1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối khóa giải pháp sử dụng việc nghe trong môn nghe – nói của sinh viên khoa qtkd – huflit

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp sử dụng việc nghe trong môn nghe – nói của sinh viên khoa qtkd – huflit
Tác giả Võ Kỳ Duyên, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Tống Khánh Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Hoàng Vũ
Trường học Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nghe - Nói
Thể loại Báo cáo cuối khóa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Mặc dù nhà trường đã mở lớp giảng dạy cho sinh viên học tâp kĩ năng nghe nhưng có lẽ các bạn vẫn chưa thực sự học tập hiệu quả để đạt được kết quả cao và có thể nghe được những người xun

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-*** -BÁO CÁO CUỐI KHÓA

GIẢI PHÁP SỬ DỤNG VIỆC NGHE TRONG MÔN NGHE – NÓI CỦA SINH VIÊN KHOA QTKD – HUFLIT

Giảng viên: Nguyễn Hoàng Vũ Lớp : KQ2305

Tên và MSSV sinh viên:

1 Võ Kỳ Duyên – 23DH120373

2 Nguyễn Thị Thanh Thảo – 23DH121926

3 Nguyễn Tống Khánh Linh – 23DH120951

HCM, Tháng 12 - 2023

Trang 2

Mục Lục

Lời mở đầu 1

Khái niệm nghe hiểu và các loại nghe hiểu Ⅰ 2

1.1 Khái niệm lắng nghe và thấu hiểu 2

1.1.1 Khái niệm lắng nghe 2

1.1.2 Khái niệm thấu hiểu 2

1.2 Các loại kiểu nghe 2

Ⅱ Khái niệm và nguyên nhân của việc nghe Tiếng Anh không hiệu quả của sinh viên 2

2.1 Khái niệm 3

2.2 Nguyên nhân việc nghe TiếngAnh không hiệu quả của sinh viên 3

Ⅲ Những khó khăn khi học kĩ năng nghe trong môn nghe nói của sinh viên 3

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng 4

3.1.1 Phát âm 4

3.1.2 Ngữ pháp 4

3.1.3 Từ vựng 4

3.1.4 Khả năng tư duy, phán đoán 4

3.1.5 Những ảnh hưởng xung quanh 5

3.2 Những khó khăn khi học kĩ năng nghe lại lớp 5

3.2.1 Trình độ kĩ năng nghe giữa sinh viên trong lớp không đồng đều 5

Trang 3

3.2.2 Dạy và học nghe theo giọng địa phương 6

3.2.3 Tốc độ và phong cách diễn đạt trong các bài học nghe tại lớp 6

3.2.4 Giáo trình các bài nghe tại lớp khác với thực tế 7

3.2.5 Thiếu sự tập trung vào bài nghe tại lớp 7

Giải pháp sử dụng kĩ năng nghe trong môn Nghe-Nói 8

Ⅳ 4.1 Cách học để cải thiện kĩ năng nghe 8

4.1.1 Nghe chủ động thay vì nghe bị động 8

4.1.2 Xem TV và phim tiếng Anh có phụ đề song ngữ 8

4.1.3 Chơi các trò chơi nghe ESL (Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai) online 9

4.1.4 Không ngại nghe cuộc trò chuyện của những người xung quanh 9

4.1.5 Tương tác với nhiều kiểu người nói tiếng Anh 10

4.1.6 Không thể hiểu mọi thứ ngay cả khi rất giỏi tiếng Anh 11

4.2 Chiến lược học kĩ năng nghe trong môn Nghe-Nói 11

4.2.1 Học tiếng Anh như một ngôn ngữ trong những ưu tiên hàng đầu trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam 12

4.2.2 Những nguồn tài liệu tham khảo để cải thiện kĩ năng nghe 13

Kết luận 13

Trang 4

Lời Mở Đầu

Hội nhập với xã hội toàn cầu đang là xu thế của các nước đã và đang phát triển, Việt Nam cũng là một trong số đó vậy nên ngôn ngữ chính là cầu nối để mọi người có giao tiếp và hiểu nhau hơn

