1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tóm tắt tiếng việt hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu và thiết kế chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản là cực kỳ cấp thiết vì liên quan đến việc quản lý nguồn thu quốc gi

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Theo Luật Quản lý, Sử dụng tài sản công năm 2017, tài nguyên khoáng sản là một loại tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Thu ngân sách nhà nước từ khoáng sản là công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân Thu ngân sách đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam gồm các khoản: Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế bảo vệ môi trường đối với than; tiền thuê đất (hoạt động khoáng sản hoặc khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến đất mặt), thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản theo Pháp lệnh Phí, Lệ phí, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản…; trong đó, thuế tài nguyên là khoản thu điều tiết cơ bản Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu và thiết kế chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản là cực kỳ cấp thiết vì liên quan đến việc quản lý nguồn thu quốc gia và định hình tác động của hoạt động khai thác này đối với nền kinh tế và xã hội ở các khía cạnh: 1) quản lý thu NSNN; 2) khuyến khích hoạt động đầu tư và phát triển bền vững; 3) đảm bảo lợi ích cộng đồng và bảo vệ môi trường

Tuy nhiên, đánh giá một cách hoàn thiện, hiện nay, chính sách thu trong khai thác khoáng sản còn một số vướng mắc ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn

Đối với góc độ lý luận: (1) Chưa có công bố rõ ràng và thiết lập đầy đủ có hệ thống mục tiêu chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản; (2) Các nghiên cứu về chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam thời gian qua hầu hết là các nghiên

Trang 2

cứu về chính sách thuế, chưa có tính bao quát một cách toàn diện; trong đó các nghiên cứu về chính sách thuế lại chủ yếu tập trung vào thuế tài nguyên; chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về các loại thuế khác có liên quan như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) Chưa có hệ thống nghiên cứu chính sách phí liên quan đến khai thác khoáng sản một cách toàn diện

Đối với khía cạnh thực tiễn: (1) Còn nhiều hạn chế trong quy định pháp luật về thuế tài nguyên ở các nội dung về đối tượng nộp thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế cũng như sản lượng tính thuế;… (3) Còn một số hạn chế trong quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng như trong quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Chính vì vậy, từ cơ sở pháp lý và thực tiễn trên, việc nghiên cứu

đề tài luận án “Hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam” là rất cần thiết

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát là phát triển bổ sung cơ sở lý luận về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thứ nhất, trên phương diện lý luận, chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam cần bổ sung, làm rõ thêm các vấn đề gì? Vấn đề gì cần phát triển cho phù hợp với điều kiện hiện nay và thích ứng với dự báo tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới?

- Thứ hai, kinh nghiêm của các quốc gia trong việc xây dựng và thực thi chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản? Những bài học nào có thể tham khảo cho Việt Nam

Trang 3

- Thứ ba, thực trạng chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Những kết quả đạt được là gì, những hạn chế nào còn tồn tại và nguyên nhân?

- Thứ tư, trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước, cần đưa ra những mục tiêu, quan điểm định hướng và giải pháp nào để hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản?

4 Phương pháp nghiên cứu 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà luận án hướng đến là chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm những chính sách về các khoản thu riêng đối với khai thác khoáng sản (Thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) và các khoản thu chung đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản (Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp)

- Về không gian: Luận án nghiên cứu, phân tích về chính sách thu ngân sách nhà nước của Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm quốc tế

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách thu NSNN tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ khi ban hành Luật Thuế tài nguyên (2009) và Luật Khoáng sản (2010) có hiệu lực cho đến hết năm 2023; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2035

6 Những đóng góp mới của luận án

- Về mặt lý luận: luận án góp phần bổ sung, phát triển khung lý thuyết về khoáng sản và chính sách thu ngân sách đối với khai thác khoáng sản Những đóng góp về lý luận này tiếp tục củng cổ thêm những nghiên

Trang 4

cứu của các nhà khoa học trước đây trong việc làm rõ những nguyên tắc xây dựng chính sách thu ngân sách, nội dung quản lý thu ngân sách, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu ngân sách nhà nước đối với khai thác khoáng sản Khung lý thuyết mà luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau tham khảo và dùng làm tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý

- Về mặt thực tiễn: luận án đã làm rõ thực trạng thu ngân sách nhà nước đối với khai thác khoáng sản tại Việt Nam; chỉ ra cách thức mà các quốc gia trên thế giới thực hiện chính sách thu ngân sách đối với khai thác khoáng sản; đánh giá ưu nhược điểm của công tác thu ngân sách với hoạt động này tại Việt Nam thời gian qua Trên cơ sở đó đã xây dựng các đề xuất hoàn thiện tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách thu ngân sách nhà nước

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công t rình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Những nghiên cứu về chính sách thu NSNN nói chung đối với khai thác khoáng sản

"Fiscal regime of Vietnam's mining industry: Evaluation and

recommendations for improvement" – Chính sách tài chính đối với ngành khai khoáng Việt Nam: đánh giá và đề xuất cải tiến của tác giả Nguyen

Anh Tuan, (2015), Tạp chí: Resources Policy Nghiên cứu đã đưa ra đánh giá về chính sách thu ngân sách nhà nước trong ngành công nghiệp khai

Trang 5

thác tài nguyên khoáng sản của Việt Nam Tác giả đã phân tích cơ cấu thuế và lệ phí trong ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực đá granit và quặng bauxite Tác giả cũng đã đánh giá hiệu quả của các chính sách thu ngân sách nhà nước đối với năng suất và lợi nhuận của các công ty khai thác Bài báo đề xuất các cải tiến cho chính sách thu ngân sách nhà nước trong ngành khai thác tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, bao gồm: tăng thuế và lệ phí đối với các sản phẩm tài nguyên, áp dụng thuế môi trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty khai thác nhỏ và vừa, đồng thời tăng cường giám sát và kiểm tra chặt chẽ hơn đối với hoạt động khai thác tài nguyên

Boakye Yiadom, P (2020), “Fiscal Regime Design and Natural Resource Exploitation: The Case of Petroleum and Mining in Developing

Countries”, - Hoạch định chính sách tài chính và khai thác tài nguyên thiên nhiên: trường hợp về dầu mỏ và khai khoáng tại các quốc gia đang phát triển, Resources Policy, 68, 101783 Nghiên cứu này đưa ra các đánh giá

về những vấn đề mà các quốc gia đang phát triển gặp phải trong việc quản lý thu ngân sách từ ngành khai thác tài nguyên, bao gồm vấn đề về sự minh bạch và trách nhiệm của các doanh nghiệp khai thác tài nguyên Nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp và đề xuất chính sách để cải thiện hiệu quả quản lý thu ngân sách từ khai thác tài nguyên, bao gồm việc áp dụng các chính sách thuế và lệ phí hiệu quả nhằm tăng cường sự minh bạch và tính công bằng, đồng thời đảm bảo rằng các chính sách này cần phù hợp với điều kiện kinh tế và pháp lý của các quốc gia đang phát triển

Nguyễn Hoàng Minh, Vũ Văn Thông, & Nguyễn Đức Đạt (2018),

“Chính sách thu ngân sách đối với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam” - Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 56(3B),

209-218 Các tác giả đã phân tích các chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt

Trang 6

Nam Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường công tác quản lý, giám sát và kiểm soát đối với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam Đồng thời, cần phải tăng cường thực hiện thuế và phí đối với hoạt động này để tăng cường thu ngân sách nhà nước

Lê Xuân Trường, Lê Quang Thuận và Trần Thanh Thủy (2015),

Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Hà Nội 2015 Các tác

giả cũng so sánh chính sách thuế và thu khác đối với tài nguyên khoáng sản của Việt Nam với một số nước trên thế giới và rút ra những nhận xét về sự tương đồng và khác biệt giữa chính sách Việt Nam với các nước Các tác giả cũng đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế và thu khác đối với khai thác khoáng sản ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập hạn chế và hướng hoàn thiện

1.1.2 Những nghiên cứu về các khoản thu cụ thể đối với hoạt động khai thác khoáng sản

“Taxation of Mineral Resource Extraction in the Arctic: A Comparative Study of Alaska, Canada, Greenland, Norway, and Russia" –

Thuế khai thác tài nguyên khoáng sản tại Bắc Cực: nghiên cứu so sánh các trường hợp Alaska, Canada, Greenland, Na Uy và Nga (2018) của

Laura-Elina Manninen, Trường đại học Lapland, Phần Lan Luận án cung cấp một cái nhìn tổng quan về các chính sách thuế đối với khai thác tài nguyên khoáng sản ở các quốc gia được nghiên cứu, bao gồm cả cách tính toán thuế và phương pháp thu thuế Luận án cũng đưa ra những đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của các chính sách thuế này và đưa ra những khuyến nghị về cách tối ưu hóa chính sách thuế đối với khai thác tài nguyên khoáng sản tại khu vực Bắc Cực

Nguyễn Thị Phương Anh & Trần Đình Thi (2017), “Đánh giá hiệu

Trang 7

quả chính sách thuế môi trường đối với ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam”- Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 55(2B), 147-

154 Các tác giả đã tiến hành đánh giá tác động của chính sách thuế môi trường này đến ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam, thông qua việc sử dụng phương pháp đánh giá tác động kinh tế và mô phỏng một số kịch bản khác nhau Kết quả cho thấy, cơ chế thuế môi trường đề xuất sẽ góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đến môi trường, đồng thời cũng giúp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước

Lê Xuân Trường và Phạm Thiên Tùng (2016), “Hoàn thiện quy định pháp luật về thuế tài nguyên ở Việt Nam để vừa đảm bảo mục tiêu thu ngân sách, vừa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi”, Tạp chí Nghiên cứu

Tài chính Kế toán số 156, tháng 7/2016 Bài báo đã chỉ ra một số điểm bất hợp lý của quy định pháp luật về thuế tài nguyên hiện hành ở Việt Nam, đó là: quy định về giá tính thuế trong Thông tư 105/2010/TT-BTC có thể khiến người thực thi hiểu không đúng về tinh thần Luật Thuế tài nguyên, hoặc thậm chí có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau về xác định giá tính thuế tài nguyên; một số nội dung về kê khai thuế tài nguyên hàng tháng và đặc biệt là khai quyết toán thuế tài nguyên theo năm chưa được hướng dẫn cụ thể

Lê Xuân Trường, Nguyễn Đình Chiến (2019), Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam, Đề tài

NCKH cấp Học viện Tài chính năm 2019 Đề tài đã khái quát những vai trò của chính sách thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó: 1) thúc đẩy sử dụng tiết kiệm khoáng sản; thúc đẩy khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đồng thời, cũng làm rõ những hạn chế của chính sách này trong thời gian qua như chưa làm rõ về phương châm chính sách, chưa xác định rõ vị trí,

Trang 8

vai trò của chính sách thuế trong tổng thể các hệ thống chính sách khác đối với hoạt động khai thác khoáng sản, làm rõ một số bất cập về quy định đối tượng chịu thuế, giá tính thuế, thuế suất và ưu đãi thuế Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp về hoàn thiện mục tiêu chính sách, hoàn thiện quan điểm chính sách và hoàn thiện công cụ chính sách

1.2 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu đã công bố 1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Từ nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu sinh nhận thấy các khoảng trống sau:

- Thứ nhất, nghiên cứu về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã được nhiều học giả nước ngoài quan tâm và thực hiện, không chỉ tại các quốc gia đang phát triển mà còn tại các quốc gia phát triển Tuy nhiên, các kết luận về tác động của chính sách thu NSNN đối với hoạt động này vẫn còn tồn tại những khác biệt, chưa thống nhất với các nghiên cứu khác nhau ở các quốc gia khác nhau Trong đó, tại Việt Nam có sự khác biệt lớn với các quốc gia trong việc xác định sản lượng, đối tượng nộp thuế cũng như quy định về thuế suất

- Thứ hai, tại Việt Nam thời gian qua đã có một số nghiên cứu về chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, tuy nhiên hầu hết là các nghiên cứu về chính sách thuế, chưa có tính bao quát một cách toàn diện Các nghiên cứu về chính sách thuế chủ yếu tập trung vào thuế tài nguyên; chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về các loại thuế khác có liên quan như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thứ ba, những nghiên cứu về hoàn thiện phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam gần như chưa có các nghiên cứu chuyên sâu; chỉ có một số nguyên nhân thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện tại Học viện Tài chính, dẫn tới khá nhiều các khoảng trống như: (1) Ngoại trừ nguyên

Trang 9

tắc đã được thừa nhận rộng rãi “Người gây ô nhiễm trả tiền” thì chưa có nghiên cứu đầy đủ về các nguyên tắc thu phí BVMT; (2) Chưa có nghiên cứu có hệ thống về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách và công tác quản lý phí BVMT; (3) Chưa có đánh giá các phương án lựa chọn phù hợp về áp dụng phí BVMT đối với khí thải ở Việt Nam

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 2.1 Cơ sở lý luận về khoáng sản và khai thác khoáng sản

2.1.1 Cơ sở lý luận về khoáng sản 2.1.2 Cơ sở lý luận về khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản là hoạt động có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, việc tồn tại đa dạng khoáng sản khiến hoạt động khai

thác đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương pháp khai thác phức tạp, từ khai thác mỏ truyền thống đến các phương pháp tiên tiến Các loại khoáng sản khác nhau đòi hỏi yêu cầu công nghệ và quy trình sản xuất riêng biệt Sự đa dạng này đòi hỏi các công nghệ và quy trình sản xuất, khai thác độc đáo, việc áp dụng chúng lại đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và tài nguyên đầu tư lớn

Thứ hai, khai thác khoáng sản ngày càng đặt ra yêu cầu cao đối

với công nghệ khai thác Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến không chỉ giúp tăng cường hiệu suất sản xuất và giảm chi phí vận hành mà còn đem lại nhiều lợi ích về môi trường Các công nghệ hiện đại ngày nay như máy móc tự động hóa, thiết bị khoan và đào mỏ tiên tiến, hệ thống định vị GPS, và công nghệ thông tin giúp tối ưu hóa quá trình khai thác và vận chuyển khoáng sản Điều này không chỉ giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động nhưng còn giảm nguy cơ tai nạn lao động Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp và công nghệ xử lý môi trường tiên tiến giúp giảm thiểu tác

Trang 10

động tiêu cực đến môi trường Các biện pháp xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường như lọc nước, xử lý chất thải, và tái sử dụng nguồn nước cung cấp là những ví dụ điển hình Điều này giúp hạn chế sự ô nhiễm của nước và đất đai, bảo vệ sinh quyền và môi trường sống của cộng đồng địa phương

Thứ ba, khai thác khoáng sản luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm

môi trường ở mức độ cao: ô nhiễm không khí, nguồn nước, sự tàn phá đất

đai và thay đổi địa hình, mất cân bằng hệ sinh thái

2.2 Cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản là việc Nhà

nước sử dụng quyền lực công để tiến hành tái phân phối một phần nguồn tài chính thu được từ hoạt động khai thác khoáng sản vào ngân sách Nhà nước để góp phần phục vụ nhu cầu chi tiêu công và nhằm đảm bảo vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản cũng như thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước

2.3 Cơ sở lý luận về chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoảng sản

2.3.1 Khái niệm về chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

2.3.2 Nội dung chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

- Mục tiêu, quan điểm của chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

- Xây dựng, hoàn thiện các công cụ pháp luật về thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

2.3.3 Nguyên tắc xây dựng chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Trang 11

Một số nguyên tắc chung trong xây dựng chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

- Xác định đúng vị trí, vai trò của từng khoản thu ngân sách đối với hoạt động khai thác khoáng sản

- Phối hợp hài hòa các khoản thu ngân sách đối với hoạt động khai thác khoáng sản

- Người hưởng lợi trả tiền

2.3.4 Các tiêu chí đánh giá chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

2.3.4.1 Các chỉ tiêu định tính

- Tính công bằng - Tính minh bạch - Tính đơn giản - Mức độ phù hợp của các biện pháp chính sách với các mục tiêu

2.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia 2.4.2 Bài học cho Việt Nam

Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU NSNN ĐỐI VỚI HOẠT

ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA VIỆT NAM 3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2023 và tác động

Trang 12

tới chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2023 3.1.2 Tác động của bối cảnh kinh tế xã hội tới chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam

3.2 Thực trạng chinh sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam

3.2.1 Thực trạng xác định và hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Nhằm mục tiêu cải cách toàn diện trên toàn hệ thống tài chính, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống thuế, ngày 17/05/2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 732/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 Tiếp sau đó, Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hệ thống pháp luật thuế giai đoạn 2011 - 2015 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược này Đến ngày 23/04/2022, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược này được xác định là: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; bảo đảm tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế gián thu và thuế trực thu ở mức hợp lý, khai thác tốt thuế, phí và lệ phí thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh,

Ngày đăng: 19/09/2024, 08:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN