Để hình thành và tạo dựng được thương hiệu thì doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của, đó là cả một quá trình từ xác định công chúng mục tiêu; tuyên bố sứ mệnh c
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm thương hiệu
Theo Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
“A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s goods or service as distinct from those of other sellers.”
Thương hiệu là một yếu tố nhận diện độc đáo, có thể là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc bất kỳ thứ gì khác, giúp phân biệt hàng hóa/dịch vụ của một người bán với những người bán khác.
Thương hiệu là Brand : Thương hiệu là cách thức mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân tạo nên và được cảm nhận hữu hình hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó Thương hiệu không chỉ đơn giản chỉ là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng, thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên
Tóm lại, thương hiệu là một tập hợp các yếu tố nhận diện, giá trị, cảm xúc, và danh tiếng mà công ty hoặc sản phẩm tạo ra và duy trì để tạo ra sự khác biệt và kết nối với khách hàng.
Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu
Tính chất nhãn hiệu là một khái niệm hữu hình, có thể thể hiện qua chữ cái, hình ảnh, từ ngữ hoặc sự kết hợp của chúng Những yếu tố này dễ dàng nhận biết bằng giác quan, chủ yếu là thị giác.
Thương hiệu là là cái vô hình và chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nó mà không thể nhìn thấy được như nhãn hiệu Khi nói:
Khi ai đó nói "Sản phẩm này có thương hiệu rồi", chúng ta sẽ ngay lập tức liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả những yếu tố hữu hình như thiết kế, chất lượng, và những yếu tố vô hình như giá trị thương hiệu, uy tín và sự tin tưởng.
Thời gian bảo hộ Nhãn hiệu thường có tuổi thọ ngắn hơn so với
“thương hiệu” Bởi nó được bảo hộ thông qua giấy chứng nhận của pháp luật có thời gian là 10 năm và chủ sở hữu có thể gia hạn thêm thời gian, nhưng mỗi lần gia hạn là 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn Nó sẽ không tồn tại nếu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại
Thương hiệu không phải là đối tượng được luật pháp bảo hộ và điều chỉnh Tuy nhiên, thương hiệu có thể tồn tại ngay cả khi sản phẩm hoặc dịch vụ mang thương hiệu không còn Sự tồn tại của thương hiệu phụ thuộc vào đánh giá của người tiêu dùng Miễn là sản phẩm nhận được sự tin tưởng và đánh giá tích cực từ khách hàng, thương hiệu sẽ vẫn được duy trì.
Sự hình thành Nhãn hiệu là các dấu hiệu do cá nhân, tổ chức sáng tạo, có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác Nó được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu và được pháp luật bảo hộ Để hình thành và tạo dựng được thương hiệu thì doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của, đó là cả một quá trình từ xác định công chúng mục tiêu; tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu, nghiên cứu thị trường, tìm ra biển khác biệt, xây dựng logo và khẩu hiệu, xây dựng tiếng nói thương hiệu, xây dựng thông điệp,… Các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện ít nhiều họ đã và đang áp dụng được chiến lược này rất tốt
Nhãn hiệu được coi là tài sản khi được cấp quyền sở hữu trí tuệ bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Do tài sản có thể được định giá, nên nhãn hiệu cũng có thể được định giá.
Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và có quy định cụ thể Tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được, việc tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện Nó phải được định giá thông qua các bước sau ã Phõn khỳc thị trường ã Phõn khỳc tài chớnh ã Phõn tớch nhu cầu ã Tiờu chuẩn cạnh tranh
Việc xâm phạm nhãn hiệu rất dễ xảy ra, khi người ta có thể sao chép một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc phổ biến để in lên hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập khi chủ sở hữu làm thủ tục đăng kí nhãn hiệu (trừ một số trường hợp đặc biệt và nhãn hiệu nổi tiếng) được cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ
Thương hiệu là kết quả của quá trình xây dựng lâu dài, khó bị sao chép hoặc làm giả Sự quen thuộc của một thương hiệu tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng, dẫn đến sự tin tưởng và yêu thích, củng cố vị thế vững chắc của thương hiệu trên thị trường.
Các yếu tố cấu thành thương hiệu
Định vị thương hiệu là quá trình doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng, giúp họ nhớ đến thương hiệu khi cần đến sản phẩm tương tự Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự khác biệt và cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Ví dụ: Porsche định vị mình là dòng xe hạng sang thuộc hàng hiếm mà không phải ai cũng có thể sở hữu Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc như: Mercedes-Benz, BMW, Range Rover,…
● Giá trị của thương hiệu - Brand values
Yếu tố này bao gồm những đặc điểm nổi bật và tích cực mà khách hàng liên tưởng đến thương hiệu, tạo nên sự tin tưởng và lòng trung thành với sản phẩm và nhãn hiệu Yếu tố này được gọi là "sự liên tưởng thương hiệu".
Ví dụ: Coca Cola hoạt động với 3 giá trị cốt lõi: Thương hiệu yêu thích – Phát triển bền vững – Vì một tương lai tốt đẹp hơn Chính vì thế, tất cả mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của Coca Cola đều dựa trên nền tảng cốt lõi ấy
● Nhận diện thương hiệu - Brand identity
Bộ nhận diện thương hiệu là chìa khóa để tạo dựng và duy trì hình ảnh nhất quán cho thương hiệu, thu hút hàng triệu khách hàng tiềm năng Không cần phải là một hình ảnh hoành tráng, chỉ cần một câu chữ ấn tượng, một lời nói ngắn gọn hay một họa tiết đơn giản nhưng phá cách cũng đủ để thương hiệu lan tỏa thông điệp đến đúng đối tượng mục tiêu, đề xuất giá trị phù hợp và chinh phục thị giác, cảm xúc lẫn niềm tin của khách hàng.
Ví dụ: Coca Cola: không quá cầu kỳ, Coca Cola lựa chọn bộ nhận diện thương hiệu với chính cái tên của mình kết hợp màu đỏ – trắng nổi bật, font chữ cơ bản dễ nhìn Điều này đã tạo nên bản sắc riêng, giúp thương hiệu này phát triển và có vị trí cao trên thị trường nước giải khát
● Lời hứa thương hiệu – Brand promises
Brand Promise là một tuyên ngôn ngắn gọn, dễ nhớ, thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng về những giá trị và lợi ích mà họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ Nó là lời hứa về trải nghiệm mà khách hàng có thể mong đợi từ thương hiệu, đồng thời thể hiện sự khác biệt và độc đáo của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
Brand Promise không chỉ đơn thuần là một câu khẩu hiệu hay slogan quảng cáo, mà nó còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc phát triển sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho đến chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng
Coca-Cola sử dụng lời hứa thương hiệu "Để truyền cảm hứng cho những khoảnh khắc lạc quan và hạnh phúc" để định vị mình là một thương hiệu phong cách sống, thay vì chỉ đơn thuần là nhà sản xuất đồ uống Lời hứa này tập trung vào việc truyền đạt tư duy và tinh thần của công ty, thay vì đề cập trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thương hiệu và sản phẩm
Mối quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm cũng giống như mối quan hệ giữa branding và marketing Không thể bên trọng bên khinh hay tự tin tuyên bố rằng yếu tố nào quan trọng hơn, đóng góp nhiều hơn vào thành công sau cùng của một mô hình kinh doanh Trái lại, mối quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm phải là mối quan hệ
“tương hợp lẫn nhau.” Vừa phát huy tốt thế mạnh của cả hai yếu tố, vừa hỗ trợ lẫn nhau giữa thương hiệu và sản phẩm để chiến lược phát triển doanh nghiệp luôn giữ được định hướng ban đầu
Thương hiệu là hình ảnh và nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm Thương hiệu một tổng thể bao gồm các yếu tố nhận diện, đánh giá chất lượng về sản phẩm Sản phẩm là thành phần chính trong việc xây dựng và phát triển một thương hiệu Một sản phẩm tốt có thể góp phần tạo ra một hình ảnh tốt và đáng tin cậy cho thương hiệu Qua thương hiệu, khách hàng sẽ nhận biết được các sản phẩm khác nhau, trong khi sản phẩm chất lượng cao sẽ nâng cao giá trị của thương hiệu Không có sản phẩm, chỉ riêng thương hiệu không thể tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Tương tự, nếu không có thương hiệu thì giá trị của sản phẩm sẽ giảm đi đáng kể Giá trị cũng thương hiệu là một phần của giá trị sản phẩm Giá trị sản phẩm không chỉ ở chất lượng mà còn ở thương hiệu tích lũy Giá trị này thường tăng theo thời gian dựa trên uy tín của doanh nghiệp
Thương hiệu quốc gia
Thương hiệu quốc gia là hình ảnh liên tưởng của người nước ngoài về quốc gia đó về chính sách kinh tế, chính trị, đầu tư, đặc tính sản phẩm, bản sắc văn hóa và tính cách con người, hàm chứa những đặc điểm, tính cách riêng biệt không thể trộn lẫn giữa quốc gia này với quốc gia khác
Thương hiệu quốc gia được ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: sản phẩm đặc trưng, thương hiệu công ty hàng đầu và đặc trưng về tính chất con người, thể chế dân tộc và chính trị quốc gia.
Lấy một ví dụ , Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 sau Thái Lan và Ấn Độ ( thống kê TREA quý 1/2024) nên khi nhắc đến lúa gạo bạn bè quốc tế điều nghĩ ngay đến Việt Nam hoặc xe Vinfast là hãng xe đến từ Việt Nam cũng như Hàn quốc có Kia hay Hyundai hay từ xưa đến nay con người Việt Nam được quốc tế công nhận là dân tộc đại đoàn kết, tinh thân dũng cảm trong công cuộc chiến tranh chống giặc
Thương hiệu quốc gia có phạm vi rộng lớn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế hay kinh doanh mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác Chính vì vậy, thương hiệu quốc gia được hình thành từ tập hợp của nhiều thương hiệu khác nhau.
Một "tập hợp thương hiệu quốc gia" đầy đủ sẽ bao gồm các nhóm thương hiệu sau:
- Nhóm các thương hiệu chứng nhận
- Nhóm các thương hiệu địa danh và quốc gia
- Nhóm các thương hiệu hình tượng (văn hóa, lịch sử, doanh nhân)
- Nhóm các thương hiệu sản phẩm và ngành nghề tiêu biểu quốc gia
- Nhóm các thương hiệu hội và tập thể
Tham khảo tại: Thương hiệu quốc gia: Khái niệm thương hiệu quốc gia - Tài liệu, ebook, giáo trình, hướng dẫn (timtailieu.vn)
Thương hiệu địa phương (location branding)
Mỗi vùng miền đều sở hữu những nét đặc trưng riêng biệt, từ tiềm năng du lịch, sức mạnh kinh tế cho đến bản sắc văn hóa độc đáo Việc phát triển những tài nguyên này thành thương hiệu địa phương sẽ nâng cao giá trị của khu vực, thu hút đầu tư và biến nơi đây trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.
Lợi ích xây dựng thương hiệu địa phương
• Hình ảnh tích cực: Góp phần xây dựng hình ảnh cho một quốc gia thân thiện và nhiều tiềm năng
Để chiến dịch xây dựng thương hiệu địa phương thành công, điều quan trọng là phải thể hiện được những nét riêng biệt, độc đáo của địa phương đó.
• Khả năng thu hút khách du lịch đến với địa phương: Tăng độ nhận diện và phân biệt địa phương với các khu vực khác, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định
• Nâng cao hình ảnh văn hoá, di sản tại địa phương: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI
• Nâng cao giá trị đời sống tại địa phương: Tăng lượng số du khách, đầu tư và chú ý của truyền thông đến địa phương
Khai thác tiềm năng của [chủ đề], mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế lâu dài và bền vững, thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách ổn định và giảm thiểu những rủi ro đầu tư thiếu trọng điểm, dàn trải.
Thương hiệu cá nhân là hình ảnh, danh tiếng và giá trị mà một cá nhân xây dựng và truyền tải, nhằm tạo ra sự nhận diện, tin tưởng và ảnh hưởng trong cộng đồng Nó bao gồm các yếu tố như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, phong cách giao tiếp và cách thể hiện bản thân trên mạng xã hội, truyền thông và trong công việc.
Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cá nhân
Nâng cao giá trị bản thân là chìa khóa để bạn khẳng định vị thế chuyên gia trong lĩnh vực, gia tăng giá trị bản thân và tạo nên sự khác biệt nổi bật so với những người khác.
Một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ là chìa khóa để thu hút cơ hội nghề nghiệp Nó giúp bạn dễ dàng thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, khách hàng và đối tác, mở ra cánh cửa cho những cơ hội việc làm, kinh doanh và hợp tác đầy hứa hẹn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ giúp bạn tăng uy tín và sự tin cậy trong mắt người khác, từ đó tạo dựng sự tôn trọng và lòng tin.
Phát triển mạng lưới quan hệ mang lại lợi ích to lớn, giúp bạn kết nối với những người có cùng mục tiêu và giá trị, từ đó mở rộng mạng lưới cá nhân và nghề nghiệp hiệu quả.
