Quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nayQuyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nay
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
M 931 02 01
HÀ NỘI - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Chính trị qu c gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS ĐOÀN TRƯỜNG THỤ
2 TS BÙI VIỆT HƯƠNG
Phản biện 1: ………
………
Phản biện 2: ………
………
Phản biện 3: ………
………
Luận án ẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị qu c gia Hồ Chí Minh
Vào hồi …… giờ …… ngày … tháng …… năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Qu c gia và
Thư viện Học viện Chính trị qu c gia Hồ Chí Minh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Nhà nước là thiết chế đặc biệt gắn liền với lãnh thổ mỗi quốc gia Việc phân chia lãnh thổ và thiết lập bộ máy tương ứng để quản lý là nội dung chủ đạo của quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước Do đó, xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước luôn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của các chủ thể cầm quyền nhằm xây dựng chính quyền nhà nước tốt Xu hướng đẩy mạnh phân quyền cho địa phương ở nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước xuất phát từ những đòi hỏi về cả kinh tế lẫn chính trị, đặc biệt khi các quốc gia chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việc chuyển đổi mô hình kinh tế buộc các nước phải sắp xếp, điều chỉnh lại vai trò của nhà nước theo hướng phân nhiều quyền hơn cho địa phương Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã có quá trình chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Bối cảnh đó đòi hỏi cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước phải được đổi mới theo hướng trao quyền chủ động cho các địa phương Do đó, Đảng đề ra chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương Chủ trương phân cấp, phân quyền từng bước được thể chế hoá thành luật, được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và là một nội dung quan trọng trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Chính sách phân cấp quản lý nhà nước (QLNN) giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh (CQCT) được bổ sung, phát triển qua các thời kỳ; Quốc hội dành ưu tiên một số cơ chế, chính sách đặc thù cho 8 địa phương
Những cải cách về mặt thể chế đã tạo nên những biến đổi tích cực trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta, đặc biệt
là chính quyền cấp tỉnh Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đối với cấp chính quyền đã mang lại cho các địa phương nhiều quyền tự chủ, nguồn lực và không gian chính sách để theo đuổi các mục tiêu phát triển của
Trang 4mình Tuy nhiên, bảo đảm quyền tự chủ của các địa phương không chỉ xuất phát từ chính sách phân cấp, phân quyền của trung ương mà còn phải xuất phát từ chính nhu cầu và năng lực tự chủ của các địa phương trong quá trình phát triển Các chính sách phân cấp, phân quyền đã mang lại cho các địa phương nhiều thẩm quyền, nguồn lực hơn dưới dạng "tiềm năng" Các địa phương có biến các "tiềm năng" này thành hiện thực hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh sẽ là yếu tố quyết định Xét ở góc độ này, quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở nước ta hiện nay mới chỉ được xem xét, đánh giá chủ yếu ở phương diện pháp lý
Với việc lựa chọn chủ đề này, luận án tập trung trả lời được những câu hỏi chính sau: Quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay được xác lập dựa trên cơ sở nào? Trong bối cảnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trong các lĩnh vực tài chính - ngân sách, cung ứng dịch vụ công, mô hình tổ chức bộ máy và nhân sự, chính quyền cấp tỉnh đã tự chủ được ở mức độ nào? Để bảo đảm quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong thời gian tới cần phải làm gì? Để góp phần giải đáp
thoả đáng cho những câu hỏi nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề "Quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong bối cảnh phân cấp, phân quyền ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Chính trị học
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về quyền tự chủ của chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh trên thế giới và ở Việt Nam
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam
Trang 5- Đánh giá thực trạng thực hiện quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam trên một số lĩnh vực cơ bản: tài chính - ngân sách; cung ứng dịch vụ công; tổ chức bộ máy và nhân sự
- Đề xuất một số định hướng, giải pháp bảo đảm quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong giai đoạn 2021-2030
