Nhận thức được vai trò quan trọng cùa việc phân tích hiệu quả kinh doanh đối với sự phát triển doanh nghiệp, học viên đã lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Một số vấn đề về kinh doanh sân golf
Sân chơi của golf không quy định phải tiêu chuẩn hóa mà toàn bộ quá trình chơi và thi đấu đều diễn ra ở một khoảng khu vực đã được bố trí theo một chu trình sắp đặt trước Một sân golf tiêu chuẩn có 9 hoặc 18 hố, mỗi hố trên sân đi kèm với một khu vực phát bóng và một khu vực putting green Ở giữa hai khu vực trên là các dạng địa hình fairway, rough, bunker và các chướng ngại vật khác như hồ nước, đá…( Mike Bourne, 2016)
Một sân golf tiêu chuẩn gồm có 18 hố, có 3 loại hố: Gậy chuẩn 3, gậy chuẩn
4, gậy chuẩn 5 Mỗi hố sẽ có nhiều loại địa hình khác nhau, nhưng chia là các loại chính:
Tee: Điểm phát bóng, bằng phẳng
Putting green: Khu vực để gạt bóng vào hố, cỏ ở khu vực này thường mượt và rất ngắn
Fairway: Điểm đẹp nhất trên đường bóng, cỏ ngắn và mịn
Rough: Cỏ ở rìa bóng, rậm hơn và dài hơn fairaway
Med rough: Cỏ ở xa đường bóng, rất rậm, rối, dài và cứng hơn rough
Weed rough: Cỏ rìa ngoài đường bóng, rất rậm, dài và cứng
Unplayable: Phần không thể đánh được bóng, bạn bị phạt một gậy
OB vt Out OF Bound: Chỉ trạng thái bóng đi ra ngoài đường biên sân, bạn bị phạt 2 gậy
Theo nhà báo Bình An (2019), “Kinh doanh doanh golf ở khu nghĩ dưỡng:
“Mỏ vàng” tỷ đô chẳng lí do gì lại bỏ ngỏ” Tác giả điểm qua những quan điểm trong bài viết: Ở nhiều nước trong khu vực, ngành công nghiệp này đã đóng góp hàng tỷ đô la cho nền kinh tế Trong khi, golf ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển
Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của ngành du lịch, đi kèm với các khu nghỉ dưỡng cao cấp rầm rộ mọc lên, kinh doanh golf đang được giới chuyên môn đánh giá có rất nhiều tiềm năng để phát triển bùng nổ
Việt Nam cũng đang là điểm đến của hàng triệu khách du lịch từ châu Á trong những năm gần đây Đây là “mỏ vàng” tỷ đô chẳng có lý do gì lại bỏ quên Nhìn vào tổng quan ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây, với sự đầu tư mạnh mẽ vào các khu nghỉ dưỡng 5 sao của một số “ông lớn” địa ốc như FLC, Vingroup,…có sân golf đi kèm, ngành kinh doanh golf có thể nói chỉ mới bắt đầu Tuy vậy, đây là lĩnh vực đang được ưa chuộng và ngày càng có sức hút tại Việt Nam
Sân golf là một hạng mục quan trọng ở nhiều khu nghỉ dưỡng lớn để thu hút thêm khách du lịch Tuy nhiên, hiện tỷ lệ khách du lịch chơi golf ở nước ta còn quá thấp so với các nước Theo ông Đỗ Văn Trắc - Chủ tịch CLB Chủ sân golf phía Nam, chia sẻ trên báo chí gần đây, Việt Nam chỉ thu hút được 35.000 khách chơi golf đến từ nước ngoài mỗi năm, chiếm khoảng 0.5% tổng lượng khách du lịch Tỷ lệ này là quá thấp nếu so với các nước láng giềng, điển hình là Thái Lan đón 700.000 người chơi golf nước ngoài, chiếm khoảng 3% tổng số du khách
Tuy ngành công nghiệp golf ở Việt Nam còn non trẻ và khá yếu, nhưng hiện các sân golf tốt ở Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh với các sân golf tốt nhất ở các nước láng giềng Vấn đề làm sao để nền công nghiệp du lịch golf phát triển hơn nữa Điều này cần phải có giải pháp như quảng bá rộng rãi hơn, tổ chức các hội chợ quốc tế để người chơi golf khắp thế giới biết đến…
Một số lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh
Cho đến nay, đã có rất nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra những phát biểu khác nhau về hiệu quả kinh doanh Các phát biểu này thường xoay quanh các vấn đề so sánh giữa kết quả đầu ra với đầu vào, đánh giá khả năng sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được kết quả, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, để có thể
13 hiểu chính xác và đầy đủ về hiệu quả kinh doanh, trước tiên cần làm rõ khái niệm về hiệu quả và khái niệm về kinh doanh
Nguyễn Văn Ngọc (2006) cho rằng hiệu quả là mối quan hệ giữa các đầu vào nhân tố khan hiếm với sản lượng hàng hóa và dịch vụ Mối quan hệ này có thể được tính bằng hiện vật (gọi là hiệu quả kỹ thuật) hoặc giá trị (hiệu quả kinh tế) Hiệu quả kinh tế là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định Hiệu quả kỹ thuật là phương diện của quá trình sản xuất Nó biểu thị dưới dạng hiện vật cách kết hợp các đầu vào nhân tố tốt nhất để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định
Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả
Manfred - Kuhn lại cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra” Và quan điểm này được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả kinh tế của các quá trình sản xuất kinh doanh
