6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI 1.1 Vị trí, tính chất pháp lý, chức năng của Sở Giao thông vận tải 1.1.1 Vị trí, tính chất pháp lý của
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Vị trí, tính chất pháp lý, chức năng của Sở Giao thông vận tải
1.1.1 Vị trí, tính chất pháp lý của Sở Giao thông vận tải
Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1
Vị trí và tính chất của Sở Giao thông vận tải được quy định rõ ràng và đầy đủ tại Điều 3 Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải, an toàn giao thông, và quản lý hạ tầng giao thông đô thị Sở có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải.
1 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2 Giới thiệu chung về Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, nguồn “cantho.gov.vn/wps/portal/sogtvt”, truy cập ngày 21/9/2023
Thông tư số 15/2021 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thông tư này quy định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải trong việc quản lý, điều hành hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn.
1.1.2 Chức năng của Sở Giao thông vận tải
Việc thực hiện chức năng quản lý xã hội của nhà nước ở địa phương được giao cho các cơ quan chuyên môn dưới sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Trong đó, việc quản lý về lĩnh vực giao thông vận tải tại địa phương (cụ thể là trong phạm vi một tỉnh) được giao cho Sở Giao thông vận tải
Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn 4
Sở Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải 5
Theo Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 4/11/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ được quy định chi tiết, cụ thể và rõ ràng.
Một là, trình Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về những nội dung:
Sở Giao thông Vận tải thành phố có trách nhiệm soạn thảo các dự thảo quyết định, quy định, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về giao thông vận tải theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời xây dựng chương trình, biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ về giao thông vận tải trên địa bàn thành phố trong phạm vi quản lý của Sở.
- Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải cho Sở, Ủy ban nhân dân quận, huyện;
Bài viết "Những yếu tố tác động tới kết quả hoạt động thanh tra" của tác giả 4 Văn Tiến Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tổng hợp – TTCP, được đăng tải trên Tạp chí điện tử Thanh tra (thanhtravietnam.vn) vào ngày 29/01/2013 và được truy cập vào ngày 22/03/2017.
5 Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2021 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuôc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;
- Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở;
- Quyết định các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố
Hai là, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- Dự thảo các văn bản về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo phân công;
- Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở;
Việc xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập được thực hiện bởi Sở quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ.
Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm ban hành hoặc phê duyệt các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác trong lĩnh vực giao thông vận tải Đồng thời, Bộ cũng chịu trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
Bốn là, về kết cấu hạ tầng giao thông
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật
Tổ chức này đảm nhiệm việc quản lý và bảo trì mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác Phạm vi hoạt động của tổ chức này tuân thủ các quy định của pháp luật, bao gồm cả việc được phân cấp hoặc ủy quyền theo luật định.
Tổ chức của Sở Giao thông vận tải
1.2.1 Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải
Cơ cấu tổ chức của sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ gồm có các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, bao gồm 7 :
- Phòng Kế hoạch - Thẩm định;
- Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và An toàn giao thông;
- Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái;
- Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông
Thứ hai, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Đoạn Quản lý giao thông thủy bộ;
- Cảng vụ đường thủy Nội địa;
- Trung tâm kiểm định kỹ thuật phương tiện thiết bị giao thông thủy bộ;
- Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng
6 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải ngày 4/11/2022
7 Cơ cấu, tổ chức Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, Website: Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, nguồn “http://cantho.gov.vn/wps/portal/sogtvt”, truy cập ngày 21/9/2023
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, trong Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP trong đó quy định tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến có một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ phải sáp nhập Trong cơ cấu tổ chức đó thì người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính Phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể: Đứng đầu Sở Giao thông vận tải là Giám đốc Sở Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở
Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố là Phó Giám đốc Sở Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không thuộc trường hợp đặc thù như Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh nên số lượng Phó Giám đốc Sở theo quy định là không quá 03 người; trong Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định số lượng cấp phó do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp Như vậy, số lượng cấp phó sẽ được mở rộng hơn, có thể một số Sở có 02 phó, có một số Sở 04 phó (điển hình tại thành phố Cần Thơ, Sở Ngoại vụ: 02 phó, Sở Thông tin và Truyền thông 02 phó;
Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ 04 phó, Văn phòng UBND thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 24/6/2021)
Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương Ngoài ra, Giám đốc Sở cũng chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được Ủy ban nhân dân thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phân công hoặc ủy quyền Giám đốc Sở không được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình lên Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Giám đốc sở có trách nhiệm giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc không đủ khả năng giải quyết, Giám đốc sở phải phối hợp với các sở liên quan để hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố Giám đốc sở cần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về tham nhũng, thiệt hại trong các đơn vị thuộc quyền quản lý.
