1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức và hoạt Động của sở y tế thành phố hồ chí minh

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức và hoạt động của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phạm Thị Kim Hưng
Người hướng dẫn Ts. Đặng Tất Dũng
Trường học Trường Đại Học Luật Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ Y TẾ (12)
    • 1.1. Vị trí, tính chất pháp lý, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hoạt động của Sở Y tế (12)
      • 1.1.1. Vị trí, tính chất pháp lý của Sở Y tế (12)
      • 1.1.2. Chức năng của Sở Y tế (15)
      • 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế (17)
      • 1.1.4. Hoạt động của Sở Y tế (20)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Sở Y tế (30)
      • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Sở Y tế (30)
    • 1.3. Mối quan hệ công tác của Sở Y tế (36)
      • 1.3.1. Mối quan hệ giữa Sở Y tế với Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác có liên (37)
      • 1.3.2. Mối quan hệ giữa Sở Y tế với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (38)
      • 1.3.3. Mối quan hệ giữa Sở Y tế với các cơ quan chuyên môn cùng cấp (39)
      • 1.3.4. Mối quan hệ giữa Sở Y tế với UBND cấp huyện, cấp xã (40)
      • 1.3.5. Mối quan hệ giữa Sở Y tế với các cơ quan khác (41)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN (44)
    • 2.1. Thực trạng về tổ chức của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh (44)
      • 2.1.1. Ban giám đốc Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh (44)
      • 2.1.2. Đội ngũ công chức Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh (45)
    • 2.2. Thực trạng về hoạt động của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh (53)
      • 2.2.1. Sở Y tế tham mưu giúp UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Y tế trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí (53)
      • 2.2.2. Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện các hoạt động cụ thể trong từng lĩnh vực theo quy định của pháp luật (57)
    • 2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh (68)
      • 2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật (68)
      • 2.3.2. Về hoạt động của Sở Y tế (70)
  • PHỤ LỤC (83)

Nội dung

Ngoài ra, theo Điều 3, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì vị trí chức năng c

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ Y TẾ

Vị trí, tính chất pháp lý, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hoạt động của Sở Y tế

1.1.1 Vị trí, tính chất pháp lý của Sở Y tế

Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, trong đó mỗi cơ quan có vị trí pháp lý và thẩm quyền được pháp luật quy định chặt chẽ Việc xác định vị trí pháp lý của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước là nền tảng cho việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước 1 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước ta được chia làm 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), giúp việc cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành trên địa bàn có hệ thống các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cùng cấp, được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ Tuy nhiên khác với vị trí của UBND các cấp đã được các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 ghi nhận một cách chính thức trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia, khái niệm “các cơ quan chuyên môn” chỉ được chính thức ghi nhận kể từ khi có Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính các cấp năm 1962 2 Đây là bộ máy giúp việc cho UBND cùng cấp, trong đó ở cấp tỉnh các cơ quan này có tên gọi là

Sở - ngành Tuy nhiên đây không phải là cơ quan hiến định vì Hiến pháp năm

1992 chỉ nhắc đến loại cơ quan này một cách gián tiếp 3 khi quy định về quyền của Chủ tịch UBND tại Điều 124 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi năm 2001): “Chủ tịch

UBND có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc UBND”

Hiện nay, vị trí của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, trong đó có

Sở Y tế được thể hiện tại Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: “là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở

1 Xem Bài giảng của PGS-TS Nguyễn Cứu Việt tại lớp Cao học luật khóa 4 (2009-2011)

2 Xem: Điều 55, Điều 56 Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban hành chính các cấp năm 1962; Điều 57, 58, 59 Luật HĐND và Ủy ban nhân dân năm 1983; Điều 53, 54, 55 Luật HĐND và Ủy ban nhân dân năm 1995 và Điều 128, 129, 130 Luật HĐND và Ủy ban nhân dân năm 2003

3 Xem Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, tr.167 địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở” Ngoài ra, theo Điều 3,

Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì vị trí chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là: “Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” Tại Điều 1 Thông tư số 37/2021/TT-BYT-BNV của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ngày 31/12/2021 (sau gọi tắt là

Thông tư số 37/2021/TT-BYT-BNV) quy định rằng: “Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về y tế, gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số và các dịch vụ công thuộc ngành y tế theo quy định của pháp luật; Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế”

Từ những quy định trên, Sở Y tế có các tính chất sau đây :

Thứ nhất, Sở Y tế hoạt động theo nguyên tắc hai chiều trực thuộc (vừa thuộc UBND cùng cấp vừa thuộc cơ quan quản lý ngành cấp trên), trong đó chiều trực thuộc ngang (tức trực thuộc UBND cùng cấp) là cơ bản vì Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, mặc dù theo Điều 9 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019 chỉ quy định các cơ quan chuyên môn “thuộc” UBND cùng cấp Ngoài ra, quan hệ hai chiều trực thuộc của Sở Y tế còn thể hiện rõ nét qua chế độ báo cáo: Giám đốc Sở chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và báo cáo công tác trước HĐND cấp tỉnh khi được yêu cầu đồng thời phải báo cáo với Bộ Y tế Tóm lại, Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, hoạt động theo cơ chế “song trùng trực thuộc” với chính quyền địa phương là UBND cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên là Bộ Y tế