Theo Điều 4 luật doanh nghiệp Việt Nam (2014), kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Đồng thời, theo Điều 8 luật doanh nghiệp Việt Nam (2014), doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh; tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động, tạo điều kiện người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề; đảm bảo về chất lượng hàng hóa; bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử -
14 văn hóa và danh lam thắng cảnh; thực hiện đạo đức kinh doanh để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng kết hợp các nguồn lực đầu vào, cho phép tối thiểu hóa các chi phí trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu sinh lợi của doanh nghiệp” Khái niệm này khá tương đồng với khái niệm trên, tuy nhiên tác giả làm rõ hai vấn đề sau: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là sự kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho tối thiểu hóa chi phí trong kinh doanh Mục tiêu sinh lợi trong không chỉ đơn thuần là lợi nhuận, mà bao gồm cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội mà doanh nghiệp mong muốn đạt được
1.2.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Theo Nghiêm Sĩ Thương(2010), hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí
Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh
- Theo P.Samerelson và W.Nordhaus (1991) thì: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực
15 sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không có mức hiệu quả nào cao hơn nữa
- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, (Giáo trình kinh tế học công cộng, bản dịch của Nguyễn Thị Hiên và những người khác), theo ông:“ Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế
Hai tác giả Whole và Doring (2009) lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế Đó là hiệu quả kinh tế bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế bằng đơn vị giá trị Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật” , “Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị”
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh doanh thì có thể đưa ra bản chất của hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp như sau:
Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, cãn cứ đưa ra quyết định trong tương lai Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích luôn tùy thuộc vào nguồn số liệu thời gian và không gian nhất định Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường thể hiện một kỳ hoạt động, do vậy số liệu dùng để đánh giá các chỉ tiêu này cũng là kết quả của một kỳ kinh doanh Nhưng tùy theo mục đích của việc xem xét và nguồn số liệu sẵn có,
16 khi đánh giá có thể tổng hợp các số liệu để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả từ thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị mà doanh nghiệp cung cấp
1.2.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải gắn mình với thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn
Nghiêm Sĩ Thương(2010) cho rằng các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nhu cầu khác nhau của con người Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng Điều này phản ánh qui luật khan hiếm Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận lạim cách nào sản xuất sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp Để thấy được sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trước hết chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định ranh giới có hay không có hiệu quả Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế 1.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp + Chỉ tiêu năng suất lao động:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Năng suất lao động: = ———————————————
Tổng số lao động trong kỳ
+ Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho một lao động:
Lợi nhuận bình quân Lợi nhuận trong kỳ tính cho một lao động = ————————————————
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Nhóm chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động
+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ——————————————
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định, khả năng sinh lợi của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh
+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản cố định
Hệ số sử dụng Công suất thực tế máy móc thiết bị công suất = ——————————————— máy móc thiết bị Công suất thiết kế
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Sức sản xuất của vốn lưu động:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của vốn lưu động = ———————————————— Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động tăng
+ Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Lợi nhuận trong kỳ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = —————————————— Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ Chỉ số này càng cao càng tốt Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau Có khi là tiền, có khi là hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục Do đó việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết việc ách tắc, đình trệ của vốn, giải quyết nhanh nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp đồng thời nâng cao
21 hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp Thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp
+ Số vòng quay của vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động = —————————————
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ số này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại
+ Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay:
Số ngày luân chuyển 365 ngày bình quân = —————————————— một vòng quay Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lưu động quay được một vòng Thời gian này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại 1.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không
+ Doanh lợi của doanh thu bán hàng:
Doanh lợi của doanh thu bán hàng = ————————— x 100
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận
+ Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh:
Doanh lợi vốn kinh doanh = ————————————— x 100
Vốn kinh doanh BQ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi dụng vào các yếu tố vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp
+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:
Tỷ suất Lợi nhuận trong kỳ lợi nhuận = ——————————————— x 100 theo chi phí Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất Nó cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí
+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí:
Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ
HQKD theo chi phí = ——————————————— x100 Tổng chi phí SX và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu + Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất:
Doanh thu Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ trên một = —————————————— đồng vốn sản xuất Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Với chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
1.3.4 Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế xã hội
Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
Tăng thu ngân sách: mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG
Giới thiệu về công ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ Thành lập ngày 12-02-2007 có mã số thuế là 3700778619 hiện đang đăng ký kinh doanh tại địa chỉ 368 đường Trần Ngọc Lên, ấp 5, Phường Hoà Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ
Chủ sở hữu: HONG BONG CHUL
Mã số thuế: 3700778619 Địa chỉ thông tin liên hệ Địa Chỉ: 368 đường Trần Ngọc Lên, ấp 5, Phường Hoà Phú, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ hoạt động trong lĩnh vực quản lý và tổ chức sân golf và sân tập golf Twin Doves tại Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, thông qua việc tổ chức giải golf 18 lỗ đầu tiên tại sân này Từ khi thành lập đến nay Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ đã không ngừng phấn đấu để trở thành đơn vị quản lý và tổ chức sân golf có uy tín, hiện nay công ty đang là một trong những công ty hàng đầu trong vận hành quản lý và tổ chức sân golf và dịch vụ golf tại Việt Nam Trong tương lai công ty tiếp tục phát triển đa ngành nghề với các hoạt động kinh doanh khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng phức hợp, trường học quốc tế
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ
Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty luôn có sự thay đổi phù hợp với chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ
(Nguồn: Phòng Hành Chính & Nhân Sự) 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
Nhiệm vụ của Giám đốc công ty:
- Bảo toàn và phát triển vốn thực hiện đúng phương án kinh doanh đã được Hội đồng quản trị phê duyệt
- Quyết định các biện pháp tuyên truyền, tiếp thị, mở rộng địa bàn, giới thiệu thương hiệu công ty
Quyền hạn của Giám đốc công ty:
- Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất về quản lý và điều hành công ty Bao gồm:
- Quyết định về đầu tư tài chính
- Quyết định tư vấn, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Quyết định tổ chức đơn vị tuyển dụng bố trí lao động
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật, sa thải, cho thôi việc phù hợp với Luật lao động
Phòng Hành chính nhân sự
- Xây dựng phương án, đề án, quy định, quy chế về các mặt: Tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ, công tác phát triển nhân sự,
27 công tác thanh tra, quân sự, công tác thi đua khen thưởng, thực hiện chế độ tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động
- Xây dựng các phương án về công tác hành chính, y tế, bảo vệ, dịch vụ, quản lý và điều động phương tiện phục vụ cho cán bộ
