1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với ngườitiêu dùng và giới thiệu vụ án công ty tnhh thiên nhiên ts việt nam kinh doanh sản phẩm kém chất lượng tại hà nội

71 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng và giới thiệu vụ án công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam kinh doanh sản phẩm kém chất lượng tại Hà Nội
Tác giả Lê Hoàng Thái Hậu, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Thị Ngọc Sương, Lê Thị Hoa, Vũ Thị Hiền, Nguyễn Thị Hoài Thương, Lê Nguyễn Quý Minh, Nguyễn Hoàng Bội Ngọc
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Hải Ngọc
Trường học Trường Đại Học Luật
Chuyên ngành Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Thể loại bài thảo luận nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 591,28 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (6)
    • 1. Lời nói đầu (6)
    • 2. Kết cấu đề tài (7)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (7)
  • CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG (7)
    • 1.1 Khái quát về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng (7)
      • 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng (8)
      • 1.1.2 Đặc điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng (10)
  • CHƯƠNG 2: NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG (14)
    • 2.1 Quy định pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh (14)
      • 2.1.1 Trách nhiệm bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp (14)
      • 2.1.2 Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng (15)
      • 2.1.4 Trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo mẫu (25)
      • 2.1.5 Trách nhiệm thực hiện điều kiện giao dịch chung (28)
      • 2.1.6 Trách nhiệm cung cấp cấp bằng chứng giao dịch (30)
      • 2.1.7 Trách nhiệm bảo hành sản phẩm, hàng hoá, linh kiện, phụ kiện (33)
      • 2.1.8 Trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hoá có khuyết tật (37)
      • 2.1.9 Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng (41)
      • 2.1.10 Trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ không đúng nội (44)
      • 2.2.11 Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng (46)
    • 2.2 Sự cần thiết phải quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng (50)
  • CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỤ ÁN CÔNG TY TNHH THIÊN NHIÊN TS VIỆT NAM KINH DOANH SẢN PHẨM KÉM CHẤT LƯỢNG T䄃⌀I HÀ NỘI (54)
    • 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam kinh (54)
    • 3.2 Diễn biến của vụ án (55)
      • 3.2.1 Tóm tắt vụ án (55)
      • 3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến vụ án (57)
      • 3.2.3 Hậu quả (57)
    • 3.3 Hướng giải quyết của cơ quan có thẩm quyền về vụ án (58)
    • 3.4 Quan điểm của nhóm về vụ việc trên (59)
    • 3.5 Bài học kinh nghiệm (62)
    • C. PHẦN KÊT LUẬN (65)

Nội dung

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG1.1 Khái quát về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dù

PHẦN MỞ ĐẦU

Lời nói đầu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng được tham gia vào việc giao lưu, mua bán hàng hóa, sử dụng các dịch vụ một cách dễ dàng, thuận tiện Việc tự do mua bán, trao đổi đã thúc đẩy nền kinh tế ở nước ta phát triển hơn ở những năm qua Pháp luật Việt Nam đã có những quy định để đảm bảo cho việc kinh doanh, mua bán được diễn ra lành mạnh và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia Các quy định đó được thể hiện thông qua pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, cạnh tranh, bảo vệ quyền lời người tiêu dùng Trong đó, quyền lợi của người tiêu dùng là một vấn đề đáng để chúng ta quan tâm

Trong khi trên thị trường đang diễn ra các vấn đề như vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn, tình trạng kinh doanh gian lận, lừa dối khách hàng là những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng Vì vậy, các cá nhân, tổ chức kinh doanh cần phải có trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp cho người tiêu dùng Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần nắm được các quyền lợi của mình khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh

Tuy nhiên, các quy định về trách nhiệm của bên kinh doanh còn chưa được phổ biến rộng rãi và trong quá trình thực hiện các trách nhiệm còn chưa được đầy đủ Vì vậy, nhóm chúng mình chọn đề tài: “Pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng và giới thiệu vụ án Công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam kinh doanh sản phẩm kém chất lượng tại Hà Nội ” để làm đề tài nghiên cứu.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng.

Chương 2: Nôi dung pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng.

Chương 3: Giới thiệu vụ án Công ty TNHH thiên nhiên TS Việt Nam kinh doanh sản phẩm kém chất lượng tại Hà Nội.

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Khái quát về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng

Trong quá trình hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tham gia vào nhiều quan hệ pháp lý khác nhau nên cũng phải thực hiện nhiều loại trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau như trách nhiệm về thuế, trách nhiệm về chứng từ, trách nhiệm về đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ… trong đó bao gồm cả trách nhiệm đối với người tiêu dùng.

Có thể hiểu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng là nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với người tiêu dùng, trong trường hợp tổ chức cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ các trách nhiệm thì phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi theo quy định của pháp luật.

Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 đã có quy định về việc tổ chức cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm bảo vệ những quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng như bảo đảm chất lượng của hàng hoá, thu hồi hàng hoá khuyết tật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã quy định thêm một số điều như thông báo khi thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng, bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng Đây là điểm mới trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, nhất là trong thời điểm thương mại điện tử và kinh doanh online thì việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng là thực sự cần thiết

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng

Căn cứ theo khoản 1,2 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.

“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: a) Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.”

