1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận luật kinh doanh Đề tài quyền tự do trong kinh doanh

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền tự do trong kinh doanh
Tác giả PHAN THỊ MỸ TIÊN
Người hướng dẫn TS. DƯƠNG MỸ AN
Trường học ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành LUẬT KINH DOANH
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 343,24 KB

Nội dung

Quyền tự do kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LUẬT KINH DOANH

Đề tài: Quyền tự do trong kinh doanh

Họ và Tên: PHAN THỊ MỸ TIÊN

MSSV:31231022598

Lớp: FN0003 STT:77

GV hướng dẫn: TS DƯƠNG MỸ AN

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2023

Trang 2

Mục lục DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU……….2 NỘI DUNG……… Phần 1:

KẾT LUẬN……… DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

HĐQT Hội đồng quản trị

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh doanh luôn là một trong những hoạt động quan trọng của đời sống

xã hội Nó không chỉ là một hoạt động mang lại lợi nhuận cho các chủ thể kinh doanh, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho toàn đất nước

Tại Việt Nam, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 Theo đó, mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm

Quyền tự do kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Bài tiểu luận này được thực hiện dựa trên mục tiêu làm rõ khái niệm, nội dung lẫn vai trò của quyền tự do kinh doanh, đồng thời đề cập đến một

số vấn đề liên quan đến quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

NỘI DUNG Phần 1 Những vấn đề lý luận về quyền tự do kinh doanh:

1.1 Khái niệm và chủ thể của quyền tự do kinh doanh:

1.1.1.Khái niệm quyền tự do kinh doanh:

Quyền tự do kinh doanh là quyền của các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức, ngành nghề, địa điểm kinh doanh mà pháp luật không cấm; tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật Điều 50 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền tự do kinh doanh như sau: “Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật” 1.1.2 Chủ thể của quyền tự do kinh doanh:

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư: Chủ thể kinh doanh

là Tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận

Trang 5

1.2 Ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh:

Cùng với sự phát triển của xã hội thì quyền công dân, quyền con người cũng càng được ghi nhận và bảo hộ, trong đó có quyền tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanh đóng vai trò hết sức đáng kể trong nền kinh tế quốc gia, nó tác động đến quá trình hội nhập, phát triển của quốc gia và thế giới

Thứ nhất, quyền tự do kinh doanh tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh: Nó tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh tự do lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình Điều này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường

Thứ hai, quyền tự do kinh doanh tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Nó tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về điều kiện kinh doanh Điều này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng

Thứ ba, quyền tự do kinh doanh tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân: Nó tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh mở rộng quy

mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân

Trang 6

Cuối cùng, quyền tự do kinh doanh giúp phát huy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo: Nó tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có cơ hội khởi nghiệp, sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Với vai trò quan trọng như thế, ta cần đảm bảo rằng quyền tự do công dân được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn

1.3 Nội dung của quyền tự do kinh doanh:

1.3.1 Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

Khoản 1, Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”

Theo đó, quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh là quyền của mỗi cá nhân, tổ chức được chọn kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành; trong trường hợp những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì được phép tiến hành sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó

Điều 6, Luật đầu tư số 61/2020 quy định 8 ngành, nghề cấm đầu

tư kinh doanh như sau:

-Kinh doanh các chất ma túy;

-Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;

-Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã;

-Kinh doanh mại dâm;

-Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

Trang 7

-Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; -Kinh doanh pháo nổ;

-Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

1.3.2 Quyền tự do lựa chọn mô hình và quy mô kinh doanh:

Quyền tự do lựa chọn mô hình và quy mô kinh doanh là cá nhân,

tổ chức được tự do quyết định mức vốn đầu tư, nhưng phải đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh một số ngành nghề nhất định như kinh doanh vàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo vệ…

Tùy thuộc vào số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư mà người dân có thể chọn một mô hình kinh doanh phù hợp như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