3 Đ i tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo đảm quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh tập trung ở ba lĩnh vực cơ bản là tài chính - ngân sách; cung ứng dịch vụ công, xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: luận án nghiên cứu quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh tập trung vào một số địa phương đang thực hiện thí điểm một số
cơ chế, chính sách đặc thù
Về thời gian: từ năm 2013 đến nay
4 Cơ ở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền lực và quyền lực nhà nước; về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước; về phân quyền, phân cấp trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; về xây dựng chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án bao gồm:
Trang 65 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về phân cấp, phân quyền
và thực hiện quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam
- Luận án là công trình nghiên cứu tiên phong về chủ đề quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trên cả hai phương diện pháp lý và thực tiễn
- Gợi mở về mặt chính sách cho quá trình đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tới
6 Ý nghĩa của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ
sở lý luận, thực tiễn về quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- Là tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy chính trị học, chính quyền nhà nước…
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, nội dung chương, tiết, kết luận, danh mục các công trình tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1.1.1 Các công trình bàn về khái niệm phân cấp, phân quyền và
cơ ở hình thành quyền tự chủ của chính quyền địa phương
Các công trình bàn về khái niệm phân cấp, phân quyền:
Bàn về phân cấp, phân quyền ở Việt Nam, có hai quan điểm phổ biến:
- Phân cấp, phân quyền ở Việt Nam là một hình thức của phi tập
trung hoá nhưng mức độ chưa hoàn thiện: Khái niệm tập quyền, tản quyền
Trang 7và phân quyền của Nguyễn Cửu Việt (2010), Phân loại tản quyền, phân cấp, phân quyền của Nguyễn Ngọc Chí (2010), Các hình thức phân cấp, phân quyền của Nguyễn Đăng Dung (2011), Phân quyền và phân cấp trong quản lý nhà nước (QLNN) - Một số khía cạnh lý luận, thực tiễn và pháp lý của Phạm Hồng Thái (2011),…
-Phân quyền ở Việt Nam không phải là phân quyền đúng nghĩa và không thuộc về hình thức phi tập trung hoá nào trên thế giới Do đó, khó
có thể xếp "phân cấp", "phân quyền" ở Việt Nam vào nhóm nào trong các nguyên tắc hành chính tập quyền, tản quyền và phân quyền: Nguyễn Cửu Việt, Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Văn Cương, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thiện Trí, Nguyễn Đăng Dung, Lê Minh Thông…
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung, phạm vi quyền tự chủ của chính quyền địa phương
Bàn về nội dung và phạm vi quyền tự chủ của địa phương, nhiều tác giả cho rằng, quyền tự chủ của các địa phương thể hiện ở mức độ và phạm
vi tự chủ trong tổ chức, quản lý và điều hành các công việc của địa
phương Các công trình tiêu biểu gồm: Two Centuries of Local Autonomy
của Jurgen Geog Backhaus cho rằng: tự quản địa phương được thể hiện ở
ba nội dung chủ yếu: tổ chức bộ máy do nhân dân bầu; địa phương được làm tất cả những gì mà cấp này có thể làm được; địa phương có quyền thu
thuế để phục vụ các sự vụ của địa phương
Trong công trình Measuring local autonomy: A decision - making
approach (2006), Frederik Fleurke, Rolf Willemse nhận định: nội dung tự
quản địa phương thể hiện ở ba phương diện: (1) mức độ tự do trong việc quyết định chương trình nghị sự; (2) mức độ tự do trong việc lựa chọn/quyết định chính sách; (3) mức độ độc lập về thẩm quyền, tài chính,
nhân sự Còn trong tác phẩm A Theory Local Autonomy (2012) Gordon L
Clark cho rằng: Quyền tự chủ của địa phương thể hiện ở hai khía cạnh chủ yếu: (1) quyền đưa ra sáng kiến các độc lập để giải quyết các vấn đề địa
Trang 8phương; (2) quyền miễn trừ đối với sự can thiệp của trung ương vào quá trình giải quyết các vấn đề của địa phương…
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ở Việt Nam
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở nước
ta được phân tích, hệ thống hoá trong những công trình nghiên cứu của
nhiều tác giả như Tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ Việt Nam (2013) và
Quản trị địa phương từ lý thuyết tới thực tiễn (2018) của tác giả Nguyễn
Thị Phượng (chủ biên) Sự phân biệt đơn vị hành chính tự nhiên và đơn vị
hành chính nhân tạo là cơ sở của việc tổ chức hay không tổ chức HĐND ở địa phương (2008) và Hội đồng nhân dân trong nhà nước pháp quyền
