Tình hình kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chungcông ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng nói chung thông qua nhiều khíacạnh như nhu cầu thị
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Kinh tế
Trong giai đoạn 2020-2023, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, cùng với đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của tất cả các nền kinh tế Năm 2020, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung Đối với công ty LHC trong tình hình này mặc dù doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế vẫn có xu hướng tăng nhưng không cao.
Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58%, thấp hơn 0,33% so với năm 2021 Đây là mức thấp nhất trong giai đoạn 2011-2021.Đối với ngành công nghiệp giá trị tăng thêm là 4,82% so với năm 2020; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, đóng góp 1,67 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,5% Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc điều hành công ty LHC đã có rất nhiều nỗ lực điều hành để mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho công ty và cổ đông.
Năm 2022, cùng với cả thế giới, kinh tế Việt Nam phải đối đầu với những biến động khó lường, như: xung đột quân sự Nga - Ukraina dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam; việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19, sự tăng vọt của giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào… Song, do Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phù hợp, đặc biệt là thực hiện khẩu hiệu “vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép”, kinh tế đã có bước phục hồi tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; GDP tăng ở mức 8,02% so với năm 2021, cao nhất trong 10 năm qua Trong năm 2022, khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,1%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế Cùng với sự phát triển đó, công ty LHC ghi nhận doanh thu thuần đạt 1,416 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 116,8 tỷ đồng Đây là mức tăng cao so với giai đoạn 2020-2021.
Năm 2023, nhìn chung đã đạt được những mục tiêu lớn cơ bản; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 4,16%, thị trường tiền tệ và tỷ giá hối đoái cơ bản ổn định mặc dù thị trường tài chính, tiền tệ thế giới có nhiều biến động lớn; các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo Trong năm nay, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%,đóng góp 28,87% Đối với công ty LHC kết quả kinh doanh năm 2023, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023, kết thúc năm qua, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn
1.121 tỷ đồng, hoàn thành 93,42% mục tiêu đề ra; lợi nhuận trước thuế đạt 160,39 tỷ đồng, vượt 11,38% kế hoạch.
Tình hình kinh tế có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng nói chung thông qua nhiều khía cạnh như nhu cầu thị trường, tài chính, giá cả, chính sách và quy định, và năng suất lao động.
Chính trị-Pháp luật
Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh hoạt động của tất cả các doanh nghiệp Các quy định pháp luật không chỉ xác định các yêu cầu cần tuân thủ mà còn ảnh hưởng đến chi phí, khả năng cạnh tranh và uy tín của các công ty. Đối với hoạt động đầu tư và xây dựng thủy lợi, các công ty phải tuân thủ một loạt các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và quản lý rủi ro Việc không tuân thủ các quy định này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường hoặc phạt về pháp lý, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của công ty.
Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị tương đối ổn định Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của LHC tuy nhiên cũng dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi công ty LHC muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quả hơn.
Văn hóa - Xã hội - Dân số
Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2020, dân số Việt Nam trung bình ước tính là 97,58 triệu người, tăng 1,098 triệu người, tương đương tăng 1,14% so với năm 2019 Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019.Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020.Tính chung năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,5 triệu người, giảm 0,8 triệu người so với năm trước. Dân số trung bình năm 2022 của cả nước ước tính 99,46 triệu người, tăng 955.500 người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021.Dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng (nam giới chiếm 49,9%, nữ giới 50,1%) Sự gia tăng dân số có thể tạo ra nhiều cơ hội mới cho các công ty LHC, nhưng cũng mang lại những thách thức đáng kể. Điều này đặt ra thách thức lớn cho công ty LHC trong việc đảm bảo rằng các dự án của họ được thực hiện một cách bền vững và có tác động ít nhất đến môi trường.
Ngoài ra, sự gia tăng dân số cũng có thể tạo ra áp lực đối với nguồn nhân lực và kỹ năng. Công ty phải tìm kiếm và thu hút nhân tài phù hợp để thực hiện các dự án lớn và phức tạp. Điều này đòi hỏi họ phải đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, cũng như xây dựng mối quan hệ với các trường đào tạo và tổ chức tuyển dụng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất là mối quan hệ với cộng đồng địa phương Công ty LHC thường phải đối diện với sự mong đợi và quan tâm từ phía cộng đồng, bao gồm cả việc đảm bảo rằng các dự án của họ mang lại lợi ích cộng đồng và không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và sinh kế của người dân Điều này đòi hỏi công ty phải thực hiện các chiến lược tương tác cộng đồng hiệu quả và tích cực, bao gồm việc lắng nghe ý kiến phản hồi từ cộng đồng và tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng.
Ngoài ra, công ty cũng phải đối mặt với các yếu tố văn hóa địa phương khi thực hiện các dự án Điều này bao gồm việc hiểu rõ các giá trị, tín ngưỡng, và thực tiễn văn hóa của khu vực đó để đảm bảo rằng các dự án được thiết kế và triển khai một cách nhạy cảm và phù hợp.
Công nghệ
Ngày nay với sự tiếp diễn của trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) khi mà hầu hết các doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng AI vào hoạt động kinh doanh để cải thiện chất lượng. Công nghệ vừa là cơ hội phát triển vừa là thách thức mới với mọi doanh nghiệp nói chung, công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng nói riêng.
