thời gian phân tích, nâng cao chất lượng hiệu quả, lược bỏ những nghiệp vụ không cần thiết, thu hút, chào bán các sản phẩm tín dụng thế mạnh của VPBank.
Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phân tích BCTC phục vụ cho vay của Hội sở chính VPBank
Cùng với mục tiêu phát triển của toàn hệ thống VPBank, Trung tâm KHDN nhỏ và vừa SME Hội sở cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, giảm thiểu nợ xấu, duy trì quan hệ với khách hàng hiện hữu, phát triển mở rộng tìm kiếm tệp khách hàng hiệu quả mới Trung tâm KHDN nhỏ và vừa SME Hội sở đã đặt ra một số yêu cầu, nhiệm vụ nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra:
- Tập trung vào công tác thu thập thông tin về doanh nghiệp sử dụng cho việc phân tích báo cáo tài chính với mục đích thu được kết quả từ việc phân tích, đánh giá chính xác, khách quan và có độ tin cậy cao nhất Mọi kết quả đầu ra của hoạt động phân tích BCTC đều phụ thuộc vào công tác thu thập thông tin sử dụng, vì vậy cần phải huy động tất cả các nguồn lực để phát huy hết hiệu quả của công tác này
- Đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, khối công nghệ thông tin cần phải được hoàn thiện, phát triển về cả chất lượng và số lượng, phát triển những phần mềm mới, hữu dụng để hỗ trợ, phục vụ các cán bố trong công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
- Nâng cao năng lực cán bộ nhân viên cả về mặt đạo đức và mặt nghiệp vụ chuyên môn qua các khóa đào tạo, huấn luyện nội bộ được tổ chức Khen thưởng, động viên kịp thời với những cán bộ, nhân viên có thành tích tốt
- Hoàn thiện, xây dựng mô hình phân tích tài chính phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đặc thù khác nhau nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá tài chính khách hàng
- Thường xuyên cập nhật tình hình quan hệ tín dụng, chất lượng sử dụng vốn vay của khách hàng trong quá trình cho vay
- Trong quá trình phân tích đánh giá, cần bổ sung so sánh theo chiều dọc với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực kinh doanh qua việc thu thập số liệu trung bình ngành, các thông tin tài chính, chỉ số hoạt động của các công ty cùng ngành nghề, cùng loại hình kinh doanh, cùng quy mô hoạt động.
Các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Hội sở chính VPBank
a Hoàn thiện công tác thu thập thông tin:
- Hầu hết hồ sơ tài chính mà khách hàng doanh nghiệp cung cấp cho ngân ngân hàng đều là báo cáo nội bộ vì vậy tính chính xác, độ tin cậy chưa cao Tuy theo quy định của VPBank yêu cầu về hồ sơ tài chính của khách hàng là báo cáo nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc báo cáo nội bộ đã được kiểm toán, nhưng các cán bộ quan hệ KHDN A/O vẫn đảm bảo thu thập, kiểm tra hồ sơ đầy đủ, khách quan, toàn diện
- Ngoài ra, các cán bộ phải kiểm tra tính xác thực, hợp pháp hợp lệ của thông tin tiếp nhận được bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, kết hợp thu thập, tiếp nhận từ các nguồn tin khác về doanh nghiệp để đảm bảo kết quả phân tích chính xác, khách quan nhất, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của VPBank
- Các cán bộ quan hệ KHDN A/O cần trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với khách hàng, thăm quan nhà xưởng, kho sản phẩm, nơi làm việc của doanh nghiệp để kiểm tra, xem xét tình hình hoạt động thực tế Nếu thấy có sai sót gì hoặc nghi ngờ, có thể yêu cầu khách hàng giải trình và chỉnh sửa lại