- Kiểm soát hình ảnh cá nhân: Cho phép bạn chủ động kiểm soát thông tin và cách người khác nhận diện về bạn, từ đó bảo vệ hình ảnh và danh tiếng cá nhân
- Tăng sự tự tin: Khi bạn hiểu rõ giá trị và thế mạnh của bản thân, bạn sẽ tự tin hơn trong giao tiếp và ra quyết định, từ đó dễ dàng đạt được mục tiêu
Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp bạn lan tỏa thông điệp, giá trị và câu chuyện của mình, từ đó truyền cảm hứng và tạo ra ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng.
1.8 Vai trò của thương hiệu và chức năng của thương hiệu
1.8.1 Vai trò thương hiệu đối với khách hàng
Thương hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt sản phẩm cần mua giữa vô số hàng hóa, dịch vụ khác nhau, xác định nguồn gốc sản phẩm Mỗi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang tên gọi và dấu hiệu riêng biệt, giúp người tiêu dùng nhận diện nguồn gốc Dù quan tâm đến công dụng và lợi ích, người tiêu dùng thường lựa chọn dựa trên thương hiệu, nhà sản xuất, uy tín và thông điệp của sản phẩm, cũng như đánh giá từ những người tiêu dùng khác.
Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng Họ dựa vào thương hiệu hoặc hình ảnh của doanh nghiệp để đảm bảo hàng hóa, dịch vụ họ mua đáp ứng các yêu cầu nhất định Thương hiệu quen thuộc giúp người tiêu dùng dễ dàng đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ Mỗi thương hiệu đại diện cho một cấp chất lượng nhất định, mang những đặc tính riêng biệt, từ đó giúp người tiêu dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Thương hiệu không chỉ thể hiện tính năng, giá trị sử dụng của sản phẩm/dịch vụ mà còn là biểu tượng cho vị trí xã hội của người tiêu dùng Việc sở hữu những thương hiệu nhất định là cách để người dùng khẳng định bản thân Ví dụ, BMW là xe dành cho người thu nhập cao, thể hiện địa vị và đẳng cấp Vai trò của thương hiệu khác nhau giữa các sản phẩm và nhóm người mua Khách hàng thu nhập thấp ưu tiên giá cả, trong khi khách hàng thu nhập cao, trình độ văn hóa cao lại chú trọng giá trị, do đó thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến lựa chọn của họ Ví dụ, thương hiệu quần áo quan trọng đối với người thành phố nhưng lại ít có ý nghĩa với người nông thôn.
1.8.2 Vai trò thương hiệu đối với công ty
Vai trò của thương hiệu và chức năng của thương hiệu
1.8.1 Vai trò thương hiệu đối với khách hàng
Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm một cách nhanh chóng giữa vô số hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Nó cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ và giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm của từng doanh nghiệp Mặc dù người tiêu dùng quan tâm đến lợi ích thực tế của sản phẩm, họ thường dựa vào thương hiệu để đưa ra quyết định mua hàng, xem xét nhà cung cấp, nhà sản xuất, uy tín và thông điệp của sản phẩm.
Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ Hình ảnh thương hiệu là sự đảm bảo cho hàng hóa, dịch vụ đáp ứng những yêu cầu nhất định, giúp người mua hàng dễ dàng lựa chọn Mỗi thương hiệu tượng trưng cho một cấp chất lượng nhất định với những đặc tính riêng biệt, tạo điều kiện cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
- Hai là, thương hiệu giúp người tiêu dùng biểu đạt vị trí xã hội của mình Việc mua các thương hiệu nhất định còn có thể là một hình thức tự khẳng định hình ảnh của người sử dụng Mỗi thương hiệu không chỉ đặc trưng cho những tính năng, giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ mà còn mang trên nó cả một nền tảng tượng trưng cho một dòng sản phẩm cung ứng cho những người có địa vị xã hội Ví dụ như BMW là loại xe dành cho những người có thu nhập cao Họ chọn loại xe này không chỉ là phương tiện để di chuyển mà còn để thể hiện địa vị, thu nhập và đẳng cấp của bản thân Thương hiệu có vai trò tác động rất khác nhau giữa các loại sản phẩm và giữa các nhóm người mua Một số nhóm khách hàng có thu nhập thấp sẽ có hành vi mua theo tiêu chuẩn giá cả nên vai trò của thương hiệu ít ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ Các nhóm khách hàng có thu nhập cao, trình độ văn hóa cao có hành vi mua theo tiêu chuẩn giá trị thì thương hiệu chi phối lớn đến sự lựa chọn của họ Ví dụ, tên thương hiệu quần áo có thể quan trọng đối với thương hiệu thành phố, nhưng lại ít có ý nghĩa đối với những người khu vực nông thôn
1.8.2 Vai trò thương hiệu đối với công ty
- Thứ nhất thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dung Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thông qua sự cảm nhận của mình Khi một thương hiệu lần đầu xuất hiện trên thị trường, nó hoàn toàn chưa có hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng Những thuộc tính của hàng hóa như kết cấu, hình dáng, kích thước, màu sắc…hoặc các dịch vụ sau bán hàng sẽ là tiền đề để người tiêu dùng lựa chọn chúng Qua thời gian, bằng kinh nghiệm trong sử dụng và những thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí và hình ảnh của hàng hóa, dịch vụ được định vị dần dần trong tâm trí người tiêu dùng Thông qua định vị thương
19 hiệu, từng nhóm người tiêu dùng được hình thành, các giá trị cá nhân của người tiêu dùng dần được khẳng định Khi đó giá trị của thương hiệu được định hình và ghi nhận thông qua các biểu hiện như tên gọi, logo và khẩu hiệu của thương hiệu, nhưng trên hết và quyết định để có được từ hoạt động của doanh nghiệp (phương thức bán hàng, mối quan hệ chuẩn mực trong giao tiếp kinh doanh, các dịch vụ sau bán hàng, quan hệ công chúng, các giá trị truyền thống của doanh nghiệp…)
Thương hiệu là lời cam kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, được xây dựng trên sự tin tưởng và cảm nhận tích cực về sản phẩm, dịch vụ, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp Khi lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nhất định, người tiêu dùng đã đặt niềm tin vào chất lượng và giá trị tiềm ẩn của sản phẩm đó, đồng thời tin tưởng vào dịch vụ vượt trội hoặc định vị rõ ràng của doanh nghiệp Tất cả những yếu tố này tạo nên một lời cam kết vững chắc giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Thứ ba, thương hiệu nhằm phân khúc thị trường Trong kinh doanh, các công ty luôn đưa ra một tổ hợp các thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích đích thực và đặc điểm nổi trội của sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu từng nhóm người tiêu dùng cụ thể Thương hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt (những dấu hiệu và sự khác biệt nhất định), doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng loại sản phẩm Và như thế với từng loại sản phẩm cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với từng nhóm người tiêu dùng nhất định Thật ra thì thương hiệu không trực tiếp phân đoạn thị trường mà chính quá trình phân đoạn thị trường đã đòi hỏi cần có thương hiệu phù hợp cho từng phân đoạn để định hình một giá trị cá nhận nào đó của người tiêu dùng; thông qua thương hiệu (như là dấu hiệu quan trọng) để nhận biết các phân đoạn của thị trường Vì thế thương hiệu thật sự
20 quan trọng góp phần định hình rõ nét hơn, cá tính hơn cho mỗi đoạn thị trường Sự định vị khá rõ ràng và thông qua thương hiệu, người tiêu dùng có thể hình dung và cảm nhận giá trị cá nhân của riêng mình
- Thứ tư, thương hiệu tạo ra sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản phẩm Xuất phát từ những định vị khác nhau cho từng chủng loại sản phẩm với những thương hiệu khác nhau, quá trình phát triển của sản phẩm cũng sẽ được khắc sâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng Cùng với sự phát triển của sản phẩm, cá tính thương hiệu ngày càng được định hình và thể hiện rõ nét, thông qua đó các chiến lược sản phẩm sẽ phải phù hợp và hài hòa hơn cho từng loại sản phẩm Một sản phẩm khác biệt với những sản phẩm khác bởi các tính năng công dụng cũng như các dịch vụ kèm theo mà theo đó tạo ra sự gia tăng của giá trị sử dụng Tuy nhiên, thương hiệu là dấu hiệu bên ngoài để nhận dạng sự khác biệt đó, thường thì mỗi chủng loại sản phẩm được định vị cụ thể sẽ có những khác biệt cơ bản về công dụng hoặc tính năng chủ yếu và chúng thường mang những thương hiệu nhất định phụ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp, vì thế chính thương hiệu tạo ra khác biệt dễ nhận thấy trong quá trình phát triển của một tập nhóm sản phẩm Ví dụ cùng chủng loại bột giặt, Unilever đã phát triển thành các chủng loại riêng biệt như được định vị cho những nhóm người tiêu dùng khác nhau như Omo, Ariel, Surf…trong đó riêng chủng loại mang thương hiệu Omo cũng được phát triển nhiều nhóm nhỏ riêng biệt về tính năng cũng như mục đích sử dụng như Omo Matic, Omo Comfort
Thương hiệu là dấu hiệu nhận biết sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng Khi được chấp nhận, thương hiệu mang lại lợi ích thiết thực, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn, ngay cả khi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới.
Thương hiệu nổi tiếng không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh trong bán hàng và dịch vụ, mà còn là yếu tố thu hút đầu tư quan trọng Sở hữu thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn đầu tư, bởi nó là minh chứng cho uy tín, chất lượng và khả năng sinh lời.
21 đầu tư cũng không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư quan tâm hơn Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Trong thực tế có không ít trường hợp vì một lý do nào đó mà thương hiệu bị suy giảm lòng tin, ngay lập tức có sự phản ứng của các nhà đầu tư
1.8.3 Nhằm phân đoạn thị trường
Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường, giúp doanh nghiệp xác định và phục vụ các nhóm khách hàng khác nhau Nó tạo ra hình ảnh và nhận thức cụ thể về sản phẩm trong tâm trí khách hàng, cho phép doanh nghiệp điều chỉnh thông điệp marketing phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng phân đoạn Một thương hiệu mạnh giúp phân biệt sản phẩm trong cùng một phân khúc, khiến khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm đó thay vì các đối thủ
Thương hiệu tạo dựng mối liên kết cảm xúc với khách hàng, điều này đặc biệt quan trọng trong những phân khúc nơi cảm xúc và giá trị cá nhân đóng vai trò lớn trong quyết định mua sắm Uy tín đã được xây dựng trong một phân khúc nhất định giúp doanh nghiệp dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới cho cùng nhóm khách hàng, bởi họ thường tin tưởng và sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm mới từ thương hiệu yêu thích.
Thương hiệu cũng giúp xây dựng lòng trung thành từ các phân khúc thị trường Khách hàng có trải nghiệm tích cực với một thương hiệu có khả năng quay lại và ủng hộ các sản phẩm khác, tạo ra một cộng đồng khách hàng trung thành Cuối cùng, thương hiệu là nền tảng cho các chiến lược marketing hiệu quả, cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa các kênh truyền thông và chiến dịch quảng bá dựa trên sự hiểu biết về cách thương hiệu tương tác với từng phân đoạn thị trường
1.8.4 Tạo sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển sản phẩm
Các yếu tố tác động đến hoạch định chiến lược thương hiệu
Môi trường vĩ mô là môi trường trong đó, các yếu tố là những nguồn lực, thể chế bên ngoài có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp và các yếu tố trong môi trường vi mô của doanh nghiệp
- Kinh tế: như Tỷ giá vnd/usd, lãi suất ngân hàng, Các chỉ số phản ánh tình hình kinh tế như PMI, Retail sales Index, Lạm phát
Tỷ giá vnd/usd: giao động từ 23.000vnđ – 25.000vnđ cho 1usd
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất vay vốn kinh doanh hiện nay có xu hướng giảm khoảng 0,5% so với tháng trước.
Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) là thước đo tình hình hoạt động kinh tế của ngành sản xuất, được công bố hàng tháng bởi Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) và Markit Group.
2024, dự đoán chỉ số PMI hiện tại của Việt Nam nằm ở mức 50.4
Chỉ số PMI được cấu thành từ năm số liệu chính:
Giao hàng từ phía nhà cung cấp
Lạm phát (tiếng anh là inflation) là sự tăng liên tục mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia theo thời gian và làm giảm giá trị của đơn vị tiền tệ Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và các hoạt động đầu tư do sự tăng giá thành sản xuất và không chắc chắn về giá cả trong tương lai Vì vậy, lạm phát có thể làm giảm sự ổn định kinh tế và tạo ra không chắc chắn trong môi trường kinh doanh
- Đối với kinh tế : Retail sales là một thước đo chính xác để đánh giá sức khỏe kinh tế của các nước phát triển Như ở Hoa Kỳ chi tiêu của người tiêu dùng chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Chỉ số này tốt thường đồng nghĩa với lợi nhuận cao hơn cho công ty, thu hút nhà đầu tư và cổ đông mua nhiều cổ phiếu hơn, góp phần đẩy giá cổ phiếu lên cao.
- Đối với tiền tệ : là một chỉ số khá tin cậy để dự đoán xu hướng nền kinh tế sắp tới, là một chỉ số quan trọng để dự báo sớm lạm phát hoặc giảm phát
- Chính trị - Pháp luật: các yếu tố về pháp luật trong nước và quốc tế
- Tự nhiên: Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên như Thời tiết, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên các mặt sau:
+ Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp
+ Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng
+ Tác động đến việc làm và thu nhập của dân cư, do đó ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp
- Văn hóa - XH: các yếu tố văn hóa Ảnh hưởng đến nhu cầu SD hàng hóa, Dân số và quy mô gia đình
Văn hoá xã hội nhìn chung ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên các mặt sau:
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó ảnh hưởng đến sở thích, cách cư xử và hành vi mua sắm của khách hàng trên thị trường.
+ Văn hoá ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp
+ Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài
- Công nghệ: sự tiến bộ của khoa học công nghệ tác động đến DN cũng như lợi thế cạnh tranh
+ Công nghệ: sự tiến bộ của khoa học công nghệ tác động đến DN cũng như lợi thế cạnh tranh
Kỹ thuật - công nghệ với tư cách là một bộ phận của môi trường kinh doanh bên ngoài tác động tác động đến doanh nghiệp trên hai mặt:
+ Thứ nhất, công nghệ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua công nghệ bên trong
+ Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó là những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh
Môi trường vi mô có tên tiếng anh là microenvironment
Môi trường vi mô là môi trường chứa các nhân tố có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ và tác động qua lại với nhau Các nhân tố ấy đều có khả năng ảnh hưởng đến năng lực và kết quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp, vừa mang đến động lực cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ, vừa tạo áp lực cạnh tranh thị phần, tiềm ẩn nguy cơ mất khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là cuộc đua không hồi kết, không có kẻ thắng hay thua tuyệt đối.
Khách hàng quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào Phương thức bán và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường phát triển, người mua có quyền lựa chọn người bán theo ý thích của mình và đồng thời quyết định phương thức phục vụ của người bán
Người cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước Trên thực tế người cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu; loại cung cấp nhân công; loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm
Trung gian marketing là những tổ chức hoặc cá nhân đóng vai trò trung gian, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm/dịch vụ và giá trị của họ đến tay người tiêu dùng Có 4 loại trung gian marketing chính:
- Công chung được phân vào các nhóm
Môi trường nội bộ là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các yếu tố, các điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm soát được
Môi trường nội bộ bao gồm những yếu tố, những lực lượng nằm trong nội bộ doanh nghiệp Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh nghiệp Đặc điểm của Môi trường nội bộ
Các yếu tố tổ chức có khả năng kiểm soát được:
- Nguồn nhân lực Đây là yếu tố quan trọng, cần được đánh giá khách quan và chính xác
Khi quản trị nguồn nhân lực nhà quản trị cần:
+ Một là, xác định chính xác nhu cầu về lao động của đơn vị mình
+ Hai là, tuyển chọn, tuyển dụng đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu nhân lực
+ Ba là, phân công lao động khoa học hợp lí để sử dụng, khai thác tối đa nguồn lực lao động của đơn vị
+ Bốn là, cần có các chính sách đãi ngộ hợp lí và có các biện pháp động viên, khuyến khích người lao động tích cực làm việc
Chiến lược định vị Thương hiệu của doanh nghiệp
Chiến lược định vị thương hiệu là quá trình doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh độc đáo, rõ ràng và có giá trị về thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu, giúp phân biệt thương hiệu của họ với các đối thủ cạnh tranh.
1.11.1 Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu
1 Xác định khách hàng mục tiêu
- Ai là những người bạn muốn tiếp cận?
- Họ có những đặc điểm, nhu cầu và mong muốn gì?
2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
- Họ đang định vị thương hiệu như thế nào?
- Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì?
3 Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
- Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì?
- Những giá trị cốt lõi mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng là gì?
4 Lựa chọn vị trí định vị
- Bạn muốn thương hiệu của mình được định vị như thế nào trong tâm trí khách hàng?
- Có thể dựa trên các yếu tố như: chất lượng, giá cả, tính năng, lợi ích, cảm xúc…
5 Phát triển thông điệp thương hiệu
- Tạo ra những thông điệp ngắn gọn, súc tích và dễ nhớ để truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu
6 Thực hiện và đo lường:
- Áp dụng chiến lược định vị vào tất cả các hoạt động marketing
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược để có những điều chỉnh phù hợp
1.11.2 Yêu cầu của chiến lược định vị
- Hình ảnh cụ thể đơn giản
- Dựa trên những thuộc tính nổi bật thực sự khác biệt
- Độc đáo và phù hợp với mong muốn của khách hàng
- Hình ảnh định vị phải được xác lập trong tương quan so sánh với hình ảnh định vị của các thương hiệu sản phẩm cạnh tranh
- Được thể hiện trên thực tế
- Lí tưởng nhất là định vị được thương hiệu hay sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong nhận thức của khách hàng mục tiêu ở vị trí số 1 theo một tiêu chuẩn mua quan trọng của khách hàng hoặc một số yếu tố chủ yếu của sản phẩm
1.11.3 Các lỗi thường gặp trong quá trình định vị
- Hình ảnh định vị không rõ ràng
- Hình ảnh định vị không đủ sức tin cậy
- Hình ảnh định vị quá hẹp
- Hình ảnh định vị không nhất quán
- Nhu cầu, mong muốn khách hàng thay đổi
- Định vị thương hiệu của đối thủ cạnh tranh
- Khi hình ảnh định vị thương hiệu của doanh nghiệp không tốt trong nhận thức của khách hàng mục tiêu
Vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn chiến lược định vị cẩn thận và thực hiện nhất quán chiến lược
1.11.5 Lựa chọn chiến lược định vị
- Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu, phân tích hàng vi mua của nhóm khách hàng mục tiêu
- Phân tích bản đồ định vị của những thương hiệu hiện có của các doanh nghiệp cạnh tranh trên từng đoạn thị trường mục tiêu (lập bản đồ nhận thức)
Các tiếp cận và xem xết mỗi yếu tố một cách riêng rẽ, kết hợp chúng lại với nhau trong một biểu đồ cho phép vẽ được một hình ảnh ảnh hoàn thiện hơn
1.11.6 Xây dựng bản đồ định
- Nhà quản trị marketing có thể sử dụng các kĩ thuật định tính và định lượng để xây dựng bản đồ định vị các thương hiệu trên thị trường
- Trên cơ sỏ đó người làm marketing sẽ so sánh vị trí của thương hiệu của doanh nghiệp với vị trí của từng đối thủ cạnh tranh trên thị trường hoặc cũng có thể lựa chọn một vị trí hay hình ảnh định vị mới trên bản đồ để phát triển sản phẩm mới phục vụ cho đoạn thị trường mục tiêu
Theo nghiên cứu của Van và cộng sự (2018), 5 yếu tố chính ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu của doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh là: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm từ thiện và trách nhiệm môi trường.
Phân tích khả năng nguồn lực của doanh nghiệp
- Tương ứng với mỗi vị thế hay hình ảnh cho thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xác lập trong tâm trí khách hàng mục tiêu, họ phải có nguồn lực và khả năng thực hiện Bản chất của định vị thương hiệu
- Tạo ra sự khác biệt: Mỗi thương hiệu cần có một điểm khác biệt rõ ràng, một giá trị cốt lõi mà không ai có thể bắt chước được Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu
- Xây dựng hình ảnh: Định vị thương hiệu là quá trình xây dựng một hình ảnh nhất quán và chuyên nghiệp trong tâm trí khách hàng Hình ảnh này có thể liên quan đến chất lượng, giá cả, phong cách, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác mà thương hiệu muốn nhấn mạnh
Một thương hiệu thành công không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn tạo ra mối liên kết cảm xúc với khách hàng, giúp khách hàng cảm thấy gắn bó và trung thành với thương hiệu.
- Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Định vị thương hiệu thành công khi nó đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu Khi khách hàng cảm thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề của họ, họ sẽ sẵn sàng lựa chọn thương hiệu của bạn
1.11.7 Tại sao định vị thương hiệu lại quan trọng?
- Khác biệt hóa: Giúp thương hiệu nổi bật giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng là mục tiêu tối ưu cho mọi doanh nghiệp Khi khách hàng có ấn tượng tốt về thương hiệu, họ sẽ trở thành khách hàng trung thành, thường xuyên mua hàng và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho bạn bè, người thân.
- Tăng giá trị thương hiệu: Một thương hiệu được định vị tốt sẽ có giá trị cao hơn và dễ dàng mở rộng thị trường
- Tối ưu hóa hoạt động marketing: Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động marketing hiệu quả nhất
Các yếu tố quan trọng trong định vị thương hiệu:
- Khách hàng mục tiêu: Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng mục tiêu
- Đối thủ cạnh tranh: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để tìm ra vị trí phù hợp cho thương hiệu
- Giá trị cốt lõi: Xác định giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải
- Lời hứa thương hiệu: Đưa ra một lời hứa rõ ràng và đáng tin cậy với khách hàng
- Hình ảnh thương hiệu: Xây dựng một hình ảnh nhất quán và chuyên nghiệp qua mọi kênh truyền thông.
Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là một công cụ phân tích kinh doanh phổ biến, giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình hoạt động và xác định hướng đi chiến lược hiệu quả.
SWOT là tên viết tắt của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)
Điểm mạnh và điểm yếu là các yếu tố nội bộ, doanh nghiệp có khả năng thay đổi Ngược lại, cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài, mang tính khách quan và khó kiểm soát hơn, ví dụ như đối thủ cạnh tranh, giá cả thị trường và nguồn cung ứng.
Mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích SWOT để tận dụng tối đa những tiềm lực mà nội tại doanh nghiệp đang có, mang lại lợi ích tốt nhất cho tổ chức của bạn đồng thời giảm thiểu khả năng thất bại, bằng cách hiểu đúng về những gì bạn đang làm, những thiếu sót bạn có để cải thiện và phát huy tối đa năng lực của tổ chức
1.12.2 Nguồn gốc của phân tích SWOT
Năm 1960, Robert F Stewart, một chuyên gia lập kế hoạch phát triển tại Viện nghiên cứu Standford, đã thành lập một nhóm nghiên cứu nhằm tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp Mục tiêu của nhóm là giúp các nhà lãnh đạo đạt được sự đồng thuận và thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả Các nhà nghiên cứu ban đầu đã đề xuất một mô hình phân tích được gọi là SOFT.
43 viết tắt của các từ tiếng Anh bao gồm: S (Satisfactory - Sự thỏa mãn), O (Opportunity -
Cơ hội), F (Fault - Lỗi) và T (Threat - Nguy cơ)
Năm 1964, khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy sĩ, nhóm nghiên cứu đã quyết định đổi F thành W (Weakness - Điểm yếu), từ đó, mô hình SOFT đã chính thức được đổi tên thành SWOT, đánh dấu sự ra đời của mô hình phân tích SWOT Đến năm 1966, phiên bản đầu tiên của mô hình phân tích SWOT được thử nghiệm và giới thiệu đến công chúng dựa trên công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological Corp
Năm 1970, phiên bản này đã được giới thiệu ở Anh dưới sự tài trợ của công ty
W H Smith & Sons PLC và được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện vào năm 1973, cũng trong năm này, SWOT được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd, từ đây, SWOT bắt đầu thực sự phát triển và trở nên phổ biến, được sử dụng thành công nhiều lần ở nhiều tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy sự hữu ích của nó trong việc đề ra và thống nhất các mục tiêu của tổ chức phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp mà không cần phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực bên ngoài khác
1.12.3 Ý nghĩa của việc phân tích SWOT
Phân tích SWOT mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các tổ chức và cá nhân: ã Đơn giản và dễ ỏp dụng: Khụng đũi hỏi kiến thức chuyờn sõu về phõn tớch dữ liệu ã Linh hoạt: Cú thể sử dụng cho nhiều mục đớch khỏc nhau, từ chiến lược phỏt triển kinh doanh đến phát triển cá nhân
Phân tích SWOT là công cụ toàn diện cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và tiềm năng trong tương lai, giúp cải thiện quá trình ra quyết định bằng cách xác định ưu tiên và tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất Ngoài ra, SWOT còn thúc đẩy tư duy chiến lược, khuyến khích việc xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài một cách có hệ thống.
Bằng cách xem xét cả 4 yếu tố trong mô hình, phân tích SWOT sẽ giúp cung cấp cơ sở vững chắc cho việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định chiến lược
1.12.4 Các thành phần của phân tích SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm mạnh là những đặc điểm nội bộ tích cực giúp tổ chức hoặc cá nhân đạt được mục tiêu của mình Đây là những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tạo ra giá trị và đạt được thành công
Điểm mạnh nội tại của doanh nghiệp có thể bao gồm thương hiệu mạnh và uy tín cao, công nghệ độc quyền hoặc bằng sáng chế, đội ngũ nhân viên có kỹ năng cao, vị trí địa lý thuận lợi và tài chính vững mạnh.
Việc xác định và tận dụng điểm mạnh giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, cải thiện hiệu suất và đạt được mục tiêu chiến lược Điểm yếu (Weaknesses)
Điểm yếu là những hạn chế nội tại, có thể cản trở khả năng đạt được mục tiêu của tổ chức hoặc cá nhân Nhận diện điểm yếu là bước quan trọng để cải thiện và phát triển.
Ví dụ về điểm yếu bên ngoài doanh nghiệp: ã Thiếu nguồn lực tài chớnh ã Cụng nghệ lạc hậu ã Quy trỡnh vận hành kộm hiệu quả ã Thiếu kỹ năng quản lý ã Danh tiếng kộm hoặc nhận diện thương hiệu thấp
Nhận diện điểm yếu giúp doanh nghiệp xác định các lĩnh vực cần cải thiện, từ đó lập kế hoạch khắc phục và tăng cường khả năng cạnh tranh
Cơ hội là những yếu tố bên ngoài có thể mang lại lợi ích cho tổ chức hoặc cá nhân nếu được tận dụng đúng cách Việc nhận diện và nắm bắt cơ hội là chìa khóa để phát triển và mở rộng
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA DN GIAI ĐOẠN 2023- 2024
Lịch sử hình thành của công ty
Biti's được thành lập vào năm 1982 từ sự kết hợp của hai tổ hợp sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành, chuyên sản xuất dép cao su đơn giản với 20 công nhân Năm 1986, hai tổ hợp này sáp nhập thành Hợp tác xã cao su Bình Tiên, tập trung sản xuất giày dép chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang Đông Âu và Tây Âu.
Biti's là viết tắt của Bình Tiên Thương hiệu "Biti's" được đăng kí tại Trung Quốc vào năm 1999 và nhanh chóng xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp, hiện diện từ Vân Nam, Trùng Khánh, Quảng Tây, Quảng Đông đến Bắc Kinh, Thượng Hải.
Hiện nay, Biti’slà công ty hàng đầu của Việt Nam trong ngành sản xuất kinh doanh giày dép và là một trong số ít thương hiệu giày dép của Việt Nam có thể xâm nhập thành công vào thị trường Trung Quốc với doanh thu bình quân ở mức 30% mỗi năm Sản phẩm Biti’scó mặt hơn 40 quốc gia và khu vực trên thế giới hiện nay
2.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển
Năm 1982: Xuất phát từ gia đình có truyền thống làm giày dép từ những năm
Năm 1960, ông bà Vưu Khải Thành thành lập công ty Vạn Thành Năm 1982, công ty bắt đầu hoạt động với 20 công nhân, chuyên sản xuất giày dép xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô theo hình thức hàng đổi hàng.
Hình 2.1 Cuộc họp thành lập công ty Vạn Thành, 1982
Năm 1986: Từ số tiền dành dụm được, ông bà Vưu Khải Thành mua lại tổ hợp Bình Tiên và sát nhập vào công ty Vạn Thành, thành lập Hợp tác xã Cao su Bình Tiên, chuyên sản xuất các loại giày dép, hài với chất lượng cao cho Việt Nam và xuất khẩu sang Đông Âu, Tây Âu
Hình 2.3 Cuộc họp sát nhập Bình Tiên và Vạn Thành
Năm 1990: Sau thời gian nghiên cứu với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, ông bà Vưu Khải Thành đã mạnh dạn sang Đài Loan học công nghệ mới và sau đó đầu tư máy móc từ Đài Loan, thực hiện sản xuất sản phẩm mới - giày dép xốp với công nghệ EVA từ Đài Loan EVA là tên loại nhựa sử dụng trong việc sản xuất ra các đế giày thể thao như Nike, Adidas ngày nay
Hình 2.4 Công nghệ EVA từ Đài Loan
Năm 1992: ở trong thời kỳ đổi mới của đất nước, ông bà Tổng Giám Đốc chính thức đổi tên doanh nghiệp thành Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - hay Biti's
Năm 2016: Các dòng sản phẩm Biti’sHunter ra đời, Sản phẩm này tạo được sự chú ý với thiết kế đẹp, giá rẻ trong phân khúc Đây cũng là dòng sản phẩm đưa Biti’strở thành hiện tượng khi xuất hiện trong 2 MV ca nhạc hai ca sĩ trẻ là Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn là MV ‘Lạc Trôi’ và MV ‘Đi để trở về’
Hình 2.5: Giày Biti’sxuất hiện trong 2 MV
Năm 2017-2019 : Nhờ có sự ra đời của dòng giày Biti’sHunter đã giúp cho Biti’sgiữ vững phong độ và doanh thu tăng vọt đạt 1.580 tỷ đồng vào năm 2017, tăng thêm 26% trong 2 năm tiếp theo, đạt gần 2.000 tỷ đồng vào năm 2019
Năm 2020-2021: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 Họ phải áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt trong những lúc diễn biến dịch phức tạp, khiến chi phí hoạt động tăng cao Hệ thống bán lẻ, vốn là kênh phân phối chính của thương hiệu này bị gián đoạn liên tục Bên cạnh đó, một sức ép khác đến từ chiến tranh căng thẳng giữa Nga và Ukraine, sức ép này khiến cho chuỗi cung ứng nguyên liệu bị gián đoạn và ảnh hưởng chi phí vận chuyển trực tiếp do giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao Kết quả là chuỗi tăng trưởng liên tục bị gián đoạn Doanh thu của Biti’sgiảm dần trong hai năm 2020 và
2021 So với mức đỉnh năm 2019, doanh thu thuần năm 2021 của Biti’sgiảm gần 40%, còn hơn 1.200 tỷ đồng
Biti's đã khẳng định sự hồi phục trong năm 2022-nay với dự án "Go for Love" hợp tác cùng "Hương Giang" Dòng sản phẩm mới mang thông điệp "Yêu-Bình-Đẳng", tôn vinh tình yêu không giới hạn, thể hiện qua hình ảnh lá cờ giới tính thứ ba được thiết kế trên đế giày.
2.1.3 Thành tích và gi ải thưởng
Năm 2005,2006,2007, được Liên hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức và nhận cúp vàng top 10 thương hiệu Việt uy tín chất lượng
Hình 2.6 Cúp vàng Thương hiệu Uy Tín Chất Lượng
Năm 2008,2010,2012,2014, Đạt Thương hiệu Quốc Gia do Cục xúc tiến Thương mại-Bộ Công Thương bình chọn
Hình 2.7 Cúp Thương hiệu Quốc Gia
Năm 2016 và 2017, Biti’sđạt danh hiệu Top 40 Thương hiệu doanh nghiệp có giá trị nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam công bố
Hình 2.8 Tạp chí Forbes Vietnam công bố danh hiệu
Phân tích ý nghĩa tên công ty, ý nghĩa logo, Màu sắc, nhạc hiệu, Tầm nhìn và sứ mệnh của Doanh Nghiệp
Biti's đã khẳng định vị thế vững chắc trong thị trường giày dép cạnh tranh và đa dạng, không chỉ tại Việt Nam mà còn vươn ra quốc tế Để hiểu rõ hơn về thương hiệu này, cần phân tích các yếu tố cấu thành, bao gồm tên công ty, logo, màu sắc, nhạc hiệu, cũng như tầm nhìn và sứ mệnh của Biti's.
2.2.1 Tên Công Ty và Ý Nghĩa
“Biti’s” không chỉ là một thương hiệu giày dép thông thường, mà còn mang đậm bản sắc Việt Nam trong cái tên, đồng thời thể hiện sự hiện đại qua cách phát âm Sự kết hợp tinh tế này tạo nên một thương hiệu gần gũi, dễ nhớ, dễ phát âm, thu hút đa dạng khách hàng từ giới trẻ đến người tiêu dùng trung niên Tên gọi “Biti’s” truyền tải thông điệp về sự năng động và phát triển không ngừng của thương hiệu.
Biti’slà một trong những thương hiệu có logo được thiết kế tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam, chính vì thế ý nghĩa logo Biti’srất quan trọng Có thể nói Biti’slà thương hiệu đầu tiên có ý tưởng đưa logo mang tầm vóc quốc tế, Chính vì thế thương hiệu này đã thực sự vươn tầm ra thế giới và trở thành thương hiệu quen thuộc đối với nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và Đông Á
Logo Biti's nổi bật với hình ảnh hai cánh chim bay lên cao, tượng trưng cho khát vọng vươn xa ra thế giới của thương hiệu Hình ảnh cánh chim đồng thời là cánh buồm chắp cánh đưa con thuyền Biti's tiến tới thị trường quốc tế.
Chữ V trong logo Biti’schính là chữ cái đầu tiên của 2 tiếng Việt Nam, tên tổ quốc mình Và chữ V cũng chính là đại diện cho từ Victory có nghĩa là chiến thắng Với hy
57 vọng thương hiệu sẽ chiến thắng được tất cả khó khăn trên thị trường cạnh tranh khốc liệt
Hai mảng cong xanh và đỏ tượng trưng cho tinh thần chiến thắng, khát vọng vươn lên Dấu chấm trong chữ "I" đầu tiên được thiết kế hình bán nguyệt, thể hiện nửa vầng thái dương hướng tới tiêu chí Chân - Thiện - Mỹ Dấu chấm trong chữ "I" thứ hai là hình ảnh mặt trời mọc, biểu tượng cho sự thành công.
Logo Biti's sử dụng hai màu xanh đỏ, thể hiện sự năng động, trẻ trung, kiên trì và hy vọng của thương hiệu Màu đỏ, tượng trưng cho màu cờ tổ quốc, thể hiện tinh thần lạc quan và mạnh mẽ Chữ "R" phía trên góc logo là biểu tượng cho chứng nhận trong nước và quốc tế.
2.2.3 Ý nghĩa của tên thương hiệu Biti’s
Biti's là viết tắt của Bình Tiên Shoes, thể hiện sự tự tin và quyết tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh Slogan "Nâng niu bàn chân Việt" đã tạo ấn tượng mạnh mẽ, giúp thương hiệu Biti's gần gũi hơn với người tiêu dùng.
2.2.4 Màu Sắc và Tác Động Tâm Lý
Màu sắc của thương hiệu Biti’scũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc của thương hiệu Màu đỏ thường được chọn làm màu chủ đạo, mang đến cảm giác năng động, nhiệt huyết và sức sống Màu đen thể hiện sự sang trọng và hiện đại,
Màu trắng mang lại cảm giác sạch sẽ và dễ tiếp cận, tạo nên sự tương phản nổi bật với sắc vàng của Biti's Sự kết hợp này không chỉ giúp thương hiệu Biti's nổi bật trên thị trường mà còn tạo ra cảm xúc tích cực cho người tiêu dùng mỗi khi họ nhìn thấy sản phẩm.
2.2.5 Khẩu hiệu và nhạc hiệu Thương Hiệu
Slogan "Nâng niu bàn chân Việt" của Biti's đã trở thành biểu tượng của thương hiệu, được nhiều thế hệ người Việt yêu thích Tuy nhiên, để vươn ra thị trường quốc tế, câu slogan này cần được thay đổi bởi nó chỉ tập trung vào thị trường trong nước Biti's cần có những chiến lược phù hợp để chinh phục thị trường quốc tế và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
2.2.6 Tầm Nhìn và Sứ Mệnh
Biti’skhông chỉ dừng lại ở việc sản xuất và kinh doanh giày dép ầm nhìn Trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á Quyết định xây dựng tầm nhìn và khẳng định diện mạo nhằm phát triển Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên thành một công ty lớn mạnh và ngày càng phát triển không chỉ trong nước mà còn rộng khắp trên toàn thế giới, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á
Sứ mệnh của Biti’slà cung cấp những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm đúng ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti’s"Uy tín - chất lượng" Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên cam kết sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của quý khách hàng, đúng như ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti’s"Uy tín - chất lượng", tạo dựng niềm tin lâu dài đối với tất cả khách hàng
Yếu tố vĩ mô
Về môi trường kinh tế, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bán lẻ và thị trường giày dép Theo ước tính chỉ số GDP năm 2024 tăng 6% , GDP quý I/2024 của Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước và quy mô theo sức mua của Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á
Tuy nhiên, Biti's Hunter đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu nội địa như Ananas, Shondo và Vento Lạm phát cũng ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu, chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm, tạo thêm thách thức cho thương hiệu.
Tỷ giá : thường nằm trong khoảng 23.500 - 24.500 VND cho 1 USD Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ
Chỉ số PMI của ngành sản xuất Việt Nam có thể cung cấp thông tin gián tiếp về môi trường hoạt động của Biti's Khi PMI trên 50, ngành sản xuất đang mở rộng, ngược lại, dưới 50, ngành sản xuất đang thu hẹp Các yếu tố như đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm và hoạt động xuất nhập khẩu đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Biti's, một doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ giày dép lớn tại Việt Nam.
Bảng 2.1 Chỉ số PMI theo tháng 2023 - 2024
Tháng 2023 2024 Phần trăm gia tăng
Retail sales Index: chuỗi chi nhánh Biti’s đã mở hơn gồm 7 trung tâm chính, hơn
Biti's hiện có 150 chi nhánh cửa hàng và 1500 đại lí bán lẻ trải dài khắp Việt Nam Doanh thu năm 2021 đạt 1.235 tỷ đồng, giảm 440 tỷ đồng so với năm 2020, tương đương 26,3% và là mức thấp nhất trong 6 năm Trước đó, doanh thu Biti's từ 2016 – 2020 lần lượt đạt 1.291 tỷ đồng, 1.588 tỷ đồng, 1.862 tỷ đồng, 1.954 tỷ đồng và 1.673 tỷ đồng.
Bảng 2.2 Chỉ số Retal sales Index từ năm 2016 - 2020
Năm Tỉ lệ tăng trưởng
Và theo như những thông tin của nội bộ Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến số lượng bán lẻ của Biti’snăm 2024
+ Sức mua của người tiêu dùng giảm: Do ảnh hưởng của chiến lợi phẩm và tình hình kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng có thể giảm chi tiêu vào các mặt hàng không thiết yếu như giày dép, điều này gây ra doanh số bán hàng của Biti’sgiảm (thống kê những năm gần đây doanh thu bán lẻ của Biti’sđều giảm)
+ Chiến lược tiếp cận người mua : Biti’s luôn tích cực trọng việc mở rộng phạm vi bán hàng và tiếp cận đối với người tiêu dùng Các chiến dịch đều đạt được những thành tựu nhất định và đảm bảo được việc bán lẻ từ các kênh trực tuyến, chiến dịch tiếp thị không
+ Cạnh tranh trong ngành : các ngành giày dép ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, các thương hiệu mới nổi lên ngày càng nhiều ảnh hưởng lớn đến các thương hiệu lâu năm và có thể nói đến hiện trạng phá giá ( sự hỗ trợ về giá của các kênh truyền thông trực tuyến)
Bảng 2.2 So sánh giá của Biti’s với các thương hiệu khác cùng phân khúc
Chất lượng Bền bỉ, chất lượng cao chất lượng da và vải, độ bền tốt
Thoải mái và bền bỉ
Theo một báo cáo kinh tế mới được công bố bởi Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị - Kinh tế (PERC) có trụ sở tại Hồng Kông, Việt Nam đứng thứ ba trong danh sách các quốc gia tham nhũng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Báo cáo tham nhũng toàn cầu 2007 của Tổ chức minh bạch thế giới (TI) cho biết tỷ lệ tham nhũng của Việt Nam ở mức trung bình với 14% người dân
VN buộc phải rút ví để hối lộ các quan chức nếu muốn nhanh chóng được
- Tỷ lệ lạm phát cơ bản của nước ta tháng 8/2018 tỉ lệ tăng 1,54% so với cùng kỳ, hiện vẫn ở mức thấp, bình quân
- Lạm phát cơ bản tháng 12/2023 tăng 0.17% so với tháng trước, tăng 2.98% so với cùng kỳ năm trước Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4.16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3.25%) Trong đó chỉ số CPI bình quân quý 4/2024 tăng 3.54% so với năm trước và ngành may mặc, giày dép, mũ áo có xu hướng tăng 1.91% so với năm trước
2.3.2 Yếu tố Chính trị - Pháp luật
Môi trường chính trị ổn định và các chính sách phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ, được Bộ Công Thương trình lên, hứa hẹn sẽ là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước.
Chính phủ đã đưa ra nhiều hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, bao gồm ngành giày da, thông qua một đề án cụ thể.
Các hiệp định thương mại tự do như EVFTA và CPTPP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, chẳng hạn như giảm thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích này, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng và các điều kiện khác theo quy định của hiệp định.
+ Chính sách thương mại quốc tế : Chính sách thương mại của Việt Nam với các nước khác sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Biti's Các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP hay EVFTA sẽ giúp Biti’smở rộng thị trường ra quốc tế
+ Ổn định chính trị: Sự ổn định chính trị tại Việt Nam giúp tạo ra môi trường kinh doanh an toàn cho các doanh nghiệp trong nước như Biti’sphát triển
2.3.3 Yếu tố tự nhiên Để sản xuất những đôi giày dép Biti’s cần đến một lượng cao su và da lớn thế nhưng việc thiếu hụt nguyên liệu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng tạo ra ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chi trả cho hoạt động xử lý rác thải Bên cạnh đó, sự can thiệp của chính phủ và điều lệ pháp luật đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng đòi hỏi công ty phải tìm kiếm các nguyên liệu thay thế tốt hơn.
Yếu tố Vi mô
Thiết kế thời trang: Thường có kiểu dáng hiện đại, phù hợp với nhiều phong cách Đặc biệt được nhiều bạn trẻ yêu thích Đa dạng các dòng sản phẩm: Từ giày dép thông thường, đến giày thể thao, balo
Giày được thiết kế với đệm êm ái, thoáng khí, giúp massage chân, mang lại cảm giác thoải mái khi đi bộ lâu Đế giày làm từ cao su siêu bám dính, đảm bảo di chuyển dễ dàng trên địa hình trơn trượt.
Chất liệu bền bỉ: Nhiều mẫu được làm từ chất liệu cao cấp, tăng độ bền và khả năng chống nước, chống hôi chân Điểm yếu:
Giá thành: Có thể cao hơn so với một số thương hiệu khác cùng phân khúc, bị giảm sự cạnh tranh về giá
Sản phẩm này thu hút người tiêu dùng bởi giá cả phải chăng và độ bền cao Mức giá hợp lý giúp sản phẩm dễ tiếp cận với mọi người, trong khi độ bền đảm bảo sản phẩm có thể sử dụng hàng ngày một cách hiệu quả.
Mặc dù thiết kế đơn giản có thể không hấp dẫn với những người yêu thích sự độc đáo và thời trang, nhưng một số mẫu giày có thể không thoải mái như giày cao cấp hơn.
Chất liệu: Chất liệu có thể không cao cấp như các thương hiệu khác, ảnh hưởng đến độ bền
Hạn chế các dòng sản phẩm: Chỉ có các sản phẩm cốt lõi như giày sandal, dép cho nam nữ và học sinh
Hai thương hiệu giày Shondo và Vento đang nhắm đến thị trường giới trẻ, cạnh tranh trực tiếp với Biti's Hunter Tuy nhiên, Biti's sở hữu đa dạng dòng sản phẩm hơn với nhiều mức giá từ 300.000 đến 1.500.000 đồng, tập trung chủ yếu vào giày sandal, dép cho học sinh và khách hàng là phụ huynh Mặc dù chiến lược marketing và định vị thương hiệu của Shondo và Vento đạt hiệu quả nhất định, nhưng về độ nhận diện thương hiệu Việt trong tâm trí khách hàng, chúng chưa đạt được thành công tương tự như Biti's.
- Sự đa dạng trong các dòng sản phẩm: Biti’sHunter’s, giày thể thao, chạy bộ, giày sandal, dành cho đối tượng khách hàng của Biti’sphù hợp ở mọi giới tính và lứa tuổi, từ nam đến nữ, trẻ em, thanh niên đến lứa trung niên, cao tuổi
- Ở dòng Biti’sHunter, đối tượng Biti’shướng đến giới trẻ năng động, mong muốn thể hiện phong cách thời trang của bản thân
- Trong đó, hãng tập trung vào việc sản xuất những kiểu giày sandal, dép thuận tiện cho việc học tập và vui chơi giải trí của lứa tuổi trẻ em từ 1-15 tuổi Chính vì thế mà đối tượng khách hàng mà Biti’shướng đến là phụ huynh, những người muốn mua cho con em mình những đôi giày vừa có mẫu mã đẹp mắt, đa dạng vừa có độ bền cao
- Biti’snhập nguyên liệu 60% từ nước ngoài, còn lại là trong nước: dây quai lưới, si
PU, vải thun,… bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng và giá nguyên liệu thế giới khiến doanh nghiệp không chủ động được trong khâu sản xuất
Bên cạnh đó, Biti's cũng hợp tác với các đối tác nước ngoài như công ty cổ phần da thuộc Wei Tai, Tae Sung và một số công ty đến từ Pháp.
- Với Biti’sHunter, nguồn nguyên liệu để sản xuất thường được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc Tuy nhiên những nguồn nguyên liệu của các quốc gia này cũng đang dần khan hiếm buộc Biti’sphải tìm những nguồn khác Như vậy có thể thấy sức mạnh của nhà cung cấp trong ngành khá lớn khi số lượng nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào ít, sự phụ thuộc của doanh nghiệp trong ngành cao Điều này gây ra thế bị động tới Biti’svà điều này cũng dễ ảnh hưởng tới chi phí sản xuất
- Với sức mạnh là thương hiệu giày dép uy tín hàng đầu Việt Nam, Biti’sđã trải rộng sức ảnh hưởng của mình bằng chiến lược phân phối độc quyền
- Hơn 1500 trung gian phân phối bán lẻ, hơn 156 cửa hàng tiếp thị và 7 trung tâm chi nhánh từ Bắc- Nam
- Biti’smở rộng sang các kênh phân phối online như Tiki, Shopee, Lazada,… để tiếp cận được nhiều người tiêu dùng và khách hàng có trải nghiệm mua hàng thuận tiện và hợp xu thế Tuy nhiên Website bán hàng chính của Biti’scòn gặp nhiều bất cập như không đa dạng mẫu mã, màu sắc như tại các store Biti’svà content dẫn dắt khách hàng đến sản phẩm chưa gây được chú ý nhiều
Biti's thể hiện mong muốn hướng đến cộng đồng bằng cách ủng hộ các quỹ khuyến học, tham gia các chương trình từ thiện xã hội và tài trợ học bổng "Biti's - Nâng niu bàn chân Việt".
Biti's Hunter, ra mắt vào đầu năm 2016, đã tạo nên cuộc cách mạng cho thương hiệu Biti's với chiến dịch truyền thông độc đáo và đột phá Sử dụng sức ảnh hưởng của các nghệ sĩ như Sơn Tùng, Soobin Hoàng Sơn, Biti's đã khéo léo lồng ghép sản phẩm vào các sản phẩm âm nhạc và video viral trên mạng xã hội, truyền tải thông điệp ý nghĩa, góp phần tăng sức nóng cho dòng sản phẩm Hunter và thương hiệu Biti's.
Môi trường nội bộ
2.5.1 Khả năng nghiên cứu và phát triển
- Công ty đã đẩy nhanh hoạt động xuất tiến sản phẩm, hiện nay các sản phẩm của công ty rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc và cả số lượng đã có trên 200 sản phẩm tới thời điểm hiện tại Không chỉ là giày dép mà hiện nay túi xách, mắt kính, tất …cũng xuất hiện trong thị trường gắn với thương hiệu Biti’s Không những thế sản phẩm Biti’scó độ bền cao Thường thì một sản phẩm của Biti’s có thời hạn sử dụng 3 4 năm , từ đó đó thu hút thu hút sự tinh dùng của khách hàng trong nhiều năm Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm và đưa nó vào thị trường cũng không tránh khỏi đạo nhái của các đối thủ cạnh tranh đặc biệt phải nhắc tới các nhãn hàng tại Trung Quốc nên Biti’sxác định việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu và kiểu dáng sản phẩm là điều cần phải làm nhằm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Biti’s
- Bà Nguyễn Thị Huyền Thanh, Trợ lý Tổng Giám đốc Công ty Dona Biti’scho biết, hiện tại, Cục SHTT đã cấp văn bằng bảo hộ cho khoảng 30 nhãn hiệu, hàng hoá như Biti’s, Dona biti’s, Gosto, Oros, Cinta, Flamingo, Way UP, TopONe, các biểu tượng như 2 cánh chim, 4 chữ G lồng vào nhau, Biti’svà hơn 20
- NHHH phong tỏa chung quanh chữ biti’s Biti’scòn được bảo hộ độc quyền các slogan như Biti’s ‘nâng niu bàn chân Việt’… Ngoài ra NHHH Biti’s đã được bảo hộ hơn 30 nước trên thế giới thuộc khối châu Mỹ, châu Phi, Châu Âu, châu Á, châu Úc…và NHHH Gosto được bảo hộ tại thị trường Trung Quốc
- Ngoài ra công nghệ cũng là yếu tố cốt lõi cho doanh nghiệp phát triển Công nghệ sản xuất giày dép của Biti's: được nhập từ công nghệ hiện đại của Hàn Quốc và Đài Loan bao gồm từ chất liệu Eva, từ PU, từ chất liệu vải các loại và từ các chất già đa Phần quai: được làm từ nguyên liệu như da, gia da, simili các loại,xốp, lưới, vải thun Phần quai gồm nhiều chi tiết ghép lên nhau đảm bảo độ bền và êm dịu Phần đế: được sản xuất chủ yếu ti PU(Polyurethane), cao su, EVA(Ethyl Vinyl Clorua), xốp được chế tạo theo công nghệ dán nguội ( công nghệ tiên tiến nhất hiện nay) Đối với giày thể thao, phần mũ giày được sản xuất từ da, Simili, xốp, lưới, thun Gót giày được lót bằng tấm nhựa định hình đảm bảo cho cổ giày luôn đứng, không xẹp và không nhăn trong suốt quá trình sử dụng Trên lưỡi gà có con "đỉa" để xỏ dây qua, đảm bảo cho lưỡi gà luôn ổn định, giúp tiện sử dụng Áp dụng công nghệ vào sản xuất góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm và đơn giản hóa khâu sản xuất giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất
2.5.2 Khả năng sản xuất và kinh doanh
Biti’s là công ty đầu tiên trong ngành giày dép đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ từ Đài Loan Việc đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại không những giúp Biti’s sản xuất ra được những sản phẩm tốt ,chất lượng cao mà còn tiết kiệm được chi phí sản xuất Nhưng có một đều đáng lo ngại đó là nguồn cung nguyên liệu, hầu hết nguyên liệu Biti’snhập từ nước ngoài khoảng 60%, còn lại 40% nguồn cung trong nước Cả hai bên cung ứng đều gặp khó khăn khi giá thành nguyên liệu tại Việt Nam khá cao và nguồn nguyên liệu nhập tại các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đang ngày càng khan hiếm dẫn đến Biti’skhông chủ động được đầu vào vì thế đầu ra là các sản phẩm cũng có giá thành cao hơn
Hiện tại Biti’scó 2 nhà máy lớn được đặt tại TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh 07 Trung tâm chi nhánh, 156 Cửa hàng tiếp thị và hơn 4000 trung gian phân phối bán lẻ trên khắp 64 tỉnh thành Tại Trung Quốc, Biti’sđã thiết lập 04 văn phòng đại diện với
Với 30 tổng kinh tiêu và hơn 300 điểm bán hàng, Biti’s đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp, đồng thời xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ, Mexico và Campuchia Điều này chứng tỏ Biti’s có sự ổn định về đầu ra và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
Biti's hiện có hơn 7500 nhân viên, công ty luôn coi trọng con người là vốn quý Để phát huy hiệu quả nguồn lực này, Biti's đã đầu tư xây dựng Viện đào tạo Biti's với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết, nhằm đào tạo, giáo dục, huấn luyện và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên.
Chế độ : Công ty Biti’sluôn đảm bảo công ăn việc làm cho tất cả CBCNV Công ty và đảm bảo chi trả các trợ cấp xã hội đúng với bô Luật Lao động Ngoài ra Công ty còn áp dụng một số chế độ trợ cấp đối với CBNV như: trợ cấp kết hôn, tang chế, tai nạn lao động, đi nghĩa vụ quân sự, trợ cấp tiền xăng, tiền công tác , chi phi điện thoại di động hàng tháng,…
Biti's là thương hiệu giày dép nội địa lớn nhất Việt Nam, với lịch sử phát triển lâu đời và chất lượng sản phẩm cao Từ hai tổ hợp tác nhỏ Bình Tiên và Vạn Thành, với chỉ 20 công nhân, sau hơn 40 năm, Biti's đã trở thành nhóm công ty gồm hai thành viên: Biti's và Donna Biti's, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo.
Với mạng lưới phân phối rộng khắp, bao gồm 9.000 điểm bán hàng trong nước và xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia, Biti's đã đạt được doanh thu và lợi nhuận đáng kể Nguồn vốn này được tái đầu tư vào nhiều lĩnh vực, từ phát triển bất động sản như trung tâm thương mại cửa khẩu tại Lào Cai với kinh phí 10 triệu đô la, đến việc mở rộng đầu tư 30ha tại Đồi Con Gái, nhằm mục tiêu tăng vốn hóa tài sản và phát triển thành một tập đoàn đa ngành.
Sa Pa 4,2 ha khu thương mại Kim thành …Hàng năm lợi nhuận từ các hoạt động trên làm tăng vốn hóa cho Biti’svà là nguồn chi phí dồi dào cho các hoạt động xúc tiến trong bán hàng hay đầu tư vào các công nghệ mới vào ngành hàng chính của mình là giày
Biti's đã cho ra mắt 72 sản phẩm mới, dẫn đầu xu hướng thời trang và góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Việc niêm yết công ty trên sàn chứng khoán có thể là mục tiêu của Biti's để thu hút đầu tư, tăng giá trị và mở rộng quy mô kinh doanh.
Hai mục tiêu chính cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xây dựng niềm tin cho nhân viên và lòng tin cho khách hàng Làm sao để toàn thể nhân viên tin rằng chúng ta đang làm cùng nhau, mục tiêu giống nhau là hướng tới phục vụ khách hàng, hướng tới mục tiêu của tổ chức và trao giá trị nhiều nhất cho xã hội Nếu như niềm tin của nhân viên vào công ty thấp dẫn đến động lực giảm và kéo theo hoạt động kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả Vì thế việc xây dựng văm hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng , tác động đến niềm tin của nhân viên và thương hiệu của doanh nghiệp Ở đây chúng ta chia văn hóa doanh nghiệp thành 2 phần, cụ thể là : Giao tiếp nội bộ và giao tiếp nội bộ với bên ngoài
Giao tiếp nội bộ là sự kết nối và làm việc giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban với nhau và giữa nhân viên với nhân viên CEO của Biti’sVương Lệ Quyên từng chia sẻ : “Doanh nghiệp bền vững đến từ con người bền vững Chỉ khi nhân viên cảm thấy hạnh phúc, công việc họ làm mới hạnh phúc và trôi chảy” Nói đi đôi với làm, nhiều năm qua doanh nghiệp đã triển khai kế hoạch Happy Biti’snhằm xây dựng cộng đồng hạnh phúc trong tổ chức Kế hoạch này gồm 2 phần, gồm việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng hạnh phúc cho nhân sự và tạo điều kiện để đội ngũ nhân sự có thể thực tập kỹ năng đã học Sau khi thực hiện Happy Biti’s, bà Quyên cho biết rất nhiều lợi ích đã được mang đến cho đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp CEO Biti’stừng chia sẻ “Trước đây, cách vận hành doanh nghiệp mang nhiều yếu tố hơi “quân đội’’ Mọi người làm việc bằng nỗi sợ nhiều hơn niềm vui Nhân viên cũng không hiểu ý nghĩa của công việc và qua đó mình có thể đóng góp gì cho cộng đồng mà chủ yếu vẫn theo hình thức cấp trên giao gì làm nấy
Chiến lược Marketing 4P của Biti’s
Thị trường giày Việt Nam hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt và tiềm năng phát triển rất lớn với nhiều tên tuổi lớn tham gia có thể kể đến các ông lớn như Nike, Adidas, Skechers, Puma, Và các doanh nghiệp nội địa mới nổi như Shondo, Vento, Ananas Để có thể cạnh tranh với các hãng giày thể thao đó thì Biti’sluôn phải đổi mới các sản phẩm của mình Đặc biệt là sau sự thành công lớn của dòng sản phẩm Biti’sHunter (2016) thì sức hút của dòng sản phẩm trên đã dần ‘nguội” bớt Đồng thời Biti’scòn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ mới trên thị trường đến từ các ông lớn Trung Quốc như Lining, Anta, với các sản phẩm giày,dép thể thao giá cả phải chăng Nên đòi hỏi Biti’sphải cải tiến dòng sản phẩm Biti’sHunter nhiều phiên bản mới hơn nữa để làm đa dạng bộ sưu tập này hoặc cho ra một dòng sản phẩm hoàn toàn mới để tạo cú huých lớn kéo đà tăng trưởng sau đại dịch và suy thoái kinh tế Đứng trước tình hình đó các nhà chiến lược của Biti’sđã hoạch định một số chiến lược sản phẩm của Biti’strong năm 2024
Cải tiến dòng sản phẩm chủ lực Biti’sHunter
Sản phẩm cải tiến sẽ dựa trên thiết kế của dòng sản phẩm tạo nên sự thành công của Biti’sHunter là dòng sản phẩm Biti’sHunter X Dune- 4 nguyên tố và một số chi tiết sử dụng từ dòng sản phẩm Biti’sHunter X
Sản phẩm được cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm được khách hàng phản ánh, đồng thời nâng cao tính thời trang, phù hợp với xu hướng thế giới Thay đổi về chất liệu, thiết kế và bổ sung các chi tiết mới giúp tăng khả năng hỗ trợ người dùng.
Giày Biti'sHunter X Dune với câu thần chú "Nâng tầm phong cách, nâng niu chất lượng" mang đến sự sáng tạo độc đáo thông qua 4 nguyên tố Lửa, Nước, Đất, Khí thể hiện qua 4 màu sắc đỏ, xanh dương, nâu, trắng Thiết kế hài hòa, phù hợp mọi lứa tuổi, dễ dàng mix đồ cho nhiều phong cách, từ đi chơi, đi học, đi làm đến dạo phố, giúp nâng tầm phong cách của người sử dụng Chất lượng sản phẩm được đảm bảo, mang đến sự hài lòng cho khách hàng Để đáp ứng nhu cầu thị trường, Biti'sHunter nên tăng cường sản xuất, tránh tình trạng hết hàng, giữ chân khách hàng và tránh nguy cơ họ lựa chọn các thương hiệu khác.
Ra mắt thêm nhiều dòng sản phẩm mới Được biết đến là thương hiệu chuyên về sản xuất giày dép nhưng khi đứng trước những sức ép từ các thương hiệu khác Biti’sbuộc phải thay đổi, làm mới mình để tránh bị đào thải khỏi thị trường Biti’sđã tổ chức sản xuất thêm các sản phẩm không thuộc sở trường của mình như balo, túi xách, ví, charm và cả áo thun nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm trong cửa hàng Khách hàng đến mua giày, dép Biti’scũng có thể lựa chọn thêm các sản phẩm khác để tiết kiệm thời gian di chuyển sang các cửa hàng khác, nhất là đối với người dân thành thị - thị trường truyền thống của Biti’stừ những năm 90 Đổi mới các sản phẩm thuộc các dòng sản phẩm truyền thống
Giày dép là các sản phẩm có dòng đời tương đối ngắn nên Biti’sliên tục cập nhật thị hiếu, xu hướng của khách hàng để làm sao kệ hàng của Biti’smỗi lần khách hàng ghé lại thì đều có những mẫu mã mới, tránh lặp lại nhàm chán Từ lâu Biti’sđã được nhiều thế hệ phụ huynh Việt lựa chọn cho trẻ em vì sản phẩm chất lượng, bền Nhưng với thị trường nhiều mẫu mã đa dạng hiện nay thì chỉ bền thôi là chưa đủ, các sản phẩm còn phải đẹp, nhiều màu sắc thu hút trẻ em chứ không chỉ có vài màu sắc đơn điệu như các sản phẩm trước Đối với khách hàng nữ Biti’scũng rất biết cách chiều chuộng “phái đẹp”, các sản phẩm giày, dép Biti’sdành cho nữ ngày nay có thiết kế rất hiện đại, thanh lịch đi kèm với các phối màu đơn giản, trang nhã tạo cảm giác sang trọng, quý phái cho người mang Biti’skhông tập trung vào một lứa tuổi hay giới tính nào mà Biti’sphục vụ
76 tất cả mọi người, các cửa hàng Biti’sluôn là điểm đến tin cậy cho mọi người có nhu cầu tìm kiếm cho mình một sản phẩm giày dép để nâng đỡ từng bước chân của mình
Biti’s áp dụng chiến lược giá “hớt váng sữa”, ban đầu đặt giá cao cho sản phẩm mới để thu hút khách hàng có thu nhập cao và nhanh chóng thu hồi vốn Sau đó, Biti’s giảm giá dần để tiếp cận nhóm khách hàng có thu nhập thấp hơn Biti’s hướng đến đối tượng người trẻ có thu nhập tầm trung đến giá rẻ, với nhiều dòng sản phẩm có mức giá từ 100 nghìn đến hơn.
1 triệu đồng Mức giá này được cho là rất cạnh tranh so với các đối thủ như Nike, Adidas với mức giá trung bình từ 500 nghìn đồng đến vài triệu đồng Có thể nói, người tiêu dùng đã sở hữu một sản “chất-rẻ”, hợp với mức thu nhập và chi tiêu của họ Tuy nhiên, việc giảm giá thành sản phẩm yêu cầu Biti’sphải lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng trong nước và tối ưu hóa chi phí sản xuất nhằm đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận cho sản phẩm
Giá cho khách hàng cá nhân
Nhìn chung giá của các dòng sản phẩm Biti’sHunter là phù hợp với những đối tượng bình dân Giá của Biti’sHunter nhìn chung còn thấp so với một số đối thủ lớn trên thị trường giày thể thao thao hiện nay như : Nike, Adidas Nhưng so với các sản phẩm giá rẻ đến từ Trung Quốc thì dường như Biti’skhông thể cạnh tranh được Vì vậy Biti’sđã định vị mình là thương hiệu làm ra những sản phẩm chất lượng với giá cả vừa túi tiền với đại đa số người dân Việt Với chiến lược giá trên Biti’snên xây dựng sản phẩm của mình có mức giá tầm trung thì các sản phẩm Biti’sHunter ra mắt mới thu hút được người tiêu đặc biệt là các bạn trẻ với mức thu nhập trung bình
Khách hàng là tổ chức (B2B)
Với khách hàng tổ chức Biti’schia làm hai loại: Cửa hàng đại lý và cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm của Biti’s
77 Đối với cửa hàng làm đại lý của công ty Biti’s có những mức chiết khấu khác nhau cho từ sản phẩm như dép xốp, lào, giày tây, sandal sẽ có các mức chiết khấu khác nhau với dòng sản phẩm Hunter công ty sẽ chiết khấu cho khách hàng là 24% Đối với cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm Biti’scũng như các đại lý với mỗi sản phẩm sẽ có những mức chiết khấu cho sản phẩm là khác nhau Đối với dòng sản phẩm Hunter Công ty có mức chiết khấu cao hơn khoảng 27% Với mức chiết khấu này Biti’scó thể dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng ở những khu vực đô thị nhỏ hay nông thôn mới, nơi mà các cửa hàng lớn của Biti’schưa vươn được sức ảnh hưởng tới, đồng thời cạnh tranh với các thương hiệu giày dép ở thị trường chợ truyền thống
Dự kiến vào cuối năm 2024, Biti's Hunter sẽ áp dụng chiến lược định giá linh động Chiến lược này cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm dựa trên biến động thị trường và thông tin khách hàng, nhằm tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên, việc quản lý và điều chỉnh giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh phản ứng tiêu cực từ khách hàng và duy trì hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp.
Khách hàng mục tiêu của Biti’sHunter là trong nước và các thị trường lớn trên thế giới cho nên làm sao để các sản phẩm của mình được phân phối đến mọi nơi là rất quan trọng
Hiện nay số của hàng mà Biti’sphủ sóng là tương đối lớn trên thị trường Tại Trung Quốc, Biti’sđã thiết lập 4 văn phòng đại diện, 30 tổng kinh tiêu, hơn 300 điểm bán để phân phối sản phẩm đến thị trường đầy tiềm năng này
Tại Campuchia, Biti’scó nhà phân phối chính thức Công ty Cambo Trading, đưa sản phẩm đến toàn lãnh thổ Campuchia Ngoài ra, thương hiệu này cũng xuất khẩu giày, dép qua 40 nước trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Nhật, Anh, Ý, Nga, Campuchia, Mexico, Nam Mỹ, Ngoài ra, Biti’scũng được các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi tiếng như Decathlon, Clarks, Speedo, Skechers, Lotto,… tin tưởng chọn lựa trở thành đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá trị lớn
Chiến lược định vị thương hiệu của doanh nghiệp( Hiếu)
Biti’slà thương hiệu chuyên về sản xuất giày dép nổi tiếng tại Việt Nam, được biết đến với tagline ấn tượng "Nâng niu bàn chân Việt" Thế nhưng qua thời gian, việc các thương hiệu giày nước ngoài như Adidas, Nike, gia nhập thị trường trong nước đã khiến Biti’s"thất thế" Trong thời điểm này, người Việt có xu hướng sính ngoại, đồng thời tên tuổi của Adidas hay Nike cũng nổi bật trên thế giới, do đó hoạt động kinh doanh của Biti’sđã chững lại Đến năm 2017, thương hiệu đã có bước chuyển mình đầy ấn tượng khi thực hiện hàng loạt chiến dịch mang đậm nét văn hóa Việt Nam đánh vào tâm lý người dùng Trong suốt khoảng thời gian hoạt động và phát triển, Biti’sđược ca ngợi như một ví dụ điển hình của việc tìm lại "ánh hào quang" trên thị trường Trong đó, các
81 chiến dịch Marketing đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và tái định vị thương hiệu thành một nhãn hàng thu hút giới trẻ
Màn "lột xác" ngoạn mục của một thương hiệu lâu đời
Trước năm 2000, khi thị trường giày dép Việt Nam có nhiều hạn chế về mẫu mã và tâm trí người dùng ưu tiên việc "ăn chắc, mặc bền", thương hiệu Biti’sđược yêu thích vì những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý Thế nhưng nền kinh tế Việt Nam mở cửa, các thương hiệu quốc tế nổi tiếng gia nhập đã khiến sự chú ý của người dùng bị phân tán Họ dần chuyển sang yêu thích các sản phẩm mang tính thời thượng hơn Nhằm thu hút tệp khách hàng trẻ tuổi và giữ vững vị thế trong thị trường, Biti’sđã ra mắt thương hiệu con Biti’sHunter vào cuối năm 2016 Kể từ đó, Biti’sđã trở lại đường đua ngành giày dép với những chiến dịch Marketing ấn tượng
2.7.1 Chiến dịch quảng bá cùng Sơn Tùng M-TP và Soobin Hoàng Sơn
Biti's đã khéo léo đưa sản phẩm mới của mình xuất hiện trong MV của Sơn Tùng MTP, thu hút sự chú ý của khán giả bằng hình ảnh ca sĩ diện trang phục cổ trang nhưng lại mang giày sneaker Sự kết hợp độc đáo này đã tạo ra sự tò mò và khiến người xem chú ý đến sản phẩm, đồng thời khẳng định Biti's đã chuyển mình thành thương hiệu giày dép thời thượng, hiện đại.
Biti’sHunter nhắm đến đối tượng là giới trẻ từ 18 đến 24 tuổi, những người đam mê trải nghiệm và khám phá Trong chiến dịch quảng bá đầu tiên, Biti’sHunter đã hợp tác với Sơn Tùng M-TP và Soobin Hoàng Sơn, xuất hiện trong các MV “Lạc Trôi” và “Đi Để Trở Về”, tạo nên sự kết hợp ấn tượng, thể hiện tinh thần trẻ trung, năng động của thương hiệu.
Hình 2.11 MV Đi Để Trở Về của Soobin Hoàng Sơn kết hợp cùng Biti’s
Nắm bắt chủ đề "Đi hay Về" xôn xao trên mạng xã hội mỗi dịp Tết đến, Biti’sđã tạo ra cuộc tranh luận giữa hai phía: team Đi và team Trở về Việc hai team này tự tranh luận, thể hiện quan điểm của mình đã khiến nội dung gốc của thương hiệu liên tục xuất hiện trên mạng xã hội, góp phần tăng mức độ nhận diện cho chiến dịch và cả Biti’sHunter
Táo bạo trong việc gia nhập đường đua Marketing Tết cùng các thương hiệu lớn như Coca-Cola, OMO, Biti’sđã thu hút sự chú ý lớn trong cộng đồng Theo đó, MV
"Đi để trở về" của ca sĩ Soobin Hoàng Sơn đã lọt vào bảng xếp hạng YouTube Trending, đồng thời thương hiệu cũng đạt 300% mục tiêu doanh số bán hàng chỉ trong vòng 7 ngày 2017 cũng là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Biti’strong doanh thu thuần, tăng từ 1,291 tỷ đồng lên 1,588 tỷ đồng
2.7.2 Series "Đi để trở về" nối dài thành công
"Đi để trở về" là chiến dịch dài hạn của Biti’s nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu Mỗi mùa Tết, series MV lại khai thác một tâm tư, suy nghĩ của giới trẻ Trong ba mùa đầu tiên, Soobin
Biti's đã hợp tác với nhiều gương mặt nổi tiếng trong các mùa tiếp theo, tiếp nối hành trình "Đi để trở về" Mùa 4, thương hiệu tạo dấu ấn với bộ phim ngắn "Tết về sớm nhé" do nhạc sĩ, ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh thể hiện Phim khắc họa sự đối lập giữa nhịp sống sôi động nơi thành thị và nét đẹp văn hóa truyền thống miền sông nước, tập trung vào việc khai thác âm thanh, thông qua đó thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ.
Biti's đã kết hợp với ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh cho dự án "Đi Để Trở Về 4" Thương hiệu này luôn khéo léo kết hợp các yếu tố thời điểm vào thông điệp của MV Ví dụ như "Đi để trở về" mùa 5, Biti's đã chọn ca sĩ Hương Tràm tham gia chiến dịch Khác với những mùa trước, "Đi để trở về" mùa 5 ra mắt trong dịp Tết.
Năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người phải đối mặt với yêu cầu cách ly, giãn cách xã hội Điều này khiến nhiều người trẻ không thể trở về đoàn tụ cùng gia đình Do đó, thương hiệu đã lựa chọn Hương Tràm làm đại diện bởi cô đang du học ở nước ngoài, thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với những người trẻ xa nhà trong thời điểm khó khăn.
85 vậy cô khó có thể về nhà Từ những cảm xúc của bản thân, cô đã truyền tải câu chuyện của những người xa quê không thể về nhà mùa Tết năm 2021
Hình 2.13 “Tết chỉ cần được Trở Về” – Biti’skết hợp cùng Hương Tràm
2.7.3 Tận dụng sức nóng của thương hiệu để truyền tải những thông điệp ý nghĩa
Là một thương hiệu Việt Nam, Biti’sluôn nhấn mạnh yếu tố "Made in
Vietnam" và kết hợp các yếu tố văn hóa địa phương vào thiết kế Đơn cử như vào năm
2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Biti’sđã hợp tác cùng Việt Max thực hiện dự án "Cùng vẽ lên niềm tự hào Việt Nam - You x Biti’sHunter x Việt Max"
Theo đó, chiến dịch được bắt đầu bằng 3 tác phẩm của Việt Max mô tả những sự sáng tạo của Việt Nam trong mùa đại dịch: món bánh mì thanh long mà doanh nhân kiêm đầu bếp Kao Siêu Lực sáng tạo nhằm giải cứu nông dân, điệu nhảy rửa tay nổi tiếng trên mạng xã hội đã tiếp sức cho đội ngũ y tế, quân đội, Mỗi tác phẩm sẽ được mô phỏng lên đôi giày Biti’sHunter Sau đó, thương hiệu sẽ mở pre-order trên website của Biti's 4 mẫu thiết kế nào có lượt pre-order nhiều nhất sẽ được đưa vào quá trình sản xuất
Hình 2.14 Sản phẩm Biti’sHunter Ý tưởng chiến dịch sáng tạo và ý nghĩa đã thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ Việt Nam Biti’sđã nhận về hơn 100 tác phẩm từ hơn 30 nghệ sĩ và cộng đồng sáng tạo trên khắp đất nước Không những thế, chiến dịch còn nhận được sự hưởng ứng từ 12 thương hiệu lớn, hơn 100 thương hiệu nội địa vừa và nhỏ, cùng nhau đồng lòng nâng cao niềm tự hào và hy vọng cho thương hiệu Việt
Phân tích ma trận Swot để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu , cơ hội, thách thức của Biti’s
Trong hơn 43 năm hình thành và phát triển, Biti’s đã trải qua nhiều thử thách và biến động Từ một cơ sở sản xuất nhỏ năm 1982, Biti’s đã vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế bao cấp để vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế của mình.
Biti's không ngừng nỗ lực cải tiến và đổi mới, xây dựng chiến lược sản xuất và xuất khẩu quốc tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Công ty đã tạo dựng thương hiệu giày chất lượng, mang đến sự hài lòng cho khách hàng trong và ngoài nước.
92 dép Biti’strở thành một biểu tượng của chất lượng và uy tín, được người tiêu dùng trong nước tin cậy và lựa chọn
Biti's là một doanh nghiệp lớn mạnh, sở hữu đầy đủ nguồn lực để phát triển Không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng, Biti's còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước Với tinh thần "bước chân không mỏi", Biti's luôn sẵn sàng đối mặt thử thách, tiếp tục phát triển và vươn xa, khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế quốc gia và quốc tế.
Strengths (Điểm mạnh) Weaknesses (Điểm yếu)
Biti’scó lợi thế với hình ảnh đẹp về một thương hiệu Việt lâu đời
Sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng
Hệ thống phân phối rộng rãi
Việc kiểm soát hoạt động đại lý chưa tốt làm giảm hiệu quả tiếp thị với người tiêu dùng
Biti’schưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu
Sự yếu kém của cán bộ công nhân viên
Sau nhiều năm chiếm lĩnh thị trường trong nước, do có một số rắc rối trong kênh phân phối nên Biti’sđã để mất dần thị phần
Năng lực về Marketing còn hạn chế
Opportunities (Cơ hội) Threats (Thách thức)
Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với tỉ lệ số người thuộc thế hệ gen
X, gen Y và gen Z chiếm một tỉ lệ rất cao
Thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng và không ngừng mở rộng, phát triển
Các chính sách thương mại hỗ trợ từ
Nhu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao
Niềm tin vào sản phẩm Việt của người tiêu dùng chưa được cao
Việc suy tính giá thành và mẫu mã sẽ là một thách thức không nhỏ đối với Biti’s
Biti’scó lợi thế với hình ảnh đẹp về một thương hiệu Việt lâu đời
- Thành lập năm 1982, Biti’snhanh chóng chiếm lĩnh thị trường giày dép Việt Nam với những mẫu sandal kinh điển, gắn liền với thế hệ 7x, 8x Trải qua 35 năm phát triển, công ty luôn giữ vững sáu giá trị cốt lõi: uy tín, chất lượng, đổi mới, đoàn kết, phát triển và đóng góp xã hội Hiện nay, Biti’slà thương hiệu uy tín, quen thuộc với người tiêu dùng và niềm tự hào của Việt Nam trong lĩnh vực giày dép
Sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng
- Biti’slà một trong số ít doanh nghiệp trong nước áp dụng chính sách một giá cho tất cả sản phẩm tại mọi khu vực, giúp người tiêu dùng ở vùng xa có thể mua hàng với giá như ở thành thị Chính sách này khẳng định chất lượng đồng đều và không có hàng thứ phẩm
Dòng sản phẩm Biti's Hunter hiện có giá từ 599.000 - 899.000 VND, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và là lựa chọn hợp lý so với các thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas, Vans và Converse.
Hệ thống phân phối rộng rãi
- Hệ thống phân phối sản phẩm Biti’strải dài từ Nam ra Bắc với 07 Trung tâm chi nhánh, 156 Cửa hàng tiếp thị và hơn 1.500 trung gian phân phối bán lẻ, đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 9.000 người lao động tại Tổng Công ty Biti’svà Công ty Dona Biti’svới sản lượng hàng năm trên 20 triệu đôi, chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như giày thể thao cao cấp, giày nữ thời trang, giày tây da, giày vải, dép xốp EVA, hài đi trong nhà … Tại Trung Quốc, Biti’sđã thiết lập 04 văn phòng đại diện với 30 tổng kinh tiêu, hơn 300 điểm bán hàng để từng bước đưa sản phẩm Biti’schiếm lĩnh thị trường biên mậu đầy tiềm năng này
Việc kiểm soát hoạt động đại lý chưa tốt làm giảm hiệu quả tiếp thị với người tiêu dùng
Theo hợp đồng đại lý, Biti's yêu cầu các đại lý trưng bày sản phẩm của hãng chiếm ít nhất 60% diện tích cửa hàng để được hưởng ưu đãi Tuy nhiên, việc quản lý chặt chẽ hoạt động của mạng lưới đại lý rộng khắp gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến danh tiếng, lợi nhuận và khả năng tiếp cận sản phẩm của khách hàng.
Biti’schưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu
- Hiện nay, Biti’scó nhu cầu lớn về nguyên, nhiên vật liệu để đa dạng hóa sản phẩm, nhưng nguồn cung trong nước vẫn hạn chế Khoảng 60% nguyên liệu đầu vào của Biti’sphải nhập khẩu, trong khi chỉ 40% được sản xuất trong nước Tình trạng này cũng phản ánh thực tế chung của ngành giày da Việt Nam, khi phần lớn nguyên liệu cần nhập khẩu từ các nước trong khu vực với giá cao Điều này làm cho giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn từ biến động thị trường nguyên liệu
Sự yếu kém của cán bộ công nhân viên
- Biti’sđang thiếu đội ngũ thiết kế và chuyên gia nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến việc thay đổi mẫu mã chậm Dù năng lực cán bộ công nhân viên đã cải thiện, tính chuyên nghiệp vẫn chưa đạt yêu cầu, do chính sách đào tạo và tuyển dụng chưa hợp lý
- Ngoài ra, thái độ làm việc của một số công nhân cần cải thiện Thiếu ý thức và trách nhiệm xuất phát từ việc phân công nhân lực chưa hợp lý, chưa phát huy sở trường cá nhân Công ty cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên
Sau nhiều năm chiếm lĩnh thị trường trong nước, do có một số rắc rối trong kênh phân phối nên Biti’sđã để mất dần thị phần
- Biti’schưa chú trọng phát triển thị trường trong nước, tập trung vào hàng hóa xuất khẩu, dẫn đến sự giảm sút về số lượng và chất lượng hàng hóa phân phối trong nước Nhiều cửa hàng và đại lý đã thu hẹp, làm mất thị phần trong thị trường nội địa
- Từ năm 2010, Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất lớn cho Adidas, chiếm hơn
Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất giày dép lớn, chiếm 40% sản lượng của một số thương hiệu quốc tế như Adidas Nike cũng đang chuyển hướng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam Sự thay đổi này cùng với tâm lý sính ngoại và xu hướng tiêu dùng mới đã khiến Biti's mất dần thị phần trong nước.
Năng lực về Marketing còn hạn chế:
- Xu hướng dựa vào tên tuổi và lịch sử lâu đời của thương hiệu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiếp thị và quảng cáo sản phẩm của Biti’s Doanh nghiệp thể hiện sự yếu kém trong khâu marketing khiến cho sản phẩm không được quảng bá rộng rãi, cùng với đó là sự du nhập và quảng bá rộng rãi của các nhãn hiệu nước ngoài như Adidas, Nike, New Balance, trong lĩnh vực giày dép khiến cho Biti’strở nên kém thu hút đối với khách hàng trong nước
Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với tỉ lệ số người thuộc thế hệ gen X, gen Y và gen Z chiếm một tỉ lệ rất cao:
- Biti’sHunter có cơ hội khai thác tâm lý "You only live once" của thế hệ trẻ, nhấn mạnh sự thể hiện cá tính và đam mê Hiện tại, dân số Việt Nam đạt khoảng 100 triệu người, trong đó gần 70% là người trong độ tuổi lao động (15-64) Đây là thị trường tiềm năng cho thương hiệu mới, đặc biệt là khi tập trung vào thị trường nội địa Quy mô dân số tăng nhanh sẽ mở rộng cơ hội tiêu thụ và doanh thu cho sản phẩm giày dép của Biti’s
NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN CỦA Biti’sTRONG GIAI ĐOẠN 2024 –
Những thuận lợi và khó khăn Biti’sđang gặp phải
Năm 2024 dự báo sẽ là một năm đầy thử thách đối với Biti's Mặc dù được hưởng lợi từ sự yêu thích của khách hàng, cơ hội mở rộng thị trường và khả năng đổi mới sản phẩm, thương hiệu này cũng phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước, sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng và biến động kinh tế vĩ mô Để thành công, Biti's cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường.
Một số đề xuất giải pháp của nhóm
3.2.1 Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Nâng cao trải nghiệm khách hàng là trọng tâm chiến lược phát triển của Biti's, tập trung vào cải tiến sản phẩm, đa dạng mẫu mã, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Bên cạnh đó, đầu tư vào hệ thống cửa hàng hiện đại, không gian thoải mái, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm là điều cần thiết Nhóm mong muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, khẳng định vị thế Biti's là thương hiệu Việt Nam giày dép chất lượng cao.
Hình 2.21 Cửa hàng Biti’struyền thống
Hình 2.22 Cửa hàng Biti’sđược cải tạo, nâng cấp
3.2.2 Đổi mới sản phẩm và thiết kế
Biti's không chỉ là giày dép thời trang mà còn là biểu tượng văn hóa Việt Nam Nhóm đề xuất cải tiến thiết kế Biti's bằng cách kết hợp tinh hoa truyền thống với xu hướng thời trang quốc tế, tạo nên phong cách độc đáo, vừa giữ bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng nhu cầu của giới trẻ hiện đại.
Nhóm sẽ tập trung vào việc sản xuất giày dép đa dạng, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết và nhu cầu của khách hàng Từ giày đi mưa, đi nắng cho đến giày thể thao, nhóm sẽ mang đến những lựa chọn đa dạng để đáp ứng mọi phong cách sống.
Nhóm đề xuất thiết kế thêm bánh xe nhỏ vào một số mẫu giày, cho phép người dùng sử dụng giày như phương tiện di chuyển khi đi đường dài Bên cạnh đó, việc gắn đèn LED vào giày sẽ tạo ra ánh sáng đẹp mắt, thu hút khách hàng bằng sự độc đáo và mới mẻ, dẫn đầu xu hướng và tạo ra trend Nhóm cũng đề xuất thiết kế giày với những màu sắc phù hợp với sở thích của khách hàng.
Nhóm tập trung vào chất lượng sản phẩm, sử dụng nguyên liệu tốt và thiết kế giày nhẹ, chống trơn trượt, bền bỉ theo thời gian Sản phẩm có thiết kế đế cao nhưng vẫn nhẹ, đi êm chân, đáp ứng nhu cầu tăng chiều cao của khách hàng Nhóm cũng chú trọng vào thiết kế kiểu dáng và màu sắc giày dép theo sở thích và yêu cầu của khách hàng.
Hình 2.23 Hình ảnh nâng cấp Giày Biti’slấy ý tưởng rồng của Việt Nam
Biti’sđã có những bước tiến đáng kể trong việc định vị lại thương hiệu và thúc đẩy sản phẩm năm 2024 thông qua các chiến dịch marketing đa dạng và sáng tạo Nhóm có đề xuất sẽ đánh mạnh thương hiệu vào việc kết nối với giới trẻ bằng cách hợp tác với các KOLs nổi tiếng Tạo nên sự gần gũi cho khách hàng Mới đây có thể thấy Biti’sHunter đã hợp tác quảng cáo Tết 2024 với MV “Nơi pháo hoa rực rỡ” Đây là câu chuyện mùa thứ 8 của "Đi để trở về" được ra mắt khán giả với sự đồng hành của nghệ sĩ NSND Cẩm Vân, Hứa Kim Tuyền, Hoàng Dũng, Orange Và lần trở lại này thì Biti’sHunter khai thác chủ đề về thanh xuân Thông qua đó, nhóm có đề xuất là sẽ hợp tác nhiều hơn với các nghệ sĩ giúp Biti’skhẳng định được chất lượng của sản phẩm
Hình 2.24 Biti’skết hợp quảng cáo trong ca khúc “ Nơi pháp hoa rực rỡ" với ca sĩ
Hình 2.25 Phân cảnh 2 bạn trẻ xuất hiện mang đôi giày Bit’s trong ca khúc
Bên cạnh đó, nhóm có thêm đề xuất là đẩy mạnh những quảng cáo sản phẩm Biti’strong các trường đại học hoặc trên xe buýt Sáng tạo ra các banner hoặc những clip ngắn hợp tác với những nơi mà có nhiều thế hệ gen Z hay lui tới, tăng sự bao phủ, nhận dạng thương hiệu và tăng sự quen thuộc giữa khách hàng với sản phẩm
Nhóm sẽ có đề xuất là thiết kế bộ sưu tập giày theo mùa với những mẫu mã độc lạ Sẽ tổ chức những buổi fashionweek về giày Biti’smời những khách mời nổi tiếng đến tham dự xem những mẫu mã mới của giày dép và truyền thông một cách mạnh mẽ về sự kiện này
Để tăng nhận thức thương hiệu và thúc đẩy chuyển đổi, nhóm đề xuất sẽ tổ chức họp báo và truyền thông mạnh mẽ khi ra mắt sản phẩm mới Đồng thời, nhóm sẽ viết bài báo về chất lượng sản phẩm Việt, tạo uy tín và thu hút khách hàng, đồng thời gắn backlink Biti's vào các bài viết để dẫn dắt người đọc đến trang web chính Bên cạnh đó, nhóm sẽ xây dựng và cập nhật thường xuyên các trang cá nhân của Biti's trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Tiktok, để thể hiện sự uy tín và độ phủ sóng của thương hiệu.
3.2.4 Phát triển kênh phân phối
Biti's không chỉ duy trì phân phối truyền thống qua các cửa hàng bán lẻ, đại lý và siêu thị, mà còn chủ động chuyển mình mạnh mẽ sang kênh online Hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki, TikTok giúp Biti's tiếp cận khách hàng trẻ tuổi và tạo ra nhiều ưu đãi hấp dẫn Bên cạnh đó, đầu tư vào nền tảng thương mại điện tử riêng sẽ mang đến quyền kiểm soát cao hơn trong quá trình bán hàng và tương tác với khách hàng.
Hình 2.26 Xây dựng các kênh thương mại điện tử chính hãng cho Biti’s
Ngoài ra, nhóm sẽ tận dụng kênh social media của Shopee, Lazada và Tiktok gia nhập vào thị trường livestream, tạo ra những clip quảng cáo sáng tạo về sản phẩm Biti’svà khi có những sản phẩm mới cũng có thể quảng cáo sản phẩm sắp ra mắt trên đó giúp khách hàng dễ nhận thấy và tiếp cận sản phẩm và nhóm sẽ livestream mạnh và thường xuyên kết hợp với những ưu đãi và discount hấp dẫn để thu hút khách hàng hoặc kết hợp với những có sức ảnh hưởng để livestream trực tiếp bán hàng, tiếp cận được xu hướng của thị trường về thương mại điện tử Giúp cho Biti’scó những bước tiến đáng kể trong việc phát triển kênh phân phối để định vị lại thương hiệu và thúc đẩy sản phẩm trong năm 2024
Hình 2.27 minh họa việc kết hợp Content Creator tạo ra các clip đánh giá sản phẩm hấp dẫn, cùng với sự hợp tác của Influencer, mang đến những buổi livestream bán hàng online giảm giá đặc sắc cho khách hàng.
Nhóm sẽ đề xuất thành lập và cải tạo các cửa hàng chuyên biệt cho dòng sản phẩm Biti’sHunter giúp cho kiểm soát tốt tình trạng hàng tồn kho và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó thì việc quản lý chặt chẽ số lượng hàng hóa tại các cửa hàng đại lý và cùng với việc sản xuất linh hoạt dựa trên nhu cầu của thị trường, giúp góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu hàng và tăng sự hài lòng đối với khách hàng Và cấp quyền và đề xuất các cửa hàng thuê nhân viên livestream bán hàng trực tiếp ở các cửa hàng vào những ngày bắt buộc hoặc ít khách Để nâng cao trải nghiệm
107 khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, nhóm có đề xuất là điều chỉnh trong hệ thống phân phối
Nhóm sẽ thiết kế và đầu tư để mở rộng thêm kích cỡ trang web chính của Biti’skhi có những sản phẩm mới thì những sản phẩm mới đó luôn được cập nhật trên hệ thống trang web chính của biti’s, giúp cho khách hàng có được nhiều sự chọn lựa hơn khi mua sản phẩm ở nhà và mở ra thanh toán ship hàng hỏa tốc phục vụ cho khách hàng cần giày dép liền trong ngày
Để thu hút sự tham gia của tình nguyện viên, Biti's nhắm đến các đối tượng như sinh viên, nhân viên văn phòng và cả người nổi tiếng Thông qua chiến dịch "Biti's vì một Việt Nam xanh", thương hiệu mong muốn thể hiện cam kết bảo vệ môi trường và khẳng định vị thế trẻ trung, năng động, có trách nhiệm với cộng đồng Hình ảnh những bạn trẻ với đôi giày Biti's trên chân, tay cầm cây xanh sẽ trở thành biểu tượng của chiến dịch, góp phần tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng Biti's đã triển khai hàng loạt hoạt động như trồng cây, dọn dẹp bãi biển, nâng cấp trường học ở các vùng khó khăn trong năm 2024, tạo nên thiện cảm tích cực với công chúng và khách hàng.
Hình 2.28 Chiến dịch tình nguyện “ Biti’svì một Việt Nam xanh” năm 2024