1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA TRUNG QUỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNG THƯỢNG HẢI

40 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hệ Thống Logistics Của Trung Quốc Và Đặc Điểm Của Cảng Thượng Hải
Tác giả Lớp Học Phần, Nhóm 5
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Logistics Quốc Tế
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 576,18 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (5)
    • 1.1. Khái niệm hệ thống logistics (5)
      • 1.1.1. Khái niệm hệ thống logistics (5)
      • 1.1.2. Khái niệm hệ thống logistics quốc gia (5)
    • 1.2. Vai trò hệ thống logistics (6)
    • 1.3. Các thành phần cơ bản của hệ thống logistics (7)
      • 1.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng (7)
      • 1.3.2. Khung thể chế pháp lý (8)
      • 1.3.3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (8)
      • 1.3.4. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics (10)
  • CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG LOGISTICS TRUNG QUỐC (11)
    • 2.1. Sơ lược về thị trường Trung Quốc (11)
    • 2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng (12)
      • 2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải (13)
      • 2.2.2. Hệ thống kho bãi (15)
      • 2.2.3. Các trung tâm logistics ở Trung Quốc (15)
      • 2.2.4. Hạ tầng thông tin logistics tại Trung Quốc (17)
    • 2.3. Khung thể chế pháp lý (18)
    • 2.4. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại TQ (19)
    • 2.5. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics tại TQ (22)
    • 2.6. Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống logistics tại Trung Quốc (24)
      • 2.6.1. Điểm mạnh của hệ thống logistics tại Trung Quốc (24)
      • 2.6.2. Hạn chế của hệ thống logistics tại Trung Quốc (25)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNG THƯỢNG HẢI TẠI (26)
    • 3.1. Giới thiệu về cảng Thượng Hải (26)
      • 3.1.1. Giới thiệu chung (26)
      • 3.1.2. Đặc điểm vị trí và điều kiện tự nhiên (27)
    • 3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng của cảng Thượng Hải (29)
    • 3.3. Dịch vụ cảng Thượng Hải cung cấp (30)
    • 3.4. Mạng lưới kết nối của cảng Thượng Hải (31)
  • Chương IV: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (35)
    • 4.1. Bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển hệ thống cảng biển (35)
    • 4.2. Bài học kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại cảng biển (36)
  • KẾT LUẬN................................................................................................................35 (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................36 (39)

Nội dung

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA TRUNG QUỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNG THƯỢNG HẢI. Việc phát triển hệ thống logistics là một trong những vấn đề quan trọng hiện nay, được Chính phủ đặt ra như một điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển và tăng cường nền kinh tế. Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Do đó, việc quản lý lưu thông hàng hóa trong nội địa và cả thương mại quốc tế trở thành một yếu tố quyết định. Dựa trên tác động của thời gian vận chuyển hàng hóa, chi phí và an toàn hàng hóa, việc phát triển hệ thống logistics mang lại nhiều lợi ích đáng kể nếu chúng ta quan tâm và xây dựng một hệ thống logistics bền vững như giúp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đã được thấy ở các quốc gia phát triển như Hà Lan, Singapore, Mỹ và Trung Quốc, có hạ tầng logistics hàng đầu thế giới. Đặc biệt, với một quốc gia có nhiều lợi thế về địa lý như Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại và trở thành trung tâm dòng thương mại. Nếu ta xây dựng một hệ thống logistics phát triển, cạnh tranh, Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành điểm đến của nhiều hãng tàu và công ty vận tải quốc tế. Với sự cần thiết này, nghiên cứu về logistics tại Việt Nam hiện nay luôn là một chủ đề được quan tâm bởi nhiều chuyên gia và nhà khoa học. Đặc biệt, việc học hỏi và áp dụng kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, những quốc gia có hệ thống logistics phát triển và có điều kiện tương đồng với Việt Nam, là cách duy nhất để Việt Nam tiến xa trong việc phát triển ngành logistics. Một trong những quốc gia có hệ thống logistics phát triển vượt trội đó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lý thuyết về hệ thống logistics cùng với những đặc điểm nổi bật liên quan đến một cảng biển nằm trong top 10 cảng container lớn nhất thế giới của Trung Quốc và đề xuất những bài học phù hợp với điều kiện phát triển hệ thống logistics tại Việt Nam. Việc nghiên cứu hệ thống logistics của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành logistics, xác định các điểm mạnh, điểm yếu và từ đó, đề xuất các giải pháp để phát triển hệ thống logistics Việt Nam hiệu quả. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm hệ thống logistics 1.1.1. Khái niệm hệ thống logistics Logistics không phải là một lĩnh vực mới mẻ, nó đã xuất hiện từ xa xưa và gắn liền với sự vận động phát triển của xã hội loài người. Trên thực tế, thuật ngữ logistics có rất nhiều định nghĩa và những định nghĩa, nhận định này về logistics thay đổi theo thời gian. Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu logistics với cách tiếp cận là “quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. (PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2018). Theo GS.TS Đặng Đình Đào & cộng sự (2011) trong nghiên cứu: “Xây dựng và phát triển hệ thống logistics ở nước ta theo hướng bền vững” đã định nghĩa hệ thống logistics là một tập hợp bao gồm các cấu tử tham gia thực hiện quá trình logistics một cách tổng thể, gồm tất cả các mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành tố, thành viên của quá trình logistics. Quá trình logistics bao gồm từ đầu vào cho đến đầu ra. Hệ thống logistics (quá trình logistics) là sự kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả. 1.1.2. Khái niệm hệ thống logistics quốc gia Hệ thống logistics quốc gia là một tổng thể bao gồm tất cả các hoạt động liên hệ với nhau nhằm chuyển đưa nguyên vật liệu và hàng hóa từ tổ chức đầu nguồn qua tất cả các khâu trung gian đến người sử dụng cuối cùng trong nền kinh tế. Theo một nghiên cứu Banomyong (2008), một hệ thống logistics quốc gia được cấu thành từ các thành phần cơ bản: cơ sở hạ tầng, khuôn khổ thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm hệ thống logistics

1.1.1 Khái niệm hệ thống logistics

Logistics không phải là một lĩnh vực mới mẻ, nó đã xuất hiện từ xa xưa và gắn liền với sự vận động phát triển của xã hội loài người Trên thực tế, thuật ngữ logistics có rất nhiều định nghĩa và những định nghĩa, nhận định này về logistics thay đổi theo thời gian Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu logistics với cách tiếp cận là “quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” (PGS.TS An Thị Thanh Nhàn & cộng sự, 2018).

Theo GS.TS Đặng Đình Đào & cộng sự (2011) trong nghiên cứu: “Xây dựng và phát triển hệ thống logistics ở nước ta theo hướng bền vững” đã định nghĩa hệ thống logistics là một tập hợp bao gồm các cấu tử tham gia thực hiện quá trình logistics một cách tổng thể, gồm tất cả các mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành tố, thành viên của quá trình logistics Quá trình logistics bao gồm từ đầu vào cho đến đầu ra Hệ thống logistics (quá trình logistics) là sự kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả.

1.1.2 Khái niệm hệ thống logistics quốc gia

Hệ thống logistics quốc gia là một tổng thể bao gồm tất cả các hoạt động liên hệ với nhau nhằm chuyển đưa nguyên vật liệu và hàng hóa từ tổ chức đầu nguồn qua tất cả các khâu trung gian đến người sử dụng cuối cùng trong nền kinh tế

Theo một nghiên cứu Banomyong (2008), một hệ thống logistics quốc gia được cấu thành từ các thành phần cơ bản: cơ sở hạ tầng, khuôn khổ thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics

Hình 1.1: Hệ thống logistics quốc gia

Vai trò hệ thống logistics

Hệ thống logistics quốc gia có vai trò cung cấp dịch vụ logistics thương mại cho các ngành kinh tế quốc dân Trong đó, logistics thương mại tập trung vào mục tiêu tối ưu hóa các dòng hàng hóa trong các chuỗi cung ứng nội địa và quốc tế.

Một hệ thống logistics hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của một quốc gia Cụ thể, đây được coi là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu thông qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường Hơn nữa, dịch vụ logistics giúp giảm thiểu chi phí kinh doanh, tiết kiệm và giảm chi phí, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Minh chứng cho điều này, Grant & các cộng sự (2006) chỉ ra rằng logistics chiếm chi phí chính của các doanh nghiệp, tác động đáng kể đến các hoạt động kinh tế Ngoài ra, Goh và Ang (2000) khẳng định rằng các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc phân phối hàng hóa thành phẩm hoặc trong việc thiết lập một chiến lược logistics hiệu quả nếu quốc gia mà họ hoạt động kinh doanh thiếu các mạng lưới kho bãi, vận tải, viễn thông và các mạng lưới đáng tin cậy khác, cơ sở hạ tầng liên quan Với cơ sở hạ tầng logistics hiệu quả, một quốc gia có thể xác định mức độ cạnh tranh của mình và thu hút một số lượng lớn hơn các nguồn vốn FDI…

Các thành phần cơ bản của hệ thống logistics

1.3.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng được hiểu là hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không kết nối tới những điểm trung chuyển hàng hóa qua biên giới Cụ thể, ví dụ như hệ thống đường bộ từ những khu công nghiệp kết nối ra đến những cảng biển để hàng hóa có thể trung chuyển lên các tàu viễn dương Bên cạnh hạ tầng phục vụ cho giao thông, hạ tầng cho xuất khẩu còn bao gồm những điểm trung chuyển, tập kết và lưu trữ hàng hóa trong quá trình chờ đợi chuyển đổi phương thức vận chuyển hoặc chờ đợi thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước để xuất khẩu hàng hóa Những hạ tầng này bao gồm hệ thống kho (kho CFS, kho ngoại quan,…), hệ thống bãi container, hệ thống cảng (cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa), hệ thống nhà ga, sân bay Hạ tầng về trang thiết bị tại mỗi cơ sở nêu trên cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, thường có tác động lớn đến các yếu tố nhưng thời gian xử lý, xếp dỡ hàng hóa, mức độ thiệt hại tổn thất hàng hóa,

… Hệ thống hạ tầng về công nghệ thông tin bao gồm công nghệ, phần mềm phục vụ cho các thủ tục xuất khẩu, ví dụ như hệ thống khai báo hải quan điện tử.

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò xuyên suốt trong toàn bộ một chuỗi cung ứng, bắt đầu từ nguyên liệu đầu vào đến chặng cuối là phân phối đến đại lý và người tiêu dùng Sự hiện đại hay lạc hậu của cơ sở hạ tầng đều phản ánh được năng lực logistics thông qua hiệu quả của một chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, một cơ sở hạ tầng đảm bảo chất lượng có thể tối ưu hóa được chi phí,, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa và mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp Như vậy, việc quốc gia đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng có mối quan hệ tích cực với việc tăng trưởng kinh tế.

1.3.2 Khung thể chế pháp lý

Theo Banomyong & cộng sự (2015), khuôn khổ thể chế pháp lý là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống logistics quốc gia, nó bao gồm các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu, quy định về tài chính, đăng ký và cấp phép cho các nhà cung cấp dịch vụ cũng như thủ tục của khách hàng Khung thể chế pháp lý giúp điều hành, điều tiết sự vận hành của lĩnh vực logistics trong nền kinh tế, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phát triển theo đúng định hướng và mục tiêu của Chính phủ.

Về thành phần, khung thể chế pháp lý bao gồm: Luật chung và Luật chuyên ngành; Nghị định, thông tư, chỉ thị, kế hoạch và Hiệp định, thỏa thuận song và đa phương Việc hoàn thiện khung thể chế pháp lý liên quan đến logistics mang lại lợi ích vô cùng to lớn: Minh bạch hóa hệ thống pháp luật, đảm bảo các cơ quan quản lý áp dụng pháp luật một cách đồng bộ và minh bạch và đảm bảo tính hiệu quả của chứng từ và thủ tục thông quan

Như vậy, khuôn khổ thể chế pháp lý là một yếu tố quan trọng đối với hệ thống logistics quốc gia Sức hấp dẫn về thị trường logistics phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này, do đó, để nâng cao hệ thống logistics quốc gia, các quốc gia cần tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hoạt động logistics nhiều hơn nữa

1.3.3 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics

Doanh nghiệp logistics hay các nhà cung cấp dịch vụ logistics là các tổ chức kinh doanh dịch vụ logistics, có khả năng cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp cho khách hàng, họ trực tiếp quản lý và kiểm soát hoạt động logistics do các khách hàng thuê họ thực hiện Các doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng bởi vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên; cơ sở hạ tầng logistics quốc gia; chính sách và luật logistics và năng lực của doanh nghiệp logistics

Về vị trí, các doanh nghiệp này đứng ở vị trí kết nối các giao dịch về hàng hóa giữa các nhà cung cấp với khách hàng trong các chuỗi cung ứng Với vị trí này, các doanh nghiệp logistics tạo ra thị trường cung ứng dịch vụ logistics để đáp ứng yêu cầu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp này như giúp tập trung vào việc phát triển các năng lực cốt lõi, tăng tính

5PL (Cung ứng dịch vụ bên thứ 5): Doanh nghiệp dịch vụ logistics quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, gồm cả các 3PL và 4PL trên nền tảng thương mại điện tử

4PL (Cung ứng dịch vụ logistics bên thứ 4/ Logistic chuỗi phân phối hay nhà cung cấp logistics chủ đạo - LPL): Doanh nghiệp logistics tập hợp các nguồn lực của mình với các doanh nghiệp khác để cung ứng các giải pháp chuỗi logistics

3PL (Cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba/ logistics theo hợp đồng): Doanh nghiệp logistics đại diện chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics khác nhau

2PL (Cung ứng dịch vụ logistics bên thứ 2): Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đơn lẻ như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán, theo yêu cầu chủ hàng

1PL (Logistics tự cấp): Doanh nghiệp sở hữu hàng hóa tự tổ chức các nguồn lực và thực hiện các hoạt động logistics chuyên môn hóa trong kinh doanh, giảm chi phí đầu tư vào logistics và tài sản logistics, giảm thiểu rủi ro,

Xét về loại hình dịch vụ cung ứng, các doanh nghiệp logistics bao gồm: công ty cung cấp dịch vụ vận tải, công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa, công ty cung cấp các dịch vụ logistics chuyên ngành,

Xét về mức độ cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics bao gồm: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL.

1.3.4 Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics

Logistics vốn là một chức năng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thương mại Tuy nhiên, do xu hướng chuyên môn hóa và thuê ngoài gia tăng nên thay vì tự thực hiện, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại đã gia tăng việc thuê/sử dụng dịch vụ logistics từ các đối tác chuyên trách bởi việc chia sẻ và hợp tác logistics có thể thu được nhiều lợi ích trước mắt cũng như lợi thế cạnh tranh trong dài hạn Những doanh nghiệp như vậy thường được gọi là "Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics".

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG LOGISTICS TRUNG QUỐC

Sơ lược về thị trường Trung Quốc

Về kinh tế , Trung Quốc đã và đang chuyển từ mô hình kinh tế phát triển tốc độ cao sang phát triển chất lượng cao, tăng cường sức mạnh tổng hợp toàn diện, nhất là về kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ Sức mạnh kinh tế ngày càng mạnh hơn với một thị trường lớn, sức tiêu thụ đứng đầu thế giới hơn 1,4 tỷ dân:

Ngày 17/1, Cục Thống kê Quốc gia công bố “thẻ báo cáo” kinh tế Trung Quốc năm 2023: tính toán sơ bộ cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 sẽ tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái; khảo sát đô thị trung bình toàn quốc tỷ lệ thất nghiệp là 5,2%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân cả nước thực tế tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước; tổng xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng tăng 0,2% so với cùng kỳ, dự trữ ngoại hối cuối năm vượt 3,2 nghìn tỷ USD Các mục tiêu chính dự kiến đều đạt thành công.

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý của Trung Quốc so với quý trước (màu vàng) và so với cùng kỳ năm trước (màu xanh) - Nguồn: Reuters.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bức tranh kinh tế Trung Quốc năm 2023, tiêu dùng trong nước trở thành động lực chính của tăng trưởng, với đóng góp 83,2%, tương đương 4,4% tổng mức tăng trưởng.

Trung Quốc là nước có hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh nhất thế giới với 220 ngành nghề có sản lượng đứng đầu thế giới ; 11 năm liền dẫn đầu thế giới về giá trị gia tăng ngành chế tạo, chiếm gần 30% tỷ trọng toàn cầu; hơn 40% sản phẩm chế tạo của Trung Quốc có sản lượng lớn nhất thế giới.

Trung Quốc là nền kinh tế số lớn thứ 2 (quy mô 5800 tỷ USD) và có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (9,6% trước Covid-19, nay có thể chỉ 3.3% năm 2022 nhưng cũng rất ấn tượng rồi) Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh, đã xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng hiện đại lớn nhất thế giới: dẫn đầu thế giới về đường bộ, đường sắt cao tốc, hiện có 37.900 km đường sắt cao tốc, chiếm 70% thế giới và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035.

Về chính trị, Trung Quốc xác lập “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, xác định lộ trình phục hưng dân tộc, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc thế giới vào giữa thế kỷ 21.Hệ thống tư tưởng Tập Cận Bình với mục tiêu bao trùm là thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc” - “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại

”, đưa Trung Quốc từ “đứng lên” trong thời đại Mao Trạch Đông sang “giàu lên” trong thời đại Đặng Tiểu Bình đến “mạnh lên” trong thời đại Tập Cận Bình, gồm 03 mục tiêu gắn liền với 03 mốc thời gian cụ thể Đó là: (1) xây dựng xã hội khá giả toàn diện vào năm 2021 (mục tiêu này, năm 2021 Trung Quốc đã tuyên bố hoàn thành nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc), (2) cơ bản hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035 và (3) xây dựng Trung Quốc thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại vào năm 2049, tức 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa.

Trung Quốc tăng cường củng cố lý luận về thể chế giám sát của Đảng và Nhà nước; xác lập và bảo vệ “sự lãnh đạo thống nhất tập trung của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, địa vị hạt nhân của Tổng Bí thư Tập Cận Bình” (Trung Quốc gọi tắt là hai xác lập).

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng Logistics Trung Quốc hiện nay được đánh giá vào hàng phát triển trên thế giới Những công trình ghi dấu ấn chỉ Trung Quốc mới có đã tạo nên hình ảnh cường quốc phát triển Cơ sở hạ tầng logistics thường xuyên được cải thiện và đưa vào kế hoạch phát triển 5 năm (2015-2020) Trong đó, phát triển cơ sở là tầng logistics là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này.

Bảng 1 Thực trạng cơ sở hạ tầng logistics Trung Quốc

Chỉ tiêu Trung Quốc Việt Nam

Sân bay trực thăng (sân bay) Đường ống

Các sản phẩm hóa dầu (km) Đường sắt (km) Đường bộ (km) Đường sông (km)

Nguồn: CIA – The World Fact Book 2.2.1 Hệ thống giao thông vận tải a Đường bộ

Tờ Wall Street Journal cho biết Trung Quốc hiện có ít nhất 1 triệu cây cầu, bao gồm cả những cây cầu thuộc hàng kỷ lục thế giới Trong số 100 tòa nhà cao nhất toàn cầu thì có 49 công trình nằm ở Trung Quốc Số liệu của Statista thì cho thấy tính đến năm 2021, Trung Quốc đã có 5,28 triệu km đường quốc lộ, bao gồm 169.100 km đường cao tốc Trong suốt 13 năm tính từ năm 2009, số đường cao tốc tại Trung Quốc đã tăng 1,6 lần Theo đánh giá của Statista, một trong những nguyên nhân chính khiến Trung Quốc đầu tư lớn cho cầu đường là để phát triển logistic Ngay cả các địa phương cũng hiểu được tầm quan trọng của chiến lược này Toàn bộ các thành phố lớn, thành phố vệ tinh của Trung Quốc đã được kết nối bằng hệ thống đường cao tốc hiện đại Trong đó, những dự án trọng điểm như đường cao tốc kết nối các thành phố lớn Bắc Kinh, Hồng Kông và Macau Đất nước này cũng tự hào có mạng lưới đường cao tốc lớn nhất thế giới với tổng chiều dài 177.000 km. b Đường sắt

Trung Quốc tập trung rất lớn cho xây dựng hệ thống đường sắt, hiện có khoảng gần 20.000 km đường sắt và ngân sách đầu tư cho phát triển đường sắt rất lớn, lên đến

200 tỷ USD cho xây dựng và phát triển hệ thống loại hình vận chuyển này Tính đến năm 2020, khoảng 75% số thành phố trên 500.000 dân của Trung Quốc đã kết nối với hệ thống đường sắt cao tốc Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-

2025, Trung Quốc xác định mục tiêu đến năm 2025, cả nước có tổng cộng 165.000km đường sắt, trong đó có 50.000km đường sắt cao tốc; xây dựng và đưa vào sử dụng thêm 300.000km đường bộ; góp phần hình thành hệ thống giao thông vận tải tổng hợp, hiện đại. c Đường biển

Trung Quốc là một trong những quốc gia có số lượng cảng biển nhiều nhất thế giới với khoảng 34 cảng biển chính và hơn 2000 cảng biển nhỏ Một số cảng biển lớn tại Trung Quốc có thể kể đến như: cảng Thượng Hải, cảng Trạm Giang, cảng Đại Liên, cảng Quảng Châu,

Bến container lớn nhất thế giới đặt tại cảng nước sâu Dương Sơn nằm ở vịnh Hàng Châu, chính thức hoạt động từ tháng 12/2017 Với diện tích 2,23 triệu m2 và đường bờ biển dài 2.350 m, cảng có thể xử lý 4 triệu TEU (TEU là đơn vị chỉ sức chứa của container tiêu chuẩn cỡ 6 m) Tuy đông đúc, cảng hầu như không sử dụng công nhân nào nhờ hệ thống quản lý và điều khiển hoàn toàn tự động do Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải (SIPG) phát triển, giúp vận hành toàn bộ quá trình bằng trí tuệ nhân tạo, bao gồm bốc dỡ container, vận chuyển theo phương ngang, sắp xếp sân bãi. d Đường hàng không

Trung Quốc sở hữu mạng lưới sân bay rộng lớn, bao gồm cả sân bay quốc tế và nội địa Tính đến cuối năm 2022, Trung Quốc có 254 sân bay vận tải dân dụng Các sân bay như sân bay Quốc tế Bắc Kinh, sân bay Quốc tế Thượng Hải Pudong và sân bay Quốc tế Hong Kong đang đứng đầu thế giới về khối lượng hàng hóa và hành khách xử lý Sân bay Ezhou Huahu tại tỉnh Hồ Bắc là một trong những sân bay vận tải hàng không chuyên dụng đầu tiên ở châu Á và là sân bay thứ tư trên toàn cầu Dự kiến sắp tới sân bay này sẽ mở hơn 50 tuyến giao vận nội địa và hơn 10 tuyến quốc tế vào năm 2025 với sản lượng hàng hóa lên đến 2,45 triệu tấn Trung tâm trung chuyển hàng hóa của SF Express tại sân bay Ezhou Huahu sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 6/2023 Doanh nghiệp vận hành còn có kế hoạch mở các đường bay đến thành phố Frankfurt (Đức), Liege (Bỉ), Doha (Qatar) và Osaka (Nhật Bản).

Không chỉ có sân bay, hạ tầng đường cất hạ cánh và đường lăn cũng được đầu tư, xây dựng hiện đại, giúp gia tăng khả năng phục vụ và an toàn cho các chuyến bay Nhà ga hành khách và kho hàng hóa cũng được xây dựng tiên tiến đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách một cách hiệu quả

Trung Quốc sử dụng AI để tối ưu hóa việc sắp xếp kho bãi, quản lý hàng tồn kho và lập kế hoạch vận chuyển Từ đó nâng cao hiệu quả và khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng, giúp đưa ra quyết định nhanh chóng hơn Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị IoT để theo dõi hàng hóa trong thời gian thực cũng trở nên phổ biến, qua đó tăng khả năng kiểm soát cho doanh nghiệp, giúp giảm thiểu thất thoát hàng hóa.

Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập một số cơ sở, kho bãi logistics lạnh nhằm mục đích phát triển, cải thiện toàn bộ quy trình và đẩy nhanh quá trình phát triển chuỗi cung ứng lạnh từ nay đến năm 2025 Hệ thống này sẽ bao gồm các trung tâm phân phối, kho lạnh, và các cơ sở bảo quản khác Sự phát triển về chất lượng dịch vụ logistics cho các hoạt động thương mại nội địa và quốc tế sẽ góp phần hoàn thiện mô hình phát triển mới về "lưu thông kép" Mô hình này cho phép thị trường trong nước và quốc tế củng cố, tương trợ lẫn nhau Trong đó, thị trường nội địa Trung Quốc được xem là cốt lõi phát triển Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tập trung vào các khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm, các thành phố lớn và các khu vực tiêu thụ quan trọng Điều này giúp giảm thiểu hao hụt thực phẩm,mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp cũng như cải thiện hiệu quả vận chuyển và phân phối Đây là một bước đi quan trọng của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa chuỗi cung ứng lạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp thực phẩm.

2.2.3 Các trung tâm logistics ở Trung Quốc:

Trung Quốc có mạng lưới trung tâm logistics rộng khắp, phục vụ cho nhu cầu thương mại nội địa và quốc tế ngày càng tăng của đất nước Các trung tâm này được phân bố ở các khu vực khác nhau của Trung Quốc Một số trung tâm logistics có thể kể đến như:

- Khu hậu cần sân bay Pudong Thượng Hải: Tọa lạc tại Khu vực mới Pudong,

Thượng Hải, đây là một trong những khu hậu cần hàng hóa hàng không toàn diện lớn nhất và quốc tế nhất ở châu Á, được kết nối trực tiếp với các trung tâm hàng không lớn ở phía bắc và phía nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Đông Bắc, Châu Âu và Châu Mỹ Đây là trung tâm vận tải hàng không của Châu Á.

- Khu vực cảng khu thương mại tự do Đại Liên: Tọa lạc tại quận Cẩm Châu, thành phố Đại Liên, đây là khu ngoại quan sớm nhất ở Trung Quốc và là một trong những trung tâm hậu cần cảng lớn nhất ở tỉnh Liêu Ninh và thậm chí cả khu vực Đông Bắc.

- Khu thương mại tự do Thâm Quyến Qianhai: Tọa lạc tại thành phố Thâm

Quyến, tỉnh Quảng Đông, đây là khu thương mại tự do đầu tiên của Trung Quốc và khu thí điểm cải cách toàn diện quốc gia, là cửa sổ quan trọng để mở cửa với thế giới bên ngoài và đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực hậu cần, thương mại và các khía cạnh khác.

Khung thể chế pháp lý

Chính chủ Trung Quốc luôn khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống logistics, kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào đầu tư hệ thống logistics quốc gia Đây là chính sách quan trọng để Trung Quốc có thể thu hút nguồn vốn lớn vào đầu tư cho hệ thống logistics quốc gia Các lĩnh vực đầu tư lớn của Trung Quốc đều có sự góp mặt của kinh tế tư nhân Như hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt và hệ thống kho bãi, trung tâm logistics Thị trường logistics của Trung Quốc được quản lý bởi Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc Đặc biệt, hoạt động kho bãi và trung tâm logistics được chính phủ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Bảng 2 Chính sách hệ thống logistics quốc gia Trung Quốc

Các hoạt động logistics Các thành phần doanh nghiệp tham gia Cơ quan quản lý

Khuyến khích Khuyến khích Hạn chế Quản lý chặt Quản lý chặt Khuyến khích Khuyến khích

MOFTEC CAAC MOFTEC MOC MOFTEC MOC MOFTEC CAAC MOFTEC GAC MOFTEC MOC MOFTEC MOC

Nguồn: China’s Logistics industry holds a golden opportunity

Trung Quốc đang có xu hướng rõ rệt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển hệ thống logistics quốc gia Và nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển hệ thống logistics trong xây dựng nền kinh tế hùng mạnh Việc kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng vốn đầu tư vào hệ thống logistics đang là động lực mới trong phát triển hệ thống logistics ở Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện nới lỏng các chính sách bảo hộ của mình cho các hoạt động Logistics Với sự nới lỏng này cho phép các công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài được phép tham gia sâu rộng hơn các dịch vụ logistics.

Cụ thể, luật điều chỉnh hoạt động logistics đối với các lĩnh vực như sau:

Hoạt động giao nhận: Giấy phép hoạt động sẽ được bỏ; Tỷ lệ vốn liên doanh không bị hạn chế; Được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn; Các công ty giao nhận nước ngoài được phép thành lập liên doanh thứ 2.

Hoạt động vận tải đường biển quốc tế: Các hãng tàu được phép cung cấp dịch vụ quản lý logistics.

Dịch vụ vận chuyển đường bộ: Các công ty nước ngoài chỉ được phép khai thác dịch vụ vận chuyển đường bộ thông qua hình thức liên doanh Các đối tác nước ngoài có thể nắm tỷ lệ chi phối trong các liên doanh và sau 3 năm các công ty này có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Dịch vụ phát chuyển nhanh: Trung Quốc cam kết mở cửa các dịch vụ phát chuyển bưu phẩm quốc tế, các dịch vụ liên quan đến phát chuyển hàng hóa Các công ty nước ngoài có thể giữ tỷ lệ vốn chi phối trong liên doanh Công ty nước ngoài được phép thành lập 100% vốn nước ngoài.

Dịch vụ lưu trữ hàng và kho bãi: Các nhà cung cấp nước ngoài được phép khai thác dịch vụ kho bãi dưới hình thức hoạt động liên doanh Các doanh nghiệp này được phép nắm vốn chi phối trong liên doanh.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại TQ

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc kéo theo đó là sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Báo cáo chỉ sốLogistics 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility công bố đầu năm 2022 cho thấy, Trung Quốc là quốc gia có thị trường logistics lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Chỉ số phát triển ngành logistics Trung Quốc đến tháng 01/2024 do Liên đoàn Logistics và Mua hàng Trung Quốc công bố là 52,7% cho thấy hoạt động kinh doanh logistics của Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng đều đặn Ngành logistics của Trung Quốc đang trở thành một ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia này Các doanh nghiệp logistics Trung Quốc cũng đang đóng góp rất lớn cho nền kinh tế quốc gia này với tổng doanh thu ước tính đạt 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Theo số liệu năm 2018, có tới 18.000 doanh nghiệp đang hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tại Trung Quốc và rõ ràng hiện nay con số này còn lớn hơn rất nhiều

Tiêu biểu một số doanh nghiệp nội địa đang thực hiện cung ứng dịch vụ logistics tại đây như công ty vận chuyển China Logistics, COSCO Logistics, China Resources, China Shipping Logistics, China Railway Express, Sinotrans, China Post.

- China Logistics: Là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ sự hợp nhất của

5 công ty trong lĩnh vực logistics Công ty hiện đang hoạt động ở hơn 30 tỉnh gồm thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị cũng như các châu lục trên thế giới, cung cấp một loạt các dịch vụ như vận chuyển, vận tải đa phương thức, kho bãi, dự trữ, thiết kế chuỗi cung ứng.

- COSCO Logistics: Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải nổi tiếng thế giới với đội tàu hùng mạnh Đây là đơn vị vận chuyển hàng rời và khô lớn nhất Trung Quốc và là một trong những nhà khai thác vận tải hàng rời lớn nhất thế giới Hiện COSCO có hãng tàu vận chuyển hàng hóa hóa tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, khai thác 399 tuyến đường biển cả nội địa và quốc tế, neo đậu tại 352 cảng trên khắp thế giới COSCO Logistics có nhiều chi nhánh trong nước như Đại Liên, Thiên Tân, Thanh Đảo, Thượng Hải, Ninh Ba, Hạ Môn, Nam Trung Quốc, Hải Nam và Vũ Hán; nhiều chi nhánh nước ngoài như ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Tây Á, Nam Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Phi.

Trung Quốc là thị trường logistics rất tiềm năng mà doanh nghiệp quốc tế nào kinh doanh cũng không thể bỏ qua Có thể kể đến một số doanh nghiệp quốc tế như doanh nghiệp 3PL DHL/Exel, TNT, UPS, Schenker, Kuehne & Nagel, Panalpina,vàFedEx Trong đó, DHL, UPS và Fedex là những cái tên thuộc vào top 5 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển quốc tế lớn nhất thế giới theo số liệu tính tới năm 2024.

- DHL là một đơn vị thành viên của Deutsche Post DHL Group, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng, môi giới khai báo hải quan và các dự án vận tải có trụ sở toàn cầu ở Bonn, Đức Bên cạnh đó, DHL còn có các trụ sở tại các châu lục Tại châu Á, Trung Quốc là một trong bốn quốc gia mà DHL đặt trụ sở (Singapore , Malaysia , Hồng Kông và Trung Quốc) Đây là một trong những lựa chọn đầu tiên của các công ty muốn tìm kiếm các giải pháp logistics xuyên suốt với dịch vụ có khả năng đáp ứng cao nhất Trong hoạt động giao nhận vận tải quốc tế, DHL hiện đang khai thác vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không

- UPS là đơn vị vận chuyển quốc tế được thành lập vào năm 1907 tại Hoa Kỳ.

Ngoài ra UPS còn có các trụ sở đặt tại các châu lục khác như khu vực châu Á Thái Bình Dương có trụ sở ở Singapore, châu Âu có trụ sở ở Bỉ Đây là một tập đoàn với quy mô lớn chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp toàn cầu, kết nối với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển và được xem là một trong những công ty chuyển phát hàng hóa lớn nhất thế giới Công ty cung cấp các dịch vụ chính bao gồm logistics và phân phối, vận chuyển và vận tải hàng nặng bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt; cước chuyển tiếp đến 195 quốc gia, quản lý thương mại quốc tế và môi giới kê khai hải quan Ngoài ra, UPS còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt như các phần dịch vụ, sửa chữa kỹ thuật và cấu hình, thiết kế dây chuyền cung ứng và lập kế hoạch, quản lý hàng trả về.

- Fedex là một trong những tập đoàn giao nhận kho vận lớn nhất Hoa Kỳ tại Trung Quốc, công ty đã xây dựng được chỗ đứng vững chắc trong ngành vận chuyển hàng hóa Sau hơn 40 năm hoạt động thì FedEx đã vươn lên trở thành đơn vị vận chuyển hàng không hàng đầu thế giới FedEx cũng nằm trong top công ty có quy mô đội tàu lớn khi vận chuyển hàng hóa theo đường biển Suốt từ khi thành lập cho tới nay, FedEx đã khẳng định được chất lượng vận chuyển của mình Chính yếu tố này đã giúp công ty thu về lợi nhuận khủng và hoạt động lâu dài cho đến tận ngày nay

Các doanh nghiệp nước ngoài có hệ thống tàu biển như Maersk Logistics, OOCLLogistics, NYK Logistics, Hanjin Logistics, K-Line Logistics và APL Logistics.

- OOCL Logistics là một trong số ít các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và vận tải container quốc tế cung cấp dịch vụ toàn diện tại Trung Quốc Trụ sở ở Trung Quốc của OOCL đặt tại Thượng Hải và Hồng Kông với tổng cộng 32 công ty chi nhánh và văn phòng Hiện công ty đang khai thác 84 tuyến vận tải theo ngày cố định hàng tuần, ghé qua các cảng Đại Liên, Thiên Tân, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Thượng Hải, Ninh Ba, Phúc Châu, Hạ Môn, Thâm Quyến, Quảng Châu và Hồng Kông OOCL nổi tiếng trong việc tiên phong phát triển kết nối vận tải đa phương thức, mạng lưới được tích hợp cẩn thận với dịch vụ đường biển để cung cấp các kết nối liền mạch xuyên lục địa, các dịch vụ trung chuyển, sà lan, xe tải và tàu.

- NYK Logistics là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hậu cần quốc tế chuyên về vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không, đường bộ, đường biển, chuyên chở, và tàu bè của Nhật Bản Là một trong những công ty hậu cần hàng đầu, thương hiệu NYK đã có mặt tại nhiều đất nước, trong đó có Trung Quốc Sở hữu hạm đội tàu lớn gồm nhiều loại như tàu container, tàu chở hàng rời, tàu chở ô tô, tàu chở dầu, hãng tàu LNG, và tàu du lịch

Trong những năm gần đây, các công ty logistics Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện ở các thị trường nước ngoài khi các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của nước này nở rộ, thâm nhập vào các thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Trung Đông, Trung và Nam Mỹ Việc mở các nhà kho ở nước ngoài là một ví dụ,điều này không chỉ giúp quảng bá các thương hiệu và sản phẩm của Trung Quốc ra quốc tế mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoại thươngTrung Quốc và giới thiệu số lượng lớn sản phẩm tới người tiêu dùng nước ngoài.

Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics tại TQ

Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới với nhiều loại sản phẩm từ đồ gia dụng đến quần áo, thực phẩm, điện tử Số dân khổng lồ làm cho nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng tăng dẫn đến nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu này, từ đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics tăng theo.Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu hình, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử như tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC, Alibaba,

Dưới đây là thống kê về 2 hoạt động dịch vụ logistics tiêu biểu được các doanh nghiệp tại Trung Quốc sử dụng:

Dịch vụ kho bãi: Chỉ số kinh doanh lĩnh vực kho bãi của Trung Quốc tháng

12/2022 do Liên đoàn Logistics và Mua hàng Trung Quốc và Công ty TNHH Phát triển Lưu trữ Trung Quốc cùng khảo sát đạt 48,7%, tăng so với những thời gian trước. Chỉ số này tăng do đơn đặt hàng mới, khối lượng kinh doanh tương đối sôi động, tỷ lệ sử dụng cơ sở kho bãi, giá thuê và lượng hàng của các doanh nghiệp hạ nguồn tăng lên dẫn đến hoạt động kinh doanh kho bãi sôi động hơn giai đoạn trước

Dịch vụ vận chuyển: Ở Trung Quốc có nhiều phương thức vận chuyển được sử dụng như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không Với đặc điểm vận chuyển được nhiều hàng hóa với mức phí rẻ hơn, phương thức vận chuyển đường biển đang được sử dụng nhiều nhất Với nguồn hàng đa dạng với mức giá rẻ, Trung Quốc hiện đang là bạn hàng thân thiết của nhiều quốc gia trên thế giới, khối lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu lớn thì đường biển là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.

Trong các hoạt động logistics được các doanh nghiệp Trung Quốc thuê ngoài thì dịch vụ vận chuyển được thuê ngoài với tỷ lệ cao nhất vì một vài lý do như để tập trung vào mục tiêu kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển chuyên môn hóa, họ tối ưu hóa được lộ trình vận chuyển hàng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp Ông Yang Daqing - phó giám đốc nghiên cứu của Liên đoàn Giao Nhận và Mua hàng Trung Quốc cho biết, vận tải hàng không chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong hệ thống giao thông toàn diện của Trung Quốc.

Hệ thống này không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của người tiêu dùng đối với các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ chuỗi hậu cần lạnh liên quan đến vận chuyển hàng hóa tươi sống và thuốc men.

Hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đang trở nên sôi động hơn,nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại cũng tăng lên.Các phương thức vận chuyển được sử dụng gồm có đường biển, đường bộ và đường hàng không Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ đang diễn ra với tần suất thường xuyên nhất.

Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống logistics tại Trung Quốc

2.6.1 Điểm mạnh của hệ thống logistics tại Trung Quốc

Chỉ trong vòng vài thập kỷ, hệ thống logistics Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc, từ chỗ lạc hậu và thiếu hiệu quả trở thành một hệ thống tiên tiến và năng động.

Sự phát triển này được minh chứng qua một loạt các ưu điểm, từ quy mô khổng lồ, sự đổi mơi công nghệ, tỷ lệ thất thoát thấp, chi phí logistics cạnh tranh và khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Nhờ đó khẳng định vị thế của Trung Quốc như một cường quốc logistics hàng đầu trên thế giới.

Với dân số lớn và nền kinh tế phát triển, Trung Quốc là một trong những thị trường logistics lớn nhất và có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất thế giới Sự phát triển của nền công nghiệp và thị trường tiêu dùng tại Trung Quốc đã tạo ra nhu cầu lớn cho dịch vụ logistics Nhu cầu dịch vụ logistics tại Trung Quốc không chỉ đơn thuần là vận chuyển hàng hóa mà còn bao gồm các dịch vụ khác như kho bãi, lưu trữ, phân phối, xử lý đơn hàng, v.v Khách hàng cũng ngày càng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ logistics như tốc độ giao hàng nhanh chóng, độ chính xác cao, an toàn và bảo mật hàng hóa

Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng vận chuyển, bao gồm các cảng biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế Các cảng biển lớn như cảng Thượng Hải, cảng Quảng Châu, cảng Ninh Ba được nâng cấp, trang bị các cơ sở vạt chất hiện đại để tăng khả năng tiếp nhận container lớn và nâng cao hiệu quả xếp hàng Mạng lưới đường sắt cao tốc và đường cao tốc được xây dựng rộng khắp, kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn Hệ thống sân bay và các đội tàu bay cũng được tăng cường đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng tăng.

Không những vậy, Trung Quốc ngày càng đầu tư vào công nghệ và sự đổi mới để nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống logistics Sự áp dụng của trí tuệ nhân tạo, Big data, Blockchain và IoT trong quản lý và kiểm soát hàng hóa đã giúp cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và tăng tính đáng tin cậy của hệ thống kho bãi

Mặc dù một số yếu tố như tăng trưởng kinh tế và chi phí lao động tăng lên, nhưngTrung Quốc vẫn duy trì mức chi phí logistics tương đối thấp so với các quốc gia phát triển khác Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc tế khi chọn lựa Trung Quốc làm cơ sở sản xuất và điều phối hàng hóa

Các công ty logistics trong nước và quốc tế đã xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, cung cấp đa dạng các dịch vụ vận chuyển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Qua đó cho thấy Trung Quốc có năng lực quản lý và điều phối hàng hóa trên quy mô lớn Hệ thống logistics của Trung Quốc đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện Việc tiếp tục đầu tư vào hạ tầng, ứng dụng công nghệ và nâng cao năng lực của các công ty logistics sẽ giúp Trung Quốc duy trì vị thế là một cường quốc logistics hàng đầu thế giới.

2.6.2 Hạn chế của hệ thống logistics tại Trung Quốc

Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể để phát triển hệ thống logistics, Trung Quốc vẫn gặp phải một số hạn chế và thách thức Một trong những hạn chế phải kể đến là tình trạng tắc nghẽn giao thông Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với sự gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nên ùn tắc giao thông là vấn đề rất phổ biến ở Trung Quốc Những tuyến đường chính đang phải đối mặt với tình trạng kẹt xe, kéo dài thời gian vận chuyển và làm tăng chi phí logistics

Một vấn đề khác là việc phát triển không đồng đều của cơ sở hạ tầng logistics giữa các khu vực Trong khi các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh đã có một mạng lưới vận tải hiện đại, thì những khu vực khác như miền Tây và miền Nam Trung Quốc vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng đang đặt ra những thách thức mới cho hệ thống logistics của Trung Quốc Việc triển khai các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và blockchain đòi hỏi đầu tư và nỗ lực lớn từ phía Chính phủ và các doanh nghiệp logistics Và mặc dù Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics, nhưng chất lượng cơ sở hạ tầng này vẫn chưa đồng đều trên toàn quốc. Một số khu vực vẫn đang gặp khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ logistics hiện đại và chất lượng

Cho dù khung pháp lý logistics của Trung Quốc đã có nhiều cải tiến và điều chỉnh tích cực trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế do thiếu sự thống nhất giữa các tổ chức liên quan Hiện nay, Việc quản lý và điều chỉnh hoạt động logistics ở Trung Quốc vẫn chưa được thống nhất giữa các cơ quan chức năng, dẫn đến sự mất mát tài nguyên và đôi khi gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp Thủ tục hải quan ở Trung Quốc vẫn còn chậm và phức tạp, đặc biệt là trong việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Trung Quốc đang đối mặt với một thách thức lớn đó là Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp Tuy rằng Trung Quốc đã có nhiều doanh nghiệp logistics lớn và chuyên nghiệp, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp của nhân lực trong ngành logistics Việc tìm kiếm và thu hút nhân lực chất lượng cao để phát triển ngành logistics tại Trung Quốc vẫn còn khá khó khăn

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNG THƯỢNG HẢI TẠI

Giới thiệu về cảng Thượng Hải

Cảng Thượng Hải, mã quốc tế CN SGH, tiếng Anh là Shanghai International Port(Group), còn được gọi tắt là SIGP Đây là một cảng biển quan trọng do Tập đoànCảng Quốc tế Thượng Hải điều hành Cảng này cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến cảng biển và logistics cho khách hàng trên toàn thế giới Toàn bộ diện tích của cảng

Thượng Hải lên tới 3.619 km2, chiều dài cảng khoảng hơn 20 km Với 125 cầu cảng trải dài trên 19 bến, lưu lượng hàng hóa xử lý hàng năm luôn ở mức cao Cảng Thượng Hải bắt đầu hoạt động từ năm 1842, sau thời gian dài phát triển hiện đang là

“cảng biển lớn nhất thế giới” Nó đã trở thành một trong những cảng quan trọng nhất trong khu vực Tại cảng Thượng Hải, hàng hóa chủ yếu được vận chuyển là than, quặng kim loại, dầu mỏ và các chất dẫn xuất, thép, máy móc và thiết bị xây dựng.

Năm 1842, Cảng Thượng Hải mở cửa cho thương mại quốc tế khi trở thành cảng hiệp ước theo Hiệp ước Nam Kinh Trong những năm đầu hoạt động, cảng được mô tả là rất thịnh vượng Tuy nhiên, vào Cuối những năm 1940, giao thương tại cảng giảm đáng kể và toàn bộ Thượng Hải bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế Trong khi đó, các cảng ở Hồng Kông và Singapore cùng nhiều cảng biển khác phát triển mạnh.

Trải qua những năm tiếp theo, khối lượng container tại Cảng Thượng Hải duy trì ở mức khá thấp cho đến năm 1991 Trong thời gian này, các quy định và chính sách thương mại quốc tế đã thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại quốc tế. Đến năm 2005, với chủ trương chính sách mới, cơ sở hạ tầng đồ sộ đã được xây dựng lại, cho phép cảng tiếp nhận nhiều tàu hơn và tăng khả năng xử lý hàng hóa Trong những năm gần đây, lưu lượng hàng hóa di chuyển qua cảng Thượng Hải cũng tăng lên đáng đáng kinh ngạc.

Và đến năm 2010, Shanghai International Port (Group) đã chính thức trở thành cảng container lớn nhất thế giới Mặc dù nằm ở vị trí hàng đầu, nhưng cảng này không ngừng tăng trưởng Ngày nay, Cảng Thượng Hải được coi là một trong những trung tâm kinh tế phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.

3.1.2 Đặc điểm vị trí và điều kiện tự nhiên

Nằm ở khu vực ven biển phía Đông của thành phố Thượng Hải, cách trung tâm thành phố khoảng 25 km về phía Đông Bắc và kết nối với nhiều tỉnh của Trung Quốc. Nằm ở ngã ba của các tuyến đường giao thông Tây Đông của sông Dương Tử và các tuyến đường Nam Bắc dọc theo bờ biển Cảng Thượng Hải là một trong những cảng luân chuyển lớn ở khu vực ven biển Trung Quốc, có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu Nhờ khả năng tiếp cận đại dương và vùng biển rộng lớn, cảng này đã trở thành một đầu mối giao thông quan trọng Đây là một trong những cửa ngõ quan trọng nhất của Trung Quốc trong thương mại quốc tế Cảng Thượng Hải thường được mô tả như một thành phố nhỏ, với bạt ngàn các container xếp theo hàng ngang lối dọc trông từ xa giống như các dãy nhà nối tiếp nhau.

Cảng Thượng Hải có điều kiện thuận tiện trong đường thủy và hệ thống các kênh phân phối mượt mà Nhờ đó, cảng có thể mở rộng đến toàn bộ lưu vực sông Dương

Tử cũng như mở rộng đến các quốc gia thông qua đường cao tốc cấp nhà nước, các tuyến đường sắt và các tuyến đường ven biển Thượng Hải cũng gần với các tuyến vận tải biển toàn cầu, có vị trí địa lý tuyệt vời, được hưởng các điều kiện tự nhiên gần như lý tưởng nhằm phục vụ kinh tế nội địa phát triển mạnh mẽ Được hỗ trợ bởi các đô thị của Thượng Hải và các đô thị ở lưu vực sông Dương Tử và kinh tế vùng nội địa rộng lớn; Cảng Thượng Hải có thể thực hiện việc xử lý và chuyển hàng từ tất cả 31 tỉnh khác; khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương ở Trung Quốc bao gồm Đài Loan

3.1.3 Vai trò của cảng Thượng Hải trong nền kinh tế Trung Quốc và thế giới

Cảng Thượng Hải là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một bộ phận thiết yếu của nền kinh tế thế giới; được kết nối với hơn 600 cảng trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Khoảng 99% tổng giá trị thương mại nước ngoài của Thượng Hải đi qua cảng này, cho thấy vai trò quan trọng và sự tăng trưởng đáng kể của cảng trong kết nối kinh tế quốc tế.

Cảng Thượng Hải là một trung tâm vận chuyển hàng hóa quốc tế quan trọng, với hàng tháng hơn 2.000 tàu container khởi hành từ đây và đi đến nhiều địa điểm trên toàn thế giới Cảng này cung cấp dịch vụ cho 281 tuyến đường vận chuyển, bao gồm cả các liên kết toàn cầu quan trọng nhất Điều này tạo ra một sự hấp dẫn lớn đối với các chủ hàng và bên vận chuyển, vì họ có thể tiếp cận một mạng lưới vận chuyển rộng lớn và đa dạng từ cảng Thượng Hải Sự thông dụng của các tuyến đường và mạng lưới kết nối của cảng làm cho việc giao thương hàng hóa và hành khách trở nên thuận tiện và hiệu quả.

Vào tháng 8 năm 2019, Cảng Thượng Hải đã được vinh danh là "cảng kết nối tốt nhất thế giới" bởi UNCTAD (Ủy ban Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển).Danh hiệu này được trao dựa trên khối lượng hàng hóa và sự đổi mới công nghệ của cảng Cảng Thượng Hải vượt qua các đối thủ như cảng Singapore, cảng Busan ở Hàn

Quốc và cảng Ninh Ba cũng của Trung Quốc để đạt được vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng này.

Các hãng tàu lớn đi qua cảng Thượng Hải: ANL, APL, CMA / CGM, COSCO,Ecu-Line, Evergreen, Hapag Lloyd, Hyundai, K-Line, MSC, NYK, ONE, OOCL,WANHA, Yang Ming, ZIM.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của cảng Thượng Hải

Cảng Thượng Hải bao gồm một mạng lưới bến cảng rộng lớn có thể xử lý nhiều loại hàng hóa Có các cơ sở dành riêng cho container; hàng rời ; hàng lỏng rời và hàng tổng hợp Càng có cơ sở hạ tầng tiên tiến; trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến đảm bảo việc xử lý và lưu trữ hàng hiệu quả

Trong số 125 bến ở cảng Thượng Hải có 82 bến có thể đón các tàu có sức chở từ 10.000 DWT trở lên Các bến có thể xử lý hàng rời, hàng RO/RO (cách vận chuyển hàng hóa trên tàu biển bằng hình thức đưa hàng lên và xuống thông qua việc kéo hoặc để hàng hóa tự di chuyển bằng cầu dẫn nghiêng) và các hàng hóa đặc biệt.Các bến này cũng cung cấp đa dạng các dịch vụ khác nhau như dẫn tàu, hệ thống tàu kéo, kiểm đếm hàng hóa, đại lý và dịch vụ công nghệ thông tin cảng Wusongkou, Waigaoqiao và Yangshan là ba khu vực cảng container chính của cảng Thượng Hải Chúng có chiều dài cầu cảng đạt 13 km, 43 chỗ neo tàu và 156 cần trục giàn.

- Khu vực Wusongkou được quản lý bởi công ty bến cảng Container Thượng Hải

(SCT) - một liên doanh giữa Hutchison Port Holdings Limited (HPH) và SIPG. Công ty này trực tiếp vận hành ba bến container Zhanghuang, bến đường Jungong và bến đường Bảo Sơn Cả 3 bến đều được trang bị hệ thống quản lý và làm sạch container; khu lưu trữ và vận chuyển hàng hóa; khu lưu trữ hàng hóa nội địa và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.

- Khu vực Waigaoqiao được điều hành bởi nhiều đơn vị như Công ty cảng container quốc tế Pudong Thượng Hải, Chi nhánh công ty cảng container SIPG Zhendong, Công ty cảng container Đông Thượng Hải và Công ty TNHH cảng container Mingdong Thượng Hải.Công ty Pudong Thượng Hải hoạt động trên diện tích 500.000 mét vuông, được trang bị 147 máy móc thiết bị xử lý container, 36 cần cẩu RTG, 10 cần trục giàn, 73 xe chở container và 11 xe nâng hàng hóa.Công ty Mindong Thượng Hải cũng hỗ trợ xử lý, lưu trữ và vận chuyển các container, đồng thời bảo trì và làm sạch.

- Công ty cảng container quốc tế Shengdong Thượng Hải chịu trách nhiệm vận hành cảng nước sâu Yangshan - cụm cảng container tự động lớn nhất thế giới Các hoạt động của cảng được thực hiện bởi 34 cần trục giàn và 120 cần cẩu RTG và 125 xe điều khiển tự động để tải và dỡ container mà không cần can thiệp của con người Cảng có khả năng xử lý 2,2 triệu TEU hàng hóa container Cảng cũng được hỗ trợ bởi các cảng hàng hóa không container khác trên sông Hoàng Phố để xử lý các loại hàng hóa khác không phải container Những bến cảng này đóng vai trò như những trung tâm phân phối hàng hóa đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực cửa sông Dương Tử

- Chính quyền địa phương cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của cảng Thượng Hải, giúp cải thiện hiệu quả và thu hút nhiều hãng tàu hơn Cảng Thượng Hải cũng đứng đầu trong việc sử dụng công nghệ để cải thiện xử lý hàng hóa và giảm chi phí, thông qua việc sử dụng một hệ thống theo dõi hàng hóa điện tử và tự động hóa nhiều hoạt động của nó Ngoài ra, cảng còn có một ngành dịch vụ hàng hải phát triển mạnh, cung cấp một loạt các dịch vụ cho các hãng tàu và khách hàng của họ.

Dịch vụ cảng Thượng Hải cung cấp

Cảng Container Thượng Hải nằm ở cửa sông Dương Tử có diện tích 3.619 km. Thượng Hải là cửa ngõ của Trung Quốc đối với Biển Đông và các thị trường quốc tế. Văn phòng cảng Thượng Hải là chính quyền cảng, đảm bảo các vấn đề quản lý nhà nước về hàng hải Văn phòng cũng tham gia vào việc kinh doanh, khai thác các bến container thông qua Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bến container Thượng Hải (SCT). Đây là liên doanh giữa chính quyền Thượng Hải và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hutchison Whampoa Theo đó, SCT là một đơn vị khai thác độc lập, được đồng tổ chức giữa một cơ quan nhà nước và một công ty tư nhân SCT khai thác ở 3 bến container là Zhang Hua Bang, Jun Gong Lu và Bao Shan Cảng Thượng Hải được bình bầu là cảng lớn nhất thế giới trong 6 năm liên tiếp Cảng bao gồm 125 bến với tổng chiều dài bến khoảng 20 km Nó phục vụ cho hơn 2.000 tàu container trong một tháng và chiếm 1/4 tổng số giao thương quốc tế của Trung Quốc Sản lượng container từ 21.710.000 TEUs năm 2006 đạt 31.739 triệu TEUs năm 2011, tăng 49,7%; lượng hàng hóa từ 303 triệu tấn năm 2006 lên 480 triệu tấn năm 2011, tăng 58,4% Năm

2012, cảng Thượng Hải đạt mức thông qua 744 triệu tấn hàng hóa, và 32.530 triệu TEUs Năm 2013, cảng Thượng Hải đã đưa hệ thống TOPS 5.0 vào hoạt động Hệ thống TOPS 5.0 tập trung vào năng suất thiết bị đầu cuối, chú trọng đến việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới Với việc tối ưu hóa kỹ thuật của thang máy đôi và bốc/dỡ hàng cùng một lúc, TOPS 5.0 thúc đẩy gia tăng năng suất thiết bị đầu cuối.

Cảng Thượng Hải xử lý chủ yếu các loại hàng hóa như than, quặng kim loại, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, thép, máy móc và thiết bị Đáng chú ý, hơn một phần tư lượng hàng hóa của Trung Quốc được xuất khẩu và nhập khẩu thông qua cảng này Có tới 99% tổng giá trị thương mại nước ngoài của Thượng Hải đi qua cảng này, cho thấy vai trò quan trọng và sự tăng trưởng đáng kể của cảng trong kết nối kinh tế quốc tế

Cảng Thượng Hải là cảng container lớn nhất thế giới, với năng lực xếp dỡ hơn 40 triệu TEU mỗi năm Cảng cung cấp dịch vụ xếp dỡ, lưu kho, vận chuyển nội địa và thông quan cho hàng container Cảng Thượng Hải cũng là một cảng hàng rời lớn, với năng lực xếp dỡ hơn 700 triệu tấn hàng hóa mỗi năm Cảng cung cấp dịch vụ xếp dỡ, lưu kho, vận chuyển nội địa và thông quan cho các loại hàng rời như than, quặng kim loại, ngũ cốc, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Cảng cũng có khả năng xử lý các loại hàng hóa đặc biệt như hàng nguy hiểm, hàng hóa quá khổ và quá tải, và hàng hóa dễ hỏng.

Ngoài ra, Cảng có hệ thống kho bãi rộng lớn với diện tích hơn 10 triệu mét vuông giúp lưu trữ hàng hóa an toàn, dịch vụ thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa và tàu thuyền Cảng còn cung cấp nước ngọt, nhiên liệu và các dịch vụ hỗ trợ khác cho tàu thuyền Hệ thống nhà máy sửa chữa tàu thuyền hiện đại với khả năng sửa chữa các loại tàu thuyền khác nhau giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ của cảng Bên cạnh đó,cảng Thượng Hải còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như: Lắp ráp và đóng gói hàng hóa, Dán nhãn và mã vạch, Kiểm tra chất lượng hàng hóa Nhờ vậy, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ trọn gói tại cảng mà không cần phải tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ khác.

Mạng lưới kết nối của cảng Thượng Hải

Cảng Thượng Hải là một trung tâm vận chuyển quốc tế quan trọng, với hàng tháng hơn 2.000 tàu container khởi hành từ đây và đi đến nhiều địa điểm trên toàn thế giới Cảng này cung cấp dịch vụ cho 281 tuyến đường vận chuyển, bao gồm cả các liên kết toàn cầu quan trọng nhất Điều này tạo ra một sự hấp dẫn lớn đối với các chủ hàng và bên vận chuyển, vì họ có thể tiếp cận một mạng lưới vận chuyển rộng lớn và đa dạng từ cảng Thượng Hải Sự thông dụng của các tuyến đường và mạng lưới kết nối của cảng làm cho việc giao thương hàng hóa và hành khách trở nên thuận tiện và hiệu quả.

Cảng Thượng Hải không chỉ là một cảng đơn lẻ mà là một mạng lưới các cảng được kết nối với nhau Về vị trí, Cảng Thượng Hải nằm gần sông Dương Tử và kết nối với nhiều tỉnh của Trung Quốc Nhờ khả năng tiếp cận đại dương và vùng biển rộng lớn, cảng này đã trở thành một đầu mối giao thông quan trọng Đây là một trong những cửa ngõ quan trọng nhất của Trung Quốc trong thương mại quốc tế CảngThượng Hải thường được mô tả như một thành phố nhỏ, với bạt ngàn các container xếp theo hàng ngang lối dọc trông từ xa giống như các dãy nhà nối tiếp nhau.

Một trong những thành phần quan trọng trong mạng lưới này là Cảng Yanghsan, nằm trên một hòn đảo được nối với đất liền bằng một cây cầu đặc biệt Cây cầu

Donghai, có chiều dài 32,5 km, đã được khai trương vào năm 2005 Đây là một trong những cây cầu dài nhất thế giới và đang tiếp tục được mở rộng Cầu Donghai đi qua phần phía bắc của Vịnh Hàng Châu và kết nối đảo Xiaoyangshan ở tỉnh Chiết Giang với thị trấn Luchaogang ở Pudong New Area của Thượng Hải Cầu này là một liên kết quan trọng giữa Cảng nước sâu Dương Sơn và đất liền.

Cảng Thượng Hải là cảng bận rộn nhất thế giới về sản lượng hàng hóa Cảng nằm ở cửa sông Dương Tử, trên bờ biển phía đông của Trung Quốc Cảng Thượng Hải được kết nối với các cảng khác trên thế giới bằng một mạng lưới rộng lớn các tuyến vận chuyển Các tuyến vận chuyển này bao gồm:

● Dịch vụ vận chuyển đường biển: Cảng Thượng Hải được kết nối với hơn 400 cảng ở hơn 100 quốc gia và khu vực bằng các dịch vụ vận chuyển đường biển. Các tuyến vận chuyển đường biển chính từ Cảng Thượng Hải bao gồm:

● Dịch vụ vận chuyển đường bộ: Cảng Thượng Hải được kết nối với các thành phố nội địa của Trung Quốc bằng một mạng lưới rộng lớn các tuyến đường cao tốc và đường sắt Các tuyến vận chuyển đường bộ chính từ Cảng Thượng Hải bao gồm:

● Dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa: Cảng Thượng Hải được kết nối với sông Dương Tử và các tuyến đường thủy nội địa khác của Trung Quốc bằng dịch vụ vận chuyển đường thủy nội địa Các tuyến vận chuyển đường thủy nội địa chính từ Cảng Thượng Hải bao gồm:

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài học kinh nghiệm trong chính sách phát triển hệ thống cảng biển

Đường biển chiếm 80% khối lượng, 50% giá trị trong vận tải quốc tế Hệ thống cảng biển được xem là một mắt xích quan trọng nhất và không thể thiếu Vì vậy, phát triển hệ thống cảng biển được xem là việc cần làm ngay đối với phát triển hệ thống logistics ở Việt Nam Hiện nay, nước ta có số lượng lớn cảng biển, nhưng đa phần nhỏ lẻ và rất ít cảng biển nước sâu, năng lực bốc xếp có hạn.

Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng container và bến cảng container tăng cao Hầu như các tỉnh, thành ven biển đều đầu tư xây cảng biển Việc đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, không đánh giá đúng lượng hàng thông qua, khiến nhiều cảng biển chỉ hoạt động được 20 - 30% công suất Nhiều doanh nghiệp đầu tư hàng chục triệu USD để xây cảng lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, nhưng bị chính các cảng nhỏ quanh khu vực cạnh tranh bằng cách phá giá để hút hàng về Một số hãng tàu lớn nước ngoài đã ngừng cập cảng Việt Nam với lý do lượng hàng không đáp ứng đủ và chất lượng cảng biển không bảo đảm.

Kinh nghiệm cần tập trung xây dựng thành công các cảng nước sâu, các khu kinh tế biển và thương hiệu biển Việt Nam mang tầm quốc gia và quốc tế, trong đó tập trung một số điểm nổi bật:

Một là, ban hành đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm có thương hiệu mạnh trong kinh tế biển Coi việc xây dựng thương hiệu biển Việt Nam như là một chương trình quốc gia cần hướng tới để thu hút mọi nguồn lực phát triển;

Hai là, chú trọng đến các giải pháp quy hoạch và quản lý tổng hợp, thống nhất đối với việc phát triển các vùng biển, dải ven biển và hải đảo theo một chiến lược tổng thể, đồng bộ và hợp lý;

Ba là, rà soát và quy hoạch hoàn chỉnh, hợp lý các cảng biển quốc gia, bao gồm việc tập trung xây dựng một số cảng biển nước sâu các vùng thuộc Bắc, Trung, Nam;

Bốn là, nghiên cứu lựa chọn xây dựng những khu kinh tế tự do ven biển, nhằm tạo

Bài học kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại cảng biển

Năm là, xây dựng mô hình cảng biển theo hướng bền vững, gắn kết cảng biển với hệ thống đường sắt, trung tâm logistics và mạng lưới đường bộ - ô tô vận chuyển hàng hóa tới các khách hàng.

Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào quá trình quốc tế hóa, hoạt động thương mại quốc tế đang tăng lên không ngừng Đây là thực tế rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành Vận tải biển Việt Nam Tuy vậy, việc phát triển cần thận trọng, tập trung theo hướng hiện đại, tiết kiệm chi phí, an toàn và hạn chế ô nhiễm môi trường nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam Xác định đây là mũi nhọn trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng logistics quốc gia.

4.2 Bài học kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại cảng biển

Trong năm 2022, Hội đồng cố vấn Mạng lưới cảng biển châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã đề ra Chương trình phục hồi chuỗi cung ứng gồm: Tạo nền tảng và cơ chế chia sẻ thông tin về tình hình khó khăn của các cảng cũng như hoạt động Logistics của các thành viên APEC, tình hình tắc nghẽn cảng, dịch bệnh để có kế hoạch ứng phó kịp thời như bố trí cầu bến cho tàu, giao nhận hàng hóa, phòng chống dịch Tăng cường chuyển đổi số ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển cảng thông minh để tăng hiệu quả khai thác cảng, kết nối thông suốt với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa con người với nhau, thông qua các phương thức như điện tử hóa chứng từ, và các hình thức thanh toán trực tuyến

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ra đời của quản lý cảng biển bằng các công nghệ thông minh, việc vận hành cảng biển ngày càng hiện đại, dễ dàng bao gồm:

- Tăng cường kết nối thông tin giữa các cảng trong khối về tình trạng tắc nghẽn cảng, để điều chỉnh phù hợp cho hải trình của tàu, sự hợp tác với các bên liên quan để có các giải pháp duy trì chuỗi cung ứng thông suốt bằng việc quản trị các điểm nghẽn hiệu quả trong khai thác cảng và chuỗi cung ứng; vấn đề giảm khí thải carbon và đẩy mạnh công nghệ số hóa

- Ứng dụng công nghệ cao để xây dựng và phát triển cảng thông minh, tự động hóa trong quản lý và khai cảng, khai thác kho bãi, vận hành các thiết bị thông minh để tăng hiệu quả khai thác cảng.

Các doanh nghiệp cảng cần hướng tới xây dựng hệ sinh thái số (eSNP), là hệ thống điện tử trung gian giúp kết nối các hệ thống của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cảng biển nhằm đơn giản hóa, chuẩn hóa và tăng tốc trao đổi thông tin giữa các bên, tăng hiệu quả tương tác với các cơ quan chính phủ như hải quan, hàng hải và cảng vụ Từ đó, tăng cường kiểm soát, tối ưu quản lý và tự động hóa các quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí trong các hoạt động khai thác cảng và logistics Bên cạnh đó, giúp loại bỏ tập quán giao dịch thủ công truyền thống giữa các bên, điện tử hóa các quy trình, phù hợp với xu thế kinh tế chia sẻ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngày đăng: 10/10/2024, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. OOCL - About OOCL in China. (n.d.). https://www.oocl.com/china/eng/localinformation/aboutooclchina/Pages/default.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://www.oocl.com/china/eng/localinformation/aboutooclchina/Pages/
3. Doan, N. N. (2020). Hệ thống logistics Trung Quốc. Tạp Chí Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-su-phat-trien-he-thong-logistics-trung-quoc-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam-69702.htm Link
4. H. H. (2023). Kinh tế Trung Quốc phục hồi sau một năm mở cửa. Báo Nhân Dân Điện Tử. https://nhandan.vn/kinh-te-trung-quoc-phuc-hoi-sau-mot-nam-mo-cua-post788171.html Link
5. Đinh, C. (2023) Bắt nhịp Logistics Trung Quốc trong thời đại mới - DHD Logistics. (n.d.). DHD Logistics. https://dhdlogistics.com/bat-nhip-logistics-trung-quoc-trong-thoi-dai-moi/ Link
6. Moit. (n.d.). Cập nhật tình hình thị trường kho bãi của Trung Quốc năm 2022 và dự báo. logistics.gov.vn. https://logistics.gov.vn/dich-vu-logistics/kho-bai/cap-nhat-tinh-hinh-thi-truong-kho-bai-cua-trung-quoc-nam-2022-va-du-bao Link
7. Vận tải Đường sắt. (n.d.). DHL. https://www.dhl.com/vn-vi/home/global-forwarding/san-pham-va-giai-phap/van-tai-duong-sat.html Link
8. Baotintuc.vn. (2020) DHL mở dịch vụ chở hàng bằng đường hàng không từ Trung Quốc đi Trung Đông | Baotintuc.vn. (n.d.). https://baotintuc.vn/thong-cao-bao-chi/dhl-mo-dich-vu-cho-hang-bang-duong-hang-khong-tu-trung-quoc-di-trung-dong-chau-phi-20200422135602103.htm Link
10. About us - China Logistics Group. (n.d.). https://www.chinalogisticsgroup.com.cn/en/about/index.shtml Link
11. Cảng Thượng Hải (Shanghai) – Hải cảng lớn nhất thế giới. . . (n.d.). Vận Tải Container - Vinalogs. https://www.container-transportation.com/cang-thuong-hai.html#:~:text=C%E1%BA%A3ng%20n%C3%A0y%20cung%20c%E1%BA Link
15. Cẩn Y. (n.d.). Doanh Nghiệp Trung Quốc Đẩy Mạnh Đầu Tư Vận Chuyển Hàng Không. https://vukhang.vn/doanh-nghiep-trung-quoc-day-manh-dau-tu-van-chuyen-hang-khong Link
16. Wmw_Adm. (2021). CÁC CẢNG BIỂN LỚN TẠI TRUNG QUỐC - FREIGHTMARK VIET NAM. FREIGHTMARK VIET NAM. https://wnw.vn/cac- cang-bien-lon-tai-trung-quoc/ Link
17. A. K. (2021). Công nghệ phía sau bến container lớn nhất thế giới. vnexpress.net. https://vnexpress.net/cong-nghe-phia-sau-ben-container-lon-nhat-the-gioi-4376737.html Link
18. Băng B. (2022). Điều tạo nên sự phi thường của logistic Trung Quốc: 5,28 triệu km quốc lộ, 1 triệu cây cầu, hàng trăm nghìn km cao tốc, đến Mỹ cũng phải nể phục. Copyright (C) by Công Ty Cổ Phần Vccorp. https://cafef.vn/dieu-tao-nen- su-phi-thuong-cua-logistic-trung-quoc-528-trieu-km-quoc-lo-1-trieu-cay-cau-hang-tram-nghin-km-cao-toc-den-my-cung-phai-ne-phuc-20221108143854689.chn Link
1. An Thị Thanh Nhàn & cộng sự (2018), Quản trị logistics kinh doanh, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội Khác
2. Cullinane, K., Teng, Y., & Wang, T. F. (2005). Port competition between Shanghai and Ningbo. Maritime Policy & Management, 32(4), 331-346 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Hệ thống logistics quốc gia - PHÂN TÍCH HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA TRUNG QUỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNG THƯỢNG HẢI
Hình 1.1 Hệ thống logistics quốc gia (Trang 6)
Bảng 1. Thực trạng cơ sở hạ tầng logistics Trung Quốc - PHÂN TÍCH HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA TRUNG QUỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNG THƯỢNG HẢI
Bảng 1. Thực trạng cơ sở hạ tầng logistics Trung Quốc (Trang 13)
Bảng 2. Chính sách hệ thống logistics quốc gia Trung Quốc - PHÂN TÍCH HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA TRUNG QUỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢNG THƯỢNG HẢI
Bảng 2. Chính sách hệ thống logistics quốc gia Trung Quốc (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w