Giám đốc Sở cũng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân thành phố; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc Sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở Bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng và Phó của cấp Trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc theo quy định 8
1.2.2 Các phòng chức năng, chuyên môn
Tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ gồm các phòng chức năng, chuyên môn Các phòng chức năng, chuyên môn này có chức năng riêng, phù hợp với vị trí và cơ cấu tổ chức, cụ thể gồm 9 :
Phòng Kế hoạch – Thẩm định: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở về công tác kế hoạch, thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông: Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông, công tác an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở
Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông là đơn vị chuyên môn thuộc Sở, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đồng thời quản lý, khai thác, duy tu và bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông.
Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, ban hành ngày 04 tháng 4 năm 2014, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Điều 6 của Nghị định này tập trung vào việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn này.
9 Các đơn vị trực thuộc Sở giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, Website: Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, nguồn “http://cantho.gov.vn/wps/portal/sogtvt/”, truy cập ngày 22/9/2023
15 thống kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp quản lý; an toàn giao thông và bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật
Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái: là tổ chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở, tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực: vận tải đường bộ, đường thủy; đăng ký phương tiện thủy nội địa và xe máy thi công, thẩm định thiết kế kỹ thuật xe cơ giới cải tạo; quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý đào tạo, coi thi chấm thi, cấp, đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, hạng tư, máy trưởng hạng ba theo quy định
Hoạt động của Sở Giao thông vận vải thành phố Cần Thơ
Theo quy định tại Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải ngày 4/11/2022,
Sở giao thông vận tải thành phố Cần Thơ thực hiện các hoạt động cụ thể gồm các hoạt động quản lý về kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải, quản lý vận tải và quản lý an toàn giao thông
1.3.1 Về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông
Thứ nhất, Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các
12 Cơ cấu tổ chức và biên chế Sở giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ, Website: Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, nguồn “http://cantho.gov.vn/wps/portal/sogtvt”, truy cập ngày 19/9/2023
19 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật
Thứ hai, tổ chức quản lý, bảo trì bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật
Thứ ba, thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn và duy trì tuổi thọ của công trình giao thông, tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Hội đồng nhân dân thành phố có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, các đường khác và công bố tải trọng, khổ giới hạn của cầu, đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật
Thứ sáu, trình Ủy ban nhân dân thành phố thỏa thuận hoặc thỏa thuận theo thẩm quyền về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa; cấp phép thi công trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật
Thứ bảy, tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước tại bến xe ô tô, bãi đỗ xe, nhà ga đường sắt đô thị, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật
1.3.2 Về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải
Cơ quan này chịu trách nhiệm đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội địa, phương tiện vui chơi giải trí dưới nước, cũng như đăng ký và cấp biển số cho xe máy chuyên dùng của tổ chức và cá nhân ở địa phương hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tổ chức thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa ở địa phương hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật
Thứ ba, thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa ở địa phương hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật
Thứ tư, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật
1.3.3 Về quản lý vận tải
Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện các chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Mối quan hệ giữa Sở Giao thông tận tải với các cơ quan khác
1.4.1 Mối quan hệ giữa Sở Giao thông vận tải với Bộ Giao thông vận tải
Ngoài việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trong quá trình hoạt động của mình thì Sở Giao thông vận tải còn liên hệ với các cơ quan khác 13 Trong đó mối quan hệ của Sở Giao thông vận tải với Bộ giao thông vận tải được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 13 quyết định Số: 751/QĐ-BGTVT, quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải, ngày 23 tháng 4 năm 2020, cụ thể:
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động chuyên môn của các Sở Giao thông vận tải Lãnh đạo Bộ cần bố trí thời gian hợp lý để đi công tác tại địa phương và cơ sở, nhằm kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ.