Một ngôn ngữ toàn cầu được mọi người trên thế giới sử dụng nhiều nhất là Tiếng Anh Nhằm hỗ trợ các sinh viên phát huy được cách sử dụng ngôn ngữ này trường Đại học HUFLIT( trường Đại Học Ngoại Ngữ Tin Học TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức giảng dạy môn Nghe - Nói cùng với nhiều môn học khác liên quan đến Tiếng anh qua nhiều năm học Đặc biệt khi học tại trường đặc thù học tập và giảng dạy bằng tiếng Anh như Đại học HUFLIT buộc sinh viên phải nghe hiểu được tiếng Anh Học tốt kĩ năng nghe Tiếng Anh vào thời gian học năm nhất, năm hai sẽ phần nào giúp sinh viên học tốt hơn trong quá trình học những môn chuyên ngành với tài liệu và giảng viên đều sử dụng 100% bằng tiếng Anh Để sử dụng thành thạo tiếng Anh, sinh viên cần luyện tập cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc viết Trong đó kĩ năng nghe là kĩ năng quan trọng và được xếp đầu tiên Mặc dù nhà trường đã mở lớp giảng dạy cho sinh viên học tâp kĩ năng nghe nhưng có lẽ các bạn vẫn chưa thực sự học tập hiệu quả để đạt được kết quả cao và có thể nghe được những người xung quanh nói tiếng Anh một cách rõ ràng Ngoài ra kĩ năng nghe trong môn Nghe-Nói cũng là một công cụ cần thiết cho tương lai đi phỏng vấn xin việc của các bạn sinh viên Hiện nay hầu hết các công ty đều đòi hỏi sinh viên biết ngoại ngữ vậy nên nếu vẫn còn yếu kém về kĩ năng nghe có thể sinh viên đang tự đánh mất đi cơ hội làm việc tại những công ty, tập đoàn lớn và có tính chuyên môn, kĩ thuật cao

Bài tiểu luận này được viết nhằm giúp sinh viên có thêm được giải pháp sử dụng kĩ năng nghe Tiếng Anh hiệu quả trong môn Nghe-Nói của sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh Đại học HÙLFLIT

Trang 5

Chương 1 Khái niệm nghe hiểu và các loại nghe hiểu

1.1 Khái niệm lắng nghe và thấu hiểu

1.1.1 Khái niệm lắng nghe

Nghe là một hành động tập trung, chú ý và hiểu những gì người khác đang nói một cách nghiêm túc Khi lắng nghe bản thân cần phải tập trung vào người nói và tránh những gián đoạn xung quanh, bởi điều đó khiến việc lắng nghe của bản thân bị gián đoạn từ đó dẫn đến việc khó hiểu và không thể hiểu thông tin mà bản thân muốn nghe và biết Nghe thôi chưa đủ mà ta còn cần phải hiểu những gì mà đối phương muốn truyền tải đến ta Khi ta nghe và hiểu rõ những thông tin mà đối phương muốn nói thì từ đó ta sẽ tạo được lòng tin với họ và tạo được sự đồng cảm, cảm thông với

họ Khi lắng nghe và thật sự hiểu, đã tạo cho họ cảm xúc thì từ đó ta có thể xây dựng một mối quan hệ mới

1.1.2 Khái niệm thấu hiểu

Thấu hiểu là khả năng hiểu biết và nhận thức về cảm xúc của người khác một cách tinh tế Khi bạn thấu hiểu được cảm xúc của người khác thì việc bạn lắng nghe rất

dễ dàng vì thấu hiểu và lắng nghe là hai phạm trù không thể thiếu Cũng như muốn giao tiếp tốt thì kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu cũng rất quan trọng.Vì khi chúng ta biết lắng nghe và thấu hiểu thì từ đó ta có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giao tiếp

và đồng cảm với đối phương Nghe và hiểu là hai hình thức luôn đi chung với nhau Bởi có thể nghe và hiểu thật sự khá là khó,vì khi ta nghe ta luôn bị phân tán những thứ xung quanh ta