1.3.3 Quyền tự do hợp đồng:

Quyền tự do hợp đồng là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nội dung quyền tự do kinh doanh Nội dung của quyền là cá nhân hay tổ chức có quyền tự do lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản của hợp đồng, tự do thỏa thuận hình thức hay nội dung của hợp đồng

1.3.4 Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp: Những tranh chấp trong kinh doanh là điều không thể không kể đến, quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp là cá nhân, tổ chức có quyền tự do quyết định cách thức giải quyết tranh chấp

Trang 8

thương mại bằng phương thức thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài

1.3.5 Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh:

Điều 5 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: "Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh"

Khi đó, cá nhân hay tổ chức được pháp luật bảo vệ khi cá nhân hay

tổ chức khác có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Phần 2 Yếu tố tác động đến quyền tự do kinh doanh là tham nhũng:

Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, tham nhũng được hiểu” là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Tham nhũng có thể tác động đến quyền tự do kinh doanh theo nhiều cách, cụ thể như sau:

2.1 Tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng:

Tham nhũng tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có quan hệ,

có tiền bạc có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn lực, thông tin, cơ hội kinh doanh, trong khi những doanh nghiệp không có quan hệ, không có tiền bạc sẽ bị hạn chế quyền tiếp cận các nguồn lực, thông tin, cơ hội kinh doanh, làm mất sự tự do trong việc lựa chọn ngành, nghề kinh doanh Điều này dẫn đến môi trường kinh doanh bất bình đẳng, không công

Trang 9

bằng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới khởi nghiệp

Ví dụ, một doanh nghiệp có quan hệ với một quan chức nhà nước

có thể dễ dàng được cấp phép kinh doanh, được giao thầu các dự án, được hưởng ưu đãi thuế, Trong khi đó, một doanh nghiệp không có quan hệ với quan chức nhà nước sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để thực hiện các thủ tục hành chính, thậm chí có thể bị từ chối cấp phép kinh doanh, bị loại khỏi các dự án, bị đối xử bất công về thuế,

2.2 Tạo ra chi phí kinh doanh không chính thức:

Tham nhũng dẫn đến việc các doanh nghiệp phải chi trả các khoản phí không chính thức cho các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức khác để có thể thực hiện các thủ tục hành chính, tiếp cận các nguồn lực,

cơ hội kinh doanh Điều này làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

Các khoản phí không chính thức này làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp Điều này làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp khó có thể phát triển bền vững

Ví dụ, một doanh nghiệp muốn được cấp phép kinh doanh phải chi một khoản tiền không chính thức cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ

2.3 Tạo môi trường kinh doanh không đáng tin cậy:

Trang 10

Tham nhũng có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp bị mất tài sản, mất cơ hội kinh doanh, thậm chí bị phá sản Điều này gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh, làm giảm lòng tin của các doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh Điều này khiến các doanh nghiệp khó có thể đầu

tư, kinh doanh lâu dài

Ví dụ, một doanh nghiệp bị một quan chức nhà nước hối lộ để được giao thầu một dự án Sau khi dự án hoàn thành, quan chức nhà nước này lại yêu cầu doanh nghiệp phải trả lại số tiền hối lộ Nếu doanh nghiệp không trả lại, thì dự án có thể bị hủy bỏ, hoặc doanh nghiệp có thể bị truy tố

Phần 3 Liên hệ thực tiễn:

Bản án số: 31/2020/HS-ST ngày: 16/01/2020

Vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”,

“Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương – Oceanbank:

Bị cáo Hà Văn Thắm

Trong thời gian làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại dương

(Oceanbank), Hà Văn Thắm chỉ đạo các đồng phạm chi lãi ngoài trên 1.500 tỷ đồng phục vụ cho nhóm lợi ích của lãnh đạo Oceanbank, vi phạm quy định pháp luật, vi phạm quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng

Trang 11

nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ, dẫn đến Oceanbank thất thoát vốn

và bị phá sản Vụ án này, còn liên quan đến các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh và các đồng phạm khác