Về phần này cả hai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và 2023 đều quy định về khái niệm của người tiêu dùng và cá nhân tổ chức kinh doanh, tuy nhiên theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, định nghĩa về người tiêu dùng đã có sự thay đổi, trở nên rõ ràng và toàn diện hơn, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu và quyền lợi của các cá nhân và nhóm người tiêu dùng trong xã hội Theo đó, người tiêu dùng hiện được xác định là người mua và sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với mục đích tiêu dùng và sinh hoạt mà không vì mục đích thương mại Trong khi đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 chỉ xác định người tiêu dùng là người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng và sinh hoạt cá nhân, gia đình, tổ chức.

Ví dụ: Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 việc một người tiêu dùng bán cho một người tiêu dùng khác, ví dụ: qua mạng bán đấu giá, trang web chợ, quảng cáo hoặc trực tiếp (ví dụ như láng giềng) một lần hoặc thường xuyên một vật gì đó (ví dụ như bán loại sản phẩm đã cũ sau khi có sản phẩm mới, quần áo mặc đã chật) thì vẫn được tính là người tiêu dùng Trong khi ở trong Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, người tiêu dùng là người mua và sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với mục đích tiêu dùng và sinh hoạt mà không vì mục đích thương mại (ví dụ như anh A mua một chiếc ô tô với mục đích đi lại, chị B mua một lọ mỹ phẩm để làm đẹp).

Ngoài ra, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 cũng bổ sung thêm bảy đối tượng được coi là người tiêu dùng dễ bị tổn thương, bao gồm người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, phụ nữ mang thai, nuôi con dưới 3 tuổi, người bị bệnh hiểm nghèo, thành viên hộ nghèo 1 Vì vậy các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của các đối tượng này trong quá trình tiêu dùng

1 Điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, https://luatminhkhue.vn/diem-moi- cua-luat-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-2023.aspx,Truy cập 19h20 ngày 16/09/2023

1.1.2 Đặc điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng

Thứ nhất, trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng là loại trách nhiệm được pháp luật quy định, thể hiện thái độ của nhà nước trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng.

Bản chất của mối quan hệ giữa tổ chức cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng là mối quan hệ hợp đồng, được xác lập dựa trên sự tự do thoả thuận, tự do ý chí Hay nói cách khác, quan hệ giữa tổ chức cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng bản chất là mối quan hệ dân sự Tuy nhiên, trong mối “quan hệ dân sự” đặc biệt này luôn tồn tại sự mất cân bằng giữa một chủ thể mạnh thế (tổ chức cá nhân kinh doanh) và một chủ thể yếu thế (người tiêu dùng) Chính vì vậy, Nhà nước đã can thiệp bằng cách quy định những trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với tư cách là bên yếu thế

Thứ hai, trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh phát sinh trong mối quan hệ đối với người tiêu dùng, không phải mọi khách hàng của tổ chức, cá nhân kinh doanh đều là người tiêu dùng, theo Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức” Do đó trách nhiệm của tổ chức cá nhân đối với người tiêu dùng chỉ xuất hiện khi họ giao dịch với khách hàng với tư cách là người tiêu dùng.

Ví dụ: Tạp hoá A nhập nước ngọt của hãng Redbull về để kinh doanh, mặc dù tạp hoá A là khách hàng của tổ chức, cá nhân kinh doanh, ở đây là hãngRedbull tuy nhiên tạp hoá A không phải là người tiêu dùng.

Thứ ba, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có xu hướng bất lợi đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh và tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mà họ phải chịu các chế tài khác nhau.

Trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng là trách nhiệm mang tính ràng buộc, là nghĩa vụ mà cá nhân tổ chức kinh doanh phải thực hiện đầy đủ với người tiêu dùng Đó là những nghĩa vụ mà tổ chức cá nhân kinh doanh phải thực hiện trước, trong và sau khi giao dịch với người tiêu dùng Trong trường hợp vi phạm thì tuỳ tính chất, mức độ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu hành vi cấu thành tội phạm), trong trường hợp gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường thiệt hại (Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023).

Ví dụ: Hãng mỹ phẩm A muốn bán sản phẩm cho khác hàng phải có trách nhiệm bảo đảm chất lượng đúng như trong bảng thành phần, quảng cáo Đó là trách nhiệm bắt buộc của hãng, nếu vi phạm thì tuỳ tính chất mức độ có thể bị xử lý.

Thứ tư, trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Quy định pháp luật về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh

2.1.1 Trách nhiệm bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng

“Điều 14 Bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng

1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng theo đúng nội dung đã đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.

2 Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cảnh báo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng và thông báo về các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật.”

+ Theo Điều 14 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì việc bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng quy định việc tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng theo đúng nội dung đã đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Theo đó, chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, khi quyết định đồng ý giao dịch về hàng hoá, sản phẩm đó thì người tiêu dùng luôn quan tâm đến việc phải an toàn, số lượng, chất lượng mà tổ chức, cá nhân kinh doanh đã cam kết.

+ Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng thì tổ chức cá nhân kinh doanh phải cảnh báo về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đó về các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật

Ví dụ: Những sản phẩm thuốc phải luôn có hướng dẫn sử dụng, mục khuyến cáo dị ứng với các thành phần của thuốc, và cách sơ cứu cơ bản khi có tình huống xấu xảy ra gây hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Luật BVQLNTD 2023 đã bổ sung quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng, việc quy định trách nhiệm này là cần thiết trong việc bảo đảm chất lượng, số lượng của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, nhằm bảo vệ tốt hơn về quyền lợi của người tiêu dùng.

2.1.2 Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

Khái niệm về thông tin của người tiêu dùng

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật BVQLNTD 2023 quy định: “Thông tin của người tiêu dùng bao gồm thông tin cá nhân của người tiêu dùng, thông tin về quá trình mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng và thông tin khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh”

Việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng là những biện pháp nhằm bảo đảm tính bảo mật của thông tin cá nhân của người tiêu dùng, tránh cho những thông tin cá nhân của người tiêu dùng bị lạm dụng, sử dụng bất hợp pháp trong quá trình giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

“Điều 15 Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc ủy quyền, thuê bên thứ ba thực hiện việc thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh ủy quyền hoặc thuê bên thứ ba thực hiện việc thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng thi phải được sự đồng ý của người tiêu dùng Việc ủy quyền hoặc thuê bên thứ ba phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó quy định rõ phạm vi, trách nhiệm của mỗi bên trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3 Trường hợp người tiêu dùng thực hiện giao dịch thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

-Theo Điều 15 Luật BVQLNTD 2023 thì việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng được tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc ủy quyền, thuê bên thứ ba thực hiện việc thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Bên thứ ba là bên có nghĩa vụ thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sử, cập nhật, huỷ bỏ thông tin của người tiêu dùng Việc uỷ quyền hoặc thuê bên thứ ba phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó quy định rõ phạm vi, trách nhiệm của mỗi bên trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Bên thứ ba ở đây được hiểu là các nhà phân phối, đại lý, người làm dịch vụ quảng cáo hay chủ các phương tiện truyền thông, quảng cáo mà nhà sản xuất lựa chọn để cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của chính họ 3

Sự cần thiết phải quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng

- Thứ nhất, người tiêu dùng yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá dịch vụ

+ Một trong những định hướng chủ yếu khi xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam là “khắc phục vị trí yếu thế của người tiêu dùng” và đặc biệt là khắc phục tình trạng “bất cân xứng về thông tin” giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh”

+ Thông tin là một trong những yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ Bởi vì, để đảm bảo người tiêu dùng có thể đưa ra một quyết định, một lựa chọn đúng đắn thì vấn đề quan trọng nhất là thông tin về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đang cân nhắc mua hoặc sử dụng

Tuy nhiên, ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh thì người tiêu dùng hoặc bất kì ai khác đều khó có thể tiếp cận được những thông tin này do những hạn chế về độ chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cũng như phương tiện để thực hiện

Vì vậy, việc quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh là cần thiết và là một trong những nghĩa vụ cơ bản nhất, quan trọng nhất trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

+ Trong thương mại điện tử, thông tin cá nhân của người tiêu dùng là một dữ liệu được thu thập thường xuyên, lưu trữ và sử dụng không chỉ bởi các nhà bán lẻ, nhà sản xuất mà còn bởi nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức phi lợi nhuận hay thậm chí là các hacker (tin tặc) sử dụng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như tiếp thị sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thậm chí được xem là một

“mặt hàng” có thể mua bán…

Trong khi đó, người tiêu dùng trong nhiều trường hợp chưa có ý thức về

“giá trị” của thông tin cá nhân, dẫn đến thiếu sự quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin Trên cơ sở đó, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải cụ thể hóa và xây dựng quy định về Trách nhiệm bảo vệ thông tin cho người tiêu dùng.

- Thứ hai, Người tiêu dùng yếu thế trong việc đàm phán và giao kết hợp đồng.

+ Bằng chứng giao dịch là hình thức ghi nhận giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh khi mua, sử dụng hàng hoá dịch vụ Bằng chứng giao dịch có thể là hợp đồng, có thể là hoá đơn thanh toán hoặc bất kì tài liệu, chứng từ nào có liên quan để ghi nhận một giao dịch đã được xác lập

+ Là chứng cứ quan trọng để người tiêu dùng có thể khiếu nại hoặc khởi kiện khi có hành vi vi phạm Để thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện, người tiêu dùng phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ không chỉ để chứng minh giao dịch đã được xác lập trên thực tế mà còn chứng minh các yếu tố khác Do đó, bằng chứng giao dịch có thể coi là chứng cứ quan trọng nhất để người tiêu dùng có thể thương lượng giải quyết vụ việc với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc thực hiện việc khởi kiện tại toà án

+ Bằng chứng giao dịch là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay không Vì vậy, để kiểm tra, và xử lí hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh thì bằng chứng giao dịch là một trong những cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét từ đó đưa ra các biện pháp xử lí phù hợp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thứ ba, người tiêu dùng yếu thế về khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm.

+ Trên thực tế, không phải lúc nào hàng hoá mà người tiêu dùng mua cũng có chất lượng như các bên đã giao kết mà có thể phát sinh những khiếm khuyết ảnh hưởng đến tính năng, công dụng, mục đích sử dụng của người tiêu dùng

Do đó, chế định trách nhiệm bảo hành ra đời nhằm bảo đảm trong trường hợp có khiếm khuyết, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có nghĩa vụ thực hiện việc sửa chữa, khắc phục khiếm khuyết nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá đúng như các bên đã thoả thuận

+ Trong nhiều trường hợp, kể cả cố ý lẫn vô ý, hàng hoá vẫn phát sinh những khuyết tật gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đối với tài sản, sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của nhiều người tiêu dùng Trong trường hợp này tổ chức, cá nhân kinh doanh buộc phải áp dụng những biện pháp cần thiết trong đó có việc thu hồi hàng hoá đã lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn, hạn chế hoặc khắc phục những thiệt hại đã xảy ra.