Giám đốc các Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm triển khai các chương trình công tác của Bộ Giao thông vận tải tại địa phương, báo cáo kết quả công tác của đơn vị cho Bộ theo quy định, tham gia đầy đủ các hoạt động chung và tham dự các cuộc họp do Bộ triệu tập theo thành phần quy định, đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.
Bài viết của Trần Sơn Hà (2016) với tựa đề "Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay" là luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, được bảo vệ tại Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
22 định quản lý của Bộ đối với toàn ngành; cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu chuyên ngành khi Bộ yêu cầu
1.4.2 Mối quan hệ giữa Sở Giao thông vận tải với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Mối quan hệ giữa Sở Giao thông vận tải với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định cụ thể tại Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT, Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn 14
Sở Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải 15 Mối quan hệ giữa Sở Giao thông vận tải và ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện thông qua những hoạt động của
Sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, cụ thể như sau:
Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những nội dung văn bản
Thứ nhất, dự thảo quyết định, quy định, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về giao thông vận tải và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về giao thông vận tải trên địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải;
Dự thảo quyết định phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải cho Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT quy định 14 điều về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
15 Nguyễn Văn Tuấn- Trưởng phòng, Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ (2014), Bàn về vai trò của thanh tra trong bộ máy nhà nước, Tạp chí điện tử thanh tra, (thanhtravietnam.vn), Ngày đăng: 17/06/2014, truy cập: 15/03/2017;
Dự thảo quyết định đề cập đến việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải, đồng thời quy định tương tự cho các chi cục thuộc Sở (nếu có).
Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải sẽ được trình bày vào thứ tư.
Thứ năm, quyết định các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Về an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cụ thể, trong đó, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, xử lý tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:
Sở Giao thông Vận tải có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan để ứng phó với sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, và xử lý tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; ngăn chặn và xử lý các hành vi gây mất an toàn giao thông trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật
Thẩm định an toàn giao thông thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật
THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 27
Các yếu tố ảnh hướng đến tổ chức và hoạt động của sở Sở Giao thông Vận tải Thành phố Cần Thơ
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật được cấu trúc thành các chế định pháp luật, tập hợp các chế định pháp luật hình thành nên các ngành luật, tập hợp nhiều ngành luật hình thành nên hệ thống pháp luật Ở mỗi ngành luật tập hợp các văn bản pháp luật tạo thành một cấu trúc tổng thể, được phân chia thành các bộ phận có sự thống nhất nội tại theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mục đích 17 Hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Sở GTVT bao gồm các quy phạm, văn bản pháp luật bao gồm Nghị định 01/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt; Nghị định 123/2021/NĐ-
CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng; Nghị định 103/2021/NĐ-
CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa; Nghị định 97/2020/NĐ-CP về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không; Nghị định 89/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; Nghị định 56/2019/NĐ-CP hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Nghị định 33/2019/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài
Hệ thống pháp luật là một tập hợp các quy định pháp luật có liên quan chặt chẽ với nhau, được sắp xếp theo một trật tự nhất định, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một quốc gia Hệ thống pháp luật có đặc điểm là tính thống nhất, tính hệ thống và tính ổn định Nó được cấu trúc theo các ngành luật, với các cấp luật khác nhau, từ luật cơ bản đến luật chuyên ngành Hệ thống pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
28 sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định 07/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay; Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa; Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; Nghị định 125/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu
Các Thông tư trong lĩnh vực giao thông - vận tải bao gồm: Thông tư 14/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và Thông tư 04/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; Thông tư 01/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 29/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư 18/2019/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới do Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải ban hành; Thông tư 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Thông tư 39/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Thông tư 42/2021/TT- BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Thông tư 37/2021/TT-BGTVT hướng dẫn giá dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên, thực hiện theo phương thức đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.…
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định đến cơ cấu tổ chức bộ máy: Luật Cán bộ Công chức, Luật Viên chức, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-
CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính Tại Cần Thơ, tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải còn được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ ngày 04/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải; Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND UBND của UBND Thành phố Cần Thơ ngày 07/7/2023 về ban hành quy định về quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Quyết định số 838/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ ngày 20/4/2021 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải…