Tháng 08/2017 Hà Văn Thăm cùng 50 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm tại TAND Thành phố Hà Nội với các tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng”, “Lạm dụng chức

vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Tham ô tài sản”…Hội đồng xét

xử TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Hà Văn Thắm tù chung thân; Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng giám đốc Oceanbank, tử hình; Nguyễn Minh Thu, cựu Tổng giám đốc Oceanbank, 22 năm tù; Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh 14 năm tù; Hứa Thị Phấn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Phú Mỹ 17 năm tù… Các bị cáo khác trong vụ án bị tuyên phạt từ 36 tháng đến 22 năm tù HĐXX còn tuyên buộc các bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu phải liên đới trách nhiệm bồi thường số tiền mà Oceanbank thất thoát, trong đó Hà Văn Thắm phải bồi thường 847 tỷ đồng, Nguyễn Xuân Sơn hơn 200 tỷ đồng, Nguyễn Minh Thu 50 tỷ đồng

Tháng 05/2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm, tuyên y án sơ thẩm đối với Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu, Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh, xét giảm án đối với một số bị cáo trong vụ án

Trang 12

Nhận xét:

Hành vi tham nhũng của Hà Văn Thắm trong vụ án Oceanbank đã có tác động tiêu cực đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh: Việc chi lãi ngoài trái quy định của Hà Văn Thắm và các đồng phạm đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa Oceanbank và các ngân hàng khác Điều này khiến cho các ngân hàng khác buộc phải chi lãi ngoài để cạnh tranh, dẫn đến tình trạng lãi suất huy động và cho vay tăng cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp

Gây thất thoát vốn cho doanh nghiệp: Việc chi lãi ngoài của Oceanbank đã khiến cho ngân hàng này bị thất thoát vốn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn cho vay doanh nghiệp Điều này khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Việc chi lãi ngoài trái quy định của Hà Văn Thắm và các đồng phạm đã khiến cho Oceanbank bị mất uy tín, dẫn đến việc các doanh nghiệp không muốn vay vốn tại ngân hàng này Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 13

Về mặt kinh tế, vụ án của Trần Văn Thắm đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như sau:

Vụ án Oceanbank là một minh chứng rõ ràng cho thấy tham nhũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp Để ngăn chặn tình trạng này, cần phải tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm các hành

vi tham nhũng theo quy định của pháp luật

KẾT LUẬN

Tóm lại, quyền tự do kinh doanh là một quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới Quyền này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Trên thực tế, quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh ở nhiều quốc gia đã được bảo đảm tương đối tốt, nhưng vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục Để bảo đảm quyền tự do kinh doanh, cần

có sự nỗ lực của cả Nhà nước và toàn xã hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Bộ tư pháp, 23/04/2021, Kinh tế chia sẻ và quyền tự do kinh doanh, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?

ItemID=2594

Trang 14

-Tạp chí tòa án nhân dân, 11/01/2019, 10 vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng và các vụ án điển hình được đưa ra xét xử trong năm 2018, https://tapchitoaan.vn/10-vu-an-lon-ve-kinh-te-tham-nhung-va-cac-vu-an-dien-hinh-duoc-dua-ra-xet-xu-trong-nam-2018

-Thư viện pháp luật, 09/07/2020, 08 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật Đầu tư 2020, https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat- moi/vn/thong-bao-van-ban-moi/email/29829/08-nganh-nghe-cam-dau-tu-kinh-doanh-theo-luat-dau-tu-2020

-Nguyễn Thị Thoan, Tạp chí công thương, 26/03/2021, Bàn về quyền tự

do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh,

https://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/ban-ve-quyen-tu-do-lua-chon-nganh-nghe-kinh-doanh-79693.htm

-Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam, 20/02/2023, Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, https://lsvn.vn/lua-chon-

phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai-1677656725.html

- https://luatduonggia.vn/noi-dung-co-ban-cua-quyen-tu-do-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep/

Ngày đăng: 14/10/2024, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w