+ Có những trường hợp, khuyết tật phát sinh nằm ngoài mong muốn của tổ chức, cá nhân kinh doanh Hay nói cách khác, tổ chức, cá nhân kinh doanh không có lỗi gây ra khuyết tật Mặc dù vậy, người tiêu dùng vẫn có thể phải đối mặt với những thiệt hại do khuyết tật của hàng hoá gây ra Do đó, chế định trách nhiệm sản phẩm ra đời để điều chỉnh những việc bồi thường thiệt hại trong những trường hợp này

Khi xác lập giao dịch, người tiêu dùng mong đợi sản phẩm phải đạt chất lượng và phải đảm bảo an toàn Tuy nhiên, người tiêu dùng bị hạn chế rất nhiều mặt để có thể có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như những rủi ro sản phẩm có thể mang lại Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiếp cận vấn đề coi người tiêu dùng là “bên yếu thế” nên quy định về trách nhiệm sản phẩm nhằm bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng ở mức cao nhất và tránh việc tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể chối bỏ trách nhiệm của mình khi hàng hoá đã được lưu thông

- Sự cần thiết phải quy định về trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:

GIỚI THIỆU VỤ ÁN CÔNG TY TNHH THIÊN NHIÊN TS VIỆT NAM KINH DOANH SẢN PHẨM KÉM CHẤT LƯỢNG T䄃⌀I HÀ NỘI

Giới thiệu về công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam kinh

Giới thiệu công ty TNHH Thiên Nhiên TS

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THIÊN NHIÊN TS VIỆT NAM

Trụ sở chính: Số 4, ngách 58, ngõ 30, phố Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (Ngành chính); Đại lý, môi giới, đấu giá; Bán buôn thực phẩm; Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại; Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh; v.v…

Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng

Người đại diện: Nguyễn Thị Thu Trang

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên ngoài NN Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25/02/2016 20

Diễn biến của vụ án

+ Vào ngày 18.10, Đội Quản lý thị trường số 6 (Chi Cục quản lý thị trường

Hà Nội) đã kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Thiên nhiên TS Việt Nam (tại Lô

18, Khu hành chính mới phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội) do bà Nguyễn Thu Trang làm Giám đốc.

+ Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ 14.000 sản phẩm gồm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, ước tính giá trị ban đầu của lô hàng là gần 11 tỷ đồng Giá trị này được ước tính từ những sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng theo giá niêm yết từng sản phẩm tại website công ty trên.

+ Toàn bộ lô hàng từ nguyên liệu đầu vào khi bị kiểm tra thì công ty của bà Trang không xuất trình được hóa đơn chứng từ Đặc biệt trong kho hàng có hơn

10 loại sản phẩm tất cả đều thuộc các loại mỹ phẩm, sữa làm trắng da có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc, New Zealand Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã phát hiện các sản phẩm trên thực chất được đóng nhãn mác bao bì tại kho xưởng ở quận Hà Đông.

+ Chiều 30/10, tại trụ sở công an, bà Nguyễn Thu Trang – Giám đốc công ty TNHH thiên nhiên TS Việt Nam xác nhận lô hàng có giá trị gần 11 tỷ đồng bao gồm thực phẩm chức năng, và mỹ phẩm là của công ty do mình làm chủ Tuy nhiên, sau hơn 13 ngày bị thu giữ bà Trang vẫn chưa thể cung cấp thông tin nhà sản xuất cho cơ quan chức năng.

+ Lãnh đạo đội quản lý thị trường số 6 khẳng định thời điểm đơn vị này kiểm tra, có 8 công nhân của công ty đang tiến hành đóng gói sản phẩm Nhiều

20Công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam, https://infodoanhnghiep.com/thong-tin/Cong-Ty-TNHH-Thien-Nhien-Ts-Viet-Nam-34037.html,truy cập ngày 16/9/2023. sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng đã đóng gói xong, không phải là hàng đang đợi tiêu hủy.

+ Lý giải về việc sau gần 13 ngày số hàng bị thu giữ mà công ty vẫn chưa thể cung cấp được thông tin nhà sản xuất cho cơ quan chức năng, bà Trang cho biết, các sản phẩm trên đều được nhà sản xuất tự đến công ty chào hàng với bộ phận mua hàng nên công ty không lưu giữ lại thông tin.

