Nếu góc nhìncủa tôn giáo mang đến sự mặc khải, thông qua mặc khải mà con người tìm thấy chínhmình ở các thế giới đậm đà màu sắc niềm tin không thể bác bỏ; hay lăng kính của khoahọc mang
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ TÂM LÝ HỌC HIỆN SINH MỘT THOÁNG NÉT TƯ TƯỞNG NỀN TẢNG
Trang 23.3.1 Ý hướng tính (Intentionality) và Hiện tượng tính (Phenomenolity) 11
3.3.3 Sự ảnh hưởng phương pháp hiện tượng học lên chủ nghĩa hiện sinh13
Trang 3LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc tìm hiểu con người và bản chất của họ vốn đã là một hành trình dài hơi củalịch sử tư tưởng nhân loại Biết bao nhiêu học thuyết, trường phái trải dài từ lĩnh vực tôngiáo đến khoa học, xã hội đã bàn luận rất sâu về các đặc điểm, đặc tính, nét tiêu biểu củađời sống, quá trình phát triển, tâm tư, tình cảm con người một cách mãnh liệt, đầy đam
mê Mỗi góc nhìn, mỗi thuyết dẫu giả thuyết hay học thuyết đều có sự dự phần ý nghĩatrong công cuộc phác họa nên cái nguyên sơ nhất mang tên “tồn tại người” Nếu góc nhìncủa tôn giáo mang đến sự mặc khải, thông qua mặc khải mà con người tìm thấy chínhmình ở các thế giới đậm đà màu sắc niềm tin không thể bác bỏ; hay lăng kính của khoahọc mang đến sự hiện hữu con người là một cơ chế tổng hòa của các sự vật tự nhiên, là sựtác động lẫn nhau giữa môi trường và cách thức tồn tại trải qua hàng triệu năm; thì dướinhãn quan của xã hội, sự hiện diện của con người lại tràn ngập kinh nghiệm sống, sự trảinghiệm, quá trình trưởng thành thông qua mối liên hệ giữa con người với con người, conngười với môi trường và con người với chính bản thân mình Với mục đích tìm hiểu đểphục vụ cho môn Lịch sử Tâm lý học, nhóm chúng em quyết định “khám phá” cách thểsống của con người dưới góc nhìn trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt là chiếc gương soi Triếthọc con người: Chủ nghĩa hiện sinh, từ đó mà khai quật đến bản chất tồn tại người
Vì hiểu được rằng, chủ nghĩa này bước sang thế kỷ XXI đã không còn được mọingười biết đến rộng rãi và cùng với việc các liệu pháp trị liệu hiện đại đều có những néttương đồng với tư tưởng hiện sinh, nhóm chúng em quyết định đi sâu vào giá trị tư tưởng
đã đặt nền cho Hiện sinh chủ nghĩa và đưa ra một số liệu pháp trị liệu có sự góp mặt rõ nét
từ các tư tưởng nền tảng Thông qua đó, bài tiểu luận cố gắng cung cấp một góc nhìn sâuhơn về mặt ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết và của các triết gia, từ đó hướngđến, dù có là một nhà tâm lý hay một người ở lĩnh vực chuyên môn khác đều có thời giansuy tư tràn đầy nhân tính nhất về cách thể sống của chính mình trong cuộc sống
Trang 4NỘI DUNG
1 Bối cảnh ra đời học thuyết
Sự ra đời triết học hiện vốn gắn liền với tinh thần thời đại chống lại bản thể luận
và nhận thức luận trong siêu hình học truyền thống, ở đó các triết gia chỉ đặc biệt quantâm đến cái tận cùng của vũ trụ, chọn cách lý giải nhận thức tuyệt đối vượt lên trên thânphận và kiếp sống con người, ném con người vào cái toàn bích mà bỏ qua mối quan hệgiữa cá nhân và xã hội, giữa tự do và tất yếu Cùng với sự khủng hoảng thời đại, máy móc
kỹ thuật lên ngôi đã ép con người vào guồng quay bức bối, biến họ thành nô lệ và cáccuộc chiến tranh thế giới diễn ra không thương tiếc đạp đổ đi tất cả giá trị và niềm tin củacon người trước một thế giới đầy rẫy sự biến động, cái chết và sự vô nghĩa Tiến trình thahóa kinh khủng này đã đúng như nhận định tiên đoán đầy dõng dạc của triết giaNietzsche: “Thượng Đế đã chết” Giờ đây, nhân loại phải đứng trước nẻo đường của sựlựa chọn, một là tiếp tục sống như thế, sống như thể vô hồn không cần phải làm gì để mặcmình bị tha hóa, bị biến đổi, hai là phải tự đối mặt với thân phận chính mình và đối mặtvới cái chết, tự do và hư vô để có thể sống lại một lần nữa, sống vượt lên, sống không hốitiếc Có thể nói, chủ nghĩa hiện sinh ra đời như một liệu pháp giải tỏa những ức chế khỏicái giam hãm, cầm tù của các chế độ chính trị rập khuôn, những thói đạo đức giả và sự thahóa con người trong hoàn cảnh công nghệ khoa học như một sợi dây xích trói buộc và lôibước con người, cũng như hiện sinh chủ nghĩa đã mong ước giải phóng con người trướcthảm họa xung đột chiến tranh và đưa lại cho nhân loại một ngôi vị làm người chân chính,
tự do, trách nhiệm hơn
Tuy đến tận những năm 1940, cái tên “chủ nghĩa hiện sinh” mới chính thức rađời, nền tảng khái niệm đã được đặt ra sớm hơn nhiều Bắt đầu thế kỷ 19 bởi những ngườitiên phong như Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche, đến thế kỷ 20 khi các triết giaĐưucs như Edmund Husserl, Martin Heidegger và Karl Jasper đã mang lại sự dồi dào,phong phú thêm nữa trong công cuộc giải nghĩa mối quan hệ giữa con người và thế giớithì các triết gia Pháp như Jean Paul Sartre, Honore Gabriel Marcel, Maurice Merleau-Ponty chính thức bàn luận rõ ràng, khai phá và tận dụng các khái niệm đi trước triệt để vớimục đích nâng cao con người cũng như đưa cho họ một ngọn đèn sáng thấp lên bầu khôngkhí đen tối của thế kỷ mà vượt qua giai đoạn đầy khủng hoảng, thất lạc cõi người để tìmlại chính mình
2 Các triết gia nền tảng
2.1 Arthur Schopenhauer
Arthur Schopenhauer sinh ngày 22/2/1788 tại Danzig nước Phổ (nay thuộc Ba Lan),mất ngày 21/9/1860 Ông là một triết gia duy tâm người Đức nổi tiếng với tác phẩm “Thếgiới như ý chí và biểu tượng” được xây dựng trên nền tảng triết học duy tâm siêu nghiệmcủa Immanuel Kant “Suốt đời Schopenhauer là một nhà văn không độc giả, một triết gia
Trang 5không môn đệ Suốt 30 năm cuối đời ông hầu như không giao tiếp với bất kỳ tên tuổi nàotrong giới nghiên cứu, sáng tác [ ]”.
