1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Tác giả Dương Thị Mai Thanh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Dũng
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Quản lý Bệnh viện
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,05 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Khái niệm về động lực làm việc (13)
      • 1.1.1. Khái niệm động lực (13)
      • 1.1.2. Khái niệm động cơ lao động (15)
      • 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện (15)
      • 1.1.4. Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho nhân viên y tế (17)
      • 1.1.5. Các yếu tố liên quan đến tạo động lực làm việc cho nhân viên y tế (18)
    • 1.2. Một số học thuyết về động lực làm việc (22)
      • 1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow (22)
      • 1.2.2. Thuyết hai yếu tố của Frederich Herzberg (24)
      • 1.2.3. Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (26)
    • 1.3. Các nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên y tế (27)
      • 1.3.1. Trên thế giới (27)
      • 1.3.2. Tại Việt Nam (28)
    • 1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu (30)
      • 1.4.1. Thông tin về Bệnh viện Bạch Mai (30)
      • 1.4.2. Thông tin về Phòng Công tác xã hội (31)
    • 1.5. Khung lý thuyết (32)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (34)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (34)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (35)
    • 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu (35)
    • 2.5. Biến số nghiên cứu (36)
    • 2.6. Công cụ thu thập thông tin (40)
    • 2.7. Phương pháp thu thập số liệu (41)
    • 2.8. Xử lý và phân tích số liệu (42)
    • 2.10. Đạo đức nghiên cứu (42)
    • 2.11. Hạn chế của nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
    • 3.1. Đặc điểm động lực làm việc của đối tượng nghiên cứu (44)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (44)
      • 3.1.2. Đặc điểm một số yếu tố tác động đến động lực làm việc (52)
    • 3.2. Các yếu tố liên quan đến động lực làm việc của đối tượng nghiên cứu (56)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (64)
    • 4.1. Về thực trạng động lực làm việc của đối tượng nghiên cứu năm 2024 (64)
    • 4.2. Về một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của đối tượng nghiên cứu (71)
  • KẾT LUẬN (79)
  • PHỤ LỤC (86)

Nội dung

Trong công tác quản lý nhân sự, động lực làm việc của nhân viên y tế luôn là chủ đề được quan tâm đặc biệt bởi động lực làm việc không chỉ biểu hiện cho sức sống, sự linh hoạt mà còn là

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Nhân viên CTXH bao gồm nhân viên đang công tác tại Phòng CTXH và nhân viên tại các đơn vị tham gia màng lưới CTXH của BV đồng ý tham gia nghiên cứu

- NV CTXH cơ hữu, nhân viên của các đơn vị tham gia màng lưới CTXH

- NV CTXH bao gồm: Biên chế, hợp đồng (ngắn hạn, dài hạn)

- NV CTXH của bệnh viện nhưng không có mặt trong thời gian nghiên cứu vì các lý do khác nhau: Công tác, đi học, nghỉ phép, nghỉ sinh sản…

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 1 năm, từ 01/8/2023 đến 31/7/2024

- Thời gian thu thập số liệu: Từ 01/01/2024 đến 31/05/2024

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Hình 2.1 Hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

- Mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu toàn bộ NV CTXH và cán bộ màng lưới đang công tác tại BV

- Cỡ mẫu: Chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước tính một tỷ lệ với sai số tương đối:

- n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần có, ở đây là số NV phòng CTXH, nhân viên màng lưới CTXH đang công tác tại bệnh viện cần cho nghiên cứu

- Z: Là hệ số giới hạn tin cậy, với α = 0,05 tương đương khoảng tin cậy 95% thì Z= 1,96

- p: Ước tính động lực làm việc của đối tượng nghiên cứu với p =0,82 dựa theo một nghiên cứu về động lực làm việc của NVYT và một số yếu tố ảnh hưởng của Nguyễn Đức Thành tại Viện Y học dân tộc tp Hồ Chí Minh được tiến hành năm 2020 [14]

- ɛ: Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể, có thể dao động từ 0,05 đến 0,5, chọn ɛ=0,07

- Dựa vào công thức trên, cỡ mẫu nghiên cứu tính được là n = 173 người Nhằm dự phòng những sai số xảy ra trong quá trình chọn mẫu, chúng tôi lấy dư thêm 10% số lượng đã tính ở trên Tổng số đối tượng cần có trong nghiên cứu là n = 200 người

Thực tế, nghiên cứu thực hiện trên 202 nhân viên công tác xã hội

- Cách chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ.

Biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Biến số, chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu

STT Biến số/chỉ số Định nghĩ và cách tính PP thu thập Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

1 Giới Giới tính của đối tượng Bộ câu hỏi

2 Tuổi Tuổi đối tượng nghiên cứu (dương lịch) phân loại theo nhóm

3 Tình trạng hôn nhân Có gia đình, độc thân, ly hôn, khác… Bộ câu hỏi

CTXH viên, chuyên viên, KTV, Bác sĩ, điều dưỡng…

5 Chuyên môn chính CTXH, Hành chính, BS đa khoa, BS chuyên khoa, khác…

6 Bằng cấp chuyên môn Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học,

7 Thời gian công tác Trung bình năm công tác

Tỷ lệ các nhóm năm công tác

8 Chức vụ CBYT và quản lý Bộ câu hỏi

9 Loại lao động Lao động hợp đồng hay biên chế Bộ câu hỏi

10 Đơn vị công tác Phòng CTXH hay các ĐV khác Bộ câu hỏi

11 Thu nhập Thu nhập chính, Thu nhập phụ Bộ câu hỏi

12 Trung bình thu nhập/tháng Cao, Trung bình, Thấp Bộ câu hỏi

STT Biến số/chỉ số Định nghĩ và cách tính PP thu thập Mục tiêu 1: Mô tả động lực làm việc của nhân viên CTXH tại BV Bạch Mai năm

1 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố bản chất công việc

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Nỗ lực làm việc nhằm đạt mục tiêu chung

- Phân công CV đúng chuyên môn

- Năng lực phù hợp với yêu cầu CV

2 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố trách nhiệm công việc

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Chịu trách nhiệm về CV

- CV ổn định, an toàn

- Tuân thủ qui trình kỹ thuật làm việc

3 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố sự thừa nhận thành tích

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Sự đón nhận của lãnh đạo với sáng kiến

- Sự đón nhận của đồng nghiệp với sáng kiến

- Sự ghi nhận của lãnh đạo với kết quả CV

- Sự ghi nhận của đồng nghiệp với kết quả CV

STT Biến số/chỉ số Định nghĩ và cách tính PP thu thập

- Được tôn trọng CV đang làm

- Tham gia các quyết định quan trọng

- Cấp trên đánh giá KQ CV

4 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố cơ hội phát triển

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Nâng cao kinh nghiệm qua làm việc

- Đào tạo nâng cao trình độ

- Công bằng trong học tập

- Cơ hội được qui hoạch,bổ nhiệm

5 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố sự thành đạt

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Thúc đẩy bản thân làm việc tốt hơn

- Đánh giá của lãnh đạo

- Đánh giá của đồng nghiệp

- Đánh giá của xã hội

6 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố điều kiện làm việc

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Điều kiện làm việc đảm bảo yêu cầu

7 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố MQH lãnh đạo, đồng nghiệp

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Lãnh đạo lắng nghe và chia sẻ

- Lãnh đạo hỗ trợ, bảo vệ

STT Biến số/chỉ số Định nghĩ và cách tính PP thu thập

- Đồng nghiệp lắng nghe và chia sẻ

- Đồng nghiệp hỗ trợ, phối hợp

- Sự đoàn kết của mọi người

8 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố cơ chế chính sách

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Quy chế dân chủ cơ sở

- Công bằng với mọi cán bộ

- Công bằng trong khen thưởng

- Công bằng trong kỷ luật

- Hỗ trợ ốm đau, thai sản, hiếu hỉ

- Thưởng trong dịp Lễ, Tết

- Chế độ tham quan, nghỉ mát

9 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố giám sát quản lý

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Bản công việc được mô tả rõ ràng

- Sự phản hồi thông tin kịp thời

10 Tỷ lệ NVYT có động lực tốt về yếu tố thu nhập

Số người động lực tốt về các yếu tố/Tổng số đối tượng * 100%

- Cơ hôi được nâng lương trước thời hạn

STT Biến số/chỉ số Định nghĩ và cách tính PP thu thập

- Mức thu nhập tăng thêm hàng tháng

Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến ĐLLV của nhân viên CTXH tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2024

