Họ có tư duy nhạy bén, ham hiểu biết, khả năngtiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ thông tinnhanh, cùng với tiềm năng sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết của tu
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Tính tích cực chính trị là một bộ phận cấu thành phẩm chấtchính trị, có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho các chủ thể chính trịkhắc phục sức ì, sự thụ động, thờ ơ, kém hiệu quả nhằm hướng tớithực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu chính trị đề ra Vì vậy, bấtkỳ đảng phái, tổ chức nào cũng đều quan tâm đến vấn đề này Ở ViệtNam, trong thực hiện các nhiệm vụ nói chung và trong đấu tranh tưtưởng, lý luận trên không gian mạng nói riêng, tính tích cực chính trịthúc đẩy các chủ thể tham gia đấu tranh đạt chất lượng, hiệu quả cao.Đây cũng là điểm mấu chốt tạo dựng sự thành công ở mỗi chủ thểchính trị, góp phần nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức,lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnhmẽ, không gian mạng được coi là môi trường thuận lợi để các thế lựcthù địch lợi dụng, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phácách mạng Việt Nam Thực tế chúng đã sử dụng hơn “63 đài phátthanh có chương trình Việt ngữ, trên 400 báo, tạp chí, 88 nhà xuấtbản tiếng Việt, hàng nghìn website, blog Trên các phương tiện đó,chúng đăng tải hàng ngàn, thậm chí hàng vạn tin, bài xuyên tạc cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước” Minh chứng đó cho thấy, chúng rất coi trọng cuộc đấu tranh
tư tưởng, lý luận trên không gian mạng, nên cuộc đấu tranh này cònlâu dài, khó khăn, phức tạp, quyết liệt Để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ này thời gian tới tất yếu phải nâng cao tính tích cực chính trị củacác chủ thể, trong đó đội ngũ giảng viên trẻ nhà trường quân đội làlực lượng quan trọng
Giảng viên trẻ nhà trường quân đội chiếm số lượng đông đảo, lànhững sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng đượcđào tạo cơ bản và đa dạng các chuyên ngành ở các học viện, trường đạihọc trong và ngoài quân đội Họ được tuyển chọn kỹ lưỡng về phẩm chấtchính trị, năng lực sư phạm, là đảng viên trẻ, là thế hệ sinh ra trong thờikỳ đổi mới đất nước, gắn với xu thế hội nhập quốc tế và cách mạng khoa
Trang 2học công nghệ hiện đại Họ có tư duy nhạy bén, ham hiểu biết, khả năngtiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ thông tinnhanh, cùng với tiềm năng sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ.Trên cương vị, chức trách, nhiệm vụ của mình, họ là lực lượng xung kíchtrong các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tham gia đấutranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng.
Nhận thức rõ vai trò của giảng viên trẻ và tính tích cực chínhtrị của họ trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng nênnhững năm qua, nhà trường quân đội thường xuyên quan tâm đếnviệc nâng cao tính tích cực chính trị của họ trong thực hiện nhiệm vụnày Vì vậy, cơ bản giảng viên trẻ đã tự giác, chủ động, sáng tạo khitham gia đấu tranh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trực tiếpgóp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thùđịch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Tuy nhiên, vẫn có một sốgiảng viên trẻ nhận thức, trách nhiệm chưa cao, thiếu tự giác, chủđộng, sáng tạo trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng.Điều đó được thể hiện qua nội dung đấu tranh của giảng viên trẻ chưa
có tính thuyết phục, hình thức, phương pháp đấu tranh cũng chưa đadạng, chất lượng, hiệu quả đấu tranh chưa tương xứng với tiềm năngcủa họ Những hạn chế đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoànthành nhiệm vụ của chính giảng viên trẻ và nhà trường quân đội.Hiện nay, trong bối cảnh các thế lực thù địch ra sức lợi dụngkhông gian mạng đẩy mạnh chống phá cách mạng Việt Nam, tư duycủa Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cũng có bước phát triển mới,đề cao việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa Xác định bảo vệ chủ quyềnkhông gian mạng là hình thức tác chiến mới, trong đó đấu tranh tưtưởng, lý luận trên không gian mạng là một nội dung quan trọng vàtiếp tục đặt ra yêu cầu ngày càng cao Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụnày đòi hỏi giảng viên trẻ nhà trường quân đội phải không ngừng
