trạng cơ sở tránh né hoạt động kiểm tra, chưa có cơ sở để đánh giá tiêu chí "đáp ứng kiến thức về ATTP" để xử lý,… Trong đó, các vấn đề đáng chú ý có thể được kể ra: Thứ nhất, theo quy đ
Kết quả khảo sát lịch sử nghiên cứu
Mô hình Ban Quản lý An toàn thực phẩm là mô hình thống nhất trong quản lý an toàn thực phẩm, có tính đột phá nên hiện nay, chưa nhiều địa phương có thể thực hiện được mô hình này Các đề tài trong nước chủ yếu xoay quanh vấn đề quản lý hoặc xử phạt chung về ATTP mà chưa tập trung vào hoạt động thanh tra, kiểm tra như: luận văn thạc sỹ "Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội" của tác giả Lê Thị Linh, năm 2016; luận văn thạc sỹ "Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Văn Anh, năm 2017; luận văn thạc sỹ "Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Trần Lê Bảo Trâm, năm 2017; luận văn thạc sỹ "Quản lỳ nhà nước về An toàn thực phẩm trong lĩnh vực Y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Nguyễn Tiến Dũng, năm 2018; luận văn thạc sỹ "Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm" của tác giả Đinh Thị Quế, năm 2018; luận văn thạc sỹ "Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - Qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị" của tác giả Nguyễn Nữ Linh Tâm, năm 2018; luận án tiến sĩ "Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Bùi Thị Hồng Nương, năm 2019; luận văn thạc sỹ "Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)" của tác giả Nguyễn Duy Khang, năm 2022
Các nước trên thế giới, mỗi quốc gia có một mô hình quản lý về ATTP riêng, mô hình, hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng không giống nhau Do vậy, cách quản lý ATTP thông qua hoạt động thanh tra cũng khác nhau Một số, tác phẩm nổi bật trong các tác phẩm tiếng nước ngoài là sách "Encyclopedia of Food Safety" của tác giả Yasmine Motarjemi, Gerald Moy, Ewen Todd năm 2013 như một quyển bách khoa về ATTP
Trong các công trình khoa học đã nêu, các tác giả đã nêu được phần lớn các vấn đề về quản lý, xử phạt hành chính trong lĩnh vực ATTP Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nêu các vấn đề quản lý chung chứ chưa đi sâu vào hoạt động thanh tra, kiểm tra Các nghiên cứu cũng đã cho thấy được các bất cập của văn bản pháp luật tại thời điểm nghiên cứu Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, các văn bản pháp luật về lĩnh vực ATTP cũng như xử lý vi phạm hành chính cũng đã được sửa đổi, bổ sung
Do đó, đề tài "HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA CỦA BAN QUẢN LÝ
AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH" không trùng lắp, chưa tác giả nào thực hiện, đảm bảo về tính mới.
Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm và chỉ ra những thiếu sót, bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng những quy định pháp luật đã nêu trên của Ban Quản lý Từ đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm cơ sở nghiên cứu Ngoài ra còn có một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý, tổng hợp phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan từ thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý;
- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong tổng hợp, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý;
- Phương pháp lịch sử dùng trong nghiên cứu các công trình khoa học trước đây và quy định pháp luật ở các giai đoạn khác nhau của hoạt động thanh tra, kiểm tra;
- Phương pháp so sánh nhằm nhấn mạnh, làm rõ sự khác biệt giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra của Ban Quản lý, đối chiếu số liệu của các thời kỳ, giai đoạn thanh tra, kiểm tra để cho thấy được ý nghĩa của hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý, chỉ ra một số điểm tiến bộ của hoạt động thanh tra, kiểm tra của một số mô hình trên thế giới so với mô hình Ban Quản lý;
- Phương pháp thống kê dùng để hệ thống các văn bản, quy định pháp luật có liên quan đến đề tài, các số liệu báo cáo kết quả từ thực tiễn áp dụng pháp luật hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm tra của Ban Quản lý.
Điểm mới, các đóng góp mới của Đề án
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp lý về hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Thứ hai, tại thời điểm thực hiện đề tài, một số quy định cho hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP không còn phù hợp, gây khó khăn không chỉ cho Ban Quản lý mà còn cho các cơ quan quản lý ATTP ở các địa phương khác Đề tài tập trung nghiên cứu tổng hợp các khó khăn, vướng mắc cũng như nguyên nhân của những khó khăn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP không còn phù hợp, gây khó khăn không chỉ cho Ban Quản lý mà còn cho các cơ quan quản lý ATTP tại TP.HCM
Thứ ba, Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại trong hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động này Giải quyết được các khó khăn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý sẽ tạo tiền đề cho các địa phương khác áp dụng, triển khai tương tự.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA CỦA BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
Khái quát về hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1 Khái niệm hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
❖ Khái niệm hoạt động thanh tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh
Thanh tra, kiểm tra là những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý và có nhiều cách tiếp cận khác nhau Thanh tra - theo từ điển tiếng Anh là Inspect, xuất phát từ gốc Latinh (In-Spectare) có nghĩa là "nhìn vào bên trong" chỉ
"một sự xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nhất định" Theo từ điển tiếng Việt:
"thanh tra (người thuộc cơ quan có thẩm quyền) kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp" Với nghĩa này, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm: "xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định" Trong thực tế, thanh tra thường đi kèm với một chủ thể nhất định như: đoàn thanh tra, thanh tra viên hay người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và "đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định" 1 Định nghĩa về thanh tra được nêu ra tại Luật Thanh tra Theo đó, thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành 2 Thanh tra hành chính được hiểu: "là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước" 3 Đối tượng được nêu ở đây của hoạt động thanh tra hành chính là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước Như vậy, hoạt động thanh tra hành chính của Ban Quản lý chính là việc Ban Quản lý thanh tra các cơ quan, tổ chức,
1 Bộ Y tế (2019), Thanh tra An toàn Thực phẩm dựa trên nguy cơ, NXB Y học, 150
2 Khoản 1 Điều 2 Luật Thanh tra (Luật số 11/2022/QH15) ngày 14/11/2022
3 Khoản 2 Điều 2 Luật Thanh tra (Luật số 11/2022/QH15) ngày 14/11/2022 cá nhân thuộc quyền quản lý Ban Quản lý về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn mà các đối tượng nêu trên được giao
Thanh tra chuyên ngành theo định nghĩa: "là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực" 4 Theo cách hiểu thông thường, thanh tra chuyên ngành được hiểu đơn giản nhất là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành Theo đó, có thể hiểu Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành Vậy, hoạt động thanh tra chuyên ngành của Ban Quản lý là hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
❖ Khái niệm hoạt động kiểm tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh
Khái niệm về kiểm tra là một khái niệm tương đối rộng và được ghi nhận tại nhiều văn bản của nhiều cơ quan khác nhau Dựa theo Từ điển Tiếng Việt thì “kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” 5 Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạng hơn thanh tra rất nhiều Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặc cũng có thể là chủ thể phi Nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ một doanh nghiệp: kiểm tra của giám đốc đối với các phòng ban, kiểm tra của quản đốc đối với người lao động
Kiểm tra có thể hiểu là sự xem xét thực tế để đưa ra đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội ở bất cứ một hoạt động nào, là xem xét những diễn biến diễn ra có đúng với quy tắc đã xác lập và các mệnh lệnh về quản lý đã ban ra hay không Kiểm tra vốn là chức năng của mọi người quản lý, không phân biệt họ làm việc ở cấp bậc nào trong bộ máy quản lý nói chung và trong bộ máy quản lý Nhà nước nói riêng Ở các cấp bậc khác nhau thì quy mô và yêu cầu kiểm tra có khác nhau
4 Khoản 3 Điều 2 Luật Thanh tra (Luật số 11/2022/QH15) ngày 14/11/2022
5 Hoàng Phê (2021), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, 523
Trong quản lý hành chính Nhà nước, kiểm tra còn có mục tiêu tìm kiếm động cơ, nguyên nhân cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được giao Như vậy, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên Kiểm tra chuyên ngành được hiểu là một hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về chuyên môn kỹ thuật, của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực để rút ra nhận xét, đánh giá và cuối cùng là nhằm tác động, điều chỉnh hoạt động của con người cho phù hợp với mục đích đặt ra Xét về định nghĩa này, hoạt động kiểm tra chuyên ngành tương đối giống với thanh tra chuyên ngành Một trong số ít văn bản quy phạm có nêu định nghĩa về kiểm tra chuyên ngành là Nghị định số 85/2019/NĐ-CP của Chính phủ Theo Nghị định này kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, đánh giá, xác định hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan 6 Dựa trên định nghĩa này, có thể hiểu hoạt động kiểm tra chuyên ngành của Ban Quản lý là việc Ban Quản lý đánh giá, xem xét việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý và trên địa bàn quản lý
1.1.2 Đặc điểm hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm tra của Ban Quản lý là hai hoạt động khác nhau và có những quy định riêng cho từng hoạt động Hoạt động thanh tra là thanh tra chuyên ngành được điều chỉnh bởi Luật Thanh tra và hoạt động kiểm tra được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành là Luật An toàn thực phẩm Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, Ban Quản lý được chia làm hai loại chủ thể Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra là công chức thuộc Phòng Thanh tra do Luật Thanh tra quy định 7 Loại chủ thể này có những yêu cầu riêng 8 và tiêu chuẩn cụ thể: "Công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngạch công chức đang giữ và các tiêu chuẩn
6 Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa, xuất khẩu, nhập khẩu
7 Khoản 4 Điều 3 Luật Thanh tra (Luật số 56/2010/QH12) ngày 15/11/2010
8 Điều 34 Luật Thanh tra (Luật số 56/2010/QH12) ngày 15/11/2010 cụ thể sau đây: (a) Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; (b) Có nghiệp vụ thanh tra; (c) Có ít nhất
01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự) 9 Trong đó, yêu cầu về nghiệp vụ thanh tra được cụ thể hóa bằng yêu cầu về chứng chỉ thanh tra Do đó, chủ thể tiến hành hoạt động này là công chức thanh tra chuyên ngành thuộc Phòng Thanh tra Chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra theo Luật An toàn thực phẩm không yêu cầu các tiêu chí khắt khe như thanh tra mà chỉ quy định: "Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có các quyền sau đây trong kiểm tra an toàn thực phẩm: (a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất" 10 Như vậy, chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra của Ban Quản lý không giới hạn ở Phòng Thanh tra, cũng không giới hạn bắt buộc phải là công chức hay thuộc biên chế của Ban Quản lý Chủ thể này có thể là công chức, viên chức hoặc cũng có thể là nhân sự của các cơ quan có liên quan trong quản lý nhà nước về ATTP