1 Liên quan giữa động lực và yếu tố liên quan thuộc đặc điểm đối tượng

Hồi quy logistics đơn biến và đa biến (Tính tỷ suất chênh OR)

2 Liên quan giữa động lực và yếu tố liên quan tại cơ quan công tác

- Hồi quy logistics đơn biến và đa biến

- Hệ số và hàm tương quan giữa tổng điểm các yếu tố liên quan tại cơ quan công tác với tổng điểm ĐLLV

3 Liên quan giữa nhận thức, thái độ về hoạt động CTXH với ĐLLV

- Hồi qui logistics đơn biến

- Hệ số tương quan tổng điểm thái độ và nhận thức về hoạt động CTXH với tổng điểm ĐLLV

Công cụ thu thập thông tin

Sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập thông tin liên quan đến ĐLLV của NVYT có tham khảo một số bộ câu hỏi đã được Trường Đại học y tế Công cộng sử dụng Bộ câu hỏi có sửa đổi và bổ sung các câu hỏi nhận thức và thái độ ứng xử của nhân viên với các hoạt động CTXH

Bộ công cụ gồm 2 phần:

- Phần A: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu gồm 12 câu hỏi

- Phần B: Đánh giá động lực làm việc của nhân viên y tế tham gia công tác xã hội được chia ra 2 nhóm là Các yếu tố tạo động lực gồm (1) Bản chất công việc, (2) Trách nhiệm với công việc, (3) Sự thừa nhận thành tích, (4) Cơ hội phát triển, (5)

Sự thành đạt và Các yếu tố ảnh hưởng gồm (1) Điều kiện làm việc, (2) Quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, (3) Chế độ và chính sách cho cán bộ nhân viên, (4) Quản lý, giám sát, (5) Tiền lương/phụ cấp và (6) Nhận thức, thái độ về hoạt động Công tác xã hội trong Bệnh viện

Thang điểm Likert 5 cấp độ từ 1 đến 5 để đánh giá các câu tạo động lực, cụ thể:

- Điểm 1 tương ứng với “Rất không đồng ý”

- Điểm 2 tương ứng với “Không đồng ý”

- Điểm 3 tương ứng với “Bình thường”

- Điểm 4 tương ứng với “Đồng ý”

- Điểm 5 tương ứng với mức “Rất đồng ý”

Thang điểm Likert 5 cấp độ từ 5 đến 1 được sử dụng cho các câu phản động lực, cụ thể:

- Điểm 5 tương ứng với “Rất không đồng ý”

- Điểm 4 tương ứng với “Không đồng ý”

- Điểm 3 tương ứng với “Bình thường”

- Điểm 2 tương ứng với “Đồng ý”

- Điểm 1 tương ứng với mức “Rất đồng ý”

Khi phân tích sẽ đảo ngược lại điểm cao nhất cho một tiểu mục là 5 điểm – Rất không đồng ý, 4 điểm – Không đồng ý, 3 điểm – Bình thường, 2 điểm – Đồng ý và 1 điểm – Rất đồng ý.

Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi về động lực và hài lòng về công việc của NV CTXH đã được thiết kế

* Quy trình thu thập số liệu:

Nghiên cứu viên chính sẽ xin ý kiến lãnh đạo BV, phòng CTXH, làm mẫu tự điền trên Google form (Biểu mẫu điện tử) gửi đến các nhân viên để tiến hành nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng mẫu tự điền trên Google form

Bước 2: Điều tra viên xin ý kiến lãnh đạo BV và liên hệ với nhân viên tham gia phỏng vấn

Bước 3: Điều tra viên gửi đường link phiếu tự điền đến cán bộ đầu mối hoặc nhân viên tham gia nghiên cứu

Bước 4: Thu thập và kiểm tra lại phiếu khảo sát.