nâng cao tính tích cực chính trị Vì vậy, việc nghiên cứu “Tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh
tư tưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay” là vấn đề có ý
nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
Trang 32 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cựcchính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tưtưởng, lý luận trên không gian mạng; đánh giá thực trạng, đề xuấtmột số yêu cầu cơ bản và giải pháp chủ yếu nâng cao tính tích cựcchính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tưtưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cựcchính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tưtưởng, lý luận trên không gian mạng
Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt
ra về tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân độitrong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay.Đề xuất yêu cầu cơ bản và giải pháp chủ yếu nâng cao tính tích cựcchính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng,
lý luận trên không gian mạng hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân độitrong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu tính tích cực chính trị của giảng viên
trẻ (tập trung nghiên cứu, khảo sát giảng viên trẻ ngành khoa học xãhội và nhân văn) nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lýluận trên không gian mạng (luận án chỉ nghiên cứu về các dịch vụtrực tuyến trên không gian mạng)
Về không gian: Khảo sát thực tế tính tích cực chính trị của giảng
viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên khônggian mạng ở một số học viện, trường sĩ quan khu vực phía Bắc: Họcviện Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Biên Phòng, Học viện Kỹ
Trang 4thuật quân sự, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị,Trường Sĩ quan Pháo binh.
Về thời gian: Tư liệu, số liệu sử dụng nghiên cứu luận án chủ yếu từ năm
2018 đến nay (Năm 2018 là năm ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Chiếnlược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng” và Nghị quyết số 35-NQ/TW của
Bộ Chính trị, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranhphản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”)
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản ViệtNam về đấu tranh giai cấp, dân tộc, đấu tranh tư tưởng, lý luận trênkhông gian mạng; về nguồn lực con người, phát huy nguồn lực conngười; về văn hóa, lối sống xã hội chủ nghĩa
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn tính tích cực chính trị của giảngviên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên khônggian mạng những năm qua (từ năm 2018 đến nay) qua những tư liệu, sốliệu, báo cáo tổng kết của một số học viện, trường sĩ quan, các cơ quanchức năng của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và kết quả điều tra,khảo sát trực tiếp trong thực tế của tác giả luận án
Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp khoa học liênngành như: phân tích và tổng hợp, hệ thống cấu trúc, lịch sử và lôgic,thống kê, so sánh, điều tra xã hội học để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụnghiên cứu Các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống cấu trúc: sử dụng
xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận án
Phương pháp lịch sử và lôgic: sử dụng trong nghiên cứu nhiều nội
dung, nhưng tập trung chủ yếu là luận giải quan niệm, nội dung biểu hiện vàyếu tố quy định tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quânđội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng
Trang 5Phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học: sử dụng
vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng tính tích cực chính trị của giảngviên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trênkhông gian mạng hiện nay
5 Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm, nội dung biểu hiện tính tích cực chính trịcủa giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lýluận trên không gian mạng
Khái quát, luận giải một số vấn đề đặt ra từ thực trạng tính tíchcực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tưtưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay
Đề xuất yêu cầu cơ bản và giải pháp chủ yếu nâng cao tính tíchcực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tưtưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận vềtính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trongđấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho cấp ủy đảng,ban giám đốc, ban giám hiệu; lãnh đạo, chỉ huy các khoa giáo viênnhà trường quân đội đối với việc nâng cao tính tích cực chính trị củagiảng viên trẻ trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạnghiện nay
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu thamkhảo trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn khác liênquan đến tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quânđội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết); Kết luận; Danh mụccác công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tàiluận án; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
Trang 6Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các công trình khoa học tiêu biểu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đấu tranh tư tưởng, lý luận và đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng
Đấu tranh tư tưởng, lý luận và đấu tranh tư tưởng, lý luận trênkhông gian mạng là nội dung quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấpđược nhiều học giả quan tâm nghiên cứu với các góc độ tiếp cận khácnhau, trong đó có một số công trình đáng chú ý như: Chu Đông Lai(2015), “Phân tích đặc điểm đấu tranh tư tưởng trên không gian
mạng”; Jens David OhlinKevin Govern Claire Finkelstein (2015), Cyber War: Law and Ethics for Virtual Conflicts (Chiến tranh mạng: Luật pháp và Đạo đức cho Xung đột ảo); Lý Thận Minh (2017), Tính trước nguy cơ - suy ngẫm sau 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng; Lý Bình (2018), “Đặc điểm và biện pháp đấu tranh tư tưởng
trên không gian mạng”; Sisomxay Keobounphanh (2019), “Bảo vệđường lối đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và ngăn chặncác quan điểm sai trái thù địch trên mạng xã hội trong thời kỳ hội nhậpquốc tế”; Lưu Bằng, Vương Khôn (2021), “Tích cực thúc đẩy xâydựng, đổi mới diễn ngôn tư tưởng chủ đạo trên không gian mạng”
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tính tích cực chính trị và tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận
Những năm gần đây ở nước ngoài không có các công trìnhchuyên biệt nghiên cứu tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng,
lý luận trên không gian mạng Tuy nhiên trong một số công trìnhnghiên cứu liên quan đến tính tích cực chính trị và tính tích cực chínhtrị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận đã đề cập đến vấn đề này, đáng chú
ý là một số công trình sau: Inter - Parliamentary Union - Geneva
(1999), Participation of Women in Political Life (Sự tham gia của phụ
nữ trong đời sống chính trị); Sa Man Vi Nha Kệt (2009), “Tăng cườngtính tích cực chính trị trong công tác chính trị tư tưởng và giáo dục một
Trang 7cách sâu sắc, toàn diện”; Ngân hàng thế giới (2015), Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ; Jonas Paul Schöne, Brian Parkinson & Amit Goldenberg
(2021), “Negativity Spreads More than Positivity on Twitter AfterBoth Positive and Negative Political Situations” (Sự tiêu cực lan rộnghơn sự tích cực trên Twitter sau cả tình huống chính trị tích cực và tiêucực); Somphanh Sivongxay (2022), Tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của đội ngũ giảng viên trong các trường công
an nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
1.2 Các công trình khoa học tiêu biểu ở trong nước liên quan
đến đề tài luận án
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về đấu tranh tư tưởng, lý luận và đấu tranh tư tưởng lý luận trên không gian mạng
Những năm gần đây ở Việt Nam có nhiều công trình nghiêncứu về đấu tranh tư tưởng, lý luận và đấu tranh tư tưởng, lý luận trên
không gian mạng, tiêu biểu như: Trần Doãn Tiến (2010), Phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; Phan Trọng Hào (2014), Nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu tranh lý luận ở nước ta hiện nay; Nguyễn Xuân Phương (2016), “Đấu tranh tư tưởng trong giai đoạn hiện nay”; Nguyễn Đình Trang (2017), Bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học
xã hội và nhân văn ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Trần Thị Anh Đào, Nguyễn Mậu Hạnh (2020), “Một số giải
pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các
quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội”; Nguyễn Minh Hoàn Nguyễn Thị Thu Hường (2020), “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong
-công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn cácquan điểm sai trái trên mạng internet nói chung và mạng xã hội nói
riêng”; Nguyễn Thị Quế (2020), “Nhận thức về cuộc đấu tranh bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực lý luận hiện nay”; Đinh
Quốc Triệu (2020), Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng cho học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
Trang 8Bùi Đình Bôn (2022), “Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,thù địch trên không gian mạng xã hội hiện nay”; Đỗ Khắc Cẩn,
Nguyễn Kiêm Viện (2022), Nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về tính tích cực chính trị và tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng lý luận
Nguyễn Như Hòa (2007), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Nguyễn Thị Kim Hoa (2009), Tính tích cực chính trị của công dân Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay; Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước
ta hiện nay; Đào Huy Toàn (2013), “Phát huy tính tích cực chính trị
của cán bộ, đảng viên thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI)”;
Đào Huy Toàn (2017), Tính tích cực chính trị của nông dân vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam hiện nay; Trần Bé Ba, Nguyễn Việt Trung
(2022), “Một số giải pháp nâng cao tính tích cực chính trị trong đấutranh tư tưởng, lý luận của đội ngũ giảng viên trẻ Trường Chính trịTỉnh Cà Mau nhằm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về giảng viên, giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh
tư tưởng, lý luận trên không gian mạng
Lê Văn Dũng (2015), “Bồi dưỡng năng lực đấu tranh tư tưởng,
lý luận cho các giảng viên trẻ trong trường đại học quân đội hiện
nay”; Cao Văn Trọng (2016), Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay; Nguyễn Văn Bạo (2016), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị với đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội hiện nay; Lê Anh Thơ và Nguyễn Sỹ Họa (2016), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của các nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng - lý luận hiện nay; Bùi Ngọc Quân (2017), “Nâng
cao kỹ năng tư duy phản biện trong đấu tranh phòng, chống “diễnbiến hòa bình” trên mạng xã hội của giảng viên trẻ ở các nhà trường
Trang 9quân đội”; Lê Văn Phục (2020), “Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên
lý luận chính trị trong việc đấu tranh phòng, chống luận điệu sai trái,thù địch trên không gian mạng hiện nay”; Phạm Thanh Giang (2022),
Phát huy động lực của giảng viên trẻ ở các nhà trường quân đội hiện nay.
1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
1.3.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
Qua nghiên cứu, có thể khái quát giá trị của các công trình khoahọc đã được công bố trên một số nội dung sau:
Giá trị lý luận
Các công trình khoa học đã phân tích sâu sắc, luận giải, làmsáng tỏ những vấn đề cơ bản về đấu tranh tư tưởng, lý luận trên
không gian mạng Một số công trình đã đưa ra quan niệm, chỉ rõ nội
dung, tính chất của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gianmạng ở nước ta hiện nay Nhiều công trình khoa học đã nghiên cứuvề giảng viên trẻ nhà trường quân đội, đưa ra quan niệm, phân tích sốlượng, chất lượng, cơ cấu, đặc điểm của đội ngũ này Một số côngtrình nghiên cứu quan niệm theo hướng cấu trúc đã chỉ ra nội hàmcủa tính tích cực chính trị, biểu hiện tính tích cực chính trị trong đấutranh tư tưởng, lý luận
Giá trị thực tiễn
Các công trình khoa học trong và ngoài nước ở những góc độ nhấtđịnh đã phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong thực hiệnnhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận, đấu tranh tư tưởng, lý luận trênkhông gian mạng Đồng thời, các công trình khoa học đã đề xuất nhiềuyêu cầu, giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh này.Đặc biệt, một số công trình nghiên cứu về tính tích cực chính trị, tính tíchcực chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận đã dựa trên những biểuhiện của tính tích cực chính trị đánh giá thực trạng, nguyên nhân củatừng khách thể nghiên cứu khác nhau Trên cơ sở đó, đề xuất những yêu
Trang 10cầu, giải pháp phát huy hoặc nâng cao tính tích cực chính trị cho kháchthể mà tác giả nghiên cứu.
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến đềtài luận án Qua tổng quan, đã làm rõ bức tranh toàn cảnh về vấn đềnghiên cứu, giúp tác giả tìm thấy những gam màu riêng cho đề tài luận
án của mình Có thể thấy, đến nay chưa có công trình nào đề cập mộtcách trực tiếp và có hệ thống về tính tích cực chính trị của giảng viêntrẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên khônggian mạng với tính cách là một công trình khoa học độc lập Vì vậy, đềtài luận án mà tác giả lựa chọn nghiên cứu là một hướng đi, một lát cắtkhông trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố
1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Một là, nghiên cứu đặc điểm đấu tranh tư tưởng, lý luận trên
không gian mạng ở Việt Nam
Hai là, nghiên cứu, đưa ra quan niệm, phân tích rõ nội dung biểu hiện
và yếu tố quy định tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân
đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng
Ba là, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân tính tích cực chính
trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luậntrên không gian mạng hiện nay
Bốn là, luận giải, chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với tính tích
cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu tranh
tư tưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay
Năm là, nghiên cứu, đề xuất một số yêu cầu cơ bản và giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính tích cực chính trị của giảng viên trẻnhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gianmạng hiện nay
Kết luận chương 1
Đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng là vấn đề rấtquan trọng, liên quan trực tiếp đến bảo vệ nền tảng tư tưởng, lợi íchgiai cấp, quốc gia, dân tộc, diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xãhội, nhất là trong xã hội có đối kháng giai cấp càng nóng bỏng, quyếtliệt và không khoan nhượng Vấn đề này có phạm vi nghiên cứu rộng,
Trang 11rất quan trọng nên có nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước quantâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau Những kết quảnghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu đó, đã đóng gópnhững giá trị khoa học về lý luận và thực tiễn, cung cấp nhiều tư liệuquan trọng, cần thiết và trực tiếp định hướng cho tác giả về phươngpháp tiếp cận, triển khai nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án.
Tổng quan cho thấy góc nhìn đa diện về bức tranh toàn cảnhđối với vấn đề mà đề tài luận án nghiên cứu Qua tổng quan, tác giảnhận thấy, tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ các nhà trườngquân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng là vấnđề chưa có công trình khoa học nào tiếp cận nghiên cứu một cách hệthống, toàn diện, chuyên sâu Đây là khoảng trống, là một trong nhữngyếu tố thôi thúc tác giả triển khai nghiên cứu đề tài luận án Trên cơ sở đó,
tác giả xác định một số vấn đề cần tập trung nghiên cứu đó là: Một là,
nghiên cứu đặc điểm đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng ở
Việt Nam Hai là, đưa ra quan niệm, phân tích rõ nội dung biểu hiện và
tính quy luật hình thành tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhàtrường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng
Ba là, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối
với tính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấu
tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay Bốn là, nghiên
cứu, đề xuất một số yêu cầu cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng caotính tích cực chính trị của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trong đấutranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng hiện nay
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI TRONG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG,
LÝ LUẬN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
2.1 Đấu tranh tư tưởng, lý luận và đấu tranh
tư tưởng, lý luận của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trên không gian mạng
Trang 122.1.1 Đấu tranh tư tưởng, lý luận và đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Việt Nam
Dưới góc độ chính trị - xã hội, có thể hiểu: Đấu tranh tư tưởng, lý luận là một hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra trên lĩnh vực hình thái ý thức xã hội, gồm tổng thể hoạt động có mục đích, có tổ chức giữa các chủ thể có quan điểm, lập trường trái ngược nhau nhằm phê phán, phản bác những tư tưởng, quan điểm đối lập, những nhận thức sai trái; bảo vệ, củng
cố, truyền bá, phát triển quan điểm, tư tưởng và lợi ích của giai cấp mình trong xã hội.
Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Việt Nam là tổng thể hoạt động có mục đích, có tổ chức của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm phê phán, phản bác những tư tưởng, quan điểm tư sản và những nhận thức sai trái, lệch lạc, bảo vệ, phát triển nền tảng
tư tưởng của Đảng.
2.1.2 Đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trên không gian mạng
* Đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng ở Việt Nam
Đấu tranh tư tưởng, lý luận trên không gian mạng ở Việt Nam là hình thức mới của đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực hình thái ý thức xã hội, gồm tổng thể hoạt động có mục đích, có tổ chức của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin và mạng internet, nhằm phát hiện, phê phán, phản bác những tư tưởng, quan điểm đối lập, nhận thức sai trái trên không gian mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
* Giảng viên trẻ nhà trường quân đội, đặc điểm đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên trẻ nhà trường quân đội trên không gian mạng