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của công nghệ là cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc Các công nghệ mới như máy móc và thiết bị hiện đại, giúp tăng cường sức mạnh lao động và giảm thời gian cần thiết cho các công việc xây dựng Các hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cảm biến kỹ thuật số cũng cung cấp thông tin quan trọng về địa hình, môi trường và nguồn tài nguyên, giúp tối ưu hóa quy trình thiết kế và quản lý dự án.
Ngoài ra, công nghệ cũng mở ra cơ hội cho việc áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường Sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường như vật liệu tái chế và công nghệ xanh, có thể giảm thiểu tác động của các dự án xây dựng lên môi trường Hơn nữa, công nghệ cũng cung cấp các giải pháp để tăng cường an toàn lao động và giảm thiểu các nguy cơ tai nạn trong quá trình thi công.
Công nghệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong quản lý dự án và giao tiếp Phần mềm quản lý dự án và hệ thống truyền thông trực tuyến cho phép các công ty quản lý dự án một cách hiệu quả hơn, từ việc lập kế hoạch và theo dõi tiến độ đến quản lý tài liệu và giao tiếp với các bên liên quan Điều này giúp tăng cường sự chính xác, tính đồng nhất và tốc độ của quy trình quản lý dự án.
Tuy nhiên, công nghệ cũng đem lại những thách thức mới cho doanh nghiệp Để bước tiếp và tận dụng tối đa các cơ hội của công nghệ, họ cần đầu tư không chỉ vào việc mua sắm và triển khai công nghệ mới mà còn vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên.Hơn nữa, việc bảo vệ dữ liệu và đảm bảo an ninh thông tin cũng trở thành một yêu cầu ngày càng quan trọng trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên đóng vai trò quan trọng đối với công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng. Đầu tiên, khí hậu và điều kiện thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và triển khai các dự án xây dựng thủy lợi Các biến đổi trong khí hậu, bao gồm mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và biến đổi khí hậu, có thể gây ra các tác động không mong muốn đến các dự án, từ việc làm chậm tiến độ đến việc gây ra thiệt hại vật chất và môi trường
Thứ hai, địa hình và đặc điểm địa chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định vị trí và thiết kế của các dự án thủy lợi Đặc điểm địa chất như độ cứng của đất, độ bền của đá và tính chất của nước dưới đất có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu xây dựng và phương pháp xử lý trong quá trình thi công
Cuối cùng, tài nguyên tự nhiên như nước và đất đai cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng Sự cạnh tranh về nguồn nước và đất đai có thể tạo ra những thách thức trong việc lập kế hoạch và triển khai các dự án, đặc biệt là ở các khu vực có nhu cầu sử dụng tài nguyên lớn và nguồn cung hạn chế.
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Ngành xây dựng là tập hợp các cá nhân, các công ty, các doanh nghiệp, các tổ chức làm các công việc xây dựng, cung cấp dịch vụ để xây dựng thủy lợi, nhà cửa, tòa nhà, cầu cống… và những công trình khác.
Ngành xây dựng Việt Nam là ngành hoạt động tốt nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) Trong giai đoạn 2021-2023, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, cùng với đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của tất cả các nền kinh tế tới Song, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, kinh tế nước ta vẫn có nhiều điểm tích cực so với nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Ngành đầu tư và xây dựng thủy lợi là ngành đầu tư và xây dựng các công trình thủy lợi,thủy điện, công trình bến cảng, công trình biển, công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu, công trình bảo vệ bờ biển, hải đảo cũng như công trình ven thềm lục địa, khu vực cửa sông ven biển.
Ngành đầu tư và xây dựng thủy lợi bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên sâu như thiết kế hệ thống cấp nước, xây dựng đập thủy điện, quản lý hồ chứa nước, và thi công hệ thống gia cống Quy mô của ngành này rất lớn, ảnh hưởng đến cả môi trường, kinh tế và xã hội.
Mức độ cạnh tranh của ngành:
Một quốc gia phát triển đồng nghĩa với việc phải đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cơ sở.
Và để đạt được điều đó, thì không thể phủ nhận vị thế của ngành xây dựng Đây là lĩnh vực giúp thiết lập hạ tầng cơ sở cần thiết cho mỗi đơn vị, tổ chức và toàn xã hội Chỉ khi xây dựng kỹ thuật phát triển Thì các lĩnh vực khác trong nền kinh tế mới có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo Có thể nói rằng, ngành xây dựng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng Nó chính là nhân tố quyết định quy mô, trình độ kỹ thuật của nền kinh tế Bên cạnh đó, nó còn nắm giữ vai trò của một công cụ điều tiết kinh tế hữu hiệu nhất
Tại Việt Nam, công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất Và tính đến thời điểm hiện tại, ngành xây dựng vẫn đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình bởi:
Bảo đảm và giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành của nền kinh tế.
Đảm bảo mối quan hệ tỉ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất cho phát triển kinh tế trong các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế.
Tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả cho các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng của quốc gia.
Đóng góp đáng kể lợi nhuận cho kinh tế
Nhìn vào diện mạo đô thị Việt Nam hôm nay, phần nào cho thấy vị trí quan trọng và sự lớn mạnh của ngành xây dựng nói chung và xây dựng thủy lợi nói riêng Trong nỗ lực suốt nửa thế kỷ qua để khẳng định vị thế của một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đầu tư và xây dựng thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, hỗ trợ trong việc kiểm soát lũ lụt, cung cấp năng lượng thủy điện, và tăng cường phân phối nước cho các vùng đất canh tác.
