LỜI MỞ ĐẦU Phân tích báo cáo tài chính là một công việc vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN YUANTA
Thông tin khái quát
- Tên giao dịch: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHỨNG KHOÁN YUANTA
- Giấy phép thành lập và hoạt động số 127/GP-UBCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán
- Nhà nước cấp ngày 14/06/2019, sửa đổi các ngày 26/05/2021 và ngày 15/12/2021 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3700334885 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 14/06/2019, thay đổi lần thứ 4 ngày 17/02/2022
- Vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 2.000 tỷ đồng
- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 4, Tòa nhà Saigon Centre, 65 Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: https://yuanta.com.vn/
Quá trình phát triển của công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam
- Năm 1999: Chứng khoán Đệ Nhất được thành lập tại tỉnh Bình Dương với vốn điều lệ 43 tỷ đồng
- Năm 2000: Trở thành thành viên chính thức của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí
- Năm 2001: Khai trương chi nhánh Hồ Chí Minh
- Năm 2006: Chứng khoán Yuanta mua lại 28,1% cổ phần và trở thành thành viên chính thức của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
- Năm 2007: Tăng vốn điều lệ từ 43 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng
- Năm 2008: Tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng
- Năm 2010: Khai trương chi nhánh Hà Nội
- Năm 2016: Được SSC chấp thuận cho hoạt động giao dịch trực tuyến
- Năm 2017: Yuanta tăng sở hữu lên 99,95%
- Năm 2018: Đổi tên thành Chứng khoán Yuanta Việt Nam và chuyển trụ sở về Tp Hồ Chí
Minh Tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1000 tỷ đồng Mở thêm chi nhánh tại Bình Dương, Đồng Nai
- Năm 2019: Mở thêm chi nhánh ở Đà Nẵng, Vũng Tàu Kinh doanh Chứng khoán Phái sinh
- Năm 2020: Tăng vốn điều lệ lên 1500 tỷ đồng
- Năm 2021: Tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng Thành lập phòng giao dịch Láng Hạ
- Năm 2023: Tăng vốn điều lệ lên 2500 tỷ đồng Tiếp tục lộ trình tăng vốn, gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
Công ty hoạt động trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tự doanh, kinh doanh chứng khoán phái sinh và các dịch vụ tư vấn tài chính khác Công ty tập trung kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng và Vũng Tàu.
Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
YSVN là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và hoạt động theo mô hình quản trị như sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị của YSVN b Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý c Các công ty con, công ty liên kết: Không có
Chức năng và nhiệm vụ của Yuanta Việt Nam
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính đa dạng và chuyên nghiệp như môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, tư vấn đầu tư và phân tích thị trường.
Cụ thể, chức năng của YSVN bao gồm:
YSVN cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch chứng khoán trên thị trường Việt Nam Chúng tôi cung cấp đa dạng kênh giao dịch, bao gồm cả trực tuyến và truyền thống, giúp khách hàng tiếp cận thị trường một cách thuận tiện và hiệu quả.
YSVN cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đa dạng, bao gồm quản lý quỹ chứng khoán, quỹ đầu tư trái phiếu và quỹ ETF YSVN tư vấn cho khách hàng về loại quỹ phù hợp với mục tiêu đầu tư và hỗ trợ quản lý rủi ro, mang lại hiệu quả đầu tư tối ưu.
YSVN cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng đưa ra các quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả Các dịch vụ bao gồm tư vấn chiến lược đầu tư, phân tích cổ phiếu, phân tích thị trường và cung cấp thông tin tài chính liên quan.
- Phân tích thị trường: YSVN cung cấp các dịch vụ phân tích thị trường cho khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về tình hình thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư chính xác Các dịch vụ phân tích bao gồm phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích thị trường chung
YSVN cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, giúp khách hàng tối ưu hóa lợi nhuận từ đầu tư Với cam kết mang đến giải pháp tài chính tối ưu, YSVN khẳng định vị thế là đối tác đáng tin cậy cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) là một công ty chứng khoán hoạt động tại Việt Nam YSVN chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và môi giới chứng khoán cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
YSVN cung cấp đa dạng dịch vụ tài chính, bao gồm tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán, tài chính doanh nghiệp, tư vấn quản trị rủi ro tài chính, tư vấn giá trị doanh nghiệp và các dịch vụ liên quan đến thị trường chứng khoán Nhờ đó, khách hàng của YSVN có thể đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.
YSVN đóng góp vào phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam bằng cách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời tham gia vào nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của chính phủ YSVN cam kết đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong hoạt động, bảo vệ lợi ích khách hàng và hướng đến sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mạng lưới quốc tế
- Chứng khoán Yuanta Thái Lan
- Chứng khoán Yuanta Việt Nam
- Chứng khoán Yuanta Hàn Quốc
- Chứng khoán phái sinh Yuanta HongKong
- Văn phòng đại diện tại Trung Quốc
- Ngân hàng Yuanta Savings Hàn Quốc
- Ngân hàng Yuanta Savings Philippines
- Chi nhánh và văn phòng ở nước ngoài
Chiến lược tại Châu Á
- Kết nối thị trường mới nổi, tạo cơ hội kinh doanh quốc tế
- Tam giác vàng Yuanta: Tam giác vàng Yuanta trở thành nền tảng đầu tư chung của Đài
Loan, Hàn Quốc và HongKong, tạo ra sức mạnh tổng hợp để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính giao dịch định chế xuyên quốc gia
Nền tảng giao dịch đa thị trường HongKong là sáng kiến nhằm thúc đẩy HongKong trở thành trung tâm tài chính khu vực, kết nối các thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho luồng vốn và cơ hội đầu tư tại Châu Á.
Với mục tiêu mở rộng thị trường ra khu vực Châu Á, Đài Loan tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm của công ty mẹ để xây dựng mạng lưới vững chắc Nền tảng giao dịch đa thị trường giúp kết nối chặt chẽ các thành viên thuộc quản lý của tập đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường khu vực.
PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Phân tích tình hình huy động vốn
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Giá trị (VND) % Giá trị (VND) % Giá trị (VND) %
I Nợ phải trả ngắn hạn 2.051.874.345.397 47,65% 1.515.890.202.238 38,89% -535.984.143.159 -26,12%
1 Vay và nợ thuê tài sản tài chính ngắn hạn 1.960.162.503.665 45,52% 1.425.134.000.000 36,56% -535.028.503.665 -27,30%
3 Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán 7.390.359.869 0,17% 6.023.715.874 0,15% -1.366.643.995 -18,49%
4 Phải trả người bán ngắn hạn 18.676.119 0,00% 167.805.000 0,00% 149.128.881 798,50%
5 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 25.433.107.035 0,59% 20.246.530.957 0,52% -5.186.576.078 -20,39%
6 Phải trả người lao động 46.391.617.629 1,08% 36.077.163.396 0,93% -10.314.454.233 -22,23%
7 Các khoản trích nộp phúc lợi nhân viên 740.664.002 0,02% 731.419.675 0,02% -9.244.327 -1,25%
8 Chi phí phải trả ngắn hạn 10.411.094.865 0,24% 26.296.013.097 0,67% 15.884.918.232 152,58%
9 Các khoản phải trả khác ngắn hạn 141.200.021 0,00% 28.435.047 0,00% -112.764.974 -79,86%
10 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.185.122.192 0,03% 1.185.122.192 0,03% 0 0,00%
II Nợ phải trả dài hạn 2.000.000.000 0,05% 2.000.000.000 0,05% 0 0,00%
1 Quỹ bảo vệ nhà đầu tư 2.000.000.000 0,05% 2.000.000.000 0,05% 0 0,00%
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.000.924.317.200 46,46% 2.000.924.317.200 51,33% 0 0,00%
1.1 Vốn góp của chủ sở hữu 2.000.000.000.000 46,44% 2.000.000.000.000 51,31% 0 0,00%
1.2 Vốn khác của chủ sở hữu 924.317.200 0,02% 924.317.200 0,02% 0 0,00%
2 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 22.616.594.760 0,53% 22.616.594.760 0,58% 0 0,00%
3 Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ 21.712.388.413 0,50% 21.712.388.413 0,56% 0 0,00%
4 Lợi nhuận chưa phân phối 207.177.808.724 4,81% 334.657.174.984 8,59% 127.479.366.260 61,53%
4.1 Lợi nhuận sau thuế đã thực hiện 206.705.404.524 4,80% 334.243.463.628 8,58% 127.538.059.104 61,70%
4.2 Lợi nhuận chưa thực hiện 472.404.200 0,01% 413.711.356 0,01% -58.692.844 -12,42%
C TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ
Bảng 2.1: Phân tích cấu trúc nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đã giảm 408.504.773.899 đồng, tương đương 9,49% so với cuối năm 2021 Sự sụt giảm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến giảm sút trong các giao dịch ký kết vào cuối năm.
Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả giảm 535.984.140.159 đồng, giảm tương ứng 26,10% trong khi vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn lại tăng 127.479.366.260 đồng, tăng 5,66% Như vậy chính sách huy động vốn của công ty có thiên hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên ngoài và tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ bên trong
Thời điểm cuối năm 2021, tỷ trọng nợ phải trả là 47,69%, tỷ trọng huy động vốn là 52,31% nhưng đến cuối năm 2022, tỷ trọng nợ phải trả đã giảm xuống còn 38,94% và tỷ trọng huy động vốn tăng lên 61,06% Trong cả 2 năm 2021 và 2022 , vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ trọng cao nhất lần lượt là 52,31% và 61,06% Có thể thấy, doanh nghiệp đang chuyển từ phụ thuộc tài chính từ bên ngoài vào cuối năm 2021 sang tự chủ tài chính vào cuối năm 2022 Cơ cấu doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu Điều này cho thấy mức độ tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng, công ty có xu hướng sử dụng vốn tự có và cố gắng huy động thêm nguồn vốn để phát triển kinh doanh và mở rộng quy mô
Nợ phải trả giảm xuất phát từ khoản phải trả ngắn hạn cho các khoản vay ngắn hạn giảm mạnh
Với việc không phát sinh các khoản nợ phải trả không có khả năng thanh toán và hệ số thanh khoản cao, điều này cho thấy công ty đang quản lý các khoản nợ phải trả một cách hiệu quả.
Vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty đang hoạt động có lãi và có xu hướng tự chủ về tài chính.
Có thể nhận thấy công ty đang quản lý tốt các khoản nợ phải trả, tự chủ về tài chính
=> Công ty có cấu trúc nguồn vốn hợp lý
Năm Nợ phải trả ngắn hạn Nợ phải trả dài hạn Vốn chủ sở hữu
Sơ đồ 2.1: Phân tích cấu trúc nguồn vốn
Phân tích tình hình đầu tư
Chỉ tiêu phân tích Công thức Kỳ phân tích (2022) Kỳ gốc(2021) Chênh lệch
TSNH TSNH/Tổng tài sản 0,981 0,982 -0,001 -0,10%
TSDH TSDH/Tổng tài sản 0,018 0,017 0,001 5,88%
TSCĐ TSCĐ/Tổng tài sản 0,009 0,006 0,003 50,00%
Hệ số đầu ttài chính
Các khoản ĐTTC/Tổng tài sản 0,1026 0,0488 0,0538 110,39%
Bảng 2.2: Phân tích tình hình đầu tư
• Hệ số đầu tư Tài sản ngắn hạn (TSNH):
Trong năm 2022, tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn (TSNH) giảm nhẹ so với năm 2021 (chênh lệch tương đối là -0.10%) Điều này có thể chỉ ra một sự dịch chuyển hoặc điều chỉnh trong cách quản lý tài chính của công ty
• Hệ số đầu tư Tài sản dài hạn (TSDH):
Tăng trưởng nổi bật với tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn (TSDH) tăng đáng kể từ năm
2021 đến năm 2022 (chênh lệch tương đối là 5.88%) Điều này có thể cho thấy một chiến lược dài hạn hơn từ phía công ty, có thể bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ, hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh
• Hệ số đầu tư Tài sản cố định (TSCĐ):
Việc tăng trưởng mạnh mẽ của đầu tư tài sản cố định, với tỷ lệ tăng lên đến 50% so với năm trước, cho thấy cam kết mạnh mẽ trong việc mở rộng cơ sở hạ tầng hoặc phát triển sản xuất Điều này có thể được phản ánh trong hệ số đầu tư tài chính, thể hiện tỷ lệ phần trăm của chi tiêu đầu tư vào tổng tài sản.
Tỷ lệ đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính đã tăng mạnh 110,39% so với năm trước, cho thấy công ty có thể đang tập trung vào việc tăng cường quỹ lưu chuyển hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư có lợi nhuận cao hơn.
Hệ số đầu tư TSNH cao phản ánh mức độ đầu tư nhiều vào các loại tài sản ngắn hạn Bản chất Yuanta là một công ty cung cấp dịch vụ do đó TSNH chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản cũng là điều hết sức hợp lý Công ty sẽ đầu tư ít hơn vào TSDH Hệ số đầu tư TSCĐ thấp, phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản Doanh nghiệp đầu tư TSCĐ hợp lý với quy mô của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Giá trị (VND) % Giá trị (VND) % Giá trị (VND) %
1.Tiền và các khoản tương đương tiền 82,208,573,990 1.91% 1,153,935,140,644 29.60% 1,071,726,566,654 1303.67%
1.2 Các khoản tương đương tiền - - 750,000,000,000 19.24% 750,000,000,000 -
2.Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ 136,416,700 0.00% - -136,416,700 -100.00%
3.Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 210,000,000,000 4.88% 400,000,000,000 10.26% 190,000,000,000 90.48%
5.Dự phòng suy giảm giá trị các tài sản tài chính và tài sản thế chấp -2,487,280,054 -0.06% -2,487,280,054 -0.06% 0 0.00%
6.1.Phải thu và dự thu cổ tức, tiền lãi các tài sản tài chính 35,558,137,515 0.83% 33,967,655,244 0.87% -1,590,482,271 -4.47%
6.2.Phải thu cổ tức, tiền lãi đến ngân hàng nhận 29,212,301,899 0.68% 21,616,120,999 0.55% -7,596,180,900 -35.14% 6.3.Dự thu cổ tức, tiền lãi chưa đến ngày nhận 6,345,835,616 0.15% 12,351,534,245 0.32% 6,005,698,629 94.64%
7.Trả trước cho người bán 2,292,449,831 0.05% 1,742,104,054 0.04% -550,345,777 -24.01%
8.Phải thu các dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp 575,600,999 0.01% 746,362,923 0.02% 170,761,924 29.67%
9.Các khoản phải thu khác 5,447,222,008 0.13% 5,624,476,207 0.14% 177,254,199 3.25%
10.Dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu -5,444,104,619 -0.13% -5,444,063,907 -0.14% 40,712 0.00%
II.Tài sản ngắn hạn khác 4,888,597,380 0.11% 4,563,348,088 0.12% -325,249,292 -6.65%
2.Chi phí trả trước ngắn hạn 4,845,311,010 0.11% 3,802,500,512 0.10% -1,042,810,498 -21.52%
1.Tài sản cố định hữu hình 15,152,193,000 0.35% 21,302,210,523 0.55% 6,150,017,523 40.59%
1.2 Giá trị khấu hao lũy kế 40,504,445,297 0.94% 43,153,276,337 1.11% 2,648,831,040 6.54%
2.Tài sản cố định vô hình 11,930,569,717 0.28% 13,858,498,796 0.36% 1,927,929,079 16.16%
2.2 Giá trị khấu hao lũy kế 20,943,217,094 0.49% 16,992,271,744 0.44% -3,950,945,350 -18.87%
II.Chi phí xây dựng dở dang 15,931,740,841 0.37% 279,750,000 0.01% -15,651,990,841 -98.24%
III Tài sản dài hạn khác 33,624,692,154 0.78% 37,143,450,583 0.95% 3,518,758,429 10.46%
1.Cầm cố ,thế chấp, ký quỹ, ký cược dài hạn 4,972,841,952 0.12% 5,124,009,230 0.13% 151,167,278 3.04%
2.Chi phí trả trước dài hạn 1,813,610,434 0.04% 2,666,528,374 0.07% 852,917,940 47.03%
3.Tài sản thuế TNDN hoãn lại 180,854,725 0.00% 195,527,936 0.01% 14,673,211 8.11%
4.Tiền nộp Quỹ hỗ trợ thanh toán 16,657,385,043 0.39% 19,157,385,043 0.49% 2,500,000,000 15.01%
5.Tài sản dài hạn khác 10,000,000,000 0.23% 10,000,000,000 0.26% 0 0.00%
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản
Tổng tài sản của Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam tính đến cuối năm 2022 đạt 3.897.800.680.595 đồng, giảm 9,49% so với cuối năm 2021 Nguyên nhân chính là do thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh trong những tháng cuối năm 2022, dẫn đến hoạt động giao dịch ký quỹ suy giảm, kéo theo giảm tổng tài sản từ 4.306 tỷ đồng xuống 3.898 tỷ đồng.
TSNH chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Cụ thể năm
2021 TSNH chiếm 98,22% và năm 2022 chiếm 98,14% trên tổng tài sản
Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong TSNH Năm 2022 có thể nói tăng quá nhanh với 1303,67% tương ứng với 1.071.726.566.654 đồng so với năm 2021 Điều này cho thấy doanh nghiệp này có khả năng thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt khi cần Tuy nhiên, đây cũng có thể là bất lợi vì các khoản tương đương tiền có thể là một sự thất thu do tạo ra sự “giam vốn” Doanh nghiệp có thể tạo ra một tỷ lệ lãi cao hơn nếu họ dùng tiền để đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh tiềm năng Doanh nghiệp chỉ nên duy trì tiền ở một mức độ nhất định nhằm tối ưu hiệu quả sinh lời của nguồn vốn Điều đáng chú ý ở đây là các khoản cho vay thuộc mục tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Năm 2021 đạt 3.896.490.681.032 đồng chiếm tới 90,48% trên tổng tài sản, cho tới năm 2022 thì khoản này giảm đi 42,70% so với đầu kỳ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản Cho thấy Yuanta đang chú trọng, tập trung vào các khoản cho vay chủ yếu là giao dịch ký quỹ Phần lớn tài sản của cty đều tập trung vào các khoản cho vay
Tổng các khoản phải thu năm 2022 đạt 36.636.534.521 đồng, giảm 1.792.735.213,00 đồng so với năm trước, tương đương giảm 4,67% Việc giảm khoản phải thu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, giúp giảm áp lực thanh toán các khoản nợ khác và hạn chế nguy cơ khách hàng không thanh toán, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
Năm 2022 TSDH đạt 72.583.909.902 đồng chiếm 1,86% trong cơ cấu tài sản, giảm 5,29% so với năm 2021
Tổng cộng TSCĐ năm 2022 tăng 29,83% so với năm 2021, với mức chênh lệch là 8.077.946.602,00 đồng Sự gia tăng này chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị và phần mềm máy tính để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh với 15.651.990.841 đồng tương ứng với 98,24% so với năm 2021
TSDH khác tăng 3.518.758.429 đồng tương ứng với 10,46% Phần lớn do tiền nộp Quỹ hỗ trợ thanh toán
Công ty tập trung vào hoạt động cho vay, đảm bảo không bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng Tài sản cố định tăng trưởng ổn định, được đầu tư phù hợp với quy mô doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài trợ
Chỉ tiêu Công thức Năm 2022 Năm 2021 +/- %
Hệ số tự tài trợ tổng quát Vốn chủ sở hữu/
Hệ số tự tài trợ thường xuyên
Nguồn vốn dài hạn/ Tài sản cố định
Hệ số tự tài trợ tạm thời
Nguồn vốn dài hạn/ Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn/ Nguồn vốn ngắn hạn
Bảng 2.4: Phân tích tình hình tài trợ
Doanh nghiệp có Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 61,06% (năm 2022) tổng tài sản của cả công ty và có xu hướng tăng 5.66% so với kỳ gốc (năm 2021) Từ đó đảm bảo được về mặt tự chủ doanh nghiệp ngày càng cao Mặt khác công ty có hệ số tự tài trợ tổng quát tăng 16,67% ( từ 0,52 lần năm 2021 đến 0,61 lần năm 2022) phản ánh năng lực độc lập về mặt tài chính ngày càng tăng, do đó rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp
Hệ số tài trợ thường xuyên năm 2022 đạt 32,82 lần, tăng 11,56% so với năm 2021 (29,42 lần) Sự gia tăng này là do tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn cao hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn Hệ số lớn hơn 1 cho thấy nguồn vốn dài hạn vượt quá tài sản dài hạn, cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn Điều này mang lại sự an toàn và ổn định nhưng cũng đồng nghĩa với chi phí sử dụng vốn cao và áp lực trả nợ Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn có đủ hoặc dư thừa nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, đảm bảo sự an toàn về nguồn tài trợ và giảm thiểu rủi ro thanh toán.
Hệ số tài trợ tạm thời đã giảm đáng kể từ 0,99 lần vào năm 2021 xuống còn 0,40 lần vào năm 2022, giảm khoảng 18,31% Điều này cho thấy sự phụ thuộc tài chính của công ty ngày càng thấp, với hệ số này luôn dưới 1, báo hiệu một tình trạng tài chính ổn định và an toàn cho doanh nghiệp.
Vốn lưu chuyển của công ty năm 2022: 2.309.326.565.454 đồng
Vốn lưu chuyển của công ty năm 2021: 2.177.791.913.385 đồng
+ VLC ở cả 2 năm đều lớn hơn 0
+ VLC đang có xu hướng tăng 6,04% tương đương 131.534.652.070 đồng ở năm
2022 so với năm 2021 chứng tỏ hoạt động tài trợ của doanh nghiệp có thể hiểu là đảm bảo VLC của doanh nghiệp càng tăng cao => càng tốt cho doanh nghiệp
Phân tích công nợ
a Phân tích quy mô công nợ
Chỉ tiêu Đầu kỳ (2021) Cuối kỳ (2022) So sánh số tiền Tỷ lệ Các khoản phải thu
I Các khoản phải thu ngắn hạn
Công ty đã thu và dự thu cổ tức, tiền lãi các tài sản tài chính giảm 1.590.482.271 đồng, tương đương 4,47% so với năm trước Trả trước cho người bán giảm 550.345.777 đồng, tương đương 24,01% so với năm trước Phải thu các dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp tăng 170.761.924 đồng, tương đương 29,67% so với năm trước.
Các khoản phải thu NH khác 5.447.222.008 5.624.476.207 177.254.199 3,25%
Dự phòng suy giảm giá trị các khoản phải thu -5.444.140.619 -5.444.063.907 76.712 0,00%
Tổng các khoản phải thu 38.429.269.734 36.636.534.521 -1.792.735.213 -4,67% Các khoản phải trả
I Các khoản phải trả ngắn hạn 2.051.874.345.397 1.517.890.205.238 -533.984.140.159 -26,02%
1 Vay và nợ thuê tài sản tài chính ngắn hạn 1.960.162.503.665 1.425.134.000.000 -535.028.503.665 -27,30%
2 Phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán 7.390.359.869 6.023.715.874 -1.366.643.995 -18,49%
3 Phải trả người bán ngắn hạn 18.676.119 167.805.000 149.128.881 798,50%
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 25.433.107.035 20.246.530.957 -5.186.576.078 -20,39%
5 Phải trả người lao động 46.391.617.629 36.077.163.396 -10.314.454.233 -22,23%
6 Các khoản trích nộp phúc lợi nhân viên 740.664.002 731.419.675 -9.244.327 -1,25%
7 Chi phí phải trả ngắn hạn 10.411.094.865 26.296.013.097 15.884.918.232 152,58%
8 Các khoản phải trả khác ngắn hạn 141.200.021 28.435.047 -112.764.974 -79,86%
9 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.185.122.192 1.185.122.192 0 0,00%
II Các khoản phải trả dài hạn 2.000.000.000 2.000.000.000 0 0,00%
1 Quỹ bảo vệ nhà đầu tư 2.000.000.000 2.000.000.000 0 0,00%
Tổng các khoản phải trả 2.053.874.345.397 1.519.890.205.238 -533.984.140.159 -26,00%
Bảng 2.5: Phân tích quy mô công nợ
Năm 2022, tổng các khoản phải thu ngắn hạn đạt 36.636.534.521 đồng, giảm 4,67% so với năm trước Nguyên nhân chính là do khoản phải thu và dự thu cổ tức, tiền lãi từ các tài sản tài chính giảm 4,47%, trong đó đáng chú ý là phải thu tiền lãi từ cho vay ký quỹ giảm từ 29.064.659.211 đồng xuống còn 21.596.918.166 đồng.
Dữ liệu cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn ngắn hạn do tỷ trọng phải thu và dự thu cổ tức, tiền lãi các tài sản tài chính cao Do đó, cần chú trọng quản lý khoản phải thu từ lúc ký kết hợp đồng, áp dụng các biện pháp đòi nợ hiệu quả nhằm giảm thiểu vốn bị chiếm dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Doanh nghiệp không có khoản phải thu dài hạn, do đó doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi vốn, giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp
Năm 2021, mục các khoản phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản phải trả cụ thể đạt 2.051.874.345.397 đồng còn TSDH chỉ đạt 2.000.000.000 đồng Đến năm 2022 thì Khoản phải trả dài hạn lại chiếm tỷ trọng cao nhất, các khoản phải trả ngắn hạn giảm 26,02% xuất phát từ khoản phải trả ngắn hạn cho khoản Vay ngắn hạn giảm mạnh
Phân tích cho thấy khoản phải trả của doanh nghiệp năm 2022 giảm so với năm 2021, cho thấy khả năng chiếm dụng và huy động vốn của doanh nghiệp kém hơn Tuy nhiên, doanh nghiệp đã giảm vay ngắn hạn và tăng vay dài hạn, giúp giảm áp lực trả nợ Điều này cần được phân tích kỹ hơn trong cơ cấu công nợ để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Hệ số các khoản phải thu 0.0089 0.0094 0.0005 5.62%
Hệ số các khoản phải trả 0.4769 0.3894 -0.0875 -18.35%
Hệ số các khoản phải thu so với
Hệ số các khoản phải trả 0.0187 0.0241 0.0054 28.88%
Bảng 2.6: Phân tích cơ cấu công nợ
• Hệ số các khoản phải thu:
Hệ số các khoản phải thu năm 2022 là 0.0094 lần, nghĩa là mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp bị chiếm dụng 0.0094 đồng bởi các khoản phải thu So với năm 2021, hệ số này tăng 0.0005 lần, cho thấy tỷ trọng tài sản bị chiếm dụng bởi các khoản phải thu năm 2022 cao hơn năm 2021 Việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu là cần thiết để giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ.
• Hệ số các khoản phải trả:
Hệ số các khoản phải trả năm 2022 là 0,3894 lần, cho thấy trong mỗi 1 đồng tài sản, có 0,3894 đồng được tài trợ bởi nguồn vốn đi chiếm dụng So với năm 2021, hệ số này giảm 0,0875 lần, thể hiện tỷ trọng tài sản đi chiếm dụng của doanh nghiệp đã giảm Doanh nghiệp cần tuân thủ kỷ luật thanh toán đối với nguồn vốn đi chiếm dụng để tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán.
• Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả:
Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả năm 2022 là 0.0307, tăng 0.0096 lần so với năm 2021 (0.0211) Cả hai năm đều cho thấy hệ số này nhỏ hơn 1, tức là các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả, chứng tỏ doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều hơn là bị chiếm dụng, đồng thời phản ánh uy tín tốt của doanh nghiệp.
Phân tích khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Công thức Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch giá trị
I Khả năng thanh toán tổng quát
1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả 2,096 2,567 0,471
II Khả năng thanh toán ngắn hạn
1 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn TSNH/Nợ ngắn hạn 2,061 2,523 0,462
2 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Tiền & các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn 0,04 0,761 0,721
3 Hệ số khả năng chi trả bằng tiền Dòng tiền lưu chuyển thuần từ
HĐKD/Tổng NPT bình quân -0,485 0,904 1,389
III Khả năng thanh toán dài hạn
1 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn TSDH/Nợ dài hạn 38,319 36,291 -2,028
2 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay EBIT/Chi phí lãi vay 8,218 3,686 -4,532
Bảng 2.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán
Qua bảng phân tích trên ta thấy các hệ số khả năng thanh toán của công ty có sự biến động theo hai xu hướng trong khi hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn có xu hướng tăng thì hệ số khả năng thanh toán dài hạn có xu hướng giảm: a Khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ nợ phải trả thì đảm bảo rằng 2,567 đồng (năm 2022) và 2,096 đồng (năm 2021) tài sản So với năm 2021, năm 2022 hệ số này tăng 0,471 lần Điều này do chính sách huy động vốn theo xu hướng tăng huy động vốn chủ sở hữu nhiều hơn Chỉ tiêu này cho thấy, với tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp đảm bảo có thể trang trải được cho các khoản nợ Trị số này có xu hướng tăng thì khả năng thanh toán càng cao Đó là nhân tố tích cực góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp b Khả năng thanh toán ngắn hạn
Trong cả hai năm, doanh nghiệp đều đạt chỉ tiêu nợ quá hạn bằng 0, minh chứng rõ ràng cho khả năng thanh toán tốt của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cho thấy cứ 1 đồng nguồn vốn huy động từ nợ phải trả ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 2,523 đồng tài sản ngắn hạn vào năm 2022, tăng 0,462 lần so với mức 2,061 đồng của năm 2021.
Trong cả năm 2021 và 2022, hệ số thanh toán nhanh đều lớn hơn 1, cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luôn lớn hơn nợ ngắn hạn Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có đủ tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định.
• Hệ số khả năng thanh toán tức thời có xu hướng tăng 0,721 lần so với năm gốc (từ 0,04 lần đến 0,761 lần) Ở năm 2021 hệ số này đạt mức thấp 0,04 lần (< 0,5) cho thấy công ty có dấu hiệu rủi ro tài chính, tuy nhiên năm 2022 hệ số này tăng đạt 0,761 lần ở mức độ trung bình Hệ số này cho biết khả năng thanh toán ngay lập tức của doanh nghiệp bằng tiền mặt Hệ số thanh toán tức thời tăng lên là một dấu hiệu tốt, giúp công ty có thể linh hoạt hơn trong hoạt động thanh toán ngắn hạn
• Hệ số khả năng chi trả bằng tiền có xu hướng tăng 1,389 lần ở năm 2022 so với năm
Năm 2021, hệ số khả năng thanh toán dài hạn của công ty đạt -0,485, cho thấy quy mô vốn bằng tiền giảm sút và ảnh hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹ Tuy nhiên, đến năm 2022, hệ số này đã được cải thiện đáng kể Hệ số này càng cao càng tốt, thể hiện khả năng thanh toán và mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán dài hạn có xu hướng giảm ở 2 năm 2021-2022:
Hệ số khả năng thanh toán dài hạn của công ty đạt 36,291 lần trong năm 2022, cho thấy cứ 1 đồng nợ dài hạn được tài trợ bởi 36,291 đồng tài sản dài hạn.
Năm 2021, hệ số khả năng thanh toán dài hạn giảm xuống 2,028 lần Nguyên nhân chính là do tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm 4.055.285.810 đồng, tương ứng với mức giảm 5,29% trong năm 2022 Điều này cho thấy hệ số khả năng thanh toán dài hạn trên 1 phản ánh tình trạng khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp không khả quan.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp đã giảm mạnh từ 4,532 lần xuống còn 3,686 lần do lợi nhuận trước thuế giảm và chi phí lãi vay tăng vọt Mặc dù hệ số này vẫn trên 1, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ lợi nhuận để trả lãi vay, nhưng xu hướng giảm cho thấy rủi ro tiềm ẩn Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể sử dụng dòng tiền từ khấu hao để bù đắp cho chi phí lãi vay, đảm bảo khả năng thanh toán cho các chủ nợ Mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán nợ vay.
Kết quả đánh giá hệ số khả năng thanh toán cho thấy doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và lãi vay, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Phân tích kết quả kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 608.174.017.407 610.904.065.781 -2.730.048.374 -0,45%
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 608.174.017.407 610.904.065.781 -2.730.048.374 -0,45% Doanh thu hoạt động tài chính 1.551.756.121 1.168.312.613 383.443.508 32,82%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 122.466.100.795 115.478.785.198 6.987.315.597 6,05%
Thuế thu nhập doanh nghiệp 32.594.905.948 34.972.985.826 -2.378.079.878 -6,80%
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm nay giảm 0,45% so với năm trước, đạt 608.174.017.407 đồng Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng giảm 6,90%, đạt 160.118.014.687 đồng Lợi nhuận hoạt động khác giảm mạnh 108,81%, đạt -43.742.479 đồng Tổng lợi nhuận trước thuế giảm 7,20%, đạt 160.074.272.208 đồng Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế giảm 7,30%, đạt 127.479.366.260 đồng.
Bảng 3.1: Phân tích kết quả kinh doanh
Trong năm 2022, thị trường chứng khoán toàn cầu diễn biến phức tạp kéo theo thị trường chứng khoán Việt Nam đối mặt với những đợt giảm mạnh Tổng doanh thu và thu nhập khác năm 2022 đạt 610.316.094.174 đồng giảm 0,37% Mặt khác, chi phí lại tăng 1,63% (tăng từ 475.076.108.297 đồng lên 482.836.727.914 đồng)
➢ Dẫn đến Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 7,30% tương ứng với 10.033.571.648 đồng so với năm trước, trong đó:
Doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chiếm 99% tổng doanh thu, giảm sút Điều này cho thấy lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng suy giảm, tỷ lệ thuận với mức giảm khối lượng giao dịch Việc này tạo cơ hội để doanh nghiệp tích lũy vốn và tái sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.
Doanh thu phí môi giới của công ty giảm 21% so với năm 2021, từ 276.827.356.947 đồng xuống còn 218.623.638.971 đồng Mức giảm này tỷ lệ thuận với khối lượng giao dịch thực hiện thông qua công ty.
Kết quả tự doanh ròng giảm 560 triệu đồng trong kỳ, do chủ yếu giảm lãi từ bán các tài sản tài chính Nguyên nhân là do giảm lãi từ bán các tài sản tài chính, cổ tức và lãi nhận được, và chênh lệch về đánh giá lại các tài sản tài chính.
+ Doanh thu từ giao dịch cho vay ký quỹ tăng 25% (tăng từ 285.451.870.134 đồng lên 357.009.558.970 đồng)
Doanh nghiệp cần chú ý đến việc kiểm soát chi phí hoạt động và quản lý, vì đây là những yếu tố chính dẫn đến tăng chi phí chung Việc cân đối và giảm chi phí hợp lý là điều cần thiết để đảm bảo sự hiệu quả và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm mạnh 46.311.028 đồng, tương đương 98%, chủ yếu do khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng vọt 798% so với năm trước Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận sau này của doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý tăng 6,05% so với năm 2021 do gia tăng số lượng nhân sự cũng như việc đầu tư vào hệ thống giao dịch mới trong năm
- Chi phí khác tăng đột biến với tỷ lệ 3070% so với năm 2021 đến từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản, cổ tức và lãi nhận được, chi phải trả
Do chi phí nguyên vật liệu, lương nhân viên, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa và bảo dưỡng đều tăng so với năm trước, doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí để đảm bảo lợi nhuận tối đa Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết là giải pháp hiệu quả trong bối cảnh này.
Mặc dù doanh nghiệp vẫn đạt hiệu quả kinh doanh tốt và có lãi, song chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp tăng cao khiến lợi nhuận sau thuế giảm, dẫn đến kết quả kinh doanh kém hơn năm 2021 Nhà quản trị cần chú trọng vấn đề này để đưa ra các chính sách nâng cao hiệu quả kinh doanh và tối ưu hóa chi phí.
Phân tích tình hình quản trị chi phí và sức sinh lời hoạt động
a Phân tích tình hình quản trị chi phí
Chỉ tiêu 2021 2022 Chênh lệch giá trị
Hệ số CP hoạt động 0,53 0,54 0,01
Bảng 3.2: Phân tích tình hình quản trị chi phí
Hệ số chi phí của công ty tăng nhẹ từ 0,77 lần vào năm 2021 lên 0,79 lần vào năm 2022, tương đương mức tăng 2,53% Điều này cho thấy để thu về 1 đồng doanh thu thuần, công ty cần bỏ ra nhiều chi phí hơn so với năm trước Sự gia tăng hệ số chi phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, do đó việc tìm cách giảm chi phí là rất cần thiết để cải thiện khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.
• Hệ số chi phí hoạt động: năm 2022 là 0,54 lần năm 2021 là 0,53 lần, tăng 0,01 lần (tương ứng 1,26%) Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra 0,54 đồng chi phí bán hàng Hệ số chi phí bán hàng tương đối thấp chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả Tuy nhiên, hệ số này đang có xu hướng tăng chứng tỏ tình hình quản trị chi phí năm 2022 kém hơn năm trước
Hệ số chi phí bán hàng tăng cao cho thấy doanh nghiệp chưa quản lý hiệu quả chi phí, ảnh hưởng đến tối ưu hóa kết quả kinh doanh Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí dự phòng tài sản tài chính, xử lý tổn thất các khoản phải thu khó đòi, lỗ suy giảm tài chính và chi phí đi vay tăng mạnh, bao gồm lãi vay, hoán đổi ngoại tệ cho các khoản vay và thuế nhà thầu nước ngoài.
• Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2022 là 0,20 lần, năm 2021 là 0,19 lần tăng 0,01 lần với tỷ lệ tăng 6,51% Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 phản ánh để thu về 1 đồng doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra 0,20 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, còn năm 2021 phản ánh để thu về được 1 đồng doanh thu thuần, công ty cần bỏ ra 0,19 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cho thấy công ty phải bỏ ra nhiều hơn 0.01 đồng chi phí để thu về 1 đồng doanh thu thuần, tức là hiệu quả quản lý chi phí của công ty giảm đi Nguyên nhân do tăng chi phí tăng lương nhân viên, khấu hao TSCĐ tăng, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng, thuê văn phòng, đều tăng so với năm 2021
Phân tích quản trị chi phí cho thấy các hệ số chi phí tăng cao, phản ánh khả năng quản lý chi phí chưa hiệu quả của công ty Đặc biệt, chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí Do đó, để tối ưu hóa quản trị, doanh nghiệp cần tập trung giảm thiểu chi phí hoạt động, bao gồm các chi phí như tư vấn tài chính, bảo lãnh, hoạt động tự doanh, đồng thời cắt giảm nhân sự và tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch giá trị
Tổng doanh thu và thu nhập 610.316.094.174,00 612.589.046.205,00 -2.272.952.031,00
Hệ số sinh lời hoạt động ròng
Bảng 3.3: Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động
Hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) của công ty năm 2022 là 0,2089 lần, giảm 6,95% so với năm 2021 (0,2245 lần) Điều này có nghĩa là với mỗi 1 đồng doanh thu, công ty thu được 0,2089 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2022.