Xử lý và phân tích số liệu

- Làm sạch số liệu, nhập liệu bằng phần mềm Excel 2016 và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0

- Đánh giá cho từng câu hỏi thành lập biến nhị giá: ≥ 4 điểm = tốt; dưới 4 điểm chưa tốt

- Đánh giá từng nhóm câu hỏi thành lập biến nhị giá: Tốt khi điểm >u% tổng điểm các câu hỏi trong nhóm; chưa tốt khi điểm < 75% tổng điểm

- Thống kê mô tả các yếu tố, tần số và tỉ lệ phần trăm thông tin chung về mẫu nghiên cứu, mô tả điểm động lực trung bình của từng yếu tố

- Thống kê phân tích: Sử dụng kiểm định Khi bình phương để tìm sự khác biệt giữa các tỷ lệ (OR, 95%) và kiểm định T-test được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung bình (mức ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05)

2.9 Sai số và các biện pháp khắc phục

Số liệu bị thiếu hoặc nhập sai trong quá trình nhập liệu: Tiến hành nhập liệu cẩn thận, tránh tối đa sai số trong quá trình nhập Các phiếu điều tra được nghiên cứu viên kiểm tra ngay sau khi các đối tượng nghiên cứu hoàn thành việc tự điền vào phiếu điều tra để yêu cầu bổ sung những thông tin còn thiếu Có một người kiểm tra 100% số phiếu đã nhập.

Đạo đức nghiên cứu

- Nội dung NC phù hợp được Hội đồng đề cương Thạc sĩ thông qua và qui chế của Bệnh viện, của Phòng CTXH

- Đối tượng NC được giải thích rõ ràng về mục tiêu và nội dung NC trước khi tiến hành phát vấn và chỉ tiến hành khi có sự đồng ý tham gia của đối tượng NC

- Thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích NC và có thể phục vụ một số mục đích khác khi được tác giả cho phép.

Hạn chế của nghiên cứu

- Do đối tượng nghiên cứu bao gồm cả nhân viên công tác xã hội và cán bộ y tế tham gia màng lưới công tác xã hội tại các khoa phòng trong Bệnh viện nên có những động lực khác nhau

- Đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn tại Bệnh viện Bạch Mai nên kết quả cũng còn hạn chế.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm động lực làm việc của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Biều đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu đa phần là nữ giới (75,7%) cao gấp 3 lần nam giới (24,3%)

Bảng 3.1 Thông tin về tuổi của đối tượng nghiên cứu (n 2)

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Là người thu nhập chính trong gia đình

Là người thu nhập chính trong gia đình 159 78,7

Không phải là người thu nhập chính trong gia đình 43 21,3

Nhận xét: Nhóm tuổi từ 30-40 tuổi có tỷ lệ cao nhất 57,9%, thứ hai là nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 34,7%, thứ ba là nhóm tuổi từ 41-50 tuổi chiếm 5,9% và thấp nhất là nhóm tuổi trên 50 tuổi (1,5%)

Biểu đồ 3.2 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Có 151 người đã kết hôn, 41 nhân viên CTXH còn độc thân và 10 nhân viên góa/ly hôn trong 202 nhân viên CTXH được khảo sát trong nghiên cứu

Bảng 3.2 Thông tin về thu nhập của đối tượng nghiên cứu (n 2)

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Là người thu nhập chính trong gia đình

Là người thu nhập chính trong gia đình 159 78,7

Không phải là người thu nhập chính trong gia đình 43 21,3

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ ĐTNC là lao động chính chiếm đa số (78,7%), số còn lại hiện còn độc thân, sống cùng bố mẹ hoặc không phải là người chịu trách nhiệm về thu nhập trong gia đình

Có vợ/chồng Độc thân Góa/ly hôn

Bảng 3.3 Phân bố đối tượng về chuyên môn (n 2)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ chức danh nghề nghiệp là điều dưỡng chiếm cao nhất với 27,7%, tiếp theo là đối tượng hướng dẫn viên 26,7%, bác sĩ 24,8%, chuyên viên 9,9%, công tác xã hội viên chiếm tỷ lệ 5,4%

Biểu đồ 3.3 Trình độ của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Đa số đối tượng có trình độ tốt nghiệp Đại học là 92/202 người (45,5%); sau đại học là 53/202 người (26,2%); trình độ cao đẳng với 51/202 người (25,2%) và có 6 người trình độ trung cấp (3%)

Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

Bảng 3.4 Phân bố về thâm niên và vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu (n 2)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