Là quốc gia nông nghiệp, nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên Vì vậy, xây dựng thuỷ lợi sẽ luôn đóng vai vai trò quan trọng, tác động rất lớn đối với nền kinh tế Qua đó càng thấy rõ vai trò đi đầu của ngành xây dựng trong việc nâng cao kinh tế và phát triển đất nước.
TỔNG QUAN VỀ LHC
Giới thiệu công ty
- Công ty có tên gọi đầy đủ là CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (tên tiếng anh: Lam Dong Investment & Hydraulic Construction JSC)
- Địa chỉ: Số 87 Phù Đổng Thiên Vương - P 8 - Tp Đà Lạt - Lâm Đồng.
- Mã cổ phiếu niêm yết: LHC tại sàn chứng khoán HNX - sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Công ty hoạt động với mục tiêu chủ yếu là phát huy thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp thủy lợi, thủy điện, tham gia vào một dự án Thủy lợi, thủy điện lớn, trọng điểm quốc gia đã, đang và sẽ thi công trên cả nước.
Giá cổ phiếu hiện tại (đến ngày 05/04/2024): 47,500 VNĐ/1cp
Lịch sử hình thành
- Năm 1976: Công ty Xây dựng Thủy lợi được thành lập, tiền thân là Đội công trình trực thuộc Tỉnh ủy thủy lợi.
- Năm 1981: Đổi tên Công ty thành Xí nghiệp Xây dựng Công trình Thủy lợi trực thuộc Sở Thủy lợi Lâm Đồng.
- Năm 1987: Đổi tên thành Xí nghiệp Xây dựng Công trình Thủy lợi trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Thủy lợi Lâm Đồng.
- Năm 1993: Xí nghiệp Xây dựng Công trình Thủy lợi chuyển thành Công ty Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng.
- Ngày 27/06/2000: Công ty chuyển đổi sang loại hình Công ty Cổ phần theo Quyết định chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm đồng số 82/2000/QĐ-UB Với số vốn điều lệ ban đầu là 2.78 tỷ đồng.
- Năm 2003: Tăng vốn điều lệ lên 4 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược
- Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 10 tỷ đồng thông qua hình thức thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1/1,5055.
- Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược và đấu giá ra công chúng.
- Ngày 13/01/2010: Chính thức giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
- Năm 2013: Công ty chính thức trở thành Công ty mẹ của Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Lâm đồng với tỷ lệ nắm giữ là 55,16%.
- Năm 2015: Tăng vốn điều lệ lên 36 tỷ đồng.
- Năm 2019 Công ty chuyển trụ sở chính sang số 87 Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Ngày 17/09/2020: Tăng vốn điều lệ lên 72 tỷ đồng đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tháng 08/2022: Tăng vốn điều lệ lên 144 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Cổ tức
- Mỗi năm LHC đều chia cổ tức đều đặn từ 20-30% bằng tiền mặt – điều hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư.
- Đây là hệ quả của việc hàng năm DN đều tăng trưởng ít nhất 15% từ 2012 và luôn duy trì tỷ lệ nợ cũng như tiền mặt cao trong khoản tài sản ngắn hạn.
Rủi ro đầu tư
Giá cổ phiếu của LHC có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường chứng khoán nói chung Nếu thị trường giảm sút, giá cổ phiếu LHC có thể giảm theo.
Thị trường chứng khoán toàn cầu
Doanh nghiệp có thể gặp các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, ví dụ như không đáp ứng được điều kiện trong hợp đồng, tranh chấp hợp đồng hoặc khó khăn trong việc huy động các khoản vốn Các vấn đề này có thể dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh của LHC và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Rủi ro về dự án và hợp đồng
Rủi ro về thị trường và cạnh tranh
Rủi ro pháp lý và quản lý rủi ro
- Rủi ro liên quan đến ngành công nghiệp xây dựng và hạ tầng
Ngành công nghiệp xây dựng và hạ tầng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như thay đổi về giá nguyên vật liệu, sự cạnh tranh từ các công ty khác hay sự khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có chuyên môn Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của LHC và giá cổ phiếu.
Biến động giá vật liệu xây dựng
Rủi ro từ việc thực hiện các dự án
Thay đổi trong nhu cầu thị trường
Rủi ro pháp lý và quy định
Rủi ro từ thị trường lao động
- Rủi ro về môi trường và bảo vệ môi trường
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (LHC) hoạt động trong ngành xây dựng và hạ tầng, nơi mà các hoạt động có thể gây ra tác động đáng kể đến môi trường.
Sự suy giảm các nguồn tài nguyên tự nhiên
Rủi ro từ các dự án không bảo vệ môi trường
Thách thức từ biến đổi khí hậu
Công nghệ và sáng tạo trong bảo vệ môi trường
PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO DOANH THU
Phân tích tài chính
4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của LHC giai đoạn 2021-2023
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Ta thấy, doanh thu của LHC có mức tăng trưởng cao từ 2021-2022 nhưng lại giảm vào 2022 -2023 cho thấy giai đoạn sau đại dịch Covid-19 các doanh nghiệp, công sở,… trở lại làm việc dẫn tới nhu cầu về điện tăng cao đông thời là công việc canh tác của người dân trở lại bình thường khi nhu cầu tiêu dùng tăng từ đó thúc đẩy khai thác và đầu tư thủy lợi, tuy nhiên vào 2023 điện lực gặp khó khăn lớn khi các công trình thủy lợi gặp sự cố thiếu nước nghiêm trọng, thời tiết hạn hán, khả năng khai thác giảm mạnh, khó đầu tư phát triển.