Thứ hai, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh nói chung và Sở Y tế nói riêng “ không phải là cơ quan hiến định” Hiện nay, cơ quan này được thành lập trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp, Hiến pháp 2013 chỉ nhắc đến cơ quan này một các gián tiếp khi quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp 4 Mặc dù, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019 có quy định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND nhưng hầu như cơ quan này chủ được quy định và điều chỉnh trực tiếp bởi các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật

Thứ ba, Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc phân quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh Từ đó cho thấy, cơ quan chuyên môn, cụ thể là Sở Y tế có các đặc điểm của cơ quan quản lý nhà nước: (1) được thành lập dựa trên quy định của pháp luật; (2) có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; (3) hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ riêng và được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước; (4) có tính độc lập nhất định về cơ cấu tổ chức Bên cạnh đó, Sở Y tế là cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng vì quyền hạn của nó chỉ có hiệu lực đối với lĩnh vực nhất định trong phạm vi địa phương

Sở Y tế hoạt động theo chế độ thủ trưởng, do đó Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm và báo cáo với UBND cùng cấp và HĐND cùng cấp.

Thứ năm, Sở Y tế có mối quan hệ trực thuộc chặt chẽ với UBND cùng cấp

UBND cùng cấp chỉ đạo về tổ chức, biên chế và công tác đối với cơ quan chuyên môn Đây chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan chuyên môn thuộc UBND với cơ quan của các Bộ ngành trung ương đóng tại địa phương như: Công an, Quân sự Hải quan, cơ quan Thuế Các cơ quan này “không thuộc UBND cùng cấp mà

Theo Khoản 5, Điều 96, Chương VII, Hiến pháp năm 2013, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cấp xã trực thuộc các Bộ, ngành tương ứng ở trung ương về mặt tổ chức và hoạt động Mặc dù thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND quản lý một số ngành, lĩnh vực tại địa phương, hoạt động của các cơ quan này chủ yếu phụ thuộc vào ngành dọc do đặc thù quản lý cần sự thống nhất và tính nghiệp vụ cao.

Thứ sáu, Sở Y tế không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì cơ quan chuyên môn nói chung và Sở Y tế nói riêng chỉ có thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật (Quyết định cấp giấy phép, ) và văn bản hành chính thường dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các Phòng thuộc UBND cấp huyện)

1.1.2 Chức năng của Sở Y tế

Cơ quan nhà nước, bao gồm cả Sở Y tế, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu chung của nhà nước Theo Thông tư 37/2021/TT-BYT-BNV, Sở Y tế được giao nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể để thực hiện chức năng của mình Bài viết này sẽ khái quát 3 chức năng chính của Sở Y tế.

Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc của Sở Y tế

1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Sở Y tế

Hiện nay, về cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thực hiện theo Thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế, cơ cấu của Sở sẽ căn cứ theo Khoản 2, Điều 5, Chương III, Thông tư số 37/2021/TT- BYT-BNV quy định ôThụng tư liờn tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11 thỏng 12 năm 2015 của

Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh.

26 Khoản 14, Điều 2, Thông tư 37/2021/TT-BYT-BNV hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực trừ các quy định tại Điều 3 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV được tiếp tục áp dụng cho đến thời điểm các địa phương ban hành quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế và Phũng Y tếằ Vỡ vậy, căn cứ Khoản 1, Điều 3, Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV cơ cấu tổ chức của Sở Y tế có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc trong đó Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn thành phố; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân Thành phố, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Phó Giám đốc Sở Y tế là người giúp Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc Sở Y tế vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở Y tế được Giám đốc

Sở Y tế được ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Bộ Y tế ban hành và pháp luật hiện hành.

Theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ, Văn phòng và Thanh tra sở là cơ quan hành chính được thành lập thống nhất tại các Sở Tuy nhiên, cán bộ y tế không được kiêm nhiệm chức danh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp có văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác.

CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-

CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 14/09/2020 được ban hành, thì các phòng này về căn bản trở thành cơ quan hành chính đặc thù do UBND cấp tỉnh quyết định theo tiêu chí thành lập phòng chuyên môn nghiệp vụ

27 Khoản 1, Điều 3, Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh và tùy theo tình hình quản lý nhà nước tại địa phương Trường hợp không thành lập Văn phòng thuộc Sở thì giao một phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Quy định mói về tiêu chí thành lập các tổ chức thuộc Sở 28 đã tạo một khung pháp lý giảm thiểu tình trạng thiếu thống nhất, gây khó khăn cho ngành trong công tác thống kê, báo cáo, cập nhật dữ liệu chung cũng như kiện toàn bộ máy gọn nhẹ và đảm bảo hiệu quả khi mỗi địa phương khác nhau lại có tổ chức của Sở Y tế khác nhau đi kèm với hơn 07 lĩnh vực chuyên môn phức tạp Kể từ khi có Nghị định số 171/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 29/09/2004 thì chế độ làm việc của các Sở mới được xác định rõ Theo Điều 7 Nghị định số 171/2004/NĐ – CP quy định các Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng Đến nay, Điều

7 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thược Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 14/09/2020 thay thế quy định chế độ làm việc này Theo đó, chế độ làm việc này được thể hiện ở những điểm sau:

Giám đốc Sở là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo trách nhiệm cá nhân trước UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật Thẩm quyền của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tuy không hoàn toàn trùng khớp với thẩm quyền của Giám đốc Sở và Trưởng phòng, nhưng về cơ bản được thể hiện qua thẩm quyền của Giám đốc Sở.