Qua kiểm tra 100% các sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, trên sản phẩm không có địa chỉ nhà cung cấp, chỉ có số điện thoại Sau khi số sản phẩm bị thu giữ công ty cũng có liên hệ lại với các nhà sản xuất nhưng đến nay tất cả không liên lạc được và tìm thấy nhà sản xuất Đáng chú ý các sản phẩm này có nhiều nghệ sỹ, người mẫu,MC, làm đại sứ thương hiệu như Đại sứ Thương hiệu thức uống phòng chống ung thư Gac day – Diễn viên – MC Ốc Thanh Vân; Đại sứ Thương hiệu sản phẩm làm trắng da Beauty 99 – Diễn viên Lã Thanh Huyền; Đại sứ Thương hiệu Sen Slim – giảm cân an toàn, tăng cân tự nhiên – Diễn viên Bảo Thanh; Đại sứ Thương hiệu nước uống đẹp da Beauty & Go – Á hậu Dương Tú Anh… 21

+ Nhiều người tiêu dùng có tình trạng mặt bị nổi mụn, bỏng rát sau khi sử dụng mỹ phẩm kem huyết rồng ban đêm Ann, kem huyết rồng ban ngày Ann, kem tẩy tế bào chết Helbal; kem chống nắng Sk8; sữa tắm Sk8 và cả Sk8 tắm trắng tinh chất từ nhau thai cừu của TS Group Theo đó, người tiêu dùng đã lên tiếng về sản phẩm Sen Slim dạng viên màu xanh của TS Group với tác dụng giảm cân Sau khi sử dụng, uống hết liệu trình 1 tháng theo như tư vấn của các bạn đại lý của TS Group là giảm 4-8 kg nhưng khi uống hết 1 tháng thì lại tăng đến 2-3 kg Điều đáng nói là trong thời gian uống loại thuốc này người sử dụng

21 Vụ lô mỹ phẩm 11 tỷ bị điều tra: những sao Việt từng quảng cáo cho TS Natural, https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/vu-lo-my-pham-11-ty-bi-dieu-tra-nhung-sao-viet-tung-quang-cao-cho-ts- natural-2321.html?fbclid=IwAR0WIcSI660M-xl-pYAQnHLiCI3PYwOqoEIz8z2lPiQ_aSdPbjSQlpW8XUk, ngày truy cập 16 tháng 9 năm 2023. cảm thấy người luôn mệt mỏi và hay bị chóng mặt Không đúng với lời giới thiệu là 100% giảm từ 3-8kg trong vòng 1 tháng 22

3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến vụ án

Xuất phát từ việc Công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam kinh doanh các sản phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… Trong quá trình kiểm tra 100% các sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, trên sản phẩm không có địa chỉ nhà cung cấp, chỉ có số điện thoại.

Các sản phẩm này còn được quảng cáo bởi các nghệ sĩ, người nổi tiếng như Ốc Thanh Vân, Lã Thanh Huyền, Bảo Thanh, Dương Tú Anh Nhiều người tiêu dùng đã hiểu sai lệch về độ uy tín cũng như chất lượng sản phẩm mà công ty đưa ra và đã gây thiệt hại cho không ít người tin tưởng sử dụng.

- Qua việc mua bán những loại mỹ phẩm kém chất lượng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bên Công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam đã trục lợi từ người tiêu dùng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng Những mỹ phẩm giả được làm ra mà độc hại, rồi được sử dụng tràn lan thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người sử dụng

- Cụ thể với 1 số sản phẩm được bán ra đã gây ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng như trường hợp bà Bà L.T.L ở (Hà Nội) một khách hàng sử dụng sản phẩm Sen Slim dạng viên mầu xanh của TS Group Sau khi sử dụng, uống hết liệu trình 1 tháng theo như tư vấn của đại lý của TS Group là giảm 4-8 kg nhưng khi uống hết 1 tháng thì lại tăng đến 2-3 kg Điều đáng nói là trong thời gian uống loại thuốc này, người dùng cảm thấy người luôn mệt mỏi và hay bị chóng mặt

22 Mỹ phẩm giả, hậu quả thật, https://laodongthudo.vn/bai-2-my-pham-gia-hau-qua-that-78935.html Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2023.

Một người dùng khác là chị chị N.T.V trong 1 bài phỏng vấn đã chia sẻ chị dùng trọn bộ sản phẩm của TS Group như kem huyết rồng ban đêm Ann, kem hu\yết rồng ban ngày Ann, kem tẩy tế bảo chết Helbal; kem chống nắng Sk8; sữa tắm Sk8 và cả Sk8 tắm trắng tinh chất từ nhau thai cừu… Trước đây thì vẫn dùng bình thường các sản phẩm này nhưng thời gian gần đây thấy da khô, đau rát và hiện tại thì đã nổi đẩy mụn ở mặt 23

Hướng giải quyết của cơ quan có thẩm quyền về vụ án

Công ty TNHH Thiên nhiên TS Việt Nam không chỉ có vụ việc bị phát hiện và bắt lô hàng “khủng” lên tới 11 tỷ đồng mà đã có tiền lệ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm Vào tháng 7/2017, Đội QLTT số 26, quận

Hà Đông, Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan liên ngành đã tiến hành kiểm tra, xử phạt 37.500.000 đồng và tiêu hủy số hàng gần 300 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

Vì vậy, đây là vụ việc tái phạm lần thứ hai, với số lượng hàng hóa rất lớn nên có thể xem là hết sức nghiệm trọng, đã đủ căn cứ khởi tố theo quy định của pháp luật 24

23 Phi Long (2017), “Nạn nhân vụ mỹ phẩm 11 tỷ đồng lên tiếng”, https://m.docnhanh.vn/kinh- te/nan-nhan-vu-my-pham-tri-gia-11-ty-dong-len-tieng-tintuc494736, truy cập 19h20 ngày 19/09/2023.