Trên thực tế, dù có sự biến động tăng giảm nhưng DT và LNST luôn ở mức cao (1,417-
117 tỷ năm 2022) đồng thời LNST năm sau luôn cao hơn năm trước (2022 với 2021 tăng30% và 2023 với 2022 tăng 7%) dù doanh thu giảm vào năm 2023, tuy nhiên luôn lớn hơnLNST của công ty mẹ cho thấy các khoản thu nhập công ty có thu nhập rất tốt từ các dự án đã đầu tư thậm chí cả các công trình trọng điểm quốc gia đặt biệt ở các khu vực cần phát triển thủy lợi và có lợi thế phát triển như khu vực miền Trung - Tây Nguyên (đặc biệt là nhà thầu thi công công trình Xây dựng hồ chứa nước Ka Zam với mức đầu tư 496 tỷ đồng).
Nắm bắt nhu cầu ngày càng cao của việc Xây dựng và khai thác các công trình thủy lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, Bằng kinh nghiệm sự nỗ lực với vị thế là đơn vị đầu ngành dự báo Công ty sẽ còn đạt được mức tăng trưởng tốt trong thời gian tới.
4.1.2 Các chỉ số cơ bản của bảng cân đối kế toán
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Xét về cơ cấu đầu tư tài sản, từ số liệu trên cho thấy: LHC đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn (trên 54% trong giai đoạn 2021 – 2023) Tổng tài sản LHC tăng 120 tỷ trong năm
2022 hơn 13% Năm 2023 tổng tài sản của LHC năm 2022 tiếp tục tăng 63 tỷ hơn 6%, tài sản ngắn hạn tăng 100 tỷ hơn 17% Tỷ trọng tiền và tiền gửi/ Tổng tài sản có xu hướng tăng 2022 sau đó giảm vào năm 2023 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn Tuy nhiên trong bối cảnh lãi suất năm 2022 liên tục tăng, việc dùng tiền thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn của mình là một bước đi cẩn trọng và an toàn.
Tỷ trọng % Tỷ trọng % Tỷ trọng %
Tổng tài sản Tổng nợ
Xét về cơ cấu nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng trong năm 2022 dù nợ phải trả tăng hơn 6% và vốn chủ sở hữu tăng hơn 18% Sang năm 2023 tổng nguồn vốn vẫn tăng khi khoản mục nợ ngắn hạn đã giảm 12 tỷ nhưng VCSH tăng 75 tỷ Bên cạnh đó nợ chiếm dụng đang có phần tăng lên cho thấy năng lực đàm phán và sức mạnh đối tác của LHC đối với chủ đầu tư là khá cao và đang được cải thiện qua thời gian.
4.1.3 Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng
CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG TÀI TRỢ TÀI SẢN
Tiền và các khoản tương đương tiền
Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán tức thời
Hệ số tự tài trợ tổng quát
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
14 a) Phân tích cấu trúc sinh lời
LN gộp LN thuần EBIT
ROI ROS ROE ROCE ROA Linear (ROA)
Ta thấy EBIT không chuyển dịch quá nhiều trong các năm 2021 và 2022 có thể do ảnh hưởng của đại dịch và chiến tranh Nga - Ukraina, tuy nhiên lại tăng mạnh gần 4% năm 2023 cộng với xét LNST ở kết quả kinh doanh cho thấy LHC luôn đạt lợi nhuận tốt, tỷ lệ vay nợ ổn định và với nền kinh tế đòi hỏi phát triển về cơ sở hạ tầng đồng thời tại Việt Nam thủy lợi luôn là một lĩnh vực được chú trọng có thể dự đoán chắc chắn EBIT của công ty sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.
Từ kết quả ROE cũng cho thấy trung bình giai đoạn 2021-2023 cứ 1 đồng vốn tạo ra 17-
19 đồng LNST như vậy khả năng sinh lời của LHC là khá cao.
Năm 2022 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng mạnh 4,2% so với năm 2021 trong khi đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cùng tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROCE) cũng tăng nhẹ 1% do nợ vay tăng nhẹ.
Năm 2023 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)là 24,6% giảm nhẹ 1,5% so với cùng kì năm 2022, cùng với đó tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROCE) cũng giảm nhẹ 0,5% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) không đổi, cho thấy khả năng sử dụng vốn hiệu quả. b) Chỉ tiêu sức mạnh tài chính
Khả năng thanh toán tổng quát
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán tức thời - 2 0 2 1 2 0 2 2 2 0 2 3
K HẢ NĂ NG TỰ TÀ I TR Ợ
Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ tài sản cố định
Hệ số tự tài sợ tài sản dài hạn
Hệ số thanh toán hiện hành tăng từ 1,35 lần năm 2022 lên 1,82 lần trong năm 2023 và hệ số thanh toán nhanh tăng từ 0,98 lần lên 1,43 lần Với các hệ số đều cải thiện so với cùng kỳ, nằm ở mức an toàn trên 1,0 và lượng tiền mặt ròng ở mức ổn định, LHC có rủi ro về khả năng thanh toán rất thấp.
Khả năng thanh toán tổng quát ở mức cao và tăng trưởng đều chứng tỏ doanh nghiệp đảo bảo khả năng thánh toán nợ.
Tính đến cuối năm 2023 lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền tăng 13,14% so với cùng kỳ và tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 8% năm 2022 lên 11,5% năm 2023 đảm bảo cơ cấu vốn lành mạnh và năng lực trả lãi vay cao.