Nói đến Schopenhauer là nói đến ý chí luận Ý chí luận là học thuyết nhấn mạnh, thậmchí sùng bái vai trò của ý chí trong hoạt động của con người Xem ý chí như cái căn bảnnhất, chi phối con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Tuy đã có nguồn gốc sâu
xa từ triết học trung cổ, đến Schopenhauer nó đã trở thành một hệ thống thế giới quan, vớituyên ngôn rõ ràng, tạo nên ý chí luận trong triết học Trong tác phẩm “Thế giới như ý chí
và biểu tượng”, ông đã làm rõ quan điểm của mình qua những phát biểu về “thế giới nhưbiểu tượng”, “ý chí muốn sống/ ý chí mù-quáng” và các con đường để vượt qua ý chíThứ nhất, “thế giới như biểu tượng của tôi” Theo Schopenhauer, con người có nhữngbiểu tượng về thế giới xung quanh mình Mọi sự vật được cho là khách quan đều chỉ tồntại qua những biểu tượng ta có về chúng Ông phát biểu như sau, “Cái thế giới mà mỗingười cũng thật sự quen thuộc và biết rõ, thì được lưu chứa bên trong họ như là biểutượng” Trước đó, Kant đã phát biểu rằng con người chỉ có thể nhận thức thế giới thôngqua 2 con đường, thứ nhất là bằng những mô thức của trực quan là không gian, thời gian
và thứ hai là thông qua quá trình tư duy Do đó, sẽ là bất khả thi để con người có thể biếtđược “vật-tự-thân” (hay Ding-an-sich) Đến Schopenhauer, ông khẳng định ngoài việc cónhững biểu tượng về thế giới ở bên trong mình, con người còn chứa những biểu tượng vềchính bản thân và cơ thể mình Theo ông, con người không chỉ cảm nhận cơ thể mìnhthông qua biểu tượng như bản thân chính là những sự vật khác mà chúng ta còn nhận thức
về bản thân thông qua những nhu cầu của cơ thể (đói, khát, ham muốn tình dục).Thứ hai là “ý chí mù-quáng/ ý chí muốn sống” Về định nghĩa của ý chí, ý chí là “sựdồn đẩy, tính tích cực, khát vọng, nghị lực, là cái sản sinh ra ý thức, chứ không phục tùng
ý thức.” Lý trí chỉ bao gồm thế giới vật chất, thế giới hiện tượng (Erscheinung), thân” chỉ tồn tại trong ý chí “Thế giới là tấm gương phản ánh ý chí của con người[ ] Ýchí lớn nhất, cuồng nhiệt nhất là ý chí sinh tồn” Ý chí sinh tồn là biểu hiện của ý chí vũtrụ, mọi sinh vật trong vũ trụ không có khao khát nào lớn hơn là tìm cách để sinh tồn, nóimột cách khác đi là tìm cách để thỏa mãn mọi nhu cầu của chúng Đây là một vòng tuầnhoàn luẩn quẩn: ý chí mù quáng thúc đẩy chúng ta thỏa mãn những nhu cầu, để nhận đượcmột khoái lạc nhất thời, sau đó nhu cầu mới lại bắt đầu
“vật-tự-Không chỉ dừng lại ở đó, Schopenhauer còn khẳng định, “con người là hiện tượng hoàntất nhất của ý chí”, điều làm con người khác những loài sinh vật khác chính là con người
có khả năng tự ý thức được những động cơ bên trong của ý chí đang thúc đẩy mình.Nhưng điều đó cũng không làm con người thoát khỏi những nhu cầu, ham muốn Thật ra,
ý thức được ý chí sản sinh ra để hoàn thành các mục đích của nó Theo Schopenhauer, ýchí mù quáng đem lại đau khổ Trước hết, con người sẽ chịu đau khổ khi không được thỏamãn nhu cầu Ngay cả khi nhu cầu đã được thỏa mãn, con người cũng không hết khaokhát, thay vào đó, những nhu cầu đã được thỏa mãn sẽ dẫn đến những nhu cầu khác Vớimột tầm tổng quát hơn, ý chí mù quáng hiện thực hóa nơi mỗi cá thể sẽ dẫn đến sự “ăn
Trang 6thịt” lẫn nhau của các sinh vật sống Ta có thể thấy biểu hiện này ở mọi nơi, khi con độngvật tìm cách giết hại những động vật khác, còn con người tàn phá thiên nhiên, biến thiênnhiên thành nguồn lợi của mình Ý chí này cũng đưa chúng ta đến nỗi âu lo về tương lai,một loại đau khổ chỉ có ở con người Rồi nếu họ không còn muộn phiền tương lai, đãtrong trạng thái no đủ, họ nảy sinh buồn chán Cuối cùng, đau khổ lớn nhất mà ý chí muốnsống gây nên chính là nỗi bận tâm cái chết ám ảnh con người.
Ngoài việc gọi tên cũng như nêu ra những nỗi đau khổ mà “tác giả” chính là ý chímuốn sống, Schopenhauer cũng đề xuất một vài con đường giúp con người giải thoát khỏi
sự thúc ép của thứ ý chí này: thông qua cảm thụ, sáng tác nghệ thuật và thông qua conđường sống khổ luyện, nói “không” với các ham muốn Schopenhauer đã tiên đoán trướckhái niệm thăng hoa của Sigmund Freud bằng cách chỉ ra rằng chúng ta có thể giảm bớt
sự áp lực từ các mãnh lực vô lý bên trong bằng cách đắm mình trong âm nhạc, thi ca vànghệ thuật Ông cũng cho rằng, thông qua việc sống một cuộc sống khổ luyện, ta có thểchống lại những bản năng vô lý, đặc biệt là bản năng tính dục
Tuy tư tưởng của Schopenhauer đã có phần mang màu sắc của chủ nghĩa hiện sinh, thếnhưng ông vẫn chưa được xem là cha đẻ của thuyết hiện sinh Người được công nhận đãkhai sinh ra trường phái hiện sinh là Soren Kierkegaard
2.2 Soren Kierkeegard
Soren Aabye Kierkegaard (5/5/1813 - 11/11/1855) là nhà triết học, nhà thần học TinLành, nhà thơ, nhà phê bình xã hội người Đan Mạch Các tác phẩm chủ yếu của ông tậptrung vào các vấn đề tôn giáo như bản chất của đức tin, cơ cấu của giáo hội, đạo đức vàthần học Cơ Đốc, cũng như tình cảm và cảm xúc của từng người khi đối mặt với các quyếtđịnh trong cuộc sống
Ông sinh ra tại Copenhagen, là con út trong một gia đình giàu có, được nuôi dưỡngtrong một gia đình có nền tảng tôn giáo sâu sắc, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tưtưởng của ông về đức tin và vấn đề tôn giáo Tuy nhiên, ông cũng nổi tiếng với việc phảnđối sự công đồng hoá và sự bao hàm của nhà thờ, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự
cá nhân và mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa
Những kinh nghiệm trong cuộc đời góp phần không nhỏ vào suy niệm triết học củaKierkegaard Tương truyền rằng, cha ông thời còn nghèo khó có lần vì quá tuyệt vọng đãngạo mạn chửi Trời Ông là con út trong một gia đình có bảy người con, nhưng đa phầnđều chết yểu, cha Kierkegaard luôn muộn phiền vì cho rằng đó là sự trừng phạt cho sựbáng bổ Thượng Đế năm xưa của ông Vào năm 27 tuổi, ông ngỏ lời cầu hôn RegineOlsen nhưng ngay sau đó, ông cảm thấy Thượng Đế muốn ngăn chặn hôn phối này nên đãviết thư cho nàng để trả lại nhẫn đính hôn
Tin vào Thượng Đế nhưng phê phán giáo hội Công giáo, Kierkegaard “chỉ trích nhữngngười nhân danh Kitô giáo để mưu cầu những lợi ích trần tục” Một trong những tác phẩm
Trang 7nổi tiếng nhất của Kierkegaard là “Either/Or”, trong đó ông khám phá sự phân chia nộitâm của con người giữa sự nghi ngờ, lưỡng lự và sự tìm kiếm ý nghĩa Ông cho rằng, conngười không thể tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời nếu chỉ đơn thuần tuân theo nhữngquy tắc hay niềm tin ngoài thực tế, mà cần phải dám đối mặt với những nghi ngại và tranhluận trong lòng mình Ngoài ra, ông nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự cá nhân và mốiquan hệ giữa con người và Thiên Chúa.
Về quan điểm của Soren Kierkegaard đối với đức tin, ông cho rằng đức tin phải vượtqua giới hạn của lý trí, điều đó được ông gọi là cú nhảy của đức tin” (hay “leap of “
faith”), một quyết định dựa trên niềm tin mà không có bằng chứng khách quan nào.Thượng Đế là một người vô hạn và vĩnh cửu, không thể bị giới hạn, diễn giải, hay chứngminh bằng những phương tiện truyền thống Chúng ta phải chấp nhận Ngài qua lòng tin,điều này là một sự lựa chọn rất cá nhân và chủ quan
Ba giai đoạn hiện sinh của đời người
Theo Kierkegaard, mỗi đời người cần bước qua ba giai đoạn chính là giai đoạn thẩm
mỹ, giai đoạn đạo đức và giai đoạn tôn giáo Giai đoạn thẩm mỹ là giai đoạn con ngườivẫn còn sống với những mối quan tâm thường nhật, đam mê tính dục Họ khát khao khámphá, những chuyến phiêu lưu Họ sống không biết lựa chọn, chỉ nương mình theo nhữngham mê khoái lạc nhất thời Nếu sống một đời sống như vậy đến cuối đời sẽ gây nên nỗituyệt vọng, chán nản
Giai đoạn đạo đức chính là giai đoạn con người biết sống theo những chuẩn mực đạođức Họ tránh cho bản thân sa lầy vào những cám dỗ, thú vui nhất thời Đây chính là conngười của nghĩa vụ, họ quan tâm đến người khác và biết vun đắp cho tương lai Thếnhưng con người ở giai đoạn này cũng có những hạn chế Con người của đạo đức có thể
tự biến bản thân thành máy móc, mù quáng tuân theo thứ đạo đức có sẵn mà không khámphá được những khía cạnh tự do của bản thân
Ở vị trí cao nhất chính là giai đoạn tôn giáo “Giai đoạn tôn giáo nơi hiện hữu của cánhân thống nhất với Thượng đế”, tương quan này không phụ thuộc vào các quy tắc xã hộihay đạo đức mà con người thường nhận thức, mà nó dựa trên bản chất của Thượng đế và ýthức cá nhân Đây chính là lúc con người tìm thấy niềm an ủi nơi cuộc sống và hết mìnhphụng sự Thiên Chúa
Sự ảnh hưởng của Kierkegaard không chỉ giới hạn trong phạm vi triết học mà còn mởrộng ra các lĩnh vực như văn học, tâm linh học và triết học hiện đại Ông được coi là mộttrong những người tiên phong của tư tưởng hiện sinh, và triết học của ông cũng có ảnhhưởng sâu rộng đến các triết gia sau này như Jean-Paul Sartre và Martin Heidegger Triết
lý của Kierkegaard có sự liên kết mạnh mẽ với tôn giáo Kitô giáo, đặc biệt là trong việckhai phá lại mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa và tầm quan trọng của sự tin tưởng tuyệtđối Xuất hiện trong cùng một thời kỳ lịch sử với Kierkegaard, cùng có tư tưởng mang
Trang 8màu sắc hiện sinh, thế nhưng triết học hiện sinh của triết gia sau đây lại vô cùng khác biệtvới Kierkegaard Người ấy chính là Friedrich Nietzsche.