24 Thanh Xuân ( 2017), Đủ căn cứ khởi tố vụ lô hàng mỹ phẩm 11 tỷ đồng nghi giả, https://danviet.vn/du-can-cu-khoi-to-vu-lo-hang-my-pham-11-ty-dong-nghi-gia-7777819382.htm, truy cập ngày 18/09/2023.

Quan điểm của nhóm về vụ việc trên

+ Thứ nhất, Công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam đã thực hiện việc cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm không chính xác, trên bao bì sản phẩm không có thông tin về nguồn gốc sản xuất

Việc Công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam đã thực hiện việc cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm các loại mỹ phẩm, và các loại thuốc giảm cân không chính xác, không đầy đủ là vi phạm trách nhiệm về cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho người tiêu dùng được quy định tại khoản 1 điều

21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023:

“Điều 21 Cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho người tiêu dùng

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:

1 Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về các nội dung sau đây: a) Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, xuất xứ hàng hóa, thời hạn sử dụng, phí, chi phí, phương thức, thời hạn giao hàng, phương thức vận chuyển, thanh toán; b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh; c) Nhận xét, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh (nếu có);”

+ Thứ hai, việc các Sao việt làm đại sứ thương hiệu cho những sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm làm trắng đẹp da, sản phẩm thức uống giảm cân không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng trên.

Trong trường hợp trên, các Sao việt làm đại sứ thương hiệu cho các sản phẩm với tư cách là người được công ty mời làm gương mặt đại diện cho thương hiệu của mình, trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023, các sao Việt được mời làm đại sứ thương hiệu được coi là bên thứ ba, cụ thể là “Người có ảnh hưởng” theo quy định tại khoản 3 điều 22 của Luật này.

“Điều 22 Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

3 Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua người có ảnh hưởng thì người có ảnh hưởng có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này; b) Thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình được tài trợ để cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.”

Trong trường hợp này cũng đặt ra trách nhiệm của các Sao việt với tư cách là người thứ ba cung cấp thông tin sản phẩm phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định tại khoản 3 điều 22 của Luật này.

Các nghệ sĩ KOL đứng ra quảng cáo cho sản phẩm cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và chịu một phần lỗi.

Về khía cạnh xã hội, khi một nghệ sĩ sở hữu trang cá nhân có hàng triệu người theo dõi, nghĩa là người đó rất được dư luận yêu mến, tin tưởng Họ nói gì, làm gì, mặc gì hay thậm chí ăn gì cũng được người hâm mộ quan tâm Sự quan tâm ấy giúp họ - những nghệ sĩ ngoài công việc là tham gia nghệ thuật - còn kiếm được những số tiền không hề nhỏ từ các hoạt động quảng cáo trên Facebook.

Vụ việc lô hàng 11 tỷ đang bị nghi hàng giả, chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ vừa qua một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ nghệ sĩ trong việc sử dụng hình ảnh của chính mình để kiếm tiền.

Họ cần đứng ra đính chính và xin lỗi người tiêu dùng chứ không phải như trường hợp này, TS Group từng có trên 10 người đẹp là diễn viên, ca sĩ, người mẫu, hot girl làm đại sứ và quảng cáo sản phẩm cho công ty TS Group Ngoài Ốc Thanh Vân và Bảo Thanh, những ngôi sao khác như Ngọc Hân, Huyền Lizzie, Jennifer Phạm, Trương Quỳnh Anh, Thuý Diễm, Tâm Tít đều im lặng hoặc từ chối lên tiếng về vấn đề này 25

+ Thứ ba, nhiều người tiêu dùng có tình trạng mặt bị nổi mụn, bỏng rát sau khi sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm với tác dụng giảm cân nhưng sau khi sử dụng hết 1 tháng thì lại tăng đến 2-3 kg

Việc khách hàng sử dụng mỹ phẩm sau đó có hiện tượng bị mặt bị nổi mụn, bỏng rát, sản phẩm thuốc giảm cân nhưng sau một thời gian sử dụng thì có hiện tượng tăng cân, cho nên các sản phẩm trên có thể được xem là sản phẩm hàng hoá khuyết tật theo quy định tại Khoản 4 điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.

“Điều 3 Giải thích từ ngữ

4 Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm: a) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; b) Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng;

25 Duy Vũ (2017) Sao Việt quảng bá lô hàng 11 tỷ: Nghệ sĩ phải có trách nhiệm xã hội, https://m.docnhanh.vn/kinh-te/sao-viet-quang-ba-lo-hang-11-ty-nghe-si-phai-co-trach-nhiem-xa-hoi- tintuc495389, truy cập 19h40 ngày 19/09/2023. c) Sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.”

Sản phẩm của Công ty TNHH TS Thiên Nhiên Việt Nam có thể là sản phẩm khuyết tật nếu phía người tiêu dùng chứng minh được trong quá trình sản xuất các loại mỹ phẩm, thuốc giảm cân có các thành phần, hoá chất gây ra các hiện tượng trên Và nếu chứng minh được các sản phẩm đó bị khuyết tật thì công ty TNHH TS Thiên Nhiên có thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm hàng hoá khuyết tật theo quy định tại điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

Bài học kinh nghiệm

- Đối với cơ quan quản lí nhà nước:

+Việc các loại mỹ phẩm không đảm bảo, không rõ thông tin và nguồn gốc, ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng từ tiền bạc, thời gian thậm chí cả tính mạng Bởi vậy, các cơ quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp và các địa phương cần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giáo dục, bổ sung kiến thức cho các doanh nghiệp về trách nhiệm của họ đối với người tiêu dùng

Trên thị trường hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và để kiểm soát hết các sản phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cần phải có kế hoạch kiêm tra định kì, không bỏ sót doanh nghiệp nào Trước thực tế giám định chất lượng sản phẩm để cấp phép còn có nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi gian lận Vì vậy, cần phải kiểm tra kĩ lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân đó trước khi cấp phép Chứ không chỉ kiểm tra một số sản phẩm mà đã tiến hành cấp phép.