Hệ thống pháp luật từ trung ương đến thành phố giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ Hệ thống pháp luật góp phần thúc đẩy tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ có hiệu quả Nhìn chung, khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ ngày dần được hoàn thiện Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ ngày càng được bổ sung hoàn chỉnh, hoàn thiện Qua đó, tạo sự thuận lợi
30 cho tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ được thực hiện đúng pháp luật
Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ Về năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức tại Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ được đánh giá cao thể hiện qua đội ngũ tổ chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, có tâm huyết và kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của công việc Để nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức, Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đã triển khai nhiều giải pháp như: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho công việc về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm; Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích chức năng học hỏi, sáng tạo và phát triển; Đánh giá năng lực tổ chức một cách khách quan, công bằng để có thể phân công công việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân; Tạo động lực cho chức năng bằng các chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp Việc nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách tốt nhất, trong các năm qua từ năm 2018 đến năm 2022: Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đã cử công chức, viên chức tham dự các lớp đồi dưỡng như: lớp trung cấp lý luận chính trị: 47 người, lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chuyên viên chính:
20 người; lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chuyên viên: 57 người; lớp cao học: 6 người 18
2.1.3 Sự chỉ đạo, phối hợp Đối với công tác chỉ đạo, phối hợp, điển hình trong năm 2020, Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đã bám sát các nội dung chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố, đã triển khai thực hiện hiệu quả công tác chuyên môn và đảm bảo kịp thời nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi tình hình diễn biến phức tạp Đồng thời, Sở đã phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tham mưu Thành
18 Báo cáo của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ Tổng kết công tác năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
31 ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố hoàn thành công tác lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 về lĩnh vực giao thông vận tải Công tác duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông được triển khai hiệu quả, kịp thời phục vụ đi lại của người dân thuận tiện, an toàn; công tác thanh tra, kiểm tra giao thông được thực hiện nghiêm theo kế hoạch được phê duyệt; các công tác kiểm định phương tiện, quản lý vận tải, phương tiện và người lái, quản lý cảng, bến thủy nội địa được thực hiện đúng theo quy định, chất lượng hiệu quả ngày càng được nâng lên; từ đó góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng trầm trọng, nhất là đối với vận tải hành khách bằng ô tô và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Giao thông vận tải đã luôn theo dõi, bám sát và có những chỉ đạo kịp thời các doanh nghiệp vận tải tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đến nay hoạt động vận tải cũng đã từng bước đi vào ổn định Bên cạnh đó, việc khai trương các tuyến xe buýt nội tỉnh mới và đưa các xe buýt mới hoạt động động đã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và mong đợi của người dân thành phố trong thời gian qua
Mặt khác, Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đã phối hợp cùng các sở, ngành liên quan thẩm định, góp ý các quy hoạch, dự án trên địa bàn thành phố: 05 đồ án quy hoạch phân khu 05 quận; 04 đồ án quy hoạch chung 04 huyện; 14 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng; 18 hồ sơ đề xuất dự án; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và dự án đường cao tốc Cần Thơ
- Cà Mau Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cơ bản hoàn thành công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 Đã phê duyệt nhiệm vụ và dự toán chuẩn bị đầu tư, hoàn thành công tác lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư 12 dự án giao thông vận tải 19 theo Danh mục dự án điều chỉnh, bổ sung chi tiết kế hoạch vốn
Thực trạng tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
2.2.1 Về lãnh đạo của Sở Giao thông vận tải
Sở Giao thông vận tải Thành phố Cần Thơ do Giám đốc Sở đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý toàn diện hoạt động của Sở Giám đốc Sở phụ trách các lĩnh vực như quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển giao thông vận tải, ký kết văn bản liên quan đến quy hoạch, dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thanh toán, quyết toán đối với xây dựng cơ bản, duy tu sửa chữa đường và giao thông nông thôn Ngoài ra, Giám đốc Sở còn phụ trách công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, cải cách hành chính, tài chính, ngân sách của Sở Các Phó Giám đốc Sở hỗ trợ Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công.
20 Bao gồm: (1) Vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ (nối Quốc lộ 91 đến Quốc lộ 61C); (2) Đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng Đường tỉnh 923; (3) Cầu Tây Đô; (4) Cầu Cờ Đỏ (trên đường tỉnh 919)
21 Báo cáo của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ Tổng kết công tác năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021
2.2.2 Về các phòng chức năng, chuyên môn, nghiệp vụ
Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ được tổ chức thành các phòng chức năng và chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Kế hoạch - Thẩm định, Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông, Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông, Thanh tra và Văn phòng.