Hệ số khả tự tài trợ từ 0,59 lần năm 2022 đến 0,63 lần năm 2023, hệ số tự tài trợ tài sản cố định từ 1,44 lần lên 1,87 lần, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn từ 1,3 lần lên 1,58 lần Với các hệ số đêu cải thiện so với cùng kỳ và đều nằm trong mức an toàn LHC có khả năng tự tài trợ các loại tài sản cố định tài sản dài hạn. Đồng thời, VLC của LHC >0 chứng tỏ đây là doanh nghiệp tốt và đảm bảo. c) Chỉ tiêu khả năng hoạt động
Vòng tổng tài sản đầu tư có thể biết mức độ hiệu quả trong việc điều hành, phát triển của doanh nghiệp dựa trên nguồn lực tài sản có sẵn, tỷ lệ này vào các năm trong như năm 2021 là 1,28 đến năm 2022 thì tỷ lệ này lại tăng lên 1,46 Tuy nhiên tỷ lệ này giảm mạnh vào năm
2023 ở mức 1,06 là khá thấp cho thấy vật tư tồn kho năm 2023 tồn kho lớn Và các chỉ số cũng tương tự với chỉ số vòng quay TSCĐ và VCSH Các khoản phải thu cao và có xu hướng tăng trong giai đoạn này do ảnh hưởng của xung đột giữa Nga và Ukraina làm cho giá vật tư xây dựng đặt biệt là xăng dầu và sắt thép tăng mạnh và sẽ có xu hướng tiếp tục tăng ở những năm 2024,2025… tiếp theo Do đó, LHC cần tìm kiếm giải pháp và điều chỉnh giá cả thi công khi đàm phán với các chủ đầu tư nhằm đảm bảo chất lượng công trình khi mà các dự án về thủy lợi có vai trò rất rất quan trọng trong đời sống về mọi mặt của nhân dân và đất nước.
=> CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng là 1 doanh nghiệp có vị thế và sức mạnh tài chính tốt, doanh nghiệp ổn định (Chỉ số F – Score đạt 7/9(cao))
Chiến lược phát triển
Tiếp tục phát huy thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh chính là xây lắp thủy lợi, thủy điện đồng thời mở rộng các hoạt động sản xuất, kinh doanh qua các Công ty con; đem lại lợi ích tối ưu cho khách hàng, đối tác và cổ đông.
Nâng cao năng lực quản trị, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo nền tảng tài chính vững mạnh, chủ động về nguồn vốn đầu tư các dự án thủy lợi, thủy điện trọng điểm trên phạm vi toàn quốc.
Vòng quay TSCĐVòng quay VCSHVòng quay Tổng TS
Xây dựng Công ty trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường, vừa “chất lượng cho mọi công trình” vừa cạnh tranh tranh về giá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng hàng thủy lợi hàng đầu Việt Nam. Đặt mục tiêu chung tay và đóng góp cho cộng đồng, xã hội trong khả năng cao nhất của Công ty.
4.2.3 Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Tối đa hóa năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh Mở rộng hợp tác đầu tư, liên kết và định hướng phát triển đa ngành nghề với quy mô lớn mạnh.
Nâng cao năng lực quản lý thiết bị: Công tác bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên, quản lý công tác sửa chữa, đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. Đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, các máy móc, thiết bị hiện đại giúp tăng năng lực thi công cũng như hiệu quả lao động của công nhân viên.
Tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư các dự án có vốn nước ngoài để nâng cao giá trị và thể hiện khả năng hoạt động của Công ty.
Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh chính vào TP Hồ Chí Minh, vùng phụ cận và miền Tây Nam bộ, định hướng Công ty cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 40 sẽ sáp nhập với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, tăng quy mô, kinh nghiệm, ngành nghề.
4.2.4 Chiến lược phát triển ngắn hạn
Song song việc phát triển và xây dựng các công trình thủy lợi, LHC liên tục đổi mới sáng tạo và mở rộng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực (khoáng sản, vật liệu xây dựng) thúc đẩy tăng trưởng bền vững Nối tiếp thành công trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi LHC đã và đang tiếp tục, ở rộng trong việc thi công các công trình cơ sở hạ tầng dường xá và khai thác khoáng sản Với nhóm khách hàng chủ yếu Doanh nghiệp và Tổ chức nhà thầu xây dựng, các dịa phương, các dự án chủ đầu tư là Nhà nước và các dự án vốn FDI LHC sẽ tiếp tục tập trung phát triển, cải tiến các giải pháp ứng dụng Công nghệ vào thi công và quản lí, giám sát. Nâng cao hiệu quả cao và chi phí phù hợp với các đối tác trong giai đoạn kinh tế suy thoái toàn cầu khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vược xây dựng qua gần nửa thế kỉ hình thành và phát triển LHC đã đem lại những giá trị công trình lớn quan trọng của đất nước như Karim, Dự án Cao Tốc Dầu Giây- Liên Khương là tuyến đường huyết mạch nối thành phố
18 Đà Lạt, trung tâm của tỉnh Lâm Đồng với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam Có thể nói vấn đề cốt lõi doanh nghiệp, cơ bản của LHC hiện tại hay tương lai đều rất tiềm năng.