1.2 Các loại kiểu lắng nghe

- Nghe phân biệt: Là phân biệt và chọn lọc các thông tin mà bạn muốn nghe.Và bạn có thể phát hiện ra các thông tin sai hoặc đúng và các thông tin lặp đi lặp lại

- Nghe hiểu: Là hiểu được các thông tin mà mình đã nghe

- Nghe thưởng thức: Là loại nghe chỉ nghe theo cảm xúc nghe theo sự xúc tác của xung quanh

- Nghe thấu cảm: Là nghe để thấu cảm,đồng cảm với đối phương muốn tâm sự với họ

- Nghe phê phán: Là nghe để phán xét,nhận xét đánh giá một thứ gì đó

Chương 2 Khái niệm và nguyên nhân của việc nghe Tiếng Anh không hiệu quả của sinh viên

Trang 6

2.1 Khái niệm

Trong các kỹ năng của Tiếng Anh kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng và khó nhất vì khi ta nghe và hiểu được những gì đối phương nói thì ta mới

có thể giao tiếp được với họ.Việc nghe và hiểu bản chất đã hơi khó nhưng khi sang tiếng anh lại càng khón hơn, vì Tiếng Anh là ngôn ngữ khác nên việc ta chịu tiếp thu

nó là rất khó.Nhưng khi ta chịu học và chịu lắng nghe chịu hiểu thì việc nghe nói Tiếng Anh là việc rất dễ.Nó dễ khi ta chịu học chịu nghe và khó là khi ta không chịu tiếp thu những kỹ năng đó

2.2 Nguyên nhân việc nghe Tiếng Anh không hiệu quả của sinh viên

Việc sinh viên không nghe được Tiếng Anh ở trường và ngoài là vị các sinh viên ấy ngay từ ban đầu không chịu học và lười học nên đẫn đến các tình trạng không nghe và nói được Tiếng Anh Nhưng cũng có thể họ rất chăm học nhưng vẫn không có kết quả trong việc nghe nói Tiếng anh Đây là những khó khăn mà người học Tiếng Anh nghe mắc phải như:

- Không nhận ra các âm mà người nước ngoài nói

- Thường có thói quen phải hiểu tất cả các từ trong câu mới hiểu được nội dung bài điều đó dẫn đến việc nghe bị lủng củng và bị mất thời gian

- Khi người bản xứ nói nhanh và nói luyến việc đó khiến sinh viên họ bị hoang man và sợ nghe Tiếng Anh nhiều hơn Không tập trung vào việc họ phát âm nên dẫn đến việc nghe không được

Chương 3.Những khó khắn khi học kĩ năng nghe trong môn nghe nói của sinh viên

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu

3.1.1 Phát âm

Việc phát âm sai của sinh viên đang là thực trạng đáng báo động với sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh nói chung và cả sinh viên đại học HUFLIT nói riêng Khi các sinh viên phát âm sai dẫn đến việc học kĩ năng nghe Tiếng Anh trở nên vất vả hơn

Vì phát âm sai dẫn đến việc các bạn không nhận dạng ra được từ vựng và nội dung của đoạn hội thoại từ đó đem lại cho các bạn một tâm lí chán nản và muốn từ bỏ việc học nghe Hoặc có trường hợp các bạn thường phát âm thiếu ngữ điệu, trọng âm, các âm cuối nên khi nghe đoạn hội thoại các bạn dễ bị nghe nhầm lẫn thành từ ngữ khác từ đó việc nghe Tiếng Anh trở thành một nổi lo sợ và có khi lại là cơn ác mộng khi nhắc đến

Trang 7

4 học môn Nghe-Nói Đoạn văn được nghe còn trở nên khó hơn khi các nhân vật trong ấy nói theo giọng địa phương hoặc nói nối âm dó đó nếu không có một nền tảng về cách phát âm đủ vững bạn có thể không nghe ra được câu văn hoặc bỏ qua một vài chi tiết quan trọng Những lí do trên cho thấy việc học phát âm cũng rất cần thiết cho kĩ năng nghe khi học môn Nghe-Nói tại Đại học HUFLIT