Thứ hai, Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Cơ quan chuyên môn cấp trên về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc đó xảy ra quan liêu tham nhũng, lãng phí trong cơ quan tổ chức, đơn vị tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tố chức, đơn vị xử lý kịp thời,

Nghị định số 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, được ban hành ngày 14/09/2020.

29 Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam, Nguyễn Củu Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.225 nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hình vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu hách dịch cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức, các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 30

Thứ ba, việc phát ngôn, công bố thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động của

Chế độ thủ trưởng mang lại lợi thế về tốc độ ra quyết định, phù hợp với các cơ quan cần sự nhanh nhạy Việc áp dụng chế độ này cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND là hợp lý, bởi công việc hành chính thường xuyên, đòi hỏi xử lý nhanh chóng Tuy nhiên, chế độ này tiềm ẩn nguy cơ lạm quyền nếu thủ trưởng chưa đủ năng lực, dẫn đến quyết định thiếu toàn diện và vội vàng.

"trù dập" cấp dưới, gây khó khăn cản trở trong việc thực hiện nhiệm vụ

Mặc dù hoạt động theo chế độ thủ trưởng, nhưng Sở vẫn khuyến khích thảo luận tập thể trong công tác chuyên môn Giám đốc Sở có thể tham khảo ý kiến của các cấp phó và nhân viên, tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Giám đốc Cách làm này đảm bảo sự kết hợp giữa tập trung dân chủ và chế độ thị trường trong cơ quan nhà nước, đồng thời phát huy tối đa trí tuệ tập thể, giúp Giám đốc Sở đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả.

1.2.1.2 Về đội ngũ công chức của Sở Y tế

Công chức ngành Y tế là một bộ phận nhân lực của ngành y tế gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong hệ thống các cơ quan và đứng đầu các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế từ trung ương đến địa phương, được phân theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được

Mối quan hệ công tác của Sở Y tế

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao trong hoạt động của mình ngoài mối quan hệ phối hợp làm việc trong nội bộ Sở Y tế như: Quan hệ phối hợp công tác giữa Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở, giữa các Phó Giám đốc Sở với nhau cũng như giữa lãnh đạo Sở và các tổ chức trực thuộc (bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng và Phó của cấp Trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc theo quy định 33 ) Sở Y tế còn có mối quan hệ công tác với nhiều cơ quan, tổ chức khác bên ngoài Sở, cụ thể như sau:

33 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thược Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 14/09/2020

1.3.1 Mối quan hệ giữa Sở Y tế với Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác có liên quan

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 Bộ

Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ Theo đó, đây là mối quan hệ theo chiều dọc nhằm quản lý chuyên ngành Cụ thể, Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế và các

Bộ Y tế đảm bảo sự thống nhất của ngành trên toàn quốc, phân cấp quản lý cho Sở Y tế các tỉnh Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo Bộ Y tế, tham dự các cuộc họp do Bộ triệu tập, thực hiện đầy đủ quy định của Bộ và ngành Các chủ trương lớn của Bộ Y tế cần báo cáo UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo, trong khi các chủ trương của UBND tỉnh liên quan đến ngành cần báo cáo Bộ Y tế để xin hướng dẫn chuyên môn Nếu có sự bất nhất giữa chỉ đạo của Bộ và UBND tỉnh, Sở Y tế cần báo cáo để xin ý kiến hướng dẫn từ cấp trên.

Sở Y tế nhận thấy chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương Sở phải kịp thời báo cáo và đề xuất để UBND cấp tỉnh làm việc với Bộ trưởng đó hoặc báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Y tế cơ sở hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nguồn lực hạn chế, đầu tư thấp, thiếu nhân lực và trình độ hạn chế, cơ chế tài chính bất cập, thiếu khuyến khích hoạt động Các chính sách và pháp luật về y tế cơ sở cũng chưa hoàn thiện, dẫn đến tình trạng nhân lực thiếu, dịch vụ kỹ thuật hạn chế, thuốc thiết yếu và thuốc bảo hiểm y tế chưa đáp ứng nhu cầu Chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, dẫn đến thu nhập thấp, ảnh hưởng đến động lực làm việc Mặc dù ngân sách cho y tế dự phòng tăng, nhưng tỷ lệ chi cho y tế dự phòng so với ngân sách nhà nước cho y tế lại giảm qua từng năm.

1.3.2 Mối quan hệ giữa Sở Y tế với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Mối quan hệ với HĐND cấp tỉnh: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương Trong đó, có thể kể đến HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, bầu, miền nhiệm, bãi nhiệm các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Ủy viên UBND 35 Sở Y tế có trách nhiệm chấp hành các Nghị quyết và sự giám sát của HĐND tỉnh về các lĩnh vực Sở quản lý Sở Y tế phải báo cáo công tác trước HĐND tỉnh khi có yêu cầu Hoạt động giám sát là một trong những chức năng của HĐND và Sở Y tế là một trong những đối tượng được giám sát, thông qua việc xét báo cáo công tác của Sở Vì vậy, khi có yêu cầu từ HĐND, Sở Y tế phải báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp để HĐND thực hiện quyền giám sát của mình và quan trọng hơn là để HĐND nắm tình hình hoạt động của Sở Y tế

