1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài quan niệm của triết học hiện sinh về cái chết và khủng hoảng hiện sinh Ở giới trẻ

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm của triết học hiện sinh về cái chết và khủng hoảng hiện sinh ở giới trẻ
Tác giả Vũ Thị Như Ý
Người hướng dẫn GS, TS Nguyễn Vũ Hảo
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử Triết học Phương Tây Hiện Đại
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 310,29 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài này là làm rõ những nội dung cơ bản về cái chết trong triết học hiện sinh, chỉ ra mối liên hệ giữa cái

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

 TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

Môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

CHẾT VÀ KHỦNG HOẢNG HIỆN SINH Ở GIỚI TRẺ

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tổng quan nghiên cứu 4

3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Bố cục của tiểu luận 6

NỘI DUNG 8

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 8

1.1 Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh 8

1.1.1 Bối cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa hiện sinh 8

1.1.2 Những tiền đề tư tưởng 9

1.2 Quan niệm chung về tồn tại người qua nhãn quan triết học hiện sinh 19

Chương 2 QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VỀ CÁI CHẾT 21

2.1 Tư tưởng của Martin Heidegger 21

2.1.1 Quan niệm của Martin Heidegger về sự hiện hữu của con người 21

2.1.2 Quan niệm của Martin Heidegger về cái chết 23

2.2 Tư tưởng của Karl Jaspers 25

2.3 Về khủng hoảng hiện sinh 36

2.3.1 Định nghĩa 36

2.3.2 Phân loại khủng hoảng hiện sinh 38

2.3.3 Biểu hiện của khủng hoảng hiện sinh 39

2.3.4 Các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hiện sinh 40

2.3.5 Các giai đoạn của khủng hoảng hiện sinh 41

Chương 3 ĐÁNH GIÁ TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG HIỆN SINH 47

3.1 Đánh giá triết học hiện sinh 47

3.1.1 Giá trị 47

3.1.2 Hạn chế 48

3.2 Một số giải pháp để vượt qua các giai đoạn của cuộc khủng hoảng hiện sinh 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 3

Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào Việt Nam từ ngay khi phong trào nàybắt đầu thịnh hành, vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, ở miền NamViệt Nam và tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt làvăn học nghệ thuật và lối sống Sự tiếp nhận và phát triển chủ nghĩa hiện sinhtrong suốt gần hai mươi năm ở miền Nam nhìn chung đã gây nên cái nhìn thiếuthiện cảm đối với trào lưu này, nhắc tới nó là người ta nghĩ tới một đời sốngtruỵ lạc, chủ nghĩa vô chính phủ, tuỳ tiện Tuy vậy, chủ nghĩa hiện sinh, ở ViệtNam hay bất cứ nơi nào nó hiện diện cũng đã đem lại những hệ quả tích cực khi

nó tôn vinh các giá trị của con người, đề cao tự do cá nhân, thức tỉnh con ngườiphải trăn trở trước ý nghĩa của cuộc sống Và thực sự, chúng ta không thể phủnhận những ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh đối với sự hình thành các cánhân có nội tâm, cá tính, độc đáo và sáng tạo Trong giai đoạn hiện nay, đờisống văn hoá - tinh thần của con người Việt Nam, ở một mức độ nhất định,đang gặp phải những vấn đề của chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa duy khoa họctiềm ẩn sự khủng hoảng tinh thần sâu sắc, nguy cơ điều mà con người phươngTây không thể tránh khỏi khi ở vào những hoàn cảnh kinh tế, văn hoá - xã hộitương đồng Chúng tôi cho việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh là con đường cótriển vọng để hội nhập văn hóa thế giới và bảo vệ, tạo dựng diện mạo văn hóaViệt

Trang 4

Tư tưởng của Martin Heidegger và Karl Jaspers là hai triết gia nổi bật củachủ nghĩa hiện sinh Rất ít triết gia bàn luận toàn diện về cái chết Với nhữngngười từng đề cập thì họ chủ yếu trình bày nhận thức về sự chết Thật vậy, trithức duy nhất chúng ta có về sự chết là: đây là một sự kiện phổ quát mà mọingười không thể tránh Con người đều biết mình sẽ chết, và sớm hay muộn hầuhết chúng ta sẽ đối diện thực tại cái chết của bản thân Hãy cùng xem xét sựthay đổi thái độ về sự chết qua thời gian, sau đó hướng tới ý nghĩa của sự chết

từ hai quan điểm hiện sinh của Martin Heidegger và Karl Jaspers Để từ đó liên

hệ với cuộc khủng hoảng hiện sinh mà con người ngày nay thường gặp phải và

đề xuất một số giải pháp để giúp ta thoát khỏi cơn khủng hoảng hiện sinh này

Với ý nghĩa đó, người viết lựa chọn đề tài “Tư tưởng về giáo dục trongtriết học hiện sinh” làm đề tài tiểu luận

2 Tổng quan nghiên cứu

Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh nói chung

và quan niệm về cái chết trong chủ nghĩa hiện sinh nói riêng còn khá khiêmtốn Có Một số công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh Tuy vậy, cáccông trình này chủ yếu đề cập đến chủ nghĩa hiện sinh ở mức độ khái quát hoặc

đi sâu vào tư tưởng của từng triết gia hiện sinh Hiện nay, chưa có tài liệu nàonghiên cứu về cái chết của chủ nghĩa hiện sinh một cách hệ thống và chuyênsâu

Cuốn “Triết học hiện sinh”của Trần Thái Đỉnh (Nxb Văn Học) giới thiệu

khái quát triết học hiện sinh và phân tích một số tư tưởng chủ yếu của cácnhà triết học hiện sinh Trong khi giới thiệu về các trào lưu tư tưởng của triết

học phương Tây hiện đại, cuốn “Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI -Triết học

phương Tây hiện đại” của tác giả Lưu Phóng Đồng do Lê Khánh Trường

dịch từ “Triết học phương Tây hiện đại tân biên”, xuất bản lần thứ 12 của

Nxb Nhân Dân, Bắc kinh, 2001; Nxb Lý Luận chính trị) đã trình bày kháiluận về chủ nghĩa hiện sinh và phân tích tư tưởng của các nhà triết học hiệnsinh: M Heidegger, K.Jaspers, J P Sartre Lê Thành Trị đã đưa ra ý nghĩa tổng

Trang 5

quát của

Trang 6

triết lý hiện sinh và phân tích những luận đề triết học của từng triết gia hiện sinh

trong cuốn “Hiện tượng luận về hiện sinh” (Nxb Trung tâm học liệu –Bộ Văn

hoá giáo dục và thanh niên, 1974) Gần đây, Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến

Dũng cũng viết cuốn “Lịch sử triết học Phương Tây hiện đại”(Nxb TPHCM).