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án sắp xếp tổ chức quản lý, phương án sắp xếp cán bộ cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
- Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, cho thôi việc đối với cán bộ, công nhân viên Công ty
- Quản lý con dấu và toàn bộ hệ thống văn bản đi và đến của Công ty
- Phối hợp với phòng Tài chính kế toán thực hiện công tác kiểm kê tài sản theo định kỳ
Là phòng chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực:
- Tổ chức bán hàng trên cơ sở xác định tính hợp pháp của sản phẩm, thực hiện các công việc bán hàng trực tiếp hoặc thông qua các hình thức khác
- Đề xuất các phương án bán hàng và các phương thức thanh toán linh hoạt
- Thực hiện các công tác dịch vụ phục vụ khách hàng như: tiếp thu và giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm
Và thực hiện những nhiệm vụ chính cụ thể sau:
Phòng tài chính - Kế toán
- Hạch toán kinh tế, quản lý nguồn vốn đầu tư và công tác thống kê đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn cho hoạt động của công ty
2.1.3 Kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ giai đoạn 2018 – 2020
2.1.3.1 Số lượng khách hàng của sân golf Phú Mỹ
Trong năm 2019, sân golf Phú Mỹ đã phục vụ được 81.394 lượt khách, tăng 3.6% so với cùng kỳ năm 2018
Trong năm 2020, có 87.020 lượt khách, số luợt khách tăng 6.9% so với cùng kỳ năm 2019
Bảng 2 1: Số lượng khách của Sân Golf Phú Mỹ 2018 – 2020
(Nguồn: Phòng kế toán và tài chính)
Lí giải cho tăng trưởng chậm từ năm 2018 - 2019 là ảnh hưởng từ việc khai trương sân golf Tân Sơn Nhất dẫn đến các golf thủ tại thành phố Hồ Chí Minh ít đến sân golf Phú Mỹ và từ 2019-2020 du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nên kéo theo sự gia tăng về lượng khách du lịch tại Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ golf nói riêng làm cho số lượng khách đến trải nghiệm tại sân golf Phú Mỹ ngày một gia tăng 2.1.3.2 Cơ cấu nguồn khách hàng
Trong năm 2019, sân golf đón tiếp 81.394 lượt khách, trong đó:
Theo thống kê của phòng Sales - Marketing, năm 2019, khách hội viên đến sân golflà 18.663 lượt khách chiếm 22.93% tổng số lượt khách Khách vãn lai chiếm 66.09% tổng lượt khách đạt tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu khách của công ty Còn lại là khách của hội viên số lượng là 8.939 lượt chiếm 10.98% khách công ty
Cơ cấu khách theo giới tính của sân golf Phú Mỹ năm 2019 và 2020 lần lượt là 75.245 và 80.320 lượt khách với giới tính nam chiếm 92.4% v à 92.3 % tổng lượt khách
Bảng 2 2: Cơ cấu khách theo hội viên
Hội viên Khách của hội viên Khách văn lai Tổng
(Nguồn: Phòng kế toán và tài chính)
Bảng 2 3: Cơ cấu khách theo giới tính
(Nguồn: Phòng kế toán và tài chính) Bảng 2 4: Cơ cấu khách theo quốc tịch
(Nguồn: Phòng kế toán và tài chính) Trong đó:Năm 2019: Khách Hàn Quốc: 57.8 %;Việt Nam: 19.7 %;Nhật Bản: 4.9 %;Đài Loan và Trung Quốc: 14.7 %;Singapo và Thái Lan: 2 %;Âu Mỹ: 0.9 %
Năm 2020: Khách Hàn Quốc: 62.7 %; Việt Nam: 18.4 %; Nhật Bản: 4.5 %; Đài Loan và Trung Quốc: 12.7 %; Singapo và Thái Lan: 1.3 % ; Âu Mỹ: 0.5 %
Ta có thể thấy số khách đến sân golf chiếm tỷ lệ cao là khách Hàn Quốc và Việt Nam Do chính sách miễn visa cho du khách từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á của Nhà nước đã thu hút được nhóm khách này đến du lịch và làm việc tại Việt Nam Năm 2019 và 2020, khách Hàn Quốc lần lượt chiếm 57.8 % và 62.7 % tổng số khách Kế đến là khách Việt Nam chiếm 19.7 % và 18.4 % tổng số khách, ngoài ra còn có khách Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc, Singapo, Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn khách của sân golf Phú Mỹ
Phần lớn thị trường khách của sân golf là khách nước ngoài, ngoài ra có một số là khách nội địa Những khách hàng này có đặc điểm, nhu cầu, sở thích khác nhau nên được chia thành những nhóm khách hàng khác nhau để có những dịch vụ phù hợp đáp ứng cho từng phân khúc
Với những lợi thế riêng của mình, sân golf Phú Mỹ đã xác định được các khúc khách hàng mục tiêu của mình một cách rõ ràng Với mục tiêu kinh doanh của mình, sân golf đã xác định rõ thị trường mục tiêu mà sân golf hướng đến: Thị trường khách doanh nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam; những doanh nhân Việt Nam và thị trường khách du lịch Châu Âu và Châu Á
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của sân golf Phú Mỹ giai đoạn 2018 - 2020
Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua bảng biểu dưới đây:
Bảng 2 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị: triệu đồng
Tổng doanh thu 86.895 104.463 114.331 110.82% 123.85% Tổng chi phí 76.940 92.240 101.727 110.20% 122.27%