3.1.2 Ngữ pháp

Cấu trúc câu của Tiếng Việt thường khác với Tiếng Anh vậy nên khi nghe một câu nói các bạn thường có xu hướng dịch xác nghĩa ra Tiếng Việt, việc làm này vừa tốn thời gian vừa làm các bạn bị phân tâmtrong lúc đang nghe một đoạn hội thoại Khi nghe được một câu nào có ngữ pháp mới các bạn hay có thói quen ngồi suy nghĩ và cố gắng tìm ra được nghĩa của câu đó là gì, như vậy các bạn đã vô tình bỏ lỡ nội dung tiếp theo của bài nghe mà vừa làm phân tâm sự tập trung của bản thân vào bài tập được giao.Tiếp đến việc dịch theo ngữ pháp Tiếng Việt còn làm các bạn hiểu sai nghĩa của câu đó hoặc hiểu thiếu ý của câu Tiếng Anh Chỉ cần ngữ pháp của bạn đủ thành thạo bạn có thể nhanh chóng nghe và suy đoán ra các từ khóa của câu, từ đó việc nghe hiểu

sẽ trở nên dễ dàng hơn

3.1.3 Từ vựng

Vốn từ vựng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc học nghe Thiếu từ vựng đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó lòng nghe được những gì người khác nói Ngoài

ra việc nghèo nàn từ vựng cũng là một rào cản khi bạn học ngoại ngữ, không riêng gì môn Nghe-Nói Khi kho từ vựng của bạn bị hạn chế bạn sẽ gặp trường hợp biết từ Tiếng Anh đó nhưng lại không hiểu nghĩa của từ đó là gì Như vậy việc cố suy nghĩ ra nghĩa của từng từ cũng làm gián đoạn việc nghe hiểu của bạn Có một số trường hợp sinh viên biết từ đó nhưng lâu ngày không nghe và dùng đến nó nhiều nên không nhận biết được từ đó khi nghe, chỉ khi thấy được mặt chữ họ mới nhận ra được từ vựng đó mình đã học qua Như vậy việc trau dồi vốn từ vựng là một điều rất cần thiết trong việc học kĩ năng nghe cũng như các ngoại ngữ khác không riêng gì Tiếng Anh

3.1.4 Khả năng tư duy, phán đoán

Đối với việc học nghe không phải lúc nào bạn cũng hiểu được 100% nội dung

mà bạn cần tích góp những kiến thức và kinh nghiệm mình đã học để suy đoán ra từ ngữ và nội dung của bài nghe Sự nhạy bén của bộ não cũng là yếu tố cần thiết khi học nghe một ngôn ngữ Sinh viên cần có sự tư duy, nhạy bén để nghe ra được các ý chính

Trang 8

5 trong bài và nhanh chóng đoán ra được hoàn cảnh cũng như nội dung của đoạn hội thoại ấy Ngoài ra việc tư duy trong khi nghe còn giúp kích thích não bộ của bạn không ngừng làm việc để nhớ đến từ vừng ấy và có khi lại làm bạn nhớ từ vựng ấy lâu hơn Đây được xem là một phương pháp học thông minh vì tư duy là cách vận dụng từ ngữ một cách khoa học

3.1.5 Những ảnh hưởng xung quanh

Tiếng ồn cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng khi học nghe trong các tiết học của môn Nghe-Nói Không gian trong lớp có lẽ yên tĩnh nhưng các tiếng động xung quanh như tiếng còi xe dưới đường, tiếng xe cộ lưu thông hay tiếng các sinh viên khác nói chuyện ngoài hành lang cũng phần nào ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn khi hoc kĩ năng nghe ở lớp Thiết bị nghe cũng là một phần quan trọng không kém trong các tiết học Đôi lúc việc kết nối giữa máy tính của giáo viên và loa gặp trục trặc cũng làm sinh viên bị phân tâm, sao nhãn trong lúc học các bài nghe Tiếng Anh Bạn bè ngồi kế bên cũng là một phần ảnh hưởng Đôi lúc họ không nghe ra được nội dung của đoạn hội thoại ấy thì lại quay sang hỏi hay copy bài Hơn thế nữa họ thường bàn bạc đáp án trong lúc nghe từ đó làm cho sự tập trung của sinh viên bị giảm sút và bỏ lỡ nội dung của đoạn hội thoại tiếp theo