2.3 Friedrich Nietzsche
Friedrich Wilhelm Nietzsche (15 tháng 10 năm 1844 – 25 tháng 8 năm 1900) là mộttriết gia người Đức gốc Ba Lan Là một trong những triết gia lớn nhất và gây tranh cãinhất trong lịch sử triết học phương Tây, ông đã đặt nền móng cho một cuộc cách mạng tưduy Với tầm ảnh hưởng kéo dài qua nhiều thế hệ, tư tưởng của Nietzsche qua một số tácphẩm nổi tiếng như “Zarathustra Đã Nói Như Thế”, “Bên kia thiện ác” và “Human, all tooHuman” đã đặt ra những thách thức đối với tôn giáo, đạo đức truyền thống và quan niệm
về con người
Nietzsche là con của một mục sư giáo phái Luther Cha mất năm ông 8 tuổi, từ đó ôngsống cùng với mẹ, bà, hai người dì và chị Từ nhỏ ông đã là một đứa trẻ ngoan và là mộthọc sinh xuất sắc, năm mười tuổi ông đã một số nhiều kịch bản và soạn nhạc Năm 1864,Nietzsche bắt đầu học về thần học và triết học cổ điển tại Đại học Bonn; sau đó ôngchuyển sang Đại học Leipzig vì giáo sư mà ông yêu quý là Friedrich Ritschel chuyển sang
đó công tác
Khi Nietzsche 24 tuổi, ông bắt đầu giảng dạy ngữ văn cổ điển tại Đại học Basel Ôngdạy ở Basel 10 năm trước khi sức khỏe yếu kém buộc ông nghỉ hưu năm ông mới 35 tuổi.Các tác phẩm của ông được viết sau khi ông nghỉ hưu gây một ảnh hưởng rất lớn Khichịu ảnh hưởng của Schopenhauer, ông đã viết Sự Khai Sinh của Bi Kịch từ Tinh Thần
Âm Nhạc (1872) và Các Suy Niệm Quá sớm (1873-1876) Friedrich Nietzsche đã xâydựng một cuộc cách mạng tinh thần, đảo ngược lại các giá trị luân lý mà từ trước đến nayđược đề cao Do đó, triết học của ông có thể được coi là “Đảo lại tất cả các giá trị” Một
số quan điểm tư tưởng, phạm trù và cách ngôn điển hình của triết học Nietzsche sẽ được
đề cập sau đây là “nguyên lý Dionysus và Apollo”, “Cái chết của Thượng Đế”, “Siêunhân” và “sự quy hồi vĩnh cửu của cái tương đồng”
Nietzsche từng nói, “Có hai trạng thái trong đó nghệ thuật tự nó xuất hiện như mộtđộng lực tự nhiên trong con người [ ]: Một mặt là sự thúc bách hướng về tri kiến, mặt kiahướng về sự hoan lạc phóng đãng [ ]” Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo và Dionysus đều
là con của thần Zeus Trong khi Apollo, con của Leto, là thần mặt trời, hiện thân cho ánhsáng, nghệ thuật, thi ca, lý lẽ, đại diện cho sự thúc bách tri kiến; thì Dionysus, con củaSemele, là thần rượu vang, hiện thân cho sự hỗn loạn, hoan lạc, niềm đam mê, sự phóngđãng trong những cuộc chè chén say sưa Theo ông, sự kết hợp của cả hai mặt Dionysus
và Apollo đã hun đúc nên nền văn minh vô cùng xán lạn của Hy Lạp thời nguyên thủy Đó
là Hy Lạp trước thời Socrates, Plato, Aristotle Nietzsche phê phán rằng Socrates đã mắctội giết chết tinh thần hùng cường và sức sống mãnh của Hy Lạp Ông lên án thứ triết họcluôn nhấn mạnh khía cạnh lý tính mà xem nhẹ phần đam mê của con người
Trang 9“Thượng đế đã chết!”, phát ngôn được tìm thấy trong tác phẩm “The Gay Science”, làmột tuyên bố điển hình của triết học Nietzsche “Thượng đế đi đâu rồi? Chúng ta đã giếtngài - các ngươi và ta Tất cả chúng ta đều là kẻ sát thần!” Chúng ta ở đây chỉ những triếtgia và nhà khoa học cùng thời với Nietzsche Vật lý học, y học và các ngành khoa học tựnhiên dần có thể trả lời mọi điều trước đó được chứng minh bằng luân lý Kitô Trước đókhông lâu, Darwin đã phát biểu Thuyết tiến hóa, nguồn gốc con người không còn đượcxem là tạo vật của Thiên Chúa, thay vào đó cũng chỉ cùng nguồn gốc với những động vậttrước giờ bị xem là thấp kém Do vậy, cái chết của Chúa không phải nói đến cái chết vật
lý, Nietzsche muốn chỉ ra rằng đức tin tuyệt đối vào Người không còn phù hợp với thờiđại Câu nói đó không chỉ mang tinh thần chống Kitô của Nietzsche, hên thế nữa, cái chếtcủa Đấng tối cao chính là sự đoạn tuyệt với các giá trị truyền thống của văn minh phươngTây Nếu như Schopenhauer và Kierkegaard lên án chủ nghĩa duy niệm của Hegel, thìNietzsche ông cho rằng duy niệm là cả một truyền thống Tây phương, ông kết án tất cả,các triết gia từ Socrate, Platon đến Kant và Hegel Quan điểm của ông là thứ tri thức trừutượng chỉ là thứ tri thức thụ động, ru ngủ Do đó, “Nietzsche đấu tranh cho thứ tri thứcmới: tri thức cụ thể”
Vậy thì, khi niềm tin vào thế giới bên kia không còn sức mạnh nữa thì mọi sự sẽ tiếptục ra sao, khi chúng ta không còn nhận được sự bảo bọc của Chúa?
Cái chết của Thượng Đế dẫn con người đến ba con đường chính Thứ nhất, con người
có thể mù quáng chạy theo chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩachủng tộc hay những sự ban phúc lành của chủ nghĩa tư bản hiện đại và nền dân chủ(Nietzsche in 60 minutes, Walther Ziegler) Thứ hai, họ có thể rơi vào vòng xoáy của chủnghĩa hư vô, sống không có mục đích Ông muốn trả lời câu hỏi một cách quyết liệt hơnthông qua con đường thứ ba Rằng, chúng ta phải có can đảm sống tự thân và chịu tráchnhiệm với bản thân, chúng ta phải chiếm vị trí của Thượng Đế để trở thành một tồn tại caohơn: Siêu Nhân
“Tất cả thần linh đều đã chết: Giờ đây chúng ta muốn cho Siêu nhân sống” Siêu nhân
là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về chính mình Hắn ta là một sự tồn tại cao hơn, thậmchí là vượt lên trên thiện ác Không tuân theo đạo đức có sẵn, hắn dám mạo hiểm cho một
sự cải cách trật tự một cách triệt để, là kẻ phát hiện ra và giải phóng toàn bộ khả năng sángtạo của chính mình “Siêu nhân, theo Nietzsche, một mặt là người quý tộc, người làm chủ,
kẻ vô luân, nhà thám hiểm và nhà chinh phục dũng cảm, mặt khác là người sáng tạo, mang
cá tính Dionysus, giàu trực quan, đầy nghệ sĩ tính và tràn đầy tình yêu”
Hắn không bị khuất phục bởi sự phản đối của đám đông, mà luôn dựa vào khả năngđộc lập tư duy để đi tới những giá trị cao hơn và ý nghĩa sâu xa hơn trong cuộc sống.Siêunhân của Nietzsche là biểu tượng của sự khát khao tự do tinh thần và năng lượng sáng tạokhông ngừng Điều này thể hiện sự đổi mới và khả năng tự thích nghi của con người, mộtcách tiếp cận mà Nietzsche hy vọng sẽ giúp loài người đạt tới khả năng tiềm ẩn tối đa củamình
Trang 10Một khái niệm kinh điển trong triết lý của Nietzsche mà chắc chắn phải được đề cậpchính là: ý chí quyền lực / ý chí hùng cường Thế giới đơn thuần chỉ là ý chí quyền lực - “
ngoài ra không còn gì khác”
Trong “Triết học hiện sinh”, GS Trần Thái Đỉnh đã nói như sau, “Chúng ta có thể gọi
ý chí hùng cường của Nietzsche là ý chí cương quyết đặt mình vào trung tâm và làm quanđiểm nhìn xã hội” “Đã là người, theo Nietzsche, không thể nào tránh khỏi va chạm với kẻkhác, hoặc thống trị họ, hay thúc đẩy, cản trở, dẫn dắt, truyền cảm hứng hoặc ngược lại,xúc phạm họ Sẽ không trung thực khi người ta tin rằng mình có thể sống suốt một đờikhông tì vết” Ông phê phán những triết lý đạo đức kiềm chế bản năng của con người Ý
chí quyền lực là bản năng nỗ lực được hơn người khác Nietzsche phân tích rằng ý chí ấyxuất phát từ bản tính sâu thẳm của con người, là đòn bẩy để thúc đẩy sự tiến hóa cá nhân
và xã hội Ông cho rằng, con người không phải là một sự mâu thuẫn giữa các đặc tính tốt
và xấu, mà là một thực thể vô cùng phức tạp, chứa đựng nhiều tiềm năng và khả năng Ýchí quyền lực là lực lượng mạnh mẽ để con người vượt qua sự dây dưa của đạo đức vàtruyền thống, để tự do khám phá và biểu hiện bản thân một cách tối đa
Ý chí quyền lực không chỉ là động lực thúc đẩy hành vi của con người mà còn lànguyên lý của thế giới tự nhiên, nơi mà các loài động vật cạnh tranh với nhau để giành lấy
sự sống.Ta có thể thấy một thực tế rõ ràng rằng trong môi trường hoang dã, động vật ănthịt lẫn nhau để giành lấy sự sống, còn con người thì ngày càng “phình to ra”, ra sức tànphá thiên nhiên để thu lợi về bản thân Thế nhưng ông cũng nói rằng, “Khi côn trùng đốt
ta thì chẳng phải là chúng có ác ý, mà chỉ vì chúng cũng muốn sống [ ]” Ngoài ra, “ý chíquyền lực là ý chí sáng tạo, là ý chí tự vượt thắng chính bản thân nó” Nietzsche nhấnmạnh rằng, mỗi cá nhân nên tự do biểu hiện và định hình bản thân dựa trên ý chí quyềnlực của mình, thay vì bị thôi thúc và kiềm chế bởi những giá trị bên ngoài Nietzschekhông chỉ bác bỏ quyền năng của Thượng Đế, ông còn không tin rằng xã hội đang vậnđộng theo hướng đi lên của tiến hóa Ông cho rằng quy luật của vũ trụ là sự quy hồi vĩnhcửu của cái tương đồng Các hiện tượng tự nhiên cũng đều là sự lặp lại của vật chất Sựtồn tại của cá nhân ta cũng nằm trong vòng quy hồi, vì thế nên không phải là độc nhất.Tuy vậy, ông cũng khuyên con người không nên nản lòng trước sự phi lý vĩnh cửu đó, màhãy tận hưởng cuộc sống và nuôi dưỡng tình yêu với thân phận mình (Amor Fati).Tuy triết học của Friedrich Nietzsche suốt thời gian dài nhận nhiều lời phê phán vìđược xem là quá “ngạo mạn”, “ngông cuồng”, và đã gián tiếp gây nên sự cuộc diệt chủngcủa Đức Quốc xã; thế nhưng, ảnh hưởng của ông là không thể chối cãi Tác động củaNietzsche đã lan rộng khắp các lĩnh vực triết học, văn học và tư tưởng xã hội Ông ảnhhưởng sâu rộng tới các triết gia và nhà văn như Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre,Sigmund Freud, Franz Kafka và các tác giả thuộc trào lưu hiện đại Triết lý của Nietzsche
đã góp phần tạo nên một cách nhìn mới về con người và thế giới, vượt ra khỏi các giới hạntruyền thống và khám phá sự tự do sáng tạo của cá nhân
Trang 113 Hiện tượng học: phương pháp luận nền tảng
3.1 Edmund Husserl
Edmund Husserl (8/4/1859 – 27/4/1938) sinh tại Prossnitz (nay thuộc Séc) trong mộtgia đình Do Thái Suốt quá trình học tập, ông chịu ảnh hưởng lớn bởi Franz Brentano,Carl Stumpf Husserl từng giảng dạy tại các đại học như Halle, Gottingen và Freiburg ởBreisgau Trong suốt quãng đời của mình, ông là một cây bút xung lực, chuyên cần vớithiên tài phân tích độc đáo và sắc bén, cho nên những tác phẩm của ông rất đồ sộ vàthường không dễ đọc
Husserl bắt đầu sự nghiệp bằng những khảo cứu về toán học Khoảng năm 1900 –
1901, tác phẩm Những nghiên cứu về Logic đã khai sinh công thức đầu tiên của hiệntượng học Gồm 2 phần, phần thứ nhất, phê phán tâm lý học và thuyết tương đối; phần thứhai, đưa ra ứng dụng các nguyên tắc cho những vấn đề đặc biệt trong triết học lôgic Năm
1910, ông cho xuất bản Triết học như một khoa học chính xác nêu lên mục tiêu và nhiệm
vụ của triết học hiện tượng học là trở thành khoa học chính xác, làm cơ sở cho mọi khoa
học cụ thể Husserl tiếp tục ấn hành Những Ý niệm dẫn đạo cho một Hiện tượng học Thuần túy và Triết học hiện tượng học Trong tác phẩm này, hiện tượng học đã trở thành
“triết học đệ nhất” và những kết luận về hiện tượng học được triển khai đầy đủ hơn ở cáctác phẩm kế tiếp Logic học hình thức và Logic học siêu nghiệm (1929) Bên cạnh đó, cónhiều bản thảo gồm bản viết tay chưa được công bố, những bài giảng và các bài bút ký cóquan hệ đến vấn đề triết học của ông được chuyển về nơi lưu trữ Husserl đầu tiên ởLouvain (Bỉ) được thành lập vào năm 1939