- Thứ hai, về đối tượng của hoạt động thanh tra, kiểm tra thì đối tượng thanh tra là: "Đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước cùng cấp với cơ quan được giao tiến hành cuộc thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được xác định trong Quyết định thanh tra" 11 Đối tượng của hoạt động kiểm tra của Ban Quản lý chính là đối tượng của hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn hay nói cụ thể hơn đó là các cơ sở: (1) sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác thuộc ngành Y tế; (2) sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (3)
9 Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành
10 Khoản 1 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm (Luật số 55/2010/QH12) ngày 17/06/2010 sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH14 ngày 15/06/2018
11 Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn Thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác thuộc ngành Công thương và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm 12 Nói tóm lại, đối tượng của hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý là tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thực trạng quy định pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm tra của
1.2.1 Quy định pháp luật về hoạt động thanh tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
❖ Quy định thẩm quyền thanh tra
Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính trị có nêu: “Tiếp tục cho phép Thành phố được thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh mà
17 Điều 7, Điều 8 Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
18 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ
19 Điều 50 Luật Thanh tra (Luật số 11/2022/QH15) ngày 14/11/2022
20 Điều 9 Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
21 Điều 10 Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
22 Khoản 3 Điều 24 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ thực tiễn Thành phố đặt ra trong quá trình phát triển nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của nhà nước không còn phù hợp Khi thí điểm, Thành phố phải có đề án xin Chính phủ cho thí điểm về từng vấn đề cụ thể và chịu sự theo dõi, giám sát của Chính phủ, đặc biệt với những vấn đề lớn, nhạy cảm” 23 Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo quyền hạn được nêu tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ban hành Quyết định số 2349/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 để thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý được quy định: "Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý" 24
Căn cứ theo Quyết định số 2349/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh 25 Trong đó, nhiệm vụ của Ban Quản lý được nêu rõ: "Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối, kinh doanh đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc phạm vu quản lý về an toàn thực phẩm của Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương được phân công, phân cấp trừ sản xuất ban đầu như trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, hoạt động kiểm soát giết mổ do ngành nông nghiệp quản lý và hoạt động kiểm tra phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Sở Công Thương chịu trách nhiệm quản lý" 26 Như vậy, Ban Quản lý chính là cơ quan quản lý nhà nước, là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Từ đây, ta thấy rõ chức năng quản lý nhà nước của Ban Quản lý và điều này cũng giải thích được các chức năng hỗ trợ cho chức năng quản lý nhà nước như chức năng thanh tra, kiểm tra
23 Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/02/2012 của Bộ Chính trị
24 Điều 2 Quyết định số 2349/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ
25 Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
26 Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Về nhiệm vụ thanh tra của Ban Quản lý, theo Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý có nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố 27 Đây là chức năng nhằm bổ trợ cho chức năng quản lý nhà nước của Ban Quản lý vì thanh tra chính là một trong những giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước
Tuy nhiên, theo Luật Thanh tra 2010 lẫn 2022 thì Ban Quản lý chưa được phân công thẩm quyền thanh tra hành chính mà chỉ có chức năng thanh tra chuyên ngành Mặc dù Ban Quản lý hoạt động thời gian Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực nhưng Luật Thanh tra 2022 là luật đã được Quốc hội thông qua và về cơ bản cả 02 luật đều có cách điều chỉnh Ban Quản lý tương tự nhau Do đó, đề án tiếp tục sử dụng Luật Thanh tra 2022 để nghiên cứu áp dụng cho Ban Quản lý Định nghĩa về dạng cơ quan này được nêu "cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành" 28 Luật Thanh tra có liệt kê các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm 02 loại là cơ quan thanh tra theo cấp hành chính và cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành 29
Cơ quan thanh tra theo hành chính gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm: Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương, Thanh tra sở So với hai loại cơ quan thanh tra trên thì Ban Quản lý không thuộc các cơ quan này, cũng không thuộc trường hợp Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ hay Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ Do đó, Ban Quản lý thuộc trường hợp cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
27 Khoản 11 Điều 4 Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
28 Khoản 19 Điều 2 Luật Thanh tra (Luật số 11/2022/QH15) ngày 14/11/2022
29 Điều 9 Luật Thanh tra (Luật số 11/2022/QH15) ngày 14/11/2022
Trường hợp Ban Quản lý, thẩm quyền thanh tra cũng tương tự như thẩm quyền thanh tra của Tổng cục, Cục Nhiệm vụ thanh tra do đó chuyển sang hướng thanh tra các đối tượng bên ngoài cơ quan, tập trung thanh tra chuyên ngành các cơ sở, đối tượng thuộc phạm vi quản lý hơn là các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nội bộ của tổ chức và chịu sự quản lý của tổ chức Trong khi đó, cơ cấu của Ban Quản lý ngoài phòng chuyên môn, nghiệp vụ còn có các Đội Quản lý An toàn thực phẩm trên địa bàn liên quận - huyện hoặc chợ đầu mối nông sản, các Đội này có con dấu và tài khoản riêng 30 và đơn vị sự nghiệp công lập là trung tâm Kiểm nghiệm thuốc,mỹ phẩm, thực phẩm 31
Như vậy, do chưa được phân định nghiệm vụ thanh tra hành chính nên Ban Quản lý không thực hiện thanh tra đối với các cơ quan thuộc quyền quản lý Điều này tạo lỗ hổng trong quản lý, tạo điều kiện để các tiêu cực có khả năng phát sinh Một cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước mà không có chức năng thanh tra hành chính thì sẽ thiếu đi cơ chế mạnh mẽ giám sát hoạt động của chính mình và của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong việc tuân thủ các quy định, thực hiện chính sách Điều này lâu dài có thể dẫn đến các hành vi sai trái, lạm quyền hoặc tham nhũng Ban Quản lý có thể gặp phải nhiều rủi ro, bao gồm rủi ro pháp lý, tài chính và cả uy tín cơ quan Công chức, viên chức, người lao động của Ban Quản lý có thể cảm thấy không được hỗ trợ đầy đủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc không có sự động viên để tuân thủ các quy định và quy trình hành chính
Như vậy, thẩm quyền thanh tra của Ban Quản lý được quy định tại Luật Thanh tra và tại Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
❖ Quy định nội dung thanh tra
Hoạt động thanh tra chuyên ngành ATTP của Ban Quản lý được quy định tại Luật Thanh tra và Luật An toàn thực phẩm Luật An toàn thực phẩm quy định hoạt động này: "Thanh tra về an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành Thanh tra an toàn thực phẩm do ngành y tế, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra" 32
30 Khoản 1 Điều 7 Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
31 Khoản 1 Điều 8 Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
32 Khoản 1 Điều 66 Luật An toàn thực phẩm (Luật số 55/2010/QH12) ngày 17/06/2010 sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH14 ngày 15/06/2018
Nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm bao gồm: (1) Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
(2) Việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm; (3) Hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; (4) Hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; (5) Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm 33
❖ Quy định hình thức thanh tra
Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1 Những kết quả đạt được
Hoạt động giải quyết, đơn thư, đường dây nóng, tiếp công dân khiếu nại, phản ánh sản phẩm không đảm bảo về an toàn thực phẩm:
Từ năm 2017 đến năm 2022, Ban Quản lý tiếp nhận 117 đơn thư phản ánh, kiến nghị về ATTP, sản phẩm không đảm bảo an toàn Ban Quản lý kịp thời xử lý 71 trường hợp và chuyển thông tin 46 trường hợp đến đơn vị có thẩm quyền xử lý theo quy định; 03 trường hợp khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, 01 trường hợp phản ánh sản phẩm không đảm bảo ATTP Đây cũng chính là chức năng, hoạt động chủ yếu của bộ phận Thanh tra thuộc Ban Quản lý
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:
Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý chính là một phần của hoạt động quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động quản lý nhà nước này nhằm giảm thiểu tới mức tối đa các sự cố về ATTP hay nói cách khác là giảm thiểu tới mức tối đa các ca ngộ độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội Các ca ngộ độc không chỉ xảy ra ở các đối tượng nguy cơ cao như thực phẩm cùng được sử dụng cho nhiều người như bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căng tin trường học, bệnh viện, công ty trong và ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, …
Từ khi thành lập, Ban Quản lý đã thành lập các đoàn thanh kiểm tra đã thanh kiểm tra, hậu kiểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP, việc chấp hành các quy định pháp luật về đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
59 Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 chế biến thực phẩm trên địa bàn Trong 06 năm hoạt động, Ban Quản lý đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 34.789 cơ sở, cụ thể Quý 4 năm 2017: 582 cơ sở 60 , năm 2018: 4.372 cơ sở 61 , năm 2019: 8.815 cơ sở 62 , năm 2020: 7.105 cơ sở 63 , năm 2021: 3.441 cơ sở 64 , năm 2022: 10.474 cơ sở 65 Kết quả cho thấy tình hình ngộ độc trên địa bàn giảm đáng kể và được biểu thị cùng với số lượng lượt kiểm tra qua Biểu đồ 1.1
Biểu đồ 1.1 Số lượt kiểm tra và tình hình ngộ độc theo từng năm
Nguồn: Báo cáo của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM
Như vậy, số lượt thanh kiểm tra tăng dần trong giai đoạn 2017 - 2019 và giảm ở giai đoạn 2020 - 2021 Điều này có thể lý giải vì tình hình diễn biến phức tạp của COVID-19 trong thời gian này ở Thành phố Hồ Chí Minh khiến cho mọi hoạt động bình thường gần như bị đình trệ, tê liệt Ở chiều ngược lại, có thể thấy số vụ ngộ độc tăng lên đỉnh điểm ở năm 2018 khi mà số lượt kiểm tra năm 2017 chỉ ở 582 lượt thanh tra, kiểm tra (năm 2017 Ban Quản lý chỉ thanh kiểm tra quý 4) và giảm dần trong giai đoạn 2018 - 2020 khi mà số lượt kiểm tra tăng dần Năm 2021, tương tự như giai đoạn trước đó, số vụ ngộ độc tăng trở lại (15 vụ) khi mà số lượt thanh kiểm tra năm 2020 giảm Như vậy, có thể tạm
60 Báo cáo năm 2017 của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
61 Báo cáo năm 2018 của Ban Quản lý
62 Báo cáo năm 2019 của Ban Quản lý
63 Báo cáo năm 2020 của Ban Quản lý
64 Báo cáo năm 2021 của Ban Quản lý
65 Báo cáo năm 2022 của Ban Quản lý
Lượt thanh kiểm tra Số vụ ngộ độc đưa ra mối quan hệ giữa số lượt thanh kiểm tra và số vụ ngộ độc là mối quan hệ tỷ lệ nghịch và theo chu kỳ lệch 01 năm của số lượt kiểm tra và số vụ ngộ độc 01 năm sau Để có một cách nhìn tổng quát hơn về kết quả hoạt động thanh kiểm tra của Ban Quản lý đối với tình hình ngộ độc thực phẩm, có thể so sánh tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 03 năm trước khi thành lập Ban Quản lý (2014 - 2016) và 06 năm sau khi thành lập Ban Quản lý (2017 - 2022) Số liệu cho thấy số vụ ngộ độc trên địa bàn Thành phố năm 2017 - 2022 giảm 6 vụ (giảm 33,3%), số người bị ngộ độc giảm 1.050 người (giảm 85%), cụ thể:
- Thời gian 2014 - 2016: 18 vụ, 1.235 người mắc; Thời gian 2017 - 2019: 09 vụ,
170 người mắc; Thời gian 2020 - 2022: 03 vụ, 15 người mắc
- Số vụ ngộ độc tập thể trên 30 người mắc phải: giai đoạn 2014 - 2016 là 13 vụ ngộ độc trên 30 người mắc, giai đoạn 2017 - 2022 giảm còn 01 vụ ngộ độc trên 30 người mắc (tỷ lệ giảm 92,3%)
- Số vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học giai đoạn 2014 - 2016 là 04, số vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học giai đoạn 2017 - 2022 là 04 vụ
- Số vụ ngộ độc xảy ra trong khu Chế xuất - Khu Công nghiệp: giai đoạn 2014
- 2016 là 05 vụ, giai đoạn 2017 - 2022 không để xảy ra vụ nào
Có được những thành quả trên là nhờ hoạt động thanh kiểm tra, xử lý vi phạm luôn diễn ra kịp thời và luôn được các ngành, các cấp chú trọng Hệ thống thanh tra chính là công cụ đắc lực của Ban Quản lý trong hoạt động thanh kiểm tra và trong hoạt động quản lý tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn
Về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm, từ 2017 - 2022, Ban Quản lý đã phát hiện 2.355 cơ sở vi phạm (tỷ lệ vi phạm 6,77%)
- Năm 2017: phát hiện 117 cơ sở vi phạm, xử phạt 115 trường hợp, tiền phạt 1.718.059.500 đồng;
- Năm 2018: phát hiện 849 cơ sở vi phạm, xử phạt 838 cơ sở, tiền phạt 9.858.046.561 đồng;
- Năm 2019: phát hiện 865 cơ sở vi phạm, xử phạt 858 cơ sở, tiền phạt 12.896.866.750 đồng;
- Năm 2020: phát hiện 289 cơ sở vi phạm, xử phạt 288 cơ sở, tiền phạt 4.345.345.500 đồng;
- Năm 2021 phát hiện 116 cơ sở vi phạm, xử phạt 114 cơ sở, tiền phạt 2.072.230.000 đồng;
- Năm 2022: phát hiện 119 cơ sở vi phạm, xử phạt 119 cơ sở, tiền phạt 2.277.184.700 đồng
Tình hình vi phạm về ATTP được thể hiện thông qua Biểu đồ 1.2 Biểu đồ sử dụng số liệu: số lượt thanh tra, kiểm tra và số cơ sở có hành vi vi phạm thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra qua từng năm từ năm 2017 (Quý IV) đến năm 2022
Biểu đồ 1.2 Tình hình vi phạm theo từng năm
Nguồn: Báo cáo của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM
Thông qua biểu đồ, có thể thấy được tình hình vi phạm về ATTP tăng nhanh ở giai đoạn 2017 - 2018, chậm dần sau 2018 và đạt đỉnh ở năm 2019 (865 trường hợp vi phạm) Điều này có thể lý giải thông qua số lượt thanh kiểm tra giai đoạn 2017 -
2018 là rất ít Tình hình vi phạm chỉ giảm dần khi lượt thanh kiểm tra đạt 8.815 lượt ở năm 2019 Giai đoạn 2019 - 2022, tình hình vi phạm giảm dần với các lý do đến từ hoạt động thanh kiểm tra của Ban Quản lý cùng tình hình diễn biến phức tạp của COVID-19 Số trường hợp vi phạm năm 2022 tăng nhẹ (03 trường hợp) so với năm
2021 khi số lượt thanh kiểm tra năm 2021 xuống thấp Như vậy, tương tự như tình hình xảy ra các vụ ngộc độc, tình hình vi phạm về ATTP chỉ giảm khi số lượt thanh kiểm tra tăng lên và có xu hướng tăng khi số lượt thanh kiểm tra hạ xuống Tuy nhiên khi xét từ khi hoạt động thanh kiểm tra của Ban Quản lý bắt đầu thì tình hình vi phạm về ATTP đã giảm đáng kể qua từng năm
Tỷ lệ vi phạm được biểu diễn qua Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ vi phạm được tính dựa trên số lượng cơ sở vi phạm trên số lượng cơ sở được thanh kiểm tra, nó là thương số của
02 chỉ số này Về tổng thể, tỷ lệ vi phạm về ATTP cao nhất ở năm 2018 sau đó giảm
Lượt thanh kiểm tra Cơ sở vi phạm dần Đây là kết quả của hoạt động thanh kiểm tra của Ban Quản lý khi hoạt động được tiến hành quy mô hơn (bắt đầu từ năm 2017) Tỷ lệ vi phạm giảm đến mức thấp nhất (1,14%) tại năm 2022 khi số lượt thanh kiểm tra của Ban Quản lý là nhiều nhất Điều này cho thấy hiệu quả và ý nghĩa cho hoạt động thanh kiểm tra ATTP của Ban Quản lý đối với tình hình vi phạm trên địa bàn Thành phố
Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ vi phạm theo từng năm
Nguồn: Báo cáo của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM
Ngoài ra, đối với loại hình thực phẩm chức năng, vốn là loại hình thực phẩm nhạy cảm, phát triển rất nhanh trong những năm gần đây và có yêu cầu về chất lượng rất cao, Ban Quản lý kiểm soát chặt thông qua hoạt động kiểm tra Bằng hoạt động này, Ban Quản lý đã rà soát, phân tích các quảng cáo về thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các phương tiện truyền tin như báo đài, các trang thương mại điện tử, phát hiện 520 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm trên tổng số 23.196 sản phẩm Các trường hợp này đều được thanh tra xử lý, giám sát theo quy định Để giám sát chất lượng nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm, các đoàn thanh kiểm tra của Ban Quản lý cùng lúc với thanh kiểm tra, tiến hành lấy mẫu thực phẩm để tiến hành kiểm nghiệm chất lượng bằng các bộ kit-test hoặc gửi mẫu đến các phòng kiểm nghiệm được công nhận và chỉ định Kết quả cho thấy, hoạt động thanh kiểm tra đã ngăn chặn được 46 mẫu thực phẩm không đạt chất lượng trên 383 mẫu sản phẩm được kiểm nghiệm Các đoàn thanh kiểm tra đã kiểm nghiệm nhanh 33.178 sản phẩm thực phẩm để phát hiện các chỉ tiêu không an toàn trong thực phẩm như hàn the, formol, phẩm màu, … lưu thông trên thị trường Bằng các phương pháp
Một số kiến nghị đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới Tại Chỉ thị đã nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu: đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thực phẩm, Chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ: “Cần sớm kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ Trung ương tới địa phương Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các ngành trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm Thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; có chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ này” 75 Về tổ chức thực hiện, Ban Bí thư đã giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực hiện Luật An toàn thực phẩm; nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thực phẩm Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm Chỉ thị định hướng cho các quy định về ATTP trong thời gian sắp tới cũng như tạo tiền đề cho mô hình quản lý tập trung về ATTP từ Trung ương tới địa phương Tuy vậy, hoạt động thanh tra hiện nay của Ban Quản lý vẫn phải dựa trên sự điều chỉnh của Luật Thanh tra Để hoạt động thanh tra của Ban Quản lý hiệu quả hơn, một số nội dung của Luật Thanh tra và các quy định có liên quan cần được xem xét:
75 Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư
Thứ nhất: Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Thanh tra thành "Thanh tra sở và tương đương" hoặc "Thanh tra cấp sở"
Vì Luật Tổ chức chính quyền địa phương gọi chung sở là "cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên" 76 Luật An toàn thực phẩm có cách gọi chung cho các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP thuộc UBND cấp tỉnh như Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Sở Công Thương, Ban Quản lý An toàn thực phẩm là "cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh" Do đó, Ban Quản lý sẽ là cơ quan tương đương sở và được hiểu là cơ quan cấp sở Khái niệm này sẽ được giữ cho các điều khoản khác của luật như tại Mục 5, quy định về Thanh tra cấp sở gồm: vị trí, chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức,… Một phương án khác là UBND Thành phố thành lập Thanh tra sở dựa trên quy định mới của Luật Thanh tra, "Thanh tra sở được thành lập tại sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao" 77 Tuy nhiên, để thực hiện phương án này thì cần phải sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/09/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể là bổ sung quy định Sở An toàn thực phẩm vào khoản 5 Điều 9 - Các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương 78 Việc bổ sung quy định này sẽ cho Ban Quản lý chức năng thanh tra hành chính của Thanh tra sở mà Ban Quản lý vẫn chưa có Khi đã có thẩm quyền thanh tra hành chính, Ban Quản lý sẽ sử dụng thẩm quyền này của mình để thực hiện các cuộc thanh tra hành chính đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý
Thứ hai: Kiến nghị ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra 2022
76 Khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Luật số 77/2015/QH13) ngày 19/06/2015 sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019
77 Điểm c khoản 2 Điều 26 Luật Thanh tra (Luật số 11/2022/QH15) ngày 14/11/2022
78 Điều 9 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04.04/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/09/2020
Luật Thanh tra 2010 (Luật số 56/2010/QH12) ngày 15/11/2010 đã được hướng dẫn bởi Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành Luật Thanh tra hiện nay chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Thanh tra Chính phủ đã lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra ngày 10/02/2023 79 Nội dung dự thảo Nghị định nên bổ sung các quy định về chức năng thanh tra hành chính của Thanh tra cấp sở và các cơ quan tương đương sở nhằm tạo điều kiện để các cơ quan này thực hiện chức năng thanh tra hành chính Nghị định vẫn tiếp tục kế thừa việc tách bạch riêng rẽ trình tự thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành nhưng bổ sung các mẫu văn bản phục vụ cho hoạt động thanh tra Ngoải ra, trên thực tế các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành như các Chi cục thuộc Cục, Chi cục thuộc Sở ít khi thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra mà chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra Để đảm bảo ý nghĩa của hoạt động thanh tra và tính chuyên nghiệp của hoạt động thanh tra, Nghị định mới cần quy định tỷ lệ các cuộc thanh tra chuyên ngành so với các cuộc kiểm tra của một cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (ví dụ tỷ lệ từ 10% cho đến tỷ lệ 30%) Tóm lại, Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới cần tích hợp các Nghị định cũ (Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP) và bổ sung các nội dung mới như thanh tra cấp sở và tương đương cấp sở, các biểu mẫu và tỷ lệ thanh tra/kiểm tra
Thứ ba: Điều chỉnh một số quy định liên quan Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Trường hợp Nghị định mới hướng dẫn cụ thể, đầy đủ cả quy định về thanh tra hành chính lẫn thanh tra chuyên ngành và các nội dung cần thiết thì bãi bỏ Thông tư này Trường hợp Nghị định mới không quy định các nội dung trên thì Thông tư được điều chỉnh theo luật mới và loại bỏ các khái niệm đã không còn sử dụng trong Luật Thanh tra mới như khái niệm "thanh tra độc lập"
Thứ tư: Sửa đổi, bổ sung Luật An toàn thực phẩm theo hướng tập trung một đầu mối bộ ngành để quản lý nhà nước về ATTP
79 https://thanhtra.gov.vn/lay-y-kien-du-thao-ve-vbqppl
Luật An toàn thực phẩm không quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP đối với Bộ Công an Tuy nhiên, Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, Thông tư số 80/2019/TT-BCA ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Điều 7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường thì có quy định trách nhiệm của lực lượng Công an (Cảnh sát môi trường) trong công tác quản lý về ATTP 808182 Như vậy, theo Luật thì chỉ có 03 bộ ngành nhưng trên thực tế có đến 04 bộ ngành cùng quản lý ATTP Việc tập trung một đầu mối trong quy định sẽ tạo sự nhất quán trong quản lý nhà nước, thống nhất các quy định về hoạt động kiểm tra ATTP của Ban Quản lý cũng như của cả nước
Thứ năm: Kiến nghị ban hành Nghị định hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm đã được sửa đổi, bổ sung Nghị định gồm các nội dung mới:
+ Bổ sung quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm đối với tất cả các cơ sở, kinh doanh thực phẩm gồm: hồ sơ hành chính, pháp lý; điều kiện cơ sở vật chất; điều kiện trang thiết bị, dụng cụ; điều kiện về con người; điều kiện nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm (thống nhất quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm);
+ Quy định các điều kiện bảo đảm ATTP liên hệ chặt chẽ với các hành vi vi phạm được nêu tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính về ATTP như: bổ sung mục đánh giá về tự công bố sản phẩm bên cạnh công bố sản phẩm; loại bỏ đánh giá về kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm (quy định trước đây quy định sản phẩm phải được kiểm nghiệm định kỳ); điều chỉnh các tiêu chí đánh giá về điều kiện ATTP theo hành vi vi phạm;
+ Bổ sung định nghĩa về hậu kiểm ATTP, đối tượng thực hiện chức năng hậu kiểm, quy trình, trình tự, thủ tục, tần suất cho hoạt động hậu kiểm; trách nhiệm xử lý sau hậu kiểm; hoặc tích hợp hậu kiểm vào kiểm tra;
+ Quy định các mẫu văn bản sử dụng cho hoạt động kiểm tra ATTP (kế hoạch kiểm tra ATTP; quyết định kiểm tra ATTP; biên bản kiểm ATTP tra tại cơ sở sản
80 Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường (Pháp lệnh số 10/2014/UBTVQH13) ngày 23/12/2014
81 Điều 7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
82 Thông tư số 80/2019/TT-BCA ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Điều
7, Điều 8 Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường xuất, kinh doanh thực phẩm; biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; biên bản kiểm tra ATTP tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, );
+ Bãi bỏ các Nghị định, Thông tư quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm riêng cho từng bộ ngành (Nghị định số 67/2016/NĐ-CP, Nghị định số 77/2016/NĐ-
CP, Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, Thông tư số 43/2018/TT-BCT, Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư số 32/2022/TT- BNNPTNT, …)
Nghị định mới mặc dù chứa nhiều nội dung nhưng là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay Vì nghị định này phải đầy đủ chi tiết để có thể thực hiện được ngay sau khi có hiệu lực mà không cần phải ban hành thêm các Thông tư để hướng dẫn Hơn nữa, việc ban hành nghị định rất chi tiết còn nhằm mục đích đơn giản hóa quy định, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân dễ dàng theo dõi, loại bỏ các bất cập, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đáp ứng tinh thần một luật chỉ ban hành tối đa
02 nghị định quy định chi tiết theo Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 10/10/2020 của Chính phủ.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm
Thứ nhất: Ban Quản lý cần tạm thời ban hành các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Ban Quản lý chưa có chức năng thanh tra hành chính theo Luật Thanh tra nên Ban Quản lý cần tạm thời ban hành các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ để thay thế chức năng quan trọng này Trong đó, hình thức kiểm tra có thể áp dụng là kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ Việc kiểm tra đột xuất chỉ được tiến hành bởi Phòng Thanh tra và việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch được thực hiện giữa các phòng, trung tâm với nhau và giữa các Đội Quản lý ATTP với nhau Nội dung kiểm tra tập trung vào nhiệm vụ, chức năng chính của đơn vị đã được Ban Quản lý phân công: tình hình xử lý, tham mưu văn bản, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất của Văn phòng Ban Quản lý; hệ thống giám sát chất lượng thực phẩm thông qua lấy mẫu ngẫu nhiên của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; tiến độ xử lý đơn thư phản ánh, khiếu nại của Phòng Thanh tra; thời gian trả hồ sơ, kết quả thẩm định hồ sơ của Phòng Cấp phép; việc kiểm soát sự cố ATTP và cách thức xử lý khi xảy ra sự cố của Phòng quản lý ngộ độc thực phẩm; kết quả các sản phẩm tuyên truyền của Phòng Thông tin, Giáo dục, Truyền thông; hệ thống chuỗi thực phẩm và chất lượng sản phẩm thực phẩm trên Thành phố của Phòng quản lý chất lượng thực phẩm; hoạt động kiểm tra, tiến độ xử lý vi phạm và tình hình ATTP trên địa bàn của các Đội quản lý ATTP Tuy nhiên, việc kiểm tra chéo giữa các đơn vị cùng cấp với nhau dễ dẫn đến tình trạng bao che, kiêng nể hoặc thỏa hiệp Do đó, để hiệu quả hơn, khách quan trong việc kiểm soát nội bộ, Ban Quản lý nên ưu tiên hình thức kiểm tra đột xuất hơn là kiểm tra định kỳ và gắn kết quả kiểm tra với việc đánh giá khen thưởng, thi đua của đơn vị
Thứ hai: Ban Quản lý cần chủ động đề xuất các quy định liên quan đến chức năng thanh tra hành chính của mình đến các cơ quan có thẩm quyền
Xét cho cùng, việc kiểm tra nội bộ cũng chỉ là biện pháp tạm thời và không bao giờ có thể thay thế chức năng thanh tra hành chính được Thanh tra hành chính tuân thủ theo quy trình chặt chẽ hơn, yêu cầu đối với thanh tra cao hơn và kết quả được xử lý theo quy định chứ không theo quy chế Nếu kết quả kiểm tra, xử lý nội bộ không được công khai như kết luận thanh tra thì sẽ dễ làm suy giảm niềm tin vào các giá trị cốt lõi của cơ quan Vì vậy, trong thẩm quyền của mình, Ban Quản lý cần chủ động đề xuất các quy định liên quan đến chức năng thanh tra hành chính của mình đến các cơ quan có thẩm quyền
Thứ ba: Thực hiện chế độ, chính sách đối với thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Thanh tra cần có chế độ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra an toàn thực phẩm, được trang bị trang phục và được hưởng chế độ theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phỉ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành
Thứ tư: Cần tiếp tục duy trì mô hình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại cấp huyện và cấp xã
Trước đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg về việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại cấp huyện và cấp xã của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai Quyết định này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của người được giao nhiệm vụ thanh tra; nội dung thanh tra; trách nhiệm quản lý hoạt động thanh tra; sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; thời gian thực hiện thí điểm Đây cũng là một chính sách phù hợp với tình hình hiện tại, vì các lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP ở cấp huyện, cấp xã được ví như các vệ tinh của lực lượng thanh tra tuyến trên Sự có mặt của các lực lượng cấp huyện, xã này sẽ giúp giảm áp lực cho thanh tra chuyên ngành ATTP cấp tỉnh, giúp đội ngũ này tập trung thời gian, công sức vào xử lý các vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn và một cách có hiệu quả hơn
Thứ năm: Cần xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi kiểm tra rõ ràng
Xác định rõ ràng mục tiêu, đối tượng và phạm vi kiểm tra giúp cho hoạt động thanh tra được thực hiện một cách hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất Đồng thời, điều này cũng giúp giảm thiểu tình trạng phạm vi quá rộng, vi phạm quyền lợi của người dân trong quá trình thanh tra Ví dụ như tập trung kiểm tra các sản phẩm thực phẩm phục vụ cho dịp lễ, Tết như bánh, mứt, kẹo, … vào thời gian khoảng cuối năm dương lịch đến Tết âm lịch; các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình, nước đá thời gian từ tháng 4; bếp ăn cho các khi công nghiệp, khu chế xuất tháng 5; các bếp ăn trường học, các cơ sở cung cấp suất ăn cho trường học từ tháng 9; các sản phẩm bánh trung thu dịp Tết Trung thu, …
Thứ sáu: Cần hợp nhất hoạt động hậu kiểm vào hoạt động kiểm tra ATTP và thống nhất phân công một chủ thể để thực hiện
Hoạt động hậu kiểm cũng chỉ là một phần của hoạt động kiểm tra, việc thống nhất cũng nhằm bảo đảm tần suất kiểm tra theo quy định, tránh chồng chéo và tình trạng mỗi năm một cơ sở, doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra quá nhiều về ATTP
Thứ bảy: Cần đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền về quy trình, biểu mẫu phục vụ kiểm tra ATTP
Vì biểu mẫu phục vụ kiểm tra ATTP là văn bản quy phạm áp dụng cho toàn bộ các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP trên cả nước Ban Quản lý cũng thuộc loại các cơ quan này không nên sử dụng các biểu mẫu đã cũ, không còn hợp với tình hình hiện tại, ít giá trị sử dụng và cũng không thể tự mình ban hành, sử dụng các biểu mẫu riêng, ngoài quy định
Thứ tám: Tăng cường đào tạo và chuyên môn hóa cho nhân sự tham gia hoạt động kiểm tra Đào tạo và chuyên môn hóa sẽ giúp lực lượng kiểm tra nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, từ đó đảm bảo hoạt động kiểm tra được thực hiện đúng quy trình, nhanh chóng và chính xác Thực tế cho thấy nhân sự Ban Quản lý được lấy từ nguồn của 03 Sở và nhân sự thuộc ngành này sẽ không nắm kỹ các quy định của 02 ngành còn lại mặc dù cả 03 ngành đều quản lý nhà nước về ATTP
Thứ chín: Cần sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng các ứng dụng công nghệ giúp cho quá trình kiểm tra
Chủ động, tích cực sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng các ứng dụng công nghệ sẽ giúp cho quá trình kiểm tra được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi và chính xác hơn Ví dụ như sử dụng hệ thống quản lý hồ sơ điện tử của cơ sở được thanh kiểm tra, phần mềm phân tích dữ liệu dựa trên mối nguy của sản phẩm thực phẩm để phát hiện ra các hành vi vi phạm nhanh chóng hơn
Thứ mười: Cần tăng cường tuyên truyền, minh bạch thông tin giúp cho người dân hiểu rõ về quy trình, phương thức kiểm tra và mục tiêu của hoạt động kiểm tra
Hoạt động tuyên truyền sẽ gia tăng sự tin tưởng và ủng hộ của người dân, từ đó đảm bảo tính hiệu quả và sự công bằng của hoạt động kiểm tra Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua các chương trình giáo dục, tuyên truyền cũng là giúp hoạt động kiểm tra của Ban Quản lý giảm áp lực hơn
Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Quản lý trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc Nhằm khắc phục các khó khăn này, Đề án đề xuất một số kiến nghị dựa trên việc khắc phục các nguyên nhân đã được nêu tại Đề án Các kiến nghị gồm kiến nghị quy định cho hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm tra và cả các giải pháp mà Ban Quản lý có thể thực hiện được ngay
Dựa vào nguồn lực thực tế, Ban Quản lý có thể đầu tư trọng tâm vào một hoặc một nhóm các giải pháp nhất định Việc chọn nhóm giải pháp phụ thuộc vào tầm nhìn và điều kiện cụ thể
Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư vào nguồn lực, Ban Quản lý cũng cần có một khung pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra như các đề xuất đã nêu Ban Quản lý có thể nghiên cứu các kiến nghị, giải pháp này nhằm có các đề xuất thích hợp đến với cấp có thẩm quyền.