Năm 2021, hệ số sinh lời ròng của công ty đạt 0,2245 đồng lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng doanh thu, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có lãi ROS dương phản ánh khả năng trả nợ và tạo lợi nhuận từ doanh thu, đồng thời là dấu hiệu của hiệu quả quản lý chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận.
Hệ số sinh lời ròng giảm cho thấy hiệu quả quản lý của công ty chưa được tốt, kém hơn so với năm 2021 Để cải thiện ROS, công ty cần quản lý chi phí hiệu quả và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Tăng doanh thu: Mở rộng thị phần, tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng,
- Giảm chi phí: Quản lý chi phí hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực, …
Công ty cũng cần phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng, quản lý rủi ro, phát triển nguồn nhân lực.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Phân tích khả năng tạo tiền
Chỉ tiêu Công thức 2021 2022 Chênh lệch giá trị Chênh lệch tỷ lệ
1 Cơ cấu dòng tiền thu
Hệ số dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh
Tổng tiền thu vào của hoạt động kinh doanh/ Tổng tiền thu về của DN
Hệ số dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư
Tổng tiền thu vào của hoạt động đầu tư/ Tổng tiền thu về của DN
Hệ số dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính
Tổng tiền thu vào của hoạt động tài chính/ Tổng tiền thu về của DN
Hệ số tạo tiền trên doanh thu
Tổng tiền thu được từ hoạt động KD/ Tổng doanh thu thuần và thuế VAT đầu ra
Hệ số tạo tiền trên VKD Tổng tiền thu được trong kỳ/
Tổng tài sản bình quân 1,98 1,75 -0,23 -11,48%
Hci (Hoạt động kinh doanh)
Dòng tiền thu về của hoạt động KD/ Dòng tiền chi ra của hoạt động KD
Hci (Hoạt động đầu tư)
Dòng tiền thu về của hoạt động đầu tư/ Dòng tiền chi ra của hoạt động đầu tư
Hci (Hoạt động tài chính)
Dòng tiền thu về của hoạt động tài chính/ Dòng tiền chi ra của hoạt động tài chính
Bảng 4.1: Phân tích khả năng tạo tiền a Cơ cấu dòng tiền thu:
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh năm 2021 là 0,06 lần đến năm 2022 tăng lên đạt 0,27 lần Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng tiền thu vào trong năm của đơn vị thì có 0,27 đồng tiền thu vào của hoạt động kinh doanh trong năm 2022 Hệ số này có xu hướng tăng, đó là dấu hiệu tốt cho thấy tiền thu được từ hoạt động kinh doanh nhiều hơn
Tăng tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư vào TSCĐ không phát sinh giúp mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đơn vị, đồng thời nâng cao năng lực hoạt động, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, đạt 94% năm 2021 và 73% năm 2022, cho thấy đơn vị chủ yếu sử dụng vốn từ bên ngoài thông qua việc vay vốn và nhận vốn góp Điều này có nghĩa là trong mỗi 1 đồng doanh thu năm 2022, có 0,73 đồng đến từ hoạt động tài chính.
Dòng tiền thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dòng tiền thu của doanh nghiệp, cho thấy hoạt động tài chính là hoạt động chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp vay ngắn hạn bằng Đô la Mỹ từ các ngân hàng nước ngoài để bổ sung vốn lưu động Việc sử dụng vốn vay từ bên ngoài nhiều tiềm ẩn rủi ro như biến động tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp cần có biện pháp phù hợp để cải thiện việc sử dụng vốn trong kỳ tới.
- Hệ số tạo tiền trên doanh thu: Năm 2022, Hệ số tạo tiền trên doanh thu đạt 3,20 lần Nó cho biết doanh nghiệp thu được bình quân 3,20 đồng tiền mặt từ 1 đồng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ Hệ số này đã tăng mạnh 306,02% so với năm
2021 Chỉ tiêu này đang tăng dần cho thấy tình hình cung cấp các dịch vụ và thu tiền dịch vụ của doanh nghiệp tốt hơn so với trước
Hệ số tạo tiền trên VKD năm 2022 đạt 1,75 lần, giảm 11,48% so với năm trước, cho thấy doanh nghiệp thu về 1,75 đồng tiền mặt từ mỗi đồng tài sản.
Năm 2022, doanh nghiệp đạt hệ số lợi nhuận (Hci) hoạt động kinh doanh là 5,90 lần, tăng mạnh 1551,33% so với năm 2021 Điều này cho thấy, mỗi đồng chi phí đầu tư vào hoạt động kinh doanh đã mang về 5,90 đồng doanh thu, phản ánh hiệu quả kinh doanh tích cực.
>1 và đang tăng dần chứng tỏ có sự gia tăng dòng tiền của đơn vị và hoạt động kinh doanh đã tạo ra được tiền cho doanh nghiệp
- Hci của hoạt động tài chính năm 2022 đạt 0,91 lần Chỉ tiêu này cho biết, bình quân mỗi đồng doanh nghiệp chi ra trong năm sẽ thu về 0,91 đồng Hệ số này giảm 0,21 lần tương ứng với 19,11% so với năm 2021 Hci của hoạt động tài chính