3.2 Nhiệm vụ xây dựng hiện tượng học Husserl
Quá trình hình thành hiện tượng học gắn liền với sự phê phán chủ nghĩa tâm lý, chủnghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy lịch sử vì Husserl cho rằng đối với triết học, điều căn bảnnhất là phấn đấu trở thành khoa học chính xác, một khoa học “thuần túy” Đối với các triếtthuyết trước kia, tâm lý học theo ngôi thứ nhất (duy trí) được xem là hiện tượng học vềtinh thần của Hegel chủ trương xây dựng một khoa hiện tượng học để ghi nhận nhữngbiến đổi muôn màu của thế giới, chứng minh tất cả thế giới hiện hữu, lịch sử của vũ trụchỉ là phản ánh tinh thần của con người Tôi nghĩ thế nào thì thế giới xuất hiện đúng nhưthế, nên nhà tâm lý học chỉ cần nghiên cứu tâm trạng của mình là có thể biết thế giới Tâm
lý học theo ngôi thứ ba (duy nghiệm) được xem theo kiểu Aristotle và Hume, thế giới làtất cả, chủ thể chỉ là hình ảnh in lại nguyên bản của thế giới, một khi chủ thể đạt được cáinhìn đích thực về thế giới thì không cần học thêm và chỉ dùng thời gian còn lại để giảngtruyền học thuyết bất di bất dịch đó Husserl tuyên bố đi ngược lại tất cả triết thuyết đó vìtheo ông, các triết gia đó đều đứng trên quan điểm duy nhiên, coi cái nhìn của ta về thếgiới là hiển nhiên và tất nhiên Hiện tượng học của ông tránh được duy nghiệm và duy trí
vì theo ông, chủ thể không có quyền tự đặt mình làm tuyệt đối; đằng khác, kinh nghiệmcho thấy đối tượng không phải là một tuyệt đối
Trang 12Đứng trước cuộc khủng hoảng, biến cố lịch sử - xã hội, chính trị phức tạp và bản chất
nền móng khoa học Châu Âu, trong tác phẩm Sự khủng hoảng của khoa học Châu Âu và hiện tượng học tiên nghiệm chưa được hoàn thành xong, Husserl giới thiệu khái niệm “thế
giới đời sống”, là thế giới trước phản tỉnh mà chúng ta lệ thuộc vào để phát sinh chính là
cơ sở vững chắc của khoa học Còn thế giới duy nhiên, những khách thể tinh thần do khoahọc và triết học xác lập chỉ là kết quả của sự trừu tượng hóa và lý tưởng hóa các hiệntượng cũng như các mối quan hệ của “thế giới đời sống” ban đầu Từ đây, nhiệm vụ xâydựng hiện tượng học, theo Husserl, dẫn dắt nhân loại vươn cao hơn không những bằng lýtrí khoa vững chắc, phổ biến, toàn diện đến chỗ phù hợp chuẩn mực chân lý mà còn cảitạo thành một nhân loại mới, có khả năng chịu trách nhiệm tuyệt đối về mình trên cơ sởnhững khám phá lý luận tuyệt đối
Xét về nghĩa, hiện tượng học là khoa học về các hiện tượng Xét từ nguyên,
phénoménologie (phenomenology) có hai thành tố: phainomenon (phenomen-) và logos ology) Trong đó, phainomenon có gốc từ Hy Lạp, chỉ cái bày tỏ mình, cái tự bày tỏ, tự lộcũng như chỉ cái xuất hiện khác với chính sự vật, dưới một bộ mặt nào đó; logos chỉ lờinói, ngôn từ, ngôn thuyết và logic Logos có chức năng là apophainesthai nghĩa là chỉ trỏ,thấy cái gì chứa chấp trong lời nói và làm cho ta thấy sự vật, làm sáng tỏ sự vật Như vậy,hiện tượng học chính là apophainesthai ta phainomenon, tức để cho ta thấy cái bày tỏmình ra như là nó bày tỏ mình ra trong chính nó, tức chính nó Hiện tượng học là họcthuyết về hiện tượng, đi tìm chân lý trong cái bản chất cụ thể của vật, thực hiện một cuộc
(-“trở về chính vật” “Trở về” là trở lại với hiện thực trực tiếp sau khi đã loại trừ những kháiniệm, lý thuyết, lề thói được cho là hiển nhiên đã che lấp cái bản chất của vật
Hiện tượng học có hai đặc trưng cơ bản; thứ nhất, hiện tượng học là phương phápnhằm mô tả, tường mình – chỉ mô tả đúng kinh nghiệm sống trong cuộc gặp gỡ đầu tiêngiữa chủ thể với thế giới, Husserl gọi đây là một “mô tả trực tiếp” hay “sự mô tả bảnchất”; thứ hai, hiện tượng học là một triết học đặt các bản chất lại nơi hiện hữu, cái gặp gỡgiữa chủ thể với thế giới và đặt cho nó một quy chế triết học Do đó, đối tượng của hiệntượng học là bản chất – bản chất cụ thể Ý nghĩa chỉ hiện ra khi chủ thể thực sự gặp đốitượng và cũng chính là lúc mà đối tượng được một ý thức truy nhận, cho nên ý nghĩa làthành quả cuộc đối thoại giữa chủ thể và đối tượng Tôi coi thế giới là đối tượng, một hiệndiện, một hữu thể đang đối diện và đối thoại với tôi Thế nên, Husserl đã nói lên chủtrương đặc biệt về chủ thể và đối tượng: đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ýthức và ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì đó
Trang 133.3.1 Ý hướng tính (Intentionality) và Hiện tượng tính (Phenomenolity)
“Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì đó”, tức thế giới không những là nơi tôi
sống, còn là nơi tôi nghĩ, là tất cả những nỗi niềm tâm tình của tôi Cho nên, “ý thức vềmột cái gì”, Husserl gọi là ý hướng tính (intentionality), bản tính của ý thức không nằm lì
mà là hướng ra Nên ý thức luôn hướng về một đối tượng nào đó và chủ thể cần có thếgiới để ý thức cần thiết phải có đối tượng Sự hướng ra, hướng về đối tượng có hai trườnghợp cùng được gọi là “nhìn” Khi cái “nhìn” từ tri giác, đối tượng thực sự hiện diện(present) Khi cái “nhìn” từ hồi tưởng, đối tượng là do chủ thể hiện diện hóa (presentity).Như vậy, ý hướng tính là mối liên hệ giữa sự nhìn và cái vật mà ta nhìn thấy
“Đối tượng bao giờ cũng là đối tượng cho một ý thức”, dựa trên ý hướng tính, mối liên
hệ giữa cái nhìn (ý thức) và cái vật mà ta nhìn thấy (cái được ý thức), dưới thuật ngữ hiệntượng học là noèse và noème, có hai ý nghĩa Ý nghĩa thứ nhất, đối tượng phải là đốitượng cho một ý thức nhất định, bắt buộc phải có một nhân vị tức nói đến những conngười độc đáo, mỗi người có một quan điểm riêng đối với đối tượng và đó là chỗ đứng đểmỗi người nhìn đối tượng đó Theo Husserl, cái nhìn của chúng ta chỉ là những cái nhìnphiến diện, ông gọi đó là cái nhìn trắc diện Nếu muốn biết rõ sự vật, chúng ta phải luônluôn thay đổi cái nhìn và càng đi sâu vào sự hiểu biết sự vật, ta càng thấy những sắc tháimới mẻ của nó Ý nghĩa thứ hai, đối tượng là siêu việt tính, tức đối tượng không ở trong ýthức, mà ở ngoài và đối diện với ý thức Dẫu tri giác hay hồi tưởng, đối tượng của ý thứcvẫn đối diện và ở ngoài ý thức, nên các hình ảnh của tưởng tượng không được coi là mộthình ảnh cứng đờ mà có sự sống động, tràn ngập kinh nghiệm sống của ta
Bên cạnh đó, tính chất liên hệ giữa ý thức và đối tượng được Husserl gọi là liên hệtương hỗ giữa sở tri (noèse, cái nhìn) và năng tri (noème, cái được nhìn thấy), hay hiệntượng tính (phenomenolity) Sở tri (noèse) là cơ cấu ý thức, năng tri (noème) là nội dungcủa ý thức tức cái ta đang ý thức “Sở tri là cấu trúc tính ý hướng của nghiệm sinh, nhìn ởkhía cạnh khách tri Với tư cách là cơ cấu ý thức, trong tất cả hành vi ý thức, năng tri chủyếu có chức năng “ban bố ý nghĩa” Vì vậy, muốn nhìn đúng bản chất của sự vật, ta cầntriển khai, tháo gỡ sự vật ra khỏi các khái niệm mà ý thức ban cho Có thể kết luận rằng,thế giới không có tính chất tuyệt đối và không hề có mãi mãi một cách nhìn, nên các khoahọc không phải là hiện tượng nguyên thủy, nhưng hiện tượng học mới là khoa học đặt nềncho các khoa học vì hiện tượng học giúp ta nhận thấy ta đã thực sự nhìn thấy thế giới theoquan điểm nào
3.3.2 Phương pháp hiện tượng học
Thế giới không còn là một thế giới tuyệt đối, không còn là một thế giới duy nhiên màcác triết gia truyền thống bám vào để diễn tả thế vũ trụ như một thực tại duy nhất, bấtbiến Bởi lẽ, hiện tượng học coi thế giới là cái tôi đã nhìn và đã sống nên phương phápdiễn tả của Husserl là mô tả Nói đến mô tả theo hiện tượng học là nói đến một khoa họcmới, đòi hỏi một quan điểm mới và một tập quán mới Như vậy, muốn bước vào thế giới
Trang 14hiện tượng học, cần phải có một phương pháp nhắm vào trực giác bản chất, nhìn thẳngvào eidos (cái tôi đã ý thức), cơ cấu chính yếu, nó thuần túy mô tả - mô tả bản chất.Hai phương pháp đặc thù Husserl chỉ ra: Epoche và Reduction.
Epoche được dịch sang tiếng Việt có nhiều tên gọi “ngưng phê phán”, “phán
đoán giữa chừng”, “ngưng hãm” Với Husserl, ông sử dụng một ý nghĩa riêng để biểuthị thái độ tạm thời chưa tỏ rõ về vấn đề tồn tại Ông cho rằng, epoche là phương phápnắm được cái Tôi thuần túy, với đời sống ý thức thuần túy, nhờ có nó mà toàn bộ thếgiới hiện hữu cho tôi Đặc trưng của phương pháp epoche là “bỏ vào ngoặc”, “tạm gác”vấn đề lại để có thể nhìn thẳng vào hiện tượng thuần túy, tức là đặt các tri thức giántiếp sang bên và sàng lọc lại những gì còn lại là tri thức trực tiếp, cái còn lưu lại là cáibên trong ý thức Mặt khác, phương pháp epoche, theo Husserl, giải thoát con người
“khỏi những xiềng xích bên trong mạnh nhất, phổ quát nhất, bí hiểm nhất đang tróibuộc nó, tức khỏi tính có trước của thế giới (thế giới cuộc sống trước khi khoa học vàtriết học ra đời) Sự giải thoát này khai thông mối tương liên hoàn toàn tự thân tuyệtđối giữa thế giới và ý thức thế giới.” Từ đây ta quay lại việc tự ban tặng ý nghĩa chothế giới “Đối với chúng ta, thế giới ấy chỉ có ý nghĩa ban tặng, cái ý nghĩa được đemđến cho nó bởi kinh nghiệm, cảm giác, đánh giá của chúng ta” và “ toàn bộ cái kháchquan được cải biến thành chủ quan” Theo một cách khác, sự thiết lập thế giới khôngmang ý nghĩa siêu hình, duy nhiên mà mang ý nghĩa phương pháp luận liên quan đếnchúng ta: thế giới, đối với chúng ta, như một kiến tạo có ý nghĩa Chính ở đây, cái Tôithuần túy, ý thức thuần túy đã đồng nhất với bản chất thuần túy của hiện tượng
Reduction hay “giản lược” theo hiện tượng học là đặt ngoài, gạt đi, gỡ ý thức ra
khỏi những bám víu của mọi yếu tố tự nhiên, để chỉ còn lại cái nhìn thuần túy nhìn tất
cả mọi sự, vì mọi sự đều trở thành đối tượng, kể cả những tâm tình của chủ thể.Husserl nói đến ba kiểu giản lược
Thứ nhất, giản lược triết học, tức phải xét lại, tháo gỡ những học thuyết của triết giatruyền thống, của “thái độ duy nhiên”, đặt lại tất cả vấn đề mà nắm lấy bản thân sự vật.Giản lược yếu tính, tức “tạm đặt thế giới thiên nhiên vào trong ngoặc đơn”, điều nàykhông có nghĩa tôi chối bỏ sự hiện hữu của thế giới tự nhiên mà chỉ không để tâm, khôngchú ý đến nó trong lúc này Khi đó, mỗi đối tượng hay thế giới hiện hữu nói chung chỉ là
một eidos hay còn gọi là “bản chất thuần túy”, đưa đến một hiển nhiên: Corgito, ergo cogito cogitatum hay tôi suy tưởng, vậy thì tôi có suy tưởng cái gì Cái mà tôi suy tưởng
đó không có tính bất biến như một sự vật trong thiên nhiên, mà thuộc lãnh địa của tâmthức, nên thế giới thiên nhiên tạm thời “trong ngoặc đơn”, bị bỏ ngoài phạm vi của ý thức