Ngoài ra, Các Ban của HĐND được pháp luật trao cho chức năng giúp HĐND giám sát cơ quan chuyên môn thuộc UBND Để thực hiện chức năng này, Ban của HĐND có thẩm quyền yêu cầu các Sở báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình vấn đề yêu cầu Sở ban hành văn bản xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản 36 Mối quan hệ với UBND cấp tỉnh: Sở Y tế là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng Do vậy, Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo trước UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp Sở Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc

34 Nguyệt Thu, Báo Lâm Đồng, “Những bất cập từ cơ sở y tế, y tế dự phòng”, http://baolamdong.vn/doi- song/202303/nhung-bat-cap-tu-y-te-co-so-y-te-du-phong-0bc122b/

35 Điểm a, d Khoản 2, Điều 19, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi năm 2019

36 Điều 79, Điều 80 Luật hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015

UBND cấp tỉnh theo chiều ngang, điều này được thể hiện thông qua phương diện tổ chức và phương diện hoạt động Về mặt tổ chức, sự phụ thuộc của Sở Y tế vào

UBND thể hiện vai trò quản lý đối với Sở Y tế thông qua việc xây dựng đề án thành lập cơ quan chuyên môn, quyết định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định về biên chế, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Về hoạt động, Sở Y tế tham mưu, giúp việc cho UBND cấp tỉnh và có thẩm quyền định chủ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của Sở.

Hiện nay, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã bỏ quy định tại Khoản 4 Điều 10: “Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện” nhằm đảm bảo sự sáng tạo, linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng địa phương Hơn nữa, UBND biết rõ nhất cần phải tổ chức những cơ quan tham mưu, giúp cho cơ quan mình sao cho phù hợp và hiệu quả nhưng chính quyền địa phương vẫn phải đảm bảo được tính thống nhất trong tổ chức cơ quan chuyên môn trên phạm vi cả nước

1.3.3 Mối quan hệ giữa Sở Y tế với các cơ quan chuyên môn cùng cấp Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Y tế có mối quan hệ công tác với hầu hết các Sở - ngành thuộc UBND cấp tỉnh trên nguyên tắc phối hợp công việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung của địa phương cũng như nhiệm vụ riêng của từng cơ quan như: với Sở Nội vụ (trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý

CBCCVC, cải cách hành chính, văn thư – lưu trữ, thi đua, khen thưởng, xây dựng và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp, thống nhất thể hiện địa giới hành chính và địa danh trên các loại sản phẩm đo đạc và bản đồ, ); Sở Tư pháp (công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý VBQPPL, phổ biến, giáo dục pháp luật,.); Sở Kế hoạch và Đầu tư (liên quan công tác quy hoạch, kế hoạch; cấp phép dự án đầu tư); Sở Tài chính (liên quan kinh phí, ngân sách nhà nước, sử dụng đất công, thuế, phí, lệ phí và các

37 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp, NXB Hồng Đức, tr.212

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Thực trạng về tổ chức của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành như đã nêu trên, bộ máy tổ chức của

Sở Y tế TP.HCM hiện nay như sau:

2.1.1 Ban giám đốc Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Giám đốc Sở Y tế TP.HCM hiện nay gồm có Giám đốc Sở và 04 Phó Giám đốc, thực hiện phân công nhiệm vụ theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Y tế thành phố (Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND) Giám đốc Sở phụ trách chung, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Sở, trong khi các Phó Giám đốc hỗ trợ chỉ đạo một số lĩnh vực Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Y tế được quy định cụ thể theo Thông tư số 32/2015/TT-BYT của Bộ Y tế và các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.1.2 Đội ngũ công chức Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Công chức có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức, là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng hiệu quả hoạt động của

Sở Y tế TP.HCM Vì vậy Đảng và nhà nước ta nói chung cũng như UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM luôn có sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ công chức, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng họ có đủ đức, đủ tài, đủ năng lực tổ chức và biết cách tổ chức thực hiện chính xác, hiệu quả mọi nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được giao Hằng năm, UBND TP.HCM căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh về quyết định biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của Thành phố cũng như xét theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM để giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của TP.HCM Nhìn chung, số lượng biên chế công chức được giao về Sở Y tế TP.HCM ổn định qua hằng năm Số lượng công chức chia đều về các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc

Sở, trung bình 01 phòng có từ 06 – 07 công chức Việc phân bố này phù hợp với quy định về tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở 39 Theo đó, thực hiện vị trí việc làm đối với các phòng chuyên môn Sở được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Quy định phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Theo thống kê, trong năm 2021 số nhân viên làm việc của ngành y tế TP.HCM là hơn 42.900 người Đến 6 tháng đầu năm 2022 còn hơn 42.600 người, bao gồm 181 công chức, hơn 27.500 viên chức và hơn 14.800 hợp đồng lao động 40 Nhân lực ngành Y hiện có 63.756 người Trong đó, có 18.521 bác sĩ, tăng 73 người (+0,4%) so với năm 2020 và số bác sĩ tính trên 10.000 dân năm 2021 đạt 20,2 người, tăng 1% so với năm 2020 Nhân lực ngành được hiện có 4.235 người, tăng

97 người (+2,3%) so năm 2020 và 18.349 nhân sự y tế khác, tăng 5,4%; số cán bộ, công chức, viên chức y tế có trình độ sau đại học tăng từ 6.385 năm 2016 lên 6.835 năm 2019; số cán bộ, công chức, viên chức y tế trình độ quốc tế tăng từ 63 năm

2016 lên 95 năm 2019 Số bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học 7.164 người

39 Điểm b, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 107/2020 ngày 14 tháng 9 năm 2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Sở Y tế TP.HCM đã có số lượng cán bộ, công chức, viên chức y tế được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cao, đáp ứng tiêu chuẩn đối với từng loại chức danh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân Tuy nhiên, mặc dù biên chế đã được bổ sung tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm mới thành lập và có số lượng nhiều nhất so với các Sở Y tế trong cả nước, nhân sự của Sở Y tế TP.HCM vẫn chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ do sự mất cân đối về số lượng và chất lượng.