3.2 Những khó khăn khi học kĩ năng nghe lại lớp

3.2.1 Trình độ kĩ năng nghe giữa sinh viên trong lớp không đồng đều

Đây là một vấn đề khá phổ biến trong các lớp học ngoại ngữ chứ không chỉ riêng gì ở lớp học của môn Nghe-Nói khoa Quản Trị Kinh Doanh tại đại học HUFLIT Việc các sinh viên có xuất phát điểm khác nhau dẫn đến việc học nghe của các sinh viên yếu kém trở nên khó khăn hơn Vì khi học chung với các bạn giỏi những sinh viên ấy sẽ bị choáng ngợp từ đó trở nên nản trí, muốn buông xuôi, bỏ học môn này Đôi khi các sinh viên yếu về kĩ năng nghe còn đặt ra câu hỏi: sao những bạn ấy lại nghe ra“

được?”,“sao các bạn ấy giỏi vậy?” Đó chính là tâm lí chung của sinh viên học yếu kĩ năng nghe Còn đối với các sinh viên khá giỏi lại thấy tiết học nhàm chán, không thật

sự thú vị vì họ phải học chung chương trình với các bạn yếu hơn.Chưa kể việc học như vậy còn là rào cản để các bạn ấy phát triển hơn về mức độ nghe cũng như nhận biết Tiếng Anh Không thể tránh khỏi một lớp có các sinh viên có trình độ học khác nhau nhưng không nên có sự chênh lệch quá lớn vì có thể tạo ra một khoảng cách giữa các

Trang 9

6 sinh viên học với nhau Ngoài ra, việc sắp xếp lớp như này sẽ tạo ra một môi trường không đồng đều về chất lượng học kĩ năng nghe của sinh viên

3.2.2 Dạy và học nghe theo giọng địa phương

Sự đa dạng về cách phát âm và giọng nói của các quốc gia khác nhau trong Tiếng Anh có thể tạo khó khăn cho sinh viên khi được học các bài nghe đó Ví dụ như chúng ta thường nghe về Tiếng Anh Anh,Anh Mỹ, Tiếng Anh Canada, Tiếng Anh Úc Mặc dù đều sử dụng chung một bảng chữ cái nhưng ở mỗi quốc gia lại có cách sử dụng từ vựng và cách phát âm khác nhau Một vài khác biệt giữa cách nói chuyện của người Mỹ và người Anh đó lầ người Mỹ thường đọc rõ những từ có âm ‘r’ ở cuối các

từ còn người Anh thì thường đọc nhẹ hoặc bỏ qua Hay phổ biến như người Anh sẽ phát âm rõ ràng và chính xác còn người Mỹ thì phát âm nhẹ và có xu thế thay chữ ‘t’ bằng chữ ‘d’ Chỉ với một vài ví dụ nêu trên có thể thấy được dù cùng là tiếng Anh nhưng ở mỗi quốc gia lại có sự khác biệt rõ rệt như thế nên việc gây khó khăn và sự nhầm lẫn cho sinh viên khi học các bài nghe tại lớp là điểu không thể tránh khỏi

3.2.3 Tốc độ và phong cách diễn đạt trong các bài học nghe tại lớp

Các bài nghe được học tại lớp sẽ được biên soạn và chọn lọc sao cho phù hợp với trình độ của sinh viên cũng vì thế mà giảng viên và người ra đề thường cho nghe những bài nghe chậm, rõ ràng hơn để hổ trợ trong quá trình học Nhưng trái lại, kiểu dạy này sẽ làm sinh viên bị quen thuộc với cách giảng dạy đợn giản tại lớp nên khi va chạm với những người bản xứ hoặc những người nói tiếng Anh giỏi các bạn sẽ không nghe được những gì họ nói Điều này cũng làm cho việc học nghe tại lớp không có hiệu quả và chỉ áp dụng được với các tình huống cơ bản ngoài cuộc sống Phong cách diễn đạt cũng là thứ cần được chú ý Trong các đoạn băng nghe những người thu âm thường sẽ nhấn vào những nội dung chính, quan trọng để giúp sinh viên dễ dàng nhận