(Nguồn: Phòng kế toán và tài chính) Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã năng động trong
31 việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định Qua bảng trên ta thấy trong ba năm 2018 - 2020 Công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu kinh doanh như sau:
Về doanh thu: Qua số liệu trên ta thấy doanh thu cũng tăng đáng kể qua các năm Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 10.82%, năm 2020 tăng so với năm 2019 là
23.85% Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm của công ty đã được thị trường khách hàng chấp nhận
Về chi phí và lợi nhuận: Trong năm 2019 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí, chi phí kinh doanh năm 2020 tăng so với năm 2019 là 22.27%, trong khi năm 2019 so với năm 2018 là 10.20% Nhờ việc giảm chi phí, kết hợp với nhiều chính sách kinh doanh hợp lý, lợi nhuận của công ty năm 2019 tăng 18.76% trong năm 2020 lợi nhuận tăng 42.49%
Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của sân golf Phú Mỹ giai đoạn 2018 – 2020
2.2.1 Xét về hiệu quả sử dụng lao động Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta dựa vào hai chỉ tiêu là năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động
Trong những năm gần đây các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2 6: Hiệu quả sử dụng lao động Đơn vị: triệu đồng Năm
Lợi nhuận bình quân một lao động 16.397 19.507 27.701
(Nguồn: Phòng kế toán và tài chính) Như vậy trong ba năm 2018-2020 với số lao động có thay đổi là tăng lên nhưng không đáng kể (2 – 4 người) nhưng năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động ngày càng tăng cao chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao động, chất lượng lao động ngày càng cao Sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ lao động, sắp xếp lao động một cách hợp lý tránh tình trạng lao động nhàn rỗi không có việc làm
2.2.2 Xét về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ta dùng một số chỉ tiêu Trong những năm gần đây các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn cố định 0,122 0,128 0,173
Số vòng quay vốn lưu động 1,76 1,54 1,59
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 0,100 0,090 0,136
(Nguồn: Phòng kế toán và tài chính) Thông qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định luôn tăng, tuy nhiên mức tăng là không lớn Nếu như cứ 1.000 đồng vốn cố định năm 2018 thu được 122 đồng lợi nhuận thì năm 2019 thu được 128 và năm 2020 thu được 173 đồng lợi nhuận
Chỉ tiêu vốn lưu động qua các năm cho thấy: số vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm trong năm 2019 nhưng lại bắt đầu tăng trong năm 2020
2.2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty a) Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng 2 8: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Tổng TS 154.521 165.795 192.995 11.274 7,30 27.200 16,41 Vốn chủ sở hữu 27.119 31.494 35.625 4.375 16,13 4.131 13,12
Hệ số nợ so TS 0,824 0,808 0,814 -0,016 -1,96 0,006 0,70
Hệ số TS so vốn CSH 5,698 5,264 5,417 -0,434 -7,61
(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy hệ số nợ so với tài sản của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ luôn chiếm hơn 80%, điều này nghĩa là nguồn hình thành tài sản của công ty có tỷ trọng lớn từ nguồn vốn đi vay, đây là điều mà Công ty cần phải xem xét để giảm tỷ lệ này xuốn để đảm bảo tính độc lập tài chính của mình Bên cạnh đó hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu của Công ty luôn trên 5 lần điều này chứng tỏ vốn chủ sở hữu để hình thành nên tài sản là rất thấp, đó là dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng trong tỷ lệ nguồn vốn của Công ty Cụ thể sự thay đổi của hai chỉ số này như sau:
Hệ số nợ so tài sản năm: 2019 là 0,808 giảm 0,016, tương ứng giảm 1,96% so với năm 2018 đây là đấu hiệu tốt cho Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú Mỹ, tuy nhiên
34 hệ số này lại tăng lên trong năm 2020 là 0,006 tăng 0,7% cho thấy Công ty cần có biện pháp giảm nợ phải trả xuống
Hệ số tài sản so vốn chủ sở hữu: năm 2018 là 5,698 nghĩa là tài sản của Công ty gấp 5,698 lần so với nguồn vốn chủ sở hữu Năm 2019 hệ số này giảm là 0,434 tương ứng giảm 7,61% so với năm 2018 Đến năm 2020 hệ số này lại tăng lên là 0,153 tương ứng tăng 2,91% so với năm 2019 Nguyên nhân là do năm 2020 tốc độ tăng của tổng tài sản lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu b) Phân tích khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Bảng 2 9: Chỉ số khả năng thanh toán của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú
(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ số 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Qua bảng 2.5 ta thấy năm 2018 hệ số Hk của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Phú
Mỹ là 0,956