Như đã phân tích tại mục 1.3.1 đối với nguồn lực quản lý y tế còn hạn chế thực tế hiện nay Sở Y tế TP.HCM về trình độ chuyên môn công chức Sở Y tế TP.HCM ngày càng được nâng cao, có năng lực chuyên môn khi làm việc, thực hiện nghiêm quy tắc giao tiếp, ứng xử của công chức, viên chức, nhân viên Công chức Sở đã chú trọng văn minh giao tiếp giữa các công chức, viên chức thực thi công vụ với các tổ chức và cá nhân, nhằm đảm bảo cho các tổ chúc và cá nhân tiếp cận, giao dịch một cách thuận lợi Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ công chức Sở Y tế TP.HCM cũng còn tồn động mốt số bất cập, cụ thể: Lãnh đạo Sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, chính sách đãi ngộ tiền lương cho các cán bộ y tế, nhân viên y tế tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập Đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 Covid-19 cho thấy những bất cập rõ ràng trong chính sách đãi ngộ đối với nhân viên y tế Theo báo cáo từ Sở Y tế TP.HCM thì năm

2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc và chỉ 10 tháng đầu năm 2021 đã có thêm 968 trường hợp nghỉ việc mà nguyên nhân chính là do lương thấp, áp lực làm việc quá lớn 42 Mặc dù, Sở Y tế TP.HCM đã có những chính sách giữ chân, tăng cường và thu hút nguồn nhân lực đến công tác tại các tuyến y tế cơ sở như:

“Với các bác sĩ, điều dưỡng, y sĩ, hộ sinh, nhân viên y tế đang công tác tại trạm y tế phường, xã, thị trấn (bao gồm cả viên chức và đối tượng lao động hợp đồng) sẽ lần lượt được đề xuất tăng mức hỗ trợ thu nhập hằng tháng so với mức lương

41 Kế hoạch số 6064/KH-SYT ngày 13/10/2020 của Sở Y tế TP.HCM về kế hoạch hoạt động của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh 5 năm giai đoạn 2021-2025, ngày 13/10/2020

42 Hoàng Lộc-Thu Yến, Báo tuổi trẻ online,”Gần 1.000 nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc: Cần làm gì để giữ người”, https://tuoitre.vn/gan-1-000-nhan-vien-y-te-tp-hcm-nghi-viec-can-lam-gi-de-giu-nguoi-2021113023

TP.HCM đã đầu tư kinh phí lên đến 8,5 tỉ đồng/tháng để nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn, đồng thời nghiên cứu triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách củng cố mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng Sở Y tế cũng kiến nghị tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viện tự chủ hoạt động theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP Tuy nhiên, việc thu hút và giữ chân nhân viên y tế công lập là vấn đề cần được giải quyết lâu dài.

2.1.3 Các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND ngày 29/08/2022 của UBND TP.HCM ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Y tế TP.HCM (viết tắt là Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND) và thực tế hiện nay, tác giả chia cơ cấu tổ chức của Sở Y tế làm hai loại hình cơ bản (Văn phòng Sở, các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở, Thanh tra Sở, và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở) như sau:

Văn phòng Sở thực hiện công tác hành chính, quản trị, tổ chức bộ máy, nhân sự, đào tạo, kế toán, tài chính, tổng hợp, tin học và bảo vệ nội bộ cơ quan Văn phòng Sở có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở về công tác thông tin, tổng hợp, điều phối hoạt động của Sở theo chương trình, kế hoạch công tác; các công tác trong nội bộ cơ quan Sở, gồm: tổ chức cán bộ; cải cách hành chính; văn thư, lưu trữ; thi đua – khen thưởng; Iso, công nghệ thông tin tài chính, tài sản, kế toán và hành chính quản trị ; giáo dục pháp luật, pháp chế; an ninh - quốc phòng, phỏng chống lụt, bão, PCCC 44 Hằng năm, Văn phòng Sở luôn duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Sở đảm bảo toàn bộ hệ thống tài liệu, quy trình giải quyết công việc (cả quy trình chất lượng, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, quy

Thực trạng về hoạt động của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Sở Y tế tham mưu giúp UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Y tế trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Sở Y tế TP.HCM tham mưu trình UBND Thành phố 53

Sở Y tế tham mưu trình UBND thành phố ban hành VBQPPL nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong quản lý nhà nước về y tế, nhằm cụ thể hóa các quy định pháp luật từ trung ương, Thành phố đã tích cực nghiên cứu và thể chế hóa nhiều quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.

Nghị định số 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh sử dụng sản phẩm dinh dưỡng là hai văn bản pháp lý quan trọng, góp phần điều chỉnh hoạt động khám chữa bệnh và kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng tại Việt Nam.

