vững của chính quyền cấp tỉnh và thực tiễn xây dựng và thực thi chính sáchphát triển du lịch theo hướng bền vững tại TPHCM, luận án đặt mục tiêuđánh giá được tác động của hệ thống chính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHÙNG NGỌC THÚY
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH THEOHƯỚNG BỀN VỮNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tếMã số: 9 31 01 10
NGHỆ AN, 2024
Trang 2Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐOÀN THỊ THU HÀ PGS.TS THÁI THỊ KIM OANH
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
Trang 3MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong mỗi nền kinh tế và làmột nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người Nhận thức đượctầm quan trọng của du lịch, chính sách phát triển du lịch theo hướng pháttriển bền vững và xu hướng phát triển của thế giới, Đảng và Nhà nướckhẳng định vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốcdân, xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọncủa đất nước và ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhất quán, xuyênsuốt từ nhiều năm qua để đạt được mục tiêu này
TPHCM là điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách nhất ViệtNam Vị thế này của Thành phố được thể hiện qua đóng góp của ngành dulịch thành phố chiếm khoảng 25% tổng GDP du lịch quốc gia năm 2022 Tỷtrọng đóng góp của ngành du lịch TPHCM vào tổng sản phẩm nội địa trongnăm 2022 là 6,9% cao hơn mức trung bình quốc gia là 5.9% Tốc độ tăngtrưởng của khách du lịch quốc tế tại TPHCM cao hơn mức tăng trưởng củaViệt Nam Lượng khách du lịch đến TP.HCM ngày càng tăng cho thấy sứchút cũng như hiệu quả của chính sách du lịch của thành phố Tuy nhiên,điều đó cũng đặt ra một số thách thức, trong đó có những thách thức liênquan đến chính sách phát triển du lịch bền vững Cụ thể như: TP.HCM chưacó định hướng chiến lược rõ ràng về phát triển du lịch bền vững; chưa cónhững hành động cụ thể, liên tục và thống nhất kết hợp với các doanhnghiệp trên địa bàn để đạt được phát triển du lịch bền vững Về phía cácdoanh nghiệp du lịch, ý thức về phát triển du lịch bền vững chưa đảm bảo.Các doanh nghiệp chưa có những hành động cụ thể để góp phần vào pháttriển du lịch bền vững trên địa bàn TP.HCM Kết quả là, mục tiêu phát triểndu lịch trong những năm gần đây của Thành phố chưa đạt được Với vị trí làmột nhà nghiên cứu, câu hỏi đặt ra là Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cần cónhững ưu tiên chính sách nào, những đổi mới chính sách nào để thực hiệncác mục tiêu chiến lược và các định hướng then chốt trong phát triển du lịchtheo hướng bền vững của Thành phố trong những năm tới? Liệu các chínhsách hiện tại, hay những chính sách đang chuẩn bị được đề xuất để thựchiện chiến lược phát triển du lịch là đúng đắn để phát triển những lợi thếcủa Thành phố và khai thác những cơ hội cho phát triển du lịch trong tương
lai? Để trả lời những câu hỏi này, đề tài “Chính sách phát triển du lịchtheo hướng bền vững của chính quyền cấp tỉnh: Nghiên cứu trườnghợp ở thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn để thực hiện luận án tiến sĩ
ngành Quản lý kinh tế
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch theo hướng bền
Trang 4vững của chính quyền cấp tỉnh và thực tiễn xây dựng và thực thi chính sáchphát triển du lịch theo hướng bền vững tại TPHCM, luận án đặt mục tiêuđánh giá được tác động của hệ thống chính sách địa phương đến phát triểndu lịch theo hướng bền vững ở TPHCM và đề xuất giải pháp nhằm đảm bảochính sách thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyềnThành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2045
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch, pháttriển du lịch bền vững; quản lý nhà nước về du lịch; chính sách phát triển dulịch theo hướng bền vững của chính quyền cấp tỉnh, từ đó xác định khoảngtrống nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chínhsách phát triển du lịch của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo hướng bềnvững để hình thành khung lý thuyết cho việc đánh giá thực tiễn chính sáchphát triển du lịch ở TPHCM
- Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển du lịch củachính quyền TPHCM theo hướng bền vững thời gian qua
- Đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo chínhsách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền TPHCM đếnnăm 2030, tầm nhìn đến 2045
3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như đã đề ra, cáccâu hỏi nghiên cứu của đề tài được đặt ra như sau:
- Tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch theo hướngbền vững và chính sách phát triển du lịch của chính quyền cấp tỉnh trong vàngoài nước ra sao?