Các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu và giúp giám đốc Sở trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
2.2.3 Về các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải
Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập như Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, Trung tâm kiểm định kỹ thuật phương tiện thiết bị giao thông thủy, bộ, Cảng vụ đường thủy Nội địa và Đoạn Quản lý giao thông thủy, bộ.
Mỗi cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở đều có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng Chung quy, các cơ quan, đơn vị này được thành lập vì mục đích chung là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
2.2.4 Về biên chế và cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Giao thông vận tải
Về biên chế và cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức và người lao động thuộc
Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ được quy định như sau:
- Biên chế công chức, số lượng người làm việc và chỉ tiêu hợp đồng lao động trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở được giao gắn với vị trí việc làm; chức năng, nhiệm vụ; phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc và chỉ tiêu hợp đồng lao động được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm Tổng số công chức, viên chức là 246 người, Cao cấp lý luận chính trị: 30 người; Trung cấp lý luận chính trị: 120 người; Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
25 người, Đại học: 194 người; Cao đẳng: 02 người; Trung cấp 16 người; ngạch Chuyên
22 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND của UBND Thành phố Cần Thơ ngày 04/11/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông Vận tải
Trong tổng số 267 cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức An ninh quốc phòng, có 34 viên chức cấp cao, 10 chuyên viên chính, 232 chuyên viên và 4 cán sự Cụ thể, 06 người thuộc Đối tượng 02, 40 người thuộc Đối tượng 03 và 32 người thuộc Đối tượng 4,5 đã tham gia các lớp bồi dưỡng này.
Việc quản lý sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc và lao động hợp đồng của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đúng vị trí việc làm và quy định pháp luật Hằng năm, công tác biên chế phải được báo cáo về cho Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ để tổng hợp trình trình Hội đồng nhân dân thành phố xêm xét, chuyển Ủy ban nhân dân thành phố phế duyệt biên chế cụ thể cho các sở, ban ngành trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với số lượng biên chế được qua các năm cho Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, như sau:
Trong giai đoạn 2018 - 2019, Sở Giao thông vận tải và Thanh tra Sở được giao tổng cộng 89 biên chế, với 53 biên chế thuộc Sở Giao thông vận tải và 36 biên chế thuộc Thanh tra Sở.
Năm 2020 - 2021: Tổng số biên chế công chức được giao cho Sở Giao thông vận tải và Thanh tra Sở là 86, trong đó Sở Giao thông vận tải 53 biên chế; Thanh tra
Thực trạng hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
2.3.1 Về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tham gia thẩm định góp ý gửi Bộ
Giao thông vận tải để hoàn thành công tác lập các Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 23
Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã tham gia thẩm định, góp ý và kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng qua địa bàn thành phố.
23 (1) Quy hoạch mạng lưới đường bộ (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QD-TTg ngày 01/9/2021); (2) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021); (3) Quy hoạch mạng lưới đường sắt (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021); (4) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021); (5) Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay (Bộ Giao thông vận tải đã hoàn chỉnh quy hoạch đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt)
24 Đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau (Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư); đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đang hoàn chỉnh Báo cáo NCTKT dự án); các dự án Luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2, Phát triển các hành lang vận tải đường thủy và logistics khu vực phía Nam, Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến
Thành phố Cần Thơ đang xây dựng Đề án phát triển hạ tầng giao thông và logistics giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời định hướng cho giai đoạn 2026 - 2030 Đề án đã được trình thông qua Ban thường vụ Thành ủy và hiện đang lấy ý kiến của Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố trước khi được Thành ủy ban hành.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2030 về nội dung điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến Đường tỉnh 917, 918; trình Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết mạng lưới bến bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và làm việc với đơn vị tư vấn để nghiên cứu, góp ý xây dựng phương án quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải cập nhật, tích hợp vào Báo cáo đầu kỳ Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Tham gia thẩm định góp ý gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với 14 đề xuất dự án của nhà đầu tư về xây dựng các khu đô thị mới, chung cư cao tầng; tham gia thẩm định góp ý gửi Sở Xây dựng đối với 06 đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các khu đô thị; tham gia thẩm định góp ý gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đối với Quy hoạch sử dụng đất 04 huyện giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch sử dụng đất 09 quận, huyện năm 2021
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Kế hoạch đầu tư công trung hạn ngành giao thông vận tải giai đoạn 2021-2025, danh mục
15 dự án 25 đã được Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt tại Nghị quyết số 47/NQ- HĐND ngày 27/8/2021 đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 khu vực phía Nam (Chính phủ đã trình Quốc hội đưa vào kế hoạch đầu tư công để triển khai đầu tư các dự án này trong giai đoạn 2021 - 2025); Nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn
Thành phố Cần Thơ đang đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với nhiều dự án trọng điểm như: Đường Vành đai phía Tây, nâng cấp mở rộng đường tỉnh 923, cầu Cờ Đỏ, cầu Tây Đô, đường tỉnh 917, đường tỉnh 918, đường tỉnh 921, cầu Kênh Ngang, nâng cấp đường tỉnh 918 giai đoạn 1, trục đường Hẻm 91, kết nối quận Ô Môn với huyện Thới Lai và huyện Giồng Riềng, nâng cấp 5 nút giao trọng điểm, xây dựng trạm dừng, nhà chờ xe buýt hiện đại và triển khai hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS) giai đoạn 1.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố danh mục các dự án giao thông vận tải để mời gọi đầu tư của giai đoạn 2021 - 2025 26
STT Nội dung Số lượng dự án
Tổng mức Giải ngân Tỷ lệ
1 SNGT (sự nghiệp giao thông) 72 30.500.000.000 24.369.399.423 79,90
V Năm 2022 khai các hạng mục như Tủ tín hiệu, đèn tín hiệu, Camera quan sát CCTV, Hệ thống dò xe VDS và Trung tâm điều khiển); (15) Lắp đặt hệ thống chiếu sáng trên tuyến Quốc lộ 91B, đoạn từ cầu Bà Bộ đến giao Quốc lộ 91 thuộc địa bàn quận Bình Thủy, quận Ô Môn, thành phố Cần thơ (Km02+592 – Km15+793) và (16) Dự án ĐTXD
14 Bãi đỗ xe buýt kết hợp điểm đầu - cuối xe buýt
Cần Thơ đang phát triển hệ thống giao thông công cộng với nhiều dự án trọng điểm, bao gồm: Bến tổng hợp Cần Thơ (Hành khách - Hàng hóa - Du lịch) tại Bến phà Hậu Giang cũ, 04 bãi xe đạp công cộng, tuyến buýt đường thủy Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Điền và Ninh Kiều - Cồn Ấu - Cồn Sơn - Cù Lao Tân Lộc phục vụ du lịch, Bến xe Phong Điền, Bến tàu Phong Điền, Bến xe hàng Thốt Nốt và Bến xe khách Lộ Tẻ.
Bảng 2.1 Công tác thẩm định và quản lý chất lượng công trình giao thông của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ từ năm 2018 đến năm 2022
- Công tác sự nghiệp giao thông: Trên cơ sở nguồn kinh phí được phân bổ,
Sở Giao thông vận tải triển khai các hạng mục công trình theo danh mục được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Tuy nhiên, qua rà soát khối lượng thi công thực tế và qua công tác thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán của các hạng mục công trình có sự thay đổi về định mức, đơn giá (mới được ban hành) và giá vật liệu xây dựng cập nhật liên tục, dẫn đến giá trị dự toán được duyệt cũng thay đổi theo (đa số giảm) so với giá trị khái toán ban đầu Việc thay đổi giá trị dự toán là một vấn đề thường gặp trong công việc xây dựng đầu tư để hạn chế ảnh hưởng của vấn đề này Sở có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền, đồng thời tính toán hạn mức giao kinh phí hằng năm
- Về công tác quản lý nguồn vốn các dự án: 27
Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải Thành phố Cần Thơ
2.4.1 Những kết quả đạt được
2.4.1.1 Về tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần thơ
Sở Giao thông vận tải xây dựng phương án tổ chức, kiện toàn cơ cấu ngành dịch vụ công dựa trên Đề án số 3243/ĐA-SGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2020, nhằm cụ thể hóa Nghị định số 107/2020/NĐ-CP Công tác tổ chức, tái cơ cấu ngành công vụ được thực hiện đồng bộ, từ rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ đến thiết kế, hội nhập các tổ chức nội bộ, bao gồm phân loại công chức, viên chức theo tình trạng nhiệm vụ và đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu.