HĐ không xác định thời hạn 85 42,1

HĐ có thời hạn 32 15,8 Đơn vị công tác

Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy một nửa (50%) đối tượng nghiên cứu có thâm niên công tác từ 5-10 năm; thâm niên dưới 5 năm chiếm 34,2% và trên 10 năm chiếm 15,8% Hầu hết đối tượng nghiên cứu là nhân viên (92,1%); 7,9% là vị trí lãnh đạo Tỷ lệ đối tượng ký hợp đồng biên chế và hợp đồng không xác định thời hạn là 42,1%; chiếm đại đa số, còn lại 15,8% là đối tượng hợp đồng có thời hạn Đối tượng làm lâm sàng kiêm nhiệm chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,1%; tiếp đến là công tác xã hội 37,6%; đối tượng làm cận lâm sàng kiêm nhiệm chiếm 12,9% và thấp nhất là khoa/phòng chức năng kiêm nhiệm chiếm 10,4%

Bảng 3.5 Tỷ lệ động lực tốt về bản chất công việc của đối tượng nghiên cứu (n 2)

Nội dung Động lực tốt Điểm động lực n % X SD

Chủ động trong công việc 187 92,6 4,01 0,39

Nỗ lực nhằm đạt mục tiêu chung 183 90,6 4,01 0,46

Phân công đúng chuyên ngành 111 55 3,53 0,69

Năng lực phù hợp yêu cầu CV 172 85,1 3,92 0,48

Nhận xét: Có 83,7% đối tượng nghiên cứu có động lực tốt về yếu tố bản chất công việc với điểm trung bình là 3,89 ± 0,34 điểm Yếu tố say mê công việc có tỷ lệ ĐLLV tốt cao nhất với 93,6% (X=4,01 ± 0,37) Yếu tố phân công đúng chuyên ngành được đào tạo có tỷ lệ ĐLLV tốt thấp nhất với 55% (X=3,53 ± 0,69)

Bảng 3.6 Tỷ lệ động lực tốt về yếu tố trách nhiệm công việc của ĐTNC (n 2)

Nội dung Động lực tốt Điểm động lực n % X SD

Cho rằng đây là CV ổn định, an toàn 180 89,1 3,97 0,44

Tinh thần trách nhiệm đối với CV 175 86,6 3,95 0,46

Luôn hoàn thành tốt CV được giao 180 89,1 3,97 0,43

Luôn cố gắng tuân thủ QTKT 181 89,6 3,98 0,45

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có động lực tốt về yếu tố trách nhiệm chiếm

89,1% với điểm trung bình động lực là 3,96 ± 0,40 Yếu tố có tỷ lệ ĐLLV tốt cao nhất là yếu tố luôn cố gắng tuân thủ quy trình kỹ thuật làm việc (89,6%, X=3,98 ± 0,45), ĐLLV tốt thấp nhất là yếu tố tinh thần trách nhiệm (86,6%, X=3,95 ± 0,46)

Bảng 3.7 Tỷ lệ động lực tốt về yếu tố sự thừa nhận thành tích của ĐTNC (n 2)

Nội dung Động lực tốt Điểm động lực n % X SD

Cấp trên coi trọng, đón nhận sáng kiến 176 87,1 3,9 0,41 Đồng nghiệp coi trọng, đón nhận sáng kiến 103 51 3,49 0,70

Cấp trên đánh giá đúng kết quả làm việc 94 46,5 3,44 0,70 Đồng nghiệp ghi nhận kết quả làm việc 161 79,7 3,84 0,49

Công việc được coi trọng 62 31,7 3,33 0,59 Được tham gia ra quyết định quan trọng 32 15,8 3,11 0,51

Mức độ hoàn thành công việc được cấp trên đánh giá đúng 111 55 3,57 0,57

Nhận xét: Chỉ có 16,8% đối tượng nghiên cứu có động lực tốt về yếu tố sự thừa nhận thành tích với điểm trung bình động lực là 3,53 ± 0,35 Yếu tố được tham gia ra quyết định quan trọng trong công việc là yếu tố có ĐLLV tốt thấp nhất với 15,8% và điểm trung bình động lực là 3,11 ± 0,51

Bảng 3.8 Tỷ lệ động lực tốt về yếu tố cơ hội phát triển của ĐTNC (n 2)

Nội dung Động lực tốt Điểm động lực n % X SD

Nâng cao kinh nghiệm qua làm việc 166 82,2 3,86 0,47 Được tạo điều kiện nâng cao trình độ 97 48 3,49 0,71

Làm việc tốt hơn khi được học tập nâng cao năng lực chuyên môn 152 75,2 3,82 0,54

Cơ hội được qui hoạch, bổ nhiệm 60 29,7 3,29 0,60

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có động lực tốt về yếu tố cơ hội phát triển công việc đạt 51,5% với điểm trung bình là 3,62 ± 0,41 Yếu tố được nâng cao kinh nghiệm qua thời gian làm việc có điểm trung bình động lực cao nhất, đạt 82,2% với 3,86 ± 0,47 điểm

Bảng 3.9 Tỷ lệ động lực tốt về sự thành đạt trong công việc của ĐTNC (n 2)

Nội dung Động lực tốt Điểm động lực n % X SD

Thúc đẩy bản thân làm việc tốt hơn 162 80,2 3,86 0,49 Được cấp trên đánh giá cao và tôn trọng 156 77,2 3,81 0,50 Được đồng nghiệp đánh giá cao và tôn trọng 160 79,2 3,84 0,50 Được xã hội đánh giá cao và tôn trọng 154 76,2 3,81 0,52

Nhận xét: 76,7% đối tượng nghiên cứu có động lực tốt về sự thành đạt trong công việc với điểm trung bình là 3,83 ± 0,46 Yếu tố có tỷ lệ động lực tốt thấp nhất là yếu tố nhận thức về công việc được xã hội đánh giá cao và tôn trọng đạt 76,2% (X=3,81 ± 0,52)

Biểu đồ 3.4 Động lực làm việc của đối tượng nghiên cứu

Thúc đẩy tích cực Không thúc đẩy

Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có động lực làm việc tốt đạt 57,9%; tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chưa có động lực làm việc đạt 42,1% Như vậy, đối tượng nghiên cứu có động lực làm việc tốt chiếm tỷ lệ cao hơn đối tượng có động lực làm việc chưa tốt

Biểu đồ 3.5 Thứ tự các yếu tố động lực làm việc của ĐTNC Nhận xét: Biểu đồ 2 cho thấy thứ tự các yếu tố động lực làm việc của ĐTNC tại

Bệnh viện Bạch Mai: Cao nhất là yếu tố trách nhiệm công việc (89,1%), thứ hai là yếu tố bản chất công việc (83,7%), thứ ba là yếu tố sự thành đạt trong công việc (76,7%), thứ tư là yếu tố cơ hội phát triển (51,5%), thấp nhất là yếu tố sự thừa nhận thành tích (16,8%) Động lực làm việc chung của ĐTNC tại Bệnh viện Bạch Mai là 57,9%

Bản chất công việc Trách nhiệm công việc Sự thừa nhận thành tích

Cơ hội phát triển Sự thành đạt Chung

Yếu tố động lực làm việc

3.1.2 Đặc điểm một số yếu tố tác động đến động lực làm việc của ĐTNC

Bảng 3.10 Tỷ lệ nhận xét tốt về điều kiện làm việc của ĐTNC (n 2)

Nhận xét tốt Điểm trung bình n % X SD Điều kiện làm việc bảo đảm yêu cầu 91 45 3,42 0,64

Nhận xét: Có 36,1% đối tượng nghiên cứu nhận xét tốt về điều kiện làm việc với điểm trung bình là 3,39 ± 0,62

Bảng 3.11 Tỷ lệ nhận xét tốt về quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n 2)

Nhận xét tốt Điểm trung bình n % X SD

Lãnh đạo lắng nghe và chia sẻ 156 77,2 3,82 0,54

Lãnh đạo hỗ trợ/bảo vệ 152 75,2 3,81 0,54

Lãnh đạo chỉ đạo sát sao 20 9,9 2,61 0,78 Đồng nghiệp lắng nghe và chia sẻ 146 72,3 3,77 0,56 Đồng nghiệp hỗ trợ, phối hợp 94 46,5 3,44 0,75

Nhân viên BV có sự đoàn kết cao 140 69,3 3,72 0,55

Nhận xét: Bảng 3.11 trình bày kết quả nhận xét tốt trong mối quan hệ với lãnh đạo, đồng nghiệp Chỉ có 11,4% đối tượng nghiên cứu nhận xét tốt về yếu tố mối quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp với điểm trung bình là 3,53 ± 0,34 Yếu tố chỉ đạo sát sao của lãnh đạo có nhận xét tốt thấp nhất đạt 9,9% (X=2,61 ± 0,78)