Với định hướng chiến lược và những thành tựu đã đạt được, đứng trước những cơ hội và thách thức của bối cảnh vĩ mô như đã phân tích trên đây, HĐQT đưa ra kế hoạch năm 2024 như sau: (1 số chỉ tiêu)
TT Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2024
Công ty mẹ (tỷ đồng) Hợp nhất (tỷ đồng)
3 Đầu tư TSCĐ 4-10 Tỷ đồng
Như vậy, từ các mục tiêu chủ yếu nêu trên cho thấy LHC đặt ra mục tiêu tốt cho năm
2024 sau những thành tựu từ các năm trước với hy vọng và niềm tin vào sự phát triển mạnh mẽ của một doanh nghiệp đầu ngành trên địa bàn Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ,
Nam Trung Bộ trong lĩnh vực thi công các công trình xây lắp thủy lợi, thủy điện Là một cổ phiếu tăng trưởng cực tổt trong vài năm trở đây, có thể đánh giá đó 1 viên ngọc sáng trong tương lai.
ĐỊNH GIÁ
Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần đối với doanh nghiệp (FCFF)
Chiết khấu dòng tiền (DCF – Discounted Cash Flow) được biết đến là một phương pháp định giá Giúp ước tính giá trị của một khoản đầu tư thông qua các dòng tiền trong tương lai của nó Phương pháp định giá này tìm ra giá trị của một doanh nghiệp hiện nay Dựa trên căn cứ theo những dự đoán về số tiền mà doanh nghiệp đó sẽ tạo ra trong tương lai.
Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) là dòng tiền thuộc về chủ nợ và cả chủ sở hữu sau khi thanh toán tất cả các khoản chi phí hoạt động và thuế thu nhập Đây là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh và phân tích sức khoẻ tài chính cũng như là định giá doanh nghiệp.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp các tài sản của doanh nghiệp là tài sản hữu dụng, vì phương pháp này phản ánh giá trị của doanh nghiệp trên cơ sở chiết khấu các dòng lợi ích trong tương lai, nghĩa là giá trị của doanh nghiệp chỉ là giá trị của những tài sản hữu dụng; các tài sản không hữu dụng (hoặc kể cả các tài sản dưới mức hữu dụng) phải được xem xét, đánh giá riêng theo các phương pháp thẩm định giá.
Phương pháp FCFF là công cụ hữu ích cho việc đánh giá dòng tiền hiện tại và từ đó dự phóng dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp Cùng với đó là xem xét liệu công ty có đủ khả năng trả cổ tức, mua lại cổ phần hoặc thanh toán bớt nợ gốc của mình hay không. Định giá FCFF cũng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp có đòn bẩy cao hay đang trong quá trình thay đổi đòn bẩy tài chính Bởi vì FCFF cho thấy dòng thu nhập của doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản (không tính đến cơ cấu nguồn vốn), khi dòng thu nhập tăng lên đáng kể thì giá trị doanh nghiệp cũng tăng lên.
Khi sử dụng FCFF thì cần phải giả định rằng mọi chi phí vốn được doanh nghiệp sử dụng là hợp lý để duy trì tăng trưởng của công ty Vì trên thực tế rất khó để nhà đầu tư xác định được doanh nghiệp có đang sử dụng chi phí vốn hợp lý và cần thiết hay không hoặc là doanh nghiệp sẽ cần bao nhiêu vốn đủ để duy trì cho tăng trưởng.
Tiếp cận vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp trên góc nhìn của nhà đầu tư đa số
Là phương pháp điển hình được xem xét trong một trạng thái động
Sẽ cho kết quả tốt hơn phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong trường hợp không thể xác định được cổ tức đó như thế nào là hợp lý, cao quá hay thấp quá
Khó khăn khi dự báo các tham số in khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận thuần vốn đầu tư
Đối với doanh nghiệp nhỏ, không có chiến lược kinh doanh hoặc có chiến lược kinh doanh không rõ ràng thì khó áp dụng phương pháp này
Đòi hỏi người đánh giá phải có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư
Đòi hỏi một lượng thông tin lớn đạt được sự tin cậy ở mức độ cần thiết
Dòng tiền thuần đối với doanh nghiệp (FCFF) là toàn bộ dòng tiền phát sinh trong một kỳ kế toán bao gồm các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp xác định FCFF:
FCFF = FCFE + Chi phí lãi vay x (1-Thuế suất) + Các khoản trả nợ gốc - Các khoản nợ mới
FCFF = EBIT (1-Thuế suất) + Chi phí khấu hao- Các khoản đầu tư dài hạn - Tăng (giảm) vốn lưu động
Cách 3: Tính từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Theo phương pháp trực tiếp
FCFF= Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư + Tiền lãi vay đã trả - Chi phí lãi vay x thuế suất thuế TNDN
Theo phương pháp gián tiếp:
FCFF= Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư + Tiền chi trả lãi vay x (1 – Thuế suất thuế TNDN) Để xác định được giá trị của cả doanh nghiệp có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Khi giả định FCFF tăng trưởng với tốc độ ổn định (g) với g < WACC Khi đó công thức sẽ là:
Nhưng trên thực tế, dòng tiền luôn biến động và khó có thể tăng trưởng đều đặn qua các năm, vì thế mà khi muốn tính chính xác dòng tiền thì phải xét đến trường hợp 2.
Trường hợp 2: Dòng tiền của doanh nghiệp tăng trưởng theo nhiều giai đoạn:
5.1.5 Ứng dụng FCFF vào định giá doanh nghiệp LHC Đối với trường hợp định giá Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (LHC), LHC là công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao nên phương pháp định giá FCFF là phù hợp Vì FCFF là phương pháp phù hợp với các loại hình doanh nghiệp có đòn bẩy cao hay đang trong quá trình thay đổi đòn bẩy tài chính Bởi vì FCFF cho thấy dòng thu nhập của doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản (không tính đến cơ cấu nguồn vốn), khi dòng thu nhập tăng lên đáng kể thì giá trị doanh nghiệp cũng tăng lên Chúng em sử dụng phương pháp định giá là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của công ty (FCFF) để tính giá trị của doanh nghiệp. Để định giá LHC bằng phương pháp FCFF, cần thực hiện các bước tính được trình bày như sau:
21 a) Dự báo dòng tiền thuần (FCFF) của doanh nghiệp
FCFF = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Tiền lãi vay đã trả - Chi phí lãi vay x Thuế suất thuế TNDN
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 248,448,169,318 99,849,885,183 209,120,175,161 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -162,139,267,698 -128,420,150,444 -180,348,008,085
Tiền lãi vay đã trả 121,999,961 884,200,968 3,937,680,788
BẢNG 1: BẢNG XÁC ĐỊNH FCFF b) Xác định chi phí vốn bình quân WACC
Chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) thể hiện chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỉ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng
WACC rất hữu ích cho các nhà phân tích, nhà đầu tư và ban quản lý công ty Trong tài chính doanh nghiệp, việc xác định chi phí vốn của công ty là rất quan trọng WACC có thể được sử dụng để tìm hiểu về tỷ lệ chiết khấu mà một công ty có thể dùng để ước tính giá trị hiện tại ròng của nó.
Ke: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (chi phí vốn chủ sở hữu)
Kd: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay (Chi phí nợ vay)
E: Giá trị vốn cổ phần
V: Giá trị của công ty, với V= E + D c) Xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Ke) Đây chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn từ các chủ doanh nghiệp, thay vì góp vốn đầu tư vào công ty, họ có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác có cùng mức độ rủi ro hay suất sinh lợi để tìm kiếm lợi nhuận, có thể nói Ke là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng mà chủ sở hữu mong muốn có được khi đầu tư vào công ty Trong phạm vi thực thực hiện, tác giả chi xem xét việc xác định Ke theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).
Theo mô hình CAPM thì mối liên hệ giữa lợi nhuận và rủi ro hệ thống được thể hiện qua công thức sau:
Ke=Ri = Rf + β * [Rm – Rf]
Ri: tỷ suất sinh lời kỳ vọng
Rf: tỷ suất phi rủi ro β: đại được đo lường mức độ rủi ro hệ thống
Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (Rf)
Định giá theo phương pháp P/E
P/E (Price to Earning Ratio) là chỉ số giá trên thu nhập Cụ thể P/E là chỉ số giữa giá một cổ phiếu (Price) so với thu nhập trên một cổ phiếu đó (được gọi là Earning, hay chính là EPS – Earning per share).
P (Price): giá thực tế của cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
E (Earning per share): lợi nhuận/ thu nhập nhà đầu tư nhận được trên mỗi cổ phiếu.
Như vậy, P/E là chỉ số so sánh giữa giá giao dịch của cổ phiếu trên thị trường (tức là số tiền nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu một cổ phiếu) So với số tiền lãi thực tế thu được từ cổ phiếu đó P/E là một chỉ số được sử dụng để định giá giá trị thực của cổ phiếu Đồng thời P/E giúp nhà đầu tư xác định tỷ lệ hòa vốn.
Đây là một phương pháp đơn giản, dễ dàng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tự thực hiện.
Thông tin và số liệu đầy đủ, đa dạng, dễ tiếp cận: Các thông tin về giá cổ phiếu (P) đều được niêm yết trên thị trường; thông tin về thu nhập trên mỗi cổ (EPS) cũng có thể được tìm thấy dễ dàng trong báo cáo tài chính của công ty hoặc trên các chuyên trang tài chính
P/E không phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó cần kết hợp phân tích P/E với các chỉ số tài chính khác của doanh nghiệp.
Trong trường hợp xảy ra việc đầu cơ cổ phiếu dẫn tới giá thị trường (P) của cổ phiếu tăng hoặc trường hợp khủng hoảng kinh tế khiến giá cổ phiếu (P) giảm thì dẫn tới việc tính toán P/E sẽ đưa ra các kết quả sai lệch, khiến nhà đầu tư đưa ra các quyết định sai lầm;
Doanh nghiệp có thể có những gian lận trong báo cáo tài chính, đẩy EPS tăng cao, khiến nhà đầu tư kỳ vọng mức thu nhập cao trên mỗi cổ tức và sẵn sàng trả mức giá (P) cao hơn giá trị thực của cổ phiếu => P/E tăng cao nhưng không phản đúng bản chất.
5.2.3 Nội dung phương pháp Để tính chỉ số P/E năm 2023 của CTCP Đầu tư và Xây dựng thủy lợi Lâm Đồng (Mã: LHC)
Bước 1: Tìm chỉ tiêu EPS (hay Lãi cơ bản trên cổ phiếu) trên Báo cáo kết quả kinh doanh của LHC.
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành EPS (Lãi cơ bản trên cổ phiếu) = 5.671
Bước 2: Về mức giá thị trường (Price), xem Lịch sử giá giao dịch của cổ phiếu LHC.
28 Ở đây, ta sẽ lấy mức giá đóng cửa tại phiên cuối cùng của năm 2023 (tức tại ngày 31/12/2023) Giá cổ phiếu (chưa điều chỉnh cổ tức sau này) của LHC khi đó là 47,600 đồng/cổ phiếu.
P/E = Giá mỗi cổ phiếu / EP = 47.600 / 5.671 = 8,4.
P/E của các năm trong quá khứ
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Xác định P/E theo 1 số công ty có tính chất tương tự
Theo xem xét ngành nghề hoạt động, quy mô, cơ cấu tổ chức, ta thấy là 3 công ty CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI); CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TCD); CTCP SCI (S99) có tính chất tương tự với công ty LHC.
MCK P/E Vốn hóa (trđ) Tỉ trọng vốn hóa
Ta tính P/E dựa vào trung bình của P/E của 3 công ty này:
Từ nguồn dữ liệu cho thấy: Lợi nhuận trước thuế dự kiến của Công ty là 103,5 tỷ đồng.
Vậy nếu với mức thuế là T = 20% thì Lợi nhuận sau thuế dự kiến của LHC năm 2024: 103,5*(1-20%) = 82,8 tỷ đồng Áp dụng công thứ V2023 = E2024*P/E
PP Trọng số Giá trị theo trọng số
Giá trị doanh nghiệp trung bình 100% 1,267,013,735,068
Tuy giá trị công ty LHC qua 2 phương pháp có sự chênh lệch không nhỏ nhưng vẫn hợp lý trên thị trường Việt Nam Sau khi kết hợp hai phương pháp định giá FCFF và so sánh P/E (tỉ trọng 70-30), chúng em định giá doanh nghiệp LHC có giá trị là: 1,267,013,735,068
Như vậy, thông qua 2 phương pháp định giá doanh nghiệp, có thể thấy cả 2 phương pháp định giá đều dựa trên yếu tố giả định cho tương lai, vì vậy độ chính xác cũng như độ tin cậy của các phương pháp định giá đều chịu tác động lớn từ độ chính xác của các giả định.
Vì vậy, định giá chỉ là hệ quả mà thôi, còn cốt lõi vẫn là sự am hiểu về doanh nghiệp, về ngành của nhà đầu tư Từ đó đưa ra những giả định sao cho phù hợp và có độ tin cậy cao.
Định giá theo phương pháp giá trị tài sản thuần
Cơ sở lý luận: là phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị tài sản thực tế mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi khoản nợ phải trả.
5.3.2 Ưu, nhược điểm của phương pháp
Chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành giá trị doanh nghiệp.
Chỉ ra những khoản thu nhập tối thiểu mà người sở hữu sẽ nhận được.
Phù hợp với doanh nghệp nhỏ, giá trị các yếu tố vô hình khong đáng kể, thiếu căn cứ xác định các khoản thu nhập.
Đánh giá doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh.
Bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất.
Trong nhiều trường hợp, kỹ thuật đánh giá quá phức tạp.
Không cung cấp và xây dựng được những cơ sở thông tin cần thiết các bên có liên quan đánh giá về triển vọng sinh lời của doanh nghiệp.
5.3.3 Điều kiện áp dụng : phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ.
Bước 1: Đánh giá giá trị thị trường của tài sản (Vt)
Bước 2: Đánh giá giá trị thị trường của các khoản nợ (Vn)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2021 - 2023 Đơn vị: 1VNĐ
I - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
1- Tiền và các khoản tương đương tiền 191,330,991,296 174,393,942,334 197,316,312,274
2- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3- Các khoản phải thu ngắn hạn 207,439,999,447 222,518,197,247 314,255,883,18 4- Tổng hàng tồn kho 96,339,827,518 153,910,721,313 141,717,841,616 5- Tài sản ngắn hạn khác 8,393,686,058 7,195,645,735 7,535,502,569
II - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1 - Các khoản phải thu dài hạn 1,939,407,747 2,323,367,269 3,085,352,449
3 – Bất động sản đầu tư 1,787,677,500 1,727,587,500
4 - Tài sản dở dang dài hạn 9,369,870,022 18,428,118,376 38,750,707,333
5 - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
6 - Tổng tài sản dài hạn khác 27,229,659,600 26,270,023,935 24,861,770,736
II - Nguồn vốn chủ sở hữu 518,801,313,250 612,642,985,430 689,583,537,450
2 - Nguồn kinh phí và quỹ khác
Từ các số liệu của bảng cân đối kế toán trên, CTCP LHC được định giá như sau:
31 ĐỊNH GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN THUẦN Đơn vị: VNĐ
Số cổ phiếu lưu hành 7,200,000 14,400,000 14,400,000
Giá trị của 1 CP LHC tại năm 2023 sau khi định giá theo phương pháp giá trị tài sản thuần là: 47,887.75 đồng/1CP.
Giá trị theo trọng số
Giá trị cổ phiếu trung bình 100% 65,872đ
Sau khi kết hợp hai phương pháp định giá FCFF và so sánh P/E (tỉ trọng 50-50) Phương pháp P/E, chúng tôi đặt mức P/E mục tiêu của LHC với EPS cho năm 2024 ở mức 5.555VNĐ/cp Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu LHC, mức giá mục tiêu
65,872 VNĐ/cp HAY nên đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng trong dài hạn.
LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã đưa môn học “Định giá doanh nghiệp” vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – PGS.TS ĐẶNG THỊ VIỆT ĐỨC đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học, chúng em đã có thêm cho mình
32 nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy Chúng em xin chân thành cảm ơn!