- Giữ nguyên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Giao thông vận tải để thực hiện nhiệm vụ quản lý các dự án đầu tư xây dựng do Sở Giao thông vận tải được giao làm Chủ đầu tư
- Chuyển đổi Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng thành Trung tâm quản lý giao thông đô thị và bổ sung biên chế viên chức cho Trung tâm quản lý giao thông đô thị
- Hoàn thành đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1344/QĐ-UBND ngày 21/6/2021; Tham mưu quy hoạch lãnh đạo cấp sở giai đoạn 2020-2025 và 2025-2030; Hoàn thành Đề án tổ chức lại Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC thành Trung
44 tâm Quản lý giao thông đô thị và Đề án Giải thể Ban Quản lý và Điều hành VTHKCC trình Sở Nội vụ thẩm định; Hoàn thành Đề án chuyển đổi tên Đoạn Quản lý giao thông thủy bộ thành Trung tâm Quản hạ tầng giao thông thủy bộ gửi các sở, ngành góp ý; Ban hành Quyết định quy trình tiêu chuẩn bổ nhiệm đội trưởng, đội phó Thanh tra Giao thông, Trưởng phòng, phó trưởng phòng tương đương của các đơn vị sự nghiệp; Ban hành Quyết định quy hoạch chức danh trưởng, phó phòng và tương đương giai đoạn
Về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác: Thực hiện các văn bản của Trung ương và địa phương làm căn cứ xem xét để giúp cho lãnh đạo Văn phòng Sở tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc thực hiện công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, kỷ luật theo đúng quy định 28
Năm Bổ nhiệm mới Bổ nhiệm lại Điều động, luân chuyển
Bảng 2.2 Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển công tác cán bộ, công chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ từ năm 2018 đến năm 2022
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm, bản thân đã kịp thời tham mưu cho
Ban Giám đốc Sở rà soát, ban hành các Kế hoạch đào tạo thường xuyên, cũng như dài hạn nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực tham mưu, quản lý, điều hành, đáp ứng yêu cầu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, kết quả: 29
Năm Sau đại học Cao cấp
QLNN ngạch chuyên viên chính
28 Nguồn Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 - 2022 của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
29 Nguồn Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 - 2022 của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
Bảng 2.3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ từ năm 2018 đến năm 2022
Để thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW và Quyết định 2153/QĐ-UBND, đơn vị đã cắt giảm 08 trường hợp biên chế theo lộ trình đã đề ra.
2.4.1.2 Về hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần thơ
Trong quá trình triển khai tổ chức và hoạt động, Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp cho bộ phận phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Các cụ thể:
Thứ nhất, Hoàn thành công tác lập Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025 về lĩnh vực giao thông vận tải; công tác giải ngân đạt trên 90%; công tác duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông được triển khai hiệu quả, kịp thời phục vụ đi lại của người dân thuận tiện, an toàn
Công tác thanh tra, kiểm tra giao thông được thực hiện nghiêm ngặt theo kế hoạch, cùng với việc quản lý vận tải, phương tiện và người lái, quản lý cảng, bến thủy nội địa hiệu quả đã góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.
Thứ ba, Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện hiệu quả, kịp thời, chủ động bám sát điều kiện thực tế tham mưu thực hiện điều chỉnh đảm bảo nhu
46 cầu về giao thông vận tải và công tác phòng, chống dịch trong thời gian dịch bệnh dân và doanh nghiệp
Thứ tư, về đường bộ: Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường bộ trên địa bàn thành phố, góp phần cải thiện thiện tình hình giao thông, giảm thiểu tắc nghẽn
Thứ năm, về đường thủy nội địa: Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
2.5.1 Các giải pháp hoàn thiện về tổ chức của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ
Để hoàn thiện tổ chức của Sở giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, cần đổi mới tổ chức phù hợp với Chương trình tổng thể về cải cách nền hành chính nhà nước Việc đổi mới này cần đảm bảo đồng bộ hóa các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức với các thiết chế khác, đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về giao thông vận tải trong quản lý hành chính Nhà nước ở Trung ương và địa phương.