Theo tác giả, hạn chế trong công tác xây dựng văn bản của Sở Y tế TP HCM chủ yếu do lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ tham mưu còn hạn chế về số lượng và kỹ năng, kinh phí hỗ trợ thấp Ngoài ra, hệ thống văn bản của cơ quan trung ương chưa ổn định, chồng chéo cũng là nguyên nhân góp phần gây khó khăn cho công tác xây dựng văn bản tại địa phương.

Tài chính sửa đổi Thông tư 338/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06/7/2022 về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có phần thay đổi “mức chi 4 triệu đồng/dự thảo văn bản (So với hiện hành, tăng mức chi từ 2,7 triệu đồng lên 4 triệu đồng) Tuy nhiên, vẫn chưa phù hợp với điều kiện KT-XH của thành phố cũng như không đủ chi phí cho các hoạt động như khảo sát, điều tra, thuê chuyên gia, tư vấn góp ý dự thảo văn bản, ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng văn bản ban hành Thờm vào đú, việc xỏc định như thế nào là ôquy tắc xử sự chungằ hay trường hợp nào trỡnh Chủ tịch UBND thành phố hoặc trỡnh UBND thành phố ban hành VBQPPL, trường hợp nào ban hành văn bản cá biệt còn lúng túng, khó khăn do quy định pháp luật chưa cụ thể, thiếu thống nhất như đã nêu trên Trong khi đó, trên thực tế để thực hiện thẩm quyền của mình UBND thành phố đều có thẩm quyền ban hành một trong hai loại văn bản này Điều này dẫn đến thực tế không thống nhất giữa các quyết định thành lập cũng như ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở

54 Thông tư liên tịch số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài Chính về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Như đã phân tích tại mục 1.1.4 trong quá trình ban hành VBQPPL còn nhiều vấn đề tồn động về quản lý doanh nghiệp cũng như cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở khám chữa bệnh, bán thuốc, về kinh doanh dược, thuốc, Hiện nay, trong quá trình ban hành VBQPPL có một số vấn đề cần quan tâm, cụ thể:

Thứ nhất, điều kiện kinh doanh thuốc cổ truyền: Theo quy định Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế ngày 12/11/2018 và Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật dược ngày 08/05/2017, chỉ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mà không đánh giá cấp Giấy chứng nhận thực hành tốt đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu Trên thực tế Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được không quy định thời hạn hiệu lực, dẫn đến không quy định thời gian đánh giá lại, kiểm tra đối với các cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

Nghị định 54/2017/NĐ-CP hiện chưa quy định rõ lộ trình cho phép mở quầy thuốc tại các địa bàn mới chuyển đổi từ xã, phường, thị trấn Điều này có thể gây khó khăn cho việc tiếp cận thuốc tại các khu vực vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, do các quầy thuốc tại đây cần thời gian để chuyển đổi hình thức kinh doanh.

Việc tuân thủ chế độ báo cáo của cơ sở kinh doanh thuốc là vô cùng quan trọng Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh thuốc có thể bị tạm dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép mua trong nước và nhập khẩu thuốc nếu không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thiếu thuốc, ảnh hưởng đến nguồn cung, trong khi việc không nộp báo cáo đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, còn đối với quy định xuất khẩu, nhập khẩu thuộc, đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược và đánh giá cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài: Quy định cụ thể đối với giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc theo Khoản 3, 4 Điều 76, Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Dược ngày 08/05/2017, chưa đảm bảo tính nhất quán đồng bộ đối với tài liệu pháp lý giữa hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành và hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam Hiện nay, do thay đổi cơ chế quản lý, một số cơ quan quản lý về dược trên thế giới không thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược là tài liệu giấy mà thay bằng văn bản điện tử nên nếu quy định như Nghị định 54/2017/NĐ-CP sẽ không thực hiện được Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM còn tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố ban hành Dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp

Sở Y tế TP.HCM tham mưu, trình Chủ tịch UBND thành phố 55

Sở Y tế TP.HCM tham mưu, trình Chủ tịch UBND Thành phố được quy định cụ thể tại Điều 4 của Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/08/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế TP.HCM “Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố theo phân công về công tác y tế trên địa bàn Thành phố” Trong quá trình hoạt động Sở Y tế TP.HCM đã tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố ban hành văn bản “Quyết định số 2168/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế quận, huyện và thành phố Thủ Đức trực thuộc Sở Y tế thành Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức” Theo đó, thay vì mọi việc của tất cả Trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức đều do Sở Y tế TP.HCM chịu trách nhiệm quản lý, thì với Quyết định này, UBND quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý trực tiếp Trung tâm y tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế Bên cạnh đó, tất cả Trung tâm y tế còn được hướng dẫn, giám sát, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế TP.HCM và các đơn vị y tế tuyến

TP, trung ương theo quy định của pháp luật Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM còn tham mưu, trình Chủ tịch UBND thành phố như: Quyết định số 2168/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TPHCM đã ban hành tiếp nối ngay sau Nghị quyết số 01/2022/NQ- HĐND ngày 7/04/2022 của HĐND TP về các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và đến năm 2025 và Dự thảo tờ trình, Dự

55 Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/08/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sô 54/2017/NĐ-CP ngày

08 tháng 05 năm 2017 của Chính Phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế ; Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược được Chính phủ ban hành ngày 08/5/2017 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 54), Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế được Chính phủ ban hành ngày 12/11/2018 đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý, hội nhập trong lĩnh vực dược, đơn giản hoá các thủ tục hành chính để các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và các cấp quản lý xác định rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ để làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, góp phần đảm bảo chất lượng thuốc phục vụ người dân