+ Qua vụ án trên, bên phía cơ quan nhà nước cần rà soát chặt chẽ, hoàn thiện hơn về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương, vì quyền lợi người tiêu dùng chỉ có thể được bảo vệ hiệu quả nhất nếu có sự tham gia tích cực và hiệu quả từ phía Nhà nuróc -Đối với doanh nghiệp:

+ TS Natural thuộc Tập đoàn TS GROUP TS Natural là công ty sở hữu hơn 20 thương hiệu dược, mỹ phẩm thiên nhiên nổi tiếng tại Việt Nam với Kênh phân phối rộng khắn trên 64 tỉnh thành và hơn 20 nước trên thế giới hơn 1000 đại lý công tác viên

Với thương hiệu nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng tốt, uy tín tuy nhiên lại xảy ra trường hợp chất lượng, nguồn gốc, thông tin sản phẩm cung cấp không chính xác như vụ án trên Công ty trách nhiệm hữu hạn thiên nhiên TS Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực kinh doanh nói chung cần phải đảm bảo phân cấp, chất lượng của sản phẩm, luôn nỗ lực trong việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng thực sự tốt khi đưa ra thị trường cũng như đến tay người tiêu dùng Cần phải lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, sản phẩm, hàng hóa đã được kiểm định chất lượng Trong kinh doanh không chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận mà còn phải có hướng phát triển lâu dài, bền vững Việc nhập các mặt hàng trôi nổi trên thị trường và bán lại cho người tiêu dùng để lấy lợi nhuận cao thì không thể tồn tại lâu dài được Xét về mặt đạo đức và pháp luật thì những hành vi kinh doanh sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng đều vi phạm

Việc Công ty trách nhiệm hữu hạn TS Thiên Nhiên Việt Nam đã bán ra các loại hàng háo mỹ phẩm, sản phẩm thuốc giảm cân không đảm bảo chất lượng

Vì vậy cần nhanh chóng xử lý thu hồi, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, cung cấp thông tin, nguồn gốc sản phẩm chính xác đầy đủ.

Từ vụ án trên thì ta có thể thấy không phải tất cả các sản phẩm được người nổi tiếng quảng cáo đều đảm bảo chất lượng Những sản phẩm, hàng hóa được sử dụng hằng ngày có ảnh hưởng rất lớn đển sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chính chúng ta Khi muốn mua một loại hàng hóa nào đó thì nên tìm hiểu về những đánh giá của khách hàng đã sử dụng, cần cẩn trọng trong việc lựa chọn, không quá tin tưởng vào những quảng cáo của các tổ chức, cá nhân kinh doanh Mỗi người tiêu dùng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật nhất định để tránh các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Việc người tiêu dùng phải tiếng bảo vệ quyền lợi của mình khi quyền lợi của mình bị xâm phạm Cần tìm hiểu kĩ thông tin của công ty, sản phẩm mà mình mua Bên cạnh đó, cần tỉnh táo tìm hiểu nơi sản xuất, buôn bán hàng hóa uy tính, chất lượng đảm bảo.

Khi xảy ra vụ án trên đã để lại hậu quả cho nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn sản phẩm của TS Group Điều này đã làm mất đi uy tín, thương hiệu của chính doanh nghiệp đó và họ không thể chối bỏ trách nhiệm của mình Hành vi của Công ty TNHH Thiên Nhiên TS đã vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, cung cấp thông tin không chính xác và kinh doanh các hàng hóa khuyết tật Từ vụ án trên, chúng ta có thể nhận thấy các bài học kinh nghiệm dành cho ba đối tượng là: cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng Để hạn chế các trường hợp vi phạm tương tự, cơ quan quản lí nhà nước cần nâng cao trách nhiệm của mình, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình, trở thành người tiêu dùng thông thái để nhận biết được các sản phẩm không đảm bảo chất lượng Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần nhìn vào vụ án để thấy được bài học cho mình Khi kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không chỉ biết tới mỗi lợi nhuận mà cần chú trọng về chất lượng sản phẩm, có trách nhiệm với những thứ mình quảng cáo với người tiêu dùng.