Trong đó các ông trình bày theo sự phân loại nhóm mảng chủ đề, trong đó cóchủ đề về con người và tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh đã được phân tích ở

đây Chủ Nghĩa hiện sinh còn được giới thiệu trong cuốn sách “Một số học

thuyết triết học phương Tây hiện đại”của Nguyễn Hào Hải Trong cuốn này, tác

giả giới thiệu nguồn gốc và cơ sở của chủ nghĩa hiện sinh, sau đó phân tích chủ

đề về con người trong triết học hiện sinh Khái quát sự ra đời và phát triển củachủ nghĩa hiện sinh cũng như một số tư tưởng triết học hiện sinh và sự hiện diệncủa nó ở Việt Nam cũng được tác giả Nguyễn Tiến Dũng đề cập đến trong

quyển “Chủ Nghĩa hiện sinh, lịch sử,sự hiện diện của nó ở Việt Nam”; Nxb

TPHCM Bàn về từng triết gia hiện sinh, đã có cuốn “Martin Heidegger –tác

phẩm triết học”(Nxb ĐH Sư Phạm) ; “Karl Jasper –triết học nhập môn”(Nxb

Thuận Hóa, trung tâm ngôn ngữ Văn hóa Đông Tây) Tại Hội thảo này, tác giả

Lê Kim Châu đã có bài viết khái quát về “Chủ Nghĩa hiện sinh trong thế kỷ” và

khẳng định rằng chủ nghĩa hiện sinh vẫn tiếp tục ảnh hưởng trong nhiều thế

kỷ tới Ở đây, cũng có thể kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thường, với

nhan đề “Sự Hình thành, phát triển và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện

sinh” Như vậy, đề tài chủ nghĩa hiện sinh và ảnh hưởng của nó đối với Việt

Nam đã được nhiều tác giả đề cập đến

Tuy nhiên, về quan niệm cái chết trong chủ nghĩa hiện sinh như đã đềcập ở trên thì mới chỉ của một số công trình nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài này là làm rõ những nội dung cơ

bản về cái chết trong triết học hiện sinh, chỉ ra mối liên hệ giữa cái chết hiệnsinh và các cuộc khủng hoảng hiện sinh ở con người đương đại mà cụ thể là ở

bộ phận

Trang 7

giới trẻ Việt Nam Từ đó, rút ra giá trị và hạn chế, đồng thời nêu ra những giải pháp giúp con người đương đại thoát khỏi các cuộc khủng hoảng hiện sinh

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích trên, đề tài này có những

nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Làm rõ bối cảnh và những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của chủ nghĩahiện sinh;

- Chi ra các quan niệm về cái chết trong triết học hiện sinh và liên hệchúng với khủng hoảng hiện sinh;

- Đánh giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm về cái chết nói riêng

và chủ nghĩa hiện sinh nói chung, đồng thời đề xuất một số giải pháp giúpcon người vượt qua được khủng hoảng hiện sinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài có nội dung nghiên cứu là quan niệm về cái

chết trong triết học hiện sinh của M.Heidegger, K.Jaspers

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào tư tưởng về cái chết trong chủ

nghĩa hiện sinh qua các quan điểm của những triết gia hiện sinh tiêu biểunhư M.Heidegger, K.Jaspers

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau Nhưngchủ yếu sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân tích và tổnghợp, logic và lịch sử, đối chiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa …

6 Bố cục của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của bài luậngồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về chủ nghĩa hiện sinh

Trang 8

Chương 2: Quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về cái chết.

Chương 3: Đánh giá quan niệm của triết học hiện sinh về cái chết và một số giảipháp để vượt qua các giai đoạn của cuộc khủng hoảng hiện sinh

Trang 9

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 1.1 Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học phổ biến trong xã hội hiệnnay bởi tính … của nó Triết học hiện sinh phổ biến trong xã hội ở phương Tây

từ cuối thế kỉ XIX và cho tới nay vẫn luôn là một trong những trường phái triếthọc được quan tâm, chú ý và mang lại nhiều giá trị cho xã hội ngày nay Tưtưởng của chủ nghĩa hiện sinh không chỉ nằm trong những tác phẩm triết họckhô khan, trừu tượng Nhưng nó đi vào văn học, vào đời sống thường ngày cáctác phẩm văn học hiện sinh nổi tiếng ta có thể kể tên như Buồn nôn, Con ruồi…Cũng bởi như thế mà triết học hiện sinh trở nên gần gũi với chúng ta và nhờ đó

mà những giá trị của chủ nghĩa này được vận dụng nhiều vào cuộc sống Đặcbiệt trong mong một xã hội mà khoa học công nghệ phát triển như ngày nay thìcon người ta lại càng dễ đánh mất chính mình và ý nghĩa cuộc sống

1.1.1 Bối cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa hiện sinh

Vào cuối thế kỉ XIX, ở Châu Âu xảy ra cuộc biến đổi về chính trị, tưtưởng, xã hội Tại Đức năm 1870, Bixmac thống nhất nước Đức, biến Đứcthành một cường quốc mạnh bằng cách đi gây chiến để tranh giành thuộc địavới các đế quốc già như Anh, Pháp Gây nên tình trạng bất an trong xã hội nướcĐức bấy giờ, thế nhưng điều đó không làm giảm đi dã tâm của tầng lớp lãnhđạo của quốc gia này, mâu thuẫn giữa Đức và các nước đế quốc khác trở nêngay gắt dẫn tới cuộc chiến tranh chia lại thuộc địa hay còn gọi là chiến tranh thếgiới thứ nhất

Chiến tranh thế giới nổ ra làm cho cơ cấu xã hội các nước phương Tâythay đổi, xã hội trở nên bi quan; nền luân lý, tôn giáo bị xem thường; giá trị vànhân cách của con người bị tổn thương, tha hóa, mất niềm tin vào cuộc sống.Chủ nghĩa hiện sinh ra đời thể hiện tâm trạng bi quan của con người vì cácthành tựu khoa học và với chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh thời bấy giờ con

Trang 10

người chỉ được coi

Trang 11

1.1.2 Những tiền đề tư tưởng

Về mặt tư tưởng, triết học hiện sinh kế thừa tư tưởng của các triết gia vàcác trường phái triết học cụ thể có thể kể đến như sau: Triết học của triết giangười Đan Mạch Søren Kierkegaard; triết học đời sống của ArthurSchopenhauer, Friedrich Nietzsche, Henri Bergson; hiện tượng luận EdmundHusserl

Søren Kierkegaard Kierkegaard đã tạo ra những đối lập đáng chú ý với

những nhà tư tưởng quan trọng khác cả trước và sau ông Có thể nói ông làtrường hợp điển hình cho nhận xét: tác phẩm của các nhà triết học hiện sinh làbản dịch cuộc đời họ

Kierkegaard sinh năm 1813 tại Copenhagen - Đan Mạch, trong một gia đình Cơđốc giáo Cha ông là một người có đời sống cá nhân dữ dội, đặc biệt với nhữngtình cảm tôn giáo cùng với ám ảnh vì tội lỗi đối với Thiên Chúa Nỗi ám ảnh ấyông dồn hết vào người con trai út - Soren Kierkegaard không có tuổi thơ, ông

bị lôi cuốn vào ám ảnh tội lỗi của cha mình, luôn đau khổ, cô đơn Năm 1839,ông đính hôn với Regina Olsen nhưng sau đó một năm thì từ hôn vì nghi ngờ sựthích hợp của bản thân với hôn nhân Sự kiện này lại khiến ông càng thêm đaukhổ vì tội lỗi, làm tăng thêm sự xa cách giữa ông và thế giới xung quanh Songtiếp theo đó là thời kỳ sáng tạo mãnh liệt của Kierkegaard

Kierkegaard, trong sự sáng tạo đặc biệt mang những dấu ấn tâm lý đậmnét từ bi kịch của gia đình và của bản thân, đã đưa vào khái niệm "hiện sinh"

Trang 12

dấu ấn

Trang 13

đặc biệt của ông Ông lần đầu tiên đưa ra khái niệm hiện sinh như là tổng thểnhững biểu hiện của nhân tính, là cuộc sống đích thực của cá nhân Hiện sinhkhông thể định nghĩa được mà chỉ có thể mô tả Con người bất hạnh vì nó bị gạt

ra ngoài bản thân nó, ngay lúc nó sống bằng hồi tưởng quá khứ hoặc hy vọngvào tương lai cũng là lúc nó đánh mất cuộc sống đích thực của mình Hiện sinhnhấn mạnh tính chất cụ thể và riêng biệt của một đời sống hiện hữu trong thờigian và những đòi hỏi về tính cá nhân như là sự tương phản với những nỗ lực đểđiều chỉnh cuộc sống của họ một cách trừu tượng, theo những chuẩn mực phổbiến, quên lãng cái tôi độc đáo Dấu hiệu đặc thù của hiện sinh là sự lo âu xaoxuyến của cá nhân do cái họa đánh mất mình luôn ở trước mắt nó Đây là một

mô tả điển hình cái "lo âu hiện sinh": "Tôi ở đâu? Tôi là ai? Tôi đến đây từ đâu?

Từ thế giới có nghĩa là gì? Ai là người đã đưa tôi vào tồn tại và bây giờ lại bỏrơi tôi? Tôi có mặt trong thế giới này như thế nào? Tại sao người ta không hỏi ýkiến tôi, tại sao không giới thiệu tôi với những tập quán của họ, mà đơn giảnđấy tôi đứng cùng một dãy với những người khác, dường như tôi bị bắt làm tùbinh của một kẻ bán linh hồn nào đó? Tại sao tôi lại quan tâm tới xí nghiệpkhổng lồ được gọi là thực tại này?

Sự quan tâm tự nguyện của tôi là gì? Nếu tôi buộc phải tham gia vào nó,thì ai là giám đốc? Tôi muốn góp ý với ông ta, nhưng không có giám đốc nào.Vậy, khi đó, tôi cần thỉnh cầu với ai? Sự hiện sinh đương nhiên là cuộc luậnchiến, vậy lẽ nào tôi có thể yêu cầu để quan điểm của tôi được xem xét? Nếucần phải lĩnh hội thế giới như nó hiện có, thì hoàn toàn không biết nó như thếnày thì có tốt hơn không?" 1 Lo âu trở thành một khái niệm quan trọng trong tưtưởng Kierkegaard Trong nhiều tác phẩm của mình, ông nhấn mạnh lo âu nhưmột cơ cấu của hiện sinh thể Nó là ánh sáng của bản chất tinh thần của chúng

ta Nó phản ánh mối liên hệ của chúng ta với khả năng và tương lai Lo âu dẫnchúng ta đến tội lỗi nhưng nó cũng là hệ quả của tội lỗi Lo âu đồng nghĩa vớikhả năng tự do2 Hay lo âu chính là "sự để lộ mình của tự do thành khả năng củanó" "Lo âu

1 M.Heidegger, Về yếu tính của chân lý, Trần Công Tiến dịch SG 1975

Trang 14

2 M.Heidegger, Về thể tính của chân lý, Phạm Công Thiện dịch, SG 1968

Trang 15

là tự do bị mắc phải, là nơi mà sự tự do không phải tự do trong bản thân nó mà

là bị vướng phải, không phải bởi sự tất yếu mà là trong chính nó"3

Trong lo âu, chúng ta đã dùng tự do của mình làm cho bản thân chúng ta cảm thấy bất lực hay không được tự do Lo âu được Kierkegaard mô tả như một hình thức nghịch lý của ước vọng, hoặc là nghịch lý của sự sợ hãi Người ta vừamuốn lần trốn lo âu vừa yêu nó bằng tình yêu thực sự Như vậy là trước Freud khá lâu, Kierkegaard đã phát hiện ra hồ sâu của dục vọng trong tình trạng lo âu Chính vì trong lo âu có bao hàm yếu tố của dục vọng nên mặc dù chúng ta sợ hãi thì nó vẫn là cái mà chúng ta ước muốn, nghĩa là chúng ta phải ham muốn

sự lo âu của chính mình "Lo âu là một ước vọng làm cho người ta thấy sợ hãi, một mối ác cảm giao cảm, vì vậy người ta không thể bứt mình khỏi tự do được

và cũng không muốn làm vậy, vì sợ hãi, những cái anh ta sợ hãi cũng chính là cái anh ta mong muốn Lo âu làm cho cá nhân bất lực"4

Các khái niệm nội tâm, cá nhân, cá tính, cảm xúc, đam mê là cách mà Kierkegaard dùng để mô tả hiện sinh người Có vẻ như những thuật ngữ này gầnnghĩa với nhau nhưng với ông thì chúng không thể thay thế nhau Nội tâm ngụ ýmột sự khác biệt với những cái bên ngoài của một cá nhân như địa vị xã hội, danh tiếng, những hiện tượng tự nhiên có thể quan sát được một cách công cộng Một cuộc sống hướng ngoại hoàn toàn có thể che đậy sự đồi bại, tầm thường hay một trái tim trống rỗng Tính cá nhân được định nghĩa trong sự đối lập với cuộc sống bị định hướng bởi người khác hay của đám đông Đám đông luôn lầm lạc và tai ác Cá nhân là duy nhất và độc đáo Trở thành cá nhân tức là cảm nhận và hành động ở một trình độ độc lập xã hội cao, nghĩa là không trở thành đối tượng cho sự chấp thuận hay không chấp thuận từ những kẻ cầm quyền và rồi bị nô dịch một cách êm ái Kierkegaard kiên quyết chống lại hệ thống của Hegel Trong triết học Hegel, cá nhân chỉ còn là một yếu tố bị giản lược vào hệ thống: "mỗi người chỉ là khoảnh khắc của hài hước, bạn là khoảnh khắc của sự trả đũa của lãng mạn thuyết, bạn là giai đoạn của chủ thể tính Mộtkhoảnh khắc sẽ bị vượt qua và tất

3 Bùi Giáng, Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại, Nxb văn Học, tr 54

Trang 16

4 Bùi Giáng, Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại, Nxb văn Học, tr 60

Trang 17

5 Bùi Giáng, Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại, Nxb văn Học, tr 70

6 Bùi Giáng, Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại, Nxb văn Học, tr 54

12

nhiên luôn luôn bị vượt qua" 5 Kierkegaard phản đối lại Hegel: "ông muốn nói

gì thì nói, tôi không phải một khoảnh khắc lý luận trong hệ thống của ông Tôihiện hữu, tôi tự do Tôi là tôi, một cá nhân mà không phải một khái niệm.Không một ý tưởng trừu tượng nào có thể diễn tả nổi nhân cách của tôi, haythiết định được dĩ vãng, hiện tại và nhất là tương lai của tôi, hay múc cạn đượcnhững khả tính của tôi, không một lập luận nào có thể giảng nghĩa cho tôi vềchính tôi, về cuộc đời và những tự do lựa chọn của tôi hay về sự sinh tử của tôi

Do đó triết lý cần thiết phải từ bỏ những tự phụ điên cuồng của mình là muốnnhìn mọi sự hợp lý theo lý trí để chú tâm vào con người và mô tả hiện sinh củacon người theo thực trạng cụ thể của nó"6 Nếu những gì biểu hiện ra bên ngoài

là đã đầy đủ ý nghĩa rồi, bên ngoài là biểu hiện đầy đủ của tâm hồn thì cuộc đờinhư vậy chỉ có bề mặt mà không có bề sâu Cá nhân không còn gì là riêng tưnữa, mọi sự đã trở thành công khai Trong khi đó "mỗi cá nhân là một vũ trụ, ở

đó không có một bàn tay ngoại lai nào có thể thò vào được" Cá tính là đối lậpvới kiểu người tiêu biểu của thời đại vốn "thiếu đam mê, hời hợt, say mê trongchốc lát và lười biếng một cách khôn ngoan" Một cá nhân có cá tính đưa đếncái chân thực, vững chãi, trong khi người thiếu cá tính lại là sự trống rỗng, bấtđịnh, dựa dẫm vào những mối quan hệ tạm thời với người khác Cảm xúc chính

là biểu hiện của cá tính Có ba loại cảm xúc tương ứng với ba chặng đường đời

là cảm xúc thẩm mĩ, cảm xúc đạo đức và cảm xúc tôn giáo, nghĩa là lựa chọnmột cách nghĩ cũng là lựa chọn cảm xúc

Kierkegaard phê phán mạnh mẽ triết học duy lý và do đó, ông chối bỏquyết liệt triết học Hegel Ông đã từng nghe Seling giảng triết học Hegel mộtcách say mê nhưng sau đó ông nhận ra rằng: hệ thống - từ mà ông dùng để nói

về toàn bộ triết học Hegel, tuy là một thành tựu triết học quan trọng nhưng nókhông liên quan đến cuộc sống thực của cá nhân, nó không đưa ra một hướngdẫn nào về điều mà cá nhân phải làm Ông viết: "cái mà tôi thực sự thiếu làkhông biết tôi phải làm gì, chứ không phải tôi phải biết gì , trừ việc tôi cần một

ít hiểu biết trước

Trang 18

khi hănh động Điều cần lă tôi phải hiểu bản thđn mình, xem Thiín chúa thực sựmuốn tôi lăm gì"' 7 Kierkegaard coi mệnh đề "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại" củaDescartes lă thâi độ bất nhđn đối với số phận con người vì nhđn tính, vì cuộchiện hữu sống động mới lă câi có trước vă quyết định, tôi tư duy để sống chứkhông phải sống để tư duy, điều năy đê đảo lộn định hướng giâ trị của phươngTđy lấy tính khoa học duy lý lăm thước đo tồn tại người, ngay thời điểm mătriết học duy lý, triết học Hegel đang thống trị đời sống tinh thần của xê hội Cóthể nói, đđy chính lă điểm quan trọng nhất khiến cho không chỉ triết học hiệnsinh mă rất nhiều câc trăo lưu triết học phi duy lý sau năy nhận Kierkegaard lẵng tổ của triết thuyết của mình Kierkegaard muốn biến triết học Hegel thănhkhôi hăi khi khẳng định rằng Tồn tại lă từ dănh riíng cho câ nhđn con người.Tồn tại chỉ có nghĩa lă một câ thể nhất định đang xem xĩt những khả năng, lựachọn, quyết định vă dấn thđn.

Kierkegaard phủ nhận chđn lý khâch quan vốn được đạt tới dựa trín mộttrong những nguyín lý của chủ nghĩa duy lý về sự đồng nhất về cấu trúc của thếgiới khâch quan vă thế giới nội tđm của con người Chđn lý không phải lănhững tri thức phù hợp với đối tượng trong hiện thực, triết học không phải cónhiệm vụ nhận thức câc quy luật khâch quan vă tham gia văo lĩnh vực cải tạothế giới hay định hướng cho khoa học Trong Sợ hêi vă run rẩy, Kierkegaard đêphđn tích sự bất lực của triết học truyền thống mă cụ thể lă triết học Hegel, khicho rằng cuộc sống câ nhđn trở nín có ý nghĩa khi đặt mình hướng tới câi phổquât, lăm cho những ước vọng trực tiếp của câ nhđn phải cúi mình trước nhữngquy phạm đạo đức Triết học đó chấp nhận sự đânh mất tính câ nhđn của conngười để đổi lấy một ý nghĩa bị chi phối bởi khuôn mẫu có sẵn Dựa văo triếthọc Hegel cũng không thể hiểu được ý nghĩa việc Abraham hiền con trai mìnhcho Thiín Chúa vă cho rằng hănh động đó phạm văo giâ trị đạo đức rồi kết ânông ta nhđn danh luđn lý Lời của Thiín Chúa khi yíu cầu Abraham hiến contrai mình không phải lă luật lệ dănh cho tất cả mọi người mă nó đến vớiAbraham một câch kỳ lạ Nếu cuộc sống của ông ta có ý nghĩa thì nó cho thấy,

từ góc độ triết học, một "nghịch

Trang 19

7 Hữu thể và thời gian, Trần Công Tiến dịch, Quế Hương xuất bản, tr 30

Trang 20

lý" rằng cá nhân độc đáo cao hơn cái phổ quát Sự bộc lộ của tồn tại như mộtvấn đề triết học chính là tại điểm này: nếu như có một chiều kích để đo sự tồntại của tôi mà nó vừa đem lại ý nghĩa vừa không phải bị điều khiển bởi nhữngtiêu chuẩn lý tính của đạo đức thì nó là gì? Để giải quyết vấn đề này, cần phải

có một khuôn mẫu cố hữu trong bản thân tính độc đáo cá nhân, và trong Tái bútkết luận không khoa học, Kierkegaard đã lý giải cái khuôn mẫu ấy, ông quyếtrằng "tính chủ quan là chân lý" Chân lý triết học đối với một cá nhân con người

là những điều mà cá nhân con người ấy sẵn sàng sống và chết vì nó Ông viết:

" điều cần là tìm ra một chân lý đúng cho tôi, tìm ra ý niệm mà tôi có thể sống

và chết vì nó có lợi gì cho tôi nếu chân lý có trước mặt tôi lạnh lùng và trầntrụi, không cần tôi nhìn nhận nó hay không, và tạo ra nơi tôi một sự run sợ thay

vì một lòng yêu mến tin tưởng? Chắc chắn tôi không phủ nhận rằng tôi vẫn nhìnnhận có một mệnh lệnh của tri thức và nhờ đó mà người ta có thể tác động trênngười khác, nhưng nó phải được đưa vào đời sống tôi, và đó mới là điều tôinhìn nhận như điều quan trọng nhất"8

Tư tưởng hiện sinh của Kierkegaard được các nhà triết học hiện sinh hiệnđại tiếp thu cả về tinh thần lẫn các khái niệm mô tả hiện sinh của con người.Kierkegaard là một tín đồ Cơ đốc giáo, chặng đường đời cuối cùng, cao nhất làchặng đường dành cho tôn giáo, chỉ có quay về với Thiên Chúa, sống một mìnhtrước Thiên Chúa mới là sống đầy đủ ý nghĩa của một cá nhân độc đáo Cái màchúng ta gọi là triết học Kierkegaard thì đó là cuộc đời đầy bi kịch của ông Mộtcái chết trên đường phố kết thúc đời sống ấy và đưa ông trở thành một hiện sinhđích thực của mọi thời đại

Hiện tượng luận Edmund Husserl Edmund Husserl sinh năm 1859 tại

Prosznitz (Moravie - Áo), mất năm 1938 với những lời cuối cùng: "Tôi đã sốngnhững năm tháng qua với tư cách một nhà triết học Giờ đây tôi cũng sẽ ra đivới tư cách một triết gia Ban đầu, ông quan tâm tới toán học, nhưng sau đóHusserl hiểu ra rằng "phải dựa vào một hệ thống triết học nghiêm chỉnh để tìmkiếm con đường đi tới Thượng đế và cuộc sống chân chính" Từ đó ông ngàycàng không

Trang 21

8 Hữu thể và thời gian, Trần Công Tiến dịch, Quế Hương xuất bản, tr 45

Trang 22

bằng lòng với việc đơn thuần theo đuổi số học thuần túy Dưới ảnh hưởng củangười thầy - nhà tâm lý học, triết học F.Brentano, tư tưởng của ông có bướcchuyển từ toán học sang lĩnh vực tâm lý học và triết học.

Ông có ý định muốn áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa tâm lý vàonghiên cứu số học Sau khi nhận ra sự thất bại của hướng đi này ông bắt đầu phêphán chủ nghĩa tâm lý rồi đi đến đoạn tuyệt với nó và sáng tạo ra hiện tượnghọc Hiện tượng học đã khai phá quan niệm về triết học trên cả hai phương diệnđối tượng và phương pháp của triết học Đây là vấn đề nan giải về vị trí của triếthọc trong bối cảnh khoa học đang phát huy mạnh mẽ khả năng thâm nhập vàothế giới cùng với hệ phương pháp vô cùng đa dạng và linh hoạt của nó Đây làthời đại mà con người, thay vì ở trong tình trạng bị nô dịch về vật chất lại lâmvào tình trạng lệ thuộc vào thông tin là nguồn cơn dẫn đến tình trạng nô dịch vềtinh thần Vấn đề không còn là tìm cách thu thập thông tin mà ngược lại, lượngthông tin trong xã hội lớn tới mức con người không thể làm chủ thông tin, tronglúc thông tin lại trở thành phương tiện đắc lực trong tay kẻ cầm quyền thực hiệnchính sách mị dân Như vậy, vấn đề của con người phương Tây trong bối cảnhvăn hóa hiện đại thuộc về lĩnh vực tinh thần, lĩnh vực nội tâm Xuất phát từ vấn

đề đó, hiện tượng học có tham vọng trở thành một hệ thống đáp ứng hai nhiệm

vụ, một là chống triết học duy lý như là phương tiện nô dịch tinh thần conngười, hai là giải phóng tinh thần, đem lại tự do nội tâm cho con người Đặt chomình nhiệm vụ đó, hiện tượng học thực sự đã tạo bước ngoặt lớn trong lịch sửtriết học về việc xác định đối tượng và phương pháp của triết học Hiện tượnghọc xác định việc xây dựng bản thể luận thay thế cho triết học truyền thống, dựatrên sự phê phán triết học truyền thống và chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm củaI.Kant

Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm lâm vào bế tắc trong việc xácđịnh đối tượng và phương pháp đặc thù của triết học Cả hai xu hướng này đềuđồng nhất nhân tính đích thực của con người với lý tính và cùng khẳng định sựtồn tại của các quy luật trong thế giới và coi cái bất biến ấy là đối tượng củatriết học

Trang 23

Chủ nghĩa duy lý xuất phát từ cái chung để lý giải cái riêng, sử dụngnhững chân lý do khoa học cung cấp để chứng minh mọi chân lý khác, nhưngkhông bao giờ lý giải được bước chuyển từ cái chung đến cái riêng, từ nhữngquy luật của logic học sang bản thân tồn tại Chủ nghĩa duy nghiệm, ngược lại

đi từ cái riêng đến cái chung, khái quát dữ liệu của khoa học thực nghiệm để rút

ra những nguyên tắc chung của tồn tại nhưng nó cũng thất bại trong việc lý giảibước chuyển từ cái riêng sang cái chung Nhận xét về triết học truyền thống,Husserl cho rằng triết học này đã "nhận thức luận hóa triết học", thổi phồng hệvấn đề nhận thức lý luận và cách tiếp cận thuần túy tri thức luận, xem xét kháiniệm "chủ thế" và tính tích cực của con người chủ yếu trên phương diện nhậnthức luận Khi Kant sáng tạo triết học tiên nghiệm của mình, tính chất giáo điềucủa triết học truyền thống mới được xem xét lại Lần đầu tiên, Kant đặt vấn đề

về tính chủ quan trong nhận thức và xác định giới hạn của lý tính tư biện khimuốn nhận thức những thực tại nằm bên ngoài kinh nghiệm con người Husserlcoi đóng góp chính của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm Kant là ở chỗ: Kanttrước sau chỉ xem xét thế giới thông qua các hành vi và các hình thức của tínhchủ quan con người Tính chủ quan này chính là cái mà chỉ nhờ đó thế giới mớiđược đem lại cho con người Những cách giải quyết vấn đề của Kant lại khôngthoả đáng Schopenhauer đã nhận xét: "chủ thể là cái nhận thức mọi vật nhưnglại không được ai nhận thức" Chỉnh lý triết học Kant, Husserl xây dựng bản thểluận mới, luận chứng sự tồn tại của bản thể luận văn hóa, tức bản thể luận ýthức trong đó ý thức không bao giờ trở thành đối tượng khách quan của nhậnthức, mà nó là một thực tại đặc biệt, thực tại mà thế giới được đem lại cho conngười dưới các hình thức của nó Như vậy, triết học sẽ không tranh giành vớibất kỳ bộ môn khoa học tự nhiên hay lĩnh vực tri thức nhân văn nào về đốitượng lẫn về phương pháp

Về đối tượng của triết học, hiện tượng học đã giải quyết được mối quan

hệ nhập nhằng giữa triết học và các khoa học khác, phủ nhận thức triết học sốngdựa vào khoa học, gán cho khoa học những nhiệm vụ không nằm trong thẩmquyền của nó Theo Husserl, đối tượng của triết học là ý thức con người nhưng

Trang 24

không phải theo nghĩa ý thức là sự phản ánh khách thể mà ý thức như một thựctại đặc

Trang 25

biệt Thực tại ấy khác biệt về nguyên tắc so với tính thực tại của mọi khách thể

tự nhiên khác Thông qua các hình thức hiện hữu của ý thức mà nghĩa, hay sựhiện hữu của thế giới được đem lại cho cá nhân con người Như vậy, ý thức làmột thực tại mang năng lực độc đáo thể hiện ra ở hoạt động tạo nghĩa Kháiniệm tính ý hướng nói lên tính độc đáo của ý thức Thuật ngữ này được Husserltiếp nhận từ Brantano Thầy ông dùng khái niệm "tính ý hướng" để miêu tả mốiquan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động tri giác Chủ thể tự nó hướngtới một khách thể còn khách thể tự nó thể hiện thành đối tượng cho hoạt động trigiác Ý thức là ý thức về một cái gì đó Không có ý thức nằm ngoài đối tượng

mà cũng không có khách thể độc lập tách rời khỏi ý thức Những quan điểm nàycủa Brantano có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đối với tư tưởng Husserl Kháchthể không phải là thế giới khách quan mà là một cơ cấu tinh thần, một nghĩa Vìvậy, nghiên cứu thế giới là nghiên cứu hoạt động tạo nghĩa của ý thức và nhưvậy là thâm nhập vào tồn tại người, vào nhân cách cá nhân - cái quyết địnhnhững kết quả hiện hữu khác nhau của cùng một khách thể Từ quan điểm cótính cách bản lề này, hiện tượng học đưa ra khái niệm thế giới sống - thế giớinội tâm của con người Hoạt động của ý thức có thể ban cho khách thể một sựhiện hữu độc đáo, cá tính, có nhân cách hay không phụ thuộc vào thế giới sốngcủa cá nhân đó Thông tin mà nó thu nhận được có phải là cái đã được xử lý qualăng kính nhân cách, qua đầu lọc văn hóa độc đáo của nó hay là loại thông tin bị

áp đặt bởi kẻ cầm quyền, là cái nhìn của đám đông, tức tạo nghĩa với tâm thếtriết học hay tâm thế tự nhiên

Tâm thế tự nhiên là loại ý thức lệ thuộc vào khoa học, vào dư luận hoặcvào tư tưởng trong lịch sử triết học v.v., tóm lại là triết lý có tiền đề Tâm thếtriết học có được từ việc phi tiền đề hóa triết lý Sự kiến tạo tâm thế triết họcchính là mấu chốt của phương pháp hiện tượng học và cũng là phương pháp màhiện tượng học đem lại cho triết học

Phương pháp hiện tượng học quan trọng nhất là quy giản và kiềm chế.Quy giản hiện tượng học thực chất là khước từ tâm thế tự nhiên Tạm thờigạt sang một bên, bỏ vào trong ngoặc tất cả những định kiến về đối tượng Tóm

Trang 26

lại là thao tác làm sạch ý thức, tẩy rửa ý thức khỏi mọi tiền đề Kiềm chế làthuật ngữ diễn tả nguyên tắc ứng xử trong hoàn cảnh xã hội lâm vào cuộc khủnghoảng tinh thần, tình trạng loạn ngôn: không phát ngôn, hạn chế phán đoán Vớithao tác này, Husserl muốn mọi phát ngôn phải diễn tả đúng thực tại tinh thần,đúng với nhân tính, nội tâm của cá nhân Khi phương pháp hiện tượng học thâmnhập vào các khoa học xã hội nhân văn, người ta gọi chúng nó là phương pháp

mô tả hiện tượng học Điều phải làm là mô tả chứ không giải thích hay phântích Khi coi hiện tượng học như là tiền đề lý luận cho mình, triết học hiện sinhđồng thời sử dụng phương pháp hiện tượng học với ý nghĩa phi tiền đề hóa nhậnthức, đưa sự vật quay về với bản thân chúng, coi kinh nghiệm sống là khởinguyên của mọi tri thức của chúng ta Vì vậy, các nhà triết học hiện sinh, ngoàinhững tác phẩm triết học thuần túy của mình đã thông qua nhiều hình thức vănhọc, nghệ thuật để chuyển tải ý tưởng triết học

Trong bối cảnh tư tưởng của thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy khoahọc và chủ nghĩa duy lý tính tương ứng với nó có liên quan chặt chẽ với chủnghĩa tâm lý, coi tâm lý học là cơ sở để bênh vực lý tính Husserl cũng loayhoay mất hơn mười năm với những kỳ vọng vào chủ nghĩa tâm lý và cuối cùngông phê phán chủ nghĩa tâm lý và sáng tạo nên hiện tượng học, tức chuyển từlập trường của chủ nghĩa duy khoa học sáng lập trường hiện tượng học Hiệntượng học đã xác định ảnh hưởng sâu rộng lên nhiều lĩnh vực khoa học, tri thứcnhân văn "Quay về với bản thân sự việc" là khẩu hiệu được Husserl nêu lênnhằm làm cho tư tưởng triết học thoát khỏi bước đi lệch lạc để nhìn thằng vàonhững thách thức của hiện thực Hiện tượng học thoát thai từ khoa học tự nhiênnhưng dần dần phát triển thành trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn và trởthành trào lưu tư tưởng nhân văn quan trọng bậc nhất, đem lại sắc thái hoàn toànmới cho tư tưởng thế kỷ

XX Và, một trong những dấu ấn quan trọng nhất là: hiện tượng học trở thành

cơ sở lý luận của chủ nghĩa hiện sinh

Triết học hiện sinh mang dấu ấn của hiện tượng học về cả đối tượng vàphương pháp Triết học này đã kiên quyết từ chối việc biến con người thành đối

Trang 27

tượng của các khoa học khách quan, mà con người phải là cái biểu hiện ra, được

Trang 28

cảm nhận bởi kinh nghiệm và hoàn cảnh cá nhân của nó Những người theothuyết hiện sinh phản đối quy luật khách quan đang giải thích tự do con người,không chấp nhận cách định nghĩa tự do là tất yếu được nhận thức và họ cũngbác bỏ hành vi công thức hoá hoạt động của con người Con người phải là cáiđộc nhất, cá nhân và riêng Tính chủ quan là cái lớn nhất mà hiện tượng họcđem lại cho triết học hiện sinh Tính chủ quan ở đây không phải là yếu tố củahoạt động nhận thức mà là lĩnh vực bản thể luận Tính chủ quan là một thực tạiđặc biệt luôn hiện diện trong hành vi con người nhưng không bao giờ trở thànhđối tượng của nhận thức Theo Husserl, xét từ giác độ tính tồn tại thì tính chủquan thể hiện là cơ sở thứ nhất, sinh ra nghĩa xuất phát của mọi hình thức hoạtđộng của con người Nó là cái tuyệt đối mà triết học cần phải xuất phát để giảithích mọi vấn đề khác Đối với chủ nghĩa hiện sinh, tính chủ quan đó, như

Sartre giải thích: "chủ quan tính có hai nghĩa khác nhau một đằng cónghĩa rằng chủ thể cá biệt tự lựa chọn, đằng khác lại có nghĩa rằng con ngườikhông thể vượt qua chủ quan tính của con người được Chính nghĩa thứ hai này

là nghĩa sâu xa của thuyết hiện sinh"9

1.2 Quan niệm chung về tồn tại người qua nhãn quan triết học hiện sinh

Quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về tồn tại của con người thường đượcthể hiện qua một số khía cạnh:

Thứ nhất, tự do và tự chịu trách nhiệm: Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng con

người được tự do lựa chọn hành động của mình, nhưng đồng thời phải chịutrách nhiệm về những hậu quả của quyết định của mình Tự do này không phải

là việc lựa chọn bất cứ điều gì, mà là sự tự do trong việc định rõ và chấp nhậntrách nhiệm của mình

Thứ hai, ý nghĩa của sự tồn tại: Existentialists nhấn mạnh rằng ý nghĩa

của cuộc sống không phải được định nghĩa trước, mà là điều mà mỗi người phảitạo ra thông qua trải nghiệm và hành động của họ Không có một mục đích tốithượng, mà ý nghĩa của cuộc sống là do sự tự chọn và tự tạo

9 Will Durant (2022), Câu chuyện triết học, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr362.

Trang 29

Thứ ba, tình cảm cô đơn và nỗi lo sợ: Chủ nghĩa hiện sinh thường mô tả

sự cô đơn và nỗi lo sợ như là một phần không thể tránh khỏi của tồn tại conngười Người ta thường phải đối mặt với sự cô đơn khi phải đối diện với sự tự

do và trách nhiệm của mình, cũng như với ý nghĩa của cuộc sống

Thứ tư, tương tác xã hội và cái tôi: Existentialists quan tâm đến cách mà

con người tương tác với nhau và với thế giới xã hội xung quanh Họ thườngphản đối việc mất cá nhân và việc coi trọng xã hội hơn là cá nhân

Cuối cùng, nhận thức về sự mất mát và cái chết: Một chủ đề phổ biến

trong chủ nghĩa hiện sinh là nhận thức về sự mất mát và cái chết Existentialiststhường khám phá sâu hơn về cách con người đối diện và đối nhất với sự khôngthể tránh khỏi của cái chết

Tóm lại, chủ nghĩa hiện sinh mang lại một cái nhìn sâu sắc về tồn tại củacon người, nhấn mạnh vào sự tự do, trách nhiệm, ý nghĩa cá nhân và các mặtkhác của cuộc sống con người

Trang 30

Chương 2 QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VỀ CÁI CHẾT 2.1 Tư tưởng của Martin Heidegger

2.1.1 Quan niệm của Martin Heidegger về sự hiện hữu của con người

Heidegger đã khởi đầu tác phẩm Being and Time với nhận xét rằng triết

học phương tây là nền triết học lãng quên hữu thể Xuyên suốt dòng lịch sử, nềntriết học ấy chỉ tập trung vào những hiện thể hiện hữu bên ngoài là những thểhiện của Hữu trong không gian và thời gian Theo một hướng khác, Heideggerbắt đầu triết học của mình với chính hữu thể, chứ không phải với bản thể, bảnchất hay những đặc tính riêng rẽ… Bởi vì theo ông, nếu chỉ dựa vào bản thể, làcái bất biến, ta chỉ có thể có một lối hiểu cố định cứng nhắc nhưng lại khôngkhả tín về hiện hữu của con người

Bằng việc khơi dậy câu hỏi về Hữu, Heidegger đã mở ra một lối hiểukhác về hiện hữu của con người Với Heidegger, Dasein, cái thể hiện ra, cái mà

ta thấy, chỉ là những phương cách biểu hiện khác nhau của cái Hữu mà thôi Sựsống của con người được trải dài trong không gian và thời gian với những hiệnthể thay đổi khác nhau Con người hiện hữu một cách ‘hiện sinh’ trong cuộc

sống với đầy những bất trắc của nó như ‘lo âu’, ‘sợ’, ‘chết’…

Như thế, Heidegger chỉ ra rằng bản chất của hiện hữu người là bản chấtlịch sử, trải dài theo dòng thời gian, có một khởi đầu và có một kết thúc Đó làlịch sử của sự phát sinh, tồn tại, biến đổi, triển nở… trong thế giới cụ thể Sở dĩcon người theo quan niệm của Heidegger luôn có một năng động để biến đổi đó

là vì con người có cơ cấu là dự phóng (projection); hay nói cách khác, bản chấtcủa con người là luôn bị ném về phía trước Cái làm cho con người là con ngườiluôn ở trước mặt con người Các triết gia Hy Lạp đã nhận ra sự hiểu biết về thếgiới đòi buộc một sự hiểu biết về con người Thế nên những câu hỏi của Kant

đặt ra thật đặc biệt: “con người là gì?”, “tôi có thể biết được gì?” Khởi đi từ

những câu hỏi ấy, Heidegger đã chọn cho mình một hướng đi thật riêng biệt và

Trang 31

Đối diện với vấn đề hiện hữu của con người, triết học truyền thống bắtđầu bằng việc giả định một sự phân cách hữu thể học căn bản, rồi đi tìm kiếmnhững nối kết tri thức luận không thể nghi ngờ Chẳng hạn, Descartes đã đặt ramột hoài nghi giả định về hiện hữu của con người, rồi đi tìm một ‘nền tảng’ làcái tôi suy tư làm đảm bảo cho thực tính của hiện hữu Chiến thuật củaHeidegger thì rất khác

Với Heidegger, con người là hiện hữu trong thế giới (being-in-the-world),

là hiện hữu rõ ràng có đó: Da-sein, là cái thể hiện cụ thể mà con người cần họchiểu khám phá chứ không cần phải nỗ lực chứng minh nữa Qua việc phân tíchDasein, tìm hiểu về những hình thái, phương thế và lịch sử xuất hiện của nó, tatiến gần đến cái Hữu là cội nguồn của sự sống, của hiện hữu con người Nóicách khác, không phải những điều kiện tiên nghiệm vượt không gian và thờigian, cũng không phải những khả năng trổi vượt của lý trí con người, quyết địnhhiện hữu của hữu thể; chính hữu thể tự thể hiện mình, tự tỏ lộ chính mình trongkhông gian và thời gian

Hiểu như vậy, hiện hữu của Dasein trong thế giới là một sự thông diễn,một sự thể hiện mình, trình diện mình ra giữa lòng thế giới Với chủ trương ấy,triết học về hữu thể của Heidegger, tự bản chất đã là một nền triết học thôngdiễn Nền thông diễn này không còn bị giới hạn trong khuôn khổ hẹp hòi củaviệc đọc hiểu và giải thích bản văn Khuôn mẫu quy chuẩn của thông diễn làhoạt động thường ngày của Dasein trong thế giới Qua những hoạt động đó,những khả năng tiềm ẩn trong Dasein được khai phóng, Dasein tự tỏ lộ chínhmình

Heidegger tóm kết triết học về hữu thể của mình trong câu châm ngôn nổi

tiếng: “Hãy trở thành cái mà bạn là.” 10Câu châm ngôn có vẽ nghịch lý ấy diễn

Trang 32

10 Will Durant (2022), Câu chuyện triết học, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr462.

Trang 33

tả phần nào tính nghịch lý, hay ‘tính cơ sự’ (facticity) theo ngôn ngữ của Heidegger, của Dasein

Khi nhìn Dasein như là một hiện hữu giữa thế giới, Heidegger đã đặt vào

Dasein ý thức về tình trạng bị quăng ném (Entwurf), bị bỏ rơi giữa lòng thế giới.

Ngay từ giây phút khởi đầu của hiện hữu, Dasein đã bị đẩy ra xa cội nguồn hữuthể của mình Như vậy, hiện hữu cụ thể dưới dạng Dasein, một cách nào đó, làmột tình trạng hiện hữu thiếu hụt Như một hiện hữu tại thế, Dasein chưa thật sự

là mình Vì thế, cuộc hiện hữu của Dasein, đúng ra là một cuộc hành trình vềnguồn

Dù vậy, hiện hữu như một dự phóng, Dasein theo Heidegger luôn hàmchứa trong mình những khả năng cụ thể, những khả năng này tạo nên tiềm nănghiện hữu cho Dasein (being-possible) Thế nên Dasein luôn có cơ hội để trởthành chính mình, bằng việc trở thành những gì mà mình có thể trở thành

Tuy nhiên, Heidegger cũng thừa nhận rằng Dasein luôn có thể thất bại(go astray) trong việc trở thành chính mình; và thật sự ngay từ giây phút đầutiên của một hiện hữu bị quăng ném, Dasein đã lạc lối và thất bại trong việcnhận ra chính mình

2.1.2 Quan niệm của Martin Heidegger về cái chết

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét quan điểm của Heidegger về cái chết Thậtthú vị khi biết rằng Martin Heidegger (1889–1976) được nuôi dưỡng và giáodục trong khuôn khổ tôn giáo truyền thống, tuy nhiên khuôn khổ này dường như

bị loại ra trong tác phẩm Hữu thể và Thời gian (Being and Time) Trên thực tế,

tác phẩm này không đề cập rõ ràng đến Thiên Chúa Mặc dù phân tích củaHeidegger cho thấy một sự đoạn tuyệt triệt để với quan điểm truyền thống,nhưng một số khái niệm của ông chỉ đến một số ý tưởng tôn giáo, chẳng hạnnhư “sự sa ngã”, “sự ném ra khỏi/sự ném vào”, “tội lỗi”, v.v Heidegger đã cho

ý nghĩa về cái chết

Trang 34

một tầm quan trọng mới trong tác phẩm truy vấn hữu thể học Hữu thể và thời

gian Ông chất vấn ý nghĩa của một thực thể hiện hữu, và đưa ra một phân tích

hiện sinh về Dasein (thuật ngữ ông dùng cho sự hiện hữu con người) Theo

Heidegger, Hữu thể con người có thể được thiết lập trên cơ sở thuần túy hiệntượng mà không cần liên hệ đến một vị thần hay khái niệm bất tử

Phân tích của Heidegger về cái chết không quan tâm đến việc con ngườicảm thấy thế nào khi họ sắp chết cũng như không quan tâm đến cái chết xét nhưmột sự kiện sinh học Trọng tâm của phân tích này là ý nghĩa hiện sinh mà cáichết “chưa đến” này có đối với cuộc sống con người, tức là hiện hữu tại thế của

Dasein Đối với Heidegger, việc hiểu hiện tượng chết đòi phải nắm bắt Hữu thể Dasein như một toàn thể Nếu hiểu Dasein một cách hiện sinh như một tình

trạng có thể (possibility), thì rõ ràng rằng Hữu thể đích thực của Dasein trong

toàn thể tính của nó là “Hữu thể hướng về cái chết” Qua việc đối mặt với cái

chết, Dasein hiểu ý nghĩa của việc hiện hữu Tiến trình phản tỉnh này là mấu

chốt trong phân tích của Heidegger về cái chết Để làm rõ quan điểm của mình

về khái niệm hiện sinh về cái chết, Heidegger phân biệt hai hình thức cơ bảncủa Hữu thể: Hữu thể đích thực (authentic) và không đích thực (inauthentic)

Trong phương thức hiện hữu hàng ngày, Dasein giải thích hiện tượng

chết như một sự kiện liên tục xảy ra trong thế giới Cái chết là một “trường hợp”xảy ra cho người khác Câu nhận xét chung là: “Cuối cùng, một trong nhữngngày này người ta cũng sẽ chết; nhưng hiện tại chuyện đó không liên quan gìđến chúng tôi”11 Cái chết vẫn ẩn danh và nó không có mối liên hệ nào với “tôi”

Đối diện với cái chết của chính mình hoàn toàn khác việc quan tâm đếncái chết của người khác Cái chết của tôi nghĩa là sự chấm hết những khả thểcủa tôi, một sự tan rã hoàn toàn và là sự kết thúc thế giới của tôi Nỗi sợ về cáichết của tôi đến từ nỗi sợ không còn hiện hữu như một con người Điều nàykhiến tôi rất

Trang 35

đại, Nxb Tri thức, Hà Nội

Trang 36

lo lắng Tôi có thể đối mặt với cái chết của người khác nhưng có thể thấy hầunhư không thể chấp nhận được cái chết của chính mình Heidegger nói rằng

Dasein không thể kinh nghiệm về cái chết của chính nó Chừng nào Dasein còn

tồn tại, nó chưa hoàn tất, nghĩa là vẫn còn một số khả thể nổi lên Tuy nhiên,

nếu Dasein chết, thì nó “không còn ở đó nữa”.

Vậy làm thế nào Dasein vượt qua phương thức của sự sa ngã và nâng

mình lên đến tính đích thực (authenticity)? Heidegger trả lời: thông qua “Hữuthể hướng về cái chết” Heidegger nói, có thể đạt tới tính đích thực thông qua

một trạng thái tâm lý cụ thể: sự lo âu (Angst) Sự lo âu là tâm trạng khiến

Dasein trước hết quay lưng lại với chính mình và sau đó bị ném trở lại để đối

diện với chính mình Để đạt được điều này, người ta phải vượt qua phương thứckhông đích thực hàng ngày của Hữu thể Heidegger nói rằng sự lo âu cần thiết

để Dasein hiểu sự tự do hiện sinh và những khả thể của nó Cái chết mang một

ý nghĩa hiện sinh khi người ta nhận thức cuộc hiện sinh của mình dưới ánh sángcủa Hữu thể, nếu không thì cái chết chỉ hoàn toàn được xem như một sự kiệnthường nghiệm sẽ xảy ra một ngày nào đó Theo Heidegger, phân tích này chophép chúng ta hiểu được sự hữu hạn của mình, và nhận thức này làm cho sựhiện hữu đích thực trở nên khả thi Heidegger không đưa ra lời giải thích vềchính cái chết nhưng cung cấp một hiện tượng luận về mối liên hệ của ta với cáichết Triết học của ông sâu sắc nhưng u ám Cách ông mô tả cái chết cho thấymột phương thức không-hy-vọng của Hữu thể và ông thường bị phê bình vềđiều này

2.2 Tư tưởng của Karl Jaspers

Jaspers cho rằng triết học phải nghiên cứu con người với tư cách là hiệnsinh Hiện sinh rất khác với sinh tồn và chủ nghĩa sinh tồn Sinh tồn như mộtthực vật bám chặt vào đất hay như con người chỉ ao ước sống cuộc đời thoảimái, chạy theo những thú vui “rẻ tiền” Hiện sinh là lúc con người biết ý thứcmình sống để làm gì, biết ý thức sâu xa mình là một chủ thể, sống để thể hiệncái định mệnh

Trang 37

Với tư cách là hiện sinh, tôi là duy nhất không lặp lại Vì vậy, hiện sinhkhông bao giờ trở thành đối tượng, đó là nguồn gốc suy nghĩ và hành động củatôi mà hiện nay tôi đang nói về quá trình suy nghĩ Đó là nơi không có sự nhậnthức nào Hiện sinh là cái quan hệ với chính mình, nhờ đó mà quan hệ với siêunghiệm của mình.

Hiện sinh còn là phần bí ẩn nhất, sâu kín nhất của mỗi cá nhân Conngười luôn lớn hơn những gì anh ta có thể biết về mình Hiện sinh chính lànguồn gốc suy nghĩ và mọi quyết định của tôi Hiện sinh của mỗi người nhưmột cái gì đó hết sức độc đáo, không thể nhận thức mà chỉ có thể tiếp cận thôngqua sự “minh giải hiện sinh” hay “sáng tỏ hiện sinh” ở những tình huống đặcbiệt – tình huống giới hạn Tình huống giới hạn mà Jaspers nhắc tới là nhữngtình huống đặc biệt hầu như con người khó có thể có sự lựa chọn như: sự côđơn, sợ hãi, sự đau khổ, tội lỗi, … và đặc biệt là cái chết

Sau cùng, hiện sinh tự do nhưng không cô lập như với Kierkegaard, màthiết yếu liên hệ với người khác và thông cảm được với họ vì họ cũng là những

Trang 38

con người tự do, cá biệt, độc đáo và duy nhất cũng sống trong những hoàn cảnh

và sử tính như vậy

Theo Jaspers, không phải bất cứ con người nào, bất cứ ai cũng có thểvươn tới cấp độ hiện sinh nhân vị Từ cấp độ sự vật đến cấp độ hiện sinh, conngười luôn cần đến một bước nhảy, một sự vượt bỏ Đối với ông, con người tuyđược sinh ra làm người, nhưng do chưa thực sự vươn tới mức hiện sinh, nên họvẫn sống chỉ như cây cỏ, cầm thú, sống vô ý thức, vô trách nhiệm, sống nô lệcho dư luận… và do vậy, họ chỉ như những đơn vị người, chứ chưa phải lànhững nhân vị tự do và đạt được tự do

Với ông, tự do là hành động xuất phát tự trong tâm khảm của ta, “nhân vị

tự do thì ý thức về quyền tự do của mình, đồng thời cũng ý thức sâu xa về tráchnhiệm làm người của mình Người tự do và tự chủ phải biết hoàn toàn nắm lấytrong tay tất cả ý nghĩa của cuộc nhân sinh của mình, cho nên người đó phải tựquyết về mình”12 Đây thực sự là nghĩa sâu xa của hiện sinh và cũng là đặc tínhcủa hiện sinh

Con người khác với con vật ở chỗ có tự do Chính sự tự do ấy sẽ là cơ hội

để con người thực hiện những khả năng hiện hữu đích thực của mình Và cùngvới tự do, theo Jaspers con người đã được Thiên Chúa ban cho họ quyền sửdụng cuộc đời của bản thân mình như một chất liệu để thực hiện được hiện sinhđích thực của họ (nghĩa là, quyền tự quyết định số phận của mỗi cá nhân) Do

đó, con người không thể trôi dạt trong tự nhiên mà phải được hướng dẫn vì họ

có tự do

Tự do là đặc tính của hiện sinh, nói cách khác Jaspers đồng nhất hiện sinhnhư là nguyên tính với tự do Jaspers nói: “tự do là đặc tính của hiện sinh vì, tự

do là cái chúng ta có thể chứng nghiệm và không thể giải nghĩa cho người chưa

tự do Nói cách khác, cũng như từ sinh tồn lên tới hiện sinh, có một cái nhảy,

Trang 39

đại, Nxb Tri thức, Hà Nội

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w