Bảng 3.12 Tỷ lệ nhận xét tốt về chính sách của ĐTNC (n 2)

Nhận xét tốt Điểm trung bình n % X SD

Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt 149 73,8 3,77 0,55 Đối xử công bằng với mọi CBNV 149 73,8 3,76 0,56

LĐ công bằng trong đánh giá khen thưởng 150 74,3 3,76 0,58

LĐ công bằng trong việc xử lý vi phạm kỷ luật 154 76,2 3,80 0,53

Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, hiếu hỉ được

Hài lòng với mức thưởng trong dịp Lễ, Tết 130 64,4 3,66 0,57

Hài lòng với chính sách khen thưởng kịp thời của BV khi có thành tích đột xuất 130 64,4 3,68 0,56

Bệnh viện thực hiện đầy đủ chế độ tham quan, nghỉ dưỡng cho CBNV 140 69,3 3,73 0,56

Các yếu tố liên quan đến động lực làm việc của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa động lực làm việc và các yếu tố nhân khẩu học

Yếu tố nhân khẩu học Động lực làm việc OR

Thu nhập chính trong gia đình

Bằng cấp chuyên môn ĐH, sau ĐH 85 (58,6%) 60 (41,4%)

Nhận xét: Bảng 3.16 trình bày kết quả mối liên quan giữa động lực làm việc của ĐTNC và các yếu tố nhân khẩu học Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nhóm tuổi và động lực làm việc, nhóm tuổi trên 35 tuổi có động lực làm việc cao hơn nhóm tuổi dưới 35 tuổi (75% so với 54,2%), mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa động lực làm việc và yếu tố về nghề nghiệp

Nội dung Động lực làm việc

OR (95%CI) P Tốt Chưa tốt

Biên chế/không thời hạn 98 (57,6%) 72 (42,4%) 0,931

Nhận xét: Có mối liên quan giữa động lực làm việc và chức danh nghề nghiệp, nhân viên công tác xã hội có động lực làm việc cao hơn các đối tượng khác như Bác sĩ, Điều dưỡng, kỹ thuật viên… (65% so với 48,2%), mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (OR=1,989, 95%CI: 1,125-3,519; p

Ngày đăng: 17/10/2024, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow. - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Hình 1.1. Bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow (Trang 23)
Hình 1.2. Thuyết động viên của Frederick Herzberg (1959) - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Hình 1.2. Thuyết động viên của Frederick Herzberg (1959) (Trang 25)
Hình 2.1. Hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Hình 2.1. Hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai (Trang 34)
Bảng 3.2. Thông tin về thu nhập của đối tượng nghiên cứu (n=202) - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.2. Thông tin về thu nhập của đối tượng nghiên cứu (n=202) (Trang 45)
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng về chuyên môn (n=202) - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng về chuyên môn (n=202) (Trang 46)
Bảng 3.4. Phân bố về thâm niên và vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu (n=202) - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.4. Phân bố về thâm niên và vị trí công tác của đối tượng nghiên cứu (n=202) (Trang 47)
Bảng 3.13. Tỷ lệ nhận xét tốt về việc quản lý, giám sát của ĐTNC (n=202) - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.13. Tỷ lệ nhận xét tốt về việc quản lý, giám sát của ĐTNC (n=202) (Trang 54)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa động lực làm việc và yếu tố về nghề nghiệp - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa động lực làm việc và yếu tố về nghề nghiệp (Trang 57)
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa động lực làm việc và điều kiện làm việc - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa động lực làm việc và điều kiện làm việc (Trang 58)
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa động lực làm việc và tiền lương - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa động lực làm việc và tiền lương (Trang 59)
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa động lực làm việc và chế độ, chính sách - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa động lực làm việc và chế độ, chính sách (Trang 59)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa động lực làm việc và công tác quản lý, giám sát - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa động lực làm việc và công tác quản lý, giám sát (Trang 59)
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa động lực làm việc với nhận thức, thái độ về công việc - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa động lực làm việc với nhận thức, thái độ về công việc (Trang 60)
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và động lực - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và động lực (Trang 61)
Bảng 3.27.  Những yếu tố thực sự liên quan đến động lực làm việc khi phân tích hồi - Động lực làm việc của nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện bạch mai ,hà nội năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.27. Những yếu tố thực sự liên quan đến động lực làm việc khi phân tích hồi (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w