PHẦN KÊT LUẬN

Tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần tạo nên chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn Người tiêu dùng tránh gặp phải các ảnh hưởng tiêu cực, quyền lợi đôi bên được đảm bảo và cùng hướng tới sự phát triển bền vững Thông qua đề tài nghiên cứu, nhóm đã phân tích hai khái niệm người tiêu dùng và các tổ chức, kinh doanh để từ đó xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng Theo các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng được bổ sung để hoàn thiện hơn, làm rõ trách nhiệm về các hoạt động cung cấp thông tin sản phẩm, thực hiện đúng với hợp đồng, tiến hành bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng và có trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật do mình cung cấp Bài nghiên cứu của nhóm cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng Để thực hiện hiệu quả trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật và cần có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010

2 Luật bảo vệ người tiêu dùng 2023

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà xuất bản Công an Nhân Dân (2012)

4 Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

5 Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

6 Quyết định số 25/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Các tài liệu tham khảo khác:

1 Điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, https://luatminhkhue.vn/diem-moi-cua-luat-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu- dung-2023.aspx,Truy cập 19h20 ngày 16/09/2023

2 Thông tin hàng hóa là gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin của thương nhân đối với người tiêu dùng? https://luatminhkhue.vn/thong-tin-hang-hoa-la-gi- trach-nhiem-cung-cap-thong-tin-cua-thuong-nhan-doi-voi-nguoi-tieu- dung.aspx, ngày truy cập 16 tháng 9 năm 2023.

3 Trách nhiệm cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng,https://luatduonggia.vn/trach-nhiem-cua-chu-the-kinh-doanh-trong- viec-cung-cap-thong-tin-ve-hang-hoa-dich-vu-cho-nguoi-tieu-dung/,ngày truy cập 16 tháng 9 năm 2023.

4 Mẫu hợp đồng, https://thuvienphapluat.vn/hopdong/298/HOP-DONG-

MUA-BAN-DIEN-PHUC-VU-SINH-HOAT, ngày truy cập 16 tháng 9 năm 2023.

5 Điều kiện giao dịch chung có bắt buộc phải công khai hay không? https://luathoangphi.vn/dieu-kien-giao-dich-chung-co-bat-buoc-phai-cong- khai-hay-khong/, truy cập ngày 17/9/2023.

6 Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,https://luathoanganh.vn/thuong-mai/trach-nhiem- cung-cap-bang-chung-giao-dich-cua-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanh-hang-hoa- dich-vu-lha7132.html,truy cập ngày 17/9/2023.

7 Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,https://luathoanganh.vn/thuong-mai/trach-nhiem- cung-cap-bang-chung-giao-dich-cua-to-chuc-ca-nhan-kinh-doanh-hang-hoa- dich-vu-lha7132.html ,truy cập ngày 17/9/2023.

8 Phạm Thanh Hữu, Ngọc Nhi, Bảo hành là gì? Trách nhiệm bảo hành đối với người tiêu dùng, Thư viện pháp luật, https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach- phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/42734/bao-hanh-la-gi- trach-nhiem-bao-hanh-doi-voi-nguoi-tieu-dung , truy cập ngày 15/09/2023.

9 Vinfast Hải Thành, Bảo hành,https://vinfasthaithanh.vn/chinh-sach-bao- hanh/,truy cập ngày 19/09/2023.

10 Công ty TNHH Thiên Nhiên TS Việt Nam, https://infodoanhnghiep.com/thong-tin/Cong-Ty-TNHH-Thien-Nhien-Ts- Viet-Nam-34037.html,truy cập ngày 16/9/2023.

11 Vụ lô mỹ phẩm 11 tỷ bị điều tra: những sao Việt từng quảng cáo cho TS Natural, https://tamnhin.trithuccuocsong.vn/vu-lo-my-pham-11-ty-bi-dieu- tra-nhung-sao-viet-tung-quang-cao-cho-ts-natural-2321.html? fbclid=IwAR0WIcSI660M-xl- pYAQnHLiCI3PYwOqoEIz8z2lPiQ_aSdPbjSQlpW8XUk, ngày truy cập 16 tháng 9 năm 2023.

12 Mỹ phẩm giả, hậu quả thật, https://laodongthudo.vn/bai-2-my-pham-gia- hau-qua-that-78935.html Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2023.

13 Phi Long (2017), “Nạn nhân vụ mỹ phẩm 11 tỷ đồng lên tiếng”,https://m.docnhanh.vn/kinh-te/nan-nhan-vu-my-pham-tri-gia-11-ty- dong-len-tieng-tintuc494736, truy cập 19h20 ngày 19/09/2023.

14 Thanh Xuân ( 2017), Đủ căn cứ khởi tố vụ lô hàng mỹ phẩm 11 tỷ đồng nghi giả, https://danviet.vn/du-can-cu-khoi-to-vu-lo-hang-my-pham-11-ty-dong- nghi-gia-7777819382.htm, truy cập ngày 18/09/2023.

15 Duy Vũ (2017) Sao Việt quảng bá lô hàng 11 tỷ: Nghệ sĩ phải có trách nhiệm xã hội,https://m.docnhanh.vn/kinh-te/sao-viet-quang-ba-lo-hang-11- ty-nghe-si-phai-co-trach-nhiem-xa-hoi-tintuc495389, truy cập 19h40 ngày 19/09/2023.

16 Ngô Xuyến, Không chỉ người bán hàng trách nhiệm người “thứ 3” còn cao hơn khách hàng,https://vtc.vn/khong-chi-nguoi-ban-hang-trach-nhiem-cua- ben-thu-3-voi-khach-hang-con-cao-hon-ar644370.html , ngày 19/9,/2023.

17 PV (2017), TS Natural Việt Nam ra mắt sản phẩm mới, Tạp chí tài chính, truy cập tại:https://tapchitaichinh.vn/ts-natural-viet-nam-ra-mat-san-pham- moi.html, truy cập ngày: 13/09/2023.

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w