50 cơ sở Hiến pháp năm 2013 Nhằm hoàn thiện về tổ chức của Sở, Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ cần triển khai thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, về bộ máy của Sở Giao thông vận tải cần chủ động tiến hành kiện toàn bộ máy, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ phải được tổ chức tinh giản, gọn nhẹ; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa các cơ quan trong hệ thống và giữa các cơ quan với các cơ quan chức năng khác Sở cần phân công cụ thể rõ ràng, lượng hóa công việc để làm cơ sở đánh giá, phân loại công chức Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ cần có kế hoạch đổi mới phương thức làm việc của đơn vị theo hướng từng đội, từng cá nhân được giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm quản lý, điều hành đội ngũ công chức thuộc quyền trong thực thi nhiệm vụ Để phù hợp với yêu cầu tinh giản biên chế, cải cách hành chính Nhà nước và thực tế ở địa phương, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở
Thứ hai, Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ cần xác định vai trò của người đứng đầu, chú trọng vai trò của người thủ trưởng trong phân công, sử dụng, đánh giá cấp dưới và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của cấp dưới Cần đề cao trách nhiệm cá nhân, đảm bảo tính chịu trách nhiệm và hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ, đòi hỏi việc sử dụng cán bộ, công chức phải hợp lý Trên cơ sở thực tài, năng lực thực tế giải quyết công việc và kết quả thực hiện công việc, Sở xây dựng kế hoạch, quy định cụ thể về sử dụng cán bộ, công chức tại đơn vị Phải có bản mô tả với những nhiệm vụ hết sức cụ thể, chi tiết, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc cho từng bước triển khai công việc Từ đó, tạo cơ sở giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo dõi kết quả thực hiện công việc Cần phân biệt cách thức đánh giá cán bộ, công chức theo tính chất công việc với vai trò trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị và công chức chuyên môn Đặc biệt là quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Tiếp tục nâng cao trách nhiệm cá nhân trong tổ chức của
Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong tổ chức Sở Giao thông vận tải phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của ngành trong từng giai đoạn cụ thể và phải được tiến hành đồng bộ trên các phương diện: tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động
Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức viên theo hướng thiết thực, hiệu quả Thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tính trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức cũng sẽ được nâng cao Phải đảm bảo có nội dung về trách nhiệm công vụ, các quy định về trách nhiệm công vụ và xử lý các vi phạm liên quan đến trách nhiệm công vụ trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và có các chính sách đãi ngộ thích đáng để thu hút cũng như tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức của Sở
2.5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ
Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ quản lý vận tải quốc gia, bảo đảm an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các thành phố Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ cần triển khai các giải pháp sau:
Một là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành của Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ Việc sử dụng công nghệ thông tin có thể giúp bộ phận nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp
Hai là, đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế Sở
Để phát triển hệ thống giao thông vận tải hiệu quả, thành phố Cần Thơ cần tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, nhằm tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến và thu hút đầu tư cho các dự án giao thông trọng điểm.
Sở rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thu hút đầu tư phát triển hệ thống giao thông đô thị
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông Sở
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, Cần Thơ cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến luật giao thông đến người dân và doanh nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức về việc tuân thủ luật và tạo hành vi lái xe an toàn.
Bốn là, tăng cường quản lý, sử dụng, bảo trì, sửa chữa hệ thống giao thông
Việc quản lý, sử dụng, bảo trì, sửa chữa hệ thống giao thông giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả và góp phần đảm bảo an toàn giao thông
Trong Chương 2, tác giả đã trình bày thực trạng cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải Thành phố Cần Thơ trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải Thành phố Cần Thơ như quy định pháp luật về tổ chức của Sở Giao thông vận Thành phố Cần Thơ; Đội ngũ công chức Sở Giao thông vận Thành phố Cần Thơ Thông qua đánh giá thực tiễn về tổ chức của Sở Giao thông vận tải Thành phố Cần Thơ qua những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân Từ đó, nêu ra quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức của Sở Giao thông vận tải Thành phố Cần Thơ
Chương này phân tích hoạt động của Sở Giao thông vận tải Thành phố Cần Thơ, bao gồm yếu tố lãnh đạo của Giám đốc Sở, năng lực đội ngũ công chức và cách thức thực hiện nhiệm vụ Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động của Sở, bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân Từ đó, tác giả đưa ra các quan điểm và giải pháp đổi mới hoạt động của Sở Giao thông vận tải Thành phố Cần Thơ.