ra được đáp án của bài tập Nhưng nếu sinh viên được nghe các buổi phỏng vấn hay nghe những đoạn nói chuyện của người bản xứ thì lại hoàn toàn ngược lại Họ thường nói một cách lưu loát mà có khi là nói nhanh đến mức như nuốt cả chữ Từ đó sinh viên sẽ có tâm lí lo sợ khi học các bài nghe thậm chí là bỏ bê việc học kĩ năng này Sinh viên cần được học nghe các bài học có các cấp bậc khác nhau để dần dần quen với tốc độ của người nói như thế việc học nghe mới có sự tiến triển rõ rệt

3.2.4 Giáo trình các bài nghe tại lớp khác với thực tế

Trang 10

7 Tình trạng các bài nghe ở lớp thường khác với những gì sinh viên được nghe khi giao tiếp với người bản xứ cũng là điểu hiển nhiên, không chỉ riêng gì sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học HUFLIT gặp phải mà hầu hết các sinh viên học tiếng Anh đều gặp trường hợp này Bởi lẻ các giáo trình trong sách thường tập trung vào các chủ đề học thuật hoặc các tình huống hẹp nhằm giúp sinh viên dễ dàng rèn luyện hơn Nhưng ngoài thực tế có rất nhiều tình huống diễn ra trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, từ cuộc trò chuyện thông thường đến các buổi trò chyện chuyên sâu

và các nguồn tin đa dạng Việc học những bài nghe gần gũi với đời sống sẽ giúp sinh viên dễ dàng ứng dụng và phát huy được hết những gì bản thân được học Như vậy sinh viên cũng phần nào có hứng thú hơn trong việc rèn luyện nghĩ năng nghe của môn Nghe-Nói

3.2.5 Thiếu sự tập trung vào bài nghe tại lớp

Thường thì các bài học trong sách sẽ chia theo từng chủ đề khác nhau vậy nên

sẽ có một vài chủ đề vượt quá giới hạn của bản thân hoặc bạn sẽ gặp các chủ đề ít khi

sử dụng nhiều trong cuộc sống khiến cho bản thân mất tập trung vào bài nghe Lí do

kế tiếp là do sinh viên thiếu kinh nghiệm khi nghe làm cho họ bị chán nản, khó tập trung, thậm chí là không nghe được chữ gì của bài nghe Sự mất tập trung vào bài nghe cũng là một lí do thường xảy ra khi sinh viên chưa hiểu được yêu cầu của đề bài và xác định những từ keyword Do đó khi giảng viên bắt đầu mở bài nghe sinh viên sẽ không nghe kịp nội dung mà chỉ lay hoay tập trung vào đề bài mà không nghe các nội dung phía dưới Áp lực của bản thân cũng là một phần đáng đề cập đến Vì chính áp lực về thời gian và điểm số để qua môn đã phần nào làm mất sự tập trung của sinh viên Nỗi

sợ vô hình này thường làm cho tâm lí khi nghe bài của sinh viên bị lung lay dẫn đến việc nghe sai,nghe thiếu đáp án Ngoài ra việc sinh viên bị phân tâm về thời gian cũng thường xuyên xảy ra trong các tiết học nghe Các bạn sẽ cảm thấy lo sợ bởi lượng thời gian ít ỏi mà vẫn chưa nghe được các từ vựng và nội dung của bài hoặc bị bối rối khi chưa nghe được câu trên mà máy lại nói tiếp câu kế Như vậy sinh viên không còn giữ được sự bình tĩnh để nghe tiếp những nội dung sau và không hoàn thành được bài nghe như mong đợi

Chương 4 Giải pháp sử dụng kĩ năng nghe trong môn Nghe-Nói

4.1 Cách học để cải thiện kĩ năng nghe

4.1.1 Nghe chủ động thay vì nghe bị động

Ngày đăng: 18/10/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w