1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ IN DHD TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

_ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

IN DHD TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Phạm Ngọc Diễm SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Trần Thiên Tường

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2021

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên cho em gửi lời cám ơn đến với Quý Thầy Cô của Trường Đại Học Sài Gòn đã cho em được trau dồi nhiều kiến thức bổ ích và tạo cho em có cơ hội được thực tập để trải nghiêm thêm nhiều kinh nghiệm thực tế

Trải qua quãng thời gian 3 tháng thực tập theo kế hoạch của Trường Đại Học Sài Gòn tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In DHD, em đã được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao được kỹ năng cần thiết, áp dụng được những kiến thức cơ bản vào công việc nhân viên kinh doanh, cũng như được cọ xát với nhiều tình huống đặc biệt và được học hỏi cách giải quyết vấn đề đối với những trường hợp khó khăn mà khách hàng mang lại Tuy thời gian thực tập tại công ty không nhiều, nhưng em tin với khối lượng kiến thức mình đã được nhận từ môi trường thực tế này sẽ giúp em có được những định hướng phù hợp hơn với nghề nghiệp trong tương lai

Để hoàn thành được bài “ Báo Cáo thực tập tốt nghiệp”, em xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại Học Sài Gòn Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến cô ThS Phạm Ngọc Diễm đã giúp đỡ em từ những bước đầu lên ý tưởng báo cáo cho đến khi hoàn thành bài báo cáo này

Ngoài ra, tại Công ty em còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ phía các anh chị trong công ty giúp em có thể hoàn thành tốt được bài báo cáo tốt nghiệp này Bên cạnh đó, em còn được nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích từ ngoài môi trường thực tế

Lời cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị trong Công Ty Và chúc Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị sẽ có nhiều sức khoẻ để có

thể hoàn thành được nhiều mục tiêu sắp tới của mình

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In Ấn DHD Họ và tên cán bộ hướng dẫn : Vũ Thị Thuý Hằng

Chức vụ/ Vị Trí Công tác: Giám Đốc

Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Trần Thiên Tường Hiện là sinh viên:

Trường Đại Học Sài Gòn Khoa Quản Trị Kinh Doanh Ngành Quản Trị Kinh Doanh Lớp : DQK 11711

ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY HOẶC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP 1/ Tinh thần trách nhiệm thái độ:

Trang 4

NHẬN XÉT VÀ PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tên chuyên đề: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ IN DHD TRONG GIAI ĐOẠN 2018 –

Trang 5

Chương 1 : Tìm hiểu tổng quan về tổ chức Chương 2 : Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Chương 3 : Thực trạng về vấn đề nghiên cứu 3 Thái độ và sự chuyên cần của sinh viên

(Mỗi sinh viên gặp giảng viên ít nhất 4 lần:

- Lần 1:Nghe hướng dẫn về cách thức thực hiện - Lần 2:Thống nhất đề cương

- Lần 3:Trao đổi nội dung trong quá trình viết - Lần 4: Thống nhất kết quả của chuyên đề

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm2021 Giảng viên hướng dẫn

Phạm Ngọc Diễm

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ii

NHẬN XÉT VÀ PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii

1.1.1 Giới thiệu chung: 10

1.1.2 Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In DHD: 10

1.1.3 Mục tiêu và sứ mệnh: 11

1.1.4 Phương châm hoạt động: 11

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty : 11

1.3 Các khách hàng, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp: 12

1.4 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự : 14

Trang 7

1.5 Tình hình tài sản và cơ sở vật chất: 21

1.6 Kết quả kinh doanh 2018 – 2020: 23

1.7 Giới thiệu về bộ phận kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In DHD: 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: 26

2.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh: 26

2.1.1 Khái niệm về chiến lược: 26

2.1.2 Khái niệm về chiến lược kinh doanh: 26

2.2 Mô hình quản trị chiến lược: 27

2.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh: 28

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ IN DHD: 30

3.1 Phân tích và đánh giá các yếu tố bên ngoài Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ In DHD: 30

3.1.1 Môi trường vĩ mô: 30

3.1.2 Môi trường vi mô: 34

3.2 Phân tích và đánh giá các yếu tố bên trong Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ In DHD: 38

3.2.1 Nguồn nhân lực: 38

3.2.2 Marketing: 39

3.2.3 Máy móc – thiết bị sản xuất: 40

3.3 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty DHD: 40

3.3.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài: 40

3.3.2 Ma trận các yếu tố bên trong: 42

Trang 8

3.4 Phân tích SWOT và đánh giá chiến lược kinh doanh trong giai đoạn

2018-2020: 43

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN 2021- 2025 47

4.1 Đánh giá chiến lược kinh doanh trong giai đoạn cũ: 47

4.2 Phân tích và chọn lựa các chiến lược mới cho giai đoạn mới 2021 – 2025:50 4.3 Các giải pháp: 57

4.3.1 Giải pháp marketing: 57

4.3.2 Giải pháp cắt giảm chi phí: 57

4.3.3 Giải pháp phân phối sản phẩm: 58

Trang 9

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Khách hàng của công ty DHD Bảng 1.2 Sản phẩm của công ty DHD Bảng 1.3 Chức năng của các phòng ban Bảng 1.4 Cơ cấu nhân sự của công ty DHD Bảng 1.4.1 Cơ cấu nhân sự của trụ sở Hà Nội

Bảng 1.4.2 Cơ cấu nhân sự của chi nhánh TP Hồ Chí Minh Bảng 1.4.3 Bảng thống kê giới tính của nhân viên

Bảng 1.4.4 Bảng thống kê độ tuổi của nhân viên Bảng 1.5 Bảng tình hình tài sản của công ty DHD Bảng 1.6 Báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 1.6.1 So sánh kết quả kinh doanh

Bảng 1.7 Đối thủ cạnh tranh của công ty DHD Bảng 3.3.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE Bảng 3.3.2 Ma trận các yếu tố bên trong IFE Bảng 4.1 Ma trận SWOT

Bảng 4.1.1.1 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược SO Bảng 4.1.1.2 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WO Bảng 4.1.1.3 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược ST Bảng 4.1.1.4 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WT Bảng 4.1.1.5 Tổng điểm hấp dẫn của các chiến lược

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công Ty DHD Sơ đồ 2.2 Quá trình quản trị chiến lược

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ tỉ lệ giới tính nhân viên công ty DHD Biểu đồ 1.2 Biểu đồ độ tuổi nhân viên công ty DHD Biểu đồ 1.5 Biểu đồ tỉ trọng tài sản của công ty DHD Biểu đồ 3.1.1.2 Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2020 (%)

Trang 13

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Logo công ty DHD

Hình 4.1 Hình ảnh fanpage Xưởng sản xuất hộp trà, túi trà cao cấ Hình 4.2 Hình ảnh fanpage Thiết kế và in bao bì cà phê/trà cao cấp Hình 4.3 Hình ảnh fanpage sản xuất bao bì vỏ hộp giấy giá rẻ TPHCM

Hình 4.4 Hình ảnh fanpage in túi giấy, hộp giáy chuyên nghiệp cho shop thời trang Hình 4.5 Hình ảnh fanpage Box store

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU:

Hiện nay, với bối cảnh hộp nhập thế giới, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển Việt Nam không chỉ là mảnh đất béo vở của các chủ đầu tư trong nước, mà còn thu hút cả các chủ đầu tư nước ngoài Và việc xây dựng hình ảnh logo thương hiệu cũng là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi đơn vị kinh doanh Các hoạt động in ấn và thiết kế ngày càng được chú trọng và ngành in ấn từ đó cũng phát triển mạnh hơn nữa

Ngành in ấn có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, đặc biệt ở lĩnh vực in bao bì, logo thương hiệu, góp phần quyết định khả năng mua hàng của các khách hàng Ngành in ấn Việt Nam hiện đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, với hơn 3.000 doanh nghiệp (năm 2014) Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường lớn nhất cả nước với gần 1.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 60% doanh thu và 52% sản lượng in toàn ngành Dù là ngành có khả năng phát triển cao, tuy nhiên ngành in ấn Việt Nam vẫn còn gặp nhiều hạn chế, nên chưa thể gia nhập vào thị trường quốc tế Với các khó khăn về chi phí và sự thiếu hút nguyên vật liệu, sự hạn chế của các thiết bị khoa học - công nghệ…

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ In DHD – là một doanh nghiệp uy tín, chất lượng trên thị trường in ấn tại Việt Nam, là đối tác của nhiều đơn vị kinh doanh lớn nhỏ trên cả nước Với thị trường in ấn sôi động hiện tại, việc nghiên cứu và xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp là điều rất quan trọng

Các hoạt động kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp bên cạnh đó các yếu tố bên trong và bên ngoài cũng gây ảnh hưởng đến các chiến lược phát triển của doanh nghiệp Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, cùng với hành trang kiến thức được trang

bị từ phía nhà trường, em đã chủ động lựa chọn đề tài :” Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In DHD trong giai đoạn 2018 – 2020” làm nội dung cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình

Trang 15

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ IN ẤN DHD:

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In Ấn DHD:

1.1.1 Giới thiệu chung:

Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ In DHD được thành lập từ năm 2018 với loại hình Công Ty TNHH Một Thành Viên,

Loại hình công ty: Nhà sản xuất, dịch vụ

Trụ sở chính: Số 45, Ngõ 317 Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội Chi nhánh: 233/11/6 Nguyễn Trãi, phường 2, quận

1.1.2 Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In DHD:

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In Ấn DHD (DHD) được thành lập từ năm 2018, là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật, in ấn, quảng cáo, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về Marketing Ngoài ra công ty cung cấp các dịch vụ truyền thông nhằm hỗ trợ và quảng bá hình ảnh của các tổ chức và doanh nghiệp

DHD hoạt động và kinh doanh theo phương châm lấy cái MỚI làm tiêu chí phát triển Luôn định hướng phát triển sâu, rộng vào lĩnh vực cung cấp các dịch vụ về Thiết kế, Marketing, In ấn và đã hoạt động hiệu quả với việc tận dụng nguồn nhân lực là đội ngũ các nhà thiết kế, những người làm chương trình, các nhà cung cấp có năng lực Sự SÁNG TẠO của các thành viên của công ty cũng chính là nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In Ấn DHD

Trang 16

1.1.3 Mục tiêu và sứ mệnh:

Tầm nhìn: Trở thành đơn vị tư vấn, thiết kế và in ấn số một Việt Nam Là

công ty uy tín, đáng tin cậy hàng đầu của các quý khách hàng, đối tác về sản phẩm thiết kế và in ấn Góp phần vào sự phát triển chung của nước nhà Đem lại sự phát triển cho đội ngũ nhân viên về năng lực, vật chất và tinh thần

Sứ mệnh: DHD cam kết mang đến những sản phẩm in ấn chất lượng và đẳng

cấp thương hiệu bằng chính sự nhiệt huyết, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mình cho các doanh nghiệp đối tác, các đơn vị kinh doanh

Mục tiêu: Năm 2020, DHD tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của trụ sở chính

với thị trường Hà Nội Đồng thời mở rộng chi nhánh mới tại TP Hồ Chí Minh, tập

trung khai thác thị trường khu vực phía Nam và mở rộng ra cả nước

Phát triển sản phẩm mới cho phân khúc thị trường cao cấp với các dòng bao bì trà, cafe mang đẳng cấp thương hiệu với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt tại thị trường TP Hồ Chí Minh Tiếp tục phát triển các mảng thế mạnh của công ty là thiết kế đồ họa, in ấn với chi phí hợp lý và hiệu quả cao Đồng thời, phát triển thêm các loại hình dịch vụ khác để đáp ứng được các nhu cầu của khách

Công ty DHD đang tập trung đẩy mạnh chiến lược marketing, xây dựng các page, blog, website mới mang sự khác biệt và đẳng cấp để phục vụ cho phân khúc cao cấp

1.1.4 Phương châm hoạt động:

Công ty DHD hoạt động dựa trên 3 tiêu chí cốt lõi CHẤT LƯỢNG – SỰ TIN TƯỞNG – HIỆU QUẢ Công ty DHD được xây dựng từ chính sự khác biệt, từ những con người khác biệt đến những thiết kế độc đáo Câu chuyện về sự phát triển của DHD đến từ tâm, nội tại bên trong, từ trái tim đến trái tim Chính là tấm lòng của người làm nghề, những thiết kế không chỉ khác biệt mà quan trọng nhất đó mà những suy tư trong đó, từ trái tim đến trái tim, là những nỗi trăn trở, suy nghĩ của đội ngũ nhân viên, thấu hiểu những mong muốn, tâm tư, nỗi lo của khách hàng Để từ đó có thể gửi sự chỉnh chu và tâm huyết nhất vào bản thiết kế

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty :

Trang 17

Công Ty TNHH Thương mại và Dịch vụ in ấn DHD cung cấp các ấn phẩm ứng dựng của giấy kraft : bao bì, hộp giấy, túi giấy, tem nhãn dán, tag mác thời trang, … đáp ứng các nhu cầu của các ngành nghề khác nhau Bên cạnh đó công ty còn cung cấp dịch vụ in ấn, thiết kế các ấn phẩm theo yêu cầu của quý khách hàng

Ngoài ra, công ty DHD còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ như tư vấn hỗ trợ khách hàng xây dựng thương hiệu riêng, khẳng định thương hiệu trên thị trường, hỗ trợ tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm, tổ chức các hội chợ,…

1.3 Các khách hàng, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp:

Đối tượng khách hàng mà DHD đang phục vụ là nhà hàng, khách sạn, quán cafe, các cửa hàng thức ăn nhanh, … Khách hàng chủ yếu của công ty DHD thường là các doanh nghiệp nhỏ, vừa như:

1 Doanh Nghiệp CBRE

Túi giấy, hộp giấy, decal tem dán sản phẩm

Hỗ trợ tổ chức sự kiện

2 Công Ty TNHH An Nhiên

Trọn bộ sản phẩm bao gồm: túi giấy, hộp giấy, giấy hướng dẫn sử dụng sản phẩm, decal tem logo sản phẩm, tem chống hàng Tư vấn sửa đổi mẫu thiết kế 4 Công ty Cổ phần We Food Túi zipper, decal tem dán

Bộ thiết kế nhận diện thương hiệu

5 Công Ty TNHH Tinh Hoa Mùa Việt

Trọn bộ sản phẩm bao gồm: túi giấy, hộp giấy, giấy hướng dẫn sử dụng sản phẩm, decal tem logo sản phẩm, tem chống hàng giả,…

Trang 18

Bộ thiết kế nhận diện thương hiệu 6 Công Ty TNHH Green And

Book Ambassadors

Túi zipper, decal tem dán

Bộ thiết kế nhận diện thương hiệu 7 Trà HaCi Hộp giấy, decal nhãn dán, túi zipper

Bộ thiết kế nhận diện thương hiệu 8 Nhà hàng phục vụ thức ăn

Bộ thiết kế nhận diện thương hiệu Hộp giấy, túi giấy đựng sản phẩm 9 Thương hiệu thời trang Viet

Boutique

Hỗ trợ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Túi giấy, hộp giấy, tag giá , decal dán logo

Bảng 1.1 Khách hàng của công ty DHD

Ngoài các khách hàng lớn được liệt kê phía trên, công ty DHD còn hân hạnh được phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp DHD luôn cung cấp nhiều sản phẩm với giá thành tốt nhất kèm theo các chương trình ưu đãi dành cho các khách hàng

Trên thực tế, hầu như sản phẩm nào cũng cần có bao bì để vừa có thể bảo quản sản phẩm, vừa có thể có quảng bá thương hiệu riêng của mình Với nhiều doanh nghiệp, họ luôn đề cao chất lượng sản phẩm đi kèm với chất lượng bao bì, chất lượng hình ảnh để có thể mang đến cho khách hàng những điều mới mẻ và tốt nhất Có thể thấy, DHD cung cấp sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau, từ ngành mỹ phẩm, thời trang đến thực phẩm, dược phẩm,… Cụ thể như sau:

Trang 19

Bảng 1.2 Sản phẩm của công ty DHD

Trên thực tế, sản phẩm mà DHD có thể cung cấp rất đa dạng, tuy nhiên lại tập trung vào 3 ngành nghề chính được liệt kế phía trên Bên cạnh đó, Công ty DHD luôn cố gắng cho ra mắt nhiều sản phẩm với nhiều công dụng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, chẳng hạn:

- Ấn phẩm văn phòng: in phong bì, danh thiếp, card visit, sổ hóa đơn, sổ cổ đông, báo cáo thường niên, bằng khen nhân viên, chứng chỉ được cấp phép, sổ quà tặng, sổ ghi chép, …

- Ấn phẩm quảng cáo: in voucher, thẻ tích điểm, thẻ bảo hành, thẻ liệu trình, menu, catalogue, poster, tờ rơi, brochure, flyer, banner, standee, tạp chí, thiệp mời,…

Ngoài các dịch vụ tư vấn, thiết kế theo yêu cầu của Quý Khách hàng về các ấn phẩm trên DHD còn đầu tư thêm hệ thống máy móc nhà xưởng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm cũng như phục vụ các doanh nghiệp lớn đảm bảo tiến độ cho mọi loại hình doanh nghiệp

1.4 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự :

Trang 20

Công Ty TNHH Thương mại và Dịch vụ in DHD có trụ sở chính tại Hà Nội, và chi nhánh mở rộng tại Thành Phố Hồ Chí Minh Do đó, số lượng nhân sự hầu như được chia đều ở 2 chi nhánh Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh được thành lập dựa trên chiến lược phát triển của công ty DHD

Cơ cấu tổ chức của công ty như sau:

Sơ đồ 1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công Ty DHD

Khác với trụ sở chính ở Hà Nội, tại chi nhánh này, công ty chỉ lập ra 4 phòng ban chính với các chức năng khác nhau, tuy nhiên lại bổ trợ cho nhau, liên kết với nhau Với sự khó khăn trong bước đầu thành lập chi nhánh, công ty đã quyết định sẽ thực hiện việc sản xuất tại xưởng chính được đặt tại Hà Nội Mỗi phòng ban có các chức năng chính như sau:

Trang 21

dồi và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh

Lên ý tưởng thiết kế theo yêu cầu

Bảng 1.3 Chức năng của các phòng ban

Với sự hoạt động chủ yếu của 4 phòng ban, công ty đã tìm kiếm được những nhân viên với kinh nghiệm dày dặn trong nhiều lĩnh vực, đồng thời, công ty luôn luôn

Trang 22

tạo thêm nhiều cơ hội cho những bạn trẻ, những sinh viên mới ra trường có được môi trường thực tế để cọ xát, nâng cao trình độ kỹ năng của mình Do đó, cơ cấu về nhân sự của công ty thay đổi theo từng thời điểm khác nhau:

Tình hình nhân sự của công ty DHD

Bảng 1.4 Cơ cấu nhân sự của công ty DHD

Tình hình nhân sự của các phòng ban

Trang 23

Phòng Ban Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Bảng 1.4.1 Cơ cấu nhân sự của trụ sở Hà Nội

Bảng 1.4.2 Cơ cấu nhân sự của chi nhánh TP Hồ Chí Minh

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty DHD)

Nhận xét: Cơ cấu nhân sự của công ty có xu hướng tăng qua từng năm từ 2018

đến năm 2020 tăng từ 31 người lên 62 người Tuy có nhiều sự thay đổi về mặt nhân sự, nhưng số lượng nhân viên vẫn được công ty duy trì và tăng liên tục Với quy mô công ty nhỏ, nên số lượng nhân viên cũng tương đối ít hơn so với các công ty khác, mặt khác, nhân viên của DHD đa phần là có trình độ đại học trở lên và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau Trong kế hoạch phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của công ty, chi nhánh TP Hồ Chí Minh được thành lập với số lượng nhân viên có phần kém hơn ở Hà Nội, có thể thấy tỉ trọng nhân lực tại chi nhánh này có xu hướng tăng rồi giảm qua từng năm từ 32.3% tăng đến 39.1% vào năm 2019 và giảm còn 37.1% vào năm 2020 Sự biến động trong nhân lực có thể thấy, công ty đã phải chịu tổn thất khi dịch COVID bùng phát trên toàn thế giới

Trang 24

Nhân lực của công ty ở các phòng ban đều có sự chênh lệch, tuy nhiên lại có xu hướng qua từng năm Bên cạnh đó, một vài phòng ban có dấu hiệu duy trì số lượng nhân viên ,có thể thấy, phòng kinh doanh là phòng có số lượng nhân viên tăng đột

Bảng 1.4.3 Bảng thống kê giới tính của nhân viên

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty DHD)

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ tỉ lệ giới tính nhân viên công ty DHD

Nhận xét: Tỉ lệ nhân viên nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nhân viên nam qua từng năm

Công Ty DHD là công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh đến thiết kế, sản xuất ,do đó, tỷ lệ nhân viên nam nữ hầu như trải đều ở các phòng ban Trên thực tế, mặc dù số lượng nhân viên vẫn tăng, nhưng đối với các công việc làm việc trực tiếp với máy móc và công nghệ cao, DHD luôn cố gắng giữ các nhân viên có trình độ

Trang 25

giỏi Để có thể giữ chân các nhân viên tốt trong các lĩnh vực, công ty luôn đưa ra nhiều chính sách phúc lợi cho nhân viên

Bảng 1.4.4 Bảng thống kê độ tuổi của nhân viên

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty DHD)

Biểu đồ 1.2 Biểu đồ độ tuổi nhân viên công ty DHD

Nhận xét: Số lượng nhân viên có độ tuổi từ 18 – 24 có xu hướng tăng mặc dù

trong năm 2019 công ty có chút thay đổi về mặt nhân sự Thực tế, các nhân viên trong độ tuổi này chủ yếu là các bạn sinh viên mới ra trường; do đó mục tiêu công việc sẽ thường xuyên thay đổi theo nhu cầu của họ Còn số lượng nhân viên trong độ tuổi từ 25 – 34 tăng dần qua từng năm chủ yếu là các nhân viên có nhiều năm làm việc tại công ty từ khi còn là thực tập sinh đến khi trở thành nhân viên chính thức Bên cạnh những nhân viên có độ tuổi trẻ thì công ty còn sở hữu nhiều nhân tài tuy có độ tuổi

Trang 26

trên 35 nhưng họ vẫn giữ được sự chuyên nghiệp và có nhiều kỹ năng cần thiết đối với công việc

tương đương tiền 546.778.912 1.989.776.235 1.442.997.323 3.64 Các khoản đầu tư

(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự công ty DHD) Bảng 1.5 Bảng tình hình tài sản của công ty DHD

Trang 27

Biểu đồ 1.5 Biểu đồ tỉ trọng tài sản của công ty DHD

Nhận xét: Có thể thấy, tổng tài sản của năm 2019 so với năm 2018 có sự chênh

lệch, cụ thể tổng tài sản của năm 2019 tăng 2.535.056.198 vnđ so tổng tài sản của năm 2018, tương ứng với tốc độ tăng 1.93%

Trong đó, có thể thấy:

- Tài sản ngắn hạn tăng 1.814.065.974 vnđ, tương ứng với tốc độ tăng 2.58% Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 1.41% là do công ty còn nới lỏng các chính sách bán hàng dành cho quý khách hàng Đồng thời, hàng tồn kho tăng 1.71%, điều này có nghĩa, công ty còn lưu trữ hàng hoá cho những tháng sắp tới

- Tài sản dài hạn tăng 720.990.224 vnđ , tương ứng với tốc độ tăng 1.46% Trong đó, tài sản cố định tăng khá nhiều, từ 459.812.098 vnđ lên đến 937.207.451 vnđ,tương ứng tốc độ tăng 2.04% do công ty đã trang bị thêm nhiều máy móc cũng như phương tiện vận chuyển, để mở rộng quy mô sản xuất Bên cạnh đó, tài sản dài hạn khác lại giảm 46.836.662 vnđ do các tài khoản cổ phiếu mà công ty đang đầu tư có dấu hiệu giảm do biến động của dịch bệnh trong thời gian vừa qua

ð Có thể thấy, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng, tuy nhiên tỷ trọng tài sản dài hạn của năm 2019 lại giảm so với năm 2018 là do biến động của dịch bệnh khiến cho trái phiếu, cổ phiếu của công ty sụt giảm, đồng thời các khoản tài sản khác lại tăng không đáng kể so với năm 2018

Trang 28

1.6 Kết quả kinh doanh 2018 – 2020:

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Bảng 1.6.1 So sánh kết quả kinh doanh

(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự công ty DHD)

Nhận xét: Theo số liệu trong bảng kết quả kinh doanh, có thể thấy, các số liệu

đều có sự biến động rõ rệt qua từng năm

Với năm 2020, thế giới phải chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch COVID, công ty DHD cũng không ngoại lệ, nhìn thấy rõ nhất qua bảng báo cáo kinh doanh khi doanh thu giảm từ 1.491.392.372 vnđ vào năm 2019 xuống còn 871.858.777vnđ vào năm 2020 Dù nhu cầu sử dụng hàng hoá của người dân ngày một tăng,nhất là thị trường Thương Mại Điện Tử đang dần nở rộ, kéo theo nhiều doanh nghiệp cũng dần đầu tư thêm vào bao bì sản phẩm để dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng nhưng doanh thu của công ty lại giảm nhiều hơn so với năm 2019, điều này cho thấy, các doanh nghiệp đối tác đã có nhiều chính sách lưu trữ hàng hoá

Trang 29

Điểm chung của các doanh nghiệp khi dịch bệnh bùng phát chính là dự trữ hàng hoá, công ty DHD cũng không ngoại lệ, chi phí mà công ty phải chi trả không tăng nhiều như năm 2019, có thể nói chi phí tăng cụ thể nhất chính là chi phí lưu kho, nhập kho và chi phí vận chuyển khi nhập hàng từ nước ngoài về Có thể thấy tỷ lệ đã giảm từ 1.37% xuống còn 1.05% Điều này cho thấy, công ty đã có nhiều chính sách tiết kiệm chi phí

Dịch bệnh COVID đã khiến nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng, trong đó có công ty DHD, lợi nhuận năm 2020 đã giảm đáng kể, tỷ lệ lợi nhuận giảm từ 1.62% xuống còn 0.58%, mặc dù lợi nhuận giảm nhưng có thể thấy công ty đã có sự cố gắng duy trì hoạt động khi dịch bệnh bùng phát

1.7 Giới thiệu về bộ phận kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ In DHD:

Phòng kinh doanh là bộ phận chủ chốt trong cơ cấu của công ty Tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh, phòng kinh doanh bao gồm 1 trưởng phòng, 1 sale admin, 8 nhân viên chính thức và 3 nhân viên thực tập

Nhiệm vụ chính của một nhân viên kinh doanh:

- Nhân viên kinh doanh (NVKD) tiếp nhận các tin nhắn của khách hàng từ các nguồn như fanpage, zalo, trang web … sau đó toàn bộ tin nhắn được truyền đến hệ thống pancake Tại đây các nhân viên trực tiếp trao đổi với khách hàng về nhu cầu của họ, đồng thời tư vấn và báo giá về các dịch vụ cần thiết Đối với các khách hàng liên hệ qua fanpage, nhân viên sẽ liên hệ và hỗ trợ mọi dịch vụ qua zalo

- Trong hệ thống zalo, đối với các khách hàng có yêu cầu riêng về thiết kế, sẽ được nhân viên tạo group có nhân viên thiết kế, nhân viên sale và khách hàng, để có thể trao đổi cụ thể và rõ ràng hơn về các mẫu thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu cũng như phù hợp với tính chất sản phẩm

- Sau khi khách hàng và nhân viên thiết kế đã thống nhất về mẫu thiết kế thì nhân viên thiết kế sẽ gửi bản file thiết kế đến với bộ phận quản lí Từ đây,

Trang 30

NVKD sẽ liên lạc trực tiếp với bộ phận sản xuất để nắm bắt được quá trình sản xuất thành phẩm và có thể báo lại với khách hàng

- NVKD phải liên tục nắm bắt quá trình làm việc của nhân viên thiết kế, bộ phận sản xuất và bộ phận vận chuyển để trao đổi khi khách hàng cần

- NVKDliên tục cập nhật hình ảnh sản phẩm trên các fanpage được giao quyền quản lí, và các trang zalo để cải thiện mức độ tương tác của khách hàng - Với khối lượng công việc dày đặn, một NVKDcần có khả năng sắp xếp đầu

việc để hiệu suất làm việc được tốt hơn, đồng thời nhân viên kinh doanh phải báo cáo công việc trong ngày đến với sale admin Thường xuyên tham gia vào các buổi training công việc

- Ngoài ra, NVKDcòn được xem như một nhân viên chăm sóc khách hàng, vì đối với khách hàng của từng nhân viên, thì nhân viên đó sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, tiếp nhận nhiều ý kiến từ phía khách hàng sau đó tìm cách xử lí tình huống

Trang 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH: 2.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh:

2.1.1 Khái niệm về chiến lược:

Khái niệm chiến lược xuất phát từ trong chiến tranh mà vào thời Alexender (năm 300 trước công nguyên), các vị tướng lĩnh quân sự thường dùng từ “chiến lược” để chỉ kỹ năng khai thác các lực lượng và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục với luận điểm cơ bản là có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thu vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình

Với quan điểm kinh doanh ngày nay:

Theo Chandler (1962): Chiến lược là xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn, áp dụng một chuỗi các hành động và phân bố nguồn lực cần thiết

Theo Quinn(1980): Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ

Còn theo Johnson và Scholes thì cho rằng: Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan

Trên thực tế hiện nay, đối với tổ chức kinh doanh, chiến lược được chia ra nhiều cấp độ khác nhau như: chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp công ty đa quốc gia, chiến lược của các tập đoàn kinh tế, chiến lược của ngành Dù ở cấp độ nào, vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau

Nói chung việc xây dựng chiến lược sẽ giúp giảm bớt rủi ro và tăng khả năng của tổ chức trong việc tranh thủ tận dụng các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện

2.1.2 Khái niệm về chiến lược kinh doanh:

Trang 32

Theo Fred R David, quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra

Quản trị chiến lược có nhiều cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận về môi trường, tiếp cận về mục tiêu và biện pháp, tiếp cận các hành động

Như vậy, chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp chính là một chương trình khung tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp và các chính sách nhằm định hướng tư duy để hành động Trên cơ sở khung chiến lược tổng quát này mà các chiến lược chức năng khác sẽ vạch ra một cách cụ thể như thế nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ

2.2 Mô hình quản trị chiến lược:

Quá trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn:

Sơ đồ 2.2 Quá trình quản trị chiến lược

• Giai đoạn 1: Thiết lập chiến lược:

Giai đoạn thiết lập hay hình thành chiến lược bao gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, qua việc điều tra nghiên cứu xác định các cơ hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ điểm mạnh và điểm yếu bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn ra những chiến lược đặc thù để theo đuổi

• Giai đoạn 2: Thực hiện chiến lược:

Giai đoạn thực thi chiến lược còn được gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược Đây là giai đoạn mà toàn bộ từ quản trị viên đến nhân viên được huy động vào để thực hiện các chiến lược đã được thiết lập

Có ba hoạt động cơ bản thực thi chiến lược là: 1 Thiết lập các mục tiêu hằng năm 2 Đưa ra các chính sách

Thiết lập chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá chiến lược

Trang 33

3 Phân phối các nguồn lực

Giai đoạn thực thi chiến lược được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược, đòi hỏi phải nổ lực, quả cảm, kỷ luật, tận tụy thậm chí là cần đến sự hy sinh của các thành viên

• Giai đoạn 3: Đánh giá chiến lược:

Giai đoạn đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối của quản trị chiến lược Tùy thuộc vào sự thay đổi tương lai do môi trường bên trong và bên ngoài thay đổi Ba hoạt động chính trong giai đoạn này là:

1 Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại 2 Đo lường thành tích

3 Thực hiện các hoạt động điều chỉnh

Giai đoạn đánh giá chiến lược rất cần thiết vì thành công hiện tại không đảm bảo cho thành công tương lai Sự thành công luôn tạo ra các vấn đề mới khác, các tổ chức có tư tưởng thỏa mãn phải trả giá bằng sự tàn lụi

Trong giai đoạn hình thành chiến lược, việc xác định nhiệm vụ, xác định các mục tiêu và xác định sự hiện diện của các chiến lược hiện tại chính là đang phản ánh tình hình, điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, một bước khởi đầu hợp lý trong quản trị chiến lược Ngay trong hiện tại công ty cũng có thể loại trừ một số chiến lược hoặc có thể áp đặt ngay một số hành động cụ thể và cũng chú ý rằng, mỗi nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược của tổ chức không nhất thiết tất cả phải viết ra hoặc truyền thông chính thức

2.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh:

Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời đại hội nhập với sự thay đổi chóng mặt của khoa học-công nghệ, cùng môi trường kinh doanh trong và ngoài của các doanh nghiệp không ngừng được đổi mới

Trang 34

- Chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp xác định được mục tiêu và hướng đi của mình trong thị trường kinh tế với nhiều biến động

- Giúp các nhà quản trị phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Từ đó đề ra các giải pháp và cách thức hành động phù hợp cho tổng thể doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững trong tương lai, đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra

- Việc quản trị chiến lược giúp các nhà quản trị phân tích được các ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Từ đó phát huy các thế mạnh, vận dụng tối đa các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và lường trước được các rủi ro, đề ra các biện pháp phòng tránh các khó khăn, hậu quả xấu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

ð Các doanh nghiệp có kế hoạch quản trị chiến lược thì có kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn so với các doanh nghiệp không có chiến lược hợp lý hoặc không hình thành chiến lược kinh doanh cho riêng doanh nghiệp của mình Bên cạnh chiến lược kinh doanh, việc quản trị chiến lược cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình

- Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường

- Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp

- Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị

Ngày đăng: 24/04/2024, 20:34

Xem thêm:

w