(2009) của Nguyễn Đăng Dung; Phân công quyền lực giữa chính quyền
trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam - Lịch sử, lý luận và thực tiễn (2014) của Viện Khoa học pháp lý chủ trì Chuyên khảo Tổ chức
và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay của tác giả
Trương Thị Hồng Hà chủ biên (2017); … Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên đã làm sáng tỏ thêm những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ở nước
ta hiện nay
1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng m i quan
hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trên cơ ở phân cấp, phân quyền
Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, tiêu
biểu như: Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương
tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Minh Phương (2013); Phân cấp, phân quyền và thực tiễn triển khai theo Hiến pháp năm 2013 tác giả Nguyễn
Trang 9Hoàng Anh; Chính sách phân cấp của Việt Nam nhìn từ góc độ thể chế (2012) và Vietnam Decentralization Amidst Fragmentation (2016) của tác giả Vũ Thành Tự Anh; Phân cấp kinh tế tại Việt Nam: cơ sở lý luận, thực
trạng và giải pháp (2012) của Lê Xuân Bá; Phân cấp, phân quyền trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương Việt Nam hiện nay -vấn đề và giải pháp (2012), luận án tiến sĩ của Chu Văn Hưởng; Về phân định thẩm quyền giữa CQTƯ và CQĐP ở Việt Nam hiện nay (2015) của tác giả
Nguyễn Văn Cương; Hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của CQĐP của Nguyễn Thị Hạnh (2017)
1.2.3 Các công trình bàn về thực trạng quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam
Thực trạng hoạt động của chính quyền cấp tỉnh được bàn đến trong
các công trình tiêu biểu như Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban
nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Trọng Hải (2016), Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trịnh Tuấn Thành (2015); Tự quản địa phương và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân của
Nguyễn Thị Thiện Trí (201 ); Mối quan hệ giữa thể chế quốc gia và chính
sách địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam của
Nguyễn Thường Lạng (2019), Đánh giá mức độ tự chủ tài chính của
CQĐP: Trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh của nhóm tác giả Vương
Đức Hoàng Quân và Nguyễn Anh Phong (2020), …
1.2.4 Các công trình bàn về kinh nghiệm, phương thức đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu mô hình TQĐP trên thế giới có các công trình tiêu biểu
như: Tự quản thành phố trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam của Nguyễn Thị Thiện Trí (2016); Tự quản địa phương ở một số quốc gia châu
Âu: Góc nhìn lịch sử, lý luận và tham chiếu với Việt Nam luận án tiến sĩ
Luật học của tác giả Đào Bảo Ngọc; Kinh nghiệm quốc tế về tự quản địa
Trang 10phương và khả năng áp dụng tại Việt Nam của Nguyễn Văn Cương
(2017); Chế độ TQĐP trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ
chức CQĐP Việt Nam luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị
Thiện Trí (2020); Xây dựng CQĐP theo Hiến pháp năm 2013 của Trần
Ngọc Đường;
Bàn về yêu cầu và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐP
ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Minh Phương có các công trình tiêu biểu như
Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương tại Việt Nam (2013) và Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của CQĐP ở nước
ta hiện nay (2021), Tiếp tục đẩy mạnh phân quyền, phân cấp quản lý giữa Trung ương - địa phương ở nước ta hiện nay (Nguyễn Minh Phương,
Nguyễn Ánh Nguyệt, 2022)
Các công trình Một số vấn đề đặt ra trong phân cấp, phân quyền
giữa trung ương và địa phương trong điều kiện hiện nay (2021), tác giả
Nguyễn Đăng Quế; Hoàn thiện quy định pháp luật về phân quyền, phân
cấp giữa trung ương và địa phương ở Việt Nam hiện nay (2021) của tác
giả Trần Thị Diệu Oanh, …đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương hiện nay
1.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Những nội dung liên quan đến chủ đề quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh đ được làm rõ trong các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
Một là, các công trình nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận về TQĐP
như: nội hàm khái niệm tự quản địa phương, cơ sở hình thành chế độ tự quản, các nội dung cơ bản của tự quản địa phương, các điều kiện bảo đảm quyền tự quản địa phương, ưu điểm và hạn chế của mô hình này
Hai là, nghiên cứu cơ sở lý thuyết hình thành mô hình tự quản địa
phương là căn cứ để phân biệt sự khác nhau về mặt bản chất giữa mô hình