- Khung lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển du lịch củachính quyền địa phương cấp tỉnh theo hướng bền vững ra sao?
- Thực trạng phát triển du lịch và chính sách phát triển du lịch củachính quyền TPHCM theo hướng bền vững thời gian qua ra sao?
- Cần có định hướng, giải pháp và kiến nghị nào nhằm đảm bảochính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền TPHCMđến năm 2030, tầm nhìn đến 2045?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách phát triển du lịchtheo hướng bền vững của chính quyền cấp tỉnh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu xây dựngkhung lý thuyết chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của
Trang 5chính quyền cấp tỉnh Đồng thời, luận án đi sâu đánh giá tác động của chínhsách đến phát triển du lịch theo hướng bền vững và các nhân tố tác độngđến hiệu quả của chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững tạiTPHCM Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đảm bảo và nâng cao hiệuquả của chính sách phát triển du lịch của chính quyền TPHCM theo hướngbền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 Chính sách xuyên suốt đểnghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng chính sách trong giai đoạn này làQuyết định số 3364/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của Ủy ban Nhân dânThành phố Hồ Chí Minh về Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ Chiến lược pháttriển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và một số chính sáchbộ phận có liên quan.
Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chính sáchphát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền TPHCM trong giaiđoạn 2018-2022, xây dựng giải pháp đến năm 2030 và định hướng đến năm2045
Phạm vi về không gian: chính sách phát triển du lịch của chínhquyền TPHCM theo hướng bền vững trong mối quan hệ với vùng kinh tếtrọng điểm phía nam
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống (nhìn nhận vấn đề trong mối tương tác tổng thể bên trong và bên ngoài) để phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến nội dung luận án Đồng thời, trên cơ sở tiếp cậnnghiên cứu dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành để phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được sử dụng tương ứng với các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
5.2 Khung phân tích
Trang 6Chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền cấp tỉnh
Quan điểm và định hướng phát triển du lịch theo hướng
bền vữngBối cảnh và xu hướng phát triển
du lịch theo hướng bền vững
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững:
Các yếu tố khách quanCác yếu tố chủ quan
Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại địa phương
Hình 0-1 Khung phân tích về chính sách phát triển du lịch theo hướng bền
vững của chính quyền cấp tỉnh
Nguồn: Đề xuất của tác giả
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp cơ bản như phươngpháp thu thập dữ liệu, phương pháp tư duy logic, phương pháp đối chiếu vàso sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp phân tích số liệuthống kê; Phương pháp nghiên cứu thực địa; Phương pháp điều tra xã hộihọc
6 Đóng góp của đề tài
6.1 Đóng góp về lý luận
Luận án góp phần tổng hợp, hệ thống hoá và cung cấp một số vấnđề mới có tính cấp thiết liên quan đến cơ sở lý luận về phát triển du lịch,chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền cấp tỉnh
6.2 Đóng góp về thực tiễn
Cung cấp bằng chứng thực tế về thực trạng phát triển, các nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển du lịch và chính sách phát triển du lịch theo
Trang 7hướng bền vững và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả/tác động của chínhsách phát triển du lịch theo hướng bền vững tại TPHCM trong giai đoạnnghiên cứu Từ kết quả đạt được trong quá trình phân tích, một số gợi ýchính sách nhằm cải thiện ở cấp độ quốc gia và địa phương sẽ được đề xuất.