2.2.2 Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện các hoạt động cụ thể trong từng lĩnh vực theo quy định của pháp luật

Một số kiến nghị hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một là, Sửa đổi, bổ sung Luật Dược năm 2016, xuất phát từ những bất cập, tồn tại nêu trên, việc sửa đổi Luật Dược năm 2016 Cụ thể, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung chủ yếu liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở Y Tế TP.HCM như sau:

Về quản lý dược và mỹ phẩm (từ Điều 54 đến Điều 58 Luật Dược năm 2016):

Như đã phân tích tại mục 2.2.1 cần bổ sung những quy định về gia hạn tự động giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc và điều kiện đăng ký lưu hành thuốc trong trường hợp cấp bách Vì thực tế hiện nay quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua, cũng như trong thực tiễn 5 năm triển khai thi hành Luật Dược cho thấy một số quy định liên quan đến công tác quản lý nhà nước về dược như nhập khẩu, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nghiên cứu, sản xuất, thử thuốc trên lâm sàng,… chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong điều kiện cấp bách phòng, chống dịch bệnh; Một số nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu hội nhập, các thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm chậm tiếp cận thuốc của người dân, thậm chí còn có nơi phát sinh thiếu thuốc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh Hướng sửa đổi có thể tham khảo Quyết định số 1661/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế Ngoài ra, có thể tham khảo kinh nghiệm quốc tế về việc áp dụng gia hạn tự động đối với thuốc không bị vi phạm chất lượng và các Trung tâm giám sát ADR không phát hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng sẽ được tiếp tục lưu hành mà không cần nộp hồ sơ đề nghị gia hạn số đăng ký lưu hành Đây là nội dung cần sửa đổi gấp

Theo Luật Đấu thầu năm 2013, cơ sở y tế tư nhân được phép mua sắm thuốc, vật tư y tế bảo hiểm y tế theo các quy định sau: tham gia đấu thầu tập trung (cấp quốc gia, cấp địa phương, đàm phán giá), tổ chức lựa chọn nhà thầu riêng, áp dụng kết quả đấu thầu của cơ sở y tế công lập, và mua sắm trực tiếp với giá bằng hoặc thấp hơn giá trúng thầu tập trung.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch mới thay thế Thông tư 37/2021/TT-BYT-BNV nhằm phù hợp với luật pháp hiện hành và định hướng kiện toàn ngành y tế Thông tư mới tạo khung pháp lý thống nhất về tên gọi, mô hình, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Việc này giúp hạn chế thành lập các tổ chức đặc thù bằng cách áp dụng tiêu chí cụ thể như phân loại đơn vị hành chính, khối lượng công việc và quy mô dân số, đảm bảo mô hình thống nhất, khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của ngành.

Sửa đổi Thông tư liên tịch số 03/2022/TT-BYT ngày 26/04/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế về biên chế cho ngành Y tế

Hai là, chính sách tiền lương của Nhà nước chậm cải cách nên không khuyến khích đội ngũ công chức làm việc Tiền lương của công chức là vấn đề có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ trực tiếp đến đời sống của công chức Trong thời gian tới Chính phủ cần tăng mức tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức

2.3.2 Về hoạt động của Sở Y tế

Như đã phân tích tại mục 2.2.2 những khó khăn trong hoạt động của Sở Y tế theo quan điểm của tác giả kiến nghị như sau:

Thứ nhất, về Y tế dự phòng:

Để nâng cao hiệu quả truyền thông giáo dục sức khỏe, cần kiện toàn mạng lưới tuyên truyền, tăng cường hoạt động truyền thông, vận động xã hội tham gia bảo vệ sức khỏe Nâng cao năng lực nhân sự và hoạt động của mạng lưới, đảm bảo đủ nhân sự, thiết lập đội ngũ cộng tác viên truyền thông từ chuyên gia y tế Phát triển thông tin ngành y tế, xây dựng thư viện điện tử về tài liệu y tế và trang bị phương tiện truyền thông tại cơ sở y tế để đưa thông tin, hướng dẫn chuyên gia đến người dân.

Hai là, Đổi mới hệ thống kiện toàn cơ cấu tổ chức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao năng lực, chất lượng cung cấp dịch vụ y tế dự phòng Nâng cao vai trò và năng lực quản, lập kế hoạch y tế trên cả tuyến thành phố, quận, huyện thông qua ban hành các tiêu chí và công cụ đánh giá kế hoạch, tổ chức các khóa đào tạo về quản lý hệ thống y tế; tăng cường hỗ trợ các đơn vị trong xây dựng kế hoạch hoạt động, đặc biệt các kế hoạch liên quan đến thực hiện mục tiêu phát triển y tế công cộng Tiếp tục nâng cao năng lực triển khai hoạt động cho các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng của thành phố và quận huyện, hình thành hệ thống kiểm soát bệnh tật đồng bộ ở tát cả các cấp và kết nối với mạng lưới kiểm soát bệnh tật toàn quốc; tăng cường phát huy năng lực, vai trò đầu ngành của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố trong hệ thống y tế dự phòng, y tế công cộng tại Thành phố

Thứ hai, về công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng

Một là, Nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu tuyến y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần giảm quá tải bệnh viện Kiện toàn mô hình trung tâm y tế tuyến huyện theo hướng dẫn của Bộ Y tế -

Bộ Nội vụ ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ của trung tâm y tế tuyến huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn Bộ Y tế đảm bảo đầy đủ nhân sự cho các đơn vị này Đồng thời, cần đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm mạn tính, tổ chức chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở, kết hợp với các phòng khám tư nhân để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.