tự quản địa phương ở các nước phương Tây và việc xây dựng chính quyền
Trang 11địa phương tự chủ ở Việt Nam, tránh sự nhầm lẫn về bản chất giữa hai mô hình này
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chính quyền địa phương
đã làm sáng tỏ cơ sở hình thành, những ưu điểm, hạn chế về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam qua các thời kỳ và rút
ra những bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay
Các công trình nghiên cứu về chủ đề đổi mới chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay chủ yếu đề xuất các giải pháp về thể chế, tập trung vào hai nội dung chính là đổi mới mô hình tổ chức và đổi mới
phương thức hoạt động của chính quyền địa phương
1.3.2 Một s vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ
Một là, cơ sở lý luận cho việc xác lập và bảo đảm quyền tự chủ của
chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam; Hai là, thực trạng pháp lý và thực tiễn
thực thi quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam trong các lĩnh vực tài chính - ngân sách, cung ứng dịch vụ công, tổ chức bộ máy và nhân
sự hiện nay; Ba là, mức độ tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay; Bốn là, những định hướng và giải pháp bảo đảm quyền tự chủ
của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam trong thời gian tới
Kết luận chương 1
Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà khoa học, các chính khách, các chủ thể cầm quyền trong đời sống chính trị Điều này thể hiện ở khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tác giả luận án hệ thống hoá trong chương tổng quan này Những công trình nghiên cứu kể trên đã góp phần làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh Đây là tiền đề lý luận và thực tiễn rất quan trọng để tác giả luận án kế thừa
và tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trong luận án
Trang 12Bảo đảm quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh trong thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam cần được nghiên cứu công phu và toàn diện ở cả hai phương diện lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam hiện nay còn khá hạn chế Kết quả nghiên cứu của các tác giả mới chỉ lý giải một số phương diện về lý luận hoặc thực tiễn tổ chức, vận hành chính quyền địa phương ở nước ta Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết Kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm quyền tự chủ của cấp chính quyền này trong thời gian tới
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG BỐI CẢNH PHÂN CẤP,
PHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM
2.1.1 Một s khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để quản lý nhà nước, điều hành mọi mặt đời sống xã hội ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2.1.1.2 Khái niệm chính quyền cấp tỉnh
Chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của
Trang 13chính quyền nhà nước thống nhất, gồm có hai cơ quan là HĐND và UBND được thành lập ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương để đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên
và thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, đảm bảo lợi ích của nhân dân địa phương và lợi ích chung của quốc gia
2.1.1.3 Khái niệm quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh
Quyền tự chủ của chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam là quyền và khả năng tự quyết định, tự quản lý các công việc quản lý nhà nước ở địa phương của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở phân cấp, phân quyền trong thực thi quyền lực nhà nước
2.1.2 Cách tiếp cận, nội dung và mức độ phân cấp, phân quyền đ i với chính quyền cấp tỉnh trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương
2.1.2.1 Cách tiếp cận về phân cấp, phân quyền trong thực thi quyền lực nhà nước
Phân quyền, phân cấp trong thực thi quyền lực nhà nước là quá trình chính quyền nhà nước trung ương chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý nhà nước cho chính quyền địa phương Trên cơ
sở đó, chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đó
2.1.2.2 Nội dung phân cấp, phân quyền đối với chính quyền cấp tỉnh trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương
* Phân cấp, phân quyền về chính trị Ở Việt Nam, nội dung này tập trung nghiên cứu tổ chức bộ máy và nhân sự
* Phân cấp, phân quyền về hành chính Ở Việt Nam, nội dung này tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công
* Phân cấp, phân quyền về tài chính – ngân sách Ở Việt Nam, nội dung này tập trung nghiên cứu sự phân định thẩm quyền về thu - chi ngân sách giữa trung ương và địa phương