Thu ngân sách nhà nước từ khoáng sản là công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM THIÊN TÙNG
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
HÀ NỘI – NĂM 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM THIÊN TÙNG
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Xuân Trường
TS Nguyễn Xuân Thành
HÀ NỘI – NĂM 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
NGHIÊN CỨU SINH
Phạm Thiên Tùng
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Initiative - Sáng kiến minh bạch hóa trong công nghiệp khai khoáng
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tác động của tài nguyên khoáng sản tới quốc gia sở hữu 49 Bảng 2.1: Các khoản thu ngân sách nhà nước từ khai thác khoáng sản 56 Bảng 3.1: Số thuế tài nguyên giai đoạn 2011 – 2023 132 Bảng 3.2: Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản giai đoạn 2011 – 2023 136 Bảng 4.1: Dự báo chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn đến 2030 158 Bảng 4.2: Dự báo các động lực tăng trưởng đến năm 2025 và định hướng đến 2030 159 Bảng 4.3: Khát vọng Việt Nam năm 2035 161 Hình 4.1: Các kịch bản về tăng trưởng thu nhập của Việt Nam năm 2035
162
Trang 61.2 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu đã công bố 38
1.3 Khoảng trống nghiên cứu 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41
Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 42
2.1 Cơ sở lý luận về khoáng sản và khai thác khoáng sản 42
2.1.1 Cơ sở lý luận về khoáng sản 42
2.1.1.1 Khái niệm khoáng sản 42
2.1.1.2 Đặc điểm của khoáng sản 43
2.1.1.3 Phân loại khoáng sản 46
2.1.1.4 Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia 48
2.1.2 Cơ sở lý luận về khai thác khoáng sản 52
2.1.2.1 Khái niệm về khai thác khoáng sản 52
2.1.2.2 Đặc điểm của khai thác khoáng sản 53
Trang 72.2 Cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác
2.2.2.1 Thuế tài nguyên 56
2.2.2.2 Thuế bảo vệ môi trường 58
2.2.2.3 Phí bảo vệ môi trường 59
2.2.2.4 Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 60
2.2.2.5 Thuế giá trị gia tăng đối với khai thác khoáng sản 60
2.2.2.6 Thuế xuất khẩu 61
2.2.2.7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 61
2.3 Cơ sở lý luận về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 62
2.3.1 Khái niệm về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 62
2.3.2 Nội dung chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 64
2.3.2.1 Mục tiêu, quan điểm của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 64
2.3.2.2 Xây dựng, hoàn thiện công cụ pháp luật về thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản 67
2.3.3 Nguyên tắc xây dựng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 68
2.3.3.1 Nguyên tắc chung 68
2.3.3.2 Các nguyên tắc cụ thể 71
Trang 82.3.4 Các tiêu chí đánh giá chính sách thu ngân sách nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản 77
2.4.1.1 Kinh nghiệm của Australia 88
2.4.1.2 Kinh nghiệm của Nam Phi 89
2.4.1.3 Kinh nghiệm của Chile 90
2.4.1.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Nam Á 91
2.4.1.5 So sánh quy định về thu NSNN đối với khai thác khoáng sản giữa các quốc gia trên thế giới và Việt Nam 92
2.4.2 Bài học cho Việt Nam 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 96
Chương 3THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA VIỆT NAM 97
3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2023 và tác động tới chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam 97
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2023 97
3.1.2 Tác động của bối cảnh kinh tế xã hội tới chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam 101
Trang 93.2 Thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động
khai thác khoáng sản tại Việt Nam 101
3.2.1 Thực trạng xác định và hoàn thiện các quan điểm, mục tiêu chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 101 3.2.1.1 Mục tiêu phát triển công nghiệp khoáng sản của Việt Nam 101
3.2.1.2 Quan điểm, mục tiêu của chính sách thu ngân sách nhà nước với khai thác khoáng sản 102
3.2.2 Thực trạng xây dựng, hoàn thiện công cụ pháp luật về thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 109
3.2.2.1 Chính sách thuế tài nguyên 109
3.2.2.2 Chính sách thuế bảo vệ môi trường 113
3.2.2.3 Chính sách thuế giá trị gia tăng đối với khai thác khoáng sản
117
3.2.2.4 Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp 123
3.2.2.5 Thuế xuất khẩu 125
3.2.2.6 Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 125
3.2.2.7 Chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 129
3.3 Đánh giá thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam 131
3.3.1 Những kết quả đạt được 131
3.3.1.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 131
3.3.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội 138
Trang 103.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 154
3.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 154
3.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 155
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 157
Chương 4GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA VIỆT NAM 158
4.1 Dự báo bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2030 158
4.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện chính sách thu ngân sách Nhà nước với hoạt động khai thác khoáng sản 164
4.3 Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam 166
4.3.1 Bổ sung mục tiêu chính sách thu ngân sách góp phần thúc đẩy phát triển bền vững 166
4.3.2 Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quan điểm chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 167
4.3.2.1 Sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách để huy động hợp lý nguồn thu từ khoáng sản vào ngân sách nhà nước 167
4.3.2.2 Kết hợp công cụ hành chính và công cụ kinh tế trong thực hiện mục tiêu khuyến khích sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả khoáng sản 168
4.3.2.3 Xem xét đầy đủ các yếu tố kinh tế kỹ thuật khi ban hành chính sách thu ngân sách đối với khoáng sản 170
Trang 114.3.2.4 Hoàn thiện quan điểm các chính sách thu NSNN cụ thể đối với hoạt động khai thác khoáng sản 171
4.3.3 Giải pháp hoàn thiện công cụ pháp luật của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 175
4.3.3.1 Hoàn thiện pháp luật thuế tài nguyên 175 4.3.3.2 Hoàn thiện pháp luật thuế bảo vệ môi trường 178 4.3.3.3 Hoàn thiện pháp luật thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
4.4 Giải pháp điều kiện 184
4.4.1 Nghiên cứu áp dụng Sáng kiến minh bạch hóa trong công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam 184 4.4.2 Tăng cường chức năng quản lý của cơ quan thuế các cấp 185 4.4.3 Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cho công chức thuế 190 4.4.4 Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 192 4.4.5 Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản 194
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 196 KẾT LUẬN 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 12MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Theo Luật Quản lý, Sử dụng tài sản công năm 2017, khoáng sản là một loại tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Khoáng sản là tài sản quan trọng của quốc gia, và hầu hết là tài nguyên không tái tạo được, vì vậy, cần được quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững
Thu ngân sách nhà nước từ khoáng sản là công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân Thu ngân sách đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam gồm các khoản: Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế bảo vệ môi trường đối với than; tiền thuê đất, thuế tài nguyên, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản… Những khoản thu này tạo nên một chỉnh thể chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản Mục tiêu của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản là điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người sử dụng sản phẩm khai khoáng vào ngân sách nhà nước một cách hợp lý, định hướng sản xuất, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, thúc đẩy khai thác và sử dụng khoáng sản tiết kiệm, hiệu quả Muốn đạt được những mục tiêu đó, chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản cần được xây dựng và nghiên cứu hoàn thiện khi có sự thay đổi về những điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, các quy định liên quan đến chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng được hoàn thiện Số thu ngân sách nhà nước từ thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường cũng như các khoản thu khác ngày càng gia tăng; đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển theo hướng bền vững tại Việt
Trang 13Nam Đối với chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản 2010 và được triển khai thực hiện từ năm 2012 đã đạt những kết quả quan trọng Theo đó, số tiền thu được từ cấp quyền khai thác khoáng sản ngày càng gia tăng, việc đánh giá trữ lượng làm căn cứ cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện mang tính chất khoa học, thực tiễn hơn
Những quy định nêu trên đã góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN, bình ổn thị trường, đồng thời góp phần tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia nói chung và khoáng sản nói riêng, khuyến khích việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản Đồng thời, các chính sách thu NSNN cũng đã khuyến khích các địa phương tăng cường công tác quản lý và thu NSNN từ tài nguyên, hạn chế hoạt động khai thác tràn lan, khai thác không phép
Tuy nhiên, chính sách thu NSNN đối với khai thác khoáng sản còn một số vướng mắc ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn
Trên góc độ lý luận: (1) Các nghiên cứu về chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam thời gian qua hầu hết là các nghiên cứu về chính sách thuế, chưa có tính bao quát một cách toàn diện; trong đó các nghiên cứu về chính sách thuế lại chủ yếu tập trung vào thuế tài nguyên; chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về các loại thuế khác có liên quan như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; (2) Chưa có hệ thống nghiên cứu chính sách phí liên quan đến khai thác khoáng sản một cách toàn diện; (3) Vẫn có những ý kiến trái chiều về áp dụng khoản thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản Bên cạnh quan điểm cần phải áp dụng khoản thu này để thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với khoáng sản, vẫn có những ý kiến cho rằng chính sách thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được ban hành làm cho tỷ lệ thu NSNN đối với khoáng sản ngày càng tăng cao, trùng lặp với thuế tài nguyên Điều này cho thấy, về lý luận, cần có nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ vấn đề trái chiều về đạo lý của khoản thu này
Trang 14Trên phương diện thực tiễn: (1) Chưa có công bố rõ ràng và thiết lập đầy đủ có hệ thống mục tiêu chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản; (2) Còn nhiều hạn chế trong quy định pháp luật về thuế tài nguyên ở các nội dung về đối tượng nộp thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế cũng như sản lượng tính thuế;… (3) Còn một số hạn chế trong quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng như trong quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Những phân tích trên cho thấy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản là hết sức cần thiết để góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện những vấn đề lý luận về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản và khắc phục những khiếm khuyết của chính sách hiện tại và giải quyết những vướng mắc về công cụ pháp luật của chính sách
Thêm vào đó, cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản để cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế, chiến lược địa chất và chiến lược cải cách hệ thống thuế Cụ thể là:
- Ngày 10/02/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Nghị quyết đưa ra một hệ thống các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng thực hiện quan điểm, mục tiêu nêu trên là điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên đối với một số khoáng sản nhằm khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản có điều kiện địa chất – mỏ phức tạp, hàm lượng thấp, hạ tầng kỹ thuật kém
- Tại Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030 trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội về thuế, phí như sau: sửa đổi, bổ
Trang 15sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế và áp dụng mức thuế suất hợp lý, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, cơ cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN, đồng thời góp phần thiết lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế
- Tại Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, trong đó có nêu: Đối với thuế tài nguyên, nghiên cứu sửa đổi quy định, giá tính thuế tài nguyên, sản lượng tài nguyên tính thuế; sửa đổi khung thuế, mức thuế và miễn, giảm thuế tài nguyên theo hướng minh bạch, rõ ràng, đảm bảo chính sách thuế tài nguyên tiếp tục là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ tài nguyên, khuyến khích sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá trị tài nguyên
Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, việc nghiên cứu đề tài luận án “Hoàn
thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam” là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát là phát triển bổ sung cơ sở lý luận về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam
Trên cơ sở đó, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể gồm: - Hệ thống hóa và phát triển, bổ sung cơ sở lý luận về tài nguyên khoáng sản và khai thác tài nguyên khoáng sản
- Phát triển bổ sung một số vấn đề lý luận về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Trang 16- Phân tích thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với khai thác khoáng sản tại Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với khai thác khoáng sản tại Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, trên phương diện lý luận, chính sách thu ngân sách nhà nước
đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam cần bổ sung, làm rõ thêm các vấn đề gì? Vấn đề gì cần phát triển cho phù hợp với điều kiện hiện nay và thích ứng với dự báo tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới?
Thứ hai, kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xây dựng và thực thi
chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản? Những bài học nào có thể tham khảo cho Việt Nam
Thứ ba, thực trạng chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác
khoáng sản tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Những kết quả đạt được là gì, những hạn chế nào còn tồn tại và nguyên nhân?
Thứ tư, trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước, cần đưa ra những mục
tiêu, quan điểm định hướng và giải pháp nào để hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản?
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu chính sách thu NSNN đối với khai thác khoáng sản một cách toàn diện, có hệ thống, đặt trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố khác của quản lý thuế và của hệ thống kinh tế - xã hội, đặt trong điều kiện lịch sử cụ thể để đánh giá, kết luận các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án Theo đó, luận án tiếp cận chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản
Trang 17với tư cách là một chỉnh thể chính sách nhưng có tính đến những yếu tố riêng biệt của các chính sách thu với những mục đích và đặc điểm riêng
Cùng với phương pháp luận bao trùm trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm kế thừa những nội dung lý luận về chính sách tài thu NSNN đối với khai thác khoáng sản, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho luận án Đồng thời, phương pháp phân tích tổng hợp cũng được sử dụng để đánh giá thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam
- Phương pháp so sánh, thông qua thu thập thông tin, số liệu thứ cấp, xử lý, biểu bảng để so sánh và đánh giá nội dung cần nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thống kê: Nghiên cứu sinh tiến hành phân tích, tổng hợp đánh giá xu hướng vận động của số lớn dựa trên số liệu thống kê theo thời gian Từ đó, đánh giá thực trạng chính sách thu NSNN đối với khai thác khoáng sản và kết quả thực hiện chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam
4.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và xử lý thông tin
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin được nghiên cứu sinh sử dụng để thu thập các tài liệu thứ cấp Đó là các báo cáo thuế ở các cấp độ (Cục, Tổng cục) tại Việt Nam; các báo cáo kết quả thu ngân sách tại một số địa phương; một số kết luận, báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế và một số địa phương Cùng với đó là các đề án, công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án tiến sĩ kinh tế, thạc sĩ kinh tế, các bài báo khoa học, bài báo thời sự ở cả trong và ngoài nước có liên quan Nghiên cứu sinh đã xử lý các thông tin từ các tài liệu này nhằm đạt được các mục tiêu sau
Trang 18- Hệ thống hóa được những kết quả nghiên cứu trước luận án, tìm ra những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại cũng như chỉ ra khoảng hở nghiên cứu mà luận án cần hướng tới, từ đó tìm ra điểm mới của vấn đề
- Tìm kiếm, thu thập các căn cứ khoa học cũng như các số liệu từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy làm cơ sở khách quan cho việc hình thành các luận điểm, luận cứ và luận chứng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn
- Trình bày kết luận, kết quả nghiên cứu của luận án theo cách tiếp cận riêng của nghiên cứu sinh
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà luận án hướng đến là chính sách thu ngân
sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam 5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm tập hợp những chính sách về các khoản thu riêng đối với khai thác khoáng sản (Thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản) và các khoản thu chung đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản (Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp) nằm trong tổng thể chiến lược chung về thu NSNN đối với khai thác khoáng sản Tuy nhiên, do số liệu từ cơ quan Thuế các cấp không hạch toán, thống kê các khoản thu chung cho lĩnh vực khai thác khoáng sản nên khi nghiên cứu thực trạng, NCS tập trung vào số liệu thống kê với các khoản thu riêng đối với hoạt động khai thác khoáng sản là chủ yếu Đối với chính sách về từng khoản thu, luận án nghiên cứu các nội dung: Mục tiêu, quan điểm của chính sách và việc xây dựng, hoàn thiện công cụ pháp luật về chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản Việc đề cập đến tổ chức thực hiện chính sách thu NSNN đối với hoạt động khai
Trang 19thác khoáng sản chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn cơ sở thực tiễn của chính sách
- Về không gian: Luận án nghiên cứu, phân tích về chính sách NSNN đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam và có tham khảo kinh nghiệm quốc tế
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách thu NSNN tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ khi ban hành Luật Thuế tài nguyên (2009) và Luật Khoáng sản (2010) có hiệu lực cho đến hết năm 2023; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2035
6 Những đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung, phát triển khung lý thuyết về
khoáng sản và chính sách thu ngân sách đối với khai thác khoáng sản Những đóng góp về lý luận này tiếp tục củng cố thêm những nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây trong việc làm rõ những nguyên tắc xây dựng chính sách thu ngân sách, nội dung quản lý thu ngân sách, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu ngân sách nhà nước đối với khai thác khoáng sản Khung lý thuyết mà luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau tham khảo và dùng làm tài liệu hữu ích cho các nhà quản lý
- Về thực tiễn: Luận án đã làm rõ thực trạng thu ngân sách nhà nước đối
với khai thác khoáng sản tại Việt Nam; chỉ ra cách thức mà các quốc gia trên thế giới thực hiện chính sách thu ngân sách đối với khai thác khoáng sản; đánh giá ưu nhược điểm của công tác thu ngân sách với hoạt động này tại Việt Nam thời gian qua Trên cơ sở đó, đã đề xuất hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản
7 Kết cấu luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án của nghiên cứu sinh được kết cấu gồm 4 chương:
Trang 20- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với
hoạt động khai thác khoáng sản
- Chương 3: Thực trạng chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt
động khai thác khoáng sản của Việt Nam
- Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối
với hoạt động khai thác khoáng sản của Việt Nam
Trang 21Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Những công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến
đề tài luận án
1.1.1 Những nghiên cứu về chính sách thu ngân sách nhà nước nói chung
đối với khai thác khoáng sản
Trong thời gian qua, có khá nhiều nghiên cứu quốc tế và trong nước liên quan đến chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản Tiêu biểu là các nghiên cứu sau đây:
- "Fiscal regime of Vietnam's mining industry: Evaluation and
recommendations for improvement" – Chính sách tài chính đối với ngành khai
khoáng Việt Nam: đánh giá và đề xuất cải tiến của tác giả Nguyen Anh Tuan,
(2015), Tạp chí: Resources Policy [60] Nghiên cứu đã đưa ra đánh giá về chính sách thu ngân sách nhà nước trong ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản của Việt Nam Tác giả đã phân tích cơ cấu thuế và lệ phí trong ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực đá granit và quặng bauxite Tác giả cũng đã đánh giá hiệu quả của các chính sách thu ngân sách nhà nước đối với năng suất và lợi nhuận của các công ty khai thác Bài báo đề xuất các cải tiến cho chính sách thu ngân sách nhà nước trong ngành khai thác tài nguyên khoáng sản của Việt Nam, bao gồm: tăng thuế và lệ phí đối với các sản phẩm tài nguyên, áp dụng thuế môi trường, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty khai thác nhỏ và vừa, đồng thời tăng cường giám sát và kiểm tra chặt chẽ hơn đối với hoạt động khai thác tài nguyên
- "Fiscal Regimes for Extractive Industries: Design and Implementation"
– Chính sách tài chính cho ngành công nghiệp khai thác, hoạch định và thực
thi (2015) của World Bank [70] Đây là một báo cáo của Ngân hàng Thế giới
về các chế độ tài chính trong lĩnh vực khai thác tài nguyên Báo cáo này cung
Trang 22cấp các hướng dẫn và lời khuyên về việc thiết kế và triển khai các chế độ tài chính hiệu quả cho ngành công nghiệp khai thác tài nguyên
- "Mineral Revenue Management and Economic Diversification in
Sub-Saharan Africa: The Case of Botswana" – Quản lý doanh thu từ khoáng sản và
vấn đề đa dạng hóa kinh tế tại khu vực cận Sahara: trường hợp của Botswana
(2017) của Mosad Elsayed, Trường đại học Birmingham, Anh Quốc [57] Nội dung luận án tập trung vào việc nghiên cứu về quản lý thu nhập từ tài nguyên khoáng sản và sự đa dạng hóa kinh tế ở châu Phi Luận án này lấy Botswana làm ví dụ để phân tích cách quản lý thu nhập từ khoáng sản đã giúp quốc gia này đạt được sự phát triển kinh tế và giảm nghèo đáng kể trong những năm qua Nghiên cứu này tập trung vào các chính sách quản lý thu nhập từ tài nguyên khoáng sản ở Botswana và đánh giá tác động của chúng đến sự đa dạng hóa kinh tế của đất nước này Trong nghiên cứu này, Mosad Elsayed sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng, bao gồm phân tích hồi quy và mô hình VAR (Vector Autoregression), để đánh giá tác động của quản lý thu nhập từ khoáng sản đến sự đa dạng hóa kinh tế của Botswana Nghiên cứu cho thấy rằng, nhờ chính sách quản lý thu nhập từ khoáng sản, Botswana đã có được sự đa dạng hóa kinh tế và đạt được nhiều thành công kinh tế đáng kể Nghiên cứu này cũng đưa ra một số đề xuất chính sách quản lý thu nhập từ tài nguyên khoáng sản để tối đa hóa tác động tích cực đến sự đa dạng hóa kinh tế của các quốc gia châu Phi khác Ví dụ như, đưa ra các chính sách nhằm tăng cường sự liên kết giữa ngành khai thác tài nguyên và các ngành khác trong nền kinh tế, đẩy mạnh đầu tư vào các ngành kinh tế đang phát triển, đồng thời tăng cường năng lực quản lý và đào tạo cho người lao động trong ngành khai thác tài nguyên
- Nghiên cứu "Evaluating the fiscal regime for mineral exploitation in
Kazakhstan" – Đánh giá chế độ tài chính đối với khai thác khoáng sản tại
Kazakhstan của Askar Nursultanov [41] tập trung vào việc đánh giá chế độ tài
chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Kazakhstan Nghiên cứu này
Trang 23được đăng trên tạp chí Journal of Sustainable Mining năm 2015 Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá các cơ chế tài chính hiện tại và đề xuất một số cải tiến cho chính sách tài chính về tài nguyên Tác giả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành khai thác tài nguyên khoáng sản và đề xuất các phương án thay đổi cơ cấu thu tài chính nhằm tăng tính minh bạch và công bằng Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tài chính đối với khai thác tài nguyên khoáng sản ở Kazakhstan, bao gồm việc tăng cường sự minh bạch và giám sát, áp dụng các khoản thuế đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo cơ chế đặc thù của ngành khai thác tài nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế địa phương Nghiên cứu này cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về chính sách tài chính đối với khai thác tài nguyên khoáng sản ở Kazakhstan và đề xuất các phương án cải tiến để nâng cao tính minh bạch và công bằng của chính sách
- Shahnazarian, H., & Yazdanpanah, A (2018) “Optimal Fiscal Policy for
a Resource-Rich Developing Country”, - Chính sách tài chính tối ưu đối với
quốc gia đang phát triển giàu tài nguyên, Resources Policy, 59, 197-209 [65]
Nghiên cứu tập trung vào việc tối ưu hóa chính sách thu ngân sách nhà nước đối với một quốc gia đang phát triển có nguồn tài nguyên phong phú Bài báo đưa ra một mô hình tài chính để đánh giá các tùy chọn chính sách thu ngân sách, bao gồm các loại thuế khác nhau và cách thức phân phối thu nhập từ tài nguyên - Edoho, F M., & Ojong, M E (2019), “The Effects of Fiscal Regimes
on Mining Investment Decisions in Developing Countries”, - Ảnh hưởng của
chính sách tài chính đối với quyết định đầu tư trong lĩnh vực khai thác mỏ tại các nước đang phát triển, Resources Policy, 61, 524-532 [48] Trong nghiên
cứu này, Edoho và Ojong tập trung vào việc đánh giá những ảnh hưởng của chính sách thu ngân sách đối với quyết định đầu tư vào hoạt động khai thác mỏ tại các nước đang phát triển Các tác giả đề xuất rằng chính sách thu ngân sách cần được thiết kế sao cho hấp dẫn và đủ linh hoạt để thu hút đầu tư từ các công
Trang 24ty khai thác mỏ Để đánh giá tác động của các chính sách thu ngân sách đến quyết định đầu tư của các công ty khai thác mỏ, các tác giả đã phân tích dữ liệu từ một số quốc gia đang phát triển, bao gồm Ghana, Mozambique, Tanzania và Zambia Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các chính sách thu ngân sách cần phải cân bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích của nhà nước Các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách thu ngân sách đối với các quốc gia đang phát triển, bao gồm thúc đẩy sự minh bạch và giảm chi phí thuế đối với các công ty khai thác mỏ nhỏ
- Boakye Yiadom, P (2020), “Fiscal Regime Design and Natural Resource Exploitation: The Case of Petroleum and Mining in Developing
Countries”, - Hoạch định chính sách tài chính và khai thác tài nguyên thiên
nhiên: trường hợp về dầu mỏ và khai khoáng tại các quốc gia đang phát triển,
Resources Policy, 68, 101783 [42] Nghiên cứu của tác giả tập trung vào chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên mỏ và dầu mỏ tại các quốc gia đang phát triển Tác giả giới thiệu các loại thuế và lệ phí được áp dụng trong ngành khai thác tài nguyên, và trình bày những vấn đề liên quan đến thiết kế chính sách thu ngân sách hiệu quả nhất, nhằm đảm bảo sự bền vững và phát triển kinh tế cho các quốc gia đang phát triển Nghiên cứu này đánh giá về những vấn đề mà các quốc gia đang phát triển gặp phải trong việc quản lý thu ngân sách từ ngành khai thác tài nguyên, bao gồm vấn đề về sự minh bạch và trách nhiệm của các doanh nghiệp khai thác tài nguyên Nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp và chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách từ khai thác tài nguyên, bao gồm việc áp dụng các chính sách thuế và lệ phí hiệu quả nhằm tăng cường sự minh bạch và tính công bằng, đồng thời đảm bảo rằng các chính sách này cần phù hợp với điều kiện kinh tế và pháp lý của các quốc gia đang phát triển
- Zhu, M., Wang, Y., & Wang, C (2020), “Fiscal Policy, Resource Rents
and Economic Growth in China”, - Chính sách tài chính, lợi nhuận từ tài
Trang 25nguyên và tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc, Resources Policy, 67, 101650
[71] Nghiên cứu của các tác giả tập trung vào vai trò của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế và tài nguyên tài nguyên của Trung Quốc Các tác giả đánh giá tác động của chính sách thu ngân sách nhà nước đến tài nguyên và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1980-2016 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy động lực bằng mô hình đường cong S để đo lường tác động của các biến đầu vào, bao gồm thu nhập tài nguyên, thuế suất tài nguyên và chính sách thu ngân sách của nhà nước, trên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Kết quả cho thấy rằng, thuế tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Đồng thời, chính sách thu ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, với chính sách thu ngân sách hiệu quả được xác định bởi tỷ lệ đầu tư của nhà nước và giá cả tài nguyên Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, khi tăng trưởng kinh tế gia tăng, chính sách thu ngân sách nhà nước càng có tác động lớn hơn đến tăng trưởng kinh tế Kết luận của nghiên cứu là chính sách thu ngân sách nhà nước có thể có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và phát triển tài nguyên Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả của chính sách thu ngân sách nhà nước, cần phải tập trung vào việc cải thiện chất lượng quản lý tài nguyên, giám sát các khoản chi của ngân sách và tăng cường trách nhiệm về môi trường - "The impacts of the 2010 Vietnam mining law on mining investment and
governance" – Tác động của Luật Khoáng sản Việt Nam 2010 đối với hoạt động
khai thác và quản trị của tác giả Ian Coxhead, Năm công bố: 2018, Tạp chí:
Resources Policy [54] Nghiên cứu đã tập trung phân tích tác động của các quy định về khai thác mỏ tại Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2010 đến hoạt động đầu tư khai thác mỏ và quản trị trong ngành mỏ Theo tác giả, chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đã có những thay đổi đáng kể sau khi Luật Khoáng sản được ban hành Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù Luật đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới cho ngành
Trang 26khai thác mỏ Việt Nam, tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn tồn đọng như sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu tính minh bạch, và tình trạng trốn thuế Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, bao gồm việc tăng cường quản lý, giám sát và thực thi pháp luật để ngăn chặn những hành vi vi phạm, tăng cường minh bạch trong quá trình đấu thầu, tăng cường khả năng giải quyết tranh chấp và thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc quản lý tài nguyên
- Luận án "Resource Revenue Management in Ghana: The Role of
Mineral Revenue and Political Institutions" – Quản lý nguồn thu từ tài nguyên
tại Ghana, đóng góp từ doanh thu khoáng sản và vai trò của thể chế chính trị
của Patrick Boakye Yiadom, được hoàn thành tại Đại học Manchester, Anh Quốc vào năm 2018 [62] Nội dung của luận án tập trung vào vai trò của ngành công nghiệp tài nguyên khoáng sản và các tổ chức chính trị trong quản lý thu nhập tài nguyên của Ghana Luận án sử dụng các phương pháp định lượng và định tính để phân tích dữ liệu thống kê về ngành công nghiệp tài nguyên và chính trị của Ghana Tác giả đánh giá hiệu quả của các chính sách thu ngân sách, bao gồm chính sách thuế và chính sách quản lý chi tiêu, đối với việc phát triển kinh tế của Ghana Một phần quan trọng của luận án là đánh giá vai trò của các tổ chức chính trị trong quản lý nguồn thu nhập tài nguyên của Ghana, bao gồm cả cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Tác giả cũng đề cập đến những vấn đề liên quan đến quyền lực, khả năng đàm phán và tác động của các nhà tài trợ quốc tế trong quản lý thu nhập tài nguyên Luận án cho rằng, quản lý thuế tài nguyên tại Ghana cần phải nâng cao tính sự minh bạch Từ đó, mới đảm bảo hiệu quả của các chính sách thu ngân sách Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp, bao gồm cải cách hệ thống thuế và tăng cường vai trò của các tổ chức phi chính phủ, nhằm giám sát việc thực hiện chính sách thuế tài nguyên và nguồn thu nhập từ tài nguyên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của Ghana
Trang 27- "Mining Fiscal Regime: Comparative Study between Chile and
Australia" – Cơ chế tài chính đối với hoạt động khai thác mỏ: Nghiên cứu so
sánh giữa Chile và Australia (2019) của Pablo Salgado, Trường đại học
Adelaide, Australia [61] Luận án tập trung vào phân tích và so sánh cơ chế tài chính đối với khai thác tài nguyên trong lĩnh vực khai thác mỏ giữa Chile và Úc Luận án đề cập đến những yếu tố quan trọng như hệ thống thuế, các khoản giảm trừ, quy định về thuế và hệ thống kiểm soát tài chính, cũng như tác động của chính sách tài chính đến hoạt động khai thác mỏ ở cả hai quốc gia Luận án sử dụng phương pháp phân tích so sánh để phân tích và đánh giá chế độ, chính sách khai thác tài nguyên ở cả hai quốc gia Tác giả tập trung vào các chính sách tài chính được áp dụng cho các doanh nghiệp khai thác tài nguyên mỏ, bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí… và khoản giảm trừ có liên quan Ngoài ra, tác giả cũng phân tích tác động của các chính sách tài chính đến hoạt động khai thác mỏ, đặc biệt là tác động đến sự cạnh tranh và sự phát triển kinh tế của hai quốc gia Luận án đánh giá Chile và Úc đều có các chính sách tài chính tương đối ổn định và đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp khai thác tài nguyên mỏ Tuy nhiên, tác giả nhận thấy rằng Chile có một chế độ thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên mỏ đơn giản và dễ hiểu hơn so với Úc Ngoài ra, luận án nhận định rằng, các chính sách tài chính đối với khai thác tài nguyên mỏ có tác động đến hoạt động khai thác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khai thác mỏ trong cả hai quốc gia
- Hodler, R., & Osterloh, S (2019), “Property Rights and the Efficiency
of Bargaining over Resources”, - Quyền tài sản và hiệu quả của việc thương
lượng về tài nguyên, Journal of Environmental Economics and Management,
93, 125-139 [53] Nghiên cứu của các tác giả tập trung vào tác động của quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng tài nguyên đến hiệu quả của việc đàm phán về tài nguyên Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong trường hợp các đối tác trong việc đàm phán có các quyền sở hữu tài sản khác nhau, các bên có động lực khác
Trang 28nhau để tham gia vào việc đàm phán và đạt được kết quả hiệu quả Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu đề xuất một chính sách thu ngân sách nhà nước là tăng cường quyền sở hữu tài sản của các đối tác trong việc khai thác tài nguyên; đảm bảo nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường và phí khai thác tài nguyên bên cạnh nguồn thu từ thuế Nếu các đối tác có quyền sở hữu tài sản tương đương, việc đàm phán sẽ trở nên dễ dàng hơn và các bên sẽ có động lực hơn để tham gia vào việc đàm phán và đạt được kết quả tốt nhất Chính sách này giúp tăng hiệu quả của việc đàm phán và giảm thiểu những tranh chấp liên quan đến việc sở hữu tài sản, từ đó tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động khai thác tài nguyên
- "The Effect of Fiscal Regimes on Mining Investment Decisions and
Resource Rent in Developing Countries" – Tác động của các chính sách tài
chính đến các quyết định đầu tư khai thác mỏ và tiền thuế tài nguyên tại các nước đang phát triển (2019) của Andre Suleiman Khouri Trường đại học
Western Australia, Australia [40] Luận án tập trung vào nghiên cứu về tác động của các cơ chế tài chính đối với quyết định đầu tư khai thác mỏ và thu nhập từ tài nguyên ở các nước đang phát triển Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lý thuyết và phân tích định lượng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty khai thác mỏ Khouri tập trung vào ba yếu tố chính: (1) Chi phí và rủi ro đầu tư; (2) Thuế và phí; và (3) Giá trị tài nguyên Nghiên cứu này sử dụng mô hình định lượng để tính toán các chi phí và rủi ro liên quan đến đầu tư khai thác mỏ, và sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá tác động của các chính sách thuế đối với quyết định đầu tư và thu nhập từ tài nguyên Kết quả cho thấy rằng, các chính sách thuế và phí cần phải được thiết kế một cách cẩn thận để đảm bảo rằng chúng không làm giảm sự hấp dẫn của quyết định đầu tư và nguồn thu từ tài nguyên Nghiên cứu này cũng đưa ra một số khuyến nghị cho chính phủ và các nhà quản lý tài nguyên để cải thiện
Trang 29các chính sách thuế và phí hiện có nhằm tăng nguồn thu từ tài nguyên cho chính phủ
- "Fiscal Regime Design and Natural Resource Exploitation: The Case of
Petroleum and Mining in Developing Countries" – Hoạch định chính sách tài
chính và khai thác tài nguyên thiên nhiên: trường hợp khai thác dầu mỏ và khai thác mỏ tại các quốc gia đang phát triển (2020) của Hakeem O Bakare [52]
Trường đại học Surrey, Anh Quốc Luận án tập trung vào chính sách thu ngân sách trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia đang phát triển Nghiên cứu này đưa ra những đánh giá về hiệu quả của chính sách thu ngân sách trong khai thác dầu mỏ và khoáng sản, đồng thời đề xuất các cải tiến về chính sách thu ngân sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển Đối với khai thác dầu mỏ, nghiên cứu này đề xuất sử dụng các chính sách thuế như thuế khai thác, thuế môi trường và thuế giá trị gia tăng để tăng thu ngân sách của nhà nước Tuy nhiên, đối với các quốc gia đang phát triển, việc áp dụng các chính sách thuế này cần phải cân nhắc đến tình trạng phát triển kinh tế, các điều kiện địa phương, đặc biệt là tình trạng đói nghèo Trong khai thác khoáng sản, nghiên cứu này đưa ra đề xuất sử dụng các hình thức hợp tác công tư như các đối tác công nghiệp để tăng thu ngân sách Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên về việc giảm chi phí đối với các công ty khai thác bằng cách cung cấp các chính sách giảm thuế và thúc đẩy đầu tư vào khoa học và công nghệ Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đề xuất các biện pháp để tăng cường quản lý và giám sát về hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự bền vững trong quá trình khai thác Các biện pháp này bao gồm việc thiết lập hệ thống thu thập thông tin và theo dõi hoạt động khai thác, giám sát quy trình chia sẻ lợi ích, cải thiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu "Resource taxation in Vietnam: The case of the mining
sector" – Thuế tài nguyên ở Việt Nam, trường hợp ngành khai khoáng của tác
Trang 30giả Dao Ngoc Tien, (2016), Tạp chí: Resources Policy [47] Công tác thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khai thác tài nguyên được tác giả đề xuất như sau: Đối với lĩnh vực khai thác vàng, đá quý và các loại khoáng sản khác, nghiên cứu này đề xuất áp dụng thuế suất khai thác khoáng sản theo tỷ lệ từ 2 đến 10% giá trị sản phẩm khai thác, tùy thuộc vào loại khoáng sản và độ sâu của mỏ Đối với lĩnh vực khai thác dầu khí, các dự án khai thác mới được áp dụng thuế khai thác với mức 15% đối với dầu thô và 10% đối với khí đốt Đối với các dự án khai thác đã hoạt động, thuế khai thác sẽ được áp dụng theo tỷ lệ từ 10 đến 30% giá trị sản phẩm khai thác, tùy thuộc vào đặc điểm của từng dự án Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình thu ngân sách, nghiên cứu này đề xuất áp dụng cơ chế đấu giá quyền khai thác cho các dự án lớn, đặc biệt là dự án khai thác dầu khí Ngoài ra, việc kiểm soát, đánh giá và giám sát các hoạt động khai thác cũng được đề xuất nhằm đảm bảo tính minh bạch và tránh tình trạng lợi ích cá nhân
- "Improving fiscal regime design in the mining sector in Vietnam: An
application of the dynamic optimization model" – Hoàn thiện thiết kế chính
sách tài chính trong lĩnh vực khai khoáng ở Việt Nam, Ứng dụng mô hình tối ưu hoạt động của tác giả Bui Xuan Nam, (2018), Tạp chí: Journal of Cleaner
Production [44] Tác giả tập trung vào việc thiết kế chính sách thu ngân sách nhà nước cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tại Việt Nam Tác giả sử dụng mô hình tối ưu hóa động (dynamic optimization model) để tìm ra một chính sách tối ưu nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế của ngành khai thác và sự bảo vệ môi trường Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc cải thiện chính sách thu ngân sách nhà nước có thể đạt được bằng cách sử dụng các cơ chế kích thích đầu tư và giám sát, tăng thuế môi trường, cải thiện đội ngũ kiểm tra và giám sát, và tăng cường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Những chính sách này sẽ giúp đảm bảo rằng hoạt động khai thác được thực hiện bền vững, tăng
Trang 31thu ngân sách nhà nước và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người
- "A review of Vietnam's mineral resources and mining industry" của tác
giả Cao Hong Hai, - Tổng quan về tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai
khoáng tại Việt Nam, (2019), Hội thảo: International Conference on Mining,
Material, and Metallurgical Engineering [45] Bài báo được công bố tại một hội nghị khoa học quốc tế thuộc nhóm ngành kỹ thuật nhưng chứa đựng rất nhiều các vấn đề đáng quan tâm ở khía cạnh về kinh tế Theo đó, nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam và các chính sách thu ngân sách nhà nước liên quan Tác giả cho rằng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam có tiềm năng khai thác lớn, nhưng ngành công nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, quản lý và chính sách thu ngân sách nhà nước Các chính sách thu ngân sách nhà nước trong ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả, gây ra nhiều tranh cãi và tranh chấp giữa các đơn vị liên quan Các chính sách thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện tại chủ yếu là thuế và lệ phí khai thác tài nguyên khoáng sản Tuy nhiên, mức thuế và lệ phí này được đánh giá là chưa đủ cao để đảm bảo ngân sách nhà nước thu được lợi nhuận hợp lý từ hoạt động khai thác tài nguyên này Ngoài ra, các chính sách quản lý tài nguyên khoáng sản cũng cần được đổi mới để đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên và môi trường, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác và đầu tư vào ngành này Các tác giả đề xuất các chính sách mới như cải cách thuế, tăng cường quản lý và giám sát hoạt động khai thác, và khuyến khích đầu tư vào các công nghệ hiện đại và bền vững để tăng năng suất và giảm tác động tiêu cực đến môi trường
- Nguyễn Hoàng Minh, Vũ Văn Thông, Nguyễn Đức Đạt (2018), “Chính
sách thu ngân sách đối với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam” - Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 56 (3B), 209-218 [18] Các
Trang 32tác giả đã phân tích các chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường công tác quản lý, giám sát và kiểm soát đối với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam Đồng thời, cần phải tăng cường thực hiện thuế và phí đối với hoạt động này để tăng cường thu ngân sách nhà nước Các tác giả cũng đề xuất nên sử dụng các cơ chế khác như phí sử dụng tài nguyên và phí bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng ngành công nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đóng góp vào ngân sách nhà nước một cách công bằng và hiệu quả Ngoài ra, các tác giả cũng đề cập đến việc tăng cường cải cách quy định liên quan đến hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, bao gồm việc thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước
- Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Đình Thi, và Vũ Hữu Hiệp (2018), “Đánh
giá hiệu quả của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam”- Hội thảo Khoa học và Công nghệ, Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội [20] Bài báo tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Các tác giả sử dụng phương pháp định lượng và phân tích động học để đánh giá hiệu quả của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Bài báo cho thấy rằng các chính sách thu ngân sách nhà nước đang được áp dụng trong ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao Các tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, bao gồm tăng thuế khai thác, tăng thuế môi trường, tăng giá trị sử dụng đất và sử dụng cơ chế cấp phép mới để tăng hiệu quả của việc quản lý và giám
Trang 33sát hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản Bài báo cũng cho thấy rằng cần thiết phải có sự hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp trong việc thiết lập các chính sách mới nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và thu ngân sách nhà nước
- Trần Văn Trí (2021), “Nâng cao hiệu quả chính sách thu ngân sách đối
với hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, 59(1), 65-73 [27] Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thu ngân sách trong hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam; theo đó cần tăng cường giám sát, kiểm soát tình trạng đào thải và phát triển các kênh thu hồi và sử dụng lại chất thải Tác giả cũng đề xuất áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực có tiềm năng khai thác tài nguyên khoáng sản, đồng thời, cần nâng cao khả năng quản lý và phân phối ngân sách đối với các tỉnh thành địa phương có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất tăng cường việc hướng dẫn và đào tạo các cán bộ liên quan đến chính sách thu ngân sách, đồng thời cần tăng cường quản lý và giám sát hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên cả nước
- Nguyễn Đình Hòa (2016), Khai thác khoáng sản trong chiến lược tăng
trưởng xanh ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế Phát
triển, Học viện khoa học xã hội [17] Luận án đã trình bày một số vấn đề thực trạng khai thác khoáng sản từ góc nhìn của tăng trưởng xanh; trong đó đánh giá về chất lượng thu ngân sách khi thực hiện so sánh với chi phí khai thác và các chi phí khác có liên quan, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các chi phí bảo vệ môi trường trước, trong và sau quá trình khai thác chế biến Đồng thời, luận án cũng đặt ra nhiều vấn đề về khai thác khoáng sản trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, trong đó có vấn đề về đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước, đánh giá mức độ phù hợp của các quy định về quản lý kinh tế nói chung và quản lý thuế nói riêng đối với quá trình khai thác khoáng sản
Trang 34- Vũ Thị Tâm Thu (2022), Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu
ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Tài chính [2] Đây là nghiên cứu về cách thức cơ cấu thu ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo sự bền vững cho ngân sách nhà nước tại Việt Nam Các kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Tâm Thu cho thấy rằng, cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện tại còn nhiều bất cập, đặc biệt là về phương thức thu, phân bổ và sử dụng nguồn thu Bên cạnh đó, tình trạng mất thu, lãng phí ngân sách và sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực cũng đang ảnh hưởng đến tính bền vững của ngân sách nhà nước Luận án đề cập đến nội dung về thu ngân sách từ thuế tài nguyên như một vấn đề trọng tâm của việc hướng tới cơ cấu thu ngân sách bền vững Dựa trên các vấn đề trên, nghiên cứu sinh đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện cơ cấu thu ngân sách nhà nước, như: Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của các đơn vị thu ngân sách; tăng cường việc quản lý, kiểm soát và giám sát chi tiêu ngân sách; và tăng cường khả năng quản lý và sử dụng nguồn thu từ các nguồn không truyền thống như chuyển giao quyền lực thuế, quản lý tài sản công, đầu tư tài chính công,
- Lê Xuân Trường, Lê Quang Thuận và Trần Thanh Thủy (2015), Thực
trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Hà Nội [2] Công trình khoa học này đã
giới thiệu tổng quan về chính sách thuế và thu khác đối với khoáng sản ở Việt Nam như: Thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế bảo vệ môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và các khoản phí, lệ phí khác có liên quan đến khai thác khoáng sản Các tác giả cũng so sánh chính sách thuế và thu khác đối với tài nguyên khoáng sản của Việt Nam với một số nước trên thế giới và rút ra những nhận xét về sự tương đồng và khác biệt giữa chính sách Việt Nam với các nước Các tác giả cũng đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế và thu khác đối với khai thác khoáng sản ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập hạn
Trang 35chế và hướng hoàn thiện Công trình này cũng phân tích khả năng áp dụng Sáng kiến minh bạch hóa trong khai thác khoáng sản EITI của Tony Blair nhằm nâng cao hiệu quả thu và sử dụng ngân sách trong lĩnh vực khai khoáng ở Việt Nam
1.1.2 Những nghiên cứu về các khoản thu cụ thể đối với hoạt động khai thác
khoáng sản
- Nghiên cứu "The Taxation of Petroleum and Minerals: Principles,
Problems and Practice" (2010) – Thuế đối với dầu mỏ và khoáng sản: Nguyên
tắc, các vấn đề và thực thi [46] là một nghiên cứu tiêu chuẩn về thuế tài nguyên,
được viết bởi Daniel Johnston và James Otto Nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề liên quan đến việc thuế đối với ngành dầu khí và khoáng sản, bao gồm các chủ đề như các nguyên tắc cơ bản của thuế tài nguyên, sự quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội, và các thực tiễn và vấn đề cụ thể trong việc thuế tài nguyên Nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Tài chính và Phát triển, một tạp chí chuyên về tài chính và phát triển do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Institute of Economic and Policy Research) thuộc Đại học Stanford, Hoa Kỳ, xuất bản
- Nghiên cứu "Taxation, Resource Rent and Industry Competitiveness"
(2012) – Thuế, các nguồn lợi và sự cạnh tranh trong ngành Công nghiệp của
John Freebairn và John Quiggin [55], được xuất bản trên tạp chí Kinh tế Tài nguyên và Chính sách, tập trung vào vai trò của thuế đối với khai thác tài nguyên và cạnh tranh trong ngành Nghiên cứu này giới thiệu các khái niệm về lợi suất tài nguyên và thuế lợi suất, đồng thời phân tích những hệ quả của việc áp dụng các thuế này lên các ngành công nghiệp Trong nghiên cứu này, hai tác giả đưa ra một mô hình đơn giản nhằm phân tích tác động của thuế lợi suất đến lợi nhuận của các công ty khai thác tài nguyên Họ cũng đề cập đến những yếu tố khác ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành, bao gồm kỹ năng quản lý, đầu tư, tài nguyên và công nghệ Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đưa ra những khuyến nghị về chính sách thuế và quản lý tài nguyên, nhằm tăng cường sự
Trang 36cạnh tranh và đảm bảo rằng ngành khai thác tài nguyên có thể đóng góp một cách hiệu quả cho nền kinh tế Tổng quan, nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc và đầy đủ về vai trò của thuế đối với khai thác tài nguyên và cạnh tranh trong ngành, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích của ngành này
- Nghiên cứu "Mineral taxation in Zambia" (2009) – Thuế khoáng sản tại
Zambia của Wilson Sinkala [69] đăng tải trên Tạp chí Mining Journal nhắm
vào việc đánh giá hiệu quả của chính sách thuế đối với ngành khai thác khoáng sản tại Zambia Nghiên cứu này trình bày các biện pháp và cơ chế thuế hiện tại đang được áp dụng tại Zambia, đồng thời đánh giá tác động của chính sách thuế đối với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và nền kinh tế đất nước Nghiên cứu này chỉ ra rằng chính sách thuế hiện tại tại Zambia đang tồn tại nhiều khuyết điểm, trong đó có sự khác biệt trong cơ chế thuế đối với các loại khoáng sản khác nhau, sự thiếu minh bạch và sự cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp để cải thiện chính sách thuế tại Zambia, bao gồm việc tăng cường minh bạch trong việc định giá và thuế các loại khoáng sản, thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác, và tăng cường việc giám sát và quản lý đối với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
- Tordo, S., Warner, M., & Manzano, O (2013) “Developing Resource Taxation Policies: The Role of International Experience and Capacity Building”
– Phát triển nguồn lực chính sách thuế, kinh nghiệm quốc tế và vai trò xây
dựng năng lực, World Bank Policy Research Working Paper, No 6429 [66]
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc thiết lập chính sách thu ngân sách hiệu quả đối với hoạt động khai thác tài nguyên là rất quan trọng để đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế Báo cáo nghiên cứu đưa ra những kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị về việc xây dựng khả năng để phát triển chính sách thu ngân sách hiệu quả và bền vững Các nội dung chính bao gồm: Tầm quan trọng của
Trang 37việc thiết lập chính sách thu ngân sách nhà nước hiệu quả đối với hoạt động khai thác tài nguyên; Các nguyên tắc cơ bản của chính sách thu ngân sách đối với hoạt động khai thác tài nguyên; Các mô hình thuế khai thác tài nguyên và cách thức lựa chọn mô hình phù hợp; Tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thiết lập và thực hiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên; Những bài học quốc tế về việc thiết lập chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác tài nguyên, bao gồm cả những thành công và thất bại Đồng thời, báo cáo đưa ra những khuyến nghị về việc xây dựng khả năng để phát triển chính sách thu ngân sách hiệu quả và bền vững, bao gồm cả việc đào tạo và phát triển kỹ năng, xây dựng hệ thống thông tin, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan và phát triển các cơ chế phản hồi và đánh giá
- Nguyễn Cảnh Nam (2015), “Những bất cập trong khung pháp luật và
chính sách đối với ngành khai khoáng và kiến nghị hoàn thiện”, Bài báo đăng
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả khai thác than – dầu khí đáp ứng yêu cầu năng lực quốc gia”, Hội Khoa học Công nghệ mỏ Việt Nam [19] Trên cơ sở so sánh với thông lệ các nước, bài báo đã chỉ ra một số bất cập và hạn chế trong khung pháp luật và chính sách đối với ngành khai khoáng ở Việt Nam, đó là các vấn đề về thu tiền cấp quyền trùng lặp về cơ sở xác định với thuế tài nguyên, một số bất cập trong cách xác định sản lượng để thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản…
- Luận án "Resource Taxation and Economic Growth in Kazakhstan" –
Thuế tài nguyên và tăng trưởng kinh tế tại Kazakhstan của tác giả Saltanat
Janenova được thực hiện tại trường Đại học Warwick, Anh Quốc và bảo vệ thành công vào năm 2015 [64] Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tác động của hệ thống thuế tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế ở Kazakhstan Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp định lượng và định tính để phân tích tác động của thuế tài nguyên trên sự phát triển kinh tế ở Kazakhstan Tác giả
Trang 38đã sử dụng dữ liệu kinh tế và tài chính của Kazakhstan trong thời gian từ năm 1991 đến 2013 để phân tích mối quan hệ giữa thuế tài nguyên và tăng trưởng kinh tế của quốc gia Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, thuế tài nguyên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Kazakhstan Tuy nhiên, tác động này có tính chất thời gian, có nghĩa là tác động của thuế tài nguyên trên tăng trưởng kinh tế giảm dần sau một thời gian Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, các biện pháp kiểm soát chi phí và quản lý hiệu quả nguồn thu từ tài nguyên rất quan trọng trong việc đảm bảo tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế của Kazakhstan
- Luận án: "Resource Rent Taxation and Economic Development in Papua
New Guinea" – Nguồn lợi từ thuế tài nguyên và phát triển kinh tế tại Papua
New Guinea (2015) Tác giả: Moses Sakai Trường đại học: The Australian
National University, Australia [58] Luận án của Moses Sakai tập trung vào việc nghiên cứu tác động của thuế thu được từ khai thác tài nguyên khoáng sản đến sự phát triển kinh tế ở Papua New Guinea (PNG) Với sự tăng trưởng đáng kể của ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở PNG, việc thiết lập một chính sách thuế hợp lý có thể mang lại nhiều lợi ích cho đất nước này Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lý thuyết và phân tích thống kê để đánh giá tác động của thuế thu được từ khai thác tài nguyên khoáng sản đến sự phát triển kinh tế ở PNG Nghiên cứu này cũng tập trung vào việc đánh giá cách thức áp dụng thuế thu được từ khai thác tài nguyên khoáng sản ở PNG Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, thuế thu được từ khai thác tài nguyên khoáng sản có thể góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế ở PNG Tuy nhiên, cần phải thiết lập chính sách thuế hợp lý để đảm bảo rằng ngành khai thác tài nguyên khoáng sản không gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương Nghiên cứu này cũng đưa ra một số khuyến nghị về việc cải thiện chính sách thuế đối với ngành khai thác tài nguyên khoáng sản ở PNG, bao gồm tăng thuế
Trang 39đối với ngành khai thác và sử dụng thu nhập từ thuế để đầu tư vào các lĩnh vực phát triển khác nhau
- Lê Xuân Trường và Phạm Thiên Tùng (2016), “Hoàn thiện quy định
pháp luật về thuế tài nguyên ở Việt Nam để vừa đảm bảo mục tiêu thu ngân sách, vừa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính
Kế toán số 156, tháng 7/2016 [30] Bài báo đã chỉ ra một số điểm bất hợp lý của quy định pháp luật về thuế tài nguyên hiện hành ở Việt Nam, đó là: quy định về giá tính thuế trong Thông tư 105/2010/TT-BTC có thể khiến người thực thi hiểu không đúng về tinh thần Luật Thuế tài nguyên, hoặc thậm chí có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau về xác định giá tính thuế tài nguyên; một số nội dung về kê khai thuế tài nguyên hàng tháng và đặc biệt là khai quyết toán thuế tài nguyên theo năm chưa được hướng dẫn cụ thể Bài báo cũng phân tích những tác động tiêu cực đến đối tượng áp dụng pháp luật về thuế tài nguyên do những quy định bất hợp lý đó gây ra Từ đó, bài báo đề xuất định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thuế tài nguyên ở Việt Nam nhằm đảm bảo mục tiêu thu ngân sách, vừa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
- Luận án "Mineral Resource Taxation and Sustainable Development: An
Analysis of the Nigerian Mining Industry" – Thuế tài nguyên khoáng sản và
phát triển bền vững: phân tích trường hợp ngành khai thác mỏ tại Nigeria của
Usman Abubakar [68] tập trung vào việc đánh giá hiệu quả của chính sách thuế khai thác tài nguyên khoáng sản ở Nigeria và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển bền vững của ngành khai thác Luận án này được thực hiện tại Trường Đại học Dundee ở Anh Quốc vào năm 2019 Nghiên cứu bao gồm một phân tích chi tiết về các chính sách thuế khai thác tài nguyên khoáng sản hiện có ở Nigeria, bao gồm cả thuế và các khoản phí khác Tác giả cũng đánh giá sự hiệu quả của chính sách thuế hiện tại bằng cách sử dụng các chỉ số kinh tế và mô hình định lượng Nghiên cứu cũng tập trung vào các hệ quả của chính sách thuế này đối với việc tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Nigeria, bao gồm các tác
Trang 40động đến môi trường và cộng đồng địa phương Kết quả cho thấy rằng chính sách thuế hiện tại ở Nigeria chưa đạt được mục tiêu định ra và có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến việc tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở đất nước này Tác giả đưa ra một số khuyến nghị để cải thiện chính sách thuế khai thác tài nguyên khoáng sản ở Nigeria và đảm bảo rằng việc khai thác được thực hiện một cách bền vững
- "Taxation of Mineral Resource Extraction in the Arctic: A Comparative
Study of Alaska, Canada, Greenland, Norway, and Russia" – Thuế khai thác
tài nguyên khoáng sản tại Bắc Cực: nghiên cứu so sánh các trường hợp Alaska, Canada, Greenland, Na Uy và Nga (2018) của Laura-Elina Manninen [56]
Trường đại học Lapland, Phần Lan Luận án tập trung vào việc so sánh các chính sách thuế đối với khai thác tài nguyên khoáng sản tại năm quốc gia ở vùng Bắc Cực, bao gồm Alaska, Canada, Greenland, Na Uy và Nga Luận án này nhấn mạnh rằng khai thác tài nguyên khoáng sản có thể góp phần đóng góp vào ngân sách quốc gia và phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng tác động đến môi trường và xã hội Vì vậy, việc thiết lập một chính sách thuế hiệu quả có thể giúp tối ưu hóa các lợi ích từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản và đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực Luận án cung cấp một cái nhìn tổng quan về các chính sách thuế đối với khai thác tài nguyên khoáng sản ở các quốc gia được nghiên cứu, bao gồm cả cách tính toán thuế và phương pháp thu thuế Luận án cũng đưa ra những đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của các chính sách thuế này Cuối cùng, luận án đưa ra những khuyến nghị về cách tối ưu hóa chính sách thuế đối với khai thác tài nguyên khoáng sản tại khu vực Bắc Cực
- Ali, S H (2019), “Resource Curse or Resource Blessing? The Role of
Fiscal Policy Revisited”, - Lời nguyền tài nguyên hay phước lành tài nguyên?
Đánh giá lại vai trò của chính sách tài khóa, Resources Policy, 62, 76-83 [39]
Tác giả đã nghiên cứu tác động của chính sách thu ngân sách đối với sự phát