Hai là, Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo quy định pháp luật và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giảm tình trạng quá tải bệnh viên tại các bệnh viên tuyến cuối và một số chuyên khoa như xây dựng mới một số bệnh viện cửa ngõ; thực hiện chuyển giao kỹ thuật; Phát triển mô hình khoa điều trị trong ngày nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, giảm tài nội trú của bệnh viện và giảm chi phí cho người bệnh Tập trung triển khai khoa điều trị ban ngày tại một số bệnh viện tuyến cuối thường xuyên quá tải người bệnh nội trú như: Bệnh viện chuyên khoa Nhi, chuyên khoa Sản, Ung Bướu, Chấn thương chính hình, Bệnh viện Nhân dân 115 và bệnh viện Nhân dân Gia Định, Nguyễn Tri Phương Tăng cường chuyển giao kỹ thuật giữa các bệnh viện tuyển trên và tuyến dưới Hỗ trợ toàn diện chuyên môn kỹ thuật đối với một số bệnh viện quận, huyện còn yếu nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh Các bệnh viện tiếp tục rà soát thực hiện Bộ tiêu chỉ chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành, nâng cao hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh thông qua hoạt động khảo sát ý kiến hai lòng Ý kiến không hài lòng khảo sát trải nghiệm người bệnh nội trú theo hướng lấy người bệnh làm trung tâm

Thứ ba, về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình

Nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp, đẩy mạnh chuyển tải thông điệp truyền thông “Mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con” Tổng tỷ suất sinh đạt 1,4 (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 1,4 con, hưởng tới 2030 là 1,6 con), quy mô dân số thành phố khoảng 10,6 triệu người Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên phấn đấu trên 1,1% vào năm 2025 Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại Tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) đang sử dụng BPTT hiện đại trên 60% Giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn Thực hiện việc kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Ít nhất 20%, số xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao Khoảng 60% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất.100% người cao tuổi có thể bảo hiểm y tế; được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung Phấn đấu duy trì và mở rộng hoạt động 144 Câu lạc bộ Người cao tuổi giúp Người cao tuổi và 144 Tổ tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi già yếu neo đơn tại cộng đồng ở 144 phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố 81 Do đó, để đạt được mục tiêu đặt ra theo Kế hoạch số 6064/KH-SYT ngày 13/10/2020 của Sở Y tế TP.HCM về kế hoạch hoạt động của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh 5 năm giai đoạn 2021-2025, ngày 13/10/2020

Sở Y tế cần triển khai đúng tiến độ các đề án, mô hình: phòng khám miễn phí sức khỏe sinh sản, điểm tư vấn sức khỏe sinh sản - tiền hôn nhân, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, giảm thiểu mất cân bằng giới tính; tập huấn về sử dụng viên uống tránh thai…trên địa bàn

Thứ tư, về nhân lực y tế

Tiếp tục thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; bố trí công chức, viên chức đúng yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn vị trí việc làm Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của ngành y tế thành phố đảm bảo đủ số lượng và chất lượng; đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định và đề án vị trí việc làm Nâng cao kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị và kiến thức về pháp luật, kỹ năng giao tiếp cho công chức, viên chức và người lao động ngành y tế Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động; tập trung đào tạo có chọn lọc, có trọng tâm, định hướng đối với một số chức danh chuyên môn và quản lý.Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên cho tuyến dưới, luân phiên nhân viên y tế giữa

Kế hoạch số 6064/KH-SYT của Sở Y tế TP.HCM ban hành ngày 13/10/2020 là kế hoạch hoạt động của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2021-2025) Kế hoạch này tập trung vào việc bố trí, phân bổ hợp lý nhân lực y tế cho các tuyến, đồng thời thực hiện biệt phái viên chức y tế để khắc phục những bất cập trong phân bố nhân lực hiện nay.

Ngày đăng: 14/10/2024, 09:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1  Số lượt khám ngoại trú trong giai đoạn 2016-2020  52  Bảng 2  Số lượt khám nội trú trong giai đoạn 2016-2020  52  Bảng 3  Số lượng bác sĩ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai - Tổ chức và hoạt Động của sở y tế thành phố hồ chí minh
Bảng 1 Số lượt khám ngoại trú trong giai đoạn 2016-2020 52 Bảng 2 Số lượt khám nội trú trong giai đoạn 2016-2020 52 Bảng 3 Số lượng bác sĩ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai (Trang 5)
Bảng 1:Số lượt khám ngoại trú trong giai đoạn 2016-2020 61 - Tổ chức và hoạt Động của sở y tế thành phố hồ chí minh
Bảng 1 Số lượt khám ngoại trú trong giai đoạn 2016-2020 61 (Trang 59)
Bảng  3:  số  lượng  bác  sĩ  trên  địa  bàn  thành  phố  Hồ  Chí  Minh  giai  đoạn  2016-2020 - Tổ chức và hoạt Động của sở y tế thành phố hồ chí minh
ng 3: số lượng bác sĩ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w