Chương 1.ng 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN
CẤP TỈNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG1.1 Tổng quan nghiên cứu
Để xác định khoảng trống nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận tổng hợpcác công trình nghiên cứu liên quan du lịch theo hướng nghiên cứu về dulịch như sau: (1) Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững; (2) Nghiên cứuquản lý nhà nước về phát triển du lịch; (3) Nghiên cứu về chính sách pháttriển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền cấp tỉnh; (5) Nghiên cứuvề chính sách phát triển du lịch của chính quyền thành phố Hồ Chí Minhtheo hương bền vững
Qua tổng hợp các nghiên cứu có liên quan, tác giả rút ra nhữngnhận định và xác định khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, cho đến nay nhiều nghiên cứu chưa thống nhất hoàn toàn
về khái niệm, nội dung, tiêu chí, khung chính sách phát triển du lịch chochính quyền cấp tỉnh theo hướng bền vững, đặc biệt là vai trò của chínhquyền các cấp (trong đó có cấp tỉnh) trong đề xuất và thực thi các sáng kiếnchính sách để tạo động lực phát triển du lịch địa phương
Thứ hai, thực trạng chính sách phát triển du lịch của thành phố Hồ
Chí Minh theo hướng bền vững chưa được đánh giá đầy đủ, toàn diện Cùngvới đó là kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch của chính quyềnTPHCM theo hướng bền vững cũng chưa được quan tâm nghiên cứu đầyđủ
Thứ ba, công tác đánh giá chính sách chưa thực sự được quan tâm
trong các công trình nghiên cứu cũng như trên thực tiễn Vì vậy, luận ánhướng tới xây dựng mô hình cũng như thiết lập các công cụ, chỉ tiêu đểđánh giá tính bền vững của chính sách phát triển du lịch của chính quyềnTP Hồ Chí Minh Song song với đó, mức độ tác động/ảnh hưởng của chínhsách đến phát triển du lịch theo hướng bền vững và các nhân tố tác độngđến hiệu quả của chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững cũngchưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu Đây cũng chính là địnhhướng mà luận án quan tâm nghiên cứu, làm căn cứ để đề xuất giải phápđảm bảo hiệu quả chính sách phát triển du lịch theo hướn bền vững củachính quyền cấp tỉnh
Chương 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH
Trang 8SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA CHÍNH QUYỀN
CẤP TỈNH2.1 Một số vấn đề cơ bản về phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Du lịch
Du lịch là tổng hợp các hoạt động tham quan nghỉ dưỡng của conngười, kéo dài trong khoảng thời gian dưới một năm và diễn ra bên ngoàinơi cư trú thường xuyên của họ; mục đích của chuyến đi không phải là kiếmtiền trong phạm vi vùng đến du lịch Định nghĩa về du lịch có thể bao gồmhai thành tố, đó là: Du lịch là một nhu cầu, hiện tượng xã hội; Du lịch đó làmột ngành hay hoạt động kinh doanh sinh lời
2.1.1.2 Khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, khách du lịch là người đidu lịch hoặc kết hợp với đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặchành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Theo đó, với những người rời khỏinơi cư trú thường xuyên của họ dưới 24 giờ cũng được coi là khách du lịch
2.1.1.3 Sản phẩm du lịch
Luật du lịch Việt Nam (2017) xác định “Sản phẩm du lịch là tậphợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãnnhu cầu của khách du lịch”
2.1.1.4 Phát triển du lịch
Tại Việt Nam, Điều 4, Luật Du lịch năm 2017 quy định 5 nguyêntắc phát triển du lịch
2.1.1.5 Phát triển du lịch theo hướng bền vững