- Bên cạnh quá trình tra CIC, Trung tâm SME Hội sở nên khai thác mối quan hệ với các dịch vụ, tổ chức cung cấp thông tin khác nhau như CRV và C&R để dễ dàng tìm kiếm, mua thông tin về KHDN khi cần thiết để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thông tin liên quan đến tình hình tài chính của khách hàng
- Thêm vào đó, các kênh thu thập thông tin qua NHNN cũng cần được mở rộng như: Tổng cục thuế, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,… Tất cả các kênh trên sẽ cung cấp thông tin về khách hàng với độ xác thực cao nhất về tình hình nộp thuế của doanh nghiệp, vai trò của các cá nhân, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng,…
- Các hồ sơ, tài liệu là tài sản của VPBank phải được bảo quản, lưu trữ thực hiện theo QĐ của NHNN, Pháp luật một cách an toàn khoa học Hồ sơ cho vay phải được đựng trong bao bì hoặc cặp Hồ sơ cấp tín dụng với từng loại theo quy định, đồng thời sắp xếp thứ tự ngày, tháng, năm phát sinh Các tập hồ sơ là bản chính được lưu trong kho, két, tủ, hòm tài liệu có khóa an toàn VPBank cần hoàn thiện công tác chuyển đổi số, lưu trữ dữ liệu bản mềm trên hệ thống quản lý dữ liệu nhằm bảo mật thông tin khách hàng
- Cơ sở dữ liệu, thông tin sử dụng phục vụ cho quá trình phân tích rất quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác, tin cậy của kết quả đánh giá, tiến độ thực hiện công tác phân tích Chính vì vậy, có thể chia nguồn thông tin, tài liệu sử dụng thành hai nhóm:
+ Nhóm thông tin sử dụng nội bộ ngân hàng: tất cả các số liệu trên hồ sơ tài chính (BCĐKT, BCKQKD, Báo cáo LCTT, Thuyết minh BCTC) về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận …ở năm thực tế, năm trước, nhiều năm trước và cũng có thể bao gồm kế hoạch cho năm tới Thêm vào đó yêu cầu thêm báo cáo chi tiết về TSCĐ, nguồn hình thành tài sản, tờ khai thuế, hóa đơn đầu ra đầu vào,…
+ Nhóm thông tin sử dụng bên ngoài ngân hàng: là những thông tin về kinh tế, tài chính chung có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng bao gồm tỷ giá, mức thuế, giá cả, chỉ số lạm phát, số liệu về lĩnh vực kinh doanh, các chỉ tiêu hoạt động toàn hệ thống, của ngân hàng khác có liên quan đến công tác phân tích BCTC phục vụ hoạt động cho vay b Hoàn thiện nội dung phân tích BCTC phục vụ hoạt động cho vay:
Nội dung phân tích BCTC phục vụ cho vay của VPBank hiện nay tương đối hợp lý và đầy đủ, tuy nhiên một số chỉ tiêu, nội dung phân tích cần thiết nhưng vẫn chưa được đề cập đến:
- Bổ sung phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để phân tích khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu:
Tỷ trọng dòng tiền thu vào từng hoạt động = Tổng tiền thu vào của từng hoạt động
Tổng dòng tiền vào Trong thực tế, hoạt động phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính thường là đánh giá tổng quát chứ không phân tích chi tiết từng chỉ tiêu tài chính hoặc chỉ đánh giá hời hợt Trong khi các chỉ tiêu này đều cho thấy khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, nguồn lực tài trợ cho thanh toán từ nguồn vốn hay từ đi vay, doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính,…Những dòng tiền thu vào này có thể chính là một trong những nguồn chi trả khoản cấp tín dụng từ ngân hàng, vì vậy các cán bộ quan hệ KHDN A/O cần tìm hiểu, xem xét kĩ càng những khoản thu chi lớn, không thường xuyên trong năm tài chính của doanh nghiệp
- Hiện nay tại Trung tâm KHDN nhỏ và vừa SME Hội sở chưa xây dựng các chỉ tiêu định mức, số liệu trung bình ngành để so sánh phân tích để có nhìn toàn diện, tổng quan hơn về tình hình tài chính khách hàng Để hoàn thiện hơn về hệ thống các chỉ tiêu sử dụng phân tích đánh giá, Trung tâm có thể tổng hợp số liệu trung bình về các ngành sản xuất kinh doanh của riêng mình làm cơ sở hỗ trợ cán bộ quan hệ khách hàng trong việc so sánh đối chiếu khi phân tích Trung tâm cần chủ động xây dựng và hình thành một hệ thống các chỉ tiêu hoạt động tài chính chuẩn mực, tổ chức một bộ phận chuyên thu thập, thống kê số liệu, chỉ tiêu tài chính, thông tin về khách hàng với các tổ chức tín dụng từng quan hệ trước đó
- Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp vay vốn cũng cần được bổ sung đánh giá:
+ Tỉ lệ chi phí quản lý / Doanh thu
+ Tỉ lệ giá vốn hàng bán / Doanh thu
+ Tỉ lệ tiền lương, tiền công cho nhân viên / Doanh thu
+ Tỉ lệ chi phí khấu hao / Doanh thu
+ Tỉ lệ chi phí tài chính / Doanh thu
- Thêm nữa, bổ sung thêm hoạt động báo cáo phân tích rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản của khách hàng Rủi ro thanh khoản là rủi ro tiềm tàng đối với ngân hàng, do đó khi chỉ phân tích số liệu trên báo cáo tài chính là chưa đủ, cần bổ sung thêm báo cáo phân tích rủi ro để hạn chế được những rủi ro, nợ xấu có thể xảy ra cho VPBank d Hoàn thiện quy trình phân tích báo cáo tài chính phục vụ hoạt động cho vay:
- Bộ phận quản trị rủi ro nên đưa ra những quy trình, quy định thực hiện chi tiết hơn về thẩm định khách hàng trong thời gian cho vay
- Trong quá trình cho vay, cán bộ quan hệ KHDN A/O cần tăng cường, chú trọng thanh tra, giám sát khả năng tài chính, hiệu quả từ PAVV, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng
Một số kiến nghị
a Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước (NHNN):
- Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hóa, ban hành chính thức các yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và hướng dẫn cụ thể hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp cho các ngân hàng thương mại
- Hoàn thiện và nâng cao, đẩy mạnh hoạt động, vai trò của Trung tâm CIC để tạo điều kiện cho các NHTM dễ dàng hơn khi thu thập thông tin Mở rộng phạm vi thu thập thông tin CIC, chi tiết hơn về thông tin số liệu, đa dạng hóa thông tin đầu vào
- Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành, các chỉ tiêu này phải đảm bảo khoa học, hợp lý, cần thiết, có ý nghĩa chiến lược giúp các NHTM định hướng được hoạt động tương lai cũng như tự đánh giá tình hình hoạt động của mình và các ngân hàng trong cùng ngành
- Tạo điều kiện trợ tối đa cho các NHTM về chi phí và nguồn lực, đẩy mạnh hướng dẫn và tư vấn cho các ngân hàng thương mại trong công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Tổ chức những cuộc hội thảo, cơ hội trao đổi, bàn bạc, giao lưu kinh nghiệm giúp đỡ khắc phục nhau tại các NHTM, tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện thường niên cho cán bộ nhân viên ngân hàng với sự tham gia của các chuyên gia tài chính từ World Bank, IMF hoặc từ các hệ thống tài chính phát triển để cung cấp được những kiến thức, kinh nghiệm đa dạng từ các nước phát triển để áp dụng vào công tác đánh giá tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay b Kiến nghị với doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp cần minh bạch, trung thực, công khai thông tin, tài liệu cung cấp cho phía ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn
- Các doanh nghiệp phải tuân thủ chuẩn mực kế toán, không để xảy ra tình trạng vênh nhau giữa các sổ sách kế toán
- Doanh nghiệp cần tuân thủ, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm pháp lý, quy định sử dụng vốn vay, thanh toán đúng thời hạn các khoản lãi vay, hoàn trả khoản vay vốn đúng và đủ.