Từ đây, thế giới không phải tuyệt đối mà là cái tôi đã thấy (cogitatum), nhận thức đượcmột cách trực tiếp, hiển nhiên và theo Husserl, giảm trừ yếu tính cho ta đạt tới hiển nhiêncăn bản nhất “ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì”, tính chất tinh thần của đốitượng làm cho nó trực tiếp hoàn toàn với ý thức Cuối cùng, giản lược hiện tượng học làmcho thế giới xuất hiện đúng như nó đã xuất hiện trong kinh nghiệm sống của ta, cho ta
Trang 15thấy thế giới đã xuất hiện dưới ý thức của ta như thế nào trong mỗi cái nhìn, trắc diện.Điều này có nghĩa đưa ta vào trung tâm, nơi mà hiện tượng là mối liên hệ mật thiết giữa ýthức và đối tượng gắn chặt lấy nhau thành một thực tại duy nhất Ở đó, sự vật, đúng như
nó đã được ý thức truy nhận và chứng nghiệm hay “ý thức thuần túy” liên hệ với “bảnchất thuần túy” Cho nên, thực tại đó có tính lưỡng diện noèse và noème Đi qua các bướcnày, ta đối diện với thế giới hiện tượng, tìm lại “bản chất cụ thể” của thế giới mà ta đãnghiệm sinh
3.3.3 Sự ảnh hưởng của phương pháp hiện tượng học lên chủ nghĩa hiện sinh
Mô tả hiện tượng học còn được gọi là triển khai (explicit), tức tháo gỡ cái nội dung ýthức mà ta đang bao lấy cái thấy, cái được nhìn Từ đây để thấy thế giới đúng với cái kinhnghiệm sống của ta, nghĩa là thế giới hiện tượng được kiến tạo nên, tả lại một thế giới duynhất mà ta đã thấy và sống Đúng với câu tuyên bố của Husserl, “trở về chính sự vật”, mô
tả hiện tượng học có chủ đích mô tả, tả lại, kiến tạo những hiện tượng “đã sống” và “thuầntúy” đồng nghĩa việc “nghĩ ra” cái ta mô tả là duy tâm và viễn vông, đi vào duy nhiên nhưcác triết gia truyền thống Công việc triển khai này hoàn toàn diễn ra trong ý thức, bằngnhững hồi tưởng theo hiện tượng học; hoặc, nếu không làm đúng phương pháp, chúng talại khiến cho những sự vật bị chính cái noème, cái duy nhiên ùa vào mà làm mất đi bảnchất của hiện tượng Vì thế, muốn thực hành mô tả theo hiện tượng học, ta phải đặt mìnhsống lại những biến cố và tình trạng mà ta đã chiêm nghiệm cũng như từ đó nhận địnhnhững ý hướng tính nào đã khiến ta hành động, phản ứng như thế Đồng nghĩa bằngepoche “đặt trong ngoặc đơn” và giản lược để đi tìm những yếu tính cụ thể của kinhnghiệm sống Mô tả tất cả những gì bản thân sống thực và chỉ mô tả những cái đó chính làtôn chỉ thực hành của mô tả hiện tượng học
Nhờ phương pháp luận và việc thực hành phương pháp hiện tượng học đã mở ra mộtcánh cửa cho con người đào sâu lại một lần nữa về cách nhìn của chúng ta về thế giới.Dẫu đó là một cái nhìn trắc diện, mỗi khi ta thay đổi góc nhìn là một lần tái định nghĩa,kiến tạo nên ý nghĩa sự vật mà tạo ra một hành trình vô cùng tận khám phá cuộc sống,hiện tượng, con người Thêm vào đó, phương pháp mô tả là một phương pháp đột phá vàhữu ích cho việc tiếp cận con người từ chính chiều sâu, dòng chảy tâm lý liên tục biếnthiên cũng như đặt con người trong nhiều góc nhìn đầy sống động, bằng xương bằng thịt,đầy xúc cảm, trạng thái lo âu, buồn bã, phi lý trí, không là một hữu thể trừu tượng của cáckhái niệm duy nhiên trước kia ấn định Rõ ràng nếu không có hiện tượng học đóng vai trònhư một chất liệu nguyên sinh dồi dào, tràn trề nhựa sống cho những tư tưởng khác thì sẽkhông có chủ nghĩa hiện sinh, không làm nên những tên tuổi có sức lan tỏa mạnh mẽ nhưMartin Heidegger, Jean Paul Sartre, Gabriel Marcel, Maurice Merleau-Ponty và các triếtgia khác Do đó, chủ nghĩa hiện sinh với vấn đề trung tâm là vấn đề “con người” đã tìmthấy, chắt lọc và vận dụng cho mình ở phương pháp mô tả của hiện tượng học như là “kim
Trang 16chỉ nam” để rọi sâu vào không chỉ tâm thức con người mà còn bóc trần được bản tính của
xã hội
4 Triết học và Tâm lý học hiện sinh
4.1.Hai triết gia đại diện
4.1.1 Martin Heidegger
Martin Heidegger (26/9/1889 – 26/5/1976) là một triết gia người Đức có hệ thống kháiniệm phức tạp, sâu sắc như kết quả của việc kế thừa và đổi mới phương pháp luận hiệntượng học Edmund Husserl đã làm dồi dào hơn chủ nghĩa hiện sinh Cùng với chịu ảnhhưởng của nhà triết học, nhà tâm lý học Franz Bretano về ý thức, ông quyết định tìm hiểukhái niệm tồn tại và cấu trúc bản thể của tồn tại người Các công trình chủ yếu củaHeidegger gồm Hữu thể và Thời gian (1927), Kant và vấn đề siêu hình học (1929), Bản chất của cái nền tảng (1929), Siêu hình học là gì? (1949), Học thuyết về chân lý của Plato
hư vô, điều này có nghĩa Tồn tại/Hiện hữu được xét như là Tồn tại/Hiện hữu khác được sosánh với một hữu thể hay cái tồn tại đặc thù (das Seiendes) Dường như cái tồn tại đặc thùtrở thành hư vô bởi không có bất kỳ sự quy định nào đặc trưng cho hữu thể hay cho cáitồn tại đặc thù nữa Có thể nói, hư vô của Tổn tại/Hữu thể chính là cái trù phú, giàu cótrong tất cả mọi thực tại và đi với “sự khiếp sợ” (Entsetzen) mà sự hư vô gây ra là khả thểcho hiện hữu con người như là sự-tồn-tại-hướng-đến-cái chết, loại bỏ khỏi những hữu thểđặc thù, và chính trong khả thể này, con người mới có thể trải nghiệm bản thân Tồn tạinhư là bản chất của vạn vật Ông khẳng định rằng “bản thân Tồn tại không phải là Thượng
Đế, cũng không phải là lý tính vũ trụ” (Học thuyết về chân lý của Plato); thay vào đó, nó
là hành vi tồn tại hay nền tảng hữu thể học mà chỉ riêng mình nó làm cho các bản chất cóthể được tạo thành Tồn tại/Hiện hữu về bản chất bao hàm những cái tồn tại đặc thù và