Phát triển du lịch hướng bền vững được hiểu là sự phát triển dulịch dựa trên sự khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên và các nguồn lực, bảođảm đạt được đồng thời cả ba mục tiêu bền vững về kinh tế, bền vững vềvăn hóa - xã hội, và bền vững về môi trường của địa phương, của vùng vàcủa quốc gia theo đúng yêu cầu và nguyên tắc của phát triển bền vững
2.1.1.6 Chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững
Chính sách phát triển du lịch được hiểu là hệ thống các chính sáchdo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thúc đẩy du lịchphát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùngdu lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tươnglai
Trang 92.1.2 Đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.1.2.1 Đặc điểm của phát triển du lịch theo hướng bền vững
Theo Nguyễn Công Đệ (2022), phát triển du lịch theo hướng bềnvững có những đặc điểm cơ bản sau:
- Giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm căn thẳng, đồngthời tìm hiểu thêm nhiều điều hay, mới lạ
- góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và tăng thunhập cho người lao động
- Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho dukhách
- Khi cung cấp các sản phẩm du lịch cho du khách, quá trìnhcung cấp dịch vụ và tiêu thụ của du khách vẫn đảm bảo diễn rađồng thời
2.1.2.2 Vai trò của du lịch với phát triển kinh tế địa phương
Phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế,mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩuhàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế cóliên quan Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo,tạo nhiều việc làm, mang lại thu nhập thường xuyên cho người lao động tạicác điểm đến du lịch cũng như các vùng phụ cận, liên quan Dưới góc độ xãhội, du lịch là một hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí vàhọc tập của con người
2.1.2.3 Vai trò của phát triển du lịch theo hướng bền vững
Theo Nguyễn Công Đệ (2022), phát triển du lịch theo hướng bềnvững có những vai trò thiết yếu như sau: Xuất khẩu tại chỗ; Góp phần xóađói giảm nghèo; Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; Góp phần huy động cácnguồn lực; Thúc đẩy truyền thông và giao lưu văn hóa; Góp phần bảo vệmôi trường; Thúc đẩy hội nhập quốc tế
2.2 Chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền cấp tỉnh
2.2.1 Chủ thể, đối tượng của chính sách phát triển du lịch của chính quyền cấp tỉnh
Thứ nhất, chủ thể hoạch định chính sách phát triển du lịch: Chủ
thể hoạch định chính sách du lịch cấp tỉnh có thể là một tổ chức hoặc cơquan chính phủ địa phương có trách nhiệm quản lý và phát triển du lịchtrong khu vực tỉnh đó Bao gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Du lịch/Sở Vănhoá-Thể thao-Du lịch, Ban quản lý các khu du lịch và di sản văn hóa, tổchức du lịch tỉnh
Trang 10Phát triển bền vững về mặt kinh tế của địa phươngPhát triển bền vững về mặt văn hóa - xã hội của địa phươngPhát triển bền vững về mặt môi trường của địa phươngPhát triển bền vững về mặt liên kết du lịch
Thứ hai, chủ thể tham gia thực thi chính sách phát triển du lịch:
HĐND các cấp, UBND các cấp, Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấptỉnh
Thứ ba, chủ thể tham gia phối hợp thực thi chính sách phát triểndu lịch: Các tổ chức chính trị - xã hội (gồm có: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam); Các hiệp hội nghề nghiệp - xã hội du lịch; Cộng đồngdoanh nghiệp; Cộng đồng dân cư.
2.2.2 Mục tiêu chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững
Hệ thống mục tiêu của chính sách phát triển du lịch theo hướngbền vững được thể hiện trong Hình 2.1
Trang 11Hình 2-2 Cây mục tiêu chính sách phát triển du lịch của chính quyền
cấp tỉnh
Nguồn: Đề xuất của tác giả
2.2.3 Nội dung chính sách phát triển du lịch 2.2.3.1 Chính sách phát triển sản phẩm du lịch
2.2.3.2 Chính sách phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.3.3 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
2.2.3.4 Chính sách phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch
2.2.4 Thực thi chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững của chính quyền cấp tỉnh
Nội dung thực thi chính sách phát triển du lịch theo hướng bềnvững được trình bày trong nghiên cứu này bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách phát triểndu lịch theo hướng bền vững
Thứ hai, phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch theohướng bền vững
Thứ ba, phân công, phối hợp thực thi chính sách phát triển du lịchtheo hướng bền vững
Thứ tư, các hoạt động triển khai thực hiện chính sách phát triển dulịch,
Thứ năm, theo dõi, đôn đốc việc thực thi chính sách phát triển du lịchtheo hướng bền vững
2.3 Đánh giá chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.3.1 Quan điểm xây dựng bộ tiêu chí
Trên cơ sở tham khảo các bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịchkhác nhau và thang đo đề xuất của Nguyễn C.Đ (2022), quan điểm và nộidung bộ tiêu chí đánh giá được trình bày như sau: Xác định các giá trị, giớihạn cần đạt được; Các tiêu chí phải phù hợp với nội dung của thực thi chínhsách phát triển du lịch đồng thời có khả năng tính toán hoặc điều tra được ởmức độ cao nhất có thể trong điều kiện của các địa phương cấp tỉnh; Cácgiới hạn cần đạt của tiêu chí được đề xuất phù hợp với yêu cầu phát triển dulịch bền vững đồng thời phải khả thi trong điều kiện thực tế của các địaphương cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay
Trang 122.3.2 Nội dung bộ tiêu chí
Thứ nhất, tiêu chí đánh giá chính sách phát triển du lịch gắn vớităng trưởng kinh tế bền vững
Thứ hai, tiêu chí đánh giá chính sách phát triển du lịch gắn vớiphát triển bền vững về văn hoá - xã hội
Thứ ba, tiêu chí đánh giá chính sách phát triển du lịch gắn với bảovệ tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường sinh thái
Thứ tư, tiêu chí đánh giá chính sách phát triển du lịch gắn với mức độliên kết
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững
2.4.1 Nhóm yếu tố bên ngoài
2.4.1.1 Yếu tố thuộc về thể chế, chiến lược và quy hoạch
Chiến lược và quy hoạch về phát triển kinh tế, xã hội; chiến lượcvà quy hoạch về phát triển du lịch của ngành, vùng hay chiến lược, quyhoạch của các ngành khác như công nghiệp, dịch vụ, từ cấp trung ương,cấp ngành đều là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới chính sách phát triển du lịchcủa chính quyền cấp tỉnh
2.4.1.2 Yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng du lịch
Một số nghiên cứu như Greg và Derek (2000), Phạm Trung Lương(2002), Chen và Chen (2011), Tsung (2013), đã cho rằng cơ sở hạ tầngnói chung và cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng là nhân tố quyết định sự thànhcông hay thất bại của liên kết phát triển kinh tế nói chung và du lịch nóiriêng
2.4.1.3 Yếu tố thuộc về sự hài lòng của khách du lịch
Một số nghiên cứu như Ko (2005), Dimoska và Petrevska (2012),… đã cho rằng sự hài lòng của khách du lịch là yếu tố quyết định đến việcquay trở lại của họ, đây mới là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bềnvững của các sản phẩm du lịch hay các điểm đến du lịch
2.4.1.4 Yếu tố thuộc về dịch vụ hỗ trợ liên quan đến du lịch
Một số nghiên cứu như Hollier và Lanquar (1996), Nguyễn Thị LệHằng và cộng sự (2019),…, đã cho rằng các dịch vụ hỗ trợ có liên quan đếndu lịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch của du khách tại điểm đếndu lịch
2.4.1.5 Các yếu tố khác
- Sự phát triển khoa học công nghệ
Trang 13- Biến đổi khí hâu, thiên tai, dịch bệnh- Hội nhập quốc tế
2.4.2 Nhóm yếu tố bên trong 2.4.2.1 Yếu tố thuộc về tài nguyên du lịch
Một số nghiên cứu như Nguyễn Văn Đức (2013), Nguyễn Đức Tuy(2014), Nguyễn Mạnh Cường (2015), đã cho rằng tài nguyên du lịch là cácyếu tố đóng vai trò quan trọng cho PTDL theo hướng bền vững và vì vậy nócó tác động trực tiếp tới chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vữngcủa chính quyền cấp tỉnh
2.4.2.2 Yếu tố thuộc về nguồn nhân lực du lịch
Một số nghiên cứu như Maia và cộng sự (2005), Trần Sơn Hải(2011), đã cho rằng đối với PTDL thì nguồn nhân lực ngành du lịch sẽ cóảnh hướng rất lớn đến chính sách phát triển du lịch của bất kuf chủ thể quảnlý nào trong đó có chính quyền cấp tỉnh
2.4.2.3 Yếu tố thuộc về các dịch vụ phục vụ du lịch
Một số nghiên cứu như Maia và cộng sự (2005), Nguyễn Văn Đức(2013), đã cho thấy rằng sự đa dạng của các dịch vụ du lịch phục vụ dukhách tại các điểm đến du lịch có ảnh hưởng lớn đến chính sách phát triểndu lịch theo hướng bền vững tại các điểm đến du lịch
2.4.2.4 Yếu tố thuộc về liên kết, hợp tác phát triển du lịch
Một số nghiên cứu như Hilal và cộng sự (2010), Dwyer và cộng sự(2011), đã cho rằng việc gắn kết giữa các đơn vị nhà nước, các doanhnghiệp du lịch,…có tác động lớn đến việc chính sách phát triển du lịch theohướng bền vững
2.4.2.5 Yếu tố thuộc về quảng bá và xúc tiến du lịch
Một số nghiên cứu như Hilal và Cs (2010), Nguyễn Thị Lệ Hằngvà Cs (2019),… đã cho rằng tiến trình cung cấp các dịch vụ du lịch, cácquốc gia cũng như các địa phương, các điểm đến du lịch, các doanh nghiệpkinh doanh du lịch cần tăng cường các hoạt động quảng bá và xúc tiến dulịch để góp phần phát triển du lịch tốt hơn, bền vững hơn
2.4.2.6 Yếu tố thuộc về đặc điểm cộng đồng dân cư địa phương
Một số nghiên cứu như Greg và Derek (2000), Tsung (2013), NgôThắng Lợi (2015),…, cho thấy vai trò đóng góp to lớn của các cộng đồng
Trang 14địa phương đối với du lịch bền vững,nếu không có cộng đồng địa phươngthì hoạt động du lịch bền vững không thể được đảm bảo và ngược lại.
2.5 Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các địa phương
2.5.1 Chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định
2.5.2 Chính sách phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững tại tỉnh Quảng Bình
2.5.3 Chính sách phát triển du lịch theo hướng dựa vào cộng đồng ở Hội An, Quảng Nam
2.5.4 Bài học kinh nghiệm cho chính quyền thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, Cần có quy hoạch, kế hoạch lâu dài, toàn diện, huy độngmọi nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các điểm tham quan du lịchđảm bảo hiệu lực, hiệu quả
Thứ hai, Đầu tư nâng cấp, cải thiện chất lượng các sản phẩm phụcvụ du lịch (các điểm, các tour du lịch)
Thứ ba, Cần xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù để thu hútcác nhà đầu tư, nhất là cộng đồng doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt quyếtđịnh thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du lịch
Thứ tư, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá hìnhảnh du lịch TP Hồ Chí Minh
Thứ năm, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịchtheo hướng chuyên nghiệp
CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG3.1 Tổng quan về tiềm năng du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Vị trí địa lý
TPHCM có diện tích 2.095,239 km2, dân số 8.993.082 người (điềutra 1/4/2019) Đơn vị hành chính: gồm 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện với322 phường - xã, thị trấn Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trongvùng và là cửa ngõ quốc tế, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam,
3.1.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
- Về kinh tế: Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hànhước là 1.372 ngàn